1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc khmer tỉnh kiên giang hiện nay

118 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 13,82 MB

Nội dung

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN

CAO QUỐC ĐIỆN

GIAO DUC Y THUC PHAP LUAT

CHO DONG BAO DAN TOC KHMER TINH KIEN GIANG HIEN NAY

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác

N

Ha Noi, ngay 25 thang 9 nam 2008

Trang 4

MO DAU |

Chương I: GIÁO DỤC Ý THỨC PHAP LUAT VA TAM QUAN TRONG

CUA NO BOI VOI CONG DONG BONG BAO DAN TỘC

KHMER

1.1 Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật

1.2 Tam quan trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng đồng bào dân tộc Khmer

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐÔNG

BÀO DÂN TỘC KHMER Ở KIÊN GIANG

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang

2.2 Công tác giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

2.3 Thực trạng ý thức pháp luật của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang hiện nay

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐÒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY

3.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uý đảng, chính quyền đối

với công tác giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

3.2 Nắm chắc đặc điểm đối tượng, sử dụng đa dạng các nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện để giáo dục ý thức pháp

luật cho đồng bào dân tộc Khmer

3.3 Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, giáo dục pháp luật là người dân tộc Khmer

3.4 Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục ý thức pháp luật với việc thiết

lập trật tự, ký cương, và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi

| phạm pháp luật

Trang 5

Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam” thực sự của dân, do dân, vì dân, với mục tiêu “đán giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Không ngừng xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng

cao dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội Cùng với việc chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, Nhà nước đã tiễn hành nhiều biện pháp nhằm đưa pháp luật đi vào

cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh,

thống nhất và công bằng Một trong những biện pháp có tầm quan trọng đặc

biệt đó là tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật Đây là một biện pháp

không thể thiếu được trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” của người dân

Xác định đúng tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nên trong Văn kiện Đại

hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta nhắn mạnh phải “phát huy dân

chủ đi đôi với giữ vững ký luật, ký cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [17, tr.135] Đây chính là điều kiện đảm bảo cho công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế thành công, khang định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế

Tuy nhiên, thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa được đặt ngang

tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật Kiểm điểm 3 năm thực hiện

Trang 6

dan”, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) kết luận:

Một số cấp uỷ, tô chức Đảng nhận thức chưa đầy đủ về công tác này, Giáo dục pháp luật trong nhà trường, ngoài xã hội chậm

đổi mới, còn nặng về lý thuyết, it gan với thực tiễn cuộc sống, nội

dung phô biến, giáo dục pháp luật chưa sâu, thiếu trọng tâm, trọng

điểm, nhất là với các đối tượng đặc thù Việc ban hành văn bản quy

phạm pháp luật còn chậm, giới thiệu, học tập, nghiên cứu pháp luật chưa được nhiều, đối tượng tiếp cận còn trong phạm vi hẹp [4, tr.2] Vì thế vấn đề tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để

nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân là rất cấp thiết, có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay Nó trở thành yếu tế khách quan của

quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ mới

Kiên Giang là tỉnh tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, có cộng đồng

người Khmer khá lớn với gần 24 vạn người (chiếm 14% dân số toàn tỉnh)

Đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang sống bằng nghề nông và cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đáo Những năm gần đây thực hiện chính

sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc Khmer như Chỉ thị số 68-CT/TW của

Ban Bí thư (khoá VID), Chương trình 135/CP của Chính phủ làm cho đời sống vật chất và trình độ văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer có nâng lên, nhưng do đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn, các điều kiện để tiếp nhận thông tin, nhất là thông tin pháp lý, văn bán pháp luật rất hạn chế cho nên ý thức pháp luật không cao, nhiều vụ vi phạm Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật giao thông đường bộ và đường thuỷ thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm

trọng Đặc biệt, hiện nay một SỐ phần tử xấu lợi dụng chính sách dân tộc, tôn

Trang 7

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tăng cường tuyên truyền giáo dục đưa pháp luật vào cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer, để họ hiểu và làm theo

pháp luật, giảm bớt những hủ tục lạc hậu, những vụ vi phạm pháp luật qua đó

nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tỉnh thần, góp phần ồn định tình hình

an ninh trật tự ở địa phương Với những lý do trên tác giả chọn vấn đề: "Giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer tính Kiên Giang hiện nay" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình, bởi đây là vấn đề cấp thiết cả về

lý luận và thực tiễn ở Kiên Giang hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Do yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác tư tưởng, công tác

tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền pháp luật, cho nên Đảng và Nhà nước

ta đã có những văn bản cụ thể về công tác tuyên truyền pháp luật Chang han: Chỉ thị số 315/CT ngày 07/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giao cho Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo công tác tuyên truyền pháp luật; Chỉ thị số 02/1998 CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng chính phủ “V tăng

cường công tác pho biến pháp luật” và Quyết định số 03/1998 ngày

19/6/1998 của Bộ tư pháp hướng dẫn các ngành, chính quyền địa phương các cấp về “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo đục pháp luật cho nhân |

dan”; Chi thị số 32-CT/TW, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng (khoá IX) về “Tang cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,

nhân dân ”; Thông báo số 74-TB/TW, ngày 11/5/2007 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng (khoá X) về “T, iép tuc thuc hién Chi thi số 32-CT/TW của Ban Bí

thu Trung ương Đảng (khod IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo đục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

Trang 8

ngũ cán bộ quản lý hành chính”, Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Khiêm, 1993; “Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam ”, Luận

án Phó tiến sĩ của Dương Thị Thanh Mai, 1996; “Giáo dục pháp luật trong các trường Trung học chuyên nghiệp và day nghề ở nước ta hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thảo, 1996; “Ý ức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam”, Luận án Phó tiễn sĩ của Nguyễn Đình Lộc, 1997; “Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, Luận án Phó tiến sĩ của Trần Ngọc Duong, 1998; “Sw phat triển ÿ thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam ”, Luận

án tiến sĩ luật học của Hồ Việt Hiệp, 2004; “Giáo đục pháp luật cho nhân dân

các dân tộc ít người ở tỉnh Đắk Lắk - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ

luật học của Phạm Hàn Lâm, 2001; “Giáo đục pháp luật cho cán bộ chính quyên

cấp xã ở tỉnh Đăk Lắk hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Văn Dương,

2002; “Giáo đục pháp luật cho nông dân tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện

nay ”, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Trung Thành, 2004

Đối với đồng bào dân tộc Khmer ở Nam bộ nói chung và Kiên Giang

nói riêng cũng có nhiều đề tài nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như:

“Phát triển đời sống tỉnh thần của đồng bào dân tộc Khmer nam bộ trong

công cuộc đổi mới hiện nay”, Luan an tién si cua Tran Thanh Nam, 2001;

“Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án tiến sĩ của

Nguyễn Thanh Thuỷ, 2001; “Náng cao truyền thong văn hóa dan tộc

nhằm phát huy nhân tô con người của đồng bào Khmer đồng bằng sông

Cứu Long”, Luận văn thạc sĩ Triết học của Huỳnh Thanh Quang, 1993; “Náng cao năng lực lãnh đao và sức chiến đấu của các đảng bộ xã vùng đông bào Khmer tập trung ở tỉnh Kiên Giang hiện nay”, Luận văn thạc sĩ

Trang 9

cộng sản khoa học của Ngô Kim Y, 2001; “Náng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ở vùng có đông người Khmer trong giai đoạn hiện nay’, Luan văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Dang của Nguyễn Sỹ Đệ, 2005; “Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ xã vùng có đông dong

bào Khmer tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Xây dựng Đảng của Thái Thị Duy Quyên, 2005; Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003): Một số giải pháp nâng

cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở miễn Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm

Khoa học về tín ngưỡng tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(2003): Vấn đề tôn giáo ở khu vực động bào Khmer Tây Nam bộ hiện nay, Kỷ

yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội

Nhìn chung các công trình trên đây của các tác giả đã nghiên cứu một

cách sâu sắc có hệ thống về lý luận giáo dục pháp luật và giáo dục ý thức

pháp luật trên phạm vi cả nước Đặc biệt có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên

cứu đời sống, văn hoá, tư tưởng của đồng bào dân tộc Khmer dưới nhiều góc độ như: Triết học, Xây dựng Đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Luật học Tuy nhiên có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình, luận án, luận văn nào nghiên cứu vần đề “Giáo duc ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang hiện nay” từ góc độ công tác tuyên truyền Do vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành

Chính trị học, chuyên ngành công tác tư tưởng

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 10

luật, giáo dục ý thức pháp luật và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng người dân tộc Khmer

- Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật của đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang từ góc độ công tác

tuyên truyền, một hoạt động quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

- Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX (năm 2001) của Đảng đến nay

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi, chính sách của Đảng; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tông hợp, thu

thập tài liệu, nghiên cứu và xử lý tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học,

thống kê, quan sát, so sánh

6 Cái mới của đề tài

- Luận văn góp phần vào việc nhận thức rõ tính đặc thù và thực trạng

giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh

Kiên Giang hiện nay, từ đó nâng cao nhận thức trách nhiệm chỉ đạo, tô chức

hoạt động thực tiễn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc giáo dục ý thức pháp luật đối với đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang

Trang 11

7 Kết câu của Luận văn

Trang 12

CUA NO DOI VOI CONG DONG DONG BAO DAN TOC KHMER

1.1 Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT

1.1.1 Ý thức pháp luật 1.1.1.1 Khái niệm

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội có những quy luật và đặc điểm chung của ý thức xã hội Song, ý thức pháp luật lại có tính độc lập

tương đối so với tồn tại xã hội và các hình thái ý thức xã hội khác, với những đặc điểm riêng của mình Điều này được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, cũng như bất kỳ hình thái ý thức xã hội nào, ý thức pháp luật

của một thời đại bao giờ cũng phản ánh tồn tại xã hội của thời đại đó Nó

chịu sự tác động của các điều kiện vật chất của xã hội Sự chuyên biến của

nền kinh tế - xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi trong ý thức pháp luật và tất yếu

sẽ dẫn đến sự biến động trong pháp luật Tuy nhiên, các hình thái ý thức xã

hội khác không chỉ phản ánh trạng thái của các quan hệ xã hội mà cả khuynh hướng phát triển của chúng Trong khi đó, ý thức pháp luật lại lạc hậu hơn,

chậm biến đổi hơn so với tồn tại xã hội - tồn tại xã hội cũ mất đi, nhưng ý

thức pháp luật vẫn còn được duy trì trong một thời gian dài, đặc biệt là tâm lý pháp luật

Mặt khác, trong những điều kiện nhất định, ý thức pháp luật, đặc biệt

là tư tưởng pháp luật khoa học, lại có thể vượt trước so với sự phát triển của tồn tại xã hội, vạch đường cho sự phát triển của pháp luật

Thứ hai, ý thức pháp luật mang tính kế thừa sâu sắc Mặc dù, ý thức

pháp luật phản ánh tổn tại xã hội của một thời đại nhất định, nhưng nó cũng

kế thừa những yếu tố của ý thức pháp luật trong các thời đại trước đó Chính

Trang 13

độ chính trị khác nhau về một số yếu tô nhất định

Thứ ba, ý thức pháp luật có khả năng tác động trở lại đối với tồn tại xã

hội Sự tác động ấy, ngày càng trực tiếp hơn, do ý thức pháp luật có khả năng phản ánh đúng tồn tại xã hội và cải tạo xã hội Ngược lại, nếu ý thức pháp

luật đã trở nên lạc hậu, không theo kịp sự biến đổi của tồn tại xã hội hay phản

ánh không đúng tồn tại xã hội thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội

Thứ tư, ý thức pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với các hình

thái ý thức xã hội khác, nhất là đối với ý thức chính trị và ý thức đạo đức

Nếu ý thức chính trị phản ánh những mỗi quan hệ giữa các tập đoàn

người trong xã hội đối với quyền lực nhà nước, thì ý thức pháp luật phản

ánh mỗi quan hệ của con người đối với những quy tắc được chấp nhận

trong xã hội nhất định, với tính cách là một yếu tổ áp đặt từ bên ngoài

Yếu tố này, được phục tùng vô điều kiện, nhưng đồng thời cũng nhận sự đánh giá nhất định Khác với ý thức đạo đức phản ánh mối quan hệ giữa các cá nhân theo những quan điểm riêng mà con người đánh giá chính “cái tôi” của mình, nghĩa vụ và công bằng theo ý thức đạo đức mang tính nội tâm và tự nguyện, ý thức pháp luật là thể hiện sự tuân thủ, công nhận

nghĩa vụ và công bằng do Nhà nước quy định, nên nó mang tính áp đặt và

cưỡng chế

Giữa ý thức pháp luật, ý thức chính trị, ý thức đạo đức có mối quan hệ

tác động lẫn nhau, vì chúng cùng phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã

hội, nhất là sự quy định của chế độ kinh tế Quan hệ giữa ý thức pháp luật, ý

thức chính trị, ý thức đạo đức là mối quan hệ hữu cơ, làm tiền đề cho nhau

Nếu ý thức chính trị tác động chỉ phối ý thức pháp luật, nhất là thông qua hệ

tư tưởng chính trị thì ngược lại ý thức pháp luật phản ánh những yêu cầu chính trị dưới góc độ pháp luật Chính mối quan hệ chặt chẽ này làm cho một

Trang 14

thức pháp luật và ý thức đạo đức đều cùng hướng vào việc điều chỉnh hành vi

con người nên chúng chịu ảnh hưởng và hỗ trợ nhau rất lớn

Trong lịch sử loài người đã từng có những thời kỳ mà luật lệ được coi là truyền thống đạo đức Cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự hình thành nhà nước, ý thức pháp luật ra đời và phát triển song song cùng với ý thức đạo đức Đây là sự phát triển có tính chất “cộng hưởng” rất cao; bởi lẽ, một ý thức pháp luật mạnh chỉ nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của những giá

trị đạo đức tốt và ngược lại

Ý thức pháp luật là một hiện tượng mang tính giai cấp, nó phản ánh đời

sống pháp luật Đời sống pháp luật trước hết là nhu cầu điều chỉnh hành vi xử

sự của con người bằng các quy tắc, nhằm tạo lập một trật tự xã hội nhất định

Nhu cầu này trong xã hội có giai cấp, được các giai cấp thông trị nhận thức

và hình thành ý thức pháp luật của giai cấp mình

Nhu cầu điều chỉnh hành vi của con người trong đời sống cộng đồng vốn là một phạm trù khách quan Tuy nhiên, các giai cấp khác nhau nhìn nhận nhu cầu đó từ nhiều góc độ khác nhau, hình thành ý thức pháp luật khác nhau

Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị giữ địa vị thống trị trong xã hội Các giai cấp bị trị chịu sự chỉ phối, tác động bởi ý thức pháp luật của giai cấp thống trị

Trên cơ sở phân tích bản chất của ý thức pháp luật, chúng ta nhận thấy

rằng ý thức pháp luật là một hiện tượng tinh thần xã hội hết sức phức tạp Do đó, dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau thì có nhiều quan niệm khác

nhau về khái niệm ý thức pháp luật

Có quan niệm cho rằng: ý tức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội biểu thị mối quan hệ của con người đối với pháp luật Đây là quan niệm

mang tính khái quát cao, nhưng lại quá chung, chưa phản ánh kết cấu, nội

dung và nguồn gốc ý thức pháp luật

Một số quan niệm thường chỉ đề cập và nhân mạnh mặt này hay mặt

Trang 15

thức pháp luật, như cho rằng: “Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng,

quan điểm pháp luật và tâm lý pháp luật Hay nói cụ thể hơn, là tổng hợp

những nhận thức, những hiểu biết quan điểm pháp lý, những tình cảm pháp

luật, cùng với sự tôn trọng và thói quen chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật” [35, tr.235] Về mặt bản chất giai cấp có tác giả cho rằng: ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng hoà những quan điểm, quan niệm, tình cảm về mặt pháp luật thé hiện thái độ của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo, đối với pháp luật, đối với những yêu cầu khác của

pháp luật, đối với các quyền và nghĩa vụ của công dân Một SỐ ý kiến khác lại thu hẹp cơ cầu của ý thức pháp luật, chỉ nhân mạnh một mặt của tri thức pháp

luật mà không đề cập đến tâm lý pháp luật như:

