HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
NGUYEN XUAN THANG
PHÁT HUY VAI TRÙ CŨNG TÁC TƯ TƯỜNG
TRONG DAU TRANH CHONG TRUYEN DAO TIN LANH
TRÁI PHÉP 0 VUNG DAN TOC MONG
TINH SON LA HIEN NAY
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số : 603125
| | Hoc IÊN BẢO CHI & TUYEN TRUYEN
_ | 44- Boek
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG QUỐC BẢO
HÀ NỘI - 2007
Trang 3Chương I: Truyền đạo trái phép va vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo trái phép
1.1 Truyền đạo và truyền đạo trái PEP ccc HH nhe 8 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề truyền đạo trái phép
và đấu tranh chống truyền đạo trái phép ¬ eee e eee eee eet e esa teene eens 14
1.3 Vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chéng truyén dao
tral PREP eee eesecsessescsesseesssseesscsucsssssssusssusevscsessavasassesssasatsssseaasavessseveeesce 21 Chương 2: Thực trang về vai trò công tác tư tưởng trong đấu tranh
ching truyén đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La
2.1 Thực trạng hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc
Mông tỉnh Sơn La 2 2n nQnnn nh nh ra 28 2.2 Công tác tư tưởng với việc đấu tranh chống truyền đạo Tĩn lành `
trái phép 0 vung dan t6c Mong tỉnh Sơn La 47 2.3 Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò công tác tư tưởng
trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc
Mông tỉnh Sơn La hiện nay 222222222 nhe, 67 Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò công tác
tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái
phép ở vùng dan tộc Mông tỉnh Sơn La hiện nay
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của các cap uy đáng đối với công tác tư tưởng 7Í 3.2 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác tư tưởng trong đâu tranh
chống truyền đạo trái phép Q HT TH TH khen sa 73 3.3 Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ tư tưởng và xây
dựng lực lượng cốt cán trong đấu tranh chống truyền đạo trái phép :.75 3.4 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các phương pháp, phương tiện
công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo trái phép 79 3.5 Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, kinh phí
phục vụ cho hoạt động của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo trái phép ¬ (ddj]gäẢ 84 3.6 Tiếp tục hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để từng bước nâng cao
Trang 4Tôn giáo vừa là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử phản ánh
những biến động và những thay đổi trong lịch sử, vừa là một hiện tượng xã
hội rất phức tạp, nhạy cảm và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống chính trị
- xã hội ở mỗi quốc gia
Từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đố,
các thế lực thù địch lại tiếp tục đây mạnh việc lợi dụng van dé dan tộc và tôn giáo dé pha hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta Vì thế, hoạt
động tôn giáo ở nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng những năm gần đây đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp: một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín đị đoan, thương mại hóa hoạt động này; một số phần tử xấu trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
kích động tin dé tiến hành những hoạt động chống đối nhà nước, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
Đặc biệt, sự phát triển không bình thường của đạo Tin lành ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La thời gian qua đã gây nên những xáo trộn trong đời sống tinh thần, làm biến dạng các giá trị văn hoá truyền thống, phá vỡ sự cô kết cộng đồng, làm xói mòn niềm tin của một bộ phận đồng bào Mông vào Đảng
va Nha nước Đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mat én định về an ninh chính #j và
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Trước thực trạng trên, công tác đấu tranh chống truyền đạo Tin lành
Trang 5trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc Mông hiện nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau Vì thế, hoạt động công tác
tư tưởng trong thời gian qua chưa thực sự phát huy được sức mạnh Việc tuyên truyền, giáo dục, phố biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo chưa được tổ chức triên khai một cách
đồng bộ và hiệu quả chưa cao Nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động quan chúng nhiều lúc chưa thích hợp với trình độ nhận thức và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông Một số nơi còn coi công tác đâu tranh
chống truyền đạo trái phép là nhiệm vụ của riêng ngành công an, do đó biện
pháp đấu tranh chủ yếu vẫn là ngăn chặn, cắm đoán, nên hiệu quả đạt được
không cao và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để kích động đồng bào, cho
rằng ta đã vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền dao Tin lanh trai phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La hiện nay”, là việc
làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay ở Sơn La
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua luôn là
những vẫn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, có ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt
của đời sống xã hội và an ninh quốc gia Do đó đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian qua như:
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam”, G§ Đặng
Trang 6- “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động của
các tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn mới”, đề tài khoa học cấp bộ (Bộ
Công an quản lý), mã số BA- 1998- A12- 113
Trong đó, những vẫn đề cụ thể về Đạo Tìn lành và hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép cũng rất được quan tâm với nhiều công trình, để tài nghiên cứu như:
- “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam”, TS Nguyễn Thanh Xuân (Ban Tôn giáo Chính phủ), Nhà Xuất bản Tôn giáo, Hà
Nội, 2005
- “Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh”, đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Công an quản lý), mã số 093- 045- 002;
“Đạo Tin lành - những vấn đề có liên quan đến ANTT ở Việt Nam hiện nay”,
đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Công an quản lý), mã số BA 1998 - V14- 102;
Các đẻ tài, công trình nói trên đã góp phần vào việc đổi mới nhận thức
về tôn giáo và khẳng định quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công
tác tôn giáo; góp phần vào việc đổi mới công tác tôn giáo và quản lý nhà nước đối với tôn giáo, cũng như đề ra những giải pháp đấu tranh chống những hoạt
động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
Trong những năm qua, vẫn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Sơn La cũng hết sức
Trang 7đạo trái phép ở một bộ phận dân tộc Mông tỉnh Sơn La”, (Đề tài khoa học,
Ban Dân vận Tỉnh uỷ Sơn La - Chủ nhiệm đề tài Lương Thị Kim Duyên);
- “Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tìn lành ở một SỐ vùng
đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La”, Lê Đình Nghĩa (Luận văn thạc sĩ), Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội - 2001
Hầu như chưa có đề tài, công trình nghiên cứu cụ thể nào tìm hiểu về vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò công tac tư tưởng
trong đấu tranh chống truyền đạo Tìn lành trái phép ở vùng dân tộc Mông
tỉnh Sơn La hiện nay” sẽ góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp cụ thể, nhằm phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống
truyền đạo Tìn lành trái phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vẫn đề lý luận chung về truyền đạo trái phép và vai trò của công tác tư tưởng trong đầu tranh chống truyền đạo trái phép Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản, nhằm phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong đầu tranh chống truyền đạo Tĩn lành trái phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh
Sơn La hiện nay * Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, dé tai tập trung nghiên cứu, giải
Trang 8- Tìm hiểu thực trạng vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh
Sơn La
- lrên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm
phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng đân tộc Mông tỉnh Sơn La hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình truyền đạo Tin lành trái
phép vào vùng dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La và vai trò của công tác tư tưởng
trong đấu tranh chống truyền đạo trái phép * Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc Mông trên địa bàn tính Sơn La hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng Đồng thời, sử dụng kết hợp các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê trong quá trình nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Vé mat lý luận
Trang 9Mông tỉnh Sơn La hiện nay
7 Kêt cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
Trang 10TRUYEN DAO TRAI PHEP
1.1 Truyền đạo và truyền đạo trái phép
1.1.1 Truyén dao
Chúng ta đều biết, mỗi một tôn giáo trong quá trình tồn tai va phát triển
đều luôn tiễn hành hoạt động truyền đạo Truyền đạo được coi như một hoạt động tự thân và là phương thức tồn tại của mỗi tôn giáo Như vậy có thể thấy, truyền đạo là một hoạt động thuộc về bản chất, chức năng của mọi giáo hội Sự tồn tại của bất cứ giáo hội nào cũng là sự biểu hiện hữu hình của đức tin
và là phương tiện để truyền bá đức tin đó Các giáo hội cũng đều cho rằng,
đối tượng truyền đạo là muôn dân, là tất cả các dân tộc, các nhóm người, còn người truyền đạo là mọi tín đồ và các nhà truyền giáo chuyên nghiệp
Về khái niệm truyền đạo, theo Từ điển tiếng Việt: “Truyền” là sự chuyển qua, trao lại, là sự lan rộng cho mọi người biết “Đạo” là đường di,
đường lỗi phải noi theo, là tôn giáo Vậy có thê hiểu, truyền đạo là sự truyền bá một tôn giáo nào đó tới đông đảo quần chúng để mọi người biết và tin theo Ở đây, tôn giáo được hiểu là “hệ thống những quan niệm tín ngưỡng,
sùng bái một hay nhiều vị thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự
sùng bái ấy” [2, tr.7]
Theo Từ điển Triết học: “Đạo” được giải thích là “bản nguyên tỉnh thần”, là “cái không ton tại thực sự”, là “lẽ trời” Cho nên, truyền đạo cũng có thể hiểu là hoạt động truyền bá những “cái không tồn tại thực sự”, truyền bá “lẽ trai” dé hud g con ngudi tdi niềm tin hư ảo vào một lực lượng siêu tự
Trang 11hình thức những lực lượng siêu trần thế” [8, tr.437], tất cả những cái đó đều
thuộc về thế giới tâm linh
Như vậy, có thê hiểu: 7 ruyen đạo là hoạt động truyền bả hệ thong những quan niệm, tín ngưỡng dựa trên sự sùng bái một lực lượng siêu tự
nhiên nào đó, cùng những hình thức lễ nghỉ thể hiện sự sùng bái ấy để hướng
con người tới sự phục tùng và tôn thờ |
1.1.2 Truyén đạo trái phép và những biểu hiện truyền đạo trái pháp ở Việt Nam
1.1.2.1 Truyền đạo trái phép
Khi khăng định truyền đạo là hoạt động tự thân, là phương thức tồn tại
của mọi tôn giáo Vậy có hay không có truyền đạo trái phép? và hoạt động truyền đạo như thế nào thì bị coi là trái phép? Giải quyết được vẫn đề này chính là cơ sở để đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo thông qua hoạt động
truyền đạo trái phép ở nước ta hiện nay Bởi lẽ, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, trước một hiện tượng xã hội mới xuất hiện, chúng ta cần phải xác định cho nó một tên gọi phản ánh đúng bán chất của hiện tượng đó Đây là cơ sở để có thể nhận thức và hình thành thái độ ứng xử, cũng như đề ra các chủ
trương và biện pháp giải quyết phù hợp các vấn đề xã hội mới nảy sinh
Trang 12Tuy nhiên, ở bất cứ thời đại nào thì mọi hoạt động truyền đạo của các tôn giáo
đều phải tuân theo những quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia cụ thê Vì thế, những hoạt động truyền đạo không tuân theo quy định của hiến pháp và
pháp luật của nhà nước sở tại, đều bị xem là truyền đạo trái phép (truyền đạo
trái pháp luật) khi mà một trong ba điều kiện sau đây không được nhà nước
đó thừa nhận:
Thứ nhất là, tỗ chức truyền đạo; Thứ hai là, người truyền đạo;
Thứ ba là, cách thức truyền đạo
Các điều kiện trên được biểu hiện cụ thể như sau:
Một là, các tổ chức truyền đạo trái phép là các tổ chức không có pháp nhân tôn giáo, là tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo không được pháp luật cho phép
Hai là, những người truyền đạo trái phép là những cá nhân, những người giả danh chức sắc tôn giáo đề truyền đạo không đúng nơi quy định hoặc không được cấp có thâm quyền cho phép
Ba là, cách thức truyền đạo trái phép là những cách thức truyền đạo trái với những Hiến chương (hoặc Điều lệ) của tôn giáo mà nhà nước đã phê chuẩn
Từ cách hiểu này có thể thấy, hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép ở nước ta hiện nay được biểu hiện như sau:
+ Về tổ chức Hiện nay ở Việt Nam, đạo Tin lành có 12 tổ chức hệ phái
và các nhóm Tin lành khác nhau, nhưng chỉ có hai tổ chức truyền đạo Tin lành đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là Tổng Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hiện có 14 chỉ hội hoạt động hợp pháp trên địa bàn
9 tỉnh, thành phố ở miền Bắc với khoảng 6.333 tín dé, muc su, 10 nha truyền
Trang 13có 281 chi hội hoạt động hợp pháp trên địa bàn 32 tỉnh, thành phố phía Nam
với khoảng 414 915 tín đồ, 132 mục sư, 254 nhà truyền đạo và 253 nhà thờ
(Số liệu Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2006) Do đó, về tổ chức truyền đạo
Tin lành ở nước ta hiện nay, chỉ có những chỉ hội cơ sở hợp pháp của Tổng
Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Thánh Tin lành
Việt Nam (miễn Nam) đã được công nhận tư cách pháp nhân
Vì thế, bất cứ người truyền đạo Tin lành nào không thuộc tô chức của
hai Tổng Hội nêu trên đều là hoạt động truyền đạo trái phép
+ Về người truyền đạo Người truyền đạo Tin lành phải là những người
_ CÓ chức vụ, phẩm trật, được tô chức giáo hội bố nhiệm để đảm nhiệm công việc của Hội thánh trên một địa bàn nhất định, khi sang địa bàn khác, người
truyền đạo phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương nơi đi và nơi
đến Người truyền đạo phải thực hiện việc truyền đạo theo đúng những quy
định mà Điều lệ (1963) của Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và
Hiến chương (2001) của Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã ghi và được phê duyệt
Vì vậy, những người truyền đạo thuộc những tổ chức truyền dao Tin
lành hợp pháp (đã được công nhận tư cách pháp nhân), nhưng lại đi truyền đạo không đúng với những quy định của Điều lệ, Hiến chương và không được cấp có thẩm quyền cho phép thì cũng bị coi là hoạt động truyền đạo trái phép
Từ cách hiểu về truyền đạo trái phép nêu trên, cũng có thể khẳng định, hoạt động truyền đạo của một tôn giáo sẽ không bị coi là trái phép, khi hội đủ
ba điều kiện sau:
Một là, tô chức truyền đạo có Hiến chương (hoặc Điều lệ) phù hợp với
luật pháp và chính sách của Nhà nước, có nhân sự lãnh đạo được Nhà nước
