Tiểu luận các phương pháp giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương

12 4 0
Tiểu luận các phương pháp giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Một số giải pháp hay về tổ chức giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương A. Mở đầu I. lý do chọn đề tài: Đất nước trong thời kỳ đổi mới, đang trên đà phát triển kinh tế, văn hóaxã hội, giữ vững Quốc phòng và An ninh, những bối cảnh đặt ra là các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá Cách mạng nước ta, chúng lợi dụng hoạt động bằng nhiều hình thức. Trong những năm gần đây trên địa bàn các Tỉnh Thành, Huyện, Thị xã, tình hình tội phạm có phần gia tăng làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà đối tượng chủ yếu tập trung vào những nơi có nhiều sơ hở, những địa bàn diễn ra nhiều hoạt động của xã hội; phức tạp về an ninh trật tự, bọn tội phạm và phần tử xấu thường lợi dụng để hoạt động phạm tội. Tại địa bàn xã trong những năm qua dù lực lượng công an xã đã phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành áp dụng nhiều biện pháp để ổn định tình hình trật tự và thu được một số kết quả nhất định. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý xã hội, những nhận thức chưa đầy đủ về đạo đức, pháp luật, văn hoá... Địa hình địa bàn khá phức tạp, có nhiều con đường thông thương qua lại, nên các đối tượng bên ngoài dể lợi dụng hoạt động. Do đó, tình hình trật tự còn diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là Một số vấn đề về tổ chức giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn theo chức năng công an xã . II. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả nhằm đạt tới những mục đích sau: Giúp cho bản thân củng cố, nâng cao lý luận nghiệp vụ về công tác giữ gìn trật tự ở địa bàn. Đồng thời là bước tập rượt ban đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, biết vận dụng lý luận vào vấn đề thực tiễn đang đặt ra để phục vụ cho công tác sau này. Thông qua việc nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng về tình hình trật tự ở địa bàn, các biện pháp mà công an xã đã áp dụng. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn để đề xuất biện pháp giải quyết, nâng cao chất lượng trong công tác này. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Trong bất cứ một đề tài nào, việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là hết sức cần thiết. Với nhận thức đó tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Công tác tổ chức giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn theo chức năng công an xã. 2. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nhỏ hẹp của một bài tiểu luận, do còn có nhiều hạn chế về thời gian, cũng như tri thức nên tác giả chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu bao gồm: Chỉ đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn có tính chất trọng điểm. Vấn đề này có thể sẽ do nhiều ngành khác nhau nghiên cứu, nhưng ở bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu theo phạm vi, chức năng của công an xã. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn. Đánh giá đúng thực trạng về tình hình trật tự, an toàn, vệ sinh, mỹ quan. Nghiên cứu những biện pháp tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn của công an xã. Từ đó đánh giá, phân tích rút ra những kết luận, đề xuất biện pháp giải quyết góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tình hình trật tự ở trên địa bàn. B. Nội dung Phần I: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu I. Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu: Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội... các thành phố, thị xã được mở rộng, các khu công nghiệp được hình thành và phát triển, sự giao lưu đi lại của nhân dân ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho quần chúng nhân dân. Những địa điểm công trình do Nhà nước, các tổ chức xã hội và tư nhân xây dựng thường xuyên được đưa vào sử dụng hoặc khai thác sử dụng theo quy luật thời gian. Nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu chính đáng về vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây là những vấn đề mà mọi người có thể tự do lui tới để thực hiện các mục đích khác nhau của đời sống xã hội. Để góp phần giữ vững tình hình trật tự ở địa bàn xã, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu công tác tổ chức giữ gìn an ninh trật tự theo chức năng của công an xã. II. Quan điểm lý luận của nghiên cứu: Giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn xã là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp và mọi người. Lực lượng Công an xã là chủ thể có trách nhiệm cùng với các ban ngành, tổ chức đoàn thể tiến hành tổ chức sắp xếp, giữ gìn trật tự, hoạt động có nề nếp, xoá bỏ những điều kiện thuận lợi mà bọn tội phạm và phần tử xấu lợi dụng hoạt động, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội. Pháp lệnh của Công an xã đã chỉ rõ: Lực lượng Công an xã chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, phát hiện nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật và kiến nghị các biện pháp loại trừ những nguyên nhân, điều kiện đó. Trong quá trình tổ chức giữ gìn trật tự ở địa bàn đối với lực lượng Công an xã cần quán triệt một số vấn đề: Có sự chỉ đạo chặt chẽ thống nhất; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi ngành; đề ra nội quy, quy định cho các hoạt động ở trên địa bàn, lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự phải quán triệt, nắm vững các văn bản quy định về giữ gìn trật tự. Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, tinh thần cảnh giác cách mạng, nhạy bén phát hiện mối quan hệ tốt, xấu. Đồng thời có kế hoạch dự kiến những tình huống có thể gây mất trật tự nơi để có biện pháp giải quyết. Khi tiến hành giữ gìn trật tự trên địa bàn phải áp dụng biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình. Phương án giữ gìn trật tự phải sát hợp, có hiệu quả, tránh rập khuôn máy móc. Mặt khác phải năng động, linh hoạt giải quyết các vụ việc nổi lên. Công tác giữ gìn trật tự là một nội dung quan trọng của biện pháp hành chính về an ninh trật tự đồng thời là công tác xã hội có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều người. Mỗi người dân đến phải có nghĩa vụ, trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự. Phần II: Kết quả nghiên cứu I. Những đặc điểm cơ bản của địa bàn liên quan đến công tác tổ chức giữ gìn trật tự 1. Trên địa bàn thường có tính năng, tác dụng, mục đích phục vụ khác nhau, tính phức tạp diễn ra khác nhau, nên những yêu cầu đặt ra để đảm bảo trật tự cũng khác nhau. Địa bàn có phạm vi rộng, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động cũng hết sức đa dạng, phong phú. Căn cứ vào tính chất, mục đích, yêu cầu bảo vệ và quá trình hoạt động, xác định rõ: Trên địa bàn thường xuyên được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ các nhu cầu, mục đích của đời sống xã hội.. Do tính chất hoạt động khác nhau, mục đích phục vụ khác nhau, đối tượng phục vụ khác nhau, nên tính phức tạp cũng khác nhau. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra của công tác tổ chức giữ gìn an ninh trật tự cũng có sự khác nhau. 2. Địa bàn là nơi diễn ra nhiều mặt hoạt động của xã hội, đồng thời cũng là nơi thường tập trung đông người, thành phần xã hội đa dạng, phức tạp do nhu cầu của con người về vật chất, tinh thần trong đời sống xã hội, con người có thể đến để thực hiện nhu cầu của mình. Bên cạnh đó bọn tội phạm và phần tử xấu cũng sẽ lợi dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có và những sơ hở, thiếu sót để hoạt động. Địa bàn là nơi diễn ra nhiều hoạt động xã hội, thành phần xã hội đa dạng, phức tạp, do đó vấn đề nổi lên đó là: sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy ước của công dân ở địa bàn cũng khác nhau. Mặt khác ở địa bàn cũng hình thành và tập

Ngày đăng: 26/11/2021, 14:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan