1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuyên truyền các hoạt động của quốc hội trên báo in hiện nay (khảo sát các báo pháp luật việt nam, tuổi trẻ tp hcm, lao động từ 12008 đến tháng 62009)

103 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 10,7 MB

Nội dung

Trang 1

D.LA179/09

HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH

LÊ THỊ THANH LOAN

Khảo sát các báo Pháp hiật S

Lao động từ 1/2008 tụt pi)

^

Trang 2

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

LE THI THANH LOAN

_TUYEN TRUYEN CAC HOAT BONG CUA QUOC HOI TREN BAO IN HIEN NAY

(Khảo sát các báo Pháp luật Việt Nam, Tuoi tré Thanh phố Hồ Chí Minh,

Lao động từ 1/2008 đến 6/2009)

Chuyên ngành : Báo chí học

Mã sô : 60 32 01

~~:

LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG DAI CHUNG |

Người hướng dẫn khoa học PGS,T1S Nguyễn Van Ding

HOC VIỆN BẢO CHÍ 4 TUYỂN TRUYỀN

ATG - LOD _

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu

Các sô liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Các kêt luận của luận văn chưa được công bô trong các công trình

nghiên cứu khác

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2009

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 4

MO DAU

Chuong 1: VAI TRO CUA BAO CHi DOI VOI CAC HOAT

DONG CUA QUOC HOI

1.1 Vai tro cla bao chí

1.2 Vai trò của báo chí đối với các hoạt động của Quốc hội

Chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN TRUYÊN CÁC HOẠT

ĐỘNG CỦA QUÓC HỘI TRÊN BÁO IN HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu đối tượng khảo sát

2.2 Mức độ phản ánh các hoạt động của Quốc hội trên các báo

trong diện khảo sát 2.3 Noi dung phan anh

2.4 Hình thức thể hiện

2.5 Một số nhận xét qua quá trình khảo sát

Chương 3: GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHAT LUQNG TUYEN TRUYEN CÁC HOẠT

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Báo chí nói chung và báo In nói riêng là những phương tiện thông tin đại chúng có ưu thế tuyệt đối trong guồng máy truyền thông Chính vì vậy

báo chí cũng trở thành những công cụ, những phương tiện có khả năng tác

động một cách mạnh mẽ nhất, tích cực nhất và đồng thời nhất tới các tầng lớp

quần chúng nhân dân, các quá trình của đời sống xã hội Đặc biệt trong xã hội thông tin ngày nay, nhu cầu được thông tin, quyền được thông tin của người

dân phải càng được chú ý Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của báo chí đối

với đời sống xã hội, có Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác báo chí xuất bản toàn quốc ngày 28/4/1997 đã nhắn mạnh: “7i rong mọi hoạt động thường ngày của đất nước và nhân dân ta, thật khó hình dung nếu thiếu vắng những hoạt động phong phú và sôi động của báo chí - xuất bản ”

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đại biểu dân cử cao nhất của nước ta “Đại biểu

Quốc hội không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn

thê quốc dân Việt Nam” [ó, tr.133] Vì vậy, mọi hoạt động của Quốc hội

(QH), của đại biểu Quốc hội (ĐBQH)đều phải đặt dưới sự giám sát của nhân

dân Nhân dân cần phải biết những người do mình trực tiếp bầu ra có thực sự

đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình hay không, có xứng đáng với niềm tin mà nhân dân trao tặng hay không

Đề đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân, chúng ta không thể không nhắc

đến vai trò vô cùng quan trọng của báo chí Báo chí đã rất tích cực trong việc xây dựng hình ảnh một QH thực sự năng động, làm việc một cách nghiêm túc và hiệu quả, giúp cử tri yên tâm hơn với sự lựa chọn của mình Ngoài ra, báo

Trang 7

dự án luật, về các quyết sách quan trọng có ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc

Qua đó, QH, các ĐBQH sẽ có được nguồn thông tin tham khảo rất bố ích

Bên cạnh đó, báo chí còn là phương tiện để các ĐBQH giải trình về các

quyết sách của mình, chuyển tải các thông điệp đến với cử tri Qua báo chí, QH, ĐBQH sẽ xây dựng được hình ảnh của mình trước công chúng, để tác động lên dư luận Có thể nói, báo chí đã tăng cường mối quan hệ thông tin hai chiều và sự gắn kết giữa QH với cử tri, là “cầu nối” để Quốc hội đến gần hơn với công chúng, đồng thời tạo điều kiện cho cử tri giám sát các hoạt động của QH và ĐBQH Chính vì vậy, việc tuyên truyền các hoạt động của QH cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng không thé thiếu đối với mỗi cơ quan báo chí

Trong những năm gần đây, việc đổi mới hoạt động của QH đã được nhân dân đánh giá cao Diễn biến của các kỳ họp của QH đã được báo chí đưa tin khá chỉ tiết và sinh động Đặc biệt, việc tăng thời lượng phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên họp của QH, trong đó có các phiên chất vấn và

trả lời chất vấn đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về QH Qua đó,

nhân dân cũng ý thức được quyên lợi và trách nhiệm của mình trong việc tích cực tham gia xây dựng đất nước

Tuy nhiên, việc tuyên truyền về các hoạt động của QH mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin tại các kỳ họp thường niên của QH mà chưa có những phản ánh sâu, toàn diện các hoạt động của các cơ quan của QH ngoài hai kỳ họp đó

Cách xử lý và đưa tin của báo chí chưa thật sự chắt lọc, sắc sảo Vì vậy đã

làm hạn chế những hiểu biết của nhân dân về Quốc hội - cơ quan do chính những người dân trực tiếp bầu ra Hình ảnh QH trước cử tri vẫn chưa cụ thể, sinh động và đầy đủ

Trang 8

các hoạt động của QH đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác báo chí nhưng cũng là những thách thức không nhỏ với báo chí trong việc nâng cao chất

lượng thông tin, tuyên truyền về QH, cũng như xây dựng các kỹ năng cần

thiết của đội ngũ phóng viên chuyên viết về QH

Chính vì những lý do trên nên tôi chọn vấn đề “Tuyên truyễn các hoạt

động của Quốc hội trên báo in hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của

mình Hy vọng, dé tai sẽ là tài liệu tham khảo bễ ích cho các cơ quan báo chí,

đặc biệt cho những phóng viên trực tiếp theo dõi, phản ánh các hoạt động của QH, cũng như bộ phận làm công tác báo chí của QH

So di, tac gia chon ba tờ báo Pháp luật Việt Nam, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Lao động làm đối tượng khảo sát vì các lý do sau:

+ Trong quá trình trực tiếp theo dõi hoạt động của các cơ quan báo chí tại QH, cũng như cách đưa tin về QH trên các báo, tôi nhận thấy phóng viên đại diện cho các tờ báo này có phong cách làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, hình thức đưa tin về các hoạt động của QH trên các tờ báo này có rất

nhiều cải tiến

+ Đây là ba tờ báo mang tính đại diện, gan bó chặt chẽ với các đặc tính

của Quốc hội Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, trong khi lập pháp là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội Báo Lao động là tiếng nói của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện

cho nhân dân lao động cả nước, mà QH lại là cơ quan do chính người dân

trực tiếp bầu ra Báo Tuổi trẻ TPHCM là một trong những tờ báo có uy tín, nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả, là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản HCM Tờ báo mang tính đại diện cho cử tri phía Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội trên báo chí là vấn để quan

Trang 9

cách hệ thống và toàn diện Chỉ trong thời gian gần đây, vẫn đề này mới được đề cập đến trong một vài hội thảo do Văn phòng Quốc hội tô chức như “Kiwb nghiệm và các phương thức hiệu quả của báo chí trong việc đưa tin về Quốc

hôi”; “Đại biểu Quốc hội với thông tin công chúng và quan hệ với báo chí”;