Trang 14Hai là, người truyền đạo phải được tổ chức truyền đạo xác nhận chức
vụ và địa bàn hoạt động, có sự chấp thuận của chính quyền sở tại (tất nhiên là
phải kinh qua đào tạo đúng quy cách);
Ba là, cách thức truyền đạo không thể khác những quy định của Hiến
chương (hoặc Điều lệ) mà Nhà nước đã phê chuẩn
Tóm lại, từ những phân tích và lý giải nêu trên có thể khẳng định:
Ti ruyen dao trai phép thực chat chinh la hoat dong truyen dao vi pham phap luật của Nhà nước (tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền
đạo không được Nhà nước chấp thuận)
1.1.2.2 Những biểu hiện truyền đạo trải phép ở Việt Nam
Từ cách hiểu như trên về hoạt động truyền đạo trái phép và qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động truyền đạo trái phép ở nước ta thời gian qua,
bước đầu có thể chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hoạt động truyền đạo trái phép như sau:
- Về tô chức truyền đạo trái phép: là tô chức thực hiện hoạt động truyền
đạo, nhưng chưa được nhà nước thừa nhận tư cách pháp nhân và chưa cho
phép hoạt động trong khuôn khô pháp luật của nhà nước
- Về người truyền đạo trái phép:
+ Người mạo danh nhà chức sắc, tu hành để truyền đạo;
+ Người tô chức truyền đạo, giảng đạo không đúng nơi quy định; + Người truyền đạo ngoài phạm vi phụ trách;
+ Người đang chấp hành những án phạt tủ hoặc đang bị quản chế;
+ Người hết hạn hình phạt nhưng chưa được pháp luật, giáo hội cho phép hoạt động:
Trang 15giáo; thực hiện các dự án và hoạt động cứu trợ nhân đạo, hoạt động từ thiện
xã hội của các tô chức phi chính phủ - Về cách thức truyền đạo trái phép:
+ Truyền đạo lén lút và kích động đồng bào chống lại các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước; kích động những phần tử xấu, cực đoan gây rỗi trật tự an ninh xã hội;
+ Truyền đạo không có cơ sở vật chất và các phương tiện để hoạt động
như: nhà thờ, chức sắc ;
+ Người chủ trì cơ sở thờ tự không đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo ly ) với Chủ tịch UBND cấp xã sở tại;
+ Dùng nhà riêng làm địa điểm để tô chức hoạt động truyền bá giáo lý
của tôn giáo;
+ In ấn, xuất bản, phát tán các loại kinh sách, văn hoá phẩm có nội
dung tôn giáo nhưng không được nhà nước cho phép
+ Truyền đạo nửa bí mật, nửa công khai với những luận điệu lừa bịp,
mị dân Trong quá trình truyền đạo vừa đọc kinh, giảng đạo, nhưng xen lẫn những lời khuyên răn chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước;
+ Truyền đạo bằng những biện pháp kinh tế, thủ đoạn hù doạ, hoặc lợi dụng các hoạt động từ thiện để truyền đạo
- Hậu quả của hoạt động truyền đạo trái phép:
+ Truyền đạo xâm phạm đến trật tự công cộng;
+ Truyền đạo xâm phạm đến an ninh quốc gia;
+ Truyền đạo gây mất đoàn kết cộng đồng, gây chia rẽ nội bộ;
+ Truyền đạo xâm phạm đến truyền thống văn hoá cộng đồng, reo rắc
mé tin di đoan;
+ Truyén đạo xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ
Trang 161.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề truyền đạo trái phép và đấu tranh chống truyền đạo trái phép
1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề truyền đạo trái phép
Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo khác nhau với số
lượng tín đồ đông đảo Theo số liệu thống kê, hiện ở Việt Nam có 16 tô chức
tôn giáo của 6 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài phật giáo, Hoà hảo và Hồi giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân,
với hơn 20 triệu tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như quản lý xã hội và điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tín ngưỡng, tôn giáo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân Trước những biến đổi của tình hình quốc tế và trong nước, qua
nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử và tông kết kinh nghiệm thực tiễn, trong Nghị
quyết Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn
giáo là nhu cầu tỉnh thần của một bộ phận nhân dân Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân” [14, tr.7S]
Tiếp đó, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1996) lại khẳng định:
Về tôn giáo, thi hành nhất quán chính sách tôn trọng quyên tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân Các tôn giáo đều bình đăng trước pháp luật Bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Nhà nước Nghiêm cắm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước [15, tr.l26]
Tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng đối với tôn giáo,
Trang 17(tháng 4/2006) đã chỉ rõ, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công
dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật” [15, tr.42]
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, ngay từ khi giành được độc
lập năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nay là Nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng luôn khẳng định và đám bảo quyển tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Điều đó được thể hiện trên các văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước Việt Nam là Hiến pháp Trong cả bốn
ban Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992) đều có những điều quy định việc bảo
đảm quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Cụ thể như, trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946, ngay sau khi Việt Nam
giành được độc lập, ở điều 10 đã nêu rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do
tín ngưỡng” [18]; sau khi thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980, ở điều 68 đã ghi: “Công dân có quyên tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính
sách của Nhà nước” [19]; Hiến pháp 1992, ở điều 70 tiếp tục khẳng định:
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước [20]
Với quan điểm, đường lối, chính sách đúng đắn đó, trong hoạt động thực tiễn Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chú trọng nâng cao đời sông vật chất, tinh thần và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo
Trang 18hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân Tuy nhiên, trong quá trình tổn tại và phát triển, các tôn giáo ở nước ta thường bị các thế lực thù địch trong và ngoài
nước lợi dụng để thực hiện âm mưu xâm lược, thống tri va chéng pha cach
mạng Việt Nam Đặc biệt là hoạt động truyền đạo trái phép trong thời gian
qua đã gây ra những tác động tiêu cực về kinh tế, văn hoá, xã hội và tư tưởng,
làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, phương hại an ninh quốc gia, đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX,
ngày 12/3/2003 đã nhận định:
Tình hình hoạt động tôn giáo còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tổ có thể gây mất ôn định Một số người chưa tuân thủ
pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép Ở một số nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích
động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ốn định chính trị [12, tr.47]
Do đó, công tác đấu tranh chống truyền đạo trái phép hiện đang là một vấn đề lớn cần phải tập trung giải quyết ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác đấu tranh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu những quy định pháp lý cụ thê và đầy đủ để xử lý bằng pháp luật đối với hoạt động truyền đạo trái phép
Về đấu tranh chống truyền đạo trái phép, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, truyền giáo là công việc tự thân của mỗi tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta không chồng tôn giáo mà kiên quyết chống lại những kẻ lợi dụng tôn
giáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và ngăn cản tín đồ thực
Trang 19luật pháp của Nhà nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 - Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo đã chỉ rõ:
Việc theo đạo và truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giao tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép
buộc người dân theo đạo Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các
quy định của Hiến pháp và pháp luật [12, tr.50]
Xuất phát từ quan điểm đó, trong thực tế quản lý và điều hành đất nước, Nhà nước Việt Nam đã luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của mọi công dân, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh chông những hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng, chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nghiêm cắm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng
tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập thống nhất
đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trải với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo Mọi hành vi vi phạm đều
bị xử lý theo quy định của pháp luật [10, tr l]
Như vậy, quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này là: Tôn trọng quyển tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân; mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm đối với những kẻ lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mắt trật tự an toàn xã hội, phương hại
nên độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tốn hại các giá trị đạo đức, lối sông, văn hoá của dân tộc và ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện
Trang 201.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh chong
truyên đạo trải phép
Trước hết cần khăng định, đấu tranh chống truyền đạo trái phép là một bộ phận của công tác tôn giáo, là nội dung quan trọng của công tác dân vận của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay Chính vì vậy, khi tìm hiểu những quan điểm của Dang va Nha nước về đấu tranh chống truyền đạo trái phép, chúng ta cần tìm hiểu từ những quan điểm chỉ đạo đối với công tác tôn giáo nói chung của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: “không thê đả
kích tôn giáo dưới mọi hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạo chung cũng như riêng” [7, tr.23]; “cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng
giáo dục hết sức tránh không xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của các tín
dé trong quần chúng” [35, tr.121] Kế thừa quan điểm tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta trong quá trình giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đã luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân, đồng thời cũng có những biện pháp đấu tranh phù hợp đề chống lại hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng
ở nước ta Điều này đã được thể hiện cụ thê trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các nghị định, văn bản pháp luật của Nhà nước Cụ thể như, trong
Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990; Chỉ thị 37-CT/TW, ngày 02/7/1998
của Bộ Chính trị khóa VIHI; Nghị định 26-NĐ/CP, ngày 19/4/1999 của Chính
phủ và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, ngày 13/2/2003 đã xác định một số những quan điểm chỉ đạo
và nguyên tắc của công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay như sau:
Trang 21Xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân
Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện đoàn
kết lương giáo, đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cần khắc
phục nhận thức thiên cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân
biệt đối xử với đồng bào có đạo
Mặt khác, tôn giáo là lĩnh vực mà kẻ địch đặc biệt chú trọng lợi dụng để thực hiện “diễn biến hoà bình”, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chống lại lợi ích dân tộc, trong đó có lợi ích của đồng bao theo dao, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Điều đó đòi hỏi các ngành,
các cấp, các tô chức chính trị - xã hội phải cảnh giác không được buông lỏng
công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo
Hai là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với con người
Đại đa số tín đồ các tôn giáo ở nước ta là quần chúng lao động có tính
thần yêu nước, cùng với dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng xã hội mới âm no, hạnh phúc Vì thế, thực chất công tác tôn giáo chính là công tác vận động quần chúng Từ việc chăm lo những lợi ich thiết thân, trong đó
có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, các chính sách và việc làm cụ thể
của Đảng và Nhà nước ta sẽ thuyết phục, lôi cuốn, tập hợp đồng bào có đạo
tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tô quốc
Làm tốt công tác vận động quần chúng cũng chính là để đảm bảo cho mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tránh được sai
lầm, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và trở thành phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng
Trang 22đen tối của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta, từ đó tự giác đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ tự do tín ngưỡng chính đáng của mình, bảo vệ an ninh Tổ quốc
Ba là, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị do Đảng lãnh đạo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội Vì vậy, công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt: nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để khơng ngừng hồn thiện chính sách tôn
giáo; thực hiện công tác vận động quần chúng, chức sắc tôn g1a0; tổ chức
quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và các tổ chức của tôn
giáo Do đó, công tác tôn giáo phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cụ thê
là Đảng lãnh đạo, xác định quan điểm, đường lối và không ngừng hồn thiện chính sách tơn giáo, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo (quản lý bằng pháp luật); các đoàn thể nhân dân và Mặt trận Tổ quốc làm
công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo, sẽ tạo ra sức mạnh tong hop cua tồn bộ hệ thơng chính trị trong việc thực hiện công tác tôn giáo
Từ các quan điểm và nguyên tắc nói trên, xác định công tác đấu tranh chống truyền đạo trái phép là một bộ phận của công tác tôn giáo Có thê hiểu, nội dung cốt lõi của công tác này cũng chính là công tác vận động quân chúng và
tiến hành đấu tranh chống truyền đạo trái phép phải là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị Điều này được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng khi cho rằng:
Cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo chỉ thành công thông qua công tác vận động quần chúng, làm cho tín đồ
Trang 23Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện khi có các điều kiện sau:
- Có hệ tư tưởng mà một giai cấp nhất định thừa nhận và truyền bá
- Có các thiết chế tư tưởng, bao gồm thiết chế sáng tạo, truyền bá, bảo
quản, lưu giữ hệ tư tưởng và thiết chế đào tạo các nhà tư tưởng
- Có đội ngũ những nhà tư tưởng lấy việc chăm lo phát triển, truyền bá hệ tư tưởng làm nghề nghiệp của mình
Khi xem xét công tác tư tưởng như một quá trình bao gồm từ việc sáng tạo ra hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng đó đề ra đường lối chiến lược,
sách lược của một giai cấp, một chính đảng đến việc truyền bá hệ tư tưởng và
