1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng của v i lênin về kế thừa thành tựu của chủ nghĩa tư bản vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội việt nam thời kỳ đổi mới

186 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 5,96 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN CHINH TRI QUỐC GIA HO CHi MINH 8 2s of fe 2c Ae fe he ae of ae He ofc 2k fe fe oe oe 2c BAO CAO TONG QUAN KHOA HOC DE TAI CAP BO 2006 - 2007

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ KẾ THỪA THÀNH TỰU CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Don vi chi tri: Vien CNXHKH

Trang 2

DANH SACH CONG TAC VIEN THAM GIA DE TAI _— PGS.TS Nguyễn Đức Bách 2.CN Trần Kim Bình 3 GS.TS Chu Văn Cấp 4 TS Bui Thị Ngoc Lan 5 Th.s Vũ Thị Xuân Mai 6 Th.s Nguyén Tién Manh 7 CN Nguyễn Đức Minh 8 TS Vũ Viết Mỹ 9 TS Nguyễn An Ninh 10 PGS.TS Đề Thị Thạch (Thư ký đề tài) 11 TS Nguyễn Trần Thành (Chủ nhiệm dé tai) 12 TS Đoàn Trường Thụ

Trang 4

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương 1

Tư tưởng V.I.Lênin về kế thừa thành tựu chủ nghĩa tư bản vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

1.1 Tính tất yếu kế thừa thành tựu, kinh nghiệm CNTB để xây dựng CNXH theo tư tưởng V.I.Lênin

1.2 Một số nguyên tắc khi kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của

CNTB để xây dựng CNXH theo tư tưởng V.I.Lênin

1.3 Những nội dung cơ bản về kế thừa thành tựu CNTB trong xây dung CNXH ~ theo tư tưởng V.I.Lênin

Chương 2

Thực trạng vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về kế thừa thành tựu chủ nghĩa tư bản vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam

2.1 Trên lĩnh vực kinh tế

2.2 Trên lĩnh vực dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền 2.3 Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo

2.4 Trên lnh vực khoa học — công nghệ Chương 3

Tiếp tục vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về kế thừa kinh nghiệm, thành tựu chủ nghĩa tư bản vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.1 Trên lĩnh vực kinh tế

Trang 5

I Tính cấp thiết của đề tài:

1- Lịch sử phát triển xã hội ở nước ta thời gian qua cũng như tại nhiều

quốc gia khác trên thế giới đã khẳng định sự thành bại trên con đường phát

triển của mỗi quốc gia không chỉ tuỳ thuộc vào việc lựa chọn con đường phát

triển nào, CNTB hay CNXH, mà ngay cả khi đã lựa chọn con đường đúng đắn là đi lên CNXH nhưng do việc lựa chọn biện pháp, bước đi không đúng thì sự

nghiệp xây dựng CNXH vẫn có thể gặp thất bại

Ở nước ta trải qua trên 70 năm kiên định và thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thu được nhiều kỳ tích vĩ đại Đặc biệt qua 20 năm Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống người đân không ngừng được nâng cao về vật chất và tỉnh thần Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được đáng kể từ chính công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam

cho thấy sự giáo điều, rập khuôn máy móc, nôn nóng mong muốn có ngay CNXH chỉ trong một thời gian ngắn bắt nguồn từ nhận thức giáo điều, giản đơn về CNXH, cũng như không đánh giá đúng mức sức sống của CNTB, phủ

định sạch trơn những thành tựu loài người đã đạt được trong CNTB là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho CNXH hiện thực rơi vào trì trệ, khủng hoảng, cuối cùng bị sụp đổ vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước Ở nước ta sự khủng hoảng kinh tế - xã hội

những năm cuối thập miên 70 và đầu những năm 80 của thế ký trước cũng

không nằm ngoài quy luật chung đó Chính điều này đã đặt ra cho chúng ta

cấp thiết phải đổi mới: "Tư duy lý luận về CNXH", "Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam"

Trang 6

xong xuôi, trái lại, đã trở thành vấn đề nghị sự của nhiều kỳ họp Đại hội Đảng, nhiều kỳ họp của Chính phủ Cũng chỉ qua thực tiến và tổng kết thực tiễn nhiều năm xây dựng CNXH từ những thành công và cả những vấp váp sai

lầm khó tránh khỏi trong việc phát triển lực lượng sản xuất, xác lập quan hệ sản xuất, chúng ta ngày càng hiểu rõ "con đường ải lên CNXH bỏ qua chế độ

TBCN'" là gì, nội dung gì có thể "bở qua" và nội dung gì "không thể bỏ qua" "Nội dung bỏ qua" đã được Đảng ta khẳng định rõ: "bở qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến

trúc thượng tầng TBCN"!

"Nội dung không bở qua" là những yếu tố mà chúng ta đang bị thiếu hụt căn bản cần phải được kế thừa, phát triển để đi tới mục tiêu XHCN chính là

những thành tựu loài người đã đạt được trong CNT về khoa học - công nghệ,

về trình độ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý xã hội

Thực tế là, trước Đổi mới, đo tư duy giáo điều, giản đơn về CNXH, đặc biệt về quan hệ sở hữu, chúng ta đã đồng nhất công hữu với CNXH, xoá tư hữu, xoá CNTB cũng đồng nghĩa chúng ta đã có CNXH; đồng nhất kinh tế tư

nhân, kinh tế hàng hoá, thị trường thuộc phạm trù CNTB, đối lập với CNXH,

là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của CNXH Nhờ có Đổi mới, nhận thức lại,

chúng ta đã kế thừa, phát triển những thành tựu loài người đã đạt được trong CNTE bằng con đường chủ động, tự giác nhưng lại không phải đi theo con đường TBCN, mà phục vụ mục tiêu xây dựng CNXH

Xây dựng CNXH phải dựa trên những thành tựu văn minh loài người đạt được trong CNTE Đó vừa là một hướng tiếp cận không thể thiếu được khi xây dựng CNXH do chủ nghĩa Mác-Lênin vạch ra đã được Đảng ta vận dụng sáng

tạo Nhờ đó, chỉ trong ít năm chúng ta không chỉ đã vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh

- CNH, HDH

Trang 7

3- CNH, HDH 1a diéu kién, tién dé vat chat dam bao cho CNXH duoc

xây dựng thành công Không sử dụng CNTE (kể cả tư bản trong nước và tư

bản ngồi nước), khơng kế thừa thành tựu loài người đã đạt được trong CNTB

khó thực hiện thành công CNH, HĐH Nhưng đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua cả một chế độ xã hội - xã hội TBCN - thì CNH, HĐH cần thực hiện như thế nào? Biện pháp, bước đi ra sao? Kế thừa như thế

nào? Kế thừa có chọn lọc hay kế thừa "ứrọn gói" cả thành tựu và hạn chế của

CNTE là vấn để rất mới mẻ, phức tạp đòi hỏi phải tiếp tục được luận giải có

căn cứ khoa học, thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin Không chỉ có vậy, chúng ta phải vận dụng sáng tạo tư tưởng của C.Mác, Ph Ăng ghen, và đặc

biệt là V.I.Lênin về việc tiếp thu, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm CNT vào xây dựng CNXH Và, chỉ có như vậy, CNH, HĐH mới đảm bảo chắc chắn rằng không chỉ có thể đi nhanh đến đích CNXH, không bi “tur hdu", ma không bị "chệch hướng" XHCN Bởi lẽ, V.J.Lênin đã có những tư tưởng xuất sắc về việc kế thừa thành tựu trong CNTB vào xây dựng CNXH ở nước Nga sau

Cách mạng tháng Mười

Như vậy, trở lại tìm hiểu tư tưởng của V.LLênin về kế thừa kinh

nghiệm, thành tựu CNTEB vào xây dựng CNXH và vận dụng tư tưởng của Người vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta là vấn dé quan trọng và cấp

bách biện nay, không chỉ để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mà còn có ý

nghĩa bảo vệ, phát triển học thuyết Mác-Lênin - học thuyết khoa học về xây

dựng CNXH

II Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Trong những năm gần đây, việc làm rõ vấn đề "Con đường ái lên CNXH ở Việt Nam", "Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở Việt Nam" là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và Nhà nước ta giao cho các nhà khoa học cũng như các nhà lãnh đạo thực tiễn nghiên cứu, tổng kết Đã có nhiều cuộc hội nghị, hội

Trang 8

khai nghiên cứu, nghiệm thu, một số công trình tiêu biểu được xuất bản thành

sách Cụ thể là:

- GS.Nguyễn Đức Bình: Đề tài KHXH-01-01 "Về CNXH và con đường

đi lên CNXH ở Việt Nam" Đây là công trình khoa học cấp Nhà nước đề cập

toàn điện nội dung, đặc trưng CNXH, nét đặc thà mô hình chủ nghĩa xã hội ở

Việt nam, những hình thức, bước đi và những nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện

để xây dựng thành công CNXH ở nước ta Tuy nhiên, tư tưởng V.I Lê nin về

kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNTB vào xây dựng CNXH ở nước ta chưa

được đề cập

GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn: Đề tài KHXH-01-04 "Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TRƠN ở Việt Nam" Day là đề tài khoa học cấp Nhà nước đã đề cập

khá chí tiết đặc điểm xã hội Việt nam khi quá độ lên CNXH Đồng thời thông qua

việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để tài cũng đã đề cập tới những nội dung, nhiệm vụ cụ thể chúng ta cần và bát buộc phải thực biện, không thể “bỏ

qua” để xây dựng thành công CNXH, cũng như những nội dung có thể “bỏ qua”

Tư tưởng V.I Lê nin về thời kỳ quá độ và những công việc giai cấp vô

sản cần thực hiện khi xây dựng CNXH cũng đã được đề cập tới trong nội dung đề tài nhưng việc vận dụng tư tưởng của Người về kế thừa thành tựu, kinh

nghiệm CNTE vào xây dựng CNXH ở nước ta chưa được đề cập rõ nét

- GS.TS Phạm Ngọc Quang: Đề tài KHXH-01-06 "Về những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu và cách giải quyết các mâu thuẫn trên con đường phát triển đất nước theo định hướng XHCN" Đề tài đã đề cập một hệ thống các mâu

thuẫn cơ bản, chủ yếu nổi lên trong xã hội cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn này đảm bảo sự phát triển đất nước theo con đường XHCN Việc để cập tư tưởng V.I.Lê nin về kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNTB vào xây dựng

CNXH cũng như vận dụng tư tưởng của Người về kế thừa những thành tựu,

kinh nghiệm CNTB vào thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta không phải là

mục tiêu, nhiệm vụ chính của đề tài nên đề tài không đề cập trực tiếp vấn để

Trang 9

- GS.TS Trinh Quốc Tuấn: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và

công bằng xã hội rong Hến trình CNH, HDH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta (Đề tài khoa học cấp Bộ 1999 - 2000) Đề tài đã để cập tới vấn để nóng bỏng nhất nhưng không dễ giải quyết bởi xã hội

vận hành theo cơ chế thị trường, với mục tiêu lợi nhuận nên không phải lúc

nào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với công bằng và bình đẳng xã hội Song, trong CNXH phải thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển

Tuy nhiên, tr tưởng V.ILLê nin về kế thừa kinh nghiệm, thành tựu

CNTB vào xây dựng CNXH cũng như vận dung tư tưởng của Người vào xây

dựng CNXH ở Việt nam để tài không đề cập

- GS.TS Đào Trí Úc (chủ biên): Xôy đựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb CTQG, HN.,2005 Công trình đã tái hiện toàn bộ

lịch sử hình thành nhà nước pháp quyền Việt nam, những đặc trưng bản chất

nhà nước pháp quyển cũng như tính đặc thù nhà nước pháp quyền Việt nam Những yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyên Việt nam cũng được đề cập trong công trình này

Tuy nhiên, việc vận dụng kinh nghiệm, thành tựu của CNTT trên lĩnh

vực xây dựng nhà nước pháp quyền vào thực tiễn xây dựng CNXH chỉ dừng

lại như là yêu cầu cấp thiết, các nội dung khác, chẳng hạn, trên lĩnh vức kinh tế, chính trị, xã hội, công trình chưa đề cập

-TS Thang Văn Phúc, PGS.TS Nguyễn Đăng Thành (chủ biên): Một số lý thuyết và kinh nghiệm tổ chức Nhà nước trên thế giới, NxbCTQG, HN.,2005 Công trình đã để cập những lý thuyết về tổ chức Nhà nước trong xã

hội hiện đại cùng những kinh nghiệm về vấn đề này

Tưởng V.ILLê nin về kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNT vào thực

Trang 10

- PGS.TS Tô Huy Rứa, GS.TS Hoang Chí Bảo, PGS.TS Trần Khác Việt,

PGS.TS Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên): Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb CTQG, HN.,2006

Đây là công trình nghiên cứu công phu tổng kết 20 năm đổi mới tư duy

lý luận của Đảng trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn

hoá đến pháp luật, xây dựng Đảng chính trị, xã hội Nhờ đó, công trình không chỉ cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về quá trình đổi mới tư duy của

Đảng mà còn củng cố lòng tin của chúng ta vào con đường đi lên CNXH do

Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

Nội dung vận dụng kinh nghiệm, thành tựu CNTE theo tư tưởng V.I.Lê nin vào xây dựng CNXH ở Việt nam chưa được đề cập

Nhìn tổng quan, các công trình nghiên cứu nêu trên phần lớn đền tập trung phân tích và làm rõ đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; những

mâu thuần cơ bản, chủ yếu cần giải quyết; vấn để thời đại, thực hiện CNH,

HĐH cùng với việc nêu bật những thành tựu đã đạt được trong xây dựng CNXH, đặc biệt từ ngày Đổi mới Các tác giả cũng nhấn mạnh thời cơ và cả

thách thức của tiến trình mở cửa, hội nhập, xu thế tồn cầu hố đối với việc xây dựng CNXH Bởi lẽ, một mặt, mở cửa hội nhập là cơ hội để chúng ta "đi

tắt, đón đầu", "rút ngắn" quá trình CNH, HĐH, mặt khác, trong điều kiện

tồn cầu hố, kinh tế tri thức lạt do CNTB độc quyên nắm giữ, chi phối, nếu

không có một lý luận khoa học sơi đường, đường lối lãnh đạo sáng suốt, sự

tỉnh táo, khôn ngoan của của Đảng, CNH, HĐH rất khó tránh khỏi chệch

hướng XHCN

2.2 Ngoài những nội dung nêu trên các công trình cũng đã đề cập tới tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về CNXH và xây dựng CNXH Một vài tác giả đã bước đầu dé cập tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng CNXH

Trang 11

đều xuất phát từ những tác phẩm của Người viết trong thời kỳ thực hiện "chính

sách kinh tế mới", và chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ kinh tế Thực tế là, tư tưởng của V.LLênin về "kế thừa những thành tựu trong CNTB" khong thé qui giản chỉ là vấn đề kinh tế (mặc dù đây là vấn đề cốt lõi) mà còn có cả vấn đề

tổ chức, quản lý xã hội, vấn để văn hoá, chính trị, thực hành đân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền Thế nhưng, hầu như chưa có công trình nào để cập toàn diện tư tưởng của Người về việc "kế thừa thành tựu trong CNTB vào

thực tiễn xây dựng CNXH” Chính vì vậy, đây vẫn còn là "khoảng trống" cần

được tiếp tục quan tâm, nghiên cứu làm sáng tỏ, đặc biệt trong điểu kiện nước

ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH

2.3 Liên quan trực tiếp tới để tài cấp bộ này có dé tai: "Tu tưởng V.I.Lênin về kế thừa thành tựu CNTB vào quá trình xây dựng CNXH Ý nghĩa

việc kế thừa đó ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" -

Đề tài Giám đốc Học viện CTQG Hỏ Chí Minh giao cho Viện CNXHKH thực

hiện do PGS.TS Nguyễn Văn Oánh làm chủ nhiệm, thực hiện năm 2005 Đề

tài bước đầu đã đề cập tới tư tưởng V.I.Lênin về những nguyên tắc và một số nội dung có thể và cẩn phải kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNTB vào xây

dung CNXH noi chung

Sự tương đồng, thậm chí một số điểm, đề mục trùng hợp giữa hai dé tài cũng là bình thường, bởi lẽ, để tài cấp bộ này được quyết định triển khai nâng cấp từ đề tài Giám đốc Học viện giao thực hiện nam2005 Song sự khác nhau

giữa hai đề tài cũng rất rõ

Mục tiêu để tài Giám đốc giao là trên cơ sở làm rõ tư tưởng V.I.Lênin

về kế thừa thành tựu, kinh nghiệm CNTB vào xây dựng CNXH đánh giá thực

trạng vận dụng tư tưởng này vào thực tiễn xây dung CNXH (chủ yếu ở Trung Quốc và Liên Xô cũ) Phần vận dụng này ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mặt ý

Trang 12

dụng kinh nghiệm, thành tựu CNTB vào thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam ma dé tai trước chưa đặt ra trong mục tiêu, nhiệm vụ; đồng thời phân tích và để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng của Người về vấn đề đã nêu vào thực tiễn đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt nam

Muốn vậy, cùng với việc làm rõ tư tưởng của Người vế kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNTB như một nội dung bắt buộc thì nội dung trọng tâm đề tài cấp bộ lần này phải thực hiện là làm rõ thực trạng cũng như các các giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng vốn là nội dung để tài Giám đốc giao trước

đó chưa đề cập

II Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Lam rõ tư tưởng của Lênin về vấn để "kế /hừa" thành tựu đạt được

trong CNTI vào xây dựng CNXH

- Đánh giá thực trạng, xu hướng kế thừa thành tựu trong CNT vào thực

tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận

dụng tư tưởng V.ILLênin về kế thừa thành tựu kinh nghiệm CNTB vào sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay

1V Phạm vi nghiên cứu:

- Những tác phẩm của V.I Lênin viết sau Cách mạng tháng Mười; đặc

biệt là những tác phẩm viết vào thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới

(NEP)

- Các văn kiện Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước ta từ ngày Đổi mới đến nay

- Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam (trước và sau Đổi mới) V, Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:

Trang 13

tượng đến cụ thể và phân tích hệ thống Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp khảo cứu các tác phẩm kinh điển của V.J.Lênin

- Phương pháp khảo cứu Văn kiện, Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam - Phương pháp so sánh thành tựu xây đựng CNXH (trước và sau Đổi mới) như là kết quả của việc áp dụng thành tựu CNT vào xây dựng CNXH ở Việt Nam

VI Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, để tài tập trung làm rõ 3 nội dung

cơ bản sau:

Phần I: Tư tưởng của Lênin về kế thừa thành tựu trong chủ nghĩa tư bản

vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Phần II: Thực trạng vận dụng tư tưởng Lênin về kế thừa thành tựu chủ nghĩa tư bản vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội

Phần IH: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kế thừa thành tựu chủ

Trang 14

Chuong 1

TU TUGNG V.LLENIN VE KE THUA THANH TUU

CHU NGHIA TU BAN VAO QUA TRINH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Tính tất yếu kế thừa thành tựu, kinh nghiệm CNTB để xây

dựng CNXH theo tư tưởng V.E.Lênin

Lịch sử phát triển xã hội là một quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên;

là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chế độ nô lệ, phong kiến, TBCN, cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn thấp là CNXH) trong đó hình thái trước chuẩn bị những tiền đề, điều kiện cho hình thái sau ra đời bằng nhiều cách: :ao ra cơ sở vật chất kỹ thuật, chỉ ra cách thức để giải quyết những vấn đề mà hình thái trước lỗi thời không thể giải quyết trong khuôn khổ của nó, và thông qua thống nhất và đấu tranh giữa hai

mặt đối lập để phủ định biện chứng, từ đó tạo ra một trình độ phát triển mới

của xã hội Còn hình thái kinh tế - xã hội sau không thể không tiếp thu, kế thừa những hạt nhân hợp lý của hình thái kính tế - xã hội trước đó

Vấn đề đặt ra: thế nào là quan niệm đúng đắn về kế thừa ? Vì sao trong quá trình xây dựng CNXH phải kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNTB ?

Trong tác phẩm "Bút ký Triết học" V.ILênin đã có quan điểm biện chứng duy vật về kế thừa Kế thừa theo quan điểm V.[.Lênin là một biểu hiện

trong quan hệ đấu tranh và thống nhất giữa các mật đối lập; là sự lựa chọn

những hợp lý, ưu việt của mặt đối lập để tồn tại, tiến hoá, phát triển và phủ

Trang 15

ty be

mặt, thuộc tính sang mỗi cái khác (sang cái đối lập với nó)”! Sự kế thừa là “sự chuyển hoá, sự tràn cái nọ sang cái kia'”, và luôn diễn ra như một qui luật phan ánh sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng, giữa cái cũ và cái mới, nên

kế thừa là sự bảo tổn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật, hoặc hiện

tượng, quá trình cũ trong sự vật hoặc hiện tượng, quá trình mới, là cơ sở tồn tại

phát triển của sự vật, hiện tượng Thực tế, sự tồn tại, vận động, phát triển của mỗi sự vật không thể có được trên mảnh đất trống rỗng mà phải trên cơ sở bảo

tồn, lưu giữ cái cũ; từ đó mở rộng, bổ sung những đặc điểm cái cũ (sự vật cũ) và nâng lên một trình độ mới, chất mới

Dựa trên việc phân tích sự vận động, phát triển xã hội, đặc biệt là sự ra

đời nước Nga XHCN, V.I.Lênin đã chỉ rõ sự kế thừa diễn ra khi một hình thái

mới ra đời (hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa) và đang trong thời kỳ

“quá độ”; còn hình thái bị phủ định (hình thái kinh tế —-xã hội TBCN) tuy đã lỗi thời về lịch sử song vẫn còn cơ sở tiếp tục tồn tại do đó kế thừa thực sự là một sự tương tác — là kế thừa lẫn nhau

Trước V.ILLênin, C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu sự phát triển xã

hội đặc biệt là xã hội tư bản cũng đã có những quan niệm hết sức sâu sắc về sự

kế thừa Các ông viết: “lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những chế độ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ trước để lại”” Các ông cũng đã

chi rõ sự kế thừa trong lịch sử phát triển xã hội: “Một chế độ xã hội không bao

Trang 16

Phát triển, cụ thể hoá tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự ra đời CNXH kết hợp với sự tổng kết, khái quát thực tiễn những năm trực tiếp lãnh

đạo công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga, V.LLênin đã có quan niệm sâu

sắc về kế thừa trong sự tồn tại, phát triển xã hội Theo V.I.Lênin ihực chất việc

kế thừa CNTB chính là tiếp thu, học tập những thành tựu, kinh nghiệm loài người

đã đại được trong CNTB để xáy dựng CNXH Đó là tư tưởng nổi bật của ông

trong việc xây dung CNXH

Thực tế là, nước Nga khi bất tay vào xây dựng CNXH cũng còn ở vào

tình trạng hết sức thấp kém: một nước Nga tiểu nông, lạc hậu, đa số người dân

còn mù chữ, CNTB chưa phát triển, nền sản xuất nhỏ, khoa học, kỹ thuật lạc

hậu, văn hoá thấp kém “Cốt vật chất” để xây dựng CNXH vốn được chuẩn bị từ CNTB còn ít, trình độ lực lượng sản xuất thấp nên việc kế thừa thành tựu CNT vào xây dựng CNXH không chỉ là rất cần thiết, cấp bách mà còn tất yếu Chính V.I.Lênin đã phê phán gay gắt quan điểm đố ky hẹp hòi, bắt nguồn

từ tư duy siêu hình, phản biện chứng khi đối lập máy móc CNTB và CNXH, rằng CNTB do dựa trên chế độ tư hữu, bóc lột nên là kẻ thù của nhân dân, kẻ

thù của CNXH mà không thấy rằng chính CNTB trong quá trình phát triển đã

chuẩn bị những điều kiện, tiền để cả về kinh tế, kỹ thuật và chính trị cho

CNXH; bản thân những hình thức tổ chức sản xuất, phân phối ưu việt của

CNXH cũng đã được thai nghén từ trong lòng CNTP, hơn nữa, những quốc gia TBCN phát triển nhất hiện nay lại là những quốc gia chứa đựng nhiều “nhân

tố” XHCN nhất, đặc biệt về kinh tế, khoa học kỹ thuật Bởi vay,CN XH trong

quá trình vận động, phát triển không thể không kế thừa thành tựu loài người

đã đạt được trong CNTB Nhấn mạnh vấn đề này V.I.Lênin đã khẳng định:

chính quyển Xô viết phải biết “dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của các nước TBCN để xây dựng CNXH trên một số lĩnh vực kinh tế xã hội”,

Như vậy, theo V.LLênin kế thừa là biểu hiện của quan hệ đấu tranh và

thống nhất giữa các mặt đối lập, là cơ sở, điều kiện tồn tại, vận động, phát

Trang 17

triển của sự vật Đó là qui luật khách quan Vì vậy, việc kế thừa, tiếp thu

những thành tựu, kinh nghiệm CNTB để xây dựng CNXH không chỉ có tính cấp thiết mà còn là tất yếu khách quan Sự phân tích đưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn để này

Một là, kế thừa, tiếp thu những thành tựu của CNTB vào xây dựng CNXH là một quá trình phát triển biện chứng của lịch sử nhân loại từ

CNTB sang CNXH

Tổng kết lich sử phát triển xã hội loài người C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra rằng: Lịch sử phát triển xã hội loài người tuân theo các qui luật khách quan, rằng “lịch sử loài người là quá trình lịch sử — tự nhiên”,

Cho đến nay, lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội mà nên tảng của nó là 5 phương thức sản xuất tương ứng (cộng

sản nguyên thuy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN, cộng sản chủ nghĩa)

Sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội

khác cao hơn là kết quả sự phát triển của 3 yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, thượng tầng kiến trúc trong mối quan hệ biện chứng quan hệ

sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù hợp hạ tầng cơ sở một cách khách quan Đó là sự phát triển

thống nhất giữa tiệm tiến và nhảy vọt, giữa tuần tự và cách mạng Sự tiệm tiến (tuần tự) là sự phát triển của từng bộ phận, với những bước nhỏ, từ từ Cách

mạng là sự phát triển toàn điện với bước phát triển tốc độ nhanh, tạo sự biến

đổi căn bản về chất Do đó, sự vận động, biến đổi xã hội tuân theo quy luật

giống như sự phát triển trong tự nhiên C.Mác ~ Ph.Ängghen gọi sự phát triển

xã hội như là quá trình lịch sử — tự nhiên Diễn đạt quá trình lịch sử - tự nhiên, các ông dùng các hình tượng “xã hội mới thai nghén trong lòng xã hội cũ”; “xã hội mới vừa lọt lòng, vừa thoát thai từ xã hội cũ sau những cơn đau đẻ kéo đài”

Trang 18

công ở châu Âu kéo đài suốt hai thế kỷ rưỡi (từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ

XVII) làm cơ sở xuất hiện cách mạng tư sản những năm sau đó Khi cách mạng tư sản nổ ra thì cuộc cách mạng này có ý nghĩa như bà đỡ cho sự ra đời

xã hội tư bản, tạo bước phát triển nhảy vọt trong sự phát triển của xã hội loài

người Điển hình là các cuộc cách mạng tư sản Anh (1640), Pháp (1789) Thay thế xã hội phong kiến, CNTB với cơ sở vật chất - kỹ thuật hùng hậu và bộ máy Nhà nước năm giữ các cơ quan cưỡng chế trong tay như: quân

đội, cảnh sát, toà án, nhà tù giai cấp tư sản, mội mặt, củng cố chính quyền, củng cố quan hệ sản xuất TBCN và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển với

mục tiêu tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho giai cấp tư sản Mã: khác, việc thực hiện mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa bằng mọi cách đòi hỏi giai cấp tư sản

phát triển lực lượng sản xuất, đưa kỹ thuật mới hiện đại vào sản xuất làm biến đổi các công trường thủ công thành công xưởng công nghiệp hiện đại, biến

đổi công nhân công trường thủ công thành giai cấp công nhân hiện đại

Nền công nghiệp hiện đại tập trung lực lượng sản xuất với quy mô ngày

càng lớn (không chỉ là các công cụ, phương tiện lao động, tư bản, mà cả người

lao động - giai cấp công nhân) đòi hỏi phải thường xuyên cải tiến công cụ sản xuất trên cơ sở áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho tri thức ngày càng trở thành yếu tố của lực lượng sản xuất; nó thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất theo xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố; nó tạo ra năng suất lao động cao và với tốc độ rất nhanh, chỉ

trong 100 năm bằng tất cả các thời đại trước cộng lại; một thế hệ bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại, chất lượng tốt, hiệu quả ngày càng cao Giai cấp

công nhân hiện đại - lực lượng lao động gắn liền với nên công nghiệp - không

ngừng phát triển, trở thành lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội hiện đại

Tư tưởng biện chứng về sự vận động, phát triển của xã hội, cũng như sự cần thiết phải kế thừa, tiếp thu thành tựu CNTE để xây dựng CNXH, đã được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin dự báo khoa học Các ông nêu rõ, giống như

Trang 19

và phát triển trong lòng chế độ phong kiến châu Âu từ cuối thế kỷ XV đến giữa thế ký XVIH là tiền để của các cuộc cách mạng tư sản và trở thành cơ sở

kinh tế, xã hội của xã hội tư bản, thì từ giữa thế ký XVIH cuộc cách mạng

công nghiệp cũng bất đầu nảy sinh và hình thành trong lòng xã hội TBCN châu Âu một lực lượng sản xuất mới — nền công nghiệp hiện đại mà giai cấp

công nhân là người đại biểu, là tiền để của cách mạng XHCN và là cơ sở kinh tế - xã hội của CNXH sau này

Với tư tưởng biện chứng duy vật trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo khoa học rằng: “Đại công nghiệp đã phá sập

chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng nên chế độ sản xuất và chế độ chiếm hữu của nó Giai cấp tư sản không những đã rèn những

vũ khí sẽ giết mình mà còn tạo ra người sử dụng vũ khí ấy, những công nhân hiện đại, giai cấp vô sản Sự sụp đồ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai

vl,

_ cấp vô san là tất yếu như nhau”!; C.Mác, Ph.Ăngghen xem “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử — tự nhiên”

