ĐỀ CƯƠNG MÔN KHOA HỌC NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỀ CƯƠNG MÔN KHOA HỌC NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 11 Phân biệt khái niệm lãnh đạo và hoạt động lãnh đạo, từ dó chỉ racác yếu tố cơ bản của hoạt động lãnh đạo? 22 Phân tích đối tượng nghiên cứu và tính chất của khoa học lãnhđạo? 43 Phân tích sơ lược lịch sử phát triên của khoa học lãnh đạo? 64 Có người cho rằng: “Trên người công nhân có bao nhiêu dầu mỡ,thì trên người giám đốc cũng phải có bấy nhiêu dâu mỡ”? Anh/chị hãyphân tích luận điểm trên và chỉ ra sự khác nhau nguời lãnh đạo vànguời quản lý? 85 Có người cho rằng: “Người lãnh đạo là người biết con đường, đitrên con đường và chỉ cho con người biết con đường đó”? Anh/chi hãyphân tích luận điểm trên và chi ra sự khác nhau giữa người lãnh dạovà nguời quản lý? 12Câu 6 Có nguôi cho rằng: “Khoa học lãnh đạo là một bộ phận cấuthành của khoa học quản lý”? Bằng sự hiểu biết của mình anh/chị hãyphân biệt sự khác biệt giũa khoa học lãnh đạo vả khoa học quản lý? 15Câu 7 Ý nghĩa và phương pháp học tập môn Khoa học và nghệ thuậtlãnh đạo? 18Câu 8 Phân tích bản chất và vai trò của nghệ thuật lãnh đạo? 22Câu 9 Phân tích các đặc trưng của nghệ thuật lãnh đạo? 27Câu 10 Phân tích sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo
Câu 11 Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về nghệthuật lãnh đạo? 32Câu 12 Phân tích con đường nâng cao nghệ thuật lãnh đạo? 36Câu 13 Phân tích vai trò thương thuyết trong đòi sống và trong hoạtđộng lảnh đạo? 38 Câu 14 Phần tích một sổ quan điểm cơ bản và biện pháp chính trongthương thuyết? 3915 Phân tích nội dung cơ bản của việc rèn luyện các phâm chất cơbản của nhà lãnh đạo quản lý 44
Trang 2Câu 1 Phân biệt khái niệm lãnh đạo và hoạt động lãnhđạo, từ dó chỉ ra các yếu tố cơ bản của hoạt độnglãnh đạo?
- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng tới con người và tổ chứclà đưa ra những chủ trương, phương hướng nhằm phát triển và thực hiệnmục tiêu tổ chức.
- Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnhđạo và người bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợplại cùng thực hiện một mục tiêu của tổ chức, cũng chính là quá trìnhvận động làm cho các yếu tố của hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau vàtác động lẫn nhau.
yếu tố cơ bản của hoạt động lãnh đạo bao gồm 4 yếu tố
- Chủ thể lãnh đạo: là người lãnh đạo, đó là người tổ chức,
người chỉ huy trong hoạt động lãnh đạo, có tác dụng và chiếm vị trí chiphối chủ đạo trong hoạt động lãnh đạo.
- Khách thể lãnh đạo: là người bị lãnh đạo, là đối tượng lãnh
đạo của chủ thể lãnh đạo, trong một số điều kiện nhất định nó lại có vịtrí chủ thể hoặc vừa là khách thể vừa là chủ thể.
- Đối tượng khách quan: Mục tiêu tổ chức chỉ là nhận thức,
cải tạo thế giới, cái gọi là đối tượng khách quan chính là đối tượng chủthể và khách thể lãnh đạo cùng tác dụng Đối tượng với nghĩa rộngchính là hoàn cảnh khách quan.
- Công cụ hoặc thủ pháp: Là khâu trung gian liên kết giữa chủ thể,
khách thể của lãnh đạo như cơ cấu tổ chức, quy định, điều lệ, phươngpháp, phương thức lãnh đạo.
Lưu ý rằng, hoạt động lãnh đạo do nhiều yếu tố tạo thành, chính vìvậy nó hình thành rất nhiều mâu thuẫn và mối quan hệ phức tạp, có thểcoi hoạt động lãnh đạo là sự vận động các mâu thuẫn phức tạp.
Hoạt động lãnh đạo chính là sự vận động từ những mâu thuẫn củabốn yếu tố cơ bản trên đây cấu thành quy luật vận động của nó chính làđối tượng nghiên cứu của khoa học lãnh đạo.
Chủ thể lãnh đạo và khách thể lãnh đạo tức là ngựời lãnh đạo vàngười bị lãnh đạo là yếu tố cơ bản của hoạt động lãnh đạo, và chính mâuthuẫn của hai đối tượng này cũng chính là mâu thuẫn cơ bản trong tất cảcác mâu thuẫn của hoạt động lãnh đạo Do người bị lãnh đạo, tức là kháchthể lãnh đạo trong những điều kiện nhất định lại có vị trí chủ thể, làm chomâu thuẫn này càng quan trọng và càng phức tạp hơn nhiều so với cácmâu thuẫn khác.
Mâu thuẵn giữa chủ thể và khách thể của lãnh đạo là mâu thuẫn cơ
Trang 3bản của hoạt động lãnh đạo, chủ yếu là do nó xuyên suốt quá trình lãnhđạo, nó quyết định diện mạo cơ bản của hoạt động lãnh đạo như loại hình,tính chất và phương thức hành vi; nó quyết định mục tiêu của hoạt độnglãnh đạo có đạt được hay không, thực hiện như thế nào và khả năng mứcđộ thực hiện.
Hoạt động lãnh đạo là một thực tiễn xã hội, là hình thức đặc thùquan trọng của thực tiễn xã hội Nó là quan trọng vì các thực tiễn của xãhội của loài người, đấu tranh sản xuất, đấu tranh xã hội, thực nghiệm khoahọc đều không tách rời hoạt động lãnh đạo, tính chất, tác dụng, trình độcủa chúng cũng quyết định hoạt động lãnh đạo Nó đặc thù vì hoạt độnglãnh đạo có hai đặc trưng lớn khác với tất cả các hình thức thực tiễn xã hộikhác:
Môt là, đối tượng lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo, tức là khách thể
lãnh đạo chỉ có thể là người mà không thể là vật Đó là một đặc trưng màmọi hiện tượng trong xã hội khác đều không có Nó quyết định quan hệ cơbản trong hoạt động lãnh đạo chỉ có thể là quan hệ giữa người với người,mâu thuẫn cơ bản cũng chỉ là mâu thuẫn giữa người với người.
Hai là, tính gián tiếp trong mối liên hệ giữa hành vi của chủ thể lãnh
đạo với mục tiêu lãnh đạo Trước hết, chỉ xem xét trong thực tiễn lao độngsản xuất, mục đích, mục tiêu của người lao động, thông qua hoại động tựnhiên của người lao động để trực tiếp đạt được Công nhân làm việc, nôngdân cày cấy, giáo viên lên lớp, nhà khoa học nghiên cứu đều thông quahoạt động thực tiễn của chủ thể để trực tiếp thực hiện mục tiêu của mìnhvà đạt được mục đích của mình Mối quan hệ giữa mục tiêu và hoạt độngthực tiễn của chủ thể là mối quan hệ trực tiếp.
Còn hoạt động lãnh đạo thì hoàn toàn khác, chủ thể lãnh đạo muốnthực hiện mục tiêu của mình, bắt buộc phải thông qua lao động của ngườikhác, ít thì mấy người, nhiều thì hàng nghìn, hàng vạn người Hoặc có thểnói, bắt buộc phải thông qua khâu trung gian là hoạt động của người bịlãnh đạo thì mới có thể thực hiện được mục tiêu của mình Đây chính làtính gián tiếp trong mối liên hệ giữa hành vi chủ thể và mục tiêu của hoạtđộng lãnh đạo.
Hai đặc trưng lớn nêu trên thực chất là mâu thuẫn giữa chủ thể vàkhách thể của lãnh đạo - đặc trưng mâu thuẫn cơ bản của hoạt động lãnhđạo Nhận thức rõ hai đặc trưng lớn này có ý nghĩa rất quan trọng đểchúng ta càng hiểu sâu hơn bản chất của hoạt động lãnh đạo, nghiên cứunhững quy luật của hoạt động lãnh đạo và tính đặc thù của nó.
Trang 4Câu 2 Phân tích đối tượng nghiên cứu và tính chất của khoa họclãnh đạo?
Đối tượng nghiên cứu của khoa học lãnh đạo
Đối tượng nghiên cứu của khoa học lãnh đạo là những mâu thuẫnđặc trưng của hoạt động lãnh đạo
Khoa học lãnh đạo là một ngành khoa học nghiên cứu những vậnđộng của mâu thuẫn nội tại trong hoạt động lãnh đạo và quy luật của nó.Đây là một môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu của mình, bởivì khi nghiên cứu một mâu thuẫn đặc trưng trong lĩnh vực của một hiệntượng nào đó, thì mâu thuẫn trở thành đối tượng của một ngành khoa học.Mâu thuẫn đặc trưng trong lĩnh vực của hiện tượng hoạt động lãnh đạochính là đối tượng nghiên cứu của hoạt động lãnh đạo Mâu thuẫn nàychính là rất nhiều mâu thuẫn do 4 yếu tố lãnh đạo cấu thành, đặc biệt làmâu thuẫn đặc trưng giữa chủ thể và khách thể lãnh đạo.
Mâu thuẫn nội tại của hoạt động lãnh đạo là những mâu thuẫn đượctạo thành do các yếu tố hoạt động lãnh đạo, trong đó mâu thuẫn cơ bản làmâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể lãnh đạo Nhiệm vụ của khoa họclãnh đạo là phải làm rõ tính quy luật nội tại của nó, để đáp ứng cho nhucầu của thực tiễn công tác lãnh đạo Nhiệm vụ này chủ yếu là thông quacác tri thức về quy luật của hoạt động lãnh đạo, đóng góp những ý kiến,những chỉ dẫn khách quan cho các cấp lãnh đạo và làm một người tham
mưu quan trọng Từ đó hình thành hệ thống cơ cấu và các phạm trù kháiniệm đặc trưng của mình
Tính chất đặc thù của khoa học lãnh đạo
Nếu xét từ góc độ nghiên cứu của khoa học lãnh đạo, thì khoa họclãnh đạo chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ chủ thể và khách thể, quan hệgiữa người
với người, tức là quan hệ sản xuất Theo quan niệm của chủ nghĩaduy vật lịch sử, khi nghiên cứu quan hệ sản xuất không thể tách rời vớisức lao động, tức là quan hệ giữa con người với tự nhiên Điều đó quyếtđịnh khoa học lãnh đạo có hai đặc trưng cơ bản: tính tổng hợp và tính ứngdụng.
- Tính tổng hợp, liên ngành khoa học lãnh đạo:
Tính tổng hợp của khoa học lãnh đạo chính là tính đan xen của
nhiều khoa học, tức là liên quan đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,khoa học tư duy Đặc biệt, với nhiều ngành khoa học mới hiện đại, cơ sởcủa sự đan xen đó chính là khoa học về con người – với ý nghĩa là tổnghoà các mối quan hệ xã hội Đề cập đến nghiên cứu quy luật vận động củamâu thuẫn giữa chủ thể lãnh đạo và khách thể lãnh đạo, tức là mâu thuẫn
Trang 5cơ bản của hoạt động lãnh đạo, chủ yếu là nghiên cứu thuộc quan hệ xãhội, thượng tầng kiến trúc, đó là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học xã hội.Hiển nhiên khoa học lãnh đạo không thể không liên quan đến một số nộidung của chính trị học, kinh tế học, xã hội học, luật học, lý luận học càng không thể tách rời lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng,duy vật lịch sử và kế thừa những tri thức của tinh hoa nhân loại về lĩnhvực khoa học – công nghệ, trước hết là khoa học xã hội, khoa học quản lý.
- Tính ứng dụng thực tiễn của khoa học lãnh đạo
Khoa học lãnh đạo là khoa học có tính lý luận cao, nhưng lý luậnkhoa học của nó, những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của nó không phảilà do chủ quan sinh ra mà là sự tổng kết, khái quát từ kinh nghiệm thựctiễn của hoạt động lãnh đạo của con người Lý luận của khoa học lãnh đạođược ra đời từ thực tiễn và nó trở lại chỉ đạo và phục vụ thực tiễn Nóicách khác, phục vụ cho thực tiễn chính là phục vụ cho việc khoa học hoácông tác lãnh đạo.
Tính ứng dụng của khoa học lãnh đạo được quyết định bởi tính chấtcủa khoa học này, đồng thời nó cũng là nhu cầu của thời đại, là nhu cầucủa công cuộc xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh Đó chính là đặc trưng thứ hai của khoahọc lãnh đạo – tính ứng dụng.
Tính tổng hợp và tính ứng dụng là hai đặc trưng lớn, Cơ bản củakhoa học lãnh đạo Ngoài ra, khoa học lãnh đạo còn có tính quốc tế vàtính dân tộc.
Trong khoa học lãnh đạo, nói chung là những thành quả, những trithức có liên quan đến lực lượng sản xuất, mọi quốc gia đều có thể vậndụng phổ biến Trước những thành quả liên quan đến quan hệ sản xuất,các quốc gia trên thế giới cũng có thể học hỏi lẫn nhau Bởi vì, đơn giản lànhà khoa học có tổ quốc, còn chính khoa học thì không có biên gỉới.
Các nhà khoa học của bất kỳ quốc gia nào khi nghiên cứu khoa họclãnh đạo đều không thể không tính đến đặc điểm của dân tộc mình và tìnhhình cụ thể của nước mình Tính dân tộc là đơn tính, tính quốc tế là cộngtính, không có tính dân tộc thì không có tính quốc tế.
Trang 6Câu 3 Phân tích sơ lược lịch sử phát triên của khoa học lãnhđạo?
1. Hoạt động lãnh đạo trước khí có sự phân chia ngành nghề chuyênsâu
a.Lãnh đạo và quản lý gắn với nhau thành một chỉnh thể
Sự xuất hiện các nghề nghiệp khác nhau, sự ra đời các bộ môn khoahọc khác nhau là kết quả sự phân chia khoa học, suy đến cùng là kết quảcủa sự phát triển trong phân công xã hội Chúng ta nghiên cứu lịch sử rađời và phát triển của lãnh đạo và tư tưởng lãnh đạo, trước hết phải nghiêncứu lịch sử phát triển phân công xã hội.
Trong lịch sử xã hội loài người, phân công xã hội phát triển theo haihướng: phân công ngang và phân công dọc Phân công theo các ngànhnghề lao động là phân công xã hội theo chiều ngang, từ đó sinh ra nghềnông, nghề chăn nuôi, công nghiệp, thương nghiệp và các khoa học tươngứng Phân công theo chức năng các giai tầng khác nhau của quá trình laođộng là phân công xã hội theo chiều dọc, như phân công theo quy trìnhsản xuất: cung ứng, sản xuất, tiêu thụ trong một nhà máy chính là phâncông dọc.
Hình thức thực tế của phân công xã hội trong đấu tranh xã hội vàtrong sản xuất của xã hội loài người là sự phân công ngang Nhưng thựctiễn mọi hình thức hoạt động trong xã hội loài người đều có một quá trình.Trước hết, phải xác định làm gì, tiếp đó phải làm như thế nào và cuốicùng là đánh giá, kiểm tra ra sao, phải tiến hành giám sát, điều chỉnh thếnào Đó chính là ba chức năng dọc của quá trình thực tiễn: quyết sách,chấp hành và phản ánh Tiến hành phân công
theo chức năng và theo quá trình thực tiễn là phân công dọc Ý nghĩalịch sử của loại phân công xã hội theo chiều dọc không vì thế mà thuakém so với phân công xã hội theo chiều ngang.
Lao động quần thể trong xã hội nguyên thuỷ chưa tồn tại loại phâncông dọc, cho dù lúc đó đã có quyết sách và chấp hành Lao động cá thểcàng không thể có loại phân công dọc, họ tự hạ quyết sách, tự thực hiệnvà tự giám sát Trong thời kỳ sản xuất nhỏ kéo dài của xã hội nô lệ và xãhội phong kiến, chỉ áp dụng chế độ gia trưởng và tập quyền cao độ, kẻchiếm hữu tư liệu sản xuất đồng thời lũng đoạn quyền quyết sách, tự thựchiện, tự giám sát Chủ nghĩa chuyên chính là chế độ gia trưởng trên lĩnhvực chính trị.
Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản cũng theo chế độ gia trưởng lũngđoạn: quyết sách, chấp hành và đánh giá giám sát, tất thảy đều do mộtmình ông chủ quyết định, về nguyên lý, nếu không có sự phân công giữa
Trang 7quyết sách và chấp hành thì không có sự phân biệt giữa lãnh đạo và quảnlý Hoặc có thể nói, trong thời kỳ sản xuất nhỏ kéo dài cho đến thời kỳđầu chủ nghĩa tư bản, lãnh đạo và quản lý là hai nhưng gắn làm một.
Trang 8Câu 4 Có người cho rằng: “Trên người công nhân có bao nhiêu
dầu mỡ, thì trên người giám đốc cũng phải có bấy nhiêu dâu mỡ”?Anh/chị hãy phân tích luận điểm trên và chỉ ra sự khác nhau nguờilãnh đạo và nguời quản lý?
Do chức năng không giống nhau, nên nguyên lý, nguyên tắc cho đếnphương thức, phương pháp của lãnh đạo cũng khác với quản lý Chứcnăng của lãnh đạo là định ra những quyết sách chiến lược, nó quyết địnhvấn đề quan trọng về vận mệnh, tiền đồ của các tổ chức Vì vậy, ngườilãnh đạo phải tập trung trí tuệ, sức lực để nắm những việc lớn hoặc nóicách khác, người lãnh đạo phải làm việc lãnh đạo Người lãnh đạo tài giỏiđến đâu cũng rất khó có thể tập trung để suy nghĩ những chi tiết cụ thể tồntại và phát sinh trong quá trình chấp hành những quyết sách, càng khôngthể nói họ nên đi trực tiếp thực hiện “Trên người công nhân có bao nhiêudầu mỡ, thì trên người giám đốc cũng phải có bấy nhiêu dầu mỡ”, câu nóinày rõ ràng không hợp lý Cho dù có sức lực, thời gian để nắm hết mọiviệc lớn nhỏ, để tự mình làm hết thì cũng là không đúng, vì làm như vậysẽ gây khó dễ, sẽ ức chế tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, không thểrèn luyện được cán bộ, làm cho cán bộ không phát triển được và do đókhông bồi dưỡng được lớp người kế cận.
Sự khác nhau của người quản lý và lãnh đạo.
1 khác nhau về chức năng
Chức năng lãnh đạo và chức năng quản lý là hoàn toàn khác nhau.Đối với chức năng lãnh đạo, nhiều chuyên gia có rằng trách nhiệm củangười lãnh đạo, chung quy lại chủ yếu có hai việc là sử dụng cán bộ vàđưa ra chủ ý cố tính chất quyết định Mọi kế hoạch, nghị quyết, mệnhlệnh, chỉ thị đều là đưa ra chủ ý -, những ý tưởng nhằm giải quyết cáccông việc của tổ chức Để cho mọi chủ ý được thực hiện, cần phải đoànkết cán bộ, cổ vũ họ thực hiện, cái đó thuộc về “sử dụng cán bộ”.
Việc thứ nhất nói ở đây, tức là định kế hoạch, ra quyết định chỉ đạo,ra mệnh lệnh, ra chỉ thị, nói tóm lại là đề ra quyết sách.
Việc thứ hai là “sử dụng cán bộ”, tức là cổ vũ, khuyến khích, tạođiều kiện để họ phát huy sở trường, thực hiện quyết sách Xin đặc biệt chúý hai chữ “cổ vũ” Sau khi đưa ra chính sách, cổ vũ họ thực hiện chứkhông phải bản thân người lãnh đạo tự thân thực hiện
Như vậy, chức năng của lãnh đạo là đề ra chính sách và cổ vũ việcchấp hành chính sách
Chức năng quản lý là chấp hành chính sách, là việc quán triệt chấphành chính sách dưới sự cổ vũ của người lãnh đạo Hai chức năng nàykhác nhau, có thể diễn giải một cách đơn giản: lãnh đạo chủ yếu là quyết
Trang 9sách, quản lý chủ yếu là chấp hành.
2 khác nhau về nguyên tắc, nguyên lý
Do chức năng không giống nhau, nên nguyên lý, nguyên tắc cho đếnphương thức, phương pháp của lãnh đạo cũng khác với quản lý
Chức năng của người lãnh đạo là định ra những quyết sách chiếnlược, nó quyết định vấn đề quan trọng về vận mệnh, tiền đồ của các tổchức Vì vậy, người lãnh đạo phải tập trung trí tuệ, sức lực để nắm nhữngviệc lớn hoặc nói cách khác, người lãnh đạo phải làm việc lãnh đạo
chức năng của người quản lý là quán triệt thực hiện một cách cụ thểquyết sách của lãnh đạo, nên cần phải tính toán kỹ đến các tình tiết nhỏnhất có thể xảy ra trong quá trình chấp hành, cho đến các biện pháp có thểgiải quyết chúng Những chi tiết nhỏ, những biện pháp này đối với ngườilãnh đạo nó là “việc nhỏ” nhưng đối với người quản lý thì nó lại là “việclớn”, sai một ly đi một dặm, trong lịch sử đã có nhiều minh chứng do sailầm của một tình tiết dẫn đến sự thất bại của công tác quản lý Vì vậy,không thể coi nhẹ các tình tiết, đó là phương pháp và nguyên tắc cơ bảncủa công tác quản lý.