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan

điểm và quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ

thông qua sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về

tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tô

chức xã hội [13, tr.229]

Có quan niệm đề cập tới ý thức pháp luật một cách đầy đủ hơn, khi nêu lên được cả tính chất, cơ cấu và nội dung của ý thức pháp luật:

Ý thức pháp luật - một hình thái ý thức xã hội, là tổng thể

những quan điểm, khái niệm, học thuyết pháp lý, tình cảm của con

người (cá nhân, giai cấp, tầng lớp) thê hiện thái độ của họ đối với

pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, sự đánh giá về tính công

Trang 16

Trên cơ sở kế thừa các yếu tố hợp lý của các quan niệm nêu trên, có

thể rút ra định nghĩa ý thức pháp luật như sau: ý /ức pháp luật là một

hình thải ý thức xã hội phản ánh trực tiếp đời sống pháp luật thông qua những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp,

tầng lớp) đỗi với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, thái độ và sự đánh giá

về pháp luật, về quyên lợi và nghĩa vụ của con người trong xã hội, về hành vi hợp pháp hay không hợp pháp của cá nhân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong xã hội

Định nghĩa trên chỉ rõ bản chất của ý thức pháp luật: một hình thái ý

thức xã hội có nguồn gốc trực tiếp là đời sống pháp luật, một lĩnh vực độc lập

tương đối trong đời sống xã hội, đồng thời cũng nêu lên cơ cầu và nội dung của ý thức pháp luật Điều đó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, một mặt nó phê phán quan điểm cho rằng ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức

chính trị, phụ thuộc vào ý thức chính trị, và mặt khác qua đó thấy được bản chất, vai trò to lớn của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội, để có thái độ

xử sự đúng đăn như nó đang tôn tại

1.1.1.2 Cấu trúc

Ý thức pháp luật là hiện tượng chính trị - pháp lý có cơ cầu phức tạp Theo giáo trình trường Đại học luật Hà Nội, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Học viện hành chính quốc gia thì căn cứ vào những tiêu chí khác nhau

có thể chia ý thức pháp luật thành những bộ phận cấu thành khác nhau:

Một là, căn cứ vào mức độ phản ánh và trình độ nhận thức, có thê chia

ý thức pháp luật thành ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật khoa học Ý thức pháp luật thông thường nảy sinh một cách trực tiếp, tự phát từ hoạt động giao tiếp thường ngày với các sự kiện và hiện tượng pháp luật Nó mang tính cảm xúc tâm lý và kinh nghiệm tình cảm, nên thiếu sâu sắc và không ổn định Nhưng do phản ánh trực tiếp, nên nó phản ánh đầy đủ hơn

Trang 17

Ý thức pháp luật khoa học được thể hiện dưới dạng lý luận, quan điểm về bản chất pháp luật, về sự tác động qua lại giữa chính sách pháp luật với

các hiện tượng xã hội khác, về vai trò và giá trị xã hội của pháp luật

Khác với ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật khoa học

phản ánh một cách sâu sắc, ổn định và có hệ thống các hiện tượng pháp luật

thông qua nghiên cứu và tổng hợp kiến thức pháp luật

Hai là, căn cứ vào chủ thể phản ánh ý thức pháp luật, có thể chia ý

thức pháp luật thành: ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội Ý thức pháp luật cá nhân là những tư tưởng và tâm lý

pháp luật của một con người cụ thể Do sự khác biệt về điều kiện sống, hoàn

cảnh gia đình, môi trường giáo dục, trình độ học vấn, sự từng trải của mỗi

người nên ý thức pháp luật của mỗi cá nhân cũng khác nhau, đa dạng và

phong phú

Ý thức pháp luật của nhóm phản ánh những đặc điểm của từng nhóm xã hội tương ứng Trong xã hội thường có nhiều nhóm khác nhau, do điều kiện sống, nhu cầu lợi ích riêng của mỗi nhóm mà những thành viên trong

nhóm có những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ tương đối giống

nhau đối với pháp luật

Ý thức pháp luật xã hội là tổng thể những tư tưởng và tâm lý pháp luật

phản ánh đời sống pháp luật của một xã hội Ý thức pháp luật xã hội xuất phát từ ý thức pháp luật cá nhân, nhưng không phải là tổng số giản đơn hay trung bình cộng sự phản ánh của các cá nhân mà là một “nguyên thể” mới về chất những ý thức pháp luật cá nhân, là một hệ thống hoàn chỉnh hình thành từ sự tác động lẫn nhau giữa ý thức pháp luật cá nhân với cá nhân, cá nhân

với tập thể và chịu sự qui định bởi ý thức pháp luật của bộ phận tiên tiến

đại diện cho xã hội (giai cấp thống trị)

Trang 18

về đời sống pháp luật hợp thành hệ thống thống nhất Tri thức pháp luật là

kết quả của sự phản ánh tri giác, có mục đích, có tổ chức của hoạt động tư duy; cho nên sự phản ánh này rất sâu sắc, là cơ sở hình thành lý luận, học thuyết về Nhả nước và pháp luật của một giai cấp nhất định

Thái độ pháp luật là một bộ phận của ý thức pháp luật phản ánh trực

tiếp các hiện tượng pháp luật và sự kiện pháp luật đơn lẻ Đây là bộ phận

phản ánh thái độ của con người đối với đời sống pháp luật dưới dạng tình

cảm, tâm trạng, thói quen, niềm tin, truyền thống

Thái độ pháp luật là trình độ nhận thức trực giác, cảm tính mang nhiều yếu tố chủ quan, tự phát Những hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống

xã hội thường tác động đến tâm lý từng cá nhân, từng thành viên tập thé,

trong cộng đồng Vì vậy, thái độ pháp luật là một bộ phận của tâm lý xã hội

và chịu sự tác động của các quy luật tâm lý xã hội nói chung

So với tri thức pháp luật, thái độ pháp luật là một bộ phận có tính chất

bền vững hơn và bảo thủ hơn, vì gắn với truyền thống, tập quán, thói quen

của con người Nó hình thành dần dân và ít biến đổi Chính vì vậy, quá trình

xoá bỏ ý thức pháp luật lạc hậu, xây dựng ý thức pháp luật mới theo hướng

xã hội chủ nghĩa là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện và

phải kiên trì

Giữa thái độ pháp luật và tri thức pháp luật có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau Nhưng không phải lúc nào giữa chúng cũng có sự phù hợp Để khắc phục tình trạng không phù hợp giữa tri thức pháp luật và thái độ pháp luật, phải coi trọng xã hội học pháp luật trong nghiên cứu dư luận xã hội một cách công khai hoá và dân chủ hoá đời sống xã hội

Trang 19

Bởi lẽ, quá trình hình thành tri thức về pháp luật ở con người chịu sự tác động

của những nhu cầu và lợi ích khác nhau, theo đuổi mục đích và trải qua những xúc cảm khác nhau Nói cách khác, tri thức với những mức độ khác nhau phải được kết hợp với nhân tố tình cảm thì mới phát huy tác dụng “Không có cảm

xúc của con người thì không bao giờ có thể tìm tòi chân lý” [29, tr.131] Điều đó cho thấy, nếu tri thức pháp luật không chuyên thành tình cảm đối với pháp

luật, nghĩa là có thái độ tôn trọng, tin tưởng vào luật pháp để từ đó hình thành

động cơ đúng đắn trong việc chấp hành pháp luật, thì không thể có những hành vi đúng đắn trong hành động thực tiễn của con người Chính vì vậy, tri thức, thái độ, tình cảm pháp luật là những yếu tố cơ bản cấu thành ý thức pháp luật

cua con nguoi

Việc tìm hiểu cơ câu của ý thức pháp luật, tức là nghiên cứu mối quan hệ bên trong của các yếu tô cấu thành ý thức pháp luật, giúp chúng ta tìm hiểu con đường hình thành ý thức pháp luật, sự đánh giá về ý thức pháp luật, cũng như phương thức tác động giáo dục dé hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân

1.1.2 Giáo dục ý thức pháp luật 1.1.2.1 Khái niệm

Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố, các giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của các cơ sở đào tạo đại học

và sau đại học trên phạm vi cả nước cho thấy cho đến nay chưa có những quan niệm thật sự rõ ràng về giáo dục ý thức pháp luật

Vậy làm thế nào để có quan niệm đúng đắn về giáo dục ý thức pháp

luật? Để hiểu đúng đắn, khoa học khái niệm giáo dục ý thức pháp luật thì

trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là giáo dục

Theo nghĩa hẹp: giáo dục là quá trình tác động định hướng của chủ quan lên khách thể giáo dục, nhằm truyền bá những kinh nghiệm đấu tranh và

sản xuất, những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, để họ có đầy đủ khả

Trang 20

không bao ham trong đó những ảnh hưởng của các nhân tố khách quan, nghĩa là không tính đến những điều kiện ảnh hưởng bên ngoài lên đối tượng giáo dục

Theo nghĩa rộng: giáo dục đó là quá trình ảnh hưởng của những điều

kiện khách quan như chế độ chính trị xã hội, trình độ phát triển kinh tế, tư

tưởng, môi trường sống xung quanh, phong tục, tập quán và tác động của

những nhân tô chủ quan như ý thức, tự giác, sự tác động có mục đích có định

hướng của con người

Trên cơ sở của khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng chúng ta thấy rằng khái niệm giáo dục được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Vì vậy, giáo dục ý thức pháp luật cũng phải đặt

trong mối quan hệ này, điều đó được hiểu ở một số điểm sau:

Một là, sự hình thành và phát triển ý thức cá nhân của con người là

sản phẩm của một quá trình tác động, đan xen, thống nhất giữa nhân td

chủ quan và các điều kiện khách quan Những điều kiện khách quan có

ảnh hưởng đến giáo dục bao gồm các điều kiện về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá Điều kiện khách quan là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc hình thành ý thức của con người Cùng với việc thừa nhận ảnh hưởng của các điều kiện khách quan, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều rất chú trọng đến tác động của yếu tố chủ quan Tức là nhắn

mạnh đến các hoạt động mang tính tự giác có tổ chức và định hướng do

con người thực hiện trong quá trình hoàn thiện chính mình

Như vậy, sự hình thành và phát triển ý thức của con người, là sản phẩm của một quá trình đan xen phức tạp, trong đó các điều kiện khách quan là những nhân tố ảnh hưởng có thê tự phát theo chiều này hay chiều khác, còn nhân tố chủ quan là nhân tổ tích cực mang tính tác động, nhân tố tác động bao

giờ cũng là tự giác có ý thức, có mục đích, định hướng rõ ràng cụ thể Khi nhân

Trang 21

ảnh hưởng bắt lợi phải kip thời có những điều chỉnh cả về nội dung, hình thức và

phương pháp giáo dục để sao cho phù hợp với định hướng của chủ thể giáo dục Hai là, từ môi quan hệ biện chứng giữa các nhân tổ khách quan với những tác động của nhân tố chủ quan trong giáo dục hình thành ý thức của con người cho phép nghiên cứu sâu sắc những vấn đề về giáo dục pháp luật trong quá trình đi tới mục tiêu hình thành ý thức pháp luật của đối

tượng được giáo dục

Sự hình thành ý thức pháp luật là sản phẩm của điều kiện khách quan

và chủ quan tác động vào ý thức con người Trong đó giáo dục ý thức pháp

luật chỉ là một yếu tố của quá trình hình thành ý thức pháp luật, đó là sự tác

động có mục đích, có định hướng của nhân tố chủ quan Sự phân biệt trên

đây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phân định rõ ràng về nội dung,

hình thức, phương pháp giáo dục

Thực tiễn nước ta trong những năm qua đã chỉ ra rằng, sự tác động của những điều kiện mang tính tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức, lối sống, tình cảm, lòng tin của con người đối với pháp luật, đó là những biểu hiện của sự tha hoá đạo đức, tham nhũng, hồi lộ, rửa tiền đã tác động rất lớn đến ý thức pháp luật của mỗi người Việc tiễn

hành các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật thiếu những nội dung, hình

thức, phương pháp giáo dục phù hợp thì sẽ không hạn chế được những mặt tiêu cực của nhân tố khách quan đem lại, từ đó rất khó hình thành và phát

triển ý thức pháp luật tiến bộ ở con người

Ba là, khái niệm giáo dục ý thức pháp luật xuất phát từ khái niệm giáo

dục trong khoa học sư phạm sẽ cho phép chúng ta thấy được mối quan hệ giữa

Trang 22

Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở mỗi con người là sự kết

hợp quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật của chủ thể với các yếu tỗ

khách quan Vì vậy, giữa giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật có

sự thống nhất, đồng nhất với nhau về nội hàm khái niệm Cả giáo dục ý thức

pháp luật và giáo dục pháp luật đều nhằm mục đích hình thành tri thức pháp

luật, thái độ, tình cảm pháp luật cho đối tượng giáo dục

Từ sự phân tích trên có thể nêu khái niệm giáo dục ý thức pháp luật như sau:

Giáo dục ÿ thức pháp luật là hoạt động có định hướng, có tô chức, có

chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo đục nhằm mục

đích hình thành ở họ sự hiểu biết, thái độ và sự đánh giá về pháp luật, về quyên

lợi và nghĩa vụ của con người trong xã hội, về hành vi hợp pháp hay không hợp pháp của cá nhân, các cơ quan nhà nước, các tô chức trong xã hội

1.1.2.2 Mục đích của giáo dục ý thức pháp luật

Khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào đó thì chúng ta phải xác định mục đích để làm gì? cần đạt được mục đích ấy bằng con đường nào? tức là phải lựa chọn hình thức và phương pháp nhất định Xác định mục đích đúng đắn của giáo dục ý thức pháp luật chẳng những là căn cứ, tiêu chí để đánh giá hiệu quả mà còn là căn cứ để xây dựng nội dung giáo dục ý thức pháp luật

cho phù hợp với đối tượng được giáo dục Mục đích của giáo dục ý thức pháp

luật khác với mục đích của các dạng giáo dục khác

Mục đích của giáo dục ý thức pháp luật trong điều kiện hiện nay cần xác định ở những điểm sau đây:

- Một là, từng bước nâng cao nhận thức về pháp luật cho công dân

Nâng cao nhận thức, mở rộng sự hiểu biết của con người trên các lĩnh vực là một yêu cầu khách quan của công tác giáo dục nói chung Trong giáo

Trang 23

điều kiện ở nước ta hiện nay, thực tế cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao dân trí nhất là dân trí pháp lý Tuy nhiên, do đặc điểm và điều kiện ở một số vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nên

nhân dân các dân tộc ít người có hạn chế về hiểu biết pháp luật Vì thế việc

xác định đúng đắn mục đích giáo dục ý thức pháp luật có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt quan trọng Chỉ có thể giáo dục ý thức pháp luật nâng cao nhận thức pháp lý làm cho mọi người hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn về giá trị xã

hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật từ đó hình thành tâm lý, tình cảm và thái độ tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật và điều chỉnh hành vi xử sự của mình theo pháp luật Khi mà mọi thành viên trong xã hội đã đạt đến

một ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” thì đó là mục đích cao nhất và là hệ quả của quá trình giáo dục ý thức pháp luật

- Hai là, hình thành tình cảm pháp lý và niềm tin nội tâm đối với pháp

luật Việc nâng cao trình độ kiến thức pháp lý là mục đích đầu tiên vô cùng quan trọng nhưng bản thân nó chưa phải là sự quyết định hành vi xử sự hợp pháp Nếu đã có kiến thức pháp luật, nhưng trong mỗi con người cần phải có tình cảm pháp

lý, nghĩa là có thái độ tôn trọng pháp luật và tin tưởng vào sự công bằng của

pháp luật từ đó mới tạo ra khả năng điều chỉnh hành vi hợp pháp của mình

Thiếu tình cảm và niềm tin vào pháp luật thì mọi hành động dễ bị chệch hướng

khỏi chuẩn mực pháp lý vì những mục đích, động cơ cá nhân Thực tế cho thấy

nếu một người có sự hiểu biết pháp luật, có tình cảm và lòng tin vào pháp luật thì

họ sẽ tin theo những quy định của pháp luật Tuy nhiên, để có được tình cảm và

lòng tin vào pháp luật thì cần phải giáo dục tình cảm, lòng tin và sự công bằng,

trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thái độ không khoan nhượng với kẻ thù Tất cả những vần đề đó sẽ là cơ sở hình thành động cơ của hành vi hợp pháp