Thông tin công chúng phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội: Kinh nghiện và kỹ năng”

Một số bài viết trên các báo, tạp chí đôi khi cũng đề cập đến một số nội

dung có liên quan đến vấn đề báo chí và Quốc hội như: “báo chí là câu nói

giữa Quốc hội với nhân dân cả nước ” đăng trên Vietbao.vn ngày 14.2.2004; “Báo chí là “câu nối” giữa Quốc hội và cử tri” của Văn Tiến đăng trên

VietNamNet.vn; “Mong đợi của báo chí với Quốc hội và Đại biểu Quốc hội ” của Tô Nam đăng trên trang web của Trung tâm Bồi dưỡng đậi biểu dân củ

ngày 22/9/2008; “Cởi mở với báo chí, Quốc hội đã đến gân dân hơn” của tác

giả Hồng Loan đăng trên báo Người đại biểu nhân dân online ngày

21.6.2008 Tuy nhiên, các bài báo này chỉ dừng lại là những góp ý, nhận xét

của cá nhân trong quá trình tác nghiệp tại Quốc hội chứ chưa đi sâu, nghiên

cứu kỹ vấn đề một cách có hệ thống

Luận văn Tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội trên báo in hiện

nay là sự tiếp nối, triển khai một số vấn đề mà những người đi trước đã đề cập

đến nhưng dưới góc độ nghiên cứu sâu hơn, toàn điện hơn và có hệ thống hơn thực trạng tuyên truyền về các hoạt động của QH trên báo chí Từ đó, có

những phân tích, nhận xét xác thực để nâng cao chất lượng tuyên truyền của

báo chí đối với các hoạt động của Quốc hội

3 Mục đích, niiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Trên cơ sở khảo sát thực tế tình hình tuyên truyền về các

hoạt động của Quốc hội trên báo chí, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét về

Trang 10

về các hoạt động của Quốc hội Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa vai trò của báo chí đối với việc phản ánh và định hướng dư luận xã hội, trong việc mở rộng tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã

hội nói chung, trong việc thông tin về hoạt động của QH nói riêng

- Khảo sát thực trạng vấn đề đưa tin về QH trên các báo: Tuổi trẻ TPHCM, Lao động và Pháp luật Việt Nam

- Tìm hiểu những đánh giá, nhận xét của một số nhà báo lâu năm viết về QH cũng như của những người có thâm niên làm công tác báo chí của Quốc

hội về vẫn đề đưa tin của báo chí đối với các hoạt động của Quốc hội

- Đưa ra một số nhận xét về hình thức, nội dung của ba tờ báo khi phản

ánh về các hoạt động của Quốc hội

- Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền của

báo chí đối với các hoạt động của Quốc hội

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu:

Báo chí tuyên truyền về các hoạt động của Quốc hội hiện nay

+ Đối tượng khảo sát:

Các bài báo trên các báo trong diện khảo sát + Phạm vi nghién citu:

Luận văn nghiên cứu trên ba tờ báo: Tuôi trẻ TPHCM, Lao động va

Pháp luật Việt Nam ( từ 1/2008 — 6/2009)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

+ Cơ sở lý luận

- Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về báo chí

Trang 11

Ngoài việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội trên báo in hiện nay”, tác giả sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê phân loại các ẫn phẩm báo chí, tin, bài phản

ánh về các hoạt động của QH

- Phương pháp phỏng vấn anket bảng hỏi đề tìm hiểu xem công

chúng có quan tâm đến các hoạt động của QH không

- Phương pháp tông hợp, phân tích tài liệu dé hệ thơng hố các hoạt

động liên quan đến QH

- Phương pháp phỏng vấn sâu đỗi với một số phóng viên chuyên trách

về QH, lãnh đạo phụ trách về báo chí của QH và Văn phòng Quốc, một số

độc giả ở Hà Nội để xem các đối tượng này đánh giá như thế nào về chất

lượng tuyên truyền các hoạt động của QH trên báo chí hiện nay 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

+ Ýnghĩa khoa học:

Đặt mục tiêu và nhiệm vụ khảo sát thực tế để tìm ra những vấn đề, đưa

ra những kiến nghị có thể áp dụng ngay vào thực tiễn, cho nên luận văn sẽ là một đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần vào việc khẳng định vị trí, vai trò của báo chí nói chung cũng như báo in nói riêng trong xã hội hiện đại

+ Ýnghĩa thực tiễn:

Luận văn là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn Những kiến nghị, đề xuất

có thể áp dụng ngay vào thực tế hoạt động của các cơ quan báo chí cũng như công tác báo chí của QH Do đó, nó sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các

nhà báo trẻ, cho các chuyên viên báo chí của Văn phòng Quốc hội, đặc biệt

cho những sinh viên chuyên ngành báo chí và cho tất cả những ai quan tâm

Trang 12

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung

luận văn được bố cục trong 3 chương chính như sau:

Chương 1: Vai trò của báo chí đối vơi các hoạt động của Quốc hội

Chương 2: Thực trạng tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội trên báo in hiện nay (khảo sát các báo Tuổi trẻ TPHCM, Pháp luật Việt Nam, Lao động từ

1/2008 - 6/2009)

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyên

Trang 13

VAI TRO CUA BAO CHi DOI VOI CAC HOAT DONG CUA QUOC HOI

1.1 VAI TRO CUA BAO CHi

Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tổ của

kiến trúc thượng tầng, là loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo với tính

chất chính trị, xã hội rõ ràng Hoạt động báo chí bao hàm trong đó sự vận

hành phức tạp của một loạt nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận

động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục đích

[18.tr.3] Điều 1 Luật báo chí quy định: “Báo chí nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu với đời sống xã

hội, là cơ quan ngôn luận của các tô chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã

hội; là diễn đàn của nhân dân” [24]

Là một loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách

quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân

loại, báo chí mang trong mình những tiềm năng có ý nghĩa rất to lớn đối với

xã hội Chính những tiềm năng đó đã quy định tính chất khách quan của các vai trò của báo chí Nói cách khác, bản thân sự ra đời và tồn tại của báo chí

đã khẳng định một cách khách quan vai trò, tác dụng và ý nghĩa quan

trọng của nó trong xã hội

Không phải cho đến bây giờ mà từ xa xưa, ở các nước phương tây, vai trò của báo chí đã được xã hội công nhận và được xem là “quyên lực thứ tư” Ở nước ta, vai trò của báo chí đã được khẳng định rõ nét qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ Khi chưa có sự lãnh đạo của

Đảng, các lực lượng xã hội đã dùng báo chí để gây sự chú ý của dư luận xã

hội về các vấn đề chính trị Báo chí đã trở thành vũ khí quan trọng của nhân

Trang 14

lượng thông tin được cập nhật từng giờ, từng phút, không chỉ trong nước mà trên toàn cầu, thì báo chí càng có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng hơn Đặc

biệt, trong bối cảnh đổi mới đất nước, xu hướng chung là công khai, minh

bạch hoá hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước “Các cơ quan

nhà nước phải tôn trọng quyền được thông tin của dân và việc thực hiện điều

này không thế tuỳ thích mà phải coi là một nghĩa vụ thể hiện tính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân; những quy định cụ thể về quyền được thông tin

của dân cần được thê chế hoa” [51,tr.50]