Hai là, mọi thành tựu khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục là kết

quả lao động của nhân dân (cả lao động chân tay và lao động trí óc) chứ không phải là thành tựu riêng có của giai cấp thống trị

Hoạt động của con người được thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu là lao

động sản xuất và hoạt động xã hội, qua đó thể hiện sự tiến bộ xã hội Sự tiến

bộ xã hội, mội mặi, được đánh dấu bởi trình độ phát triển kinh tế, của sản xuất (cốt lõi của nó là sự tiến bộ trong kỹ thuật, ); mặt khác, được đánh dau trong việc giải quyết quan hệ bình đẳng, công bằng xã hội; qua đó, thể hiện ngày càng cao trình độ và quy mô giải phóng con người Sự tiến bộ của lực lượng sản xuất mà cụ thể là tiến bộ của công cụ sản xuất đã tạo điều kiện giải phóng

con người thoát khỏi thời kỳ mông muội của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ để bước vào các thời đại văn minh kế tiếp nhau từ chiếm hữu nô lệ, phong kiến

` C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, HN., 1995, tr.613

Trang 20

dén TBCN va cộng sản chủ nghĩa Ngày nay, mọi người chúng ta đều đã biết

van minh cé dai Hi lap — La ma, van minh Ai cap, van minh Trung hoa, van

minh An D6, van minh Dai Việt gắn liền với những biểu tượng của nó là

Kim tự tháp Ai Cập, những trang thần thoại Hi lạp ; hoặc những thành tựu to lớn loài người đã đạt được trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, triết học, kinh tế,

chính trị học, khoa học kỹ thuật là kết quả phát triển xã hội trong thời kỳ

TBCN với các giai đoạn phát triển rực rỡ như “nền văn hoá Phục hưng" thế kỷ

XVI-XVII, nên triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIH - "thế kỷ Ánh sáng”; cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở nước Anh từ giữa thế kỷ XVIH

Như vậy sự tiến bộ về kinh tế là cơ sở đảm bảo cho sự tiến bộ về xã hội và

sự tiến bộ xã hội đến lượt nó lại tác động trở lại thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế Tuy nhiên, nghịch lý là ở chễ, những thành tựu nhân loại đạt được vốn

là kết quả lao động miệt mài, sáng tạo của đông đảo quần chúng lao động — cả

lao động trí óc và lao động chân tay - chứ không phải là sản phẩm do giai cấp thống trị tạo ra nhưng lại chỉ thuộc về một thiểu số là giai cấp thống trị Nghiên cứu sự hình thành, phát triển CNTB, C.Mác khẳng định: Quần chúng nhân dân là người làm ra lịch sử, nhưng trong các chế độ xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị (chủ nô, địa chủ, tư sản) do nắm giữ chính quyền Nhà nước mà họ độc chiếm nắm giữ hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu (nô lệ, ruộng đất, nhà máy, xí nghiệp, tư bản) cũng như mọi thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục nhằm phục vụ cho việc củng cố địa vị thống trị và sự bóc lột, nô dịch nhân đân lao động

Trong điều kiện của CNXH giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nắm được chính quyền, nắm được những

tư liệu sản xuất chủ yếu, nghĩa là được làm chủ trên hai lĩnh vực cơ bản là chính trị và kinh tế, người lao động mới thật sự trở thành người làm chủ trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và được hưởng những thành

Trang 21

sáng tạo ra chỉ là để đem lại cho một số người này toàn bộ lợi ích của kỹ thuật

và văn hoá, và tước đoạt của những người khác những cái cần thiết như giáo dục và tiến bộ kỹ thuật Ngày nay, tất cả những điều kỳ điệu do tiến bộ kỹ thuật, tất cả những thành quả của văn hoá, giáo dục sẽ trở thành tài sản của

toàn dân Và từ nay không bao giờ trí tuệ và thiên tài của loài người bị biến thành phương tiện bạo lực, những phương tiện bóc lột nữa Chúng ta đang hiểu

và đốc sức để làm điều đó”!

Ba là, xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố khách quan tạo ra sự trao

đốt, kế thừa lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia

Phân tích sự phát triển của CNTB trong thời kỳ đại công nghiệp, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ tính chất quốc tế của nền sản xuất đó Trong

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” C.Mác, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ CNTB trong quá

trình phát triển đã tạo ra những mối liên hệ quốc tế, mối liên hệ có tính tư sản:

“Một chiếc máy mới, ngày hôm nay được phát mình ra ở Anh, một năm sau sẽ

cướp bất cơm của hàng triệu công nhân ở Trung Quốc”? Rằng, “nó bắt những

nước dã man hay nửa đã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó bắt

những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bất phương

„3

Đông phải phụ thuộc vào phương Tây”” Đó là xu hướng quốc tế hoá ở thế kỷ

XIX, thé ky CNTB đang khẳng định vi thế của mình thông qua cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời phản động

Ngày nay, cùng với việc khẳng định bản chất phản động, hiếu chiến không hề thay đổi của giai cấp tư sản chúng ta cũng cần thấy rõ giai cấp tư sản vì sự tồn tại, phát triển của nó đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, gắn sự

phát triển khoa học công nghệ với phát triển kinh tế và các quan hệ xã hội

theo hướng “tri thức hoá” Xu hướng này tạo ra những điều kiện cần thiết để

nâng cao chất lượng và tính chất phụ thuộc ngày càng sâu sắc giữa các quốc

gia, các dân tộc Bởi vì tồn cầu hố là một xu thế phát triển tất yếu khách ! V.1 Lênin, Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr.349,

Trang 22

quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mà cụ thể là do sự phát triển nhây vọt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mà nên tảng của nó là

công nghệ thông tin, là điều kiện khách quan tạo ra sự trao đổi, kế thừa, tiếp thu lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia Điều này không chỉ đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc phải nỗ lực tự tìm kiếm cho mình một hướng đi mới mà còn tạo cho tất cả các quốc gia, các dân tộc có thêm những cơ hội mới tiếp nhận

những thành quả của những quốc gia tiên tiến khác, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia, thúc đẩy tiến bộ nhân loại trên

cơ sở khai thác và phát huy tốt các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu

quả các nguồn lực bên ngoài nhằm giành quyển bình đẳng về kinh tế, đấu tranh để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thực chất của tồn cầu hố là mở rộng thực tiễn giao lựu phổ biến mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã để cập do yêu cầu nội tại của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, là sự mở rộng hơn nữa giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cơ sở zồn cầu hố nên kinh tế thị trường, cơ chế

thị trường trở thành cơ chế vận hành chung cho nền kinh tế toàn cầu Lẽ dĩ nhiên, để quốc tế hố, tồn cầu hố khơng thể khơng địi hỏi quốc tế hoá về tư

bản, tồn cầu hố về bố trí sắp xếp nguồn nguyên liệu thiên nhiên và quốc tế hoá về sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu đùng trong đó bao gồm cả phân công

lao động quốc tế Như vậy quốc tế hố, tồn cầu hoá trong quá trình vận hành đã phản ánh mức độ phụ thuộc ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia Không

chỉ giữa các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phái triển mà chính

các nước phát triển cũng phụ thuộc vào các nước đang phát triển, đặc biệt về

tài nguyên, khoáng sản, lao động, thị trường

Vấn để còn là ở chỗ: không một quốc gia nào trong hệ thong XHCN được ra đời từ các quốc gia TBCN phát triển Ngược lại, các quốc gia xây

dựng CNXH đều ở phát điểm thấp, tiểu nông, lạc hậu Ngay như nước Nga khi bắt tay vào xây dựng CNXH vẫn là nước tiểu nông, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém Điều này đặt ra cho chính phủ các nước, đặc biệt là các nước

' Đỗ Thế Tùng: Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và vấn dé hội nhập quốc tế của các nước đang phát triển, T/c Lý

Trang 23

XHCN, vốn có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội còn thấp kém phải biết tiếp

thu, kế thừa thành tựu của các quốc gia công nghiệp phát triển trên cơ sở có chính sách mở cửa hội nhập phù hợp với điều kiện thực tiễn nước mình nhằm phát huy cao nhất các yếu tố nội lực và sử dụng có hiệu quả các yếu tố ngoại

lực để phát triển đất nước

Như vậy, CNXH không phải là một cái gì khác biệt, và đối lập với

CNTB, trái lại nó nằm ngay trong lòng CNTB, được nảy sinh từ CNTB

Trong khi khẳng định vai trò to lớn trí thức nhân loại được tạo dựng

trong CNT và việc kế thừa, tiếp thu thành tựu ấy là cần thiết, cấp bách và

mang tính qui luật trong quá trình vận động, phát triển của CNXH, V.I.Lênin

cũng đã chỉ ra cho giai cấp vô sản và đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rõ _ CNXH cần kế thừa, tiếp thu thành tựu trong CNTB trên những nội dung gì, và dựa trên những nguyên tắc nào Không làm rõ và hiểu đúng vấn đề này thì đù chúng ta có kế thừa, tiếp thu cũng không biết kế thừa, tiếp thu cái gì và làm cách nào có thể kế thừa, tiếp thu những yếu tố hợp lý nhất của CNTB để xây dựng

thành công CNXH

1⁄2 Một số nguyên tác khi kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của CNTB để xây dựng CNXH theo tư tưởng V.I.Lênin

1.2.1 Tính Đảng Công sản trong quá trình tiếp thu, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của CNTB để xây dựng CNXH

Đây vừa là vấn đề lập trường tư tưởng chính trị vừa thể hiện tính tất yếu

~ khách quan trong “thời đại chuyên chính vô sản” - tức là trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp mới mẻ, phức tạp và lâu đài là

xây dựng thành công CNXH Về “nguyên tắc tính Đảng Cộng sản” khi kế

thừa, tiếp thu thành tựu, kinh nghiệm của CNTB để xây dựng CNXH

V.1.Lênin lưu ý những điểm sau đây:

Trang 24

“sản phẩm của CNTB” (vật chất và tình thần) Bởi vì đó là lập trường mang

bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân — lực lượng xã hội

mới và tiến bộ nhất, đại biểu độc lập cho cả một phương thức sản xuất tiên

tiến và là “nhân vật trung tâm của thời đại mới” — thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vị toàn thế giới Thực tiễn lịch sử cũng chỉ rõ chỉ có dựa trên lập trường cách mạng và khoa học những người cộng sản mới đánh giá đúng và kế thừa sáng tạo những thành tựu của nhân loại, của các thời đại, các dân tộc, trong đó có các thành tựu của CNT theo tiêu chí của tiến bộ xã hội là: giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức bóc lột,

bất công và nghèo nàn lạc hậu

Xây dựng CNXH trong điều kiện "bỏ qua" chế độ TBCN, V.I.Lênin cho

rằng “bỏ qua” CNTB có nghĩa là bỏ qua việc phát triển quan hệ sản xuất và chế độ kinh tế TBCN với tư cách là quan hệ sản xuất và chế độ kinh tế thống trị, chứ không thể bỏ qua việc phát triển lực lượng sản xuất Đây chính là tính

Đảng Cộng sản khi kế thừa, học tập những thành tựu của CNTB để xây dựng

CNXH Diễn đạt vấn đề này V.LLênin viết: “Chính quyển Xô viết + Trật tự đường sắt Phổ + Kỹ thuật và cách tổ chức của các Torơt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ = CNXH"”!, Rằng: “Không có kỹ thuật TBCN quy mô lớn

được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại thì

không thể nói đến CNXH, Đồng thời không có sự thống trị của giai cấp vô sản trong Nhà nước thì cũng không thể nói đến CNXH được Đó là những điều sơ đẳng”? Như vậy, hơn aI hết, V.ILênin là người không chỉ nêu rõ những

nguyên tắc kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm, thành tựu CNTE mà còn đánh giá cao thành tựu do CNTB đã tạo ra

Hai là, kế thừa, tiếp thụ thành tựu của CNTB trong diéu kiện lịch su- cu thé V.I.Lênin đã nêu rõ điều kiện lịch sử cụ thể những người cộng sản tiếp

thu, kế thừa thành tựu trong CNTB là:

' V.L.Lénin, Toàn tập, tập 3ó, Nxb Tiến bộ, M., tr.684

Trang 25

+ Giai cấp công nhân và chính Đảng của nó đã giành được chính quyền

và lãnh đạo chính quyền

+ Nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lập ra và đã nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

+ Ở trong bước quá độ từ CNTB lên CNXH; từ một nước tiểu nông lạc hậu còn chiếm ưu thế tiến lên CNXH “bỏ qua” chế độ TBCN

+ Từ giai đoạn mà chính trị lấy trọng tâm là giành chính quyền sang giai đoạn lấy trọng tâm là lĩnh vực kinh tế — tổ chức và quản lý, xây dựng xã hội mới

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở một nước “chủ nghĩa tư bản trung

bình” nhưng đa phần vẫn là tiểu nông thì theo V.I.Lênin, những người cộng sản không thể không sử dụng những thành quả, những con người mà CNTB

đã tạo ra, và, “chúng ta càng leo cao trên những nấc thang của chuyên chính

vô sản thì càng không có lý do để lo sợ những quan hệ kinh tế TBCN còn

nay sinh”, khi sử đụng những thành quả mà CNTB tao ra Thậm chí, V.I.Lênin

còn nhấn mạnh: trong điều kiện chuyên chính vô sản thì “chủ nghĩa tư bản tư

nhân còn là trợ thủ cho CNXH” - đặc biệt là khi chuyên chính vô sản biết

hướng nó theo con đường CNTB Nhà nước

Ba là, kế thừa, tiếp thu thành tựu, kinh nghiệm của CNTB trong quá trình xây dựng CNXH nhưng không mơ hồ, lần lộn, thụ động, “nhượng bộ” vô

_ nguyên tắc đến mức chệch hướng “ngả theo” con đường TBCN

Trong khi sử dụng các chuyên gia trí thức, tư sản, V.ILênin lưu ý những người cộng sản rằng dưới chính quyền Xô viết không thể loại trừ, thải

loại những người trí thức tư sản ra khỏi xã hội, mà phải cải tạo, rèn luyện và

Trang 26

trong chế độ mới, bởi lẽ, hiện thời giai cấp tư sản vẫn tiếp tục dùng những sản

phẩm của chế độ cũ để chống lại Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân

đân lao động

1.2.2 Kết hợp nhuần nhuyễn tính nhân loại, tính dân tộc và tính giai

cấp công nhân

Những thành tựu nhân loại đã tạo ra từ trước tới nay được kết tính từ

nhiều thời đại lịch sử khác nhau, do các giai cấp khác nhau và các dân tộc khác nhau xây đựng nên đều rất quí báu, cần và có thể kế thừa, và cũng chỉ có kế thừa, tiếp thu mỗi con người, mỗi quốc gia, và nhân loại mới tiến lên không ngừng Song, theo V.I.Lênin cũng cần thấy một sự thật lịch sử khác là: sự đánh giá, kế thừa hay loại bỏ các thành tựu đó, khi xế hội có giái cấp déu

do quan điểm, chủ trương, hoạt động của giai cấp thống trị xã hội chi phối,

“theo hình ảnh và lợi ích của mình” nghĩa là trong việc kế thừa, tiếp thu luôn vì lợi ích giai cấp thống trị Về vấn đề này, V.I.Lênin cũng đặc biệt lưu ý

không được xem nhẹ tính chất nào, nhưng (ính giai cấp công nhân phải giữ

với trò chỉ phối khi kế thừa những thành quả của CNTB để xây dựng CNXH V.LLênin chỉ rõ: “chủ nghĩa Mác sở đĩ đã giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn

thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, là vì chủ nghĩa

Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quí báu của thoi đại tư sản mà trái lại, còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là qui bau trong hơn hai nghìn năm phát triển của tư tưởng văn hoá nhân loại ”"

Trong “Thời đại chuyên chính vô sản ” là thời đại giai cấp công nhân và

Đảng của nó lãnh đạo xã hội, việc tiếp thu, kế thừa thành tựu nhân loại cũng tuân theo đúng tính qui luật chung của xã hội có giai cấp là phục vụ lợi ích

giai cấp công nhân- giai cấp thống trị xã hội Nhưng điều cần nhấn mạnh là, lần đầu tiên trong xã hội có giai cấp, giai cấp công nhân, một giai cấp lãnh đạo xã hội lại có lợi ích thống nhất và gắn liên với lợi ích đại Äa số người lao động trong xế hội, do vậy, việc kế thừa này sẽ vì lợi ích của toàn thể nhân

Trang 27

dân, của loài người tiến tới giải phóng xã hội, giải phóng con người Đó vừa là

tất yếu, xét về qui luật khách quan, vừa là một trong những nhân tố chủ quan đáng tin cậy và được ủng hộ về sự tất thắng của nó

Thành tựu CNTB thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu là vái chất và tỉnh thần thì việc tiếp thu, kế thừa luôn đòi hỏi dựa trên yêu cầu khách quan - đúng

qui luật vận động xã hội là: trong một chế độ xã hội mà giai cấp cầm quyền là

giai cấp công nhân thì tính nhân loại, tính dân tộc trong thời kì đó đều phụ thuộc một cách tất yếu vào bản chất, mục tiêu, quan điểm của giai cấp công

39 ke

nhân Điều này có nghĩa không thể có sự “kế thừa nói chung”, “kế thừa chung chung”, “nhân văn, nhân loại chung chung”, “giá trị chung chung” — tức là phi

chính trị, phi giai cấp, phi ý thúc hệ khi mà xã hội vẫn còn giai cấp Theo

V.LLênin, vấn để này không có gì “đặc biệt”, “ngoại lệ” hay “cứng nhấc”; trái lại, đó là sự riếp rục của qui luật kế thừa trong lịch sử nhân loại nhưng ở giai

đoạn lịch sử mới cao hon CNTB, đó là CNCS mà giai đoạn thấp là CNXH, sẽ

thực sự là giai đoạn từng bước giải phóng xã hội, giải phóng con người thoát

khỏi mọi chế độ tư hữu - áp bức bóc lột, bất công — nghèo nàn lạc hậu

1.2.3 Tính phê phán — chiến đấu trong quá trình tiếp thu, kế thừa

thành tựu CNTB để xây dựng CNXH

Trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo xây dung CNXH — tức là “trong thời đại chuyên chính vô sản” — vấn đề lớn nhất là vấn để kinh tế và chính trị, và đã trở thành tên một tác phẩm nổi tiếng của V.I.Lênin là “kinh

ool

tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”, Trong tác phẩm này, trên có sở phân tích những kết cấu kinh tế - xã hội khách quan Người đã phát hiện

những mâu thuẫn cơ bản, mâu thuần chủ yếu, mâu thuẫn đặc thù trong thời kì

quá độ lên CNXH từ một nước “tiểu nông chiếm đa số” Theo Người đặc điểm lớn nhất của một nước tiểu nông bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH là vẫn tồn tại những “mảnh”, “những thành phần” của nền sản xuất hàng hoá nhỏ, cùng với thành phần TBCN và CNXH; trong đó sản xuất hàng hoá nhỏ chiếm

Trang 28

tu thế Từ đó Người đưa ra quan niệm về thời kỳ quá độ đặc biệt và chỉ rõ, với

nước Nga khi đó — bước đầu thời kì quá độ — có 5 thành phần kinh tế Từ năm 1920, V.I.Lênin có những “thay đổi căn bản nhận thức về CNXH và thời kì

quá độ lên CNXH đặc biệt”, Người đã đấu tranh, lên án “bệnh ấu trĩ “ta” khuynh và tính tiểu tư sản” ngay trong Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết

Đồng thời V.I.Lênin cũng luôn chú ý đấu tranh với các quan điểm mơ hồ, hữu

khuynh, dao động ngả theo con đường TBCN, với “lý do”: ta chưa đủ điều

kiện kinh tế — ki thuật - văn hoá để đi lên CNXHI

V.I.Lênin lưu ý trong điều kiện của một nước tiểu nông lạc hậu khi

bước vào thời kì “quá độ đặc biệt” thì mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa

_ tính tự phát tiểu tư sẵn với tính chất XHCN Bởi lẽ: “tính” tự phát tiểu tư sẵn

không phải chỉ có ở người tiểu nông hay giai cấp nông dân, mà có thể có ở

mọi người, kể cả người tiểu nông lẫn người cộng sản Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội là máu thuẫn giữa mội bên là kinh tế XHCN va CNTB Nha nước, với một bên là CNTB tư nhân, và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ hàng

ngày hàng giờ nảy sinh ra CNTB

Trên cơ sở đó, V.I.Lênin phê phán và yêu cầu phải khắc phục 2 khuynh

hướng sai lầm khi kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm, thành tựu CNTB: Một là, khi phê phán và “chiến đấu” với CNTE lại phủ định sạch trơn một cách ấu trĩ “tả”

khuynh: cái gì được hình thành trong CNTB đều xấu, đều phải “quét sạch”,

“đập tan” v.v Đó là bệnh “nhiệt tình thái quá”, “kiêu ngạo cộng sản” nhưng thiếu hiểu biết, do đó trở thành sự phá hoại! Hai là, hữu khuynh ngả nghiêng, thiên lệch theo con đường TBCN, nhưng lại nguy biện, đánh tráo khái niệm

này dưới vỏ bọc “kế thừa CNTB”! Việc kế thừa, tiếp thu thành tựu CNT phải

dựa trên lập trường khoa học và cách mạng của phép biện chứng mác xít;

nghĩa là, kế thừa phải trên tỉnh thần phê phán, chiến đấu và kế thừa những hạt

nhân hợp lý, những thành quả của CNTB

Trang 29

Nhà nước XHCN mà mỗi cán bộ đảng viên va dân chúng có những căn cứ

thống nhất thể hiện tính phê phán, tính chiến đấu trong quá trình kế thừa thành tựu CNTB vào xây dựng CNXH Bởi vì ngay trong Đảng, Nhà nước và xã hội

ta hôm nay vẫn còn có không ít người mắc các khuynh hướng sai lệch nêu trên hoặc “không quan tâm đến lý luận Mác-Lênin”, hoặc do bị ảnh hưởng của những lý thuyết, lối sống của chủ nghĩa thực dụng, kĩ trị cũ và mới mà vô tình hoặc hữu ý chệch hướng theo con đường TBCN

1.2.4 Thực tiễn xã hội ổn định, kinh tế phát triển, các mặt đời sống xã hội XHCN tốt đẹp hơn xã hội TBCN là “thước ão” kết quả toàn diện việc kế

thừn, tiếp thu thành tạm, kinh nghiệm của CNTB để xây dựng CNXH

Kế thừa và phát triển những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS, V.ILênin chỉ rõ, thời kỳ

“quá độ lên CNXH” là thời kỳ lịch sử đặc biệt, lần đầu tiên những người lao động làm chủ chính quyền, đất nước, cuộc sống của mình, vì lợi ích của chính mình, là sự nghiệp mới mẻ, rất phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn; do đó đây là sự nghiệp lâu dài, khó khăn vì không chỉ của riêng mỗi nước mà cồn là của cả nhân loại V.ILênin chỉ rõ: Ngay việc gọi tên “Nước Cộng hồ Xơ viết

XHCN” có nghĩa là chính quyển xô viết quyết râm thực hiện bước chuyển

lên CNXH, chứ hồn tồn khơng có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ XHCN! Sau khi giai cấp công nhân lãnh đạo chính quyền, tư liệu

sản xuất đã do Nhà nước quản lí, nhân dân đã xây dựng Nhà nước của mình

v.v đó vẫn chưa phải là CNXH, nhưng đó là những điều kiện để xây dựng

CNXH Thực tế, thời kì quá độ lên CNXH và cả quá trình xây dựng, hoàn

thiện CNXH còn phải trải qua những giai đoạn, “những bước quá độ nhỏ”, những “hình thức trung gian” để rừng bước tiến tới mục tiêu đã được xác định chứ không thể có ngay CNXH hoàn chỉnh bằng cách “đốt cháy giai đoạn”

theo ý muốn chủ quan

Trang 30

Bởi vậy, trong cả quá trình lâu dài xây dựng CNXH thì ở mỗi giai đoạn, thời kỳ, và trong mỗi bước đi, hình thức, giải pháp cụ thể thực biện việc kế thừa những thành tựu của CNTB đều phải thường xuyên thể hiện ngay trên

thực tế những kết quả cụ thể, rõ ràng và xác định sao cho không chỉ có Đảng,

Nhà nước mà mọi người dân đều cảm nhận rõ Không làm được như vậy thì

theo V.I.Lênin là không đáng tin cậy, không thể thuyết phục được nhân dân, nhất là nông đân Đặc biệt, khi tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng

về xây dựng CNXH, theo V.LLénin, néu không gắn với những thành quả cụ

thể trên thực tế, không gắn với những lợi ích thiết thân của giai cấp công nhân,

của đa số nhân dân thì không đáng giá mội đồng xu

1.2.5 Kế thừa thành lựu, kinh nghiệm CNTB qua hình thức học tập

và học các chuyên gia tư sẵn gắn liên với việc xây dựng đội ngũ trí thức của giai cấp công nhân, trí thức XHCN

Kế thừa kinh nghiệm, thành tựu CNTB để xây dựng CNXH là vấn đề cấp thiết và mang tính qui luật nhưng việc kế thừa bắt đầu từ đâu và bằng cách nào là câu hỏi không dễ trả lời Trải qua thực tiễn trực tiếp lãnh đạo giai cấp

vô sản Nga xây dựng CNXH V.I.Lênin đã có câu trả lời đúng đắn: hình thức

và phương pháp kế thừa hiệu quả, đúng đắn chỉ có thể là thông qua sự học hỏi, học tập Trong các tác phẩm của mình V.I.Lênin nói rất nhiều đến vấn đề #ọc

Đó ià “Học” kỹ thuật tư bản, học phương pháp quản lý, học những người tổ chức các tơ rớt, học các chuyên gia hàng đầu của chủ nghĩa tư bản “Học” là

một hình thức đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội

Trước đây, khi chưa có chính quyền nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là đập tan Nhà nước tư sản, thiết lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa và phương pháp chủ yếu là dùng bạo lực nhằm “đập tan, lật để” sự thống trị của giai cấp tư sản Sau khi giai cấp công nhân và

nhân dân lao động đã có chính quyền, với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá

Trang 31

bạo lực, bằng lật đổ mà chỉ có thể bằng phương pháp học tập, phải tạo ra xã

bội học tập với tinh thần “Học, học nữa, học mãi; học suốt đời” Việc kế thừa thành tựu CNT phải thông qua việc học ở các chuyên gia tư sản bằng cách

“ngồi cùng với các nhà tư bản, học tập họ, tổ chức các tơ rớt”!, Rằng, “chỉ có

những người nào biểu rằng, không học tập những kẻ tổ chức ra các tơ rớt thì không thể tạo ra hoặc thực hiện chủ nghĩa xã hội, chỉ những người đó mới

đáng gọi là những người cộng sản Đảng vô sản chúng ta sẽ không lấy được ở

đâu ra cái năng lực tổ chức nền sản xuất cực kỳ lớn theo kiểu tờ rớt, và như tờ rớt nếu không lấy năng lực tổ chức đó ở các chuyên gia hạng nhất của chủ

”2, Trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản” nghĩa tư bản

V.J.Lênin đã nêu rõ việc học tập CNTP đã bắt đầu khi những công nhân ưu tú

của nước Nga bắt tay vào xây dựng CNXH khi họ “học tập các nhà tư bản làm

công tác tổ chức, học những kỹ sư làm công tác lãnh đạo, học các chuyên gia

kỹ thuật” Đồng thời học là “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt nhất của nước ngoài”,

“Học chủ nghĩa tư bản” nhưng không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa Học chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nghĩa là “Học là giải pháp, phương pháp”; "xây dựng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu”: Muốn vậy, theo V.ILênin, một mặt, phải học các chuyên gia tư sản từ thực tiễn nước Nga V.I.Lênin chỉ rõ, học chuyên gia tư sản từ hai nguồn chính Mội ia, ti các chuyên gia, trí thức cũ của chế độ tư bản Nga; hai ià, mời các chuyên gia

tư sản từ các nước TBCN phương Tây sang làm việc Mãi khác, phải nâng cao trình độ văn hố cho tồn dân, đào tạo các nhà kỹ thuật mới, những nhà quản lý mới —- những chuyên gia — của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Con đường nâng cao trình độ của nhân đân là phát triển giáo dục đào tạo Có như vậy, giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới từng bước vươn lên

' V,1.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr.384

? V.1.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr.382

?V,1.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr.382

Trang 32

làm chủ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội V.I.Lênin coi

phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của Nhà nước Xô viết Như vậy giai cấp mới lên nào cũng đều phải học tập giải cấp ra đời

trước đó, đều phải sử dụng những người đại diện bộ máy quản lý của giai cấp cũ CNXH cũng vậy, cũng phải sử dụng và học tập những người đại diện bộ máy quản lý của xã hội cũ vìm ục tiêu xây dựng CNXH Đó đồng thời giai cấp

công nhân phải nâng cao năng lực những người quản lý của giai cấp mình - -bằng việc mở trường đào tạo cán bộ với quy mơ tồn quốc

1.3 Những nội dung cơ bản về kế thừa kinh nghiệm, thành tựu

CNTB trong xây dựng CNXH - theo tư tưởng V.I.Lênin

Theo V.1.Lênin, những nội dung, những mặt, phương diện mà CNXH có

thể và cần phải tiếp thu, kế thừa CNTE với tư cách là những thành tựu của văn

minh nhân loại hết sức đa dạng: những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công

nghệ tư bản, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu — tổ chức nghiên

cứu khoa học, những hình thức tổ chức quản lý Nhà nước, thực hành dân

chủ Những yếu tố này có thể nằm ngay trong kiến trúc thượng tầng của

CNTE như kinh nghiệm - trị thức quản lý xã hội, hoặc là những mặt phù hợp thuộc hạ tầng kinh tế, đặc biệt là những vấn đề thuộc quan hệ sản xuất TBCN