- Ba là, giáo dục ý thức pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vị,

thói quen xử sự hợp pháp, tính tích cực xã hội

Trang 24

(chủ quan và khách quan) để hình thành nên hành vi và thói quen xử sự theo

pháp luật nhưng hoạt động giáo dục ý thức pháp luật sẽ là yêu tố cơ bản Bởi

lẽ thông qua giáo dục ý thức pháp luật sẽ cung cấp tri thức pháp luật, lòng tin sâu sắc tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật Để đạt được mục đích này trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật phải lựa chọn nhiều hình thức, phương pháp và tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi công đân hiểu

được sự cần thiết, tính hợp lý của pháp luật là vì lợi ích chung của xã hội

Thực tiễn hiện nay ở nước ta, mục đích này có vai trò vô cùng to lớn khi mà

đa số nhân dân lao động vẫn còn tình trạng chưa có thói quen xử sự theo

pháp luật, việc sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của hiến

pháp và pháp luật còn hạn chế, thậm chí còn hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Giáo dục ý thức pháp luật nhằm đạt được ba mục đích nêu trên, ngoài

ra mục đích của nó còn là tiêu chí giúp cho việc xác định hiệu quả của quá

trình giáo dục ý thức pháp luật Không dựa vào mục đích của giáo dục ý thức

pháp luật thì không thể đánh giá được hiệu quả và các chỉ số xác định hiệu

quả của quá trình giáo dục ý thức pháp luật

1.1.2.3 Chủ thể và đỗi trợng của giáo dục ý thức pháp luật Chủ thể của giáo đục ý thức pháp luật:

Chủ thể của giáo dục nói chung hết sức rộng lớn, “là đối tượng gây ra hành động mang tính tác động trong quan hệ đối lập với đối tượng bị chỉ phối của hành động gọi là chủ thể” [65, tr.132]

Chủ thê giáo dục ý thức pháp luật trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật được hiểu là tất cả những người, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội tham gia vào việc giáo dục ý thức pháp luật nhằm thực hiện các mục đích giáo dục ý thức pháp luật

Trang 25

pháp luật, chúng ta có thể chia chủ thể giáo dục ý thức pháp luật thành hai loại đó là chủ thể chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

- Chủ thể chuyên nghiệp bao gồm: những người có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp thực hiện mục đích, nội dung giáo dục ý thức pháp luật, như các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các hệ thống cơ quan của

Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Đây là những chủ thể quan trọng

và chủ yếu của giáo dục ý thức pháp luật

- Chủ thể không chuyên nghiệp: là những người hay tổ chức tuy chức năng chính không phải là giáo dục ý thức pháp luật, nhưng thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình đã tham gia tích cực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung giáo dục ý thức pháp luật Những người

này gồm các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, các cán bộ thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp, các luật sư, các luật gia, các cán bộ nhân

viên của các đoàn thể, tổ chức xã hội

Chủ thể giáo dục ý thức pháp luật còn là các công dân, băng sự tự giáo dục, bằng ý thức trách nhiệm và gương mẫu thực hiện pháp luật mà có tác

dụng ảnh hưởng giáo dục tích cực đến công dân khác

Đối tượng của giáo dục ý thức pháp luật:

Đối tượng giáo dục ý thức pháp luật là các cá nhân công dân hay nhóm cộng đồng dân cư tiếp nhận trực tiếp hay gián tiếp tác động của các hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể giáo dục pháp luật tiễn hành nhằm đạt

mục đích đặt ra

Từ quan niệm về đối tượng giáo dục ý thức pháp luật như trên, dựa vào

các yếu tố như điều kiện đời sống vật chất, tỉnh thần, các yếu tố dân tộc, địa lý, giới tính, lứa tuổi, học vấn, địa vị xã hội của mỗi công dân; dựa vào yêu cầu thực tế tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và nhất là chủ trương của Đảng,

Trang 26

- Đối tượng giáo dục ý thức pháp luật là cán bộ, công chức Nhà nước,

loại đối tượng này có đặc điểm là theo chức năng, nhiệm vụ của mình họ vừa là

đối tượng cần được giáo dục ý thức pháp luật tức là cần được trang bị những tri thức cơ bản về hệ thống pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Đồng thời họ vừa là chủ thể giáo dục ý thức pháp luật trong quan hệ với nhân dân, băng việc thông qua các hoạt động hàng ngày ở công sở họ giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các công việc cụ thể trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội, từ đó tác động đến tình cảm, lòng tin và cách ứng xử của đông

đảo quần chúng nhân dân lao động nơi họ sinh sống và làm việc

- Đối tượng giáo dục ý thức pháp luật là các chủ doanh nghiệp, người quản lý, cán bộ cơng đồn ở các doanh nghiệp

Hệ thống pháp luật về kinh doanh, thương mại, dân sự đã và đang từng

bước được hoàn thiện, nhằm tạo ra những “khung pháp lý” phù hợp, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kể cả các doanh

nghiệp vừa và nhỏ Những năm qua các thành phần kinh tế đã chứng minh sự

đóng góp to lớn của mình cho nền kinh tế quốc dân đem lại những biến đỗi

lớn lao cho đất nước Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ quản lý mọi hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp còn mang tính tự phát, thiếu trật tự kỷ

cương, nhiều mặt trái của nền kinh tế thị trường không ngừng phát sinh, gây nhiều hậu quả, làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế

Đề khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi Nhà nước phải tích cực xây dựng mới, bỗ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh đồng thời phải thường xuyên tiễn hành giáo dục ý thức pháp luật cho các doanh nghiệp nhằm giúp cho họ có những kiến thức cơ bản về pháp luật và không ngừng nâng cao ý thức pháp luật, hình thành ở họ thói quen kinh doanh trong

khuôn khổ của pháp luật

- Đối tượng giáo dục ý thức pháp luật là học sinh, sinh viên; đây là

Trang 27

diéu kién hién nay, khi đất nước ta đang đây mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước thì đối tượng này vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết về pháp luật, dẫn đến những hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội vẫn còn phổ biến, thậm chí có chiều hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là lĩnh vực hình sự

Với đối tượng này đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đoàn

thể và gia đình cần phải có những biện pháp phối kết hợp để nâng cao hiệu

quả công tác giáo dục ý thức pháp luật Khi giáo dục ý thức pháp luật cho đối tượng này cần phải chú ý xác định rõ từng đối tượng học sinh, sinh viên và dựa theo lứa tuôi, giới tính, ngành nghề đào tạo để xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp Cần giáo dục ý thức pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó quan trọng và có hiệu quả nhất là đưa vào giảng dạy pháp luật ở các trường học Thông qua đó hình thành một cách bền vững ý thức công dân,

lòng tin, tình cảm vào pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Đối tượng giáo dục ý thức pháp luật là các tầng lớp nhân dân, đây là

đối tượng đông đảo nhất trong xã hội bao gồm thanh niên, phụ nữ, nông dân,

những người lao động trong các doanh nghiệp Giáo dục ý thức pháp luật các

đối tượng này cần dựa vào đặc điểm lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn

sinh sống, nhu cầu hiểu biết Đặc biệt nhân dân các dân tộc ít người sống

vùng núi, vùng sâu, vùng xa ý thức pháp luật rất thấp Chính vì vậy, cần phải

giáo dục pháp luật để họ nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của công dân đối với Nhà nước và xã hội

