QUOC GIA HO CHi MINH HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN
PHAM THỊ MỸ NƯƠNG
Thận
iy ORES re VIỆT NAM
Trang 2ee Hi aS F——~EỢ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA HO CHi MINH HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN PHAM THỊ MỸ NƯƠNG
XUẤT BAN SACH CUA NHA XUAT BAN CONG AN NHAN DAN
VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG VÀ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Xuất bản
Mã số: 60 32 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 3Chương 1
SÁCH VÀ XUẤT BẢN SÁCH - CÔNG CỤ BÒI DƯỠNG VÀ HỒN THIỆN NHÂN CÁCH NGƯỜI CƠNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1 Vai trò của sách và xuât bản sách với việc bơi dưỡng và hồn
thiện nhân cách - - - Gọi ng HH ng ve,
1.2 Những vấn đề chung về nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam trong gia1 đoạn hiỆn nay - 5-5525 5s SS Sex errereeee
Chương 2
HOAT DONG XUAT BẢN SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN PHỤC VỤ VIỆC BÒI DƯỠNG VÀ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN
2.1 Nhà xuất bản Công an nhân dân - một nhà xuất bản tổng hợp, chuyên ngành .«‹- — 2.2 Sách và hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Công an nhân dân
- một công cụ hữu hiệu phục vụ việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam - 2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản
Công an nhân dân phục vụ việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an nhân dân - - «+ +++ 3 SvEsEESSSxsxszesssee
Chương 3
MOT SO GIAI PHAP NHAM DAY MANH CONG TAC XUAT BẢN SACH PHUC VU VIEC BOI DUONG VA HOAN THIEN NHAN CACH NGUOI CONG AN NHAN DAN VIET NAM HIEN NAY
3.1 Tính tất yếu khách quan của việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam hiện nay .- 3.2 Một số giải pháp đây mạnh hoạt động xuất bản sách của Nhà
Trang 41 Lý đo chọn đề tài
Ra đời trong bão táp cách mạng Tháng Tám, trải qua 62 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng công an nhân dân đã viết nên những trang sử vàng truyền thống: Vì nước quên thân, vì dân phục vụ Những truyền thống trong quá trình phát triển trở thành bài học quý báu để lực lượng công
an nhân dân nghiên cứu vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân toc” [5]
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, lực lượng chống phá chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục hoạt động, chĩa mũi nhọn vào Đảng và Nhà nước ta, hơn lúc nào hết, việc bảo đảm và giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để xây dựng và phát triển đất nước là yêu
cầu cấp bách, là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân
Đề đáp ứng được yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ đó, trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: Cần phải nắm chắc lực lượng công an và phải coi tắng cường lực lượng công an là nhiệm vụ chính trị quan trọng Cần xây đựng lực lượng công an thành một công cụ chuyên chính tuyệt
đối trung thành với Đảng, một lực lượng chiến đâu vững mạnh, có tính chất
vũ trang, có tổ chức chặt chẽ, thông thạo nghiệp vụ, có trình độ khoa học kỹ
Trang 5những biến động của tình hình thế giới và trong nước như hiện nay thì yêu cầu và những tiêu chí về nhân cách của người công an ngày cảng cao hơn và nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho toàn lực lượng trở thành nhiệm vụ bức thiết cần liên tục được tiến hành
Để góp phân hình thành và giáo dục nhân cách người công an nhân dân cần có nhiều phương tiện và hình thức, trong đó đóng vai trò đặc biệt quan trọng là những tri thức trong sách hay nói cách khác là những cuốn sách
Sách cung cấp cho đối tượng một thế giới quan khoa học, những thông
tin chan thực, những tr1 thức có hệ thống cần thiết và bỗ ích cho bản thân mỗi
người để giải quyết những mâu thuẫn, những vấn đề phức tạp do thực tiễn cuộc sống đặt ra, đồng thời cũng có thể rèn cho đối tượng có được một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng để chống lại những âm mưu, thủ đoạn và hành vi thâm độc của các thế lực thù địch Như vậy, sách là một công cụ quan trọng trong quá trình con người tự hoàn thiện mình để vươn tới những
giá trị chân, thiện, mỹ Nói khác đi, sách là một công cụ không thể thiếu trong
quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người Từ thực tế này có thể thấy trong quá trình bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách người chiến sĩ công an, sách là một công cụ vô cùng hữu hiệu Tuy nhiên, khi chưa có một nhà xuất bản riêng cho lực lượng công an và với một lượng sách
it 6i do các nhà xuất bản khác ấn hành thực sự không đáp ứng đủ nhu cầu,
không đủ phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục các chiến sĩ công an Nhận thấy rõ vấn đề đó, ngày 10 tháng 2 năm 1981, lãnh đạo Bộ Công an đã quyết định thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân Sau khi ra đời, với nhiệm vụ biên tập và xuất bản sách truyền thống, giáo dục về an ninh và trật
tự an toàn xã hội (kể cả sách văn học), sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách tổng
kết nghiên cứu, tham khảo về công tác nghiệp vụ công an, xuất bản giáo trình
Trang 6xuất bản Công an nhân dân đã đóng góp cho lực lượng những mảng sách hay,
có ý nghĩa, phục vụ đắc lực cho việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách
người chiến sĩ công an qua mỗi thời kỳ
Tuy nhiên trong quá trình phát huy vai trò của các mảng sách, những khó
khăn về mọi mặt đang tạo ra những lực cản không nhỏ Chẳng hạn vẫn còn những cuốn sách có hình thức chưa đẹp, nội dung chưa thực sự hấp dẫn, chưa kích thích được sự ham thích đọc sách của các chiến sĩ; sách truyền thống có
vai trò giáo dục cao nhưng rất khó phát hành, không đảm bảo sự tái sản xuất
của nhà xuất bản; nhu cầu đọc sách trong lực lượng chưa thực sự mạnh; chưa
thiết lập được một hệ thống thư viện trong hầu khắp công an các tỉnh thành;
bản thân nhà xuất bản cũng chưa thực sự phát huy được thế mạnh của các loại
sách trong việc bồi đưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an nhân dân,
Là một cán bộ biên tập thuộc Nhà xuất bản Công an nhân dân, tôi đặc
biệt quan tâm đến những vấn đề trên Chính vì lý do này, tôi quyết định chọn
nghiên cứu đề tài: Xuất bản sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân với
việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nhân cách người Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà triết học, đạo đức, tâm lý học, và trước đây đã có khá nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này
- «H6 Chi Minh - những vấn đề tâm lý học nhân cách» của PGS.TS Đỗ
Long, Chương trình KHCN cấp Nhà nước
- «Tâm lý học nhân cách» của TS Nguyễn Ngọc Bích, NXB Giáo dục
- «Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức» của Viễn Phố
- «Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách» của Vương Trí
Trang 7- (Nhân cách và hướng nghiệp» của TS Phạm Tất Dong
- «Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá» cla GS.VS Pham Minh Hạc, NXB Chính trị Quốc gia
Các giáo trình triết học, tâm lý học cũng đề cập đến vấn đề nhân cách ở nhiều góc độ khác nhau
Một số nghiên cứu về nhân cách người công an nhân dân trong từng lĩnh vực cụ thể và lưu hành trong nội bộ ngành như:
- «Pham chất và năng lực hoạt động điều tra của điều tra viên trong lực lượng an ninh nhân dân - thực trạng và giải pháp» của TS Trương Công Am
- Tính cách người cán bộ an ninh và công tác giáo dục, bồi dưỡng tính cách người cán bộ an ninh trong giai đoạn hiện nay», đề tài khoa học của Học viện An ninh nhân dân |
- «Bàn về phẩm chất người công an cách mạng» của Nguyễn Minh
Khánh, Trần Phạm Khanh N
- Những phẩm chất cần có của người cảnh sát nhân dân đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay» của TS Vũ Văn Đông, Tạp chí Xây dựng lực lượng công an nhân dân
Tuy nhiên, những công trình này mới nghiên cứu về nhân cách của người công an trong phạm vi chuyên ngành hẹp, chưa có tính khái qt cho
tồn ngành cơng an hoặc mới chỉ nghiên cứu một mặt nào đó (như phẩm chất