đường lối trong quần chúng, thúc đây quần chúng hiện thực hoá đường lỗi đó trong thực tiễn, V.L.Lênin đã cho rằng, công tác tư tưởng có ba hình thái:
công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cô động Ba hình thái đó
gắn với các quá trình của công tác tư tưởng như: công tác lý luận tương ứng
với quá trình sáng tạo ra hệ tư tưởng và đường lối chính trị của một giai cấp;
công tác tuyên truyền và công tác cỗ động tương ứng với quá trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lỗi chính trị trong quần chúng, cổ vũ quần chúng đi tới hành động bằng các con đường và phương thức khác nhau
Các hình thái nói trên của công tác tư tưởng có mối liên hệ nội tại và
tác động biện chứng lẫn nhau như những bộ phận của cùng một quá trình tư
tưởng, mỗi bộ phận đó có chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng riêng và không thê thay thế được cho nhau Tuy nhiên, từng hình thái với tư cách là những quá
trình riêng biệt lại có nội dung, đặc điểm khác nhau, có tính chất độc lập
tương đối với nhau Vì thế, hoạt động công tác tư tưởng của bất kỳ một giai cấp, một chính đảng nào muốn đạt được mục đích đều phải tiễn hành đồng bộ
và hiệu quả cả ba quá trình trên
Trang 24của công tác tư tưởng được quy định bởi vai trò tiên phong của nó trong các
tiễn trình cách mạng Bởi muốn có một cuộc cách mạng nỗ ra trong thực tiễn,
thì trước hết phải có một cuộc cách mạng trong tư tưởng (cuộc đấu tranh trên
lĩnh vực ý thức hệ) Đồng thời, trong thực tiễn cách mạng, khi có những vấn
đề mới nảy sinh trong tư tưởng của quần chúng, nêu được phát hiện va xử lý kịp thời sẽ góp phần tháo gỡ những điểm nóng, tránh phải trả giá cho những sai lầm, bế tắc trong hành động thực tiễn Đây chính là vai trò của công tác tư tưởng trong việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra
1.3.2 Vai trò công tác tư tưởng trong đấu tranh chong truyền dao trải phép
Vai trò của công tác tư tưởng trong đấu tranh chống hoạt động truyền đạo trái phép ở nước ta hiện nay được thê hiện qua một số mặt chủ yếu sau:
Một là, góp phần tăng cường, củng cố tình đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong quá trình đấu tranh chống truyền đạo trái phép ở nước ta, công tác tư tưởng đã giúp cho quần chúng nhân dân nhận thức được rằng: mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật, không phân biệt
người theo đạo và người không theo đạo, cũng như sự bình đẳng giữa các tôn giáo khác nhau trong đời sông xã hội Đồng thời, thông qua việc tuyên truyền,
vận động thực hiện những chủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng và Nhà
Trang 25dân chủ, văn minh”, không tham gia vào các hoạt động làm ton hại đến lợi ích
của quốc gia, dân tộc
Công tác tư tưởng đã xây dựng niềm tin cho quần chúng nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo
Giáo duc tinh than yêu nước, y thuc bao vé déc lập, thông nhất của Tổ quốc,
truyền thống đoàn kết dân tộc; giúp quần chúng nhân dân hiểu rõ chính sách Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: đoàn kết mọi người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các
dân tộc, các tôn giáo khác nhau, trên cơ sở lay muc tiéu chung lam diém
tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác biệt, không trái với lợi ích
chung của dân tộc, tất cả vì độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân Từ đó, góp phần tạo ra và tăng cường được sự đồng thuận giữa những người có fín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tăng cường sự thông
nhất về chính trị, tư tưởng trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của
đất nước, động viên quần chúng nhân dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn
giao, néu cao lòng tự hào dân tộc, ý thức vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu
Hai là, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân, nhất là tín đồ tôn giáo về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giao trong tình hình mới
Trang 26Thông qua việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác tư tưởng sẽ giúp cho quần chúng nhân dân, nhất là tín đồ, chức sắc các tôn giáo năm được một cách đầy đủ những quan điểm
và nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
Đồng thời giúp cho tín đồ các tôn giáo hiểu những việc được làm và không được làm trong quá trình thực hiện các lễ nghi trong hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo Mọi cá nhân và tổ chức tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, giữ gìn độc lập dân tộc và
chủ quyền quốc g1a; những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của tín đồ sẽ được pháp luật
bảo vệ; những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo sẽ được tôn trọng
và khuyến khích phát huy; mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm
mất trật tự an toàn xã hội, phương hại đến nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tôn hại đến các giá trị đạo đức, lỗi song, văn hoá của dân tộc, ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, ngăn cản chức sắc các tôn giáo
thực hiện nghĩa vụ, chức trách tôn giáo đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật
Đây được coi là việc làm có ý nghĩa rất lớn và thể hiện rõ vai trò của
công tác tư tưởng trong đấu tranh chống truyền đạo trái phép ở nước ta hiện nay Bởi lẽ, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, công tác tư tưởng sẽ giúp cho quần chúng nhân dân hiểu được một cách thấu đáo những quan
điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, đồng thời tạo niềm tin cho họ vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Từ đó, giúp họ nhận rõ được những âm mưu, thủ đoạn của các thể lực thù địch trong việc lợi dụng tôn giáo,
Trang 27dich” trong quan chung đối với những tư tưởng thù địch, phản động để họ tự giác đấu tranh bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của mình
Ba là, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng hoạt động truyền đạo trái phép vào mục đích
chính trị ở nước ta
Trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng
vấn đề tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta, với tư cách là
người lính gác trên mặt trận tư tưởng, công tác tư tưởng đã góp phan phê
phán, đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm sai trái và âm mưu lợi dụng tôn giáo thông qua hoạt động truyền đạo trái phép vào mục đích
chính trị nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta Phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động truyền đạo trái phép đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Hoạt động tuyên truyền và cỗ động sẽ giúp cho quần chúng nhân dân
thấy rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay Hơn nữa, công tác tư tưởng còn đấu tranh vạch trần những luận điệu sai trái,
lừa bịp của những bọn phản động đội lốt tôn giáo để thực hiện những việc
ngồi mục đích tơn giáo như: kích động đồng bào theo đạo không thực hiện | nghĩa vụ công dân, chống lại chính sách đại đoàn kết toàn dân, hoạt động mê
tín đị đoan, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng ta và những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước Góp phần giúp cho quần chúng nhân dân,
nhất là tín đồ, chức sắc các tôn giáo nhận rõ được âm mưu, thủ đoạn lợi dụng
vẫn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch Từ
đó, phát động phong trào toàn dân đoàn kết nêu cao cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại
Trang 28Bốn là, góp phần tông kết thực tiễn để từng bước bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo
Trong thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa có chọn lọc tư tưởng
của học thuyết Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, coi đó
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hoạch định, xây dựng, bố
sung và từng bước hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách về công tác
tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo
Thông qua công tác lý luận, công tác tư tưởng của Đảng đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tướng Hỗ Chí Minh về vấn đề tôn giáo để từ đó trên cơ sở nghiên cứu, tông kết thực tiễn, từng bước hoàn thiện những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Qua đó, góp phần giải quyết nhiều
van dé thuc tién phat sinh trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện
nay
Đồng thời, thông qua việc nắm bắt dư luận xã hội, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là của tín đồ, chức sắc các tôn giáo,
công tác tư tưởng đã góp phần tham mưu, đề xuất việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo
trong tình hình mới; dự báo diễn biến và xu hướng vận động, biến đổi trong tư
tưởng của quần chúng, cũng như khả năng xuất hiện các điểm nóng về vấn đề tôn giáo để tham mưu cho cấp uỷ những biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý Từ đó, góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn, bảo đảm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thống nhất tư tưởng và hành động trong cuộc đấu tranh chống
lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng tín
Trang 29Chương 2
THUC TRANG VE VAI TRO CONG TAC TU TUONG
TRONG BAU TRANH CHONG TRUYEN DAO TIN LANH
TRAI PHEP O VUNG DÂN TỘC MÔNG TỈNH SON LA
2.1 Thực trạng hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La
2.1.1 Một số nét khái quát về dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La
2.1.1.1 Tình hình chung về dân tộc Mông ở Sơn La
Đồng bào Mông ở Sơn La có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư đến đây
trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX Hiện nay, đồng bào
Mông là dân tộc có số dân đông thứ 3 ở Sơn La (sau dân tộc Thái và Kinh)
Theo số liệu của Cục Thống kê tinh Son La, tính đến tháng 12/2006, dân tộc
Mông có 103.121 người Căn cứ vào trang phục của phụ nữ và ngôn ngữ thì người Mông ở Sơn La có 4 ngành: Mông Do (Mông Trang), Mông Du (Mông
Đen), Mông S¡ (Mông Đỏ) và Mông Lễnh (Mông Hoa) Đồng bào Mông cư
trú ở 10 huyện, thị, nhưng chủ yếu tập trung ở các huyện: Bắc Yên, Sông Mã, Thuận Châu, Mai Sơn, Mộc Châu
Đa số người Mông ở Sơn La cư trú trên các vùng núi cao hẻo lánh,
vùng giáp ranh với các tỉnh bạn như: Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh
Hóa và vùng biên giới Việt - Lào Người Mông ở Sơn La trước đây thường có
tập quán du canh, du cư và coi việc trồng, buôn bán thuốc phiện là nguồn
sống (thu nhập) chủ yếu Từ khi Nhà nước có chủ trương cấm trồng, buôn bán
thuốc phiện, xoá bỏ tệ nạn nghiện hút thì vẫn đề nói trên vẫn diễn ra hết sức phức tạp, một bộ phận người Mông Sơn La vẫn lén lút tái trồng cây thuốc
Trang 30cao, còn nhiều hủ tục lạc hậu, tốn kém Hiện nay, tỷ lệ tăng dân SỐ Ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La là 3,26%; tỷ lệ mù chữ là 67,8%, trong đó nữ là 81,6%;
mức thu nhập bình quân đầu người đạt thấp 65.000đồng/tháng Bên cạnh đó,
hầu hết các bản của người Mông thường có quy mô nhỏ, dưới 30 hộ, ở rải
rác, xa các khu vực trung tâm, nên gặp nhiều khó khăn cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở như: điện, đường, trường, trạm Vì thế, nguy cơ
tụt hậu so với các vùng trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung là rất nghiêm trọng Đây chính là điều kiện để các tôn giáo mới dễ dàng xâm
nhập, lôi kéo đồng bào theo đạo và bị các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chéng
phá cách mạng nước ta
2.1.1.2 Đặc điểm của dân tộc Mông tính Sơn La - Đặc điểm tâm lý và quan hệ dân tộc
Xuất phát từ điều kiện sống trên vùng núi cao, cuộc sống người Mông
ở Sơn La luôn gan gũi với thiên nhiên, nhưng lại gần như biệt lập với xã hội bên ngoài Từ đó, hình thành ở người Mông một phong thái phóng khoáng tự
tin, tự trọng cùng với ý thức tự hào về một nền văn hoá cổ truyền hết sức độc đáo, đã tạo cho họ có ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong đâu tranh với thiên nhiên Nét nổi bật trong đối xử với thiên nhiên và xã hội của người Mông là sự thể hiện: sự bình đẳng ngang hàng, công bằng, hợp lý một cách rõ ràng, thậm chí ngay cả với các thần tượng mà họ thờ cúng Trong quan hệ giữa người với người, người Mông sống thật thà, chân thành, cởi mở, thuỷ chung tôn trọng đạo lý, lẽ phải, yêu cái tốt, ghét cái xấu Tuy nhiên, người
Mông lại có một đặc điểm tâm lý là rất cô chấp, những chuyện lặt vặt cũng
đòi hỏi phải đúng lý, nếu không thì rất đễ bỏ mặc nhau
Trang 31nhưng có liên quan đến tính mạng bản thân và gia đình thì đễ phản ứng rất mạnh mẽ, luôn trong tâm trạng hoang mang, lo sợ Trong cuộc sống hàng
ngày, người Mông thể hiện sự yêu ghét rất rõ ràng
Đối với người Mông, ý thức về dòng họ là thể hiện đặc trưng cố kết
cộng đồng Ý thức cộng đồng ấy cùng với vai trò của già làng, trưởng tộc là
điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh cộng đồng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Song đó cũng là một trong
những yếu tố mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng để lôi kéo quần
chúng, thông qua vai trò của các già làng, trưởng tộc
- Đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Mông ở Sơn La
Theo quan niệm truyền thống, người Mông cho răng có sự tỒn tại của
hai thế giới khác nhau: thế giới nhìn thấy được là thế giới của những sự vật
tồn tại như đất, đá, nước, động thực vật và cả con người - thuộc bên Dương
(Zar Chênhz); Thế giới không nhìn thấy được là thế giới của linh hồn, thánh thần, ma quỷ - thuộc bên Âm (Zênh Chênhz) Mọi sự vật và con người đều
ton tại ở hai thé giới này, nhưng hai thế giới (Âm - Dương) luôn tương đồng và tương phản nhau, nếu tương đồng, hoà hợp thì sự vật tồn tại và sự sống bền
vững Ngược lại, nếu tương phản nhau thì sự vật sẽ mất đi, con người sẽ ôm đau bệnh tật, cái chết sẽ xây ra
Ở đây ta chủ yếu chỉ xem xét thế giới bên Âm (thế giới tỉnh thần) Đồng bào Mông thường chia tất cả ma quỷ, thánh thần thành hai loại: “Thần
lành” (ma nhà) và “Ma dữ”
“Thần lành” là những thần chuyên ban phước lành, bảo vệ cuộc sống
yên lành cho con người, gia súc, mùa màng Thần lành gom nhiéu vi than khác nhau, trong đó quan trọng nhất là hai vị thần Xử Ca (Xur Car) và Thần
Nông (Đaz Trongz) Thực chất thờ cúng Xử Ca là thờ cúng thổ địa nơi mình
Trang 32thờ mà chỉ đóng giấy bản vào vách nhà gian giữa, bắt một con gà trồng cắt tiết lấy lông gà chấm vào tiết, cùng với vài ba chiếc thuyền gấp bằng giấy dán
lên tắm giấy bản đó, sau đó đóng một đoạn tre to bằng cô tay, dài khoảng một
mét từ dưới đất lên ngang với mép dưới tắm giấy để cắm hương: nội dung lời
khấn là đặt lời giao ước với trời, đất, núi, sông chính tại nơi mình đang sinh song để cầu cho gia đình được khoẻ mạnh, hạnh phúc và làm ăn phát đạt,
sung túc trong năm Lễ cúng thường được tô chức vào dịp năm hết tết đến Ngoài ra, còn được tiễn hành trong trường hợp dựng nhà mới, tách hộ gia đình Còn thờ cúng Thần Nông lại mang ý nghĩa sinh sản, là biểu hiện của
lễ thức nông nghiệp Hình thức thực hiện là làm lễ tế thần (Paux Đaz Trongz)
Tuy nhiên, mỗi dòng họ lại có sự khác biệt trong việc bày mâm tế lễ Về hình