Sở đĩ, báo chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội vì các lý do sau: Thứ nhất, báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội “Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiện tượng tới đông đảo công chúng, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình

thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu

quả nhất”[36, tr.78-79] Tính chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất

thông tin chuyên đến công chúng Nếu báo chí thông tin một cách khách

quan, chân thật, đầy đủ, chính xác về các sự kiện, hiện tượng hoặc một nhân vật nào đó thì sẽ tạo ra dư luận xã hội đúng đắn Ngược lai, nếu thông tin bị bóp méo, xuyên tạc thì tính chất của dư luận xã hội sẽ không còn phù hợp với

tính chất của các sự kiện, hiện tượng nữa Điều đó sẽ gây hoang mang, dao động trong xã hội, thậm chí có thê dẫn đến những phản ứng mang tính tiêu

cực, ảnh hưởng đên sự ôn định và phát triên của đời sông xã hội

Trang 15

Truyền thông xem xét và xử lý nguồn tin sai sự thật này Theo báo cáo thì ngay sau khi xuất sắc giành huy chương, Hoàng Anh Tuấn đã phải trải qua 5 lần xét nghiệm của Uỷ ban chống doping quốc tế Tất cả các xét nghiệm đều âm tính Như vậy thông tin của nhà báo là sai sự thật do không kiêm chứng,

ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân Hoàng Anh Tuấn nói riêng và thể thao Việt

Nam nói chung

Hay vụ việc ngôi sao điện ảnh nối tiếng Hàn Quốc Song Hye Kyo khởi

kiện 3 tờ báo Việt Nam vì đã đưa tin sai sự thật về cô Một cô gái dễ thương

xinh đẹp nam trong danh sách 10 mỹ nhân Hàn Quốc, được các fan hâm mộ

qua những bộ phim tình cảm lãng mạn của Hàn Quốc như Trái tìm mùa thu, Ngôi nhà hạnh phúc vv bỗng chốc có thể xấu đi trong mắt các fan khi họ đọc được những dòng tin này Họ có thể tây chay cô nếu sự việc báo chí đưa tin là đúng Các nhà quảng cáo khai thác hình ảnh của Song Hye Kyo cũng có thể quay lưng với cô, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thu nhập chính của cô

Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy, báo chí có khả năng to lớn như

thế nào trong việc tạo dựng dư luận xã hội Đặc biệt, với những loại thông tin

“nhạy cảm”, được bạn đọc đặc biệt quan tâm, có thê gây ra những tác động xã

hội lớn Chẳng hạn, những thông tin về thực phẩm độc hại, thông tin về thuốc

Trang 16

loại rau có thể được thu hoạch sau 3-4 ngày dùng thuốc cũng khiến cho người trồng rau điêu đứng vì rau khó bán, còn người tiêu dùng thì hoang mang vì sợ

ăn phải rau có thuốc kích thích Thực ra, đây là thông tin chưa được kiêm

chứng và kết luận một cách chính thức, khách quan, khoa học Bởi vì, ngay các nhà khoa học và các cơ quan chức năng cũng đang tranh cãi nhau kịch liệt về tác dụng của loại thuốc kích thích nêu trên thì làm sao người làm báo có

thể tự mình đưa ra kết luận để bạn đọc tin được Còn nếu đưa thông tin dựa trên những ý kiến tranh cãi nhau của các nhà khoa học, hoặc trích dẫn thông

tin một chiều, mang tính cá nhân thì càng khiến người đọc hoang mang vì

không biết tin ai

Thời gian vừa qua, dư luận ồn ào về vụ một số báo đưa tin về “thần dược” Aslem có tác dụng chữa bệnh ung thư Thật khó có thể tả được niềm hy

vọng của hàng vạn bệnh nhân ung thư và người nhà của họ trước thông tin nêu trên như thế nào Và cơn sốt mua thuốc Aslem chữa ung thư đã nhanh chóng tăng nhiệt Nhưng rồi, cũng ngay lập tức, cơ quan chức năng (Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế) đã chính thức khẳng định: thực chất thuốc Aslem không phải là thuốc chữa ung thư mà chỉ có tác dụng phối hợp điều trị ung thư (nghĩa là tác dụng rất hạn chế) Đó cũng chính là ý kiến của người trực tiếp nghiên cứu ra thuốc Aslem: thuốc Aslem chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư Một lần nữa báo chí lại làm khổ người tiêu dùng vì thông tin vội vàng, thiếu chính xác

Tuy nhiên, để tạo nên dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội một cách tích cực, báo chí cần phải nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân bằng cách thông tin một cách day đú, sinh động các sự kiện, hiện tượng hết

sức phong phú của tự nhiên và xã hội, phân tích và chỉ ra được quy luật phát triển cũng như bản chất của vấn đề Báo chí phải thông tin tới công chúng

Trang 17

động trong đó”[18,tr.88] để họ có thể cảm nhận được một cách chính xác nhất “bức tranh” ấy Hơn thế nữa, báo chí giúp công chúng nhìn nhận, đánh

giá đúng thực chất bức tranh ay, xác định được vị trí, chức năng của mình để từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng, phù hợp với sự

phát triển của xã hội

Đời sống xã hội hiện thực vô cùng phong phú và đa dạng Mỗi sự kiện, hiện tượng diễn ra trong những điều kiện lịch sử cụ thê, có những biểu hiện

riêng, nội dung, phương thức khác nhau Báo chí không chỉ dừng lại ở việc đưa tin đơn thuần mà quan trọng hơn, báo chí phải phát hiện ra trong đó những mối quan hệ, từ đó chỉ ra cho công chúng những vấn đề có tính bản

chất, chiều hướng vận động chính của hiện thực khách quan

Thứ hai, báo chí là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình

hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân

Hàng ngày, hàng giờ trên thế gới và trong nước diễn ra rất nhiều sự

kiện, hiện tượng Người dân có thể tiếp cận các sự kiện, hiện tượng đó thông

qua nhiều kênh khác nhau, trong đó chủ yếu là báo chí Với sự đa dạng về loại

_hình, báo chí ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng cung cấp thông tin cho

công chúng Không chỉ cung cấp đầy đủ mà còn nhanh chóng, kịp thời, thậm

chí công chúng có thể tiếp cận các sự kiện ngay khi sự kiện đang diễn ra

thông qua các chương trình truyền hình, phát thanh trực tiếp Những hình ảnh sinh động truyền hình chuyển đến công chúng ngay khi bão lũ đang hoành

hành tại một số tỉnh miền trung vừa qua có sức tác động rất lớn đối với xã hội

hay những sự kiện thời sự quan trong như các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ người dân biết đến thông qua sự phan ánh của báu chỉ

Thứ ba, báo chí là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải

cách xã hội bằng việc cung cấp thông tin cho xã hội, hình thành và định

Trang 18

Báo chí thực hiện quá trình quản lý xã hội bằng cách đăng tải, phố biến, giải thích đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phân tích

kịp thời tình hình thực tế, cung cấp bức tranh hiện thực sinh động, phong phú,

phức tạp của xã hội Bên cạnh đó, báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng

kiến, đưa ra kiến nghị, giải pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn

Đồng thời, báo chí cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn

thiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trong xã hội

Đề quá trình quản lý, điều hành và cải cách xã hội có kết quả, báo chí

cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Báo chí phát hiện và công bố kịp thời những sai lầm khuyết điểm, những khó khăn, ách tắc trong việc chỉ đạo và thực hiện các quyết định quản lý; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong các tổ chức Dang, co quan Nhà nước và

các cấp, các ngành Đồng thời, phát hiện và nhân rộng các yếu tô tích cực, điển hình, nhân tố mới trong xã hội

Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, báo chí đã bộc lộ sức mạnh, khả năng của mình trong việc điều tra, phát hiện, đưa ra công luận, đấu tranh kiên quyết VỚI các hành vi tham nhũng, tiêu cực Điển hình như vụ PMU 18, các Tổng Công ty Dầu khí, Hàng hải, Hàng không, các vụ việc nỗi cộm ở Thanh tra Nhà nước, vụ Tượng đài Chiến thang Dién Bién Phu, vu Cty Thién Loi Hoa (Lao Cai), vu Đề án 112, vụ cố ý làm trái xảy ra tại Sở Quản lý vốn và ngoại tệ