hoặc năng lực) mà chưa đi vào phân tích một cách toàn điện cấu trúc nhân cách người công an nhân dân
và hoạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân cũng có
một đề tài nghiên cứu song ở một khía cạnh khác, đó là:
Trang 8Như vậy, có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về choạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân với việc bồi
dưỡng và hoàn thiện nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam» 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục dích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu, tiêu chí về nhân cách người công
an, các mảng sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân và tình hình xuất bản
những mảng sách này phục vụ việc bồi dưỡng và hồn thiện nhân cách người cơng an luận văn đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản và phát huy vai trò của các mảng sách trong việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an trong giai đoạn mới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cửu -
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, phân tích những tiều chí về nhân cách của người công an trong giai đoạn mới, vai trò của hoạt động xuất bản sách trong việc bồi dưỡng
và hoàn thiện nhân cách
- Khảo sát về tình hình xuất bản sách của Nhà xuất bản Công an nhân
dân phục vụ việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đây mạnh hoạt động xuất bản và phát
hành các mảng sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân phục vụ việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an nhân dân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 9Việc phát triển nhân cách của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an
nhân dân không chỉ dựa vào sách mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chỉ giới hạn, tập trung nghiên cứu, khảo sát hoạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân từ năm 2002 đến
nay dé dua ra những đánh giá về tình hình xuất bản sách và vai trò của hoạt động
này trong việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác Lênin, tư trởng Hồ Chí Minh, quan điểm tâm lý học, triết học hiện đại về vấn đề nhân cách Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ, lãnh đạo
Bộ Công an về hoạt động xuất bản cũng như về việc phát triển nhân cách của người chiến sĩ công an nhân dân qua các thời kỳ để qua đó đưa ra những đánh giá
về tình hình xuất bản và phát hành sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân phục vụ việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an nhân đân
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, gắn
lý luận với thực tiễn và tông kết thực tiễn; đồng thời sử dụng một số phương
pháp khác như quan sắt, trao đi, thống kê, so sánh để làm rõ mục tiêu, nhiệm
vụ nghiên cứu của đề tài
6 Đóng góp mới của luận văn
Là công trình khoa học nghiên cứu tương đối có hệ thống về việc xuất bản sách phục vụ việc bơi dưỡng và hồn thiện nhân cách người chiến sĩ công
an nhân dân, bước đầu luận văn nêu được:
- Những tiêu chí về nhân cách người công an nhân dân;
Trang 10- Vai trò của các mảng sách với việc bôi dưỡng và hồn thiện nhân cách người cơng an nhân dân
Luận văn cũng đưa ra một sô giải pháp nhắm đây mạnh công tác xuât bản sách phục vụ việc bôi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người công an nhân dân Luận văn có thê là tài liệu tham khảo về xuât bản sách phục vụ giáo dục trong lực lượng công an nhân dân trong thời gian tới
7 Kêt cầu của luận văn
Ngoài phân mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
Trang 11CHUONG 1
SACH VA XUAT BAN SACH - CONG CU BOI DUONG VA HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1 Vai trò của sách và xuât bản sách với việc bơi dưỡng và hồn thiện nhân cách
1.1.1 Khái niệm xuất bản sách
Xuất bản, trong ngôn ngữ châu Âu, tigéng Anh 1a Publish, tiếng Pháp là
Publier, đều bắt nguồn từ tiếng latinh là Publicare có nghĩa là công bế cho mọi người biết
Trong lịch sử văn minh, xuất bản ra đời là sản phẩm của nền văn minh
nhân loại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nó vừa là thành quả, vừa
là công cụ thiết yếu thúc đây sự phát triển của văn minh nhân loại và có vai trò quan trọng đôi với sự phát triên của nên văn minh
Xuất bản ra đời là do đòi hỏi của thông tin và truyền thông trong xã hội Xuất bản xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thé ky I trước công nguyên ở
Rôme, trong điều kiện một xã hội truyền thông phát triển Lúc mới ra đời,
xuất bản được mô tả đơn giản chỉ là tác giả trao tác phẩm cho những người
chép thuê để họ nhân chúng thành nhiều bản và bán cho những ai có nhu cầu
và phục vụ cho giai cấp thống trị Người chép sách cũng đồng thời là người
bán xuất bản phẩm và trả lại cho tác giả một số tiền tùy thuộc vào số sách bán được hoặc theo tỉ lệ số tiền thu được Xuất bản lúc này chỉ bao gồm hai khâu
cơ bản là nhân bản và phát hành Lúc này việc biên tập chưa được tách ra thành một khâu độc lập và công việc tu chỉnh, sửa chữa tác phẩm là do chính
Trang 12Năm 1440, Gutenberg phát minh ra kỹ thuật in typô đã thực sự tạo ra bước nhảy vọt quan trọng cho ngành xuất bản «Phát minh này đã tạo ra bước ngoặt lý tưởng trong việc tăng năng suất và giảm giá thành sách» [51, tr.16] Phát minh của Gutenberg về nghề in cùng với văn hóa Phục Hưng ở Châu Âu thế kỷ XV, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để ngành xuất bản hiện đại ra đời, trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại ra đời sớm nhất trong xã hội Lúc này, hoạt động xuất bản phát triển và trở thành một quá trình liên hoàn cả 3 khâu: gia công biên tập, in và phát hành Tuy nhiên, ý nghĩa hiện đại của công tác xuất bản thực sự có từ thế kỷ XIX với sự phát triển cao của chủ nghĩa tư bản Những tiến bộ kỹ thuật (máy in cơ khí, máy in mô nộ, rồi máy in cuốn với kỹ - thuật in ốp sét nhiều màu xuất hiện; sản xuất giấy được cơ giới hóa rồi tự động hóa) và nhờ sự phát triển mạnh mẽ của trường học, số độc giả tăng
nhiều đã làm cho xuất bản trở thành một ngành công nghiệp lớn, phát triển cực thịnh trong nền kinh tế thế giới
Cuối thế kỷ XX, ngành xuất bản lại có bước phát triển mới Công nghệ
điện tử thâm nhập, tác động và làm biến đổi hoạt động xuất bản Công nghệ
điện tử làm cho việc sản xuất các xuất bản phẩm trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều, làm số lượng và chất lượng xuất bản phẩm truyền thông tăng lên nhanh chóng Các loại hình xuất bản phẩm điện tử xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng và tiện dụng Đặc biệt công nghệ thông tin hiện đại với mạng
máy tính toàn cầu làm ra đời hoạt động xuất bản trực tuyến, phát hành xuất
bản phẩm qua mạng Ngày nay, ngành xuất bản song song tồn tại hai phương thức: Xuất bản truyền thống trên giấy và xuất bản điện tử, xuất bản trực tuyến qua mạng thông tin may tinh
Trang 13xuất bản đã được coi là đối tượng đi sâu nghiên cứu của một môn khoa học, phải đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, nó mới được nghiên cứu trong môn khoa học chuyên ngành: Xuất bản học Chính vì thế, hiện nay bàn về khái niệm xuất bản cũng còn có nhiều cách hiểu chưa hoàn toàn thống nhất Có cách hiểu cho rằng hoạt động xuất bản chỉ đơn thuần là công việc ở một nhà xuất bản nào đó, chủ yếu là hoạt động gia công biên tập, cũng có cách hiểu quá đề cao công tác biên tập, gán cho biên tập cả chức năng sáng tạo như tác
giả , những cách hiểu trên dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá sai lệch về
hoạt động xuất bản
Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là sự
khái quát hóa một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần,
vừa là hoạt động sáng tạo vật chất Nội hàm xuất bản do ba yếu tổ tạo thành Trước hết xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm,
_ làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả Xuất bản không phải là khai thác từ những thông tin nguyên thủy mà là khai thác từ những tác phẩm có sẵn Những tác phẩm này là kết quả của những kế hoạch và quá trình lao
