TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 6 – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc Bắt đầu từ cuối năm 1978, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường hơn. Kết quả là Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng kinh tế rất cao, khoảng 810% trong vòng 35 năm; mặc dù gần đây, con số này có giảm xuống 67%. Sự tăng trưởng này đã thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Bắt đầu từ một xuất phát điểm rất thấp, đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã tăng lên mức trung bình hàng năm là 2,7 tỷ đô la từ năm 1985 đến năm 1990 và sau đó tăng lên 40 tỷ đô la hàng năm vào cuối những năm 1990, khiến Trung Quốc trở thành nước nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Sự tăng trưởng đã tiếp tục, với các khoản đầu tư vào Trung Quốc đạt mức kỷ lục 136 tỷ đô la trong năm 2015 (với 103 tỷ đô la khác vào Hồng Kông). Trong 20 năm qua, dòng vốn này đã dẫn đến việc thành lập hơn 300.000 công ty doanh nghiệp do nước ngoài tài trợ tại Trung Quốc. Tổng nguồn vốn FDI ở Trung Quốc đại lục tăng từ gần như không có vào năm 1978 lên 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2015 (1,6 nghìn tỷ USD vốn FDI khác là ở Hồng Kông). Lý do cho khoản đầu tư này là khá rõ ràng. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất thế giới. Trước đây, chính phủ Trung Quốc sử dụng hàng rào thuế quan đã gây khó khăn cho các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu, vì vậy FDI là con đường thích hợp để các công ty khai thác tiềm năng to lớn ở Trung Quốc. Trung Quốc tham gia tổ chức WTO vào năm 2001. Do đó, thuế suất trung bình đối với hàng nhập khẩu đã giảm từ 15,4% xuống còn khoảng 8% hiện nay. Mặc dù vậy, việc tránh thuế nhập khẩu vẫn là một động lực để các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc (ở mức 8%, mức thuế vẫn cao hơn mức trung bình 3,5% ở nhiều nước phát triển). Bên cạnh về vấn đề thuế quan, nhiều công ty nước ngoài tin rằng kinh doanh ở Trung Quốc đòi hỏi việc hiện diện trực tiếp để xây dựng một mạng lưới quan hệ (thường được gọi là guanxi). Hơn nữa,sự kết hợp của lao động tương đối rẻ và thuế ưu đãi cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thành lập tại các đặc khu kinh tế, làm cho Trung Quốc trở thành một cơ sở hấp dẫn để phục vụ các thị trường châu Á hoặc thế giới. Ở một góc độ khác, các công ty nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn khi kinh doanh ở Trung Quốc. Mặc dù tăng trưởng hàng chục năm, Trung Quốc vẫn kém xa các quốc gia phát triển về sự giàu có và tinh vi của thị trường tiêu dùng. Điều này hạn chế cơ hội cho các công ty phương Tây. Mức lương trung bình hàng năm trong năm 2014 chỉ là 8.655 USD. Hơn nữa, một nửa trong số 770 triệu lực lượng lao động Trung Quốc làm việc ở các vùng nông thôn và chỉ kiếm được khoảng 2.000 USD một năm. Tầng lớp trung lưu, chiếm khoảng 20% lực lượng lao động, có thu nhập trung bình 12.000 USD một năm, vẫn thấp hơn nhiều so với mức của phương Tây. Chỉ 0,2 phần trăm dân số kiếm được hơn 50.000 USD một năm. Các vấn đề khác là thị trường được quản lý chặt chẽ, có thể làm cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh trở nên khó khăn. Rất nhiều những vấn đề xảy ra với các đối tác liên doanh địa phương do các công ty nước ngoài thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết, hoặc chỉ đơn giản là các bên hoạt động theo các mục tiêu khác nhau. Một nhà quản lý người Mỹ giải thích rằng khi ông sa thải 200 người để giảm chi phí, đối tác Trung Quốc của ông đã thuê lại tất cả vào ngày hôm sau. Khi ông hỏi lý do tại sao họ được thuê lại, bộ phận của Trung Quốc, thuộc sở hữu của chính phủ, giải thích rằng với tư cách là một cơ quan của chính phủ, công ty có “nghĩa vụ” giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các công ty phương Tây cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ của họ vì điều này vốn chưa được quan tâm thích đáng ở Trung Quốc từ trước đến giờ. Câu hỏi: Theo bạn, những yếu tố nào sẽ giúp một quốc gia thu hút được nhiều FDI hơn? Vì sao?