Trang 19

Yên, vụ vi phạm quản lý đất đai ở Bình Dương Các đối tượng thông qua việc giải phóng mặt bằng, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch hồ

sơ, lập không hồ sơ đề nhận tiền đền bù, nhận đất tái định cư

Han chúng ta chưa quên hình ảnh mà một nhóm phóng viên đã ghi lại

về vụ bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa hành hung trẻ em ở Đồng Nai Mặc dù sự việc đã diễn ra trước đó rất lâu, nhưng chỉ khi bị đưa lên mặt báo, các nhà

chức trách mới vào cuộc Hay vụ em Nguyễn Thị Bình bị đánh đập, hành hạ

suốt 10 năm tại quận Thanh Xuân, Hà Nội Sau khi báo chí đưa tin Phó Thủ

tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố

Hà Nội nghiêm khắc xử lý các cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong vụ

việc này Và gần đây nhất là các vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vụ Công ty Vedan xả nước thải “giết chết” sông Thị Vải Báo chí đã liên tục thông tin vẻ diễn biến của sự việc, giúp công chúng nắm được tiến trình và thực chất vấn đề Những tiêu cực trong ngành giáo dục cũng được

báo chí đưa tin rõ nét, đặc biệt là các biểu hiện tiêu cực trong thi cử, bệnh

thành tích trong giáo dục Điền hình là vụ Thầy Đỗ Việt Khoa đã đũng cảm

tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Tây (cũ) Việc điều chỉnh giá xăng dầu theo thị

trường hiện nay cũng một phần đo sự tác động của báo chí tạo dư luận xã hội

Những thông tin báo chí đem lại đã giúp Đảng, Nhà nước và các cấp có thâm quyền quyết định kịp thời, bố sung hoặc điều chỉnh hoạt động của mình và các cơ quan, tÔ chức cấp dưới Mặt khác, các thông tin đó trực tiếp tác động vào các cơ quan, tổ chức, cá nhân có những hành động sai trái, vi phạm

pháp luật, giúp họ nhận thức được thiếu sót của mình để tự điều chỉnh hoặc nêu không sẽ tạo nên áp lực xã hội buộc họ phải sửa chữa

Trang 20

Xã hội tồn tại va phát triển bởi rất nhiều hệ thống Các hệ thống xã hội

phổ biến nhất Và có vị trí quan trọng nhất là nhà nước, đảng phái chính trị, tô

chức bộ máy hành chính, kinh tế, đạo đức và pháp luật Mỗi hệ thống xã hội

hoạt động thông qua các cơ quan, tổ chức VỚI những quy tắc, chuẩn mực

riêng Không có hệ thống xã hội tồn tại độc lập mà giữa chúng có sự tác động,

ảnh hưởng và quy định lẫn nhau

Báo chí là một trong những hệ thống xã hội, ra đời do nhu cầu khách

quan của xã hội về thông tin Mỗi cơ quan báo chí là đại diện, là người phát

ngôn của một tổ chức, lực lượng nao do Tổ chức bộ máy của cơ quan bao chi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và đặc điểm loại hình thông tin đại chúng Tôn chỉ, mục đích, đối tượng công chúng của mỗi cơ quan báo chí không giống nhau Do vậy, phạm vi hoạt động của các cơ quan báo chí là không đồng nhất

Mỗi cơ quan báo chí là yếu tố cấu thành một hệ thống báo chí toàn xã

hội Quan hệ giữa các yếu tố đó là quan hệ phân chia về chức năng, khu vực

ảnh hưởng do tính chất nội dung thông tin Điểm chung có tính bản chất chỉ

phối các khía cạnh khác của báo chí là sự tác động vào xã hội bằng thông tin

và khả năng thuyết phục công chúng bằng nội dung, tính chất của thong tin

Thứ năm, báo chí trở thành bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời

sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân

Để xã hội loài người ton tai va phat trién, con người cần nhiều hoạt

động trong đó có hoạt động báo chí Báo chí cung cấp cho công chúng thông tin về mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra hàng ngày, từ những thông tin rất đơn

giản như thông tin về thời tiết, về sức khoẻ, giá cả hàng tiêu dùng đến

Trang 21

nước như tình hình chiến sự trên thế giới, các chuyến thăm và làm việc của

các cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, các thông tin về tình hình kinh tế

trong và ngồi nước Khơng có thơng tin, con người sẽ bị cô lập, bị tách ra

khỏi guồng máy của xã hội và không thể tồn tại được Thời gian qua và ngay trong giai đoạn hiện nay, nếu không có báo chí, chúng ta sẽ không biết một

cách nhanh chóng và đầy đú nhất về điễn biến của dịch cúm AHINI, không

biết được các biểu hiện và cách phòng chống bệnh Sẽ còn nhiều nạn nhân

trong vụ lừa mua bán đất ảo trên giấy tờ, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới nếu chúng ta không tiếp cận được những thông tin báo chí đem lại

Cuộc sông hiện đại hối hả với bao việc cần phải hoàn thành,con người

có rất ít thời gian để đi du lịch, đến rạp hát xem phim hay một vở kịch yêu

thích Lúc này, báo chí đặc biệt là truyền hình và báo mạng sẽ phát huy tác

dụng của mình Với các chương trình như du lịch qua màn ảnh nhỏ, phim truyện, ca nhạc chúng ta có thể ngồi nhà, bên những người thân, thưởng

thức những bộ phim nỗi tiếng hay những ca khúc sôi động, tìm hiểu văn hoá,

phong tục của những dân tộc khác nhau trên thế gới Băng hình ảnh có màu sắc kết hợp với âm thanh với những cung bậc đa dạng, truyền hình đem đến cho công chúng cảm giác chân thật, đầy đủ “Truyền hình trở thành một loại nhà hát, quảng trường công dân, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hoá đại chúng, thành phương tiện nghỉ ngơi, giải trí có sức hấp dẫn lớn đối

^

với các tầng lớp nhân dân”[1§, tr.125]

1.2 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐÓI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QUOC HỘI

1.2.1 Các hoạt động chủ yếu của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền

lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [24,

đoạn 1, điều 1] Quốc hội đo toàn dân bầu ra có cơ cấu thành phần phản ánh

Trang 22

“các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam” [26, tr.189 ], “Quốc

hội là tiêu biểu cho ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí không gì lay

chuyển noi” [27, tr.497]

Các hoạt động chủ yếu của QH gồm: hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và xem xét

báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri Hiệu quả hoạt động của Quốc

hội được bảo đảm bằng hiệu quả các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ

ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc

hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội [52, tr.48] -

1.2.1.1 Hoạt động lập pháp

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật và sửa đổi Luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định các van dé quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và

cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế,

chế độ văn hoá — xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa

Nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân

Luật của QH quy định các vấn dé co ban thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tơn giáo, văn hố, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền

và nghĩa vụ của công dân

Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hoá và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh

thổ nước ta Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp

Nghị quyết của QH được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển

Trang 23

ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà

nước; quy định chế độ làm việc của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành

phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH và không được trái với tỉnh

thần, nội dung của Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của QH

Đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết trước khi trình ra QH phải

được UBTVQH cho ý kiến Căn cứ vào nội dung của dự án luật, dự thảo nghị

quyết và theo đề nghị của UBTVQH, QH quyết định, xem xét thông qua dự án

luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc nhiều kỳ họp QH

Đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết được xem xét, thông qua tại một kỳ họp của QH, trước hết đại diện cơ quan, t6 chức, ĐBQH trình dự án, dự thảo

thuyết trình về dự án, dự thảo Sau đó, đại điện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày

báo cáo thâm tra QH thảo luận tại phiên họp toàn thê về những nội dung cơ bản,

những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự an, dự thảo Trước khi thảo

luận tại phiên họp toàn thê, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở tổ ĐBQH Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án, dự thảo

giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà ĐBQH nêu Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì QH tiến hành biêu quyết theo đề nghị của UBTVQH Cơ quan chủ

trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án, dự thảo,

Đoàn thư ký kỳ họp và cơ quan, tổ chức hữu quan giúp UBTVQH dự kiến những vẫn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trình QH biểu quyết Sau khi dự