động, sáng tạo của tác giả Việc khai thác thông tin xuất phát từ yêu cầu, khả năng truyền bá với mục đích để truyền bá
Xuất bản tuy không phải là quá trình hình thành chủ yếu của các sản phẩm tri thức nhưng lại là quá trình lựa chọn và hệ thống hóa những thông tin
tri thức Vì vậy, có thể coi xuất bản là hoạt động lựa chọn văn hóa, sao cho có
những tác phẩm phù hợp với nhu cầu tiếp nhận, nhu cầu tiêu dùng tỉnh thần của độc giả Xuất bản cũng phải dựa theo nhu cầu đó để sửa chữa, bổ sung,
chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, tri thức trong tác phẩm đã chọn Sản phẩm
Trang 14rồi nhưng không tiễn hành nhân bản hàng loạt thì cũng chưa phải là xuất ban
Xuất bản là việc thực hiện truyền thông bằng phương tiện, tác phẩm văn hóa đến với độc giả không phải trực tiếp bằng truyền miệng mà gián tiếp qua các vật phẩm trung gian Trước hết từ ý thức, được mã hóa qua vỏ ngôn ngữ, chữ viết, sau đó được gia công biên tập thành tác phẩm để truyền thông, kế cả việc
trình bày, trang trí chế bản Lúc này, bản thảo đưa in đã là một tác phẩm
truyền thông song chủ yếu là một sản phẩm tỉnh thần độc đáo, đơn chiếc Để truyền bá rộng rãi đến đông đảo độc giả thì bản thảo sẽ được chế bản và nhân bản hàng loạt theo nhu cầu bạn đọc Việc nhân bản này sẽ phải thông qua lao động sản xuất của nhiều người, theo quy luật sản xuất vật chất Sản phẩm được tạo ra hàng loạt, trong nền sản xuất hàng hóa, nó chịu sự tác động bởi quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa Như vậy, xuất bản còn là hoạt động nhân bản hàng loạt các tác phẩm đã gia công xong, làm cho nó có một hình
thức vật phẩm xác định nhằm cung cấp cho độc giả sử dụng Tuy nhiên, khi
tác phẩm đã được nhân bản hàng loạt thì phải được mang đến cho đông đảo
độc giả có nhu cầu Đây chính là khâu cuối cùng và cũng là mục đích, động
cơ bên trong của hoạt động xuất bản Do vậy, có thé khẳng định bản chất xuất
bản là hoạt động truyền bá Phát hành vừa là quá trình thực hiện giá trị xuất
bản phẩm vừa là công việc tuyên truyền, phổ biến văn hóa, tạo ra nhiều nhu
cầu văn hóa mới, mở rộng thị trường xuất bản Phát hành vừa là khâu kết thúc
nhưng cũng là khâu mở đầu của xuất bản vì nó cung cấp thông tin về nhu cầu
của xã hội đối với xuất bản phẩm, nó thực hiện trọn vẹn mục đích của xuất bản, tạo động lực cho xuất bản
Như vậy,
xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giả với độc giả Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt là: Chức năng tri thức (văn
Trang 15hiện tài năng sáng tạo văn hóa tỉnh thần; chức năng mỹ thuật và kỹ
thuật để thiết kế, đồ hoa ban in, vat chat hóa các tác phẩm tỉnh thần thành các xuất bản phẩm; chức năng thương mại để lưu hành, tiêu thụ
xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu [20, tr.17]
Xuất bản phẩm có nhiều loại như sách, tài liệu, tranh, ảnh, áp phích, và
theo nghĩa thông thường thì xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản Tuy nhiên trong phạm vi đề tài đi sâu tìm hiểu về hoạt động xuất bản sách - một trong những loại hình xuất bản phẩm cơ bản nhất của hoạt động xuất bản
Khái niệm sách được biến đổi cùng với việc phát triển của văn hóa văn minh Thời kỳ Phục Hưng, sách được hiểu theo nghĩa khái quát: Sách là những
ký hiệu nào đó (chữ cái, con số, nốt nhạc) được thé hiện trên những vật liệu bất
kỳ (đá, đất nung, vỏ cây, da, giấy ) thực hiện đồng thời nhiều chức năng (thông tin, nhận thức, giáo dục ) mà người ta tiếp thu được bằng thị giác (Định nghĩa của ông E Baren Baum, một nhà nghiên cứu sách thời Phục Hưng)
Theo từ điển tiếng Việt thì «sách là tập hợp một số lượng nhất định
những tờ giấy có chữ in, đóng gộp thành quyên» [47, tr.829]
Ra đời gan liền với chữ viết, sách thực hiện chức năng lưu giữ thông tin,
chức năng truyền thông khi giúp con người ghi nhớ, ghi lại các sáng tác văn
hóa tinh thần để phố biến, lưu giữ các giá trị văn hóa, để xây dựng đời sống
văn hóa tỉnh thần Do vậy, cũng có thể cho rằng: «sách là sản phẩm văn hóa chứa đựng các tác phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tỉnh thần để lưu
trữ, truyền bá các giá trị văn hóa tinh thần rộng rãi trong xã hội và từ thế hệ
này sang thế hệ khác» [20, tr.7]
Cũng về loại sách in truyền thống, hội nghị toàn thể UNESCO - Ủy ban
Trang 16định nghĩa: Sách là xuất bản phẩm không định kỳ, có số trang ít nhất là 49
trang của một quốc gia nào đó, xuât bản đê phô biên rộng rãi cho công chúng Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và với việc áp dụng chúng vào trong hoạt động xuất bản cũng đã và đang tạo ra những loại hình sách mới như sách điện tử và kéo theo đó cũng là sự thay đổi về khái
niệm sách, nội dung khái niệm sách lại được mở rộng thêm Nếu chỉ riêng
khái niệm về sách điện tử cũng có nhiều cách hiểu «Sách điện tử là loại sách
không được in trên giấy, mà được lưu giữ và nhân bản trên các vật liệu mang tin, hoặc được truyền bá trên mạng thông tin quốc tế Internet» [20, tr.11] Nha
nghiên cứu về sách điện tử, TS Trần Văn Tuấn cũng đưa ra một cách định nghĩa khác về loại hình sách mới này như sau: sách điện tử là loại sách tạo ra
nó và sử dụng nó phải qua các thiết bị công nghệ thông tin Khái niệm sách
điện tử cũng có thể được hiểu một cách rộng rãi bao quát nhiều loại hình vật liệu thông tin điện tử Ở nước ta hiện có những loại hình cơ bản như: sách trên các đĩa mềm vi tính, sách trên các chíp nhớ trong bộ nhớ của máy vi tính, sách trên đĩa CD -ROM, sách điện tử ebook, sách trực tuyến
Sự ra đời của sách điện tử đã cung cấp cho nhân loại một công cụ truyền thông hiệu quả, tiện lợi Nó cũng làm cho các chức năng của sách, làm cho hoạt động xuất bản và chính nội dung và hình thức của sách in phải thay đôi Chính vì vậy việc tìm ra một cách hiểu được khái quát ở hai phương diện nội
dung và hình thức có thể bao quát được tương đối đầy đủ toàn bộ các dạng
tồn tại của nó là: về nội dung, sách là một sản phẩm văn hóa vật chất và tinh
thần của nhân loại Nội dung chứa đựng các giá trị văn hóa tỉnh thần thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các
dạng ngôn ngữ khác nhau, của các dân tộc khác nhau, nhằm để lưu giữ, tích
lũy, hoặc truyền bá rộng rãi trong xã hội Về hình thức, sách là một khái niệm
Trang 17nhau, theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triên của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại
Từ khái niệm sách và hoạt động xuất bản sách có thể thấy hoạt động
xuất bản là một bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa Mà về bản chất, nói
văn hóa là nói tới con người, tới việc phát huy những năng lực bản chất của
con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Hoạt động văn hóa
là hoạt động sản xuất, bảo quản phân phối và tiêu dùng những giá trị văn hóa
nhằm giáo dục con người khát vọng và giúp họ vươn tới cái chân, thiện, mỹ
1.1.2 Khái niệm nhân cách
Nhân cách là một khái niệm rộng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau Ngày nay, với sự phát triển của các khoa học thuộc khoa học xã
hội và nhân văn, vấn đề nhân cách được đề cập như là một khái niệm khoa học mang tính tổng hợp, tập hợp nhiều lĩnh vực tri thức, sử dụng nhiều cách tiếp cận
liên ngành, xuyên ngành và hợp ngành Có thể khẳng định rằng không một lĩnh vực khoa học nào lại có đủ thâm quyền, khả năng và điều kiện để nghiên cứu nhân
cách một cách biệt lập và độc lập Do đó, đã có hàng trăm định nghĩa về nhân
cách và khó có thể tìm thấy một định nghĩa nào có tính phô quát và bao trùm nói
lên được đầy đủ các yếu tố hợp thành khái niệm nhân cách Xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, văn hóa học, đạo đức học , đều chỉ có thể lựa chọn một mặt nào đó của nhân cách và lay đó làm đối tượng phản ánh khoa học của mình
Có thể nói, khái niệm nhân cách là một vấn đề khá phức tạp trong tâm lý
học nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung Ngày nay đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nhân cách
Trang 18toàn bộ những năng lực phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thê tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và
tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình [24, tr.476] Nhà nghiên cứu Phạm
Minh Hạc định nghĩa nhân cách: «Nhân cách của con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn» [19, tr.157] Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Bích đưa ra khái niệm: «Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá
nhân thể hiện những phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại
của cá nhân với cá nhân khác, với tập thé, xã hội, với thế giới xung quanh và
mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai»
[4, tr.233] Còn rất nhiều những định nghĩa khác về nhân cách song nhìn chung đều thống nhất ở chỗ thừa nhận rằng: nhân cách có ở con người, nhưng không phải con người nói chung mà ở từng cá nhân Vì vậy khái niệm nhân
cách gắn liền với khái niệm con người và khái niệm cá nhân Theo đó khái
niệm con người chỉ ra những đặc tính chung của cá thể phản ánh những khác biệt về chất giữa con người với con vật Cá nhân là cá thể người có những đặc
điểm riêng, khái niệm cá nhân nhằm để phân biệt giữa một người với nhóm
người, tập thể người Mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra đã là một cá
nhân Trong quá trình sống, cá nhân dần dần gia nhập vào các quan hệ xã hội
và thực hiện các hoạt động dẫn đến hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân
cách Do đó, nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh
hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân đó trong
cộng đồng Nhân cách được tỒn tại trong mỗi con người cụ thể (cá nhân),
nhân cách chính là mặt xã hội của cá nhân Song, đó không phải là sự cộng lại
giản đơn các đặc điểm xã hội của cá nhân, mà là sự tập hợp, hòa quyện toàn
bộ những phẩm chất xã hội, bao gồm cả ưu điểm, nhược điểm của mỗi con
Trang 19Trong cudc sống, nhân cách là một con người cụ thé, là chủ thể của hoạt động và quan hệ xã hội Nhân cách càng phát triển thì con người càng có khả năng hoạt động một cách độc lập, chủ động và mở rộng các mối quan hệ xã hội Chính vì vậy nhân cách phản ánh giá trị xã hội của con người Tuy nhiên,
từ trước tới nay, vấn đề nhân cách và bản chất nhân cách luôn là trận địa diễn
ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm, trường phái khoa học khác nhau Xuất phát từ thế giới quan, phương pháp luận duy tâm siêu hình, nhiều
nhà tâm lý học phương Tây đã giải thích sai lệch về vẫn đề nhân cách và bản
chất nhân cách
Những người đứng trên lập trường «/ nhiên luận» hay «sinh vật luận» thường tuyệt đối hóa yếu tố sinh vật trong sự phát triển của con
người, đồng thời giải thích bản chất nhân cách chính là yếu tố tự nhiên, bản
năng sinh vật có trong con người Đại diện cho quan điểm này là học thuyết Phân tâm học của S.Freud Việc đề cao bản năng sinh vật trong nhân cách là một trong những sai lầm của phân tâm học Bởi vì những người đứng trên quan điểm này đã bỏ qua vai trò rất to lớn của ý thức con người, đưa con người về với cuộc sống bản năng và như vậy đã hạ nhân cách con người xuống hàng động vật
Thuyết đặc trưng của Alpot nhấn mạnh cá thể, cá tính của nhân cách Họ cho rằng «cá tính có được là do thiên hướng vốn có của con người và đây cũng chính là mặt bản chất của nhân cách» [4, tr.49 - 62]
Tâm lý học macxit đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nên đã có cách giải thích khoa học về bản chất nhân cách Luận
điểm cơ bản mà tâm lý học macxit dựa vào đề giải thích bản chất nhân cách, đó
là luận đề của C.Mác: « bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
Trang 20diém này là một cá nhân có thực, sống và hoạt động trong điều kiện xã hội, lịch sir cu thé, vì thé con người đó thực chất tồn tại với tư cách là một nhân cách
Điều đó, cho phép khẳng định rằng: bản chất nhân cách là tính xã hội của con người Con người được sinh ra trong một thời đại lịch sử nhất định và là thành
viên của một xã hội, một dân tộc, một giai cấp, một cộng đồng người cụ thé
Họ tham gia vào những mối quan hệ chung của toàn xã hội, đồng thời có những mối quan hệ cụ thể của riêng mình, toàn bộ những mối quan hệ đó tạo nên điều kiện xã hội - lịch sử của con người Bản chất nhân cách của họ được thể hiện trong mối quan hệ giữa nhân cách với những điều kiện đó
Tìm hiểu nhân cách nói chung, nhân cách người Việt Nam nói riêng không thể không nhắc đến những tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhân cách Theo quan điểm của Người thì đạo đức cách mạng là cái pốc của nhân cách;
nhân cách là tư cách làm người; nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm là những phẩm
chất nhân cách cốt lõi; cái tâm là cơ sở của nhân cách
Trước hết và đầu tiên là đạo đức cách mạng Tính chất của đạo đức là mình vì mọi người và mang tính truyền thống, dân tộc Nội dung của đạo đức cách mạng là: yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội;
quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ có ích cho cách mạng, cho xã hội Đặc
biệt, với Người, đức luôn đi đôi với tài «Có tài phải có đức Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước Có đức không có tài ví như ông bụt không làm hại nhưng cũng không có lợi gì cho nhân loại» [34]
Về tư cách, Hồ Chí Minh cho rằng nội dung tư cách cũng chính là
thành phần cấu trúc nhân cách bao gồm: thành phần thứ nhất là những thuộc
tính tâm lý ổn định như cách nói của Người là «đối với tự mình»; thành phần
Trang 21Như vậy, từ những luận điểm của Mác, Lênin và tư tưởng đạo đức cách
mạng, tư cách làm người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những quan niệm truyền thống của người Việt Nam, có thể hình dung được hệ thống cấu trúc của việc phát triển nhân cách hài hòa và toàn điện của cá nhân con người Muốn phát triển nhân cách cá nhân phải phát triển những phẩm chất thể chất và tâm ly - xã hội của cá nhân, những mối quan hệ của cá nhân với thế giới
xung quanh, với xã hội, với nhiệm vụ của cá nhân Năng lực chung và năng
lực chuyên môn của cá nhân được hình thành trên cơ sở những nhiệm vụ này
Nhân cách với tư cách là cái chuẩn đánh giá của xã hội đối với con người
song nó gắn chặt với con người cụ thê như là phẩm chất xã hội của cá nhân * Cấu trúc nhân cách
Về vấn đề cấu trúc của nhân cách trong tâm lý học, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nêu ra một số quan điểm về cấu trúc nhân cách phổ biến nhất ở Việt Nam
Cách xác định cấu trúc nhân cách được dùng phổ biến hiện nay là
thường dựa vào mối quan hệ qua lại giữa các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách là xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực Xu hướng nói lên
chiều hướng chung của động cơ, mục đích cơ bản của con người trong hoạt
động Tính cách thể hiện nét đặc trưng về thái độ và hành vi của cá nhân trong xử lý các mối quan hệ chủ yếu giữa con người với con người Khí chất xác định tính năng động của các diễn biến tâm lý và hành động trong mỗi cá nhân Năng lực là yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tiễn bộ và hiệu quả của hoạt động
Tư tưởng tâm lý học truyền thống Việt Nam coi bốn thuộc tính tâm lý trên của nhân cách nằm trong hai mặt: Đức và tài hay phẩm chất và năng lực
Cụ thể đó là phẩm chất chính trị tư tưởng tức là lý tưởng, lập trường, niềm tin,
các quan điểm tự nhiên, xã hội, con người; pham chat đạo đức, tác phong là
Trang 22tính khí, thói quen đạo đức; các năng lực, sở trường, năng khiếu Con người
có nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất và năng lực,
tức là thống nhất giữa mặt đức và tài
Nhân cách con người là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử và hoạt
động chính là nhân tố quyết định trực tiếp việc hình thành, phát triển và hoàn
thiện nhân cách của con người Hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính tập thể, tính cộng đồng và được thực hiện bằng những thao tác, những công cụ nhất định Do đó mỗi hoạt động bao giờ cũng đặt ra trước con người những phẩm chất và năng lực cụ thể thì mới thực hiện được Chính trong quá
