1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)

161 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 19,99 MB

Nội dung

Trang 1

Wt CP e- re ec its | HỘC 'IÊ:: 3ÁO CH¡ : ì TU;ỂN TRUYEN TẾ ` Ấ- ¡ 5U: .›

5ñ 0H' it 7IÊU 7UY¿”‡ TRUYẾN

ra FOP Per et fe eee BI

2s a ae ee

TO 0.9 Tà cee eT

LUAN YAN TUAC “! TR OVE! THO VGRALCHUNG

Trang 2

HỌC VIEN BAO CHÍ VA TUYEN TRUYEN

TRAN THI HONG

BAO CHi Vl VIEC TUYEN TRUYỀN

GIA TRI VAN HOA TRUYEN THONG CUA GAc DÂN TỘC

THIEU SO VUNG TAY BAC

(KHẢO SÁT BÁO CHÍ SON LA TỪ THANG 1/2008 DEN THANG 6/2009)

Chuyên ngành : Báo chí học

Mã số : 603201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG | HOC VEN BAL CHi& TUYEN TRUYEN

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS TRẤN THE PHIỆT

Trang 3

-⁄ ⁄

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự

nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ

ràng và trung thực Kết luận của Luận văn chưa từng

được công bố trong các công trình khác

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2009

Vương

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAN DE TUYEN TRUYEN

GIA TRI VAN HOA TRUYEN THỐNG CÁC DÂN TỘC

THIEU SO TAY BAC 1.1 Một số khái nệm | 1.2 Tây Bắc - Một vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số 1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển Tây Bắc

1.4 Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền những giá trị văn hoá

các dân tộc thiểu số Tây Bắc

Chương 2: KHẢO SÁT BÁO CHÍ SƠN LA TRONG VIỆC TUYỂN

TRUYEN GIA TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIẾU SỐ VUNG TÂY BAC

2.1 Khảo sát báo chí Sơn La 2.2 Kết quả khảo sát về số lượng 2.3 Nội dung tuyên truyền

2.4 Kết quả khảo sát về hình thức tuyên truyền

2.5 Những hạn chế trong tuyên truyền giá trị truyền thống văn hoá

các dân tộc thiểu số - |

Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO-HỆU QUÁ

TUYÊN TRUYỀN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỂN THỐNG

CUA CAC DAN TOC THIEU SỐ

3.1 Đối với công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Trang 5

Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 3.3: Bang 3 4: Bang 3.5: Bang 3.6: Bang 3.7: Bảng 3.6: Bảng 3.9:

Khảo sát số lượng tin bài trên sóng phát thanh (2008-2009) Khảo sát số lượng tin bài trên sóng truyền hình (2008-2009) Khảo sát số lượng tin bài trên Báo Sơn La (2008-2009)

Theo quý vị báo chí Sơn La có cần phải mở những chuyên trang,

chuyên mục định kỳ dành cho vấn đề tuyên truyền những giá trị

văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số không?

Theo quý vị báo chí Sơn La có cần mở thêm các chương trình, chuyên mục sử dụng chữ viết và tiếng dân tộc không? Để nâng cao chất lượng nội dung và hiệu quả thông tin của

công chúng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số báo chí Sơn La có cần tăng số lượng các bài viết không? Vấn đề tuyên truyền những giá trị văn hoá truyền thống trên báo chí Sơn La được thể hiện như thế nào?

Theo quý vị báo chí Sơn La có cần phải xây dựng các chuyên mục, chuyên trang định kỳ dành cho vấn đề tuyên truyền giá

trị văn hoá dân tộc trên báo chí không?

Vấn đề tuyên truyền giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số được thể hiện trên các loại hình báo chí như thế nào? Quý vị cho rằng các loại hình báo chí Sơn La có cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề tuyên truyền giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số không?

Quý vị nhận xét nội dung và hình thức tuyên truyền về vấn đề giữ gìn giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên các loại hình báo chí ở Sơn La?

Trang 6

Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được coi là tắm giấy thông hành đề mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nên kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa

Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tỉnh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt

Nam, con người Việt Nam Xét về bản chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời

dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành và giữ

nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của bản sắc văn

hóa dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi Chủ nghĩa yêu nước của văn hóa dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng đũng cảm, đức hy sinh mà còn ở tỉnh thần đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ

gìn đạo lý

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hóa Việt Nam đã vượt qua thế bị

động đề tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình

Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mặt trận văn hóa mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hóa dân tộc Hơn

80 nam qua định hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn hóa, văn nghệ Nghị quyết 5 của Ban chấp TW khóa VIH đã đánh dấu bước phát triển mới về đường lỗi văn hóa, văn nghệ của Đảng Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tính hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào

Trang 7

tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Nghị quyết cũng chỉ rõ “ nên văn hóa Việt Nam là nên văn hóa thống nhất ma da dạng trong cộng

đồng các dán tộc Việt Nam ` [31, tr.57]

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng, được coi là “phên dậu” của tổ quốc Trong thời

kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch

quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm xưa Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo

hướng Tây Bắc- Đông Nam Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đến 1500m dài tới

180km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên 3000m, vùng Tây Bắc có 2 con sông lớn đó là sông Đà và sông Thao (Tức là sông Hồng) Thượng nguồn của sông Mã cũng trên vùng Tây Bắc Với đặc điểm địa hình như vậy đã tạo nên cho vùng Tây Bắc không gian văn hóa dân tộc đặc sắc, nổi bật nhất là văn hóa dân tộc Thái với những điệu múa xòe uyên chuyền, quyến rũ với trang phục dân tộc độc đáo, kín đáo nhưng gợi cảm, với những trái Còn, trái Pa Pao