án, dự thảo được QH thảo luận, cho ý kiến, UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc

nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo UBTVQH báo cáo QH về việc giải trình

Trang 24

thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo Sau cùng, QH biểu quyết thông qua dự thảo

Đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết được xem xét, thông qua tại hai kỳ họp của QH, trình tự tiễn hành như sau:

Tại kỳ họp thứ nhất, đại điện cơ quan, tô chức, ĐBQH trình dự án, dự

thảo thuyết trình về dự án, dự thảo Sau đó, đại diện cơ quan chủ trì thâm tra

trình bày báo cáo thâm tra QH thảo luận tại phiên họp toàn thế về những nội

dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thé, dự án, dự thảo có thê được thảo luận

ở tổ ĐBQH Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình

dự án, dự thảo giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà

ĐBQH nêu Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì QH tiến hành biểu quyết theo đề nghị của

UBTVQH Co quan chủ trì thâm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tô chức, ĐBQH trình dự án, dự thao, Doan thu ky ky hop và cơ quan, tô chức hữu quan giúp UBTVQH dự kiến những vẫn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trình

QH biểu quyết Tiếp theo, UBTVQH chỉ dao Doan thu ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của ĐBQH và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý Trong thời gian giữa hai kỳ họp của QH, UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo

Tại kỳ họp thứ hai, đại diện UBTVQH trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án, dự

thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó

phải được nêu rẽ trong báo cáo Sau đó, QH thảo luận về những nội dung còn có

ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc nghiên

cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Chậm nhất là năm ngày trước ngày biểu quyết

Trang 25

thiện về mặt kỹ thuật văn bản Cuối cùng, QH biểu quyết thông qua dự thảo Chủ tịch QH ký chứng thực luật, nghị quyết của QH

Luật, nghị quyết của QH phải được quá nửa tổng số ĐBQH biểu quyết tán

thành Đối với các nghị quyết về việc bãi nhiệm ĐBQH, rút ngăn hoặc kéo dài

nhiệm kỳ của QH, sửa đổi Hiến pháp thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số

ĐBQH biểu quyết tán thành

1.2.1.2 Hoạt động quyết định những vấn đỀ quan trọng của đất nước

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, qui định những

nguyên tắc chủ yếu về tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan

hệ xã hội và hoạt động của công dân

Những vấn đề quan trọng của đất nước do QH quyết định gồm có: về tô chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương: về lĩnh vực kinh

tế - ngân sách, QH quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách nhà

nước và phân bổ ngân sách trung ương, chính sách dân tộc, tôn giáo, quyết

định đại xá; về van đề chiến tranh và hoà bình, QH quy định về tình trạng

khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc

gia; về đối ngoại, QH phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà nước ta

là thành viên theo tờ trình của Chủ tịch nước

1.2.1.3 Hoạt động giám sat

Giám sát là việc QH, UBTVCQH, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ

chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH [52, tr.71]

Trang 26

Nội dung giám sát của QH bao gồm hoạt động của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên

khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, văn bản quy phạm

pháp luật của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khi xét thấy cần

thiết, QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của QH tiến hành giám sát

hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân khác

Việc thực hiện quyền giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc,

Uỷ ban của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH phải được đảm bảo công khai, khách

quan, đúng thâm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giảm

sát UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH chịu

trách nhiệm về quyết định, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình

QH xem xét, đánh giá và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri cả nước UBTVQH chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước QH Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của QH chịu trách nhiệm và

báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước QH, UBTVQH Đoàn ĐBQH

chịu trách nhiệm về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giám sát của Đoàn và của các ĐBQH trong Đoàn với UBTVQH ĐBQH chịu trách nhiệm và báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình trước cử tri tại địa phương

Quốc hội tiến hành giám sát dưới năm hình thức sau:

Thứ nhất, xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uð TVỌII, Chính phủ, Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thứ hai, xem xét báo cáo của UBTVQH về tình hình thi hành Hiến

Trang 27

Thứ ba, xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị

quyết của QH

Thứ tư, xem xét việc trả lời chất vẫn của Chủ tịch nước, Chủ tịch QH,

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh an

Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thứ năm, thành lập Uy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất

định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban

Khi thực hiện quyền giám sát, QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Uỷ

ban của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH dựa vào sự tham gia của nhân dân, của Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Hoạt động giám sát tối cao của QH nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh

1.2.1.4 Xem xét báo cáo tông hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri

Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả

nước Trước và sau mỗi kỳ họp QH, ĐBQH tiếp xúc cử tri để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri, báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp QH Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử

tri, chuyén đến các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan dé nghiên cứu,

giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với QH kết quả giải quyết

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá QH, đại diện Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình QH báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của

cử tri cả nước trong cuộc bầu cử ĐBQH Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất,

Trang 28

báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri đã được gửi

đến QH tại kỳ họp trước Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu

quan có trách nhiệm báo cáo trước QH việc giải quyết các kiến nghị của cử tri

tại kỳ họp trước Trong trường hợp cần thiết, QH thảo luận và ra nghị quyết

về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cua cv tri

1.2.2 Vai trò của báo chí đối với các hoạt động của Quốc hội

Quốc hội là thiết chế đặc trưng của một xã hội dân chủ Hoạt động của

QH là sự vận hành một thiết chế bảo đảm tính đại diện những lợi ích của nhân

dân được thể hiện trong những quyết định tác động vào bộ máy nhà nước và chính những người dân thông qua việc lập pháp, giám sát và quyết định

những vấn đề quan trọng của đất nước

Chính vì vậy, người dân có nhu cầu tìm hiểu các hoạt động của QH, ĐBQH Họ rất muốn biết QH hoạt động ra sao, ĐBQH có thực sự là người đại diện nói lên những tâm tư, nguyện vọng của họ trước Quốc hội hay không Họ có thực sự xứng đáng với sự tin cậy của những người đã bầu ra họ

hay không Để đáp ứng nhu cầu đó của người dân, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí

Báo chí trở thành cầu nối quan trọng, chuyên tải những thông điệp từ QH đến mọi tầng lớp nhân dân và cử tri cả nước để nhân dân hiểu sâu sắc hơn chức năng, nhiệm vụ của QH và từng ĐBQH Từ đó, cử tri và nhân dân cả

nước tin tưởng, gửi gắm tâm tư, tình cảm và đặc biệt là hơi thở từ cuộc sống

tới QH cũng như mỗi ĐBQH để những quyết sách của QH sát với thực tiễn và đi vào cuộc sống Báo chí là “chất liệu để quyết định quan điểm và hành vi

của đại biểu Quốc hội khi thực thi trách nhiệm của mình”[47,r.26] Ngoài ra,

sự tham gia của báo chí trong các hoạt động của QH còn thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quyền lực tối cao này