3 Khác nhau về tiêu chuẩn của thành bại hoặc mục tiêukhác nhau.
Cho dù là người lãnh đạo hay người quản lý đều có sự phân biệtgiữa thành công và thất bại Mọi người đều theo đuổi thành công và tránhthất bại Nhưng tiêu chuẩn về thành bại của lãnh đạo và quản lý khácnhau Ví dụ, giám đốc nhà máy đưa ra quyết sách là sản xuất một loại sảnphẩm, còn các cấp quản lý thì đưa ra kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiệnquyết sách của lãnh đạo Mục tiêu mà người quản lý theo đuổi đó là hiệusuất Người quản lý tốt là người quản lý có hiệu quả Cái mà người lãnhđạo theo đuổi không phải là hiệu suất mà hiệu năng Người lãnh đạo cóhiệu suất chưa chắc là người lãnh đạo thành công, chỉ khi người lãnh đạocó hiệu năng thì mới là người lãnh đạo thành công.
Nói đến hiệu năng, tức là muốn chỉ hiệu năng lãnh đạo hoặc hiệunăng tổ chức, hiệu năng là tích hợp của cả mục tiêu và hiệu suất Nghĩa làhiệu năng được quyết định bởi mục tiêu của quyết sách có đúng haykhông và việc chấp hành quyết sách có hiệu suất hay không, đó cũng làhai nhân tố quan trọng nhất của hiệu năng Chỉ có mục tiêu của quyết sáchđúng đắn, việc chấp hành quyết sách lại có hiệu quả thì đó mới là ngườilãnh đạo thành công Một sản phẩm sản xuất ra vừa nhiều, vừa tốt, nhưngnó không phải là nhu cầu của thị trường, bán không được mà sản xuấtcàng nhiều thì càng lãng phí Đó thuộc về quyết sách và là trách nhiệmcủa lãnh đạo.
Trang 10Tóm lại, mục tiêu của lãnh đạo và quản lý khác nhau, tiêu chuẩn củathành bại cũng khác nhau: của lãnh đạo đó là hiệu năng, của quản lý đó làhiệu suất.
Ba vấn đề trên đây là khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý, giữakhoa học lãnh đạo và khoa học quản lý Từ đó có thể đưa ra rất nhiều đặctrưng khác nhau giữa chúng Chẳng hạn, công tác quản lý tuy cũng cầncác ngành khoa học
Thông thường, những cán bộ doanh nghiệp trong từng giai đoạn pháttriển của doanh nghiệp mình đều trải qua những vị trí làm việc khác nhauvới những vai trò khác nhau: nhân viên tập sự, quản lý công việc, giámđốc điều hành hay thành viên hội đồng quản trị Khi doanh nghiệp pháttriến đến một quy mô tương đối: có thương hiệu, có chế độ quản lý riêng,phân tầng quản lý rõ ràng, hình thành dần văn hóa công sở, thì việc ý thứcđúng đắn giữa vai trò của lãnh đạo và quản lý càng trở nên quan trọng
Quản lý là phụ trách việc sắp xếp, điều hành cho một khâu nào đótrong sản xuất được tiến hành thuận lợi theo đúng trình tự quy định Cònlãnh đạo là định hướng cho một tập thể hoạt động tích cực, tiến lên Nóicách khác, lãnh đạo là hội tụ những kinh nghiệm bề rộng và chiều sâu củaquản lý Có 5 điểm phân biệt chính giữa vai trò của hai vị trí này mà trongthực tế sản xuất có thể nhận ra ngay:
1 Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược,coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp
Người quản lý: phải có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và tínhchức năng (chuyên môn cao)
2 Người lãnh đạo: điều hành công việc như một bộ môn nghệ thuật,thường đảm nhận những vai trò trung gian, tác phong Ngườin nhã, quản lýtừ xa
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng, dày ạn kinh nghiệm thựctế, là người giám sát trực tiếp
3 Người lãnh đạo: làm mọi việc trở nên hoàn hảo, phù hợp, hiệuquả; không bị giao những nhiệm vụ khó khăn
Người quản lý: cố gắng làm việc theo hướng hiệu quả, phù hợp, tậndụng mọi kỹ năng để giả quyết khó khăn
4 Người lãnh đạo: là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể, ngườiphát biểu và được ưu tiên đặc biệt trong mọi cuộc vui
Người quản lý: khách quan, công bằng, lãnh đạm; lo lắng mọi mặtcho các hoạt động tập thể
5 Người lãnh đạo: thay đổi trình tự, có những sáng tạo vượt thời đại;nếu thất bại thì có ngay kế hoạch khác thay thế
Trang 11Người quản lý: duy trì trật tự, thực tế và coi trọng hiệu quả trướcmắt; vô cùng day dứt nếu mác phải sai phạm
Những so sánh trên khiến nhiều người cho rằng, lãnh đạo nhàn hơnquản lý nhiều Vậy tại sao lại có sự phân biệt rõ rệt về vai trò, và tất nhiênkèm theo đó là đãi ngộ? Câu chuyện vui sau đây giúp nói rõ phần nào quyluật này
Trên thị trường, một bộ ba chú chim đang được bán rất chạy Chúchim thứ nhất có giá 500 đồng, biết thao tác điều khiển máy vi tính Chúchim thứ hai có giá 1.000 đồng biết lập chương trình hoạt động Chú chimthứ ba có giá 2.000 đồng, không biết sử dụng máy tính càng không thạolập trình, nhưng biết hót để gọi hai chú chim kia bay đến đúng lúc và làmđúng thao tác – chú chim CEO!
Trang 12Câu 5 Có người cho rằng: “Người lãnh đạo là người biết conđường, đi trên con đường và chỉ cho con người biết con đường đó”?Anh/chi hãy phân tích luận điểm trên và chi ra sự khác nhau giữangười lãnh dạo và nguời quản lý?
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một người lãnh đạo phải đảm bảođược 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khảnăng gây ảnh hưởng Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người cókhả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụngquyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiệntầm nhìn đó Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứucó các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo là quá trình dẫn dắt, định hướng của các chủ thể lãnh đạo
đối với đối tượng lãnh đạo nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó của tổ chức
Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”.Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủthể thực hiện hành động Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải baogiờ cũng gắn với nhau Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thìkhông thực hiện được công việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường cóhai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyềnthống và các cơ cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ đểgây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnhhưởng lên người khác được nữa Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnhđạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất củamình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo conđường của họ Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sứcmạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cáigì bên ngoài họ.
Sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý
Khái niệm “Nhà lãnh đạo” hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệmkhác Người ta thường đánh đồng nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp vớinhà lãnh đạo Thực chất những đối tượng này là hoàn toàn khác nhau.
Nhà lãnh đạo và nhà quản lý: Nhà lãnh đạo được mô tả là người "tìmđường", nhà quản lý là người "đi đường", chức năng lãnh đạo là "bức tranhlớn", chức năng quản lý lại hẹp hơn Trong doanh nghiệp, người đứng đầuthường giữ cả hai vai trò lãnh đạo và quản lý, trong tình huống này họ thựchiện công việc lãnh đạo, trong tình huống khác họ thực hiện công việcquản lý Mọi người có thể gọi họ là nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý của
Trang 13doanh nghiệp, và điều này dẫn tới những nhầm lẫn giữa nhà quản lý và nhàlãnh đạo Phải chú ý rằng, một nhà lãnh đạo cũng là một nhà quản lýchuyên nghiệp, nhưng một nhà quản lý giỏi chưa chắc đã là một nhà lãnhđạo.
