1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

DE CUONG SKKN 9 TAO BIEU TUONG 1718

5 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Tân Thành A, áp dụng một số biện pháp tạo biểu tượng lịch sử qua dạy học liên môn bộ môn lịch sử hiệu quả bài học được nâng cao, học sinh thích[r]

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH A Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Tên: Một số biện pháp tạo biểu tượng lịch sử qua dạy học liên môn nâng cao

hiệu quả môn lịch sử 9 ở trường THCS Tân Thành A

Phần I Khái quát về bản thân

1 Họ và tên: Nguyễn Chế Linh, sinh năm: 01/01/1988

2 Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Thành A

3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cao đẳng Sư phạm lịch sử

4 Chức vụ: Giáo viên

5 Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp và chủ nhiệm lớp 8A2

Phần II Nội dung sáng kiến, giải pháp

1 Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải pháp.

1.1 Thực trạng tình hình đơn vị.

- Từ năm học 2012 - 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức

liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông và tổ chức cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, trong đó có bộ môn lịch sử

- Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhất là internet, giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm tư liệu, hình ảnh có liên quan đến nội dung tích hợp của bài học

- Thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch

sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa đa

Trang 2

dạng văn học, khoa học…nên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn

- Giáo viên chỉ lồng ghép nội dung các môn văn học, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật, …chưa biết cách khai thác nội dung, mức độ, phương pháp

để giáo dục phù hợp

- Thực hiện dạy học liên môn giáo viên chưa có sự đầu tư, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao

- Học sinh chưa có kỹ năng vận dụng các kiến thức các môn học phục vụ bài học đạt hiệu quả, hiểu sâu sắc nội dung bài học

- Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học…để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng

1.2 Thực trạng của bản thân.

- Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa được dự giờ và rút kinh nghiệm giảng dạy tiết dạy mẫu về tích hợp liên môn Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng

- Trong qúa trình giảng dạy tích hợp tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học chưa được hệ thống và chưa hiệu quả

- Việc sử dụng kiến thức liên môn chưa đúng lúc, chưa hợp lí, hoặc sử dụng quá nhiều văn thơ trong một sự kiện, một tiết dạy…Nên chưa nâng cao hiệu quả bài học

Trang 3

- Giáo viên chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề

- Đối với việc tích hợp liên môn trong chương trình nội khóa thì giáo viên không có nhiều thời gian để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho các

em vận dụng thực hiện

- Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề tích hợp liên môn, các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó mà các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa, còn phần mở rộng thì hạn chế rất nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng được nâng cao

- Vì vậy, hiện nay trong quá trình dạy học lịch sử ở trường vấn đề rèn luyện

kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh ở các bài học hiệu quả chưa thật như mong muốn

2 Nội dung sáng kiến (giải pháp):

2.1 Sử dụng tài liệu văn học tạo biểu tượng làm tăng dấu ấn lịch sử

2.2 Sử dụng âm nhạc tái hiện khắc sâu biểu tượng lịch sử

2.3 Sử dụng kiến thức địa lí tạo biểu tượng lịch sử

2.4 Sử dụng kiến thức giáo dục công dân tạo biểu tượng lịch sử

2.4 Sử dụng tư liệu lịch sử tái hiện biểu tượng lịch sử

2.5 Sử dụng sự kiện lịch sử tạo biểu tượng lịch sử

Phần III Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả

1 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:

Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Tân Thành A, áp dụng một số biện pháp tạo biểu tượng lịch sử qua dạy học liên môn bộ môn lịch sử hiệu quả bài học được nâng cao, học sinh thích thú, tích cực chủ động họp tập trong giờ học, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chất lượng bộ môn cũng được nâng cao lên rõ rệt

Trang 4

Một số biện pháp tạo biểu tượng lịch sử qua dạy học liên môn có thể vận dụng trong môn lịch sử ở trường THCS Tân Thành A, các trường trong huyện, cũng như đối với tất cả các cấp học, tùy theo bộ môn của mình mà gi¸o viên có thể

áp dụng những nội dụng, mức độ và phương pháp khác nhau một cách hiệu quả

2 Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải pháp

- Khi thực hiện các biện pháp như đã nêu trên về vấn đề tạo biểu tượng lịch

sử qua dạy học liên môn trong dạy học lịch sử thì chất lượng môn học được nâng cao rõ rệt, học sinh có tính đam mê, hứng thú, tích cực trong học tập chất lượng bộ môn được nâng cao hơn so với các năm học trước

- Bài giảng hay, không khí lớp học nhẹ nhàng, sinh động có sức thuyết phục hơn, xác định nội dung mức độ phù hợp với những kiến thức của bài học để giáo dục cho học sinh

- Học sinh tự giác, năng động, tích cực trong học tập lịch sử với những nội dung tích hợp đa dạng, phong phú

- Học sinh có những hiểu biết cần thiết, cơ bản về kiến thức xã hội cuộc sống, trên cơ sở đó, các em có được thái độ và hành vi tích cực vận dụng vào cuộc sống

- Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động phối hợp nhiều phương pháp, trong từng bài dạy lịch sử phù hợp với bài học và từng đối tượng học sinh

- Góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạo cho học sinh một thói quen tư duy, lập luận xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo

Phần IV Kết luận và kiến nghị

1 Kết luận:

Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý, người giáo viên lịch sử sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có

Trang 5

tính hấp dẫn với học sinh Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử theo phương pháp tích hợp đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp cho bài toán học sinh quay lưng lại với lịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Qua những kết quả đạt được nêu trên, tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện pháp tạo biểu tượng lịch sử qua dạy học liên môn lịch sử và các môn học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết đổi mới giáo dục hiện nay

2 Kiến nghị (nếu có)

- Thiết kế lại nội dung chương trình sách giáo khoa các môn học theo hướng tích hợp

- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp

- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2017-2018, đề nghị Hội đồng xét duyệt, công nhận

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người đăng ký

(Ký tên và đóng dấu) (Ký, ghi họ và tên)

Nguyễn Chế Linh

Ngày đăng: 03/12/2021, 09:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w