Vai trò của báo chí đối với các hoạt động của Quốc hội được thể hiện

Trang 29

1.2.2.1 Báo chí thông tin các hoạt động của Quốc hội tới công chúng

Với khả năng tác động một cách nhanh nhạy và đồng thời nhất tới tất

cả các tầng lớp nhân dân, báo chí đã góp một phần không nhỏ trong việc

thông tin về các hoạt động của QH, các cơ quan của QH và của ĐBQH tới công chúng Qua đó, xây dựng hình ảnh một QH thực sự năng động, tích cực,

chứ không phải một QH hoạt động theo kiểu hình thức

Báo chí đã chủ động bám sát vào các hoạt động của QH để chuyển tải

một cách đầy đủ nhất tới công chúng Tại các kỳ họp thường niên của QH, đa

số các tờ báo đã dành một phần diện tích đáng kể mở các chuyên trang, chuyên mục, phản ánh sâu về hoạt động của QH Trong đó có những bai mang tính nhận xét, phân tích của các chuyên gia về các quyết định quan trọng của QH Những bài phỏng vấn các ĐBQH xung quanh vấn đề đang làm “nóng” nghị trường và được đông đảo dư luận quan tâm Điều đó cho thấy,

báo chí đặc biệt nhạy cảm vào thời điểm QH họp, đặc biệt là các phiên chất

vấn công khai Đặc biệt, thông qua các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp của Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tại

các phiên khai mạc, chất vấn, công chúng đã được tiếp cận một cách sinh

động nhất với các hoạt động của QH

Ngoài hai kỳ họp, báo chí cũng rất quan tâm, chú trọng phản ánh hoạt động của các cơ quan của QH, của ĐBQH giúp công chúng có cái nhìn đúng

dan, day đủ hơn về Quốc hội Tại các phiên họp của UBTVQH được tô chức

hàng tháng cũng có sự tham gia của gần 50 cơ quan báo chí Điều đó cho thấy một QH hoạt động thực sự dân chủ, công khai và có kết quả

1.2.2.2 Báo chỉ thông tin tình hình thực fỄ và ý kiến của cit tri giúp cho các hoạt động của Quốc hội có kết quả

Trang 30

quan của QH cũng như các ĐBQH nguồn thông tin phong phú, khách quan và thời sự về toàn xã hội cũng như từng lĩnh vực cụ thể Nguồn thông tin đó không chỉ đa diện mà còn nhiều cung bậc Nó bao gồm những thông tin cụ thể sinh động nóng hỗi tính thời sự đến những thông tin được xử lý một phần,

được khái quát và đúc kết từ những kinh nghiệm, những biểu hiện khác nhau

trong quá trình vận động của các tiến trình xã hội Đó là nguồn thông tin vô cùng

quý báu và cần thiết, làm cơ sở cho các hoạt động của QH đạt kết quả cao

Trong quá trình dân chủ hoá và xây dựng một nhà nước pháp quyền, báo chí đã tạo ra được một diễn đàn phố quát giữa công dân và nhà nước, giữa ý thức làm chủ và xây dựng của người dân và vai trò điều hành, tiếp thu, hoàn thiện pháp luật của QH và Chính phủ.Việc tuyên truyền các hoạt động của QH trên báo chí đã góp phần không nhỏ cho sự hoàn thiện những văn bản

pháp luật Sự thể hiện trên mặt báo là cầu nối giữa đời sống và pháp luật, tạo

nên diễn đàn đóng góp phong phú của mọi tầng lớp trong xã hội đối với các dự án luật Đôi khi, những phản ánh mang tính phản biện của báo chí trước một dự luật, khơng chỉ góp phần hồn thiện nó mà còn đóng góp một cách có ý nghĩa thực tiễn vào kiến thức xây dựng pháp luật cho các đại biểu Quốc hội

Bên cạnh đó, báo chí cũng đã thê hiện rõ nét vai trò của mình đối với

hoạt động giám sát của Quốc hội

Thời gian qua, hoạt động giám sát của QH được tăng cường cả về phương diện pháp lý và thực tiễn, chứng tỏ giám sát đã trở thành một chức

nang quan trọng của QH Tuy nhiên, theo luật định, QH chỉ thực hiện quyền

giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, chứ không phải

những vụ việc cụ thể, mà thông qua những vụ việc cụ thể đó để đề ra chính

Trang 31

không nhắc tới các phương tiện truyền thông đại chúng mà đặc biệt là báo chí Báo chí, với sự phản ánh thực tế sinh động đã là một kênh thông tin hữu hiệu

tạo điều kiện và phát hiện cho QH những vấn đề bức xúc của cuộc sống mà QH cần tập trung giám sát Báo chí luôn có mặt và đưa tin rất kịp thời những

hoạt động giám sát của QH góp phần tăng thêm hiệu quả giám sát

Bên cạnh những phản ánh về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội báo

chí cũng phản ánh cả những hiện tượng tiêu cực, những mặt trái đang tồn tại trong đời sống xã hội của chúng ta như tham nhũng, chạy chức chạy quyền,

gian lận trong thi cử, tình trạng mãi lộ của cảnh sát giao thông, tình hình cán

bộ công chức ở Thành phố Hồ Chí Minh xin nghỉ việc Từ những thông tin

do báo chí cung cấp, QH có thể thấy được những vấn để nổi cộm trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước để đưa ra những quyết định giám sát

kịp thời và đúng đắn

Mặc dù không phải là công cụ trực tiếp của hoạt động giám sát nhưng báo chí, với sự phản ánh thực tế một cách sinh động trở thành công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động giám sát của QH, kênh thông tin hữu hiệu giúp Quốc

hội phát hiện những vấn đề bức xúc của cuộc sống mà Quốc hội cần tập trung

giám sát Nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong bài phát biểu trước phiên chat van tai ky hợp thứ 7, Quốc hội khoá XI da dé nghị “để chất vấn

một vấn đề nào đó thì đại biểu Quốc hội cần nắm được những thông tin nhất

định, đại biểu phải tự mình tìm hiểu bằng nhiễu cách, phải từ cơ sở, từ các cơ

quan chức năng của Quốc hội, Chính phú, Tư pháp, của các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể, của các cơ quan thông tin đại chúng `

Có thể thấy, vai trò của báo chí đối với hoạt động giám sát của Quốc

hội được thê hiện như sau:

Thứ nhất, báo chí giám sát sự vận hành của các tiến trình chính trị, kinh

Trang 32

phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển chung bằng cách đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung

thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cỗ vũ những nhân tố mới

Kết quả giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp QH, ĐBQH

nhìn nhận rõ vấn đề, là cơ sở quan trọng giúp các ĐBQH chất vấn các thành viên

của Chính phủ trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp QH

Thứ hai, báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế cung

cấp cho QH bức tranh hiện thực sinh động, phong phú, phức tạp của xã hội

Bên cạnh đó, báo chí còn phân tích, chỉ ra đúng bản chất của sự việc, hiện

tượng, hướng công chúng đến cách tiếp cận đúng, nhằm giải quyết vấn đề một

cách thấu đáo hơn Các thông tin mà báo chí phản ánh khách quan va kip thoi là cơ sở để QH năm bắt nhanh, sát thực tiễn, kịp thời điều chỉnh hoạt động

giảm sát của mình

Thứ ba, báo chí trở thành diễn đàn dân chủ, động viên, cô vũ nhân dân

tham gia giám sát, quản lý xã hội Những tâm tư, nguyện vọng, những phát hiện mà người dân phản ánh qua báo chí thực sự trở thành những tư liệu sống

cho QH trong quá trình thực hiện các chức năng của mình Đề có thể thực

hiện tốt các chức năng đó, QH phải có những thông tin chính xác, kip thoi,

đầy đủ, đa dạng Đại biểu Quốc hội không thể tự mình nắm bắt được mọi vấn

đề nảy sinh trong đời sống xã hội, cũng không thể tự mình đưa ra những quyết định đúng đắn nếu không có sự tham khảo ý kiến từ nhiều phía trong đó phải ké đến những thông tin mà người dân cung cấp thông qua diễn đàn báo chí

Tuy nhiên, để góp phần giúp QH thực hiện tốt hoạt động giám sát, báo chí phải phản ánh thường xuyên, trung thực, kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý

chí của nhân dân trước các sự kiện, thời sự cũng như những vấn để liên quan

Trang 33

tác bạn đọc của toà soạn Những thông tin này bổ sung cho nhau, trở thành những dữ kiện quan trọng trong quá trình hoạt động của Quốc hội