Theo tác giả của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo, John Maxwell, thìđiểm khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệtdựa vào khả năng gây ảnh hưởng Theo ông, để biết một người có thể lãnhđạo hay chỉ làm quản lý là đề nghị họ tạo ra những thay đổi tích cực Nhàquản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ khôngđủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới.
Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý làkhả năng tạo ra tầm nhìn Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổchức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tậptrung vào mục tiêu hiện tại của tổ chức.
Nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp là người bỏvốn vào công ty để kinh doanh và bỏ tiền ra để thuê người khác làm việccho mình Họ có thể thuê giám đốc lãnh đạo công ty cho mình Vì vậy, chủdoanh nghiệp có quyền quyết định nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp.Ngoài ra, chủ doanh nghiệp trong nhiều trường hợp cũng chính là ngườiđiều hành doanh nghiệp Điều này cũng làm người ta nhầm lẫn giữa chủdoanh nghiệp và nhà lãnh đạo.
Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cũng chính là sựảnh hưởng Chủ doanh nghiệp thuê người khác làm việc cho mình, nhưngkhông có nghĩa là họ có ảnh hưởng với những người đó Họ chỉ trả tiền đểngười lao động thực hiện những công việc yêu cầu Nhà lãnh đạo bằng ảnhhưởng của mình để cuốn hút, lôi kéo người khác, khiến họ làm việc tốthơn.
1 Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược,coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp
Người quản lý: phải có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và tínhchức năng (chuyên môn cao)
2 Người lãnh đạo: điều hành công việc như một bộ môn nghệ thuật,thường đảm nhận những vai trò trung gian, tác phong Ngườin nhã, quản lýtừ xa
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng, dày ạn kinh nghiệm thựctế, là người giám sát trực tiếp
3 Người lãnh đạo: làm mọi việc trở nên hoàn hảo, phù hợp, hiệuquả; không bị giao những nhiệm vụ khó khăn
Trang 14Người quản lý: cố gắng làm việc theo hướng hiệu quả, phù hợp, tậndụng mọi kỹ năng để giả quyết khó khăn
4 Người lãnh đạo: là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể, ngườiphát biểu và được ưu tiên đặc biệt trong mọi cuộc vui
Người quản lý: khách quan, công bằng, lãnh đạm; lo lắng mọi mặtcho các hoạt động tập thể
5 Người lãnh đạo: thay đổi trình tự, có những sáng tạo vượt thời đại;nếu thất bại thì có ngay kế hoạch khác thay thế
Người quản lý: duy trì trật tự, thực tế và coi trọng hiệu quả trướcmắt; vô cùng day dứt nếu mác phải sai phạm
Trang 15Câu 6 Có nguôi cho rằng: “Khoa học lãnh đạo là một bộ phậncấu thành của khoa học quản lý”? Bằng sự hiểu biết của mình anh/chịhãy phân biệt sự khác biệt giũa khoa học lãnh đạo vả khoa học quảnlý?
Khoa học lãnh đạo là một ngành khoa học đan xen, nó đan xen và cóquan hệ vói nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Ngànhkhoa học có quan hệ mật thiết nhất và nhận thức dễ lẫn lộn nhất so vớikhoa học lãnh đạo đó là khoa học quản lý Vì vậy, cần phải nghiên cứumối quan hệ giữa khoa học lãnh đạo với khoa học quản lý.
Có người cho rằng lãnh đạo là một bộ phận của quản lý, hoặc chorằng quản lý bậc cao chính là lãnh đạo, thì cũng chính là nói khoa học lãnhđạo là một bộ phận cấu thành của khoa học quản lý Một số học giảphương Tây, kể cả một số nhà khoa học quản lý nổi tiếng đều giữ quanđiểm này, Lại có người đưa ra lý giải ngược với điều này, họ cho rằngquản lý là một bộ phận của lãnh đạo và khoa học quản lý mới là một ngànhcủa khoa học lãnh đạo Còn một quan điểm khác thì cho rằng khoa họclãnh đạo chính là khoa học quản lý, hai ngành khoa học này không có sựkhác nhau về bản chất, có thể thay thế lẫn nhau Thật ra, tất cả những cáchnhìn nhận này đều không chính xác Hai ngành khoa học này không nhữngkhông phải là quan hệ giữa bộ phận và toàn thể để có thể bao hàm lẫnnhau, cũng không phải là một quan hệ đồng nhất để có thể thay thế nhau.Khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý, mỗi ngành đều có đối tượngnghiên cứu của mình, là hai ngành khoa học độc lập với nhau, nó cũnggiống như vật lý và hoá học là hai ngành khoa học riêng biệt vậy.
Khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý có ba điểm khác nhau về bảnchất sau đây:
Một là, phân biệt sự khác nhau về chức năng của quản lý và lãnhđạo.
Chức năng lãnh đạo và chức năng quản lý là hoàn toàn khác nhau.Đối với chức năng lãnh đạo, nhiều chuyên gia có rằng trách nhiệm củangười lãnh đạo, chung quy lại chủ yếu có hai việc là sử dụng cán bộ vàđưa ra chủ ý cố tính chất
quyết định Mọi kế hoạch, nghị quyết, mệnh lệnh, chỉ thị đều là đưara chủ ý -, những ý tưởng nhằm giải quyết các công việc của tổ chức Đểcho mọi chủ ý được thực hiện, cần phải đoàn kết cán bộ, cổ vũ họ thựchiện, cái đó thuộc về “sử dụng cán bộ”.
Việc thứ nhất nói ở đây, tức là định kế hoạch, ra quyết định chỉ đạo,ra mệnh lệnh, ra chỉ thị, nói tóm lại là đề ra quyết sách.
Việc thứ hai là “sử dụng cán bộ”, tức là cổ vũ, khuyến khích, tạo
Trang 16điều kiện để họ phát huy sở trường, thực hiện quyết sách Xin đặc biệt chúý hai chữ “cổ vũ” Sau khi đưa ra chính sách, cổ vũ họ thực hiện chứkhông phải bản thân người lãnh đạo tự thân thực hiện Như vậy, chức năngcủa lãnh đạo là đề ra chính sách và cổ vũ việc chấp hành chính sách Cònchức năng quản lý thì lại khác, là chấp hành chính sách, là việc quán triệtchấp hành chính sách dưới sự cổ vũ của người lãnh đạo Hai chức năngnày khác nhau, có thể diễn giải một cách đơn giản: lãnh đạo chủ yếu làquyết sách, quản lý chủ yếu là chấp hành.
Có người cho rằng khoa học lãnh đạo là lý luận về tài làm chủ soáicòn khoa học quản lý là lý luận về tài làm tướng, lãnh đạo chủ yếu ‘Tướngtướng” (sử dụng tướng) còn quản lý chủ yếu ‘Tướng binh” (sử dụng binh),điều này là hoàn toàn chính xác.
Có người nêu ra lãnh đạo có quyết sách, lẽ nào quản lý lại không cóquyết sách? Đúng vậy, lãnh đạo có quyết sách, quản lý cũng có quyết sách,mọi người đều có thể có quyết sách, nhưng quyết sách lãnh đạo, quyếtsách quản lý, quyết sách thao tác là những khái niệm hoàn toàn khác nhau.Quyết sách của lãnh đạo chỉ là những quyết sách chiến lược mang tính vĩmô, toàn cục Đó là những quyết sách đặc trưng mà bất kỳ một nhà quản lýhay nhà thao tác nào cũng không thể có được.