Đối với đồng bào dân tộc Khmer là đối tượng đặc thù dân tộc, chủ yếu

sinh sống tại các xã nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, ý thức pháp luật không cao, là đối tượng rất dé bị các thế lực thù địch lôi kéo,

kích động, khiếu kiện đông người Vì vậy, trong công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer cần chú ý đến các hình

thức, phương tiện giáo dục phù hợp với đặc điểm đối tượng đặc thù này Cần

Trang 28

tượng giáo dục pháp luật Các vị trụ trì, các vị A-cha, các cán bộ công chức người Khmer là những chủ thể tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật có hiệu quả cao, ngoài ra họ còn là người làm tốt cơng tác hồ giải ở cơ sở khi

những người Khmer có mâu thuẫn với nhau

1.1.2.4 Nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ÿ thức pháp luật

- Nội dung giáo dục ý thức pháp luật:

Một trong những yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục ý thức pháp

luật đó chính là nội dung của giáo dục ý thức pháp luật Nội dung giáo dục ý

thức pháp luật được xác định trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của giáo dục ý thức pháp luật Việc xác định đúng nội dung giáo dục ý thức pháp luật sẽ đảm bảo cho chất lượng của giáo dục ý thức pháp luật có được hiệu quả thiết thực và cụ thể Nội dung giáo dục ý thức pháp luật là sự cụ thể hoá mục đích của giáo dục ý thức pháp luật

Tat ca những nội dung giáo dục ý thức pháp luật là những tri thức cần

thiết cho đối tượng giáo dục sử dụng để phân tích, đánh giá một cách khoa

học những vấn đề thực tế mà họ hay gặp, từ đó định hướng hành vi chấp hành

pháp luật của mình trong hoạt động thực tiễn

| Những nội dung của giáo dục pháp luật để hình thành ý thức pháp luật được xác định theo những cấp độ, đối tượng khác nhau phù hợp với từng nhu

cầu, đặc điểm của từng loại đối tượng Xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm đối

tượng giáo dục ý thức pháp luật, chúng ta có thể chia nội dung giáo dục ý

thức pháp luật thành các cấp độ sau:

Giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi công dân, bao gồm những kiến thức pháp luật tối thiểu, phổ thông sao cho phù hợp với mọi đối tượng là

nhân dân lao động, nhằm giúp họ có hiểu biết và hình thành thói quen giản

Trang 29

quyén loi hop pháp của mình khi bị những hành vi bất hợp pháp xâm hại Cụ

thể là phổ biến, giáo dục các luật như: Luật đất đai, Luật thuế, Luật hôn nhân

và gia đình, Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ

Giáo dục pháp luật có tính chuyên luật, đây là cấp độ cao nhất của giáo

dục ý thức pháp luật, bao gồm những tri thức pháp luật mang tính chuyên sâu về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Nội dung giáo dục ý thức pháp luật ở cấp độ này thường áp dụng cho việc đào tạo các đối tượng

để trở thành các chuyên gia luật phục vụ cho các tô chức nghề nghiệp

- Hình thức giáo dục ý thức pháp luật:

Đề đạt được mục đích và nội dung của giáo dục ý thức pháp luật cần phải xác định, sử dụng tổng hợp các hình thức giáo dục ý thức pháp luật; có xác định

đúng, đầy đủ các hình thức giáo dục ý thức pháp luật thì hoạt động giáo dục ý

thức pháp luật mới đạt được hiệu quả Theo từ điển tiếng việt thì “hình thức là

bên ngoài, cái chứa đựng nội dung, là cách thức tiến hành” [65, tr.25] Trong giáo dục học, khái niệm hình thức cũng được xem xét chủ yếu ở góc độ tô chức quá trình giáo dục Vì vậy, giáo dục học sử dụng thuật ngữ hình thức tô chức

giáo dục Theo đó, hình thức tổ chức giáo dục là cách thức tiến hành tổ chức

công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức theo chế độ và trật tự nhất định để hình

thành ở người học những phẩm chất đạo đức, những nhận thức, thái độ, hành

vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội, luật pháp nhà nước

Trên cơ sở quan niệm này, hình thức giáo dục ý thức pháp luật thường

được hiểu là cách thức tổ chức phối hợp hoạt động giữa chủ thể và đối tượng,

là cách bố trí sắp xếp các yếu tố đảm bảo và các bước tiễn hành theo một trật

tự nhất định nhằm hình thành ở đối tượng tri thức pháp luật, tình cảm pháp

luật và thái độ xử sự đối với pháp luật Như vậy, hình thức giáo dục ý thức

pháp luật chính là hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa chủ thể giáo

Trang 30

Hình thức giáo dục ý thức pháp luật rất đa dạng và phong phú, nó ln

được hồn thiện và phát triển Căn cứ vào tính đa dạng, đặc thù của chủ thé,

đối tượng giáo dục ý thức pháp luật, chúng ta có thể chia hình thức giáo dục

ý thức pháp luật thành hai loại cơ bản sau:

Một là, các hình thức giáo dục ý thức pháp luật mang tính phổ biến

truyền thống, được sử dụng trong nhiều loại hình giáo dục như: nói chuyện pháp luật tại các cơ quan Nhà nước, địa bàn dân cư, mở các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo pháp luật, các câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu

pháp luật, tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn pháp luật thông qua báo chí,

các phương tiện thông tin đại chúng

Hai là, các hình thức giáo dục ý thức pháp luật có tính chất đặc thù, đây là các hoạt động định hướng giáo dục ý thức pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát Hình thức giáo dục ý thức pháp luật

qua các hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức quần chúng, tổ

chức nghè nghiệp, tổ hoà giải, trợ lý pháp lý

Từ quan niệm và phân loại hình thức giáo dục ý thức pháp luật dẫn đến yêu cầu chỉ đạo quá trình giáo dục ý thức pháp luật sao cho các chủ thể phải xác định rõ định hướng, yêu cầu, nội dung giáo dục ý thức pháp luật ngay

trong khi xây dựng các chương trình công tác nghiệp vụ chuyên môn từng

thời kỳ hoặc từng sự việc, trên cơ sở đó chuân bị các điều kiện vật chất, cán

bộ, tổ chức các hình thức giáo dục ý thức pháp luật thật phù hợp với từng loại đối tượng Để truyền tải các nội dung của pháp luật đến đối tượng cụ thể, cần phải kết hợp các hình thức giáo dục tuyên truyền khác nhau nhằm phát huy

sức mạnh tổng hợp của từng hình thức, bố sung, hỗ trợ, bù đắp cho những

hạn chế của từng loại hình thức

- Phương pháp giáo dục ý thức pháp luật:

Theo lý luận giáo dục học, khái niệm về phương pháp giáo dục nói

chung được hiểu là cách thức, biện pháp sử dụng để truyền đạt và lĩnh hội

Trang 31

Dựa vào cơ sở quan niệm trên, phương pháp giáo dục ý thức pháp luật

được hiểu là tổng thể, cách thức, biện pháp mà chủ thể và đối tượng giáo dục ý thức pháp luật sử dụng để nhằm thoả mãn mục đích truyền đạt và lĩnh hội nội

dung giáo dục ý thức pháp luật Thực tiễn về giáo dục ý thức pháp luật trong

điều kiện đổi mới đất nước cho ta thấy có hai nhóm phương pháp giáo dục ý

thức pháp luật

Một là, nhóm các phương pháp áp dụng cho các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật, cụ thể như: phương pháp thuyết phục, giải thích, phương pháp thực hành trực quan, phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp tạo tình huống, phương pháp nêu gương, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn

Hai là, nhóm các phương pháp mang tính tổ chức giáo dục ý thức pháp luật như phương pháp mô hình, phương pháp tổ chức phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo

và triển khai giáo dục ý thức pháp luật ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương

Khi chủ thê thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục ý thức pháp luật đến đối tượng giáo dục ý thức pháp luật, cần phải nghiên cứu kỹ để lựa chọn những loại phương pháp giáo dục nào cho thích hợp với từng đối tượng Có phương pháp giáo dục ý thức pháp luật tốt sẽ là một trong những yếu tố quan

trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả của giáo dục ý thức pháp luật

- Phương tiện giáo dục ý thức pháp luật:

Phương tiện giáo dục ý thức pháp luật là yếu tố quan trọng dé đưa pháp luật đến với mọi loại đối tượng; đây là một yếu tô quyết định sự thành công

hay thất bại đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Theo giáo trình nguyên lý công tác tư tưởng của Học viện báo chí và tuyên truyền thì phương tiện là những vật mà con người sử dụng để làm một việc gì đó nhằm đạt mục đích đặt ra Như vậy, cũng có thê hiểu rằng, phương

tiện chính là công cụ mà nhờ nó con người có thể thực hiện được một mục

đích nhất định trong hoạt động thực tiễn

Với cách hiểu như vậy thì phương tiện giáo dục ý thức pháp luật là

Trang 32

Thực tiễn hiện nay cho thấy chủ thê giáo dục ý thức pháp luật sử dụng một số phương tiện như tuyên truyền miệng, hệ thống giáo dục quốc dân, phương tiện thông tin đại chúng, văn hoá - văn nghệ để giáo dục ý thức pháp luật

Phương tiện giáo dục ý thức pháp luật rất đa dạng và phong phú mỗi loại hình phương tiện đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, vì vậy

trong quá trình tiến hành giáo dục ý thức pháp luật thì chủ thể giáo dục cần

nghiên cứu lựa chọn phương tiện giáo dục ý thức pháp luật phù hợp với đối tượng và nội dung giáo dục ý thức pháp luật Chủ thể giáo dục cần phải thường xuyên kết hợp các loại hình phương tiện giáo dục ý thức pháp luật dé tạo nên tính nhanh chóng, kịp thời, rộng khắp trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật

1.1.2.5 Mỗi quan hệ giữa giáo dục ý thức pháp luật với các lĩnh vực giáo dục khác

Giáo dục ý thức pháp luật có những đặc điểm khác biệt với các dạng

giáo dục khác như giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức Nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ cho nhau Giáo dục ý thức

pháp luật được xem như là một dạng giáo dục trong hệ thống giáo dục nhằm hình thành ý thức công dân Vì vậy, giáo dục ý thức pháp luật phải được đặt trong mối quan hệ với hệ thống giáo dục nói chung Nghiên cứu các mối quan hệ hệ thống với các dạng giáo dục gần gũi với nó như giáo dục chính trị -tư tưởng, giáo dục đạo đức giúp chúng ta tìm ra những nét đặc thù cũng như những nét chung

- Môi quan hệ giữa giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục chính trị - tư tưởng

Chính trị - tư tưởng là một lĩnh vực thuộc phạm trù ý thức, trong đó lập

Trang 33

Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và

xã hội Đường lối chính sách của Đảng là linh hồn của pháp luật Đường lối

nghị quyết của Đảng được thê chế hoá, cụ thể hoá bằng pháp luật Đã có thời

gian dài trước đây, giáo dục chính trị được coi là nhiệm vụ hàng đầu, là chủ

yếu nên dẫn đến việc xem nhẹ giáo dục ý thức pháp luật Cần phải xác định rằng giáo dục chính trị - tư tưởng khác với giáo dục ý thức pháp luật Song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau

Trong giáo dục chính trị - tư tưởng có chứa đựng, đan xen nhất định trong nội dung của mình những hiện tượng của pháp luật, cũng như có những quan hệ tích cực đối với những đòi hỏi của pháp luật, kích thích lợi ích được điều chỉnh bằng pháp luật Mối quan hệ qua lại mật thiết giữa giáo dục ý thức pháp luật và

giáo dục chính trị - tư tưởng đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải biết kết hợp tiến

hành đồng thời giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục chính trị - tư tưởng - Mỗi quan hệ giữa giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục đạo đúc

Giữa pháp luật và đạo đức có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau Những

quy định pháp luật là phù hợp với đạo đức và có nhiều quy phạm đạo đức được Nhà nước thừa nhận trở thành quy tắc xử sự bắt buộc như quy phạm

pháp luật bởi nó thể hiện giá trị chung phổ biến của xã hội

Giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết đề hình thành ở công

dân sự tôn trọng đối với pháp luật Ngược lại giáo dục ý thức pháp luật tạo

khả năng thiết lập trên thực tế những nguyên tắc đạo đức mới Các quy phạm pháp luật và quy tắc đạo đức đều là quy tắc điều chỉnh hành vi xử sự của con người, loại quy phạm này có những điểm chung nhất tác động lên con người

Những điểm chung nhất đó là:

+ Hình thành nên lòng tin và sự cần thiết tuân theo những nguyên tắc cơ bản của đạo đức

+ Mang lại niềm tin vào giá trị xã hội của pháp luật

+ Tạo ra thói quen xử sự trong các hoàn cảnh cụ thể theo các tiêu

Trang 34

Đồng thời thông qua giáo dục ý thức pháp luật - con người hình thành

ý thức pháp luật của công dân; nhờ đó các tập quán hủ tục lạc hậu sẽ bị xã

hội loại trừ và đi đến xoá bỏ

Do mối quan hệ giữa giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục đạo đức chặt chẽ như vậy, đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn các cơ quan Đảng và Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp, các hình thức của cả hai loại hình giáo dục nhằm bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau với mục đích chung là tạo nên thói quen trong xử sự băng những hành vi hợp pháp, phù hợp với đạo đức xã hội

Ngoài quan hệ với giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo

dục ý thức pháp luật còn có quan hệ với các ngành khoa học khác như các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Trong mối quan hệ giữa giáo dục ý thức pháp luật với các loại hình giáo dục khác, giáo dục ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối được thê hiện ở những điểm sau:

- Giáo dục ý thức pháp luật có mục đích riêng Đó là hoạt động nhằm hình

thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ pháp luật, có ý thức pháp luật cao

- Giáo dục ý thức pháp luật có nội dung riêng Nội dung của giáo dục ý

thức pháp luật là chuyển tải tri thức về Nhà nước và pháp luật mà trong đó pháp luật hiện hành của Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất

- Giáo dục ý thức pháp luật xét trên các yếu tố chủ thể, khách thẻ, đối tượng, hình thức và phương pháp cũng có những nét riêng Chẳng hạn như so với các dạng giáo dục khác thì giáo dục ý thức pháp luật không phải là sự tác động một lần của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục mà là quá trình tác động thường xuyên, liên tục, lâu dài Vì thế, chủ thể giáo dục ý thức pháp luật rất đa dạng, phong phú và trở thành hoạt động thường xuyên trong các

Trang 35

pháp luật và phải là tắm gương, là hình mẫu trong việc tuân theo pháp luật Hình thức giáo dục ý thức pháp luật rất đa dạng, phong phú như tuyên truyền miệng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục pháp luật trong trường học

Cũng qua nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục ý thức pháp luật với các loại hình giáo dục khác, có một số điểm cần lưu ý khi giáo dục ý thức pháp luật đó là:

- Giáo dục ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối, điều đó đồng

nghĩa với việc không thể hoà lẫn giáo dục ý thức pháp luật vào trong các dạng giáo dục khác hoặc xem giáo dục ý thức pháp luật chỉ là một bộ phận của các dạng giáo dục khác như giáo dục chính trị - tư tưởng

- Gitta cac loại hình giáo dục có mối quan hệ tác động qua lại, do đó

khi tiến hành giáo dục ý thức pháp luật không được bỏ qua mà phải thường xuyên tính đến mối quan hệ và sự tác động qua lại đó

- Đề các loại hình giáo dục cùng đạt hiệu quả cao nên tiến hành đồng thời tất cả các loại hình giáo dục

1.2 TAM QUAN TRONG CUA VIEC GIAO DUC Y THUC PHAP LUAT TRONG CONG DONG DONG BAO DAN TOC KHMER

1.2.1 Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống của cộng đồng người Khmer