trình tham gia thực hiện các hoạt động đó mà con người hình thành và phát
triển phẩm chất và năng lực Điều đó có nghĩa nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động
Từ mối quan hệ đó, chúng ta nhận thấy rằng: sự biến đổi, phát triển hay thoái hóa của nhân cách được gắn liền với quá trình sống, hoạt động và mối quan hệ phong phú của từng cá nhân Cá nhân là sản phẩm tự nhiên trong quan hệ với cộng đồng, với xã hội nhưng nhân cách là một sản phẩm mang ý nghĩa lịch sử - xã hội sâu sắc Dấu ấn xã hội - lịch sử với hai chiều vận động của nó trong thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai) và không gian (môi trường sống trong sự tổng hòa các mối quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ) khắc sâu trong từng nhân cách cụ thể, trong đặc
trưng của một thế hệ, một cộng đồng Mỗi một thời kỳ lịch sử - xã hội nhất định, lại có một mô hình con người tiêu biểu cho từng thời kỳ với những
năng lực, phẩm chất đặc trưng Đó như là những hình ảnh tông hòa, là giao
điểm hội tụ những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, tỉnh thần và văn
Trang 23trung cô là hình ảnh người «hiép si», phuong Đông thời kỳ phong kiến là hình ảnh «người quán tử», ở Nhật Bản trong một thời gian dài là hình ảnh
«vo si dao» » [53, tr.31] Tất nhiên, nhân cách hình thành trong mỗi con
người chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan do vậy
nhân cách mỗi người khơng thể hồn toàn giống nhau Mỗi người không thể
chọn lựa mình sinh ra ở đâu mà sinh ra trong một cái nôi văn hóa nhất định, một dân tộc nhất định do đó sự hình thành nhân cách trước hết chịu sự tác
động của yếu tố dân tộc Mỗi dân tộc trong một thời kỳ nhất định lại có
những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và mỗi một môi trường, một ngành lai co
những yêu cầu riêng, do vậy con người, nhân cách con người cũng bị chi phối bởi những yêu cầu, nhiệm vụ đó Bên cạnh những yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách chang hạn yếu tố thê chất, gia đình Ở nước ta, do phải trải qua một chặng đường dài đấu tranh kiên cường giải phóng dân tộc nên nhân cách nổi bật trong thời kỳ này là hình ảnh một con người yêu nước nồng nàn, có tắm lòng
nhân ái, kiên cường, cần cù và đoàn kết Ở giai đoạn hiện nay, nhân cách người Việt Nam hiện đại một mặt kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc, mặt khác chịu sự chi phối của yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong thời
kỳ hiện tại
Trong thời đại ngày nay, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi vào thế kỷ XXI, mô hình con người lý tưởng theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc là:
Con người có bản lĩnh, lý tưởng, niềm tin và quyết tâm thực hiện sứ mệnh vẻ vang là công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; con người có sức khỏe
Trang 24nhân đạo, nhân ái trong quan hệ con người với con người và với cộng đồng, sống cuộc sống có tình nghĩa; con người khoa học và công nghệ, có đủ trí tuệ, có đầu óc duy lý của thời đại và kỹ năng
lao động hành nghề, biết làm ăn có hiệu quả cho bản thân và xã
hội, có tác phong (lối sống và nếp sống) văn hóa công nghiệp; con người có tỉnh thần công dân, sống và làm việc theo pháp luật, kỷ cương của tập thể và cộng đồng, thực hiện đúng các nghĩa vụ và biết bảo vệ quyền lợi của mỗi người và toàn xã hội, của gia đình và đất nước, Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì nền độc lập dân tộc [19 tr.260 - 261]
Từ mô hình trên, chúng ta cũng cần phải khẳng định rằng người Công an nhân dân Việt Nam hiện nay trước hết là con người của dân tộc Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa do
đó trước hết cũng phải có những yêu cầu về năng lực và phẩm chất như một người công dân bình thường trong thời đại ngày nay Bên cạnh đó, người công an nhân dân cũng có những yêu cầu riêng có tính đặc thù trong mô hình nhân cách của mình phù hợp với đặc trưng nhiệm vụ riêng của ngành Tuy
vậy, việc xây dựng một mô hình nhân cách riêng cho người Công an nhân dân
Việt Nam là không hề đơn giản bởi ngành công an cũng có nhiều vị trí công tác với những khác biệt đáng kế và do đó cũng đòi hỏi về năng lực, phẩm chất khơng hồn tồn giống nhau Chính vì lý do đó mô hình nhân cách người công an nhân dân mà chúng tôi đưa ra có tính khái quát và được dựa trên những nghiên cứu của ngành
1.1.3 Sách và xuất bản sách với việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân
cách
Trang 25và hoàn thiện nhân cách Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng sách và hoạt động xuất bản là một công cụ bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách một cách hiệu
quả và toàn diện nhất
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn từng cho rằng
Người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành
một nhân cách Trong quá trình làm ra chính bản thân mình này, cá nhân cần đến sự trợ giúp của mọi mặt kiến thức: Hiểu biết về chung
quanh đã cần, mà hiểu biết về bản thân cũng cần thiết không kém Rồi hiểu biết về xã hội đương thời, hiểu biết về lịch sử Mà để có
được những hiểu biết sâu sắc và chắc chắn, từ xưa đến nay, nhân loại chưa tìm thấy thứ công cụ nào hiệu nghiệm hơn sách vở [41] Tâm lý học cũng chỉ ra rằng, nhân cách được hình thành và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố bên ngồi như mơi trường sống quy định nội dung, phẩm chất các thuộc tính nhân cách, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo Các yếu tố bên
trong như sự hoạt động tích cực và tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của cá
nhân có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình phát triển, bồi dưỡng và hoàn thiện
nhân cách Cũng với quan điểm này TS Trần Ngọc Tăng cho rằng «sự hình
thành nhân cách biểu hiện trong sự hình thành và phát triển những phẩm chất
mang tính xã hội của con người Những phẩm chất này được quy định bởi
tổng thể những nhân tố kinh tế - xã hội nhưng trực tiếp hình thành và phát
triển dưới tác động của giáo dục và tự giáo dục» [52]
Chính theo nghĩa này chúng ta nói đến vai trò của các phương tiện
truyền thông đại chúng, trong đó có sách và hoạt động xuất bản với sự hình
Trang 26hệ thống giáo đục xã hội trong điểu kiện hiện đại Tuy nhiên, nếu như những phương tiện truyền thông đại chúng khác thường chỉ được xem như một phương thức giáo dục khơng «rường quy» thì sách và hoạt động xuất bản lại là một phương thức có khả năng bao quát rộng, tức là vừa trường quy vừa không trường quy Với nguyên tắc giáo dục toàn điện, giáo dục thường xuyên
và có hệ thống đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục gia đình, nhà
trường và xã hội Xuất bản có chức năng làm công cụ giáo dục, bồi dưỡng,
hoàn thiện nhân cách trong tất cả các môi trường giáo dục đó Sách giáo khoa trong các trường học cũng là những người thày giáo dục Các bậc cha mẹ cũng qua sách, các điển hình trong sách mà giáo đục con cái Xã hội cũng thông qua phong trào đọc và làm theo sách mà giúp đỡ mỗi cá nhân hấp thụ và làm giàu các giá trị văn hóa của giai cấp, dân tộc và thời đại Xuất bản là
một công cụ, một kênh giáo dục, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách một cách
toàn điện Nó không chỉ giáo dục tri thức nâng cao trình độ trí tuệ mà còn giáo dục tình cảm, đạo đức, lỗi sống thông qua nhiều loại hình cách thức tác động khác nhau đên lý trí, tình cảm và hành vi của con người
Sự phát triển nhân cách được thê hiện một cách thực tế trong hoạt động của con người Trị thức là cơ sở và điều kiện của hoạt động Để hoạt động có
hiệu quả, con người không những phải nhận thức được nhu cầu mà còn phải
có những hiểu biết nhất định để xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các phương tiện và công cụ
Trong điều kiện của xã hội hiện đại, phạm vi hoạt động, các loại hình
hoạt động của con người ngày càng mở rộng và đa dạng Hơn thế, hoạt động không chỉ dựa trên những kinh nghiệm có sẵn Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, vào mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi con