Đương nhiên, không nên quan niệm chỉ có cấp trung ương, chínhphủ, quốc hội mới có quyết sách chiến lược, mà chính quyền cơ sở, phòngban cấp dưới, công ty, xí nghiệp không có những quyết sách chiến lược.Kỳ thực, các bộ ngành, mọi tổ chức các cấp đều có chiến lược của mình,nhưng tập thể hay cá nhân đề ra quyết sách chiến lược đó thường là lãnhđạo của các tổ chức này.
Hai là, nguyên tắc, nguyên lý khác nhau
Do chức năng không giống nhau, nên nguyên lý, nguyên tắc cho đếnphương thức, phương pháp của lãnh đạo cũng khác với quản lý Chức năngcủa lãnh đạo là định ra những quyết sách chiến lược, nó quyết định vấn đềquan trọng về vận mệnh, tiền đồ của các tổ chức Vì vậy, người lãnh đạophải tập trung trí tuệ, sức lực để nắm những việc lớn hoặc nói cách khác,người lãnh đạo phải làm việc lãnh đạo Người lãnh đạo tài giỏi đến đâucũng rất khó có thể tập trung để suy nghĩ những chi tiết cụ thể tồn tại vàphát sinh trong quá trình chấp hành những quyết sách, càng không thể nóihọ nên đi trực tiếp thực hiện “Trên người công nhân có bao nhiêu dầu mỡ,thì trên ngưcd giám đốc cũng phải có bấy nhiêu dầu mỡ”, câu nói này rõràng không hợp lý Cho dù có sức lực, thời gian để nắm hết mọi việc lớnnhỏ, để tự mình làm hết thì cũng là không đúng, vì làm như vậy sẽ gây khódễ, sẽ ức chế tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, không thể rèn luyện
Trang 17được cán bộ, làm cho cán bộ không phát triển được và do đó không bồidưỡng được lớp người kế cận.
Nguyên tắc cơ bản và phương pháp cơ bản của công tác lãnh đạo dochức năng của lãnh đạo quyết định là nắm việc lớn và không đi sâu vàoviệc vụn vặt, lãnh đạo phải làm việc của lãnh đạo Nhưng quản lý thì lạikhác, do chức năng của quản lý và quán triệt thực hiện một cách cụ thểquyết sách của lãnh đạo, nên cần phải tính toán kỹ đến các tình tiết nhỏnhất có thể xảy ra trong quá trình chấp hành, cho đến các biện pháp có thểgiải quyết chúng Những chi tiết nhỏ, những biện pháp này đối với ngườilãnh đạo nó là “việc nhỏ” nhưng đối với người quản lý thì nó lại là “việclớn”, sai một ly đi một dặm, trong lịch sử đã có nhiều minh chứng do sailầm của một tình tiết dẫn đến sự thất bại của công tác quản lý Vì vậy,không thể coi nhẹ các tình tiết, đó là phương pháp và nguyên tắc cơ bảncủa công tác quản lý.
Ba là, tiêu chuẩn của thành bại khác nhau hoặc mục tiêu khác nhau.Cho dù là người lãnh đạo hay người quản lý đều có sự phân biệt giữathành công và thất bại Mọi người đều theo đuổi thành công và tránh thấtbại Nhưng tiêu chuẩn về thành bại của lãnh đạo và quản lý khác nhau Vídụ, giám đốc nhà máy đưa ra quyết sách là sản xuất một loại sản phẩm,còn các cấp quản lý thì đưa ra kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện quyếtsách của lãnh đạo Mục tiêu mà người quản lý theo đuổi đó là hiệu suất.Người quản lý tốt là người quản lý có hiệu quả Cái mà người lãnh đạotheo đuổi không phải là hiệu suất mà hiệu năng Người lãnh đạo có hiệusuất chưa chắc là người lãnh đạo thành công, chỉ khi người lãnh đạo cóhiệu năng thì mới là người lãnh đạo thành công.
Nói đến hiệu năng, tức là muốn chỉ hiệu năng lãnh đạo hoặc hiệunăng tổ chức, hiệu năng là tích hợp của cả mục tiêu và hiệu suất Nghĩa làhiệu năng được quyết định bởi mục tiêu của quyết sách có đúng hay khôngvà việc chấp hành quyết sách có hiệu suất hay không, đó cũng là hai nhântố quan trọng nhất của hiệu năng Chỉ có mục tiêu của quyết sách đúngđắn, việc chấp hành quyết sách lại có hiệu quả thì đó mới là người lãnhđạo thành công Một sản phẩm sản xuất ra vừa nhiều, vừa tốt, nhưng nókhông phải là nhu cầu của thị trường, bán không được mà sản xuất càngnhiều thì càng lãng phí Đó thuộc về quyết sách và là trách nhiệm của lãnhđạo.
Tóm lại, mục tiêu của lãnh đạo và quản lý khác nhau, tiêu chuẩn củathành bại cũng khác nhau: của lãnh đạo đó là hiệu năng, của quản lý đó làhiệu suất.
Ba vấn đề trên đây là khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý, giữa
Trang 18khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý Từ đó có thể đưa ra rất nhiều đặctrưng khác nhau giữa chúng Chẳng hạn, công tác quản lý tuy cũng cần cácngành khoa học mềm, những kiến thức thông thái, nhưng những kiến thứcchuyên ngành của khoa học quản lý chủ yếu là thuộc khoa học cứng, kỹthuật cứng như các ngành thuộc tài vụ, kế toán, giá thành Còn công táclãnh đạo thì khác, nó chỉ cần những ngành khoa học mềm, kỹ thuật mềm.Đương nhiên, cũng cần biết những khoa học cứng và kỹ thuật cứng, nhưngngười lãnh đạo cũng không cần hiểu sâu, hiểu kỹ như những chuyên giaquản lý Vì thế, yêu cầu tố chất đối với người quản lý trong các ngànhkhoa học cứng thì phải “tinh và sâu” còn đối với khoa học mềm thì chỉ cần“rộng và nhiều” Đối với người lãnh đạo thì ngược lại, khoa học mềm cần“tinh và sâu”, khoa học cứng thì “rộng và nhiều”.
Sự khác nhau giữa khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý là rất rõràng, và quan hệ giữa chúng cũng rất sâu sắc, mật thiết Lãnh đạo và quảnlý đều có một quá trình ra đời và phát triển Lãnh đạo lại được tách ra từquản lý, đó là tính mật thiết trong quan hệ giữa hai ngành, khiến cho nhiềungười không thấy được ranh giới giữa chúng.
Trang 19Câu 7 Ý nghĩa và phương pháp học tập môn Khoa học và nghệthuật lãnh đạo?
Ý nghĩa
Lãnh đạo lả một hoạt động đã xuất hiện từ khi xã hội loài người hìnhthảnh vả lả một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định trong sự pháttriền của xã hội loài người, các tồ chức Vì thế nó luôn nhận được sự quantâm đặc biệt của tất cả mọi người Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa,với sự bùng nồ tri thức, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội có sự thay đồirất nhanh chóng hiện nay lãnh đạo trở thảnh một chủ đề được quan tâmđặc biệt Trong điều kiện một xã hội đầy biến động sự lãnh đạo đang đốimặt với những cơ hội to lớn cũng như những thách thức vô cùng to lớn vớisự tồn tại vả phát triền của các cộng đồng vả các tồ chức.Đề khai thác tốtnhững cơ hội vả xử lý thỏa đáng những thách thức cho sự phát triền củacác cộng đồng, các tồ chức đòi hỏi những năng lực lãnh đạo mạnh mẽ đầythuyết phục.
Môn học nảy khám phá những nghiên cứu về lãnh đạo trong các tồchức.Chú trọng vảo những sự phát triền lý luận vả thực tiễn của lãnh đạotrong các tồ chức Thông qua việc thảo luận những hiểu biết của nhân loạivề sự phát triền lý luận vả thực tiễn lãnh đạo cho phép xem xét vả đánh giácác lý thuyết lãnh đạo khác nhau, từ đó chiêm nghiệm vả phán ánh nhữngthực tiễn của người học đề có thề áp dụng vảo trong thực tiễn vả nâng caohiệu quả của lãnh đạo Những thảo luận cởi mở về lãnh đạo trên phươngdiện lý thuyết vả thực tiễn còn giúp cho người học phát triền các kỹ năngcốt yếu của lãnh đạo trong môi trường hiện đại lả hình thảnh tầm nhìn,truyền đạt tầm nhìn đến các thảnh viên trong tồ chức, tạo ra khả năng, điềukiện thuận lợi đề đạt được tầm nhìn chung.
Xây dựng khoa học lãnh đạo mang phong cách Việt Nam, cũng tứclà vừa mang tính tiên' tiến, hiện đại, quốc tế lại vừa đậm đà bản sắc dântộc Như trên đã nói, thời phong kiến, việc tổng kết kinh nghiêm về khoahọc lãnh đạo của ông cha ta không nhiều, sách vở, tài liệu bị chiến tranh,khí hậu, thời gian huỷ hoại, thế nhưng chỉ riêng các tư liệu về chiếu chỉ,biểu của vua chúa các đời (kể cả Bộ Luật Hồng Đức đời Lê; Bộ luật GiaLong đời Nguyễn), các bộ sử, cuốn Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo,cuốn Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ cũng để lại cả một kho tàng tolớn về kinh nghiệm lãnh đạo, dùng người, cai quản đất nước của ông chata Cho đến Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, danh nhân vănhoá thế giới xuất hiện thì những kinh nghiệm, truyền thống xưa đượcNgười đúc kết, vận dụng nhuần nhuyễn với khoa học lãnh đạo hiện đại,đóng góp vào kho tàng lý luận về lãnh đạo trở nên sâu sắc, độc đáo, hoàn
Trang 20thiện về nhiều mặt.
Trong xã hội loài người, hiện tượng lãnh đạo là phổ biến, nhưngcông tác lãnh đạo trở thành chuyên nghiệp, nên nghiên cứu về công tácỉãnh đạo cũng trở thành một ngành chuyên môn Mặc dù là một hiện tượnglịch sử, một sản phẩm của lịch sử, nó còn là sản phẩm của xã hội ngày nay.Sự ra đời của lý luận khoa học, trước hết là do nhu cầu của nhân loại.Lý luận mà con người không cần thì không thể là khoa học Nền sản xuấtxã hội hiện đại ngày càng xã hội hoá cao, khoa học càng hoàn thiện, sảnxuất xã hội phát triển càng mạnh, khoa học kỹ thuật ngày càng đổi mới,các nhà lãnh đạo đứng trước đối tượng khách quan có khối lượng thông tinkhổng lồ, luôn thay đổi, mối liên hệ rộng lớn, cơ cấu phức tạp và côngnăng đa dạng Đây là một thách thức của hiện thực, do đó không thể chỉđơn thuần dựa vào kinh nghiệm, trí tuệ của một cá nhân mà công tác lãnhđạo được hiệu quả tốt Khoa học hoá công tác lãnh đạo đã trở thành mộtchủ đề lớn của xã hội ngày nay.
Nhu cầu đối với khoa học lãnh đạo của mọi người, tức là nhu cầukhoa học hoá công tác lãnh đạo, chỉ là khả năng, tiền đề do khoa học lãnhđạo sinh ra Tính khả năng này có thể trở thành hiện thực hay không còncần phải có đù các điều kiện nhất định, đó chính là sự phát triển của phâncông xã hội, sự phân hoá của khoa học cho đến sự phát triển cao của khoahọc kỹ thuật, để cung cấp những biện pháp khoa học và cơ sở xã hội vữngchắc cho sự ra đời của khoa học lãnh đạo : -
Tóm lại, xét về khía cạnh đầy đủ của môn học, một ngành nghềchuyên môn hoá thì khoa học lãnh đạo là một môn khoa học mới xuất hiệntrong xã hội hiện đại, và nó cũng là một ngành khoa học mới chỉ xuất hiệntrong xã hội hiện đại, tuy nhiên nó có cơ sở gốc rễ, gắn kết với các lýthuyết, kinh nghiệm trong quá khứ lịch sử.
Nhu cầu của con người chỉ mới là tiền đề sản sinh một môn khoahọc, nhu cầu còn phải có khả năng, từ khả năng đến hiện thực còn cần phảithỏa mãn một số điều kiện Thực tiễn xã hội hiện đại không chỉ đưa ranhiệm vụ và yếu cầu mà còn cung cấp khả năng, cung cấp điều kiện đầyđủ để biến khả năng trở thành hiện thực.
Một là, sản sinh các ngành nghề, các môn học khoa học suy đến cùnglà do sự phát triển của phân công xã hội quyết định Sự phát triển đầy đủcủa sự phân công xã hội hiện đại, nhất là sự phân công giữa quyết sách vàchấp hành, sự phân công trong nội bộ quyết sách - sự phân công giữa thammưu và quyết định - là cội nguồn xã hội của sự ra đời khoa học lãnh đạo.Nó khiến chúng ta có thể vạch ra tính quy luật đặc thù trong nó, hình thànhđối tượng nghiên cứu riêng của khoa học lãnh đạo và trở thành một môn
Trang 21khoa học độc lập.
Hai là, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, lý luận bắt nguồn từ thựctiễn, là sự khái quát và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Từ kinh nghiệmlãnh đạo tiến lên khoa học lãnh đạo, thời đại đưa ra yêu cầu cung cấp khảnăng Việt Nam có truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước phong phúmấy nghìn năm, đó là vốn quan trọng để chúng ta xây dựng khoa học lãnhđạo.
Lý luận quản lý, lý luận quyết sách của phương Tây cũng đã cungcấp yếu tố lý luận, nguồn gốc tư tưởng quan trọng cho chúng ta Chuyênmôn hoá công tác lãnh đạo là sản phẩm của phân công xã hội, là sân phẩmcủa sản xuất lớn xã hội hóa Kinh nghiệm và lý luận của sự phản ánh nềnsản xuất lớn trên nhiều phương diện đều có thể so sánh, đối chiếu Kinhnghiệm từ thời cổ đại, của nước ngoài đều là di sản quan trọng, đều có thểtrở thành nguồn gốc tư tưởng tạo nên khoa học lãnh đạo, đều cung cấpđiều kiện cho sự ra đời của khoa học lãnh đạo.
Tốm lại, sự ra đời của khoa học lãnh đạo, thì cơ sở xã hội là điềukiện cần, kinh nghiệm thực tiễn là điều kiện đủ, từ khả năng chuyển thànhhiện thực cần sự nỗ lực chủ quan của chúng ta.
Trang 22Câu 8 Phân tích bản chất và vai trò của nghệ thuật lãnh đạo?
l Bản chất
Một vài quan điểm về nghệ thuật lãnh đạo
Thuyết phương pháp cho rằng nghệ thuật lãnh đạo là bộ phận khôngthể phân chia phạm vi rõ ràng trong phương pháp lãnh đạo, là phươngpháp có tính sáng tạo, là “tinh hoa của phương pháp” Quan điểm này đãchỉ ra mối quan hệ giữa phương pháp lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, mốiquan hệ dựa vào nhau để cùng tồn tại giữa chúng,
Thuyết kỹ năng cho rằng “nghệ thuật lãnh đạo là kinh nghiệm và kỹnăng lãnh đạo trên cơ sở tri thức khoa học nhất định” Quan điểm này chỉra điều kiện tiền đề không thể thiếu để hình thành nghệ thuật lãnh đạo.Cũng giống như nghệ thuật hội hoạ nhất thiết phải hiểu được kỹ xảo hộihoạ, nghệ thuật lãnh đạo nhất thiết phải được xây dựng trên cơ sở kỹ nănglãnh đạo nhất định Nhưng nghệ thuật lãnh đạo không phải là kỹ năng lãnhđạo Người hoạ sĩ có kỹ năng hội hoạ nếu không có sáng tạo nghệ thuật,thì anh ta không thể thể hiện được kỹ năng nghệ thuật của mình Cũng nhưvậy, người lãnh đạo có kỹ năng lãnh đạo nhưng không phát huy kỹ năngđó trong thực tiễn lãnh đạo thì không thể nói tới nghệ thuật lãnh đạo Cónghĩa là kỹ năng lãnh đạo không phải là bản thân nghệ íhuậí lãnh đạo.Đồng thời, kỹ năng lãnh đạo cũng không phải là điều kiện duy nhất hìnhthành nghệ thuật lãnh đạo Người hoạ sĩ có kỹ năng hội hoạ có thể vẽ đượcnhững bức tranh khác nhau nhưng chưa chắc đã trở thành nghệ sĩ lớn.Công tác lãnh đạo còn phức tạp hơn nhiều so với hội hoạ, tính nghệ íhuậítrong lãnh đạo là biểu hiện tổng hợp giữa môi trường lãnh đạo và nhiềuyếu tố tự thân của người lãnh đạo, chứ không phải có kỹ năng lãnh đạo làcó nghệ thuật lãnh đạo Có điều cần chỉ rõ là, kỹ năng lãnh đạo không phảichỉ ở nghệ thuật lãnh đạo mới cộ, phương pháp lãnh đạo cũng cần có kỹnăng lãnh đạo nhất định Chỉ có những kỹ năng tách khỏi lĩnh vực số họcmới là cái mà nghệ thuật lãnh đạo cần đến.
Thuyết kinh nghiệm cho rằng nghệ thuật lãnh đạo chính là sự miêutả, tổng kết và thăng hoa kinh nghiệm thực tiễn công việc lãnh đạo và côngviệc liên quan đến lĩnh vực này của những người lãnh đạo Quan điểm nàyđã chỉ ra đặc điểm mang tính kinh nghiệm của nghệ thuật lãnh đạo Nghệthuật lãnh đạo không do trời sinh, cũng không phải vốn có trong tư duycủa người lãnh đạo mà ồ một mức độ rất lớn nhờ vào sự từng trải, kinhnghiệm lãnh đạo phong phú của người lãnh đạo Vì vậy, nghệ thuật lãnhđạo mang dấu ấn kinh nghiệm cá nhân và có sắc thái cá tính rõ rệt Nhưngnghệ thuật lãnh đạo được xây dựng trên cơ sở lý luận hoặc tri thức nhấtđịnh Sự ra đòi và vận dụng kinh nghiệm khống tách rời sự chỉ đạo của lý
Trang 23luận hoặc tri thức nhất định, kinh nghiệm có tính lặp lại, tính tin cậy, đồngthời cũng có mặt bả thủ, hạn chế Chỉ có thể lợi dụng tính tin cậy, tránhtính hạn chế của kinh nghiệm mới có thể xử lý tốt các sự việc đột xuất, thểhiện nghệ thuật lãnh đạo của người lãnh đạo.
Những nhân tố khả biến ảnh hưởng tới nghệ thuật lãnh đạo Nhiềunhà khoa học cho rằng, bất kỳ một lý luận mang tính tổng hợp nào về nghệthuật lãnh đạo đều nhất thiết bao gồm những nhân tố khả biến quan trọngliên quan tới nghệ thuật lãnh đạo, tổng hợp những nhân tố đó lại, gồm: mộtlà, cá tính của người lãnh đạo; hai là, các thành viên và nhu cầu, vấn đề vàthái độ của họ; ba là, tình hình tập thể tổ chức; bốn là, môi trường kháchquan và tính chất của nhiệm vụ quyết định Vạch ra một cách khoa họcthực chất của nghệ thuật lãnh đạo, nhất thiết phải phân tích những nhân tốkhả biến ảnh hưởng tới nghệ thuật lãnh đạo Đó cũng là biện pháp khả thithiết thực để nâng cao trình độ nghệ thuật lãnh đạo, một lĩnh vực mangtính tổng hợp, liên ngành, biện chứng.
Nhân tố chủ yếu cấu thành quá trình hoạt động lãnh đạo là ngườilãnh đạo, người bị lãnh đạo và môi trường, hoàn cảnh (bao gồm nhiệm vụvà môi trường, hoàn cảnh nhiệm vụ) Trong trường hợp người lãnh đạo đãđịnh, nhân tố đầu íiên ảnh hưởng tới nghệ thuật lãnh đạo là nhiệm vụ, hoặcmục tiêu của tổ chức Trình độ nghệ thuật lãnh đạo cao hay thấp, thực rathể hiện ở chỗ có thể xác định nhiệm vụ của quần chúng và thực hiện mụctiêu quần chúng một cách đúng đắn hay không Trong tác phẩm Sửa đổi lềlối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mỗi một công tác, mỗi mộtchính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dânchúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng”1 Tách rời vấn đềhoàn thành nhiệm vụ và quần chúng thì không thể nói tới nghệ thuật lãnhđạo Nhân tô' thứ hai là các thành viên phải có sự phối hợp với nhau, trởthành một chỉnh thể đoàn kết, nhất trí So với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụcủa quần chúng thì yêu cầu này giống như phần ngầm của tảng băng trôi.Yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của quần chúng liên quan tới sự việc, cònsức mạnh của sự hợp tác, phối hợp chỉ liên quan tói con người Có thểsáng tạo, tiến tới thúc đẩy nội lực của quần chúng là biểu hiện rõ nhất củanghệ thuật lãnh đạo Nhân tố thứ ba ảnh hưởng tới nghệ thuật lãnh đạo lànhu cầu cá nhân của mỗi thành viên trong tập thể Giữa các thành viêntrong tập thể dù có chung mục tiêu, chung nhu-cầu, nhưng không thể phủđịnh các thành viên trong tập thể còn tồn tại rất nhiều nhu cầu cá nhânnhư: nhu cầu vật chất, nhu cầu xã giao và nhu cầu thành tích cánhân, Những nhu cầu cá nhân đó đan xen nhu cầu chung của tập thể.Thực hiện mục tiêu của quần chúng vế cơ bản là nhất trí với nhu cầu của