thức cúng tế, người ta dùng một con vật nái trinh tơ (Phổ biến là lợn, cá biệt có một số dòng họ dùng chó) làm vật cúng Thông thường thì làm lễ theo định
kỳ thời gian nông nghiệp, nhưng cũng có thê làm khi trong nhà có người ốm
đau, gia súc chết, mùa màng thất bát Ngoài hai vị thần trên, theo quan niệm
của người Mông còn có một số vị thần khác và mức độ ứng xử với từng vị thần biểu hiện sự khác nhau của từng dòng họ như thần cột chính trong nhà
(Déx Daz), than buéng ngủ (Đaz Trongr Pair), thần bếp lò (Đaz Kror Trok),
thần cửa gitta (Daz Trongx Tar) đó là các vị thần lành Tuy nhiên, nếu ứng xử không tử tế thì người trong nhà cũng bị các vị thần này trừng phạt
"Ma đữ " là ma chỉ chuyên làm hại người, gia súc, mùa màng, trong đó
đáng sợ nhất là Ma Ngũ Hải (Trênhr Nênhr) "Ma dữ” có ở trong rừng, hòn
đá, gốc cây to, sông suối, dưới đất và đều là những loại ma đáng sợ đối với người Mông
Có thê nói, tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Sơn La mang nặng tính cộng đồng dòng họ Cùng dòng họ, tức là "cùng ma" (Thungx Dangx),
Trang 33ma" là cùng cách thờ cúng khi tiến hành các nghi lễ liên quan đến cúng
ma, cúng tô tiên và "Cùng ma" thì phải giống nhau ở bốn nghi lễ cúng ma như sau:
Cúng "ma tơi" (cách thức chôn người chết); cúng "ma bò" (Nhux Đangx); cúng "ma lợn" (Guô Đangx); cúng tế Thần Nông (Đaz Trongs) Sự
khác nhau ở mỗi dòng họ, cũng được biểu hiện ở trong bốn nghỉ lễ này
Tín ngưỡng mang tính cộng đồng dòng họ của người Mông, chủ yếu là
hướng về cội nguồn tô tiên Người Mông luôn coi tổ tiên là người chứng giám
tối cao, là nguồn tiếp sức cho sự trường tồn và phát triển của con cháu về sau, họ coi đó như là một biểu hiện quan trọng để bảo tồn, gìn giữ văn hoá cội nguồn Luật tục của người Mông cũng qui định rõ: nếu thành viên nào quên mắt tổ tiên sẽ không được coi là người Mông nữa Song có điều, người Mông
lại không thờ tổ tiên trong nhà, theo họ tổ tiên vốn ở một nơi xa xôi khác,
nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà tổ tiên là phải luôn nhớ làm "ma bò"
cho bố mẹ chồng (khi bố mẹ đã chết); làm "ma lợn" cho ông bà và tô chức
cúng tế vào các ngày lễ, tết Cách thức thờ cúng rất đơn giản, không lập bàn thờ và bát nhang cô định, khi cúng họ thường đặt mâm cơm ngay ngắn trước
cửa giữa dưới chân nơi thờ (Xưr Car), lẫy gạo làm ba bát nhang; cúng tế
xong, khi nhang cháy hết, gạo sẽ được mang đi nấu ăn, còn chân nhang thì bỏ vào bếp, sau đó mời gọi linh hồn những người đã khuất trong dòng tộc đến cùng ăn, cùng uống đề phù hộ cho con cháu
Ngày nay, ý nghĩa của việc thờ cúng dòng họ, nhìn từ khía cạnh văn
hoá, đạo lý thì đó chính là sự biểu hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Mông,
nhằm củng cố ý thức cộng đồng, ý thức hướng về cội nguồn dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ, những người đã có công đóng góp cho dòng tộc
Trang 34trong lịch sử đấu tranh để bảo tồn dân tộc, cũng như trong cuộc sống mưu sinh hiện tại
Tuy nhiên, nhìn vào các nghi lễ thờ cúng của người Mông, ta cũng thấy
một vấn đề nổi cộm là các thủ tục, nghi lễ quá rườm rà, tốn kém Nhiều nghỉ
lễ mang nặng tính hủ tục, mê tín không còn phù hợp với nếp sống mới và sự tiến bộ của khoa học Bên cạnh đó, việc tuyên truyền xây dựng đời sống văn hoá mới ở vùng dân tộc Mông trên địa bản tỉnh Sơn La trong thời gian qua kết quả còn hạn chế Vì thế, người Mông ở Sơn La hiện không chỉ nghèo về vật
chất, mà còn đói cả về đời sống văn hoá tinh thần Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp thì đây chính
là điều mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng dé tiến hành hoạt động
truyền đạo trái phép, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta
2.1.2 Hoạt động truyền đạo Tìn lành trái phép và ảnh hưởng của nó
ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La
2.1.2.1 Thực trạng và phương thức hoạt động truyền đạo Tìn lành trải phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La
* Thực trạng hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép ở vùng dân tộc
Mông tỉnh Sơn La
Từ đầu những năm 80 của thế ký XX, đạo Tin Lành đã xâm nhập và
phát triển rất nhanh trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân
tộc Mông Tuy nhiên, quá trình xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành vào vùng dân tộc Mông ở Sơn La chủ yếu thông qua các hoạt động truyền đạo trái phép, quá trình đó được chia làm ba giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn thứ nhất từ 1986 - 1987
Trang 35sinh sống Họ cư trú xen kẽ với nhiều hộ đồng bào Mông trong vùng, với những sinh hoạt tôn giáo hàng ngày đã gây nên sự chú ý của nhiều người,
nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ là một hiện tượng lạ và chưa có biểu hiện
truyền đạo
Cuối năm 1985 có hai người Mông từ Yên Bái sang xã Chiềng Cang (Sông Mã) buôn bán, khi tiếp xúc với dân họ đã tuyên truyền: người Mông ở Yên Bái không "cúng ma" khi ốm đau mà chỉ cúng “Chúa Trời", muốn học cách cúng "Chúa Trời" thì đi gặp Sùng Bla Giống ở Trạm Tấu (Yên Bái)
Cùng thời gian đó, Đài FEBC ở Manila (Philipin) đã bắt đầu phát chương
trình truyền đạo bằng tiếng Mông
Tháng 8 năm 1986, gia dinh Thao Ba Hu ở Sông Mã có con ôm những chữa mãi không khỏi, sau khi nghe đài và nhớ lại những lời tuyên truyền của những người đi buôn từ Yên Bái đến, Thào Bả Hụ đã cùng với hai người Mông ở đây sang nhà thờ Trạm Tấu (Yên Bái) gặp Sùng Bla Giống để học cách cúng mới Giống đã đạy họ hát thánh ca, đọc sách Giê Su bằng chữ Mông La Tỉnh, các nghi lễ hành đạo và cung cấp một số tranh ảnh Chúa Giê
Su, Thánh giá Sau 15 ngày trở về Hụ đã bỏ bàn thờ tổ tiên, treo ảnh Chúa và
đọc kinh theo hướng dẫn của nhà thờ, nhưng "cách cúng mới" này cũng
không cứu được con của Hụ khỏi chết Tới tháng 5/1986, Hụ đã vận động và
được Trưởng bản đồng ý cho truyền đạo cho dân bản, bước đầu đã có 8/17 hộ trong bản tin theo, đến cuối năm 1986 đã tăng lên 16 hộ và bắt đầu lan ra các
bản Mơng khác trong tồn xã Đến năm 1987, Hụ đã lôi kéo được 8 tín đồ tích
cực thuộc hai xã do Hụ cầm đầu tổ chức truyền đạo và hướng dẫn cho dân
nghe Đài FEBC dé học đạo Việc truyền đạo ở giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm như sau:
Trang 36tiếng Mông, nhưng chưa phân biệt được đó là đạo Công giáo hay Tin lành Họ chỉ biết rằng, đó là "cách cúng mới”, thực hiện cách cúng này sẽ giúp họ
đỡ khó khăn, tốn kém hơn khi phải thực hiện "cúng ma" theo truyền thông cũ Đây cũng là thời điểm mà đời sống kinh tế của cả nước rất khó khăn, đặc biệt
là đời sống của đồng bào Mông ở vùng cao
- Một số cá nhân đi học "cách cúng mới" đã tìm đến nhà thờ Công giáo
Họ tưởng rằng, những nội dung nghe được trên Đài FEBC là từ đây mà ra Vì thé, có thể coi giai đoạn này là giai đoạn đạo Tin Lành phát triển dựa vào
Công giáo Mặc dù phạm vi còn hẹp, nhưng tính chất phức tạp của vấn đề đã
bộc lộ Ở giai đoạn này, người trực tiếp đi truyền đạo đều là những người
Mông đã tìm đến học đạo ở các nhà thờ Công giáo, họ được sự khích lệ và hỗ trợ về vật chất của nhà thờ Việc truyền đạo chủ yếu thông qua phương thức
truyền miệng và thông qua việc lợi dụng những người có uy tín như: già làng,
trưởng bản
Đây là giai đoạn đạo Tin Lành bắt đầu được truyền trái phép vào cộng
đồng người Mông ở Sơn La, thông qua việc lợi dụng tín ngưỡng "cúng ma"
của dân tộc Mông Lúc này trong cộng đồng người Mông đang xuất hiện nhu cầu cần phải thay đổi tập quán, tín ngưỡng cũ (đang là gánh nặng lên cuộc