— cái đã bị quan hệ sản xuất XHCN phủ định

Thấu hiểu hơn ai hết thành tựu to lớn của CNTE và tính cấp thiết phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu này để xây dựng CNXH V.L1ênin khẳng

định chúng ta (những người cộng sản) không thể quá độ trực tiếp lên CNXH

mà phải trải qua những khâu trung gian, những bước chuyển tiếp quá độ, rằng

chúng ta không nghĩ ra một hình thức tổ chức lao động nào cả, chúng ta mượn những hình thức tổ chức có sẵn trong chế độ TBCN như ngân hàng, xanh đi ca, nhà máy kiểu mẫu, trạm thí nghiệm, viện hàn lâm chúng ta chỉ cần mượn những kiểu tổ chức hay nhất mà các nước tiên tiến đã tìm ra được

Ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung việc học tập, tiếp thu thành tựu,

Trang 33

tổng kết trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm viết trong thời kỳ

thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) - thời kỳ V.I.Lênin đã có những quan

niệm mới, thay đổi nhận thức căn bản về CNXH và phương thức xây dựng CNXH 1.3.1 Kế thừa những thành tựu về khoa học kỹ thuật rong nền sản

xuất TBCN

Với tư cách là một nấc thang trong tiến trình phát triển xã hội, để tồn tại, phát triển CNTE vừa kế thừa, tiếp thu những thành quả khoa học, kỹ thuật

của các xã hội ra đời trước đó, vừa tự xây dựng và phát minh những thành tựu khoa học mới đảm bảo cho sự lớn mạnh của CNTB Chính điều này tự nó lại là tiền đề cho sự ra đời một hình thái kinh tế xã hội phát triển cao hơn - hình

thái kinh tế xã hội CSCN

Như vậy CNXH giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội CSCN -— chỉ có thể phát triển được khi dựa trên một trình độ cao của văn hoá, khoa học kỹ

thuật Trong khi đó, nước Nga khi bắt tay vào xây dựng CNXH là một nước có

CNTE vào loại trung bình, và về thực chất, chủ yếu vẫn là một nước tiểu nông,

lạc hậu, nạn mù chữ là phổ biến trong xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật thấp

kém với nhiều tàn dư của các phương thức sản xuất tiền TBCN, trong đó nền sản xuất nhỏ của đại bộ phận nông dân chiếm ưu thế, và cuộc nội chiến kéo đài nhiều năm càng làm cho đất nước rơi vào tình trạng kiệt quệ, thiếu thốn mọi thứ cần thiết, đặc biệt là khoa học, kỹ thuật Vấn để đặt ra, lấy ở đâu và bằng cách nào dé bi dap sự thiếu hụt này? Theo V.LLênin, không thể lấy từ đâu khác ngoài CNTB; những người cộng sản chỉ có thể bù đấp sự thiếu hụt

này bằng cách tiếp thu từ đi sản do CNTB để lại Người quan niệm “không có vật liệu nào khác”! nếu chúng ta không tiếp thu từ chính CNTE Đặc biệt, trong tình cảnh hỗn loạn và khủng hoảng trầm trọng của thời kỳ sau Cách

mạng tháng Mười Nhà nước và nhân dân Nga phải chống “thù trong — giặc

ngoài” V,I.Lênin nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của chúng ta là học tập CNTB Nhà

nước của người Đức, đốc hết sức ra bắt chước nó và không ngần ngại dùng

Trang 34

biện pháp độc tài để đẩy nhanh sự bất chước đó hơn cả vua Piot khi ông ta thúc đẩy nước Nga cổ dã man bắt chước chế độ Tây Âu”!

Biện pháp “độc tài” được V.I.Lênin sử dụng ở đây không phải là những thủ đoạn phi nhân đạo giếng như CNTB đã từng thực hiện mà là sự kết hop

giữa sức mạnh của kỷ luật và tổ chức, quản lý sản xuất của CNTB với chủ

nghĩa nhân đạo và tỉnh thần kỷ luật tự giác của CNXH nhằm nâng cao năng

suất, hiệu quả sản xuất vì sự lớn mạnh của CNXH Với ý nghĩa đó, trong “Bản sơ thảo lần đầu” bài “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết" (viết tháng 3/1918) V.ILênin đã chỉ rõ mục tiêu cần đạt tới khí học tập, kế thừa thành tựu trong CNTB về tổ chức quản lý xã hội để xây dựng CNXH là ở chỗ: “chúng ta phải áp dụng phương pháp Tay lo và nâng cao năng suất lao động theo kiểu của người Mỹ trong nước Nga, kết hợp phương pháp ấy với việc giảm bớt thời gian lao động, với việc sử dụng những phương pháp sản

xuất và tổ chức lao động mới mà không gây ra một thiệt hại nào đối với sức

lao động của nhân dân lao động”?

Khang định những thành tựu CNTB có ý nghĩa to lớn là tiền đề, điều

kiện xây dựng CNXH V.I.Lênin đã phác hoạ mô hình xã hội tương lai: “chủ nghĩa cộng sản = chính quyền Xô viết + điện khí hố tồn quốc”; “chính

quyền Xô viết + kỷ luật đường sắt Phổ + kinh nghiệm quản lý của các T.rớt ở

Mỹ + nền giáo dục quốc dân Hoa Kỳ = CNXH” v.v Nhận thức và hành động như vậy đủ thấy, Người đặc biệt coi trọng việc kế thừa, tiếp thu những

thành tựu khoa học kỹ thuật của CNTB như thế nào Không ai có thể xuyên

tạc hoặc phủ nhận những quan điểm đó mà nói rằng chủ nghĩa Mác-Lênin,

Đảng Cộng sản và CNXH hoàn toàn đối lập, phủ nhận CNTB, CNXH không muốn giao lưu với CNTB; nhìn vào CNXH chỉ thấy có giai cấp, đấu tranh giai cấp một cách máy móc, hiếu chiến v.v

'V.LLénin, Sdd, tập 36, tr.369

? V.1.Lênin, Sđd, tập 36, tr.174

Trang 35

Van dé con là ở chỗ những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về kế thừa thành tựu về kinh tế — kỹ thuật của CNTB không phải có tính nhất thời, cảm

tính, sách lược mà hết sức nhất quán và là một trong những chiến lược xây

đựng cơ sở vật chất của CNXH Người quan niệm, trong lĩnh vực này, việc kế

thừa là kế thừa toàn bộ những thành tựu về khoa học — kĩ thuật đã được phái minh trong CNTB Bởi lễ, những thành tựu đó đã được ứng dụng có kết quả to

lớn trong sản xuất, phát triển kinh tế của CNTB khiến cho năng suất lao động,

hiệu quả, chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng cao hơn

1.3.2 Kế thừa những hình thức, kinh nghiêm tổ chức sản xuất và kinh doanh của chủ nghĩa tư bản

Là người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, lại trực tiếp lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga xây dựng CNXH nên hơn ai hết V.{.Lênin hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiếp thu thành tựu, kinh nghiệm trong CNTB, đặc biệt về tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh

Thực tế là, từ một nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu, sản xuất phân tán, nhỏ

lẻ, sản xuất hàng hoá chưa phát triển muốn xây dựng CNXH - mà cốt lõi của nó là nền sản xuất được tổ chức theo qui mô lớn, kết cấu chặt chẽ dựa trên cơ

sở khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại - sẽ phải trải qua thời kỳ phát triển nên sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường rộng mở nên không thể không kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của CNT V.I.Lênin đã nêu rõ những nội dung cần kế thừa, tiếp thu là:

- Những thành tựu, kinh nghiệm về quản lý kinh tế TBCN: đó là hệ thống pháp luật kinh tế, chính sách kinh tế, công nghệ và các phương pháp khoa học trong quản lý kinh tế, các kĩ năng quản lý của các nhà doanh nghiệp

cũng như các quan chức và bộ máy Nhà nước tư sản

- Tự duy kinh tế, tâm nhìn vị mô, vĩ mô; phong cách làm việc của người

Trang 36

nghiệp hiện đại, cơ chế kinh tế hàng hoá, thị trường trong nước và quốc tế;

trong đó có cả những kinh nghiệm về cạnh tranh, khắc phục khủng hoảng và phá sản v.v như những bài học cảnh tỉnh cho chúng ta

- Những quan hệ kinh tế sòng phẳng, công bằng, rõ rầng (kể cả sự phân

hoá xã hội tất yếu ), các cơ chế thưởng phạt; những điều kiện khách quan

cho sự nẩy sinh những động lực kinh tế để các cá nhân, các doanh nghiệp có thể đua tranh, vươn lên không ngừng trong sản xuất kinh doanh

Rõ ràng, muốn xây dựng thành công CNXH những người cộng sản phải

học phương pháp quản lý của các công ty, tờ rớt của các nước tư bản Phải biết

hạch toán kinh tế, biết tính toán giá thành, giá cả, lợi nhận tóm lại “những người cộng sản phải học buôn bán” Như vậy V.I.Lênin một mặt, đánh giá rất cao thành tựu loài người đã đạt được trong CNTB, zặi khác Người yêu cầu những người cộng sản phải ra sức học tập tri thức, kinh nghiệm của CNTB, bởi

theo Người chớ nên suy nghĩ về “học phí”, chớ có sợ phải trả giá đắt, miễn là

aod

thu được kết quả tốt”'

1.3.3 Kế thừa những thành tựu của CNTPR trên lĩnh vực dân chủ và

xây dựng nhà nước pháp quyển

Quan điểm V.I.Lênin về kế thừa thành tựu, kinh nghiệm CNTB trên lĩnh vực thực hành dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền vì mục tiêu xây đựng CNXH hà vấn đề rộng lớn, phức tạp Trong phạm vi một đề tài khoa học

chúng tôi chỉ nêu khái quát một số nội dung cơ bản sau:

- Dân chủ là: “quyển lực của đân” Trong nội dung này V.I.Lênin _ khẳng định giai cấp tư sản cũng kế thừa thành tựu nhân loại trước đó nhưng đã lạm dụng dân chủ, độc chiếm quyền lực để phục vụ lợi ích cho họ — chứ không thể là “quyền lực của dân” thực sự