Bên cạnh đó, báo chí thường xuyên phản ánh thái độ, yêu cầu của nhân

dân về chất lượng hoạt động của các cơ quan quyền lực, về việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ nhà nước Sự hoạt động có hiệu quả của các cơ quan quyền lực, sự hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ nhà nước là điều kiện đảm bảo cho sự vận hành tốt của xã hội Ý kiến của nhân dân về những hoạt động

này vừa thê hiện trách nhiệm công dân, trình độ dân chủ hoá đời sống xã hội,

vừa có vai trò giám sát, cảnh báo để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực 1.2.2.3 Báo chí tham gia đóng góp và đề xuất các kiến nghị xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động của Quốc hội

Với tỉnh thần cơng khai hố, minh bạch hoá mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, báo chí đã tham gia với tư cách là người phản biện xã hội, thể

hiện ở chỗ báo chí tham gia đóng góp và đề xuất các kiến nghị xây dựng, hoàn thiện các hoạt động của QH Không những thế, báo chí còn lôi cuốn đông đảo công chúng tham gia Đặc biệt trong khi diễn ra các kỳ họp QH, các báo, đài đã rất chú ý đến việc đăng tải ý kiến đóng góp của cử tri về các vấn

dé QH dang bàn thảo

Hoạt động của QH có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các ĐBQH,

các cơ quan của QH Cụ thể hơn là phụ thuộc vào trình độ, tâm huyết của từng ĐBQH cũng như khả năng lãnh đạo, điều hành của những người đứng đầu QH và các cơ quan của QH Để giúp cho hoạt động của QH thực sự hiệu

quả, Quốc hội cần một sự nỗ lực không ngừng Các ĐBQH cũng như các lãnh đạo của QH phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình cũng như khả năng diễn thuyết trước QH, trước cử tri Vốn kiến thức, sự hiểu biết càng phong phú càng giúp các ĐBQH tự tin hơn, hoạt động có

hiệu quả hơn, đặc biệt tạo dựng được lòng tin nhiều hơn trước cử tri

Để hoạt động của QH có hiệu quả, trước hết hoạt động của bản thân

Trang 34

khác nhau mà đại biểu có thể tìm ra những cách thức hoạt động phù hợp Một trong những nguồn mà ĐBQH có thê tham khảo là thông qua báo chí Bởi báo

chí là diễn đàn dân chủ của nhân dân Là nơi tập trung được đông đảo, đầy đủ nhất các ý kiến của nhân dân, cũng như gợi ý của các chuyên gia trong lĩnh

vực lập pháp |

Tuy nhiên, không phải tất cả các ý kiến mà báo chí đăng tải đều đúng,

đều có hiệu quả đối với các hoạt động của QH Vì vậy, các ĐBQH, QH cần

có một sự phân tích sâu sắc, lựa chọn những biện pháp phù hợp với tính chất

và đặc điểm hoạt động của QH mình

Song có thể nhận thấy, báo chí là một trong những mảnh đất hết sức

màu mỡ để các ĐBQH có thể khai thác các thông tin, tham khảo các đóng

góp, kiến nghị để làm cho các hoạt động của mình ngày càng có hiệu quả 1.2.2.4 Báo chí giải thích, hướng dẫn và phản ánh quá trình thực

hiện các chính sách, pháp luật của Quốc hội

Báo chí không chỉ chuyển tải các hoạt động của QH tới công chúng một cách nhanh nhất mà còn giải thích, hướng dẫn công chúng thực hiện đúng

các chính sách, pháp luật của QH Việc hướng dẫn dư luận biểu hiện qua việc báo chí phân tích, lý giải và chỉ ra các thức thực hiện một cách sinh động, dễ hiểu Qua sự phân tích lý giải của báo chí, công chúng dễ dàng thực hiện

đúng các yêu cầu chính sách pháp luật của QH, tránh những sai sót không đáng có xảy ra

Bên cạnh đó, báo chí luôn bám sát vào quá trình áp dụng các chính

sách, pháp luật của QH vào thực tiễn, phát hiện những sai phạm, vướng mắc

trong quá trình thực hiện Từ đó, có những phân tích, phản ánh kip thoi, giúp

QH có những điều chỉnh phù hợp

Trên thực tế, nhiều thông tin phản ánh của báo chí được Quốc hội, các

ĐBQH kiểm tra, xử lý kịp thời nhằm khắc phục những tiêu cực gây ảnh

Trang 35

1.2.2.5 Báo chí góp phan quan trọng giúp đại biểu Quốc hội thấu hiểu và tương tác với cử trì

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại

diện cho nhân dân cả nước Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với ctr tri,

chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan; thực hiện

chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc

hội [48,tr.46]

Là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử trị, ĐBQH sẽ khơng hồn thành trách nhiệm của mình nếu không làm tốt công tác tiếp xúc cử tri, không kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Thường xuyên tiếp xúc cử tri, gắn bó chặt chẽ với cử tri vừa là nhiệm vụ, vừa

là điều kiện để ĐBQH hoạt động hiệu qủa

Trên thực tế, có nhiều cách thức để ĐBQH tương tác với cử tri, song,

báo chí là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất Qua báo chí, ĐBQH và

cử trí tương tác với nhau bằng các thông tin liên quan đến hoạt động của

ĐBQH, thông tin chứa đựng ý kiến, nguyện vong cua cv tri

Sử dụng báo chí, ĐBQH có thể chủ động sắp xếp được lịch làm việc

của mình, không bị bó hẹp về thời gian và phạm vi không gian, năm bắt thông tin kịp thời, đa dạng và khách quan hơn nhiều, hiệu quá giao tiếp rộng lớn hơn Những thông tin thu thập từ báo chí giúp ĐBQH mở rộng tầm nhìn, nâng

cao sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực Nhờ đó, ĐBQH có cái nhìn sâu rộng hơn

về đời sống, cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân Có thể nói “thông

tin từ cộng đồng, tiếng nói từ người dân thực sự là cơm ăn, nước

uống”[47,tr.106] đối với mỗi đại biểu

Ngoài ra, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri và ý kiến phát biểu của

Trang 36

TIEU KET CHUONG 1

Từ những phân tích trên cho thấy, báo chí có một vị trí va vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội nói chung, cũng như đối với các hoạt động của QH nói riêng Báo chí phản ánh được nên tảng cơ bản là “Quốc hội

do dân bầu ra, của dân và vì dân” Báo chí là “cầu nối” giữa QH với nhân dân,

phản ánh hoạt động của QH, các cơ quan của QH tới nhân dân và bạn bè quốc

tế Đồng thời, báo chí phản ánh những yêu cầu của cuộc sống đặt ra cho QH, cung cấp thông tin, dữ liệu nghiên cứu và thực tế để QH, các cơ quan của QH, ĐBQH phân tích chính sách và ra quyết định phù hợp với yêu cầu thực tiễn Báo chí còn là diễn đàn để các cơ quan của QH, ĐBQH, các cơ quan, tổ chức và công dân trao đối, tranh luận, tiến tới thống nhất ý chí và hành động vì những mục tiêu chung Báo chí còn thay mặt nhân dân thực hiện vai trò giám

sát nhằm bảo đảm cho các đại biểu của dân hoạt động có hiệu quả Hơn thế nữa, báo chí còn thực hiện nhiệm vụ phản ánh tiếng nói, nguyện vọng của người dân tới QH trên cơ sở phát triển quyền tự do ngôn luận trên báo chí của

người dân Nếu không có báo chí, QH sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng

Trang 37

Chương 2

THỰC TRẠNG TUYẾN TRUYÊN CÁC HOẠT ĐỘNG CUA QUOC HOI TREN BAO IN HIEN NAY

2.1 GIỚI THIỆU ĐÓI TƯỢNG KHẢO SÁT (báo Tuôi trẻ TPHCM, báo

Lao động và báo Pháp luật Việt Nam)

2.1.1 Báo Tuôi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Tuổi trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 2/9/1975 Những số đầu tiên, báo ra đời dưới hình thức bản rônêô Sau gần 34 năm hình thành và phát triển, đến

nay, Báo Tuổi trẻ đã thực sự trưởng thành, xây dựng cho mình một “thương

hiệu”, tạo một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng

Tuổi trẻ là tờ báo phát hành hàng ngày từ thứ hai đến thứ bảy với số

lượng 16 trang/tờ Với đối tượng công chúng chủ yếu là thanh niên — thành phần năng động và nhạy bén nhất của xã hội, Tuổi trẻ không ngừng tự hoàn

thiện mình Bên cạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, Tuổi trẻ

cũng rất chú trọng đến hình thức trình bày, cách sắp xếp, bố cục của tờ báo

nhằm tạo nên một dấu ấn riêng

Điểm nỗi bật của Tuổi trẻ là sự năng động, sáng tạo, gắn bó mật thiết với cuộc sống, thông tin nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu của xã hội Đồng thời,

Tuổi trẻ là một trong những tờ báo tích cực, mạnh mẽ trong đấu tranh chống

tiêu cực, quan liêu, tham nhũng

Các ấn phẩm của Báo Tuổi trẻ rất đa dạng Bên cạnh nhật báo ra hàng

ngày, Báo Tuôi trẻ còn có những ấn phẩm khác như Tuổi trẻ chủ nhật, Tuổi

trẻ cười và Tuôi trẻ online Hệ thống các ấn phẩm cùng với sự đa dạng trong

cách thức thể hiện cũng như nội dung phản ánh là sức hút đối với bạn đọc

Trang 38

2.1.2 Bao Lao dong

Báo Lao động là cơ quan của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - tiếng nói của công nhân, viên chức lao động Việt Nam Báo xuất bán số đầu tiên ngày 14.8.1929 Là tờ báo duy nhất tại Việt Nam không thay đổi tên gọi, xuất bản liên tục trong suốt 80 năm Và là tờ báo có uy tín hàng đầu của đất nước

Báo phát hành vào các ngày trong tuân (trừ chủ nhật) Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền, phố biến đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tới toàn thê nhân dân, Lao động còn là diễn đàn của công nhân viên chức và người lao động cả nước; kịp thời động viên, cỗ vũ những tập thẻ, cá nhân điển hình tiên tiễn trong các phong trào cách mạng; tham gia hiệu quả việc dau tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng, chống quan liêu, tham những,

lãng phí, chống các quan điểm sai trái; tổ chức nhiều hoạt động xã hội nhân đạo

Là tờ báo có bản sắc rất riêng từ cách trình bày, chuyên mục, chuyên

trang, ngay cả cách thao tác, đặt vấn đè, hay cách tiếp cận của các phóng viên, biên tập viên Lao động cũng có nét riêng Các bài báo trên Lao Động dù viết

về một vấn đề gai góc, phản biện thì cũng luôn có tính xây dựng, có những kiến nghị đối với cơ quan chức năng về cách giải quyết

Mặc dù là tờ báo của ngành nhưng đến nay độc giả của báo Lao động không chỉ bó hẹp trong phạm vi công nhân viên chức, mà là mọi thành phần trong xã hội Với 8 trang nội dung, chứa đựng gần 80 tin, bài phản ánh hoạt động của cơng đồn và người lao động Việt Nam, những vấn đề kinh tế - xã

hội, văn hoá - thể thao, thời sự trong nước cũng như quốc tế, báo Lao động đã

cung cấp cho độc giả một lượng thông tin rất lớn

Báo Lao động có nhiều chuyên mục như: Sự kiện và bình luận, Nói hay

đừng, Câu chuyện thê thao bài viết trong các chuyên mục này thường phản

ánh hơi thở của cuộc sống một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, dễ hiểu khiến bạn đọc

Trang 39

các hoạt động của QH Những bài phản ánh về QH thường được đăng ở trang nhất và trang 7 của tờ báo

Là một trong những tờ báo chính trị xã hội có uy tín và ảnh hưởng rộng

lớn của báo chí cách mạng Việt Nam, Lao động được Báo "Le Courier

International" (Pháp) bình chọn vào danh sách 200 tờ báo hiện đại của thế giới 2.1.3 Báo Pháp luật Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan của Bộ Tư pháp, ra đời ngày

10/7/1985 Báo phát hành vào các ngày trong tuần, trừ thứ bảy

Với mục tiêu “vì nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, bên cạnh

việc tuyên truyền, giải thích những điều luật, báo Pháp luật luôn có những

phát hiện, phản ánh và mạnh dạn “đả phá” lối suy nghĩ thiếu trách nhiệm trong quá trình xét xử Đặc biệt, với những sự kiện pháp lý mà dư luận quan tâm, báo đã có những phân tích, lý giải cắt nghĩa một cách đầy đủ, sâu sắc, đa

chiều, từ đó, định hướng dư luận có cái nhìn đúng về bản chất sự việc

Bên cạnh đó, báo Pháp luật luôn theo sát, phản ánh nhiều vụ án giúp

các cơ quan tố tụng làm sáng tỏ bản chất, giải quyết vụ án khách quan hơn, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho công dân Đó chính là cơ sở để người dân tin vào pháp luật Từ đó, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

2.2 MUC DO PHAN ANH CAC HOAT DONG CUA QUOC HOI TREN CAC BAO TRONG DIEN KHAO SAT

2.2.1 Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Qua khảo sát từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009 Báo Tuổi trẻ TPHCM

đã đăng tải 186 tin, bài về QH, trong đó có 115 tin, bai phan anh vé hoat động

của QH trong các kỳ họp, 71 tin, bài phản ánh vẻ các hoạt động của Q1 ngoài kỳ họp (trong đó có 37 tin, bải phản ánh về các hoạt động của UBTVQH, 9

tin, bài phản ánh về hoạt động của ĐBQH và đoàn ĐBQH, 25 tin, bài phản

Trang 40

Mặc dù tuyên truyền về QH là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ

quan báo chí nói chung cũng như Báo Tuôi trẻ TPHCM nói riêng nhưng vấn đề này vẫn chưa được báo quan tâm đúng mức Các bài viết về QH trên báo Tuổi trẻ TP.HCM thường tập trung vào hoạt động của QH trong các kỳ họp

thường niên và hoạt động của UBTVQH trong các phiên họp hàng tháng Do không có chuyên mục thường xuyên nên số lượng thông tin về các

hoạt động của QH phân bố không đồng đều trong các số báo Vào thời điểm

QH, cũng như UBTVQH họp thì thông tin về QH xuất hiện cao Ngồi ra, thơng tin về QH rất Ít xuất hiện trên trang báo, đặc biệt là thông tin về các

hoạt động của các đoàn ĐBQH 2.2.2 Báo Lao động

Qua khảo sát từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009 báo Lao động có

296 tin, bài viết về QH, trong đó có 162 tin, bài viết về hoạt động của QH

trong các kỳ họp, 34 tin, bài phản ánh về hoạt động của QH ngoài kỳ họp

(trong đó có 86 tin,bài viết về hoạt động của UBTVQH, 32 tin, bai viét vé hoạt động của ĐBQH và Đoàn đại biểu Quốc hội, 14 tin, bài viết về hoạt

động của các uỷ ban của Quốc hội)

Có thể nhận thấy, hoạt động của các cơ quan của QH xuất hiện tương đối đầy đủ trên báo Lao động Tuy nhiên, tần suất xuất hiện các bài viết về QH cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các kỳ họp QH cũng như các phiên họp

cua UBTVQH Cac thong tin vé hoạt động của các uy ban của Quốc hội, các ĐBQH và Đoàn ĐBQH được nhắc đến một cách mờ nhạt, chỉ đưa thông tin mà không có sự phân tích sâu

2.2.3 Báo Pháp luật Việt Nam

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w