người phải có vốn hiểu biết rộng và sâu Không chỉ lao động sản xuất mà tất
Trang 27phuong thire hinh thanh, phat trién nhan cach, déu đòi hỏi một tầm cao về tri
thức Ngày nay, trí tuệ, tri thức đang là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt nếu
biết phát huy và khai thác hợp lý Chính nhờ sự phát triển trí tuệ, tri thức mà
con người có thể làm chủ và phát huy được tối đa các nguồn lực tự nhiên, xã hội và kỹ thuật vào phát triển Vì vậy, nâng cao mặt bằng dân trí đang trở thành trung tâm chú ý của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang bước
vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nói tới mặt bằng dân trí tức là
nói đến trình độ phát triển trí tuệ, vốn tri thức không phải của một tầng lớp
hay một nhóm xã hội mà của tuyệt đại bộ phận nhân dân Tir góc độ này xuất
bản thể hiện tính ưu việt trong việc nâng cao dân trí Sách xuất bản có thê cung cấp một lượng thông tin lớn, đa dạng, đa cấp độ, khả năng lưu giữ thông tin lâu bền
Xét về loại hình thông tin, sách xuất bản không chỉ thực hiện thông tin khoa học mà còn cả thông tin về nghệ thuật, thời sự chính trị và cấp độ, xuất
bản vừa thực hiện những thông tin đơn giản, phố cập cho đại chúng, vừa có những thông tin chuyên sâu cho những đối tượng cụ thé, xác định Đó có thé là một lượng tri thức nền, tri thức xã hội, lịch sử và cũng có thể là những kiến thức khoa học nghề nghiệp cần thiết, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, Lượng thông tin chứa trong các xuất bản phẩm rất lớn Một cuốn bách khoa thư có thể chứa đựng tất cả trí thức cơ bản của nhân loại về một lĩnh vực khoa học nào đó Một cuốn tiểu thuyết sử thi như Chiến tranh và hòa
bình có thể chứa đựng các giá trị văn hóa của cả một dân tộc, làm sống lại cả
một thời đại lịch sử Như vậy, sách trở thành «người khai sáng», người giữ gìn và truyền bá «ngọn đuốc trí tuệ của nhân loại» Thông qua xuất bản
phẩm, con người nhận thức được mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội đã đang và
sẽ diễn ra quanh mình Sách không chỉ cung cấp cho con người bức tranh toàn
Trang 28quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy Trên cơ sở nhận thức đúng
đắn những quy luật đó, con người sẽ có thái độ và hoạt động đúng đắn theo quy luật nhằm thích nghỉ và cải tạo thế giới Như vậy, sách đã thực sự là
người thày cung cấp những kiến thức, những hiểu biết bổ ích cho việc nâng
cao trí tuệ trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam
hiện nay
Điều đáng chú ý trong sự tác động của sách và hoạt động xuất bản đến
trí tuệ con người là ở chỗ, họ tiếp nhận những thông tin không chỉ vì tính bắt
buộc, điều kiện như khi học tập ở trường mà họ còn tiếp nhận thông tỉn, tri
thức một cách tự do, sự tiếp nhận được thôi thúc từ nhu cầu bên trong, nhu
cầu giải trí và nhu cầu muốn mở rộng, nâng cao hiệu biết Chẳng ai bắt họ đọc những tác phẩm tiêu thuyết, truyện ngắn, thơ nếu như họ không có nhu cầu và ham muốn Trong trường hợp này chúng ta thấy sự đồng tham gia của chức năng giải trí và chức năng giáo dục Nhờ chức năng giải trí mà những tri
thức từ sách được con người được tiếp nhận một cách tự nhiên thoải mái bởi
đi kèm những tri thức là khoái cảm tỉnh thần, khoái cảm này là kích thích tố
cho sự tiếp nhận thông tỉn - tri thức Lúc này, hiệu quả của quá trình tiếp nhận thông tin, tri thức đạt cao nhất, có tác động tích cực làm chuyên biến những quan niệm, cách đánh giá và hành vi cụ thể của công chúng Như vậy, nhìn từ góc độ giáo dục học thì việc kết hợp chức năng giải trí và chức năng giáo dục
là một lợi thế, một khả năng độc đáo của sách và hoạt động xuất bản với tính
cách là một phương thức giáo dục Để phát huy sức mạnh tri thức, sự kết hợp giữa nội dung tri thức và yếu tố thâm mỹ trong sách có ý nghĩa quan trọng
Nếu theo cách nhìn truyền thống và cách nhìn ở tam chung nhất, nhân cách con người bao gồm hai yếu tố nền tảng đó là tài và đức Tài được hiểu
Trang 29chính là điều kiện, cơ sở để con người bộc lộ tài năng trong hoạt động Tuy
nhiên, hoạt động với tính cách là phương thức hình thành và chỉ báo sự phát triển nhân cách con người bị quy định không chỉ bởi tri thức, bởi tài năng
Điều quan trọng là động cơ, mục đích của hoạt động; chính là trong hoạt động thực hiện mục đích của mình, con người thể hiện quan hệ của mình với người khác, với xã hội Có những hoạt động vì lợi mục đích cá nhân, vị kỷ, những hoạt động làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội
Những hoạt động như vậy không phải là sự thể hiện và thực hiện những sức
mạnh tỉnh thần bản chất của con người và không phải là điều kiện hiện thực
để phát triển những sức mạnh ấy Nhân cách con người không biểu hiện qua
những hành động vì động cơ vụ lợi, hẹp hòi Vì vậy khi xem xét cầu trúc nhân
cách bên cạnh tài và hơn cả tài người ta chú ý đến đức
Với cách hiểu về đức như vậy thì sách và hoạt động xuất bản có tác động
như thế nào đối với quá trình bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách về mặt đạo đức? Việc có những cuốn sách lý luận, chính trị trong nước cũng như dịch từ nước ngoài giới thiệu về tình hình trong nước và quốc tế làm người đọc có thể năm bắt được những nguồn thông tin dẫu không thể cập nhật hơn những phương tiện truyền thông đại chúng khác như truyền hình hay internet nhưng cũng phong phú và có hệ thống Việc được mở mang kiến thức về thế gidi, su quan tâm dén
cuộc sống và số phận người khác chính là điều kiện để phát triển tình cảm đạo
đức, trách nhiệm đạo đức, lương tâm và các phẩm chất đạo đức khác
Là một «phương tiện giao lưu văn hóa tích cực và réng lon», xuất bản
tạo ra sự tương tác giữa các giá trị văn hóa đạo đức dân tộc và các giá trị văn
hóa đạo đức quốc zế Đối với những quốc gia đang phát triển như nước ta, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế đang đòi hỏi và làm hình thành những chuẩn mực đạo đức mới Những chuẩn mực này
Trang 30lực tỉnh thần của sự nghiệp đó Thông qua xuất bản, xuất bản phẩm giao lưu
văn hóa đẩy nhanh tiến trình hình thành các chuẩn mực, các giá trị đạo đức mới Hơn thế, giao lưu văn hóa cũng là cơ hội để chúng ta thâm định lại các giá
trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống Những gì lạc hậu không phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa cần được khắc phục, những gì còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng xã
hội hiện đại cần được tiếp tục phát huy Sách và hoạt động xuất bản với tính
cách là phương thức truyền bá thông tin và giao lưu văn hóa sẽ góp phần đây
mạnh trên bình diện xã hội, quá trình thấm định, sàng lọc và tiếp nhận giá trị,
làm hình thành chuẩn những giá trị đạo đức, dân tộc Đồng thời cũng thông qua
sách và hoạt động xuất bản những chuẩn mực, những giá trị đạo đức dân tộc,
hiện đại được truyền bá sâu rộng tới đông đảo quần chúng làm hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại
Như vậy,
xuất bản là hoạt động sản xuất, phổ biến các tác phẩm văn hóa tỉnh
thần thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội khác nhau, đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của bạn đọc Các xuất bản phẩm được truyền đi
bao giờ cũng mang lý tưởng nhân văn của các trí thức trong mọi
thời đại, hướng tới con người, để hoàn thiện nhân cách con người
theo hướng chân thiện mỹ, làm cho con người ngày càng người hơn [20, tr.70]
1.2 Những vẫn đề chung về nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng người công an nhân dân
Trang 31bảo vệ an ninh, trật tự Lực lượng công an chính là sức mạnh của một giai cấp,
một chế độ Mặt trận của người công an không phải chỉ trong một giai đoạn nhất
định mà trải dài trong suốt chiều dài lịch sử, cả trong thời chiến lẫn trong thời
bình và trên mọi lĩnh vực, lúc nào người cán bộ, chiến sĩ công an cũng đối mặt với kẻ thù, lúc nào cũng có hi sinh, đỗ máu Trận địa của người công an ngay trong lòng dân, trong sào huyệt kẻ thù, trong đời thường
Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến xây dựng lực lượng công
an Người luôn nhắc nhở cán bộ, nhân dân nói chung, cán bộ, chiến sĩ công an