Trên cơ sở làm rõ lịch sử dân chủ và khẳng định dân chủ là vấn đề nẩy

sinh từ thực tiễn vận động, phát triển xã hội, từ nhu cầu tự nhiên của chính

Trang 37

nhân dân lao động xuất hiện từ thời cổ đại, V.LLênin, một mới, đánh giá rất

cao công lao của C.Mác và Ph.ĂÄngghen khi các ông nghiên cứu và có nhận định đúng về “dân chủ nguyên thuỷ” và cho rằng: “dân chủ chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân mà thôi”; mặt khác, V.IL.Lênin khẳng định đân

chủ trước hết và về cơ bản là một hình thái Nhà nước nên lý luận về dân chủ luôn gấn liền với học thuyết về Nhà nước; đồng thời cũng như C.Mắc, V.I.Lênin đã chỉ ra những mâu thuẫn và hạn chế về mặt lịch sử và mặt giai cấp của dân chủ tư sản cũng như sự tất yếu sẽ bị thay thế bằng Nhà nước vô sản và dân chủ vô sản

Nhưng, V.I.Lênin cũng đã chỉ rõ CNTE đã để lại nhiều thành tựu về dân chủ có giá trị, Nhà nước XHƠN không chỉ có đập tan mà còn có thể tiếp thu, kế thừa Ơng viết: “Ngồi bộ máy chủ yếu có tính chất “áp bức” là quân đội

thường trực, cảnh sát, viên chức ra thì trong Nhà nước hiện đại còn có một bộ

máy gắn liền rất mật thiết với các ngân hàng và xanh đi ca Không thể và cũng không nên phá huỷ bộ máy đó đi Phải cất, chặt, tách bộ máy đó rời khỏi bọn tư sản bất bộ máy phục tùng các xô viết vô sản”,

Như vậy đủ thấy V.I.Lênin là người nhạy cảm chính trị Người không chấp nhận quan điểm phi lịch sử và giản đơn khi kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm, thành tựu CNTBI Bởi vì, dân chủ là một trong những thành tựu lớn nhất của văn minh nhân loại có từ xa xưa và đã có quá trình phát triển lâu đài từ trình độ thấp lên cao, trong đó dân chủ tư sản chỉ là một nấc thang phát

triển với rất nhiều thành tựu to lớn và tiến bộ hơn các chế độ tư hữu, áp bức

bóc lột trước đó V.I.Lênin đã chú ý hai mặt cơ bản của dân chủ: một mặt, khi

xã hội có giai cấp thì “không có dân chủ nói chung”, “dân chủ chung chung”, “dan chủ thuần tuý” ~ phi giai cấp; trái lại, khi “dân chủ là một hình thái Nhà nước”, là một chế độ xã hội sẽ mang bản chất giai cấp thống trị xã hội v.v Nhận thức đúng vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi kế thừa, tiếp thu những thành tựu đân chủ tư sản trong một số vấn đề cụ thể đảm bảo chúng

Trang 38

ta không mơ hồ về chính trị, xố nhồ sự khác biệt căn bản về bản chất, mục

tiêu, phương thức thực hiện và về nhiều vấn để khác giữa dân chủ tư sản với

đân chủ XHCN; mặt khác, dân chủ với tư cách là một giá tri van hod, van minh, là phương thức tổ chức và vận hành của xã hội nên có tính nhân loại, vì vậy phải kế thừa nhất là với những nước tiểu nông đi lên CNXH

- “Dân chủ là một hình thái Nhà nước” do giai cấp thống trị xã hội lãnh

đạo và mang bản chất giai cấp thống trị về cơ bản đó là loại hình Nhà nước

“cộng hoà dân chủ” Đặc biệt, dân chủ tư sản với tư cách là một nấc thang tiến bộ xã hội đã xây dựng được cơ chế dân chủ trong bầu cử ra các đại biểu ưu tú đại diện cho nhân dân cũng như đã xây đựng được hệ thống cơ cấu tổ chức Nhà nước, có hệ thống pháp luật và chính sách Nhà nước, người dân có quyền bãi miễn khi quan chức Nhà nước không xứng đáng, hết tín nhiệm trước xã hội,

trước nhân dân, thể hiện ở chỗ:

Các quan hệ cơ bản của “xã hội công đân” bao gồm: quan hệ giữa Nhà

nước với công dân; công dân với Nhà nước; công dân với công dân đều được qui định trong luật pháp

Dân chủ tư sản được tổ chức và thực hiện bằng Nhà nước và thông qua nhà nước pháp quyền trong đó“tam quyền phân lập”, “lập pháp” (Quốc hội ), “hành pháp” (Chính phủ) và “Tư pháp” (toa án, viện kiểm sát v.v ) độc lập và

chế ước lẫn nhau không cho lạm quyền Dân chủ XHCN có thể và cần phải kế thừa, tiếp thu những thành quả của CNTB trên những nội dung cu thé:

+ Nhà nước pháp quyền phải có “lập pháp”, “hành pháp”, “tư pháp” đảm bảo cho các quyền này vừa độc lập và chế lược lẫn nhau không cho lạm quyền

+ Có hệ thống bầu cử ra quan chức các cấp và quyền bãi miễn khi người đại biểu của dân không còn xứng đáng

+ Có hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước Tổ chức và quản lý

kinh tế, xã hội chủ yếu bằng pháp luật

+ Trình độ, phương tiện quản lí xã hội, quản lý kinh tế ngày càng hiện

Trang 39

+ Đảng của giai cấp thống trị lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội

So sánh nền dân chủ XHCN với nền dân chủ TBCN V.I.Lênin cũng đã chỉ rõ sự khác biệt căn bản giữa hai nên dân chủ:

Một là, chế độ dân chủ XHCN thực sự “thừa nhận quyền bình đẳng giữa

những công dân, thừa nhận cho mọi người có quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu Nhà nước và quản lý Nhà nước”; “chính thức” đặt người giàu và người nghèo ngang hàng nhau Có thể nói đây là tư tưởng hết sức đặc sắc của V.I.Lênin khi khẳng định bản chất khác biệt giữa dân chủ XHCN với dân chủ TBCN Bởi trong chế độ tư hữu, áp bức bóc lột mà giai cấp tư sản là điển hình mà lại “xếp ngang hàng” giai cấp tư sản với nhân dân lao động thì quả

là điêu không tưởng Còn trong XHCN, dù kế thừa những giá trị của dân chủ tư sản thì quyền bình đẳng không dừng lại ở việc ghi trong pháp luật mà thể

hiện ngay trên thực tế từ khi nhân dân có chính quyền và tư liệu sản xuất trong

tay Nhà nước do nhân dân tự tổ chức ra

Hai là, bản chất dân chủ XHCN là dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động còn dân chủ tư sản mặc dù đã mở rộng, điều chỉnh, thoả mãn phần nào

quyền con người, quyền công dân nhưng thực sự cũng chỉ cho một thiểu số là

giai cấp bóc lột cho nên giai cấp công nhân chẳng những không che đậy tính

giai cấp của chế độ dân chủ như giai cấp tư sản đã làm mà ngược lại, còn “làm

cho cuộc đấu tranh giai cấp rõ ràng hơn, rộng rãi hơn, công khai hơn, sâu sắc hơn, và đó, chính là điều chúng ta (những người XHCN) cần đến”2 Khái quát

và so sánh dân chủ XHCN và dân chủ tư sản V.IL.Lênin cho rằng dân chủ tư

sản - đối với đại đa số nhân dân chỉ là “cái bánh vẽ”; và, “dân chủ võ sản là

dân chủ gấp triệu lần dân chủ tu san” cho đù CNXH ra đời sau và mức sống vật chất, kinh tế hiện còn thấp hon CNTB

Ba là, dân chủ XHCN, theo V.I.Lênin, là thành quả đấu tranh của hàng triệu quần chúng nhân dân; và hơn nữa, đây là chế độ dân chủ do nhân dân tạo

Trang 40

lập ra theo cách thức của mình “khiến có thể giải phóng những người lao động về mặt kinh tế”! - tức là zz đó nhân dân sẽ từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngày càng cao — do mình và cho mình, chứ không chỉ cho một

thiểu số bọn bóc lột là giai cấp tư sản! Đó chính là nền chính trị, nền dân chủ

thực sự thể hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân —- một Nhà nước mà hết

thảy “mọi người đều có quyền ngang nhau trong quản lý Nhà nước” không còn sự áp bức giai cấp giữa giai cấp này với giai cấp khác Do vậy mà chế độ

Ad?

“chính trị quá độ” này, Nhà nước này trở nên thừa không còn là Nhà nước theo nghĩa đen của danh từ ấy mà là “nhà nước nửa Nhà nước”, “nhà nước tự tiêu vong” sau này

Bốn là, tuy Nhà nước XHCN có các cơ quan thực hiện chức năng “lập

pháp”, “hành pháp”, “tư pháp”, còn luật pháp, thực hiện chức năng cưỡng chế đối với những thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của CNXH vốn vẫn thuộc “phạm trù pháp quyền tư sản” (tức là có kế thừa thành tựu CNTB ở một

mức độ nhất định) nhưng quyền lực Nhà nước không thuộc giai cấp tư sản,

cũng không phải vận hành theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” do các tập

đoàn tư bản khác nhau khống chế, nắm giữ mà ở Nhà nước XHCN: quyển lực là thống nhất và chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất là nhân dân lao động

1.3.4 Kế thừa những giá trị văn hoá trong CNTB với tự cách là sản

phẩm lao động của nhân dân trong chế độ đó

Những quan điểm của V.I.Lênin về kế thừa những giá trị văn hoá mà

nhân dân và giai cấp công nhân đã tao dung trong CNTB duoc thé hiện rõ nét

qua hầu hết các tác phẩm của Người, đặc biệt là những tác phẩm như: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyên Xô viết", “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”, “Bàn về chế độ hợp tác xã”, “ Nhiệm vụ của các Ban giáo dục chính trị”, “Sáng kiến vĩ đại”, “Thà ít mà tốt”, “Về văn hố vơ sản”, “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh" trong phong trào cộng sản" v.v Trong các tác phẩm nay, V-I-Lénin

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w