HO CHI MINH HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHAN THANH DŨNG
NÂNG €A0 NĂNG LỰC CỦA 8ậ! N0Ũ BÁ0 CÁO VIÊN
TÍNH TIỀN GIANG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH THỊ
Trang 2BO GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PHÁN THANH DŨNG
NÂNG CAO NANG LUC CUA DOI NGU BAO CAO VIEN
TINH TIEN GIANG HIEN NAY
CHUYEN NGANH : CONG TAC TƯ TƯỞNG MA SO : 60 31 25
LU@N VAN THAC SĨ KHOđ HỌC CHÍNH TRI
HOC VEN BAO CHi8 TUYẾN TRUYEN Người hướng dẫn khoa học: | N20 07 = TS TRAN THI ANH DAO
Trang 3
MO DAU
Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1 2 3
WA: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6ó Ý nghĩa của luận văn
7 Kết cấu luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ NĂNG LỰC CÚA BÁO CÁO VIÊN
1.1 Khái niệm năng lực và năng lực báo cáo viên 1.2 Các yếu tô cấu thành năng lực của báo cáo viên 1.3 Những nhân tố tác động đến năng lực báo cáo viên
Chương 2: NĂNG LỰC CUA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN TỈNH TIEN GIANG - THUC TRANG VA NHUNG VAN DE
DANG DAT RA
2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ
báo cáo viên tỉnh Tiền Giang hiện nay
2.2.Thực trạng năng lực của đội ngũ báo cáo viên tỉnh Tiến Giang hiện
nay
2.3 Một số vẫn đề đặt ra từ thực trạng năng lực đội ngũ cáo viên tinh
Tiền Giang
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIEN TINH TIEN
GIANG HIEN NAY
3.1 Phương hướng nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tỉnh Tiền Giang hiện nay
Trang 41 BCV 2 CNXH 3 CNH, HDH 4 DBHB 5 DNBCV 6 DBSCL 7 Nxb 8 TTV 9 XHCN : Báo cáo viên : Chủ nghĩa xã hội ot
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Diễn biến hòa bình
: Đội ngũ báo cáo viên
: Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 5Sự nghiệp đổi mới toàn điện đất nước của Đảng và nhân dân ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng làm thay
đổi cơ bản bộ mặt đất nước, tạo điều kiện đây nhanh quá trình CNH, HĐH
Công tác tư tưởng trong đó có vai trò của ĐNBCV đã góp phần quan trọng vào những thắng lợi chung của đất nước
ĐNBCTV là lực lượng nòng cốt để xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tô chức; góp phần đắc lực trong việc tuyên truyền, giáo dục,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, hướng dẫn họ suy nghĩ và hành động theo đường lỗi, chính sách đó
Đường lối, chính sách đúng đắn nhưng vấn đề là phải có một ĐNBCV giỏi, có
năng lực truyền đạt tốt thì mới đưa được đường lối, chính sách đó vào cuộc sống, mới khơi dậy được phong trào cách mạng quần chúng rộng lớn Muốn
vậy, ĐNBCV phải tích lũy được những tri thức, về nhiều lĩnh vực, phải có trình độ lý luận chính trị nhất định và có năng lực hoạt động thực tiễn tốt
Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, chưa có
trong tiền lệ lịch sử, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề mới mẻ, vừa cơ bản,
Trang 6hướng thông tin đúng đắn, kịp thời Mặt khác, đối tượng của công tác tuyên truyền miệng đa dạng, luôn vận động và phát triển đòi hỏi bản thân BCV
không ngừng nâng cao về năng lực
Tiền Giang là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, đất hẹp, người đông, trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh nông nghiệp còn chiếm tỷ
trọng lớn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức độ trung bình so với các
tỉnh ở ĐBSCL Trong sự nghiệp đổi mới, công tác tư tưởng của Tỉnh bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, cũng bộc lộ một số yếu kém cần phải
được khắc phục Hạn chế lớn nhất là nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân
dân trong Tỉnh chưa sâu, chưa đầy đủ về những chủ trương, quan điểm đổi mới của Đảng Bởi vậy, Tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng nhịp độ phát triển chưa tương xứng, chậm chuyên dịch cơ cầu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, nhiều vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội chưa được giải quyết có hiệu quả Các tệ
nạn xã hội như buôn lậu, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan diễn biến phức tạp
Là một tỉnh giàu truyền thống yêu nước, cách mạng nhưng công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống chưa được sâu rộng, nhất là đối với thế hệ trẻ Đặc biệt, trong Đảng bộ có một bộ phận đảng viên phai nhạt lý tưởng, giao động đối với con đường đi lên CNXH, giảm sút ý chí chiến đấu; một số đảng viên có chức, có quyền thoái hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; một bộ phận trình độ nhận thức còn hạn chế, ngại học tập,
Trang 7Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, bị động, năng lực hoạt động chưa cao, đội ngũ đông nhưng chưa mạnh, chất lượng hoạt động còn thấp,
phương thức hoạt động còn nghèo nàn, có phần cứng nhắc, chủ yếu vẫn nặng về thông tin một chiều từ trên xuống, chưa chú trọng đến đối thoại Những biểu hiện trên cho thấy năng lực ĐNBCV chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được phương hướng, giải pháp có tính khả thi để gop phần nâng cao năng lực của ĐNBCV làm cho đội ngũ này
đủ mạnh về sỐ lượng và cao về chất lượng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của Tỉnh trong tình hình mới Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tinh Ti ién Giang hién nay”
2- Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, ngày 7/6/1997 Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) đã ra Thông báo số 71-TB/TW “Về việc tăng cường lãnh
đạo và đôi mới công tác tuyên truyền miệng” Kế từ đó, công tác tuyên truyền miệng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, đã đầu tư nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động quan trọng này Về nâng cao năng lực BCV đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, có nhiễu bài viết của nhiều tác giả các góc độ khác nhau được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, đồng thời ngành Tư tưởng — Văn hóa định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết với nhiều chuyên đề phong phú Một số công trình có liên quan trực tiếp đến vấn đề này như: Hà Học Hợi và Ngô Văn Thạo: “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Đào Duy Quát: “Về công tác tư tưởng của
Trang 8viện, 2003; Ngô Văn Thạo: “Đổi mới công tác tuyên truyền miệng và hoạt
động báo cáo viên trong tình hình mới”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số
7/2002 Một số luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ cũng đã nghiên cứu van
đề năng lực cán bộ như: Luận án “Náng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay” của Hồ Bá Thâm, năm 1994; Luận án
“Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay” của Phạm Công Khâm, năm 2000 ; Luận
văn Thạc sĩ: “Ndng cao nang luc tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở” của Phạm Văn Hai, năm 1997; “Ndng cao nang luc tu duy ly
luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay” của
Vũ Đình Chuyên, năm 2000; “Náng cao năng lực của cán bộ lãnh dao chủ
chốt cấp xã vùng Đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay” của Mai Đức Ngọc,
năm 2002; “Náng cao năng lực tổ chức thực tiên của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện miền nui ở Lâm Đồng hiện nay” của Lê Thị Thanh Phụng, năm 2003
Các công trình trên cho thấy, hầu hết các tác giả đi sâu phân tích ở góc
độ triết học, xây dựng Đảng về nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ
chức thực tiễn, năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Một số công trình có đề cập đến năng lực hoạt động thực tiễn của ĐNBCV nhưng đó mới chỉ là những định hướng
bước đầu cho việc nghiên cứu Có thể nói, chưa có công trình nào di sâu nghiên cứu cơ bản, toàn diện vé dé tai "Nang cao nang luc cla DNBCV tinh
Trang 9Mục đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn việc
nâng cao năng lực của ĐNBCV Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nang cao nang luc cua DNBCV cấp ủy các cấp ở tỉnh Tiền Giang hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về năng lực của BCV
- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng năng lực của ĐNBCV cấp ủy các cấp ở tỉnh Tiền Giang hiện nay
- Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của ĐNBCTV cấp ủy các cấp ở tỉnh Tiền Giang hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Doi twong nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn của ĐNBCV cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thuộc tỉnh Tiền Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu năng lực DNBCV cua cấp ủy trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang từ khi có Thông báo số 71-TB/TW ngày 7/6/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VITI) đến nay
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về năng lực của DNBCV
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích va tông hợp, lịch sử và
Trang 10học phục vụ cho việc củng cố, xây dựng ĐNBCV của tỉnh Tiền Giang
- Luận văn có thê dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên
cứu của sinh viên Khoa Tuyên truyền — Học viện Báo chí và Tuyên truyền và những ai quan tâm đến dé tài này
7- Kết cầu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Trang 11CUA BAO CAO VIEN
1.1 KHAI NIEM NANG LUC VA NANG LUC CUA BAO CAO VIEN
1.1.1 Khái niệm về năng lực
Khái niệm “năng lực” đã được nhiều ngành khoa học tiếp cận với những
cấp độ và khía cạnh khác nhau
Theo nghĩa thông thường, năng lực là khả năng thực tế mà mỗi con người có được thông qua trau dồi học vấn, hoạt động thực tiễn, tích ly kinh
nghiệm, tự giáo dục và tự đào tạo dé đáp ứng một yêu cầu nào đó của công
việc được giao nhằm giải quyết những nhiệm vụ hay xử lý những tình huống đặt ra trong công tác, trong đời sống hàng ngày
Năng lực là những khả năng của chủ thể hoạt động được sử dụng để đáp
ứng những đòi hỏi của công việc, của đối tượng và khách thể đặt ra Nó bao gồm một tập hợp các dấu hiệu hay những chỉ báo cho phép xác định trình độ
của một người nào đó được gọi là người có năng lực, có khả năng làm việc,
có khả năng lao động Năng lực phải được hình dung một cách cụ thê ở những
con người cụ thể Về cơ bản, đó là người đã trưởng thành về mặt xã hội, định
hình được tư cách công dân, vị thế xã hội, là một cá nhân, một chủ thể mang
nhân cách
Tùy thuộc vào nghề nghiép, vi thế xã hội, chức trách, bổn phận và những
sắc thái riêng của từng cá nhân trong từng quan hệ xác định mà năng lực con
người có những hình thái (hình thức, dạng, kiểu, loại) biểu hiện thành những khả năng khác nhau một cách sinh động, tinh tế, đa dạng, phức tạp
Theo từ điển tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo
cho con người khả năng hoàn thành một loạt hoạt động nào đó với chất lượng
Trang 12sinh lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó Nếu những thuộc tính tâm sinh lý không phù hợp với yêu cầu của hoạt động thì coi như không có năng lực Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẻ mà là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động Tổ hợp không có nghĩa là các thuộc tính đó tỒn tại song song mà chúng có quan hệ và tác động lẫn nhau, thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định
Mỗi con người có thể tích hợp trong mình nhiều năng lực tiềm ân, những năng lực tiềm ân đó có được bộc lộ ra hay không, điều đó tùy thuộc vào hàng loạt những điều kiện chủ quan hay khách quan Đối với những người có tài
năng đặc biệt và thiên tài, năng lực của họ phát triển tới mức kỳ diệu, khiến họ đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Trong cuộc đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, bất kỳ hoạt động
nào dù đơn giản hay phức tạp đều đặt ra những yêu cầu nhất định đối với con người - chủ thể của hoạt động Để đáp ứng những yêu cầu ấy con người phải có khả năng nhất định Sự đơn giản hay phức tạp của hoạt động có liên quan tới khả năng thông thường hay đặc biệt của con người Khả năng đó có quan
hệ chặt chẽ với các thuộc tính tâm lý cá nhân — cái mà khi sinh ra con người đã có hoặc là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện Mức độ hồn
thành cơng việc cao hay thấp được đánh giá bằng năng lực làm việc của mỗi con người Nếu các thuộc tính tâm lý đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thì con người được đánh giá là có năng lực hoạt động và ngược lại
Theo A.G.Côvaliốp, nhà tâm lý học người Nga thì: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng nhu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động có kết quả cao” [12, tr.90]
Trang 13kết quả một hoạt động nào đó Sự tông hợp đó không phải là tổng cộng các
thuộc tính tâm sinh lý cá nhân mà là mối quan hệ biện chứng, là sự tác động
lẫn nhau giữa các thuộc tính đó trong một hệ thống hoàn chỉnh Trong hệ
thống đó một thuộc tính nỗi trội lên và giữ vai trò chủ đạo còn những thuộc
tính khác giữ vai trò phụ thuộc Thực tế cho thấy, để hoàn thành có hiệu quả
một hoạt động nào đó không thể chỉ dựa vào một vài thuộc tính riêng lẻ mà
phải huy động toàn bộ hệ thống cấu trúc năng lực của con người Chắng hạn như cán bộ làm công tác tư tưởng muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhất
định phải có sự nỗ lực cao độ của cá nhân: phải có trình độ hiểu biết và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng tư tưởng — văn hóa vào công tác tư tưởng; phải nắm vững đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có kiến thức về tâm lý học, giáo
dục học; có kiến thức cũng như kỹ năng làm công tác tư tưởng cùng với vốn sống, kinh nghiệm công tác Có các khả năng trên mới có thể nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tư tưởng của đối tượng một cách chính xác, khoa học Từ đó, mới có phương hướng, nội dung và phương pháp hoạt động đúng để làm chuyên biến nhận thức, tình cảm và hành vi của đối tượng theo mục đích đặt ra Cũng như các ngành nghề khác, nếu cán bộ làm công tác tư tưởng chỉ có một vài thuộc tính riêng lẻ nào đó sẽ không đủ cơ sở, không đủ khả
năng để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi trình độ
dân trí ngày một tăng, những biến đổi chính trị trong nước và quốc tế đặt ra những yêu cầu, những thách thức ngày càng lớn đối với những người làm
công tác tư tưởng
Năng lực vừa là cái “tự nhiên” có sẵn, vừa là kết quả của quá trình học
tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người Theo Chủ tịch Hồ Chí
Trang 14một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [40, tr.280] Có thể nói rằng,
năng lực không phải là tư chất bắm sinh thuần tuý vốn có của con người, đảm bảo cho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó mà nó là kết quả của sự phối hợp những tư chat bam sinh vốn có với sự rèn luyện, tu dưỡng, học tập
thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Như đã trình bày ở trên, năng lực là một tô hợp phức tạp, những thuộc
tính tâm sinh lý của mỗi con người, đáp ứng được những yêu cầu của một
hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động ay dat két qua Nhu vay, thudc
tính tâm sinh lý nào của con người tham gia vào cầu trúc năng lực là do nội
dung và tính chất của hoạt động qui định một cách khách quan Do đó, cầu
trúc của năng lực thay đổi tùy theo loại hình hoạt động Tuy vậy, cùng một năng lực ở những người khác nhau có thể có cấu trúc khơng hồn tồn giống nhau Chăng hạn, cùng có năng lực tô chức nhưng ở người này được tạo bởi tính nhạy cảm trước những vấn đề của người khác như: luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của những người xung quanh, có tỉnh thần trách
nhiệm cao trước tập thể Ở người khác năng lực này được tạo bởi sự kết hợp
hài hòa giữa lý và tình trong quan hệ với mọi người, tận tâm trong công việc, biết phát huy chỗ mạnh và ngăn ngừa chỗ yếu của từng người
Căn cứ vào tốc độ tiến hành va chất lượng của sản phẩm hoạt động,
người ta chia ra 3 mức độ phát triển của năng lực: năng lực, tài năng, thiên tài
Năng lực là khái niệm dùng để chỉ mức độ trung bình của tốc độ tiến
hành và chất lượng sản phẩm hoạt động mà nhiều người có thê đạt tới
Tời năng chính là năng lực đạt tới những thành tích lớn mà nhiều người
không có được
Thiên tài là khái niệm để chỉ những người có năng lực đạt tới những
thành tích đặc biệt, có một không hai trong lĩnh vực nào đó
Trang 15biện chứng Nghiên cứu các quan hệ này sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn khi đánh giá cũng như xác định năng lực hoạt động
của mỗi người
Giữa năng lực và tư chất có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực là kết quả sự
phát triển của con người thông qua hoạt động Nói như vậy, không có nghĩa là bỏ qua vai trò của những điều kiện sinh lý - cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực
Khoa học đã thừa nhận rằng ngay từ lúc sinh ra, mỗi người có sự khác
nhau về cấu tạo bộ não, về hệ thần kinh, khác nhau về các cơ quan cảm giác
và vận động Sự khác nhau về sinh lý, khác nhau về tư chất làm cho sự phát triển khác nhau về năng lực ở mỗi người Song cũng không thể suy ra một cách trực tiếp rằng: năng lực khác nhau là do tư chất quyết định Bởi lẽ tư
chất chỉ là điều kiện vật chất - một điều kiện trong rất nhiều điều kiện khác
nhau của sự phát triển năng lực
Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng có mối quan hệ biện chứng Nói tới năng lực bao giờ cũng là năng lực về một hoạt động nào đó - khả năng thực hiện hoạt động kết quả Do vậy, muốn có năng lực trong một lĩnh vực nào đó nhất thiết phải có hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực ay Không thể có năng lực âm nhạc nếu hoàn tồn khơng có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về âm nhạc (dù đó là những tri thức kỹ năng, kỹ xảo có được qua quá
trình tự học hoặc đào tạo) Việc thu nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một
lĩnh vực hoạt động nào đó luôn là điều kiện không thể thiếu để có năng lực
trong lĩnh vực đó Mặt khác, năng lực lại được biểu hiện trong việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Một người được đánh giá là có năng lực trí tuệ phát
Trang 16trên khẳng định sự thống nhất giữa năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sẽ là sai lầm nếu đem đồng nhất năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bởi vì: một người được xem là có năng lực, nghĩa là người đó đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực đó Nhưng có tri thức, có kỹ năng chưa hắn đã có năng lực Điều đó tương tự như một người có tri thức về công tác tư tưởng nhưng chưa chắc đã có năng lực làm công tác tư tưởng Tri thức và năng lực là hai phạm trù có khoảng cách lớn vì hình thành năng lực là một quá trình trong đó có quá trình tiếp thu tri thức Hơn nữa, đó không phải là một quá trình độc lập mà luôn là một bộ phận của quá trình tổng thể của sự phát triển nhân cách
Trong quá trình hình thành và phát triển năng lực hoạt động của con
người, xu hướng được biểu hiện như nguyện vọng của con người về một mục
tiêu nào đó Nhưng nguyện vọng được hiện thực hóa như thế nào lại tùy thuộc vào trình độ phát triển của năng lực Trong quan hệ này thì năng lực được
xem như là một phương tiện để thực hiện mục tiêu Quá trình hoạt động để thực hiện mục tiêu của xu hướng chính là quá trình hình thành năng lực Và
trình độ phát triển năng lực của con người quyết định quá trình biến mục tiêu thành hiện thực Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển của năng lực thì năng lực và xu hướng có mối quan hệ khăng khít, thúc đây nhau cùng phát triển Điều này cũng có thể quan sát thấy trong thực tế cuộc sống, khi con người hứng thú, quyết tâm làm một việc gì đó sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn, tìm cách trau dồi năng lực đạt cho được mục đích Mỗi tiến bộ về năng lực hoạt động giúp cho con người tiến gần đến mục đích một cách hoàn hảo hơn, trọn vẹn hơn Điều đó cũng có nghĩa là trong bất cứ hoạt động
nào, nếu con người thiếu mục đích, lý tưởng, thiếu sự say mê thì năng lực
hoạt động trong lĩnh vực đó cũng khó hình thành và phát triển 1.1.2 Khái niệm về năng lực báo cáo viên
Trang 17Chức danh báo cáo viên là chức danh dùng để chỉ đội ngũ những người tuyên truyền trực tiếp bằng lời nói Chức danh của BCV được Đảng ta qui định trong nhiều văn bản và Ban Tư tưởng — Văn hóa Trung ương hướng dẫn
thực hiện Trừ một số cán bộ ở các cơ quan chức năng và một số cán bộ, đảng
viên đã nghỉ hưu được các cấp ủy Đảng lựa chọn làm BCV chuyên trách,
phần lớn BCV hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng chế độ bồi
dưỡng theo qui định của Bộ Tài chính
Hệ thống BCV được tổ chức chặt chẽ ở tất cả các cấp từ Trung ương đến
tỉnh, thành phó, quận, huyện, xã, phường, thị tran, đảng bộ cơ sở Các ngành,
các tổ chức đoàn thể, các lực lượng vũ trang (Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Quân đội, Công an ) được tổ chức theo hệ thống dọc, đưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý của cơ quan tư tưởng — văn hóa, cơ quan tuyên huấn các cấp
Báo cáo viên ở cấp Trung ương: Ban Bí thư ủy nhiệm cho Ban Tư tưởng — Văn hóa Trung ương chọn một số cán bộ cao cấp, Ủy viên Trung ương, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, chuyên gia giỏi có phẩm chất và năng lực tuyên truyền làm BCV
Ở địa phương, BCV được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định do
cấp ủy xây dựng Báo cáo viên ở cấp nào đo cấp ủy cấp đó trực tiếp ra quyết định công nhận và Ban Tuyên giáo quản lý, điều hành Số lượng BCV phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp Thông thường ở cấp tỉnh có từ
35 - 50 người, cấp huyện có từ 15 - 30 người, cấp cơ sở có từ 1 - 3 người
Trang 18người tốt việc tốt, điển hình tiên tiễn, diễn thuyết trước một nhóm người nghe trong các hội nghị, các buôi sinh hoạt đảng, trong các câu lạc bộ, các
cuộc mít tỉnh, nơi tập trung đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng
Do đó, theo từ điển tiếng Việt: "Báo cáo viên là người trình bày báo cáo
trước một hội nghị đồng người" [44, tr.56]
Trong điều kiện hiện nay, BCV cần đa dạng hóa phương thức hoạt động của mình thông qua việc tô chức các cuộc đối thoại với đối tượng dưới hình
thức trao đổi, tọa đàm, thảo luận, tranh luận, hỏi - đáp Đồng thời tăng
cường việc lồng ghép tuyên tuyển miệng trong hoạt động của các phương tiện
truyền thông đại chúng và các hoạt động giao tiếp xã hội
- Khải niệm năng lực báo cáo viên
Cán bộ làm công tác tư tưởng nói chung, ĐNBCV nói riêng dù ở cấp nào cũng phải có năng lực nhất định Trong đó năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn là hai nhân tố quan trọng nhất tạo nên tài năng của mỗi người Hai yếu tô này có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, cái này hỗ trợ cái kia phát triển Không có năng lực tư duy thì không thể nào có khả năng Hoạt động, độc lập, sáng tạo Trái lại, chỉ có năng lực tư duy mà không
có năng lực hoạt động thực tiễn thì năng lực tư duy dẫn đến bị xơ cứng, giáo
điều, thoát ly thực tiễn, thoát ly cuộc sống, dễ rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí
Báo cáo viên là người trực tiếp triển khai những nội dung cần tuyên
truyền với tính cách như một hoạt động đặc biệt bao gồm: một mặt là, xác
định cái cần tuyên truyền - đó là những kiến thức, những giá trị tỉnh thần nhất
định, đem lại cho những cái ấy một hình thức phù hợp nhất với lợi ích, nhu cầu và mục tiêu của chủ thể, có chú ý đến đặc điểm của đối tượng: mặt khác
là, tác động đến ý thức của đối tượng bằng lượng thông tin được phô biến Nếu như những kiến thức mới, những giá trị tỉnh thần mới là kết quả trực tiếp
Trang 19thái ý thức nhất định, hình thành thế giới quan, những định hướng có giá trị
cho đối tượng và kích thích họ có những hành động phù hợp với kết quả truyền đạt của BCV đặt ra Do vậy, người BCV phải có năng lực toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mới đáp ứng được yêu cầu
Từ sự phân tích trên có thể hiểu, năng lực báo cáo viên là tổng hợp các khả năng lĩnh hội, truyễền đạt thông tin bằng lời nói đến đối tượng với chất lượng và hiệu quả cao
1.1.3 Các chức năng chủ yếu của báo cáo viên
Một là, chức năng phổ biễn, cung cấp thông tin, đặc biệt là những thông
tin mới có giá trị, những thông tin nội bộ về tình hình trong nước và thế giới,
các vẫn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn, các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng, đối nội và đối ngoại Thông qua việc cung cấp thông tin, BCV góp phần làm giàu thế giới tỉnh thần của cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, giúp họ hiểu biết đầy đủ về những nhiệm vụ trước mắt và
lâu dài của Đảng, của đất nước, của địa phương, của tập thé
Hai là, chức năng phán tích, bình luận thông tin là chức năng quan trọng nhất trong hoạt động của BCV Báo cáo viên không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp cho đối tượng một khối lượng thông tin nhất định về các lĩnh vực thông tin khác nhau của đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là phân tích, bình luận
ý nghĩa chính trị của các thông tin ấy làm rõ bản chất của các sự kiện, sự việc tìm được nguyên nhân và dự báo các chiều hướng, khả năng, triển vọng phát triển của tình hình, thể hiện được tính định hướng xung quanh các vấn đề mà
dư luận xã hội đang quan tâm, góp phân hình thành dư luận xã hội tích cực,
đúng đắn, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho các đối tượng
Ba là, chức năng động viên, cổ vũ mọi người, mọi tầng lớp nhân dân
Trang 20nâng cao chất lượng công tác và hiệu quả sản xuất Chức năng hiệu triệu, cỗ vũ sẽ tăng lên nếu như lời nói của BCV có sức truyền cảm mạnh mẽ, có khả
năng làm xúc động lòng người, tác động sâu sắc và tình cảm của nhân dân Bắn là, chúc năng năm tình hình tư tưởng và dự luận xã hội, thông qua
hoạt động của ĐNBCV mà một mi, thông tin đến được các đối tuong, mat
khác nhờ thông tin phản hồi từ phía đối tượng, BCV có thể nắm bắt được
nhận thức, thái độ, tình hình tâm trạng, tư tưởng của họ đối với đường lối, chủ trương, chính sách, năm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của
người nghe Trên cơ sở thông tin phản hồi này, Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh, bố sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật sao cho chúng vừa phù hợp với qui luật khách quan, với thực tiễn cách mạng, vừa phù hợp với lòng dân Vì vậy, ĐNBCV đóng vai trò như là sợi dây bền chặt nối liền Đảng với quần chúng; Nhà nước với công dân; trung ương, địa phương với cơ Sở, góp phần tăng cường liên minh công nhân, nông dân và tri thức trong tiến trình cách mạng, khắc phục tệ quan liêu, xa rời quan chúng Mức độ phô biến, tính bền vững của các khuôn mẫu tư duy xã hội phản ánh
qua dư luận xã hội là cơ sở để dự đoán mức độ đồng tình hoặc phản đối của
dư luận xã hội đối với các sự việc diễn ra Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ về lợi ích giữa các nhóm xã hội, tình trạng phát triển dân trí và tình trạng thông tin có thể năm được tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong những
giai đoạn nhất định
Lý tưởng, lập trường, quan điểm là dạng tư tưởng có tính ồn định vững
chắc, còn tâm trạng của cá nhân và xã hội thì có thể thay đối do nhận thức, do
bị tác động trong những hoản cảnh cụ thể Báo cáo viên cần nắm bắt tư tưởng, tâm trạng cả khi chưa bộc lộ thành chủ kiến, thành quan điểm, xu hướng
chính trị, nhất là phải năm bắt được trạng thái khởi đầu và xu thế phát triển
Trang 21Các chức năng thông tin, bình luận và định hướng, cỗ vũ và hiệu triệu,
nắm tư tưởng và dư luận xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau, thường xuyên tác
động lẫn nhau, bỗ sung cho nhau Một buổi thông tin có nội dung phong phú, được phân tích, bình luận sâu sắc, tính định hướng cao, nắm được tư tưởng, tâm trạng của đối tượng sẽ có tác dụng giáo dục lớn, sức cỗ vũ hành động
mạnh mẽ Nội dung thông tin có thể chưa phong phú nhưng BCV đưa ra
những bình luận sắc sảo, phân tích thấu đáo trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn khoa học, xác đáng sẽ giúp cho buổi nói chuyện đạt được mục đích
Tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của ĐNBCV đóng vai trò to lớn và là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng
Đề tiến hành công tác tư tưởng Đảng ta sử dụng nhiều kênh, nhiều công cụ và phương tiện như: hệ thống trường học, lớp học; các phương tiện thông
tin đại chúng; các thiết chế văn hóa và hoạt động của chúng: sinh hoạt hội họp
của các tổ chức; tuyên truyền miệng và hoạt động của ĐNBCV, TTV Trong số các kênh trên, tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của ĐNBCV được Đảng ta xác định là công cụ hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến quần chúng nhân dân Nhờ đó mà tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong toàn xã hội, củng cố niềm tin, cô vũ các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Báo cáo viên thông qua các hoạt động phong phú của mình góp phần to
lớn vào việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vào
Trang 22Báo cáo viên là chiến sĩ xung kích trong cuộc đấu tranh chống âm mưu,
thủ đoạn “DBHB'” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, chống phao tin đồn nhảm, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dau
tranh phê phán những quan điểm sai trái, lệch lạc nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ
chế độ, giữ vững ôn định chính trị và tăng cường đoàn kết xã hội, tạo ra tiền đề, điều kiện cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ta
Báo cáo viên có khả năng đưa được những thông tin nội bộ, những thông tin mà về lý do nào đó không đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng được Trong điều kiện bùng nỗ thông tin như hiện nay, BCV còn góp phần định hướng thông tin, giải thích, phân tích cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng hiểu rõ đâu là thông tin chính thức, chính thống, trên cơ sở đó định
hướng dư luận xã hội, góp phần tạo ra Sự thống nhất về chính trị, tư tưởng
trong xã hội
Ngay sau khi ra đời, Đảng ta đã thành lập các đội tuyên truyền xung phong để tiến hành công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền miệng nói riêng Nhiều đảng viên, cán bộ của Đảng đã đến diễn thuyết công khai tại các nhà máy, hầm mỏ, nông thôn, trại lính để tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền miệng đã góp phần to lớn vào việc giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia sự nghiệp kháng
chiến vĩ đại của dân tộc, động viên hàng triệu thanh niên cầm súng ra mặt trận, cỗ vũ toàn dân tộc tích cực tham gia lao động sản xuất, bảo vệ quê
Trang 23Nhà nước, nhưng Đảng ta vẫn hết sức coi trọng công tác tuyên truyền miệng và xây dựng ĐNBCV
Ngày 3/8/1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 14-CT/IW “Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng” Chỉ thị nêu rõ: Báo cáo viên có nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách quan trọng và những quan điểm của Đảng ta đối với những van dé thoi
sự lớn cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên của các đoàn thể quần
chúng: giải đáp theo quan điểm của Đảng những vấn đề mà quần chúng quan tâm; báo cáo lại cho cấp ủy Đảng những nguyện vọng, tâm tư, sáng kiến của quan chúng Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa
V (6/1983), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12/1986), Thông báo 71-TB/TW ngày 7/6/1997 của Bộ Chính trị (khóa VIID, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khóa IX) “Và nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và nhiều văn kiện khác của Đảng đều khẳng định sự cần thiết của công tác tuyên truyền miệng và vai trò quan trọng của việc xây dựng ĐNBCV
1.2 CÁC YẾU TÓ CÁU THÀNH NĂNG LỰC CỦA BÁO CÁO VIÊN
1.2.1 Đặc trưng hoạt động của báo cáo viên — cơ sở của việc tiếp cận cầu trúc năng lực báo cáo viên
Hoạt động của người BCV là một dạng lao động xã hội đặc biệt có những đặc trưng riêng Tìm hiểu đặc trưng của hoạt động xã hội này có ý nghĩa lớn đối với việc nhận thức về các yếu tô câu thành năng lực tư duy và
năng lực hoạt động thực tiễn cũng như đối với việc tu dưỡng rèn luyện về mặt
năng lực tư duy và năng lực thực tiễn của người BCV Để nhận biết đặc trưng của một hoạt động nghề nghiệp nào đó, người ta có thê nhìn từ nhiều góc độ
Trang 24động Từ quan niệm như vậy, có thể nêu một số đặc trưng cơ bản trong hoạt
động của người BCV như sau:
- Dac trung về đối tượng hoạt động
Hoạt động của BCV có đối tượng quan hệ trực tiếp là con người Ở đây
hoạt động của BCV thoạt nhìn có nét gần gũi với hoạt động của nhà sư phạm, nhà giáo dục Song, phân tích cụ thể hơn sẽ thấy những nét khác biệt, đặc trưng riêng, thê hiện ở chỗ: đối tượng hoạt động của BCV với tư cách là một
cộng đồng người vừa có tính chất nhất thời (tập trung lại trong một lần nghe giảng, nghe nói chuyện, dự mít tính ), vừa có tính không đồng nhất hoặc ít
đồng nhất về các nhu cầu, lợi ích, tâm trạng, về các đặc điểm xã hội: giai cấp, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tâm lý, trình độ học vấn, khả năng nhận thức,
phong cách tư duy Hiệu quả của hoạt động này đòi hỏi người BCV không
chỉ có tri thức về lĩnh vực chính trị - xã hội mà đòi hỏi một phạm vi rộng rãi,
tổng hợp về các lĩnh vực kiến thức và phương pháp truyền đạt, sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng
- Đặc trưng về công cụ hoạt động
Nếu trừu tượng hóa hệ thống tác động từ BCV đến người nghe bằng sơ đồ đơn giản thì sơ đồ đó là: BCV — ngôn ngữ - người nghe Điều đó có nghĩa là công cụ hoạt động chủ yếu của người BCV là ngôn ngữ Người BCV thực hiện sự thông tin, thuyết phục, cảm hóa đối tượng qua ngôn ngữ Bằng công cụ chủ yếu là ngôn ngữ người BCV thực hiện quá trình chuyển tải thông tin
đến đối tượng nhằm mục đích đã định ra Do đó, BCV cần thường xuyên mài
sắc công cụ hoạt động của mình băng cách tích lũy vốn từ, năm vững các qui luật của ngôn ngữ, đặc điểm văn phong bài phát biểu
- Đặc trưng về tính chất hoạt động
Tuyên truyền miệng là một khoa học và là một nghệ thuật Do đó hoạt
động của BCV là hoạt động nghệ thuật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ
Trang 25không hề có ý định quan trọng hóa hay cường điệu tính chất hoạt động của
người BCV mà xuất phát từ sự thật hiển nhiên, dễ thấy: Các phát thanh viên
xuất sắc được tặng danh hiệu cao quý như nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân
Nhiều nhà nghiên cứu về nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật phát biểu trước công chúng cho rằng đây không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một nghệ thuật tổng hợp Thi sĩ thê hiện tư tưởng và tình cảm bằng tiếng, nhạc sĩ thể hiện bằng âm, họa sĩ bằng nét vẽ, còn nhà hùng biện thể hiện vừa bằng tiếng, vừa bằng âm, bằng điệu bộ, có khi cả nét vẽ nữa
Hoạt động nghề nghiệp của người BCV có đặc trưng nỗi bật là sự sáng
tạo Tuy nhiên, sự sáng tạo của BCV có những đặc trưng riêng Nhà báo, biên
tập viên phát thanh và truyền hình sáng tạo trong bài viết, phát thanh viên sáng tạo trong khi trình bày bài nói Sự sáng tạo của nhà báo và sự sáng tạo của phát thanh viên là hai quá trình khác nhau diễn ra ở hai con người riêng
biệt Báo cáo viên thì thực hiện cả hai quá trình sáng tạo: sáng tạo ra bài phát
biểu của mình và trình bày sáng tạo bài phát biểu đó trước công chúng Đây là những yếu tố khách quan qui định đặc trưng hoạt động của người BCV - thực hiện hai lần sáng tạo trong một hoạt động
Nếu hoạt động của BCV là hoạt động nghệ thuật thì hoạt động đó không
chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, sự rèn luyện nghiêm túc, công phu mà còn đòi hỏi có
năng khiếu vì muốn sáng tạo nhiều, ngoài kiến thức, kỹ năng không thể không
có năng khiếu nghề nghiệp Hoạt động của BCV đòi hỏi năng khiếu giao tiếp, năng khiếu nói, sự nhạy cảm về chính trị - xã hội Vì vậy, việc lựa chọn đề đào tạo, sử dụng cần lấy những năng khiếu trên làm tiêu chuẩn
1.2.2 Năng lực của báo cáo viên
1.2.2.1 Năng lực tư duy của báo cáo viên
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng nhận thức là quá trình “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn — đó là con
Trang 26khach quan” [33, tr.179] Đó là quá trình đi từ mặt bên ngoài vào mặt bên
trong, từ chưa biết đến biết, từ hiện tượng đến bản chất Quá trình nhận thức,
chỉ có thể đạt đến sự nhận thức về bản chất, quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng khi nhận thức ở trình độ tư duy trừu tượng
Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà nhận thức, mà hiểu được những vấn đề như tốc độ ánh sáng, âm thanh hay những hiện tượng xã hội phức tạp khác Muốn hiểu được những vấn đề đó không thể có gì thay thế ngoài việc sử dụng sức mạnh của tư duy
Năng lực tư duy là khả năng biến tri thức thành phương pháp và sử
dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức, tìm ra bản chất, quy luật,
xu hướng tất yếu của sự vật và vận dụng đúng đắn các quy luật đó trong cuộc sống là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, liên tưởng, luận giải và xử lý trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn trên cơ sở qui luật khách quan, mang lại những kết quả nhất định [51, tr.13 - 15] Trên những phương diện đó dưới góc độ mang tính khái quát, có thể coi: Năng lực tư duy là tổng hợp những phẩm chất tâm — sinh lý của con người, nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức và cải tạo thế giới trong mỗi giai đoạn phát
triển lịch sử - xã hội nhất định
Trang 27Như vậy, năng lục tư duy của báo cáo viên là khả năng lua chon, sắp xếp, kết hợp các phương pháp, hình thúc tư duy và khả năng sử dụng thành thạo nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức đó theo những cách thức, tác dụng riêng cho phù hợp với các đối tượng
Trình độ tổ chức cao hay thấp, vốn hiểu biết nhiều hay ít ở mỗi BCV là do
năng lực tư duy cao hay thấp mà có, nhưng đồng thời đến lượt nó, trình độ tri thức càng cao, vốn hiểu biết phong phú là nguyên nhân, là điều kiện quan trọng bậc nhất để BCV nâng cao năng lực tư duy của mình Thiếu vốn hiểu biết phong phú của cuộc sống, thiếu và yếu về tri thức khoa học, tri thức lý luận, BCV không thê nâng cao được năng lực tư duy của mình Do nội dung tri thức không tách rời với phương pháp của nó, nên năng lực tư duy luôn gan chat voi phương pháp tư duy Thật vậy tư duy là một quá trình trong đó BCV tiến hành
hàng loạt các thao tác trí tuệ theo một lôgic nhất định Vì vậy, năng lực tư duy
được thực hiện bởi cách thức phương pháp tư duy Phương pháp tư duy là công cụ giúp năng lực tư duy biểu đạt sức mạnh của mình Năng lực tư duy không chỉ thể hiện tập trung ở phương pháp tư duy mà còn thể hiện ở trình độ hiểu biết về phương pháp, khả năng xác định, xây dựng và vận dụng, phương pháp Đứng trước đối tượng cần truyền đạt, chủ thể tư duy cần lựa chọn phương pháp nào, một hay nhiều loại phương pháp, phương pháp nào là chủ yếu cũng như cách thức phối hợp giữa ching ra sao đề đạt được kết quả
Vì vậy, BCV phải luôn tự giác rèn luyện, phát triển năng lực tư duy để đáp ứng yêu cầu nhận thức của đối tượng
Năng lực tư duy có nhiều cấp độ phát triển, nhiều loại hình khác nhau Ở
Trang 28Hoạt động của ĐNBCV do bản chất và yêu cầu của nó đòi hỏi người BCYV phải có năng lực tư duy tốt Năng lực tư duy tốt sẽ tạo điều kiện để nâng cao năng lực trong truyền đạt Đối với ĐNBCV, yêu cầu cần có những năng lực tư duy cơ bản như sau:
- Năng lực tư duy lôgic
Tư duy lôgic là một trong những loại hình hoạt động đặc biệt của bộ
óc con người trong quá trình nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan Tư duy là sự phản ánh của thế giới khách quan, nhưng tư duy có lôgíc phát triển nội tại riêng mình, đó là sự phản ánh đặc thù lôgíc của thế giới khách quan Lôgíc là sự nối tiếp nhất định của các tư tưởng, là mối liên hệ tất yếu nhất định của các khái niệm, phán đoán phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người Nói cách khác, lôgíc là tong thé những qui luật của tư duy mà trên cơ sở đó thể hiện sự phản ánh phù hợp với thế giới khách quan được thực hiện trong một hệ thống những cái
trừu tượng có liên hệ biện chứng với nhau Lôgíc là sự biểu hiện khái
quát, trừu tượng trong tư duy các khách thể của thế giới bên ngoài, các
thuộc tính là quan hệ của chúng dưới hình thức hệ thống các khái niệm,
phạm trù có quy luật của khoa hoc [42,tr.20] | Trong qua trinh chuẩn bị và phát biéu của BCV đòi hỏi theo một trình tự
lôgíc từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ đến biết
đầy đủ, sâu sắc hơn, từ gan dén xa, tir cu thé dén triru tượng, BCV cần trình
bày một cách có hệ thống chặt chẽ những quan điểm lý luận hoặc những sự
kiện chính trỊ, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật (tùy theo chủ đề, nội dung bài phát biểu), kết hợp nêu ra những trích dẫn tài liệu, văn bản hoặc dẫn
chứng thực tế làm sáng tỏ các quan điểm cơ bản được nêu ra trong bài phát
biểu BCV phải trình bày cái cụ thể, xen kẽ với khái niệm, phạm trù, qui luật;
nhấn mạnh, nhắc lại những luận điểm quan trọng nhất nhưng bằng hình thức
Trang 29Với những đặc trưng đó, quá trình hoạt động của tư duy lôgíc phải dựa trên những phương pháp khác nhau và phải theo một trật tự lôgíc nhất định Những phương pháp đó là phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Trong quá trình hoạt động của tư duy, những phương pháp ay không nhất thiết phải được kết hợp với nhau một cách tuần tự, mà có thể chúng đồng thời được tiến hành trong sự tương hỗ lẫn nhau giữa các phương pháp Bởi vậy mỗi phương pháp tuy có nội dung, tác dụng khác nhau nhưng
lại quan hệ chặt chẽ với nhau, phương pháp này là điều kiện, tiền đề để
phương pháp khác phát huy hiệu quả Chăng hạn, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử
Tuy nhiên, mỗi phương pháp khi được tiến hành theo những cách thức đặc trưng của nó thì cũng được xem là một thao tác của quá trình tư duy Như vậy quá trình tư duy được tiến hành trong sự huy động sức mạnh của mỗi phương pháp tư duy và sự kết hợp các phương pháp ấy theo một trật tự lôgíc phù hợp với tính lôgíc vốn có của đối tượng nghiên cứu Chính vì thế, năng
lực tư duy lôgíc còn thể hiện ở năng lực lựa chọn các vấn đề có liên quan để
liên kết các hình thức tìm ra các kết luận nhất định
- Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
Năng lực tư duy độc lập là khả năng có được tinh thần chủ động trong
công việc, có thể tự hoạch định chương trình và trù tính kế hoạch hoạt động
cho mình để thực hiện một bài phát biểu đã định mà không trông chờ hay nhờ
vào sự “chỉ bảo” hay sự “viện trợ” của người khác; biết tìm cho mình con
đường riêng với những phương thức hành động đặc thù trong tính phổ biến;
tránh xáo mòn, dẫm lại những lối mòn của BCV khác một cách không cần
thiết Để có khả năng làm việc độc lập, BCV không chỉ phải lao động bền bị,
cần mẫn tìm tòi học hỏi với tính thần trách nhiệm cao, có kỷ luật tự giác mà
Trang 30Năng lực sáng tạo được hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật
chất hoặc tỉnh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cách giải quyết
vấn đề mới trong những tình huống luôn luôn biến đổi mà không gò bó,
không phụ thuộc vào cái đã có Nó là quá trình suy lý, lập luận chân thực, biết tìm ra cái mới, cái chưa biết từ cái đã biết thông qua phán đoán, suy luận, diễn dịch, quy nạp, so sánh Đó cũng là khả năng phân loại và hệ thống hóa vấn đề, xác định bản chất vấn đề Năng lực đó cần thiết trong quá trình báo cáo, diễn thuyết, thông tin thời sự của BCV Đó cũng là khả năng truyền đạt, cỗ
vũ mọi đối tượng đi đến hành động thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng trong cuộc sống Đó là khả năng tìm ra “lối đi”
mới trên con đường đã quen thuộc, phát hiện ra cách làm năng động
- Năng lực tư duy chính trị nhạy bén
Chính trị là lĩnh vực nhạy cảm của những quan hệ và lợi ích của các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, giữa công dân và nhà nước, giữa người và người Nếu tư duy văn hóa hướng tới cái đẹp, nhạy cảm với cái đẹp, cái xấu; còn tư duy kinh tế là nhạy cảm với quan hệ lợi ích kinh tế thì năng lực tư duy chính trị là nhạy cảm với quyền và số phận con người, số phận của giai cấp, số phận của nhân dân Tư duy chính trị là tư duy về sứ mệnh của Đảng,
sứ mệnh của Nhà nước, số phận của chế độ
Chính trị là biểu hiện tập trung của các quan hệ kinh tế, lợi ích và quyền
lực kinh tế Tư duy chính trị là tư duy về quyền lực chính trị và năng lực điều khiển, bảo vệ quyền lực ấy
Năng lực tư duy chính trị nhạy bén là khả năng phát hiện, năm bắt, dự
báo và xử lý những vấn đề mới phát sinh trong đời sống chính trị có cơ sở từ mức độ thấu hiểu những quan hệ chính trị, các quá trình chính trị và những
Trang 31trào chính trị của quần chúng, hòa mình vào đời sống chính trị đất nước là một trong những con đường đạt tới bản lĩnh chính trị và sự nhạy bén chính trị
ở mỗi BCV
Tình hình thế giới và trong nước đang diễn biến rất nhanh với rất nhiều sự kiện, đòi hỏi phải thông tin, giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
nhanh chóng, kip thoi Nếu không sẽ mất tính nhạy bén và mất hiệu lực
Trong điều kiện hiện nay, tính nhạy bén phải được đề cao, vì rất nhiều nguồn thông tin của các thế lực thù địch xâm nhập vào nước ta, luôn có ý đồ xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đòi hỏi BCV giải
thích đúng đăn, nhạy bén các sự kiện diễn ra trên lập trường quan điểm của
Đảng Công tác tuyên truyền phải đáp ứng tính thời sự, đòi hỏi BCV hướng vào những vấn đề nóng hỗi, những vấn đề đang kích thích sự chú ý của cán bộ, đảng viên và nhân dân Chính nhờ năng lực tư duy chính trị nhạy bén của BCV
làm tăng lượng thông tin, cô vũ mọi người thực hiện mục tiêu đã đề ra
1.2.2.2 Năng lực hoạt động thực tiễn của báo cáo viên
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì “thực tiễn là những hoạt
động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội” Như vậy, hoạt động thực tiễn là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người Đó là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội cao của
con người nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn các nhu cầu của mình; thông qua hoạt động thực tiễn con người có thể chủ động thích nghi một cách tích cực với thế giới, tiễn tới cải tạo thế giới Trong quá trình tồn tại và phát triển, con
người đã không bằng lòng với những gì mà tự nhiên ban tặng và đã tiến hành
lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình Để lao động có kết quả con người đã sáng tạo ra công cụ lao động và sử dụng chúng Thông qua hoạt động sản xuất, con người không còn phụ thuộc vào thiên nhiên, đã dần
làm chủ được cuộc sống Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, trình độ và
Trang 32xã hội loài người Trình độ của hoạt động thực tiễn phản ánh trình độ của con
người ở mỗi giai đoạn Do vậy, nội dung và phương thức hoạt động thực tiễn
mang tính lịch sử xã hội
Hoạt động thực tiễn của con người có 3 dạng cơ bản:
Hoạt động sản xuất vật chất: là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy
nhất, cơ bản nhất, nó quyết định sự tồn tai va phát triển của xã hội loài người và quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn Nó là cơ sở của tất cả
với hình thức hoạt động sống của con người, phân biệt hoạt động của con người với con vật
Hoạt động chính trị - xã hội: là dạng hoạt động nhằm biến đổi các quan
hệ xã hội, chế độ xã hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một dạng hoạt động thực tiễn đặc biệt, góp phần quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Trong giai đoạn hiện nay — giai doan CNH, HDH đất nước, hoạt động thực nghiệm khoa học đáp
ứng vai trò to lớn đối với sự phát triển đi lên của nước ta bởi vì việc đưa ra
những kết luận chính xác về những vẫn đề tự nhiên, xã hội là hết sức cần thiết Muốn nhận thức và cải tạo thực tiễn, con người phải tham gia một cách tích cực vào hoạt động thực tiễn thông qua ba dạng hoạt động kể trên Muốn
hoạt động có kết quả con người phải có những năng lực hoạt động thực tiễn
nhất định
Vì vậy, năng lực hoạt động thực tiễn chính là tổng hợp các thuộc tính sinh lý và tâm lý của con người có khả năng đáp ứng những yêu câu của hoạt
động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm
khoa học có kết quả
Để hoạt động thực tiễn có kết quả, con người phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
Con người phải có tư chất (hệ thần kinh, sức khỏe và một số yếu tố
Trang 33hoạt động nhưng tư chất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động
Nếu con người có tư chất tương xứng với yêu cầu của hoạt động thì hiệu quả của nó được tăng lên rất nhiều; nếu tư chất không tương xứng, không chỉ
người thực hiện hoạt động khó khăn mà đôi khi còn gây hậu quả khôn lường Muốn nhận thức và cải tạo hiện thực, con người không chỉ cần có tư chất
tương xứng mà phải có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực hoạt động cùng những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết Đó là sự hiểu biết về đặc điểm, bản chất cũng như những qui luật, những yếu tố bên trong và bên ngoài chỉ phối sự vận động, phát triển của đối tượng hoạt động trên cơ sở những tri thức về đối tượng, là sự lựa chọn những phương thức hoạt động có hiệu quả Đó chính là các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối tượng hoạt động thực tiễn luôn biến đổi Do vậy, người có năng lực hoạt động thực tiễn cũng chính là người có khả năng thích ứng thường xuyên với những biến đổi ấy Muốn thích ứng với thực tiễn, con người phải không ngừng trau dồi học vấn của mình thông qua quá trình đào tạo và tự đào tạo (quá trình nghiên cứu, bám sát thực tiễn hoạt động cũng như việc đúc rút tích lũy kinh nghiệm và học hỏi người đi trước) Quá trình thích ứng giúp con người không lạc hậu trước những biến đổi thời cuộc, đồng thời hình thành khả năng chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống
Trong quá trình nhận thức và cải tạo hiện thực, một yếu tố rất quan trọng
được xem là động lực thúc day, là cái đích để con người hướng tới, đó là mục
đích, lý tưởng hành động Sống vì cái gì ? cho ai ? là những cái giúp cho con người có nhu cầu, hứng thú về lý tưởng sống và hoạt động Nhu cầu giúp cho
COn người gắn bó hơn với hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn Do ý thức được sự cần thiết của hoạt động cải tạo thực tiễn nên nhu cầu trở thành động
lực thúc đây con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu này Trên cơ sở ý
Trang 34muốn thực hiện Chính khao khát muốn tham gia cải tạo hiện thực đã làm
xuất hiện ở con người khát vọng đi sâu tìm hiểu đối tượng, giúp con người tập trung tư duy, chú ý theo một hướng xác định, do vậy hoạt động của con người
cũng hướng theo phù hợp với hứng thú Vì thế, khi thực hiện một việc để thỏa
mãn hứng thú của mình, dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn, con người vẫn cố gắng Nhờ đó, con người không chỉ đạt kết quả hoạt động như mong muốn mà năng lực hoạt động của con người cũng hình thành
Do nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cải tạo hiện thực đối với bản thân và xã hội nên mục đích cải tạo hiện thực trở nên có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với mọi hoạt động của con người Nó trở thành mục đích, lý tưởng, trở thành động lực sống và hoạt động của mỗi người Khi thiếu nó, người ta cảm
thấy cuộc đời vô vị và mất phương hướng Khi có lý tưởng, con người nỗ lực, huy động mọi khả năng, tiềm năng để vươn tới Có thể nói, lý tưởng là sự
thống nhất hài hòa giữa nhận thức sâu sắc với tình cảm nồng cháy và ý chí
kiên cường Đặc điểm trên khiến cho lý tưởng có tác dụng như một động lực thúc đây con người vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn tới đỉnh cao
Để nhận thức và cải tạo thực tiễn, đòi hỏi con người phải có năng lực hoạt động thực tiễn Năng lực hoạt động thực tiễn không chỉ là những tư chất
cần thiết, mà còn là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương xứng cùng với mục đích, lý tưởng hoạt động
Năng lực hoạt động thực tiễn thực chất là một tổ hợp phức tạp các thuộc tính tâm sinh lý của mỗi người, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất
định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả Năng lực hoạt động thực tiễn của cá nhân là do nội dung và tính chất của hoạt động qui định Chính vì vậy cấu trúc năng lực hoạt động thực tiễn thay đổi tùy theo loại hình hoạt
động
Trang 35gia của các thuộc tính tâm lý vào cấu trúc, năng lực Chẳng hạn, cũng có khả năng thuyết phục công chúng nhưng ở người này được tạo bởi cách nói truyền
cảm, mạch lạc, lôgíc , còn ở người khác năng lực này được tạo bởi sự hùng hồn trong cách diễn đạt và những nội dung mới lạ, sâu SẮC
Trong năng lực hoạt động thực tiễn của con người có những thuộc tính
tâm lý phù hợp với nhiều hoạt động khác nhau, tức là có năng lực chung cho nhiều hoạt động Chẳng hạn như: năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực
ghi nhớ, năng lực biểu cảm v.v là những năng lực cần thiết cho hoạt động
của BCV Nhưng cũng có những thuộc tính tâm lý chỉ phù hợp với một hoạt động nhất định, người ta gọi đó là năng lực riêng (năng lực chuyên môn)
Năng lực riêng là năng lực đặc trưng trong một lĩnh vực nào đó Chẳng hạn, năng lực lãnh đạo, năng lực tô chức, năng lực hội họa, năng lực âm nhạc
Trong mỗi năng lực hoạt động thực tiễn của con người bao giờ cũng có những thuộc tính tâm lý có tầm quan trọng hàng đầu và các thuộc tính tâm lý khác giữ vai trò bổ sung, hỗ trợ Việc phân tích, xác định vai trò cũng như sự tham gia của các thuộc tính tâm lý trong năng lực hoạt động thực tiễn của
con người chính là xác định cầu trúc của năng lực hoạt động thực tiễn Như
vậy, năng lực thực tiễn bao gồm: năng lực hoạt động chung và năng lực hoạt động riêng (năng lực hoạt động chuyên môn)
Trong quá trình hoạt động của con người, năng lực hoạt động chung và năng lực chuyên môn có quan hệ hữu cơ với nhau Năng lực hoạt động chung là cơ sở của năng lực chuyên môn Năng lực hoạt động chung càng phát triển thì tạo nên những tiền đồ to lớn cho sự phát triển năng lực chuyên môn
Ngược lại, sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất
định có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển năng lực hoạt động chung Trên thực tế, mỗi hoạt động cụ thé đều yêu cầu ở mỗi người phải có năng lực hoạt động chung lẫn năng lực hoạt động chuyên môn Do vậy, trong
Trang 36dưỡng năng lực hoạt động chung và năng lực hoạt động chuyên môn mới đảm
bảo cho họ có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Năng lực hoạt động thực tiễn của BCV do nội dung yêu cầu, đặc điểm của hoạt động qui định Vì vậy, BCV cần có một số năng lực hoạt động thực
tiễn chủ yếu sau đây:
- Năng lực nắm bắt đặc điểm đối tượng trong quá trình tuyên
truyền miệng
Đây là yếu tố đầu tiên quyết định thành công hay thất bại của BCV và cũng là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được trong nghệ thuật tuyên truyền miệng Tuyên truyền miệng là quá trình tác động hai chiều: BCV - đối tượng — BCV Hoạt động tuyên truyền miệng của người BCV chỉ đạt hiệu quả
cao khi quá trình đó là một quá trình điều khiển được Hiểu rõ đối tượng là
căn cứ để người BCV tổ chức và điều khiển quá trình trao đổi thông tin có
hiệu quả Vì vậy, năng lực năm bắt đặc điểm đối tượng được coi là chỉ SỐ CƠ
bản đầu tiên trong năng lực của BCV Các Mác cho rằng: Đề hành động có khả năng đạt kết quả phải hiểu đối tượng mình tác động Vì vậy, muốn cho
bài phát biểu thành công, BCV phải tìm hiểu đặc điểm người nghe, phải biết
rõ mình nói cho ai nghe
Nội dung nghiên cứu đối tượng bao gồm: thành phần xã hội, giai cấp,
nghề nghiệp, trình độ học vẫn, giới tính, tín ngưỡng, tuổi tác, đặc điểm địa
phương, dân tộc; đặc điểm tâm lý, lợi ích, nhu cầu thông tin của người nghe Trên cơ sở nghiên cứu đối tượng vừa xác định nội dung, cách thức và phương pháp phát biểu
Năng lực nắm bắt đặc điểm đối tượng là năng lực hiểu biết tường tận về
thế giới tỉnh thần của đối tượng, là năng lực quan sát tỉnh tế những hiểu biết
tâm lý của người nghe trong quá trình người BCV tiến hành hoạt động tuyên
Trang 37+ Khả năng biết xác định đúng đắn trình độ nhận thức, trình độ và đặc
điểm tư duy, khả năng lĩnh hội thông tin của đối tượng để trên cơ sở đó xác định đúng đắn mức độ và khối lượng kiến thức mới cần truyền đạt Trình độ khả năng nhận thức của người nghe quy định mức độ khối lượng kiến thức mà BCV cần cung cấp Nếu trình độ khả năng nhận thức, phương pháp tư duy của đối tượng khác nhau thì khối lượng kiến thức cần cung cấp, phương pháp truyền đạt của BCV phải khác nhau
+ Kha năng quan sát những biểu hiện tâm lý của người nghe trong quá trình tiếp nhận thông tin Xét góc độ tâm lý học tuyên truyền là hoạt động tác động vào thế giới bên trong (nội tâm), vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý chí của con người, của tập thể người đang sống và hoạt động
Trong quá trình phát biểu, người BCV có kinh nghiệm thường quan sát người nghe để biết được người nghe hiểu vẫn đề hay không hiểu vấn đề, hiểu một cách dễ dàng hay khó khăn Nghĩa là, người BCV phải “đọc” được những
gì diễn ra trong ý thức họ nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài: trong ánh mắt, nụ
cười, nét mặt, nếp nhăn trên trán hay tiếng xì xào
Trang 38trên các dư luận, nhu cầu, tâm trạng, truyền thống và mối quan hệ nhân cách trong tập thể, qua đó mới tiến hành có hiệu quả hoạt động tuyên truyền đúng tâm lý và sát từng loại đối tượng
Những đặc điểm đó đang đặt ra những yêu cầu rất nghiêm ngặt và sâu sắc đối với những người làm công tác BCV Ngày nay, trình độ dân trí đã nâng lên nhiều, BCV phải biết rõ mình đang nói chuyện với ai, chính kiến và thái độ của họ như thế nào Bằng phương pháp tổng hợp và phân loại, kết hợp
với tìm hiểu thực tế, BCV sẽ xác định đúng nội dung cần nói và lựa chọn
phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng
Đề có năng lực này người BCV cần am hiểu các vẫn đề của tâm lý học sư phạm, tâm lý học tuyên truyền và có một số phẩm chất tâm lý cần thiết như sự “tỉnh ý”, óc quan sát và khả năng tưởng tượng, khả năng phân tích, tổng hợp
- Năng lực hiểu biết rộng, giàu kinh nghiệm thực tiễn
Đây là một trong những năng lực cơ bản của người BCV Đây còn là von liéng trí tuệ của học thức dé BCV hiểu biết, khám phá Cùng với xúc cảm và tình cảm, những hiểu biết này góp phần hình thành niềm tin Niềm tin dẫn
đến quan điểm, thái độ, trở thành thế giới quan nếu nó có tính hệ thống, có óc
suy xét, phê phán độc lập Tri thức bao gồm tri thức khoa học và tri thức thông thường; trong đó tri thức khoa học đóng vai trò chủ đạo Tri thức khoa học được tích lũy bằng nhiều con đường khác nhau mà con đường ngắn nhất, cơ bản và hệ thống nhất là học tập một cách chính quy và nghiên cứu một cách có bài bản
Công việc của người BCV đồng thời cũng là công việc của một nhà giáo dục — giáo dục về mặt tư tưởng cho đối tượng Thông qua việc cung cấp kiến thức, người BCV thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng cho đối tượng, hình
Trang 39Trong điều kiện hiện nay, tầm hiểu biết của đối tượng ngày càng cao, nhu câu hiểu biết của đối tượng càng rộng Điều đó đòi hỏi người BCV phải
đủ tầm hiểu biết mới thuyết phục được đối tượng
Các lĩnh vực tri thức mà người BCV cần truyền đạt cho đối tượng (nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự trong nước và quốc tế ) thường vừa rộng, vừa sâu Người BCV phải “biết mười nói một” thì mới được người nghe “tâm phục, khẩu phục”
Tri thức, tầm hiểu biết rộng, vốn thực tiễn phong phú giúp cho BCV hiểu thấu đáo nội dung cần truyền đạt và biết truyền đạt nội dung đó một cách phổ
thông, dễ hiểu, khoa học và chính xác
Tri thức và kinh nghiệm thực tiễn góp phần tạo ra uy tín cho BCV - một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả bài phát biểu
Kinh nghiệm - vốn sống trực tiếp: đây là yếu tố rất quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển năng lực của BCV Nó không chỉ bổ sung cho
kiến thức sách vở mà còn là điều kiện không thể thiếu để hoạt động thực tế,
mở rộng các mối liên hệ xã hội Kinh nghiệm - vốn sống của mỗi BCV được
tính lũy bằng nhiều con đường khác nhau như quan sát thực tế, học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của người khác Nhưng sự trưởng thành của mỗi loại
năng lực cụ thể về cơ bản, là cá nhân trực tiếp tham gia vào công việc, trải
qua những sự kiện, tình huống do công việc đó đặt ra Thông qua những thử thách, con người trở nên sâu sắc hơn và nghề nghiệp càng thêm chín chắn,
hiệu suất lao động càng cao
Năng lực hiểu biết rộng, tông hợp của người BCV bao hàm trong các
lĩnh vực và vẫn đề sau:
+ Hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Trang 40+ Hiểu biết về thế giới hiện đại, về đất nước và con người Việt Nam trên
các phương diện lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hóa Hiểu biết sâu sắc
nền tảng của khoa học giáo dục, lý luận nhận thức, hiểu biết các quá trình tư tưởng diễn ra trong xã hội, những quy luật của hoạt động tư tưởng, quy luật
và cơ chế tác động để hình thành ý thức xã hội, hình thành niềm tin và tính
tích cực xã hội của con người
+ Nắm vững và hiểu biết rộng về lĩnh vực cần tuyên truyền
+ Năng lực hiểu biết rộng còn thể hiện ở khả năng theo dõi, năm bắt những thành tựu khoa học mới, trước hết là thành tựu mới trong nghiên cứu lý
luận chính trị; những sự kiện, hiện tượng mới diễn ra trong đời sống xã hội;
những biến động trong nước và quốc tế; nhạy cảm với cái mới và nhận thức đúng đắn về cái mới
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao sự hiểu biết Để hoàn thiện năng lực này người BCV phải thường xuyên có nhu cầu về
sự mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết vì nó là động lực kích thích việc tự học, tự nghiên cứu và tích cực trau dồi kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu - một công cụ, cách thức đạt tới việc hoàn thiện sự hiểu biết của mình
- Năng lực tiếp nhận, xử lý, truyền đạt và định hướng thông tin của báo cáo viên
Trong các nhu cầu của con người thì nhu cầu về nhận thức, về thông tin luôn luôn là nhu cầu bậc cao đóng vai trò hàng đầu đối với con người Tính đúng đắn của chân lý trong nội dung thông tin là thỏa mãn những nhu cầu bức xúc mà người nghe đang quan tâm làm cho nội dung tuyên truyền trở nên phong phú hấp dẫn, đầy sức thuyết phục làm cho người nghe luôn luôn ở trong trang thái hưng phần có khả năng tiếp thu cao nhất