Ý thức pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của pháp luật và nó có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội Ý thức pháp luật giúp con người

hiểu biết và nhận thức rõ đời sống pháp luật xã hội, giúp con người ý thức

được những hành vi của mình trước các hiện tượng pháp luật, thông qua đó

con người thực hiện hay không thực hiện các hành vi pháp luật Trên thực tế

Trang 36

người hành động có ý thức hơn, hành động tuân theo pháp luật, sống và làm

việc theo hiến pháp và pháp luật

Cộng đồng dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống tập trung tại các phum,

sóc, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, trình độ dân trí, trình độ pháp lý thấp, lại bị chi phối nhiều bởi các hủ tục lạc hậu Vì vậy, ý

thức pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với cộng đồng người Khmer Y thức pháp luật giúp đồng bào Khmer điều chỉnh hành vi trong các mối quan

hệ xã hội Ý thức pháp luật tác động mạnh mẽ đến hành vi của cộng đồng

người Khmer thông qua yếu tổ tư tưởng, tâm lý, tình cảm sức mạnh điều chỉnh hành vi đó là sức mạnh về ý thức pháp luật tiềm ẩn trong nội tâm con người Trong hoạt động chấp hành pháp luật nếu có ý thức pháp luật, đồng bào Khmer không những tự điều chỉnh hành vi của bản thân mình trước các hiện tượng pháp luật mà còn tác động điều chỉnh hành vi của đồng bào trong cộng đồng mình chấp hành pháp luật Ý thức pháp luật giúp cho đồng bào Khmer trong xã hội thực hiện các hành vi pháp lý một cách chủ động, tự tin

Ý thức pháp luật là thé hiện trình độ hiểu biết pháp luật, tư tưởng, tình

cảm, thái độ đối với pháp luật, từ đó thấy rằng nếu cộng đồng người Khmer có ý thức pháp luật tốt, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật thì sẽ là

điều kiện đảm bảo cho sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hoá,

xã hội ở địa phương

Giáo dục ý thức pháp luật giúp cho đồng bào dân tộc Khmer có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi xử sự hợp pháp Đây là tiền đề cho vấn đề sử dụng quyền lực Nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do cho đồng bảo Trong những năm gần đây, tình

hình đồng bào đân tộc vi phạm luật hình sự, luật dân sự, khiếu kiện đông

Trang 37

đồng bào bằng pháp luật thì cần phải tăng cường công tác giáo dục ý thức pháp luật

Giáo dục ý thức pháp luật góp phần đây nhanh quá trình dân chủ hoá trong cộng đồng người Khmer Nhìn chung qua nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước có thê thấy răng toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy

Nhà nước luôn luôn hướng tới mục tiêu là hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ gắn liền với kỷ cương,

công bằng xã hội, dân chủ được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực như chính

trị, kinh tế, văn hoá - xã hội Đối với cộng đồng người Khmer để họ hiểu được quyên tự do dân chủ và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, họ càng

có một trình độ hiểu biết, một thái độ đúng đắn và một khả năng nhất định

khi sử dụng phương tiện mà Nhà nước giao cho họ đó là pháp luật Do vậy, ý thức pháp luật có vai trò quan trọng, góp phần đây nhanh quá trình dân chủ hoá trong cộng đồng người Khmer

1.2.2 Ý nghĩa của giáo dục ý thức pháp luật với việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer hiện nay

Ý thức pháp luật được hiểu là trình độ hiểu biết pháp luật của các tầng

lớp nhân dân trong xã hội, của cán bộ, công chức Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước, các tô chức chính trị xã hội Theo quan điểm của các nhà triết học

Mác - Lênin, ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội và vì thế nó chủ yếu phản ánh tồn tại xã hội ở khía cạnh đời sống pháp luật

Sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của các giai

đoạn lịch sử khác nhau Do đó để nâng cao ý thức pháp luật, một điều kiện

rất cần thiết đặt ra là phải gắn việc nâng cao ý thức pháp luật với việc nâng cao ý thức chính trị, xây dựng nếp sơng văn hố mới, xây dựng hệ

thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ

Giáo dục ý thức pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành ở đối

Trang 38

thái độ pháp luật đúng đắn và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành Chính vì vậy, giáo dục ý thức pháp luật có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với

việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho mọi người dân nói chung và

cho đồng bào dân tộc Khmer nói riêng Không có giáo dục ý thức pháp luật thì mọi người dân sẽ khó hình thành ý thức pháp luật một cách đúng đắn và có hành vi xử sự đúng theo Hiến pháp và pháp luật

Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật là sản pham của điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào ý thức con người Quá trình này là quá

trình tác động đồng thời hai mặt khách quan và chủ quan Vì vậy, trong công

tác giáo dục ý thức pháp luật phải đảm bảo kết hợp đồng thời hai mặt để nâng

cao ý thức pháp luật cho mọi người

Trong cộng đồng người Khmer đại bộ phận trình độ dân trí, trình độ

pháp lý thấp và bị ảnh hưởng nhiều bởi những hủ tục lạc hậu, có tư tưởng bảo thủ nên van dé hình thành và phát triển ý thức pháp luật là rất khó khăn Từ

đó thấy rằng chỉ có giáo dục ý thức pháp luật thường xuyên, liên tục mới có thể nâng cao được ý thức pháp luật cho đồng bảo dân tộc Khmer

Hiện nay, đồng bào dân tộc Khmer là đối tượng luôn bị các thế lực thù

địch lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá cách mạng Việt Nam Vì vậy,

giáo dục ý thức pháp luật là con đường chính thống để đưa đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến được với đồng bào, góp phần ồn

định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Tiểu kết chương 1

Giáo dục ý thức pháp luật là một hoạt động có định hướng, có t6 chức

nhằm cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ và hành vi hợp pháp cho đối tượng giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật đúng đắn và thói quen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật Từ đó tạo ra

1-

một trật tự xã hội: “Sông và làm việc theo Hiên pháp và Pháp luật”, không

Trang 39

Giáo dục ý thức pháp luật là quá trình nhằm nâng cao dân trí pháp lý,

vì vậy để đạt được mục đích đó thì chủ thể giáo dục ý thức pháp luật phải tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng giáo dục để xây dựng nội dung và sử dụng hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao

Đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa điều

kiện kinh tế rất khó khăn, trình độ dân trí, ý thức pháp luật thấp lại là đối

tượng luôn bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống phá cách mạng

Việt Nam Vì vậy, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho

đồng bào Khmer là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài đối với các tổ chức

Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội |

Trang 40

Chuong 2

THUC TRANG GIAO DUC Y THUC PHAP LUAT CHO

DONG BAO DAN TOC KHMER O KIEN GIANG

2.1 NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN CONG TAC GIAO DUC Y THUC

PHAP LUAT CHO DONG BAO DAN TOC KHMER O KIEN GIANG

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên và xã hội của tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang ngày nay là do 2 tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên cũ hợp

nhất lại khi hai huyện Long Mỹ và Phước Long được điều chỉnh sang tỉnh

Hậu Giang và Minh Hải

Ranh giới của Kiên Giang: Phía đông và đông nam giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Cà Mau, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía bắc

giáp với Campuchia Có diện tích đất liền là 6.233 (km?); Biên giới trên bộ giáp với Campuchia 56 (km) có bờ biển đài 198 (km), trên biển có 105 hòn đảo nỗi

Biển Kiên Giang có vùng nước lịch sử chung với Campuchia (8.800 km?) nối

liền vùng biển Cà Mau, ăn thông qua biển Thái Lan và Malaixia

Kiên Giang có 12 huyện và 1 thị xã (Hà Tiên), 1 Thành phố (Rạch Giá), dân số Kiên Giang 1.680.121 người; gồm 3 dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa)

sống xen kẽ lẫn nhau Trong đó người Kinh chiếm 81,3%, người Hoa chiếm

4,5%, người Khmer chiếm 14,2%, là một trong 3 tỉnh ở miền tây có đông đồng bào Khmer (đứng sau Sóc Trăng và Trà Vinh) Kiên Giang lại có đa

thành phần tôn giáo chiếm khoảng 32% dân số trong toàn tỉnh

Địa hình ở Kiên Giang rất đa dạng và phức tạp (có biên giới, hải đảo, cùng đồng bằng và có cả đồi núi), vì thế mà Kiên Giang được Trung ương

đánh giá là địa bàn trọng điểm về kinh tế và an ninh quốc phòng là hướng

phòng thủ của Quân khu 9

Do được thiên nhiên ưu đãi, Kiên Giang thật sự là vùng đất trù phú, đa

dạng về tài nguyên Song, trước năm 1975 Kiên Giang là vùng trọng điểm

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w