sống vốn rất khó khăn của họ) và đạo Tin lành đã đưa đến "cách cúng mới",
mà người Mông hy vọng có thể thay thế cách cúng cũ
Giai đoạn thư hai từ 1988 -199]
Vào những năm 1988 - 1991, sự phát triển tôn giáo trong đồng bào Mông ngày một gia tăng Trong vùng đồng bào Mông ở tỉnh Sơn La lan
truyền dư luận: "Vua Mông sắp về, người Mông có Vua Vàng Chứ, có Vương
chủ, Vua về người Mông sẽ có đất ở riêng " Việc truyền đạo "Vàng chứ" ở
Trang 37Lợi dụng việc "xưng, đón vua", một đặc điểm tâm lý trong xã hội truyền thống của người Mông, thường xuất hiện khi cuộc sống của họ có
nhiều khó khăn, hãng hụt trong tâm lý Cùng với tính chất mê tín được khơi
day va day lên cao, các đối tượng cầm đầu truyền đạo trái phép đã kích động
tâm lý dân tộc, kết hợp với nội dung tôn giáo để tuyên truyền những thông tin gây xáo động lòng đân Vì thế trong thời gian này, đồng bào Mông ở một số
vùng đã truyền bảo nhau rằng: sẽ có mưa to, nước ngập dâng tràn khắp nơi Vàng Chứ sẽ xuất hiện, ai muốn được Vàng Chứ cứu thì phải cúng Vàng Chứ,
chuẩn bị đón Vàng Chứ bằng cách nghỉ sản xuất, bỏ bàn thờ tổ tiên; phải thờ
ảnh Chúa, Thánh giá, tập bay, giết mỗ gia súc Ai không thờ Vàng Chứ sẽ bị
Hồ ăn thịt, nước cuốn trôi; ai theo Tin lành Vàng Chứ sẽ có cuộc sống sung
sướng Họ còn loan tin: ngày 18/7/1990, khi trời tối Vàng Chứ sẽ xuất hiện và đến năm 2000 trái đất sẽ nổ tung ai khéng theo Tin lanh Vang Chir sé bi
chết hết
Những nội dung tuyên truyền ấy thực sự là hoang đường, hư ảo và phi lý Nhưng rồi, với trình độ dân trí thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, cùng với những phong tục tập quán lạc hậu của người Mông, nên cái phi lý, hoang
đường, hư ảo ấy lại trở thành cái có lý và chi phối cuộc sống hàng ngày của
dân tộc Mông Người Mông đã tin răng: Vàng Chứ chính là Chúa Giê Su và
là Chúa của nhân loại
- Việc tuyên truyền đạo "Vàng Chứ" trong giai đoạn này còn được kịp
thời gắn với các hiện tượng thiên tai xây ra lúc đó, như: Trận lũ ống xây ra ở
Thị xã và huyện Mường Lay (Lai châu) vào tháng 6/1990; Trận lũ quét lịch
sử xây ra tại Thị xã, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã (Sơn La) vào tháng
6/1991, đã gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng Điều đó đã làm tăng
Trang 38Mông phải theo Tin lành Vàng Chứ răng: nếu ai không theo Đạo này sẽ bị
nước cuốn trôi, Hỗ ăn thịt như mọi người đã từng chứng kiến
- Giai đoạn này vai trò của Tin lành Vang Chir dai được khẳng định và thay thế dần vai trò của tín ngưỡng "thờ ma", một đặc điểm tín ngưỡng tuyền thống quan trọng đối với người Mông, nhưng lại là phong tục có nhiều nghi lễ
khá tốn kém so với cuộc sống đang rất khó khăn của họ Việc theo dao Tin
lành Vàng Chứ với nghi lễ đơn giản hơn, không tốn kém, lại có những quy định phù hợp tâm lý người phụ nữ Mông như: con trai không được lấy vợ hai, không được nghiện thuốc phiện, không được cướp của giết người; trai gái yêu nhau gia đình không được gò ép, không được ngoại tình Chính những điều đó đã làm cho người Mông dễ dàng loại bỏ tín ngưỡng "thờ ma" của họ để theo dao Tin lanh Vang Chit
- Việc truyền đạo Tin lành Vàng Chứ được thực hiện thông qua những luận điệu kích động tâm lý của Đài phát thanh FEBC phát từ Manila Mặt khác, nó còn được một số "thừa tác viên" người Mông trực tiếp tuyên truyền Phương thức truyền đạo chủ yếu của họ là tổ chức nghe và ghi âm các chương
trình của Đài FEBC, sau đó ổi tới các bản, các gia đình mở cho nhiều người cùng nghe; kết hợp với tung tin lừa bịp, đe doạ làm cho đồng bào nửa tin, nửa
ngờ hoặc vì lo sợ mà phải theo
Tuy nhiên, những người Mông theo đạo thông qua Đài FEBC đã dần phát hiện có sự khác nhau giữa đạo Vàng Chứ với đạo Công giáo mà họ đã
ngộ nhận và tìm đến từ trước đó Vì vậy, từ năm 199] đã có một bộ phận tìm cách liên hệ với Hội thánh Tin lành miền Bắc ở Hà Nội
- Trong giai đoạn này, xuất hiện trong vùng đồng bào Mông khá nhiều sách kinh thánh, băng casseter ghi thánh ca, và một số ân phẩm tôn giáo khác
được nhập lậu và bí mật phát tán trong cộng đồng bằng nhiều con đường khác
Trang 39ng-ười Mông đã bắt đầu bộc lộ gay gắt trên các phương diện kinh tế, văn hoá,
đoàn kết cộng đồng và trật tự an toàn xã hội
Như vậy, có thể khẳng định, trong giai đoạn này đạo Tìn lành đã được dân tộc hóa để truyền vào người Mông ở Sơn La dưới cái vỏ "Vàng Chit"
Đây là biểu hiện của sự lợi dụng vấn đề "xưng vua” được gan VỚI tôn giáo,
mang tính mê tín, hoang đường và mang màu sắc chính trị Giai đoạn thứ ba từ 1992 đến nay
Theo chỉ dẫn của Đài FEBC, có khoảng 20 người Mông đã về số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội và được Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đón tiếp, cho
đi thăm quan du lịch và truyền đạt những phương pháp truyền đạo Sau khi
trở về, họ cùng với những phần tử tích cực khác đã vận động đồng bào trước
đây ngộ nhận theo đạo Công giáo chuyên sang theo đạo Tin lành Họ cho
rằng, đây mới đúng là con đường của “Vàng Chứ” và từ đây người Mông Sơn La ở một số vùng đã chính thức đi theo đạo Tìn lành
Theo Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 20 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ
về công tác vận động nhân dân không học và truyền đạo trái phép, số người Mông theo đạo ở thời kỳ này như sau:
Năm 1993: 279 hộ với 2.005 người ở 26 bản, l2 xã, 5 huyện; Năm 1996: 371 hộ với 3.022 người ở 57 bản, 24 xã, 7 huyện; Năm 1999: 523 hộ với 3719 người ở 77 bản, 28 xã, 7 huyện; Năm 2000: 652 hộ với 4.030 người
theo đạo [27]
Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép trong vùng dân tộc Mông ở Sơn La giai đoạn này cho thấy, Hội thánh Tin Lành miền Bắc đã can thiệp ngày càng sâu vào quá trình truyền đạo Tin Lành ở các vùng dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh miễn núi phía Bắc nước ta, trong đó có vùng dân tộc Mông ở Sơn La Vẫn đề tôn giáo ngày càng mang mau sac chính trị, nó thường được
Trang 40người Mông Đồng thời, sự xâm nhập trái phép và phát triển nhanh của đạo Tin lành đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội ở vùng dân tộc Mông của tỉnh Sơn La và tiềm ân những nguy cơ gây mất én định về an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
* Phương thức truyền đạo Tin lành trái phép vào vùng dân tộc Mông
tỉnh Sơn La của các thế lực thù địch
Có thê nói, phương thức truyền đạo Tĩn lành trái phép ở vùng dân tộc Mông tỉnh Sơn La thời gian qua, chủ yếu thông qua việc truyền đạo trực tiếp của những người tự xưng là “trưởng đạo” bằng phương thức truyền miệng, "rỉ
tai", nửa kín nửa hở, hoặc doa dam
Trước hết họ nhằm vào đối tượng là trưởng bản, trưởng dòng họ, thậm chí cả đảng viên, cán bộ chính quyên, đoàn thể Họ cho rằng, khi những
người này đã theo đạo, thì mọi người cũng sẽ theo Ví dụ như: Ông Hạng A
Dua là đảng viên, nguyên Chủ tịch Xã Chiềng Công - Mường La, khi bị mua
chuộc thì tất cả con cháu và gan 30 hộ trong bản đều theo dao Dé truyén dao,
những phần tử tích cực truyền đạo thường tổ chức, hướng dẫn cho người dân trực tiếp nghe chương trình phát thanh của đài FEBC bằng tiếng Mông và ghi
âm lại để đem đi tuyên truyền ở nhiều nơi khác Lợi dụng trình độ dân trí
thấp, chúng thường kết hợp việc truyền đạo với việc tung tin hoang đường để
lừa bịp, hù doạ làm cho nhiều người vì sợ mà phải theo đạo Nhiều đồng bào
theo đạo đã cho biết, các nhà truyền đạo khi truyền đạo đều nói:
- Theo Vàng Chứ thì khi trời sập sẽ không bị chết; sẽ có sung sướng
cho mình; tin Giê Su vì nó sẽ về gọi đón lên trời; và khi nào nước dâng, trái