nói riêng, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa Do vậy, «lực lượng công an muốn vững mạnh phải có con người công an trong sạch, vững mạnh, phải xây dựng con người công an cả hai mặt đạo đức cách mạng và tài năng sáng tao» [55, tr.134]
Về đạo đức cách mạng: Bảo vệ an nỉình trật tự là sự nghiệp của nhân dân,
công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp đó Nhân dân cần
công an để bảo vệ nhân dân, dé giữ gìn trật tự, an ninh cho nhân dân chứ
không phải để làm quan cách mạng Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, lý tưởng của người công an nhân dân cũng là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, là phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh
Xây dựng lý tưởng người cán bộ đảng viên nói chung, Hồ Chí Minh
Trang 32công an nhân dân Đây chính là đạo đức nghề nghiệp, vừa là lý tưởng phẫn đầu của người chiến sĩ công an nhân dân [10, tr.72]
Nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chỉ ra rằng đạo đức giữ một vị trí vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động của
mỗi người, trong mỗi lĩnh vực cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng
Người căn dặn: Đảng ta là một đảng cằm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Như vậy, đạo đức cách mạng chính là cần, kiệm, liêm, chính
Đó là những phẩm chất không thể thiếu đối với mọi cán bộ cách mạng Xây
dựng đạo đức cách mạng cho người công an, ngoài việc phải thấm nhuan, phải tu dưỡng rèn luyện theo phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, lực lượng công an phải thường xuyên chăm lo xây dựng đạo đức
nghề nghiệp công an nhân dân Xuất phát từ tính chất công tác đặc thù, nhiệm
vụ đặc thù mà người công an phải luôn đảm nhiệm, cuộc đấu tranh đặc thù mà lực lượng công an là nòng cốt, xung kích, theo quan điểm Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức nghề nghiệp người công an chính là xây dựng tư cách người công an cách mạng do chính Người đúc kết, truyền dạy cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ công an từ năm 1948
Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép
Đối với công việc, phải tận tụy
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo
Trang 33Đạo đức cách mạng của người công an, trước hết phải thể hiện ở lòng
trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân Đây là phẩm chất chính trị,
là lập trường quan điểm đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải luôn tu dưỡng để giữ vững phẩm chất ấy, tuyệt đối không được lưng chừng, không được ngả nghiêng dao động Đạo đức cách mạng của người công an là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, ý đồ và hoạt
động chống đối của các thế lực thù địch, của các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và trật tự, an tồn xã hội Quyết khơng chịu khuất phục,
không chịu cúi đầu trước sức tấn công quyết liệt, bằng bất cứ thủ đoạn thâm
độc nào của các thế lực đen tối |
Đạo đức cách mạng của người công an là phải kính trọng nhân dân, giúp
đỡ nhân dân, đoàn kết với nhân dân, phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực
lượng nhân dân Nghĩa là công an phải hòa mình vào với quần chúng lao
động, cùng với lực lượng to lớn của nhân dân tạo thành một khối thống nhất,
cùng chiến đấu trên một trận tuyến, một chiến hào, bảo vệ sự bình yên cho Tổ
quốc, hạnh phúc của nhân dân
Đạo đức cách mạng của người công an là kiên quyết đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh gọi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù bên trong, vì nó tồn tại trong bản thân mỗi người và đó là kẻ thù nguy hiểm của chủ nghĩa
xã hội Người chỉ rõ: «Cơng an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên
trong người còn khó khăn hơn» [26, tr.280] Vì vậy, mọi người muốn tu dưỡng đạo đức cách mạng đều phải thực hành quét sạch chủ nghĩa cá nhân Cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, dần dần đi
tới xóa sạch chủ nghĩa cá nhân Xây dựng đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư ở từng người chính là để thực sự trong sạch, vững mạnh Trong
Trang 34bộ, chiến sĩ công an; đồng thời là cơ sở để chống kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân và kẻ địch bên ngoài đang hàng ngày, hàng giờ tìm cách phá hoại sự nghiệp, phá hoại phẩm chất cao quý của người công an
Xây dựng đạo đức tốt đẹp không phải dễ, đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay Để trau dồi đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an
phải thường xuyên rèn luyện, nỗ lực phấn đấu nâng cao tư cách, đạo đức cho
chính mình ở mọi nơi, mọi lúc
Cùng với việc xây dựng về mặt đạo đức, vẫn đề quan trọng không kém nữa là phải quan tâm xây dựng người cán bộ chiến sĩ công an về mặi tai năng, sảng tạo Người công an cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải là những người tài đức vẹn toàn
Theo nghĩa rộng, tài là trình độ, năng lực của một người dé thực hiện, để
hoàn thành một công việc nào đó Với công việc chung thì có nhiều, bất kỳ
việc gì muốn hoàn thành một cách xuất sắc đều đòi hỏi người thực hiện phải
có trình độ, năng lực nhất định Đó là tài Tài có vị trí rất quan trọng Vì nếu
chỉ thiện tâm, thiện chí nghĩa là chỉ có đức mà không có tài thì không thê biến
thiện tâm, thiện chí thành hiện thực được, khơng thể hồn thành được công
việc mà mình mong muốn
Theo Hồ Chí Minh, tài không chỉ bó hẹp ở trình độ học vấn, ở bằng cấp
đào tạo, ở trí thông minh trời cho mà tài còn được thê hiện ở khả năng nắm
vững và vận dụng sáng tạo những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể hiện ở năng lực tổ chức thực hiện công việc Người có tài là người phải hiểu biết chuyên môn, có trình độ quản lý
kinh tế, xã hội, kỹ thuật, nghiệp vụ ở mức độ cần thiết tùy theo tính chất và
cương vị công tác của mỗi người; phải có khả năng điều hành bộ máy, tập hợp lực lượng, quy tụ được cán bộ đưới quyền, đoàn kết quần chúng nhân dân
Trang 35nhiệm vụ Người công an tài năng phải là người mưu trí, sáng tạo, có kinh nghiệm, vốn sống thực tiễn phong phú, có hiệu quả công tác, chiến đấu cao Người công an tài năng phải là người có năng lực dân vận, có khả năng vận động, tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây đựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh vững chắc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ nói chung và
người công an nhân dân nói riêng phải có đủ cả đức và tài, cả phẩm chất và
năng lực, không thê thiếu một mặt nào, không thể coi nhẹ mặt nào Đức là cái
nguồn, cái gốc, cái nền tảng, là cái căn bản của người cách mạng và là yêu cầu đầu tiên để từ đó con người phát huy được tài năng của mình Ngược lại tài là yếu tổ không thé thiếu, rất quan trọng mà nhờ đó và qua nó con người
thê hiện được đạo đức của mình
1.2.2 Mô hình nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam hiện nay
Những nhận thức khoa học trên đây về nhân cách là cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu một vẫn đề vừa cơ bản, vưa mang ý nghĩa thời sự đó
là vấn đề bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách người Công an nhân dân Việt
Nam hiện nay Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn và cũng rất nhạy cảm Một mặt do con người sinh ra chưa phải là một nhân cách, chưa có sẵn ngay các phẩm chất tâm lý cần thiết mà mới chỉ xuất hiện những nhu cầu của cơ thể được quy định bởi di truyền với những tiền đề sinh vật tạo khả năng để
phát triển tâm lý, ý thức Mặt khác, dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã
hội - lịch sử cụ thể, tâm lý, nhân cách dần dần được hình thành, được định vị
tương đối vững chắc trong mỗi con người Đó là kết quả của quá trình vận
Trang 36sang chiến đấu hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước, tỉnh thông về nghiệp vụ là những phẩm chất đặc trưng không phải là cái có sẵn trong nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam Những phẩm chất này nhất thiết được hình thành và phát triển dần dần từ thấp lên cao trong
quá trình công tác, học tập và rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn của
từng cán bộ, chiến sĩ Như vậy, cần thiết phải bồi dưỡng và hoàn thiện những
phẩm chất vốn có trong nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam Hơn
thế nữa, từ khi ra đời đến nay, lực lượng công an nhân dân đã trải qua nhiều
giai đoạn phát triển khác nhau với những yêu cầu về nhiệm vụ cũng khác
nhau, từ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ đất
nước có chiến tranh đến giai đoạn đất nước chia cắt, rồi hòa bình lập lại và
ngày nay là trong thời kỳ đất nước tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa
định hướng xã hội chủ nghĩa Mỗi thời kỳ lịch sử - xã hội nhất định lại đòi hỏi xây dựng một mô hình nhân cách người công an nhân dân với những đặc trưng cơ bản có thê giống nhau nhưng khơng hồn toàn đồng nhất Chính vì
vậy, vấn đề đầu tiên là phải xem xét, nghiên cứu về mô hình nhân cách nói
chung và nhân cách người công an nhân dân nói riêng trong trạng thái đang vận động, biến đổi Một mặt cần giữ vững các giá trị cốt lõi, cơ bản; mặt khác phải bổ sung và cụ thể hóa các giá trị văn hóa của nhân cách người công an
nhân dân thời kỳ mới phù hợp với tính chất, đặc điểm và yêu cầu của cách
mạng trong giai đoạn hiện nay
Như vậy, nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam chỉ có thể được tiếp tục khẳng định trên cơ sở một quá trình bồi dưỡng và hoàn thiện những phẩm chất đặc trưng phù hợp với yêu cầu cách mạng trong các giai đoạn của
lịch sử dân tộc
Trong thời đại ngày nay, với hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta, dua
Trang 37và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng công an, có thể cụ thê hóa những nét khái quát về mô hình nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam như sau:
* Về phẩm chất chính trị: Có thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan
cộng sản chủ nghĩa Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có tỉnh thần
cảnh giác thường xuyên, nhạy bén, sắc bén, kiên định lập trường cách mạng
Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng tư tưởng và kiên định về vai trò không thể thay thế của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, tin tưởng và trung thành tuyệt đối vào Đảng cộng sản Việt Nam, với Tô quốc và với nhân dân, là chất «zmiễn địch» trước những tác động
phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của các thế lực thù địch Nhạy bén, nhạy cảm
chính trị, phản ứng nhanh và chính xác trước những nhiệm vụ chính trị cụ thé trong từng thời kỳ Có đủ khả năng chủ động phòng ngừa, chủ động đầu tranh phản bác, đập lại các luận điệu tuyên truyền phá hoại tư tưởng của các thế lực
thù địch và các loại đối tượng; tiến công kẻ địch và các loại đối tượng khác
Sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo
vệ nhân dân Nói và làm theo Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và điêu lệnh nội vụ của ngành
* Phẩm chất đạo đức: có lỗi sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, trung
thực, lương tâm trong sáng; có lòng yêu nước nồng nàn, lòng nhân đạo sâu
sắc; có nhu cầu tự giác học tập, phan đấu và rèn luyện Phải tận tâm với công việc được giao, có ý thức tổ chức ký luật cao, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, khiêm
tốn, cầu thị, thật thà với tổ chức, với Đảng và nhân dân Không tham nhũng
Trang 38* Năng lực: Có trình độ, tri thức toàn diện và chuyên sâu trong lĩnh vực công tác được phụ trách, có năng khiếu và bản lĩnh nghề nghiệp Có khả năng tiếp thu và nắm vững lý luận nghiệp vụ và hoạt động thực tiễn của ngành,
năm vững pháp luật, tỉnh thông về nghiệp vụ Có kiến thức khoa học kỹ thuật
cần thiết, sử dụng được ngoại ngữ, có khả năng thích ứng cao, tiếp thu nhanh
các tri thức mới theo kịp với sự biến đổi của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an
ninh, trật tự Có khả năng đáp ứng kịp thời, sắc bén, hiệu quả trong đấu tranh chống các loại tội phạm đặc biệt, giải quyết các tình huống đột xuất, bất ngờ,
đấu tranh có hiệu quả với kẻ địch và bọn tội phạm bảo vệ vững chắc an ninh
quốc gia Có khả năng nghiên cứu nắm tình hình, phân tích dự báo phục vụ
cho công tác tham mưu, đề xuất các chủ trương, đối sách Có tỉnh thần cảnh
giác cách mạng cao, giữ gìn bí mật, mưu trí sáng tạo, có khả năng tông kết thực tiễn và nâng cao hiệu quả công tác, chiến đấu Có sức khỏe dẻo dai, bền bi đáp ứng yêu cầu chiến đấu công tác
Nhân cách khơng phải là thứ «nhất thành bất biến» hoặc «khi một lần lấy _ bằng là sử dụng suốt đời» [41] Do đó, việc bồi đưỡng và hoàn thiện nhân cách người Công an nhân dân Việt Nam là một việc làm suốt đời, mục tiêu phấn đấu
của tất cả cán bộ, chiến sĩ và đây cũng là mục tiêu cần đạt, nhiệm vụ của công
tác xây dựng lực lượng công an nhân dân Quá trình hình thành, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho mỗi cán bộ, chiến sĩ công an có thể diễn ra ở nhiều nơi như trường học, gia đình, hay thực tế công tác Dù là thời gian đào tạo trong các
trường học hay ra thực tiễn công tác thì quá trình bồi dưỡng và hoàn thiện
Trang 39CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN
NHÂN DÂN PHỤC VỤ VIỆC BÓI DƯỠNG VÀ HOÀN THIỆN NHÂN
CÁCH NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN
2.1 Nhà xuất bản Công an nhân dân - một nhà xuất bản tổng hợp chuyên ngành
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ chiến sĩ, xây dựng nhân cách người công an
cách mạng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an
toàn xã hội trong giai đoạn mới, ngày 10 tháng 2 năm 1981, đồng chí Phạm
Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ
Nội vụ (nay là Bộ Công an) ký quyết định thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân với nhiệm vụ: biên tập và xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục về
công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội (kế cả thể loại văn học);
sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách tổng kết nghiên cứu, tham khảo về công tác nghiệp vụ công an, xuất bản giáo trình giảng dạy phục vụ cho việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ công an
Ra đời trên cơ sở Phòng sáng tác, thuộc Cục Công tác chính trị, trong những năm đầu tiên, với đội ngũ cán bộ it 61, mỗi năm chỉ xuất bản được một
số lượng sách nhỏ (năm 1981 - 7 đầu sách, 1982 - 13, 1984 - 23 )chủ yếu là
sách tuyên truyền an ninh trật tự hoặc sáng tác của những cán bộ trong ngành, tuy nhiên những ấn phẩm do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành đã là
nguồn động viên tính thần to lớn đối với cán bộ chiến sĩ công an và được bạn
đọc rộng rãi chờ đón Thời kỳ này hoạt động của Nhà xuất bản hoàn toàn được bao cấp Sách in ra cấp phát cho các đơn vị công an trong toàn ngành và
Trang 40giao Ngay sau đó bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với xu thế chung của đất nước, Nhà xuất bản Công an nhân dân bước vào thời kỳ phải tự hạch toán
kinh doanh, đưa sách tham gia vào thị trường, tự trang trải vốn và chăm lo đời
sống của cán bộ trong đơn vị, vừa phải mở rộng đối tượng phục vụ, từng bước
gia nhập vào thị trường sách, chấp nhận vừa cạnh tranh vừa phải đảm bảo
định hướng của một nhà xuất bản tổng hợp chuyên ngành Thời kỳ này thực sự là một giai đoạn khó khăn và đầy thử thách đối với cán bộ, chiến sĩ Nhà
xuất bản Công an nhân dân (giai đoạn từ 1986 - 1995) Tuy nhiên vượt qua những khó khăn, thử thách, trong thời kỳ này Nhà xuất bản Công an nhân dân vẫn hoạt động đều và bắt đầu có bước phát triển nhằm tự khẳng định Biểu
hiện cho sự nỗ lực này chính là ở những đầu sách Nếu năm 1986 Nhà xuất
bản chỉ cho ra 26 đầu sách, năm 1987 là 34 đầu thì năm 1994 là 104 đầu và
tới năm 1995 đã lên tới con số 130 đầu sách
Năm 1995, sau khi xác định nhà xuất bản là một cơ quan tuyên truyền của Đảng uỷ Công an Trung ương và Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Công an đã quyết định cho nhà xuất bản hưởng mọi chế độ của một đơn vị lực lượng
vũ trang, phan xuất bản văn hoá phẩm được hạch toán như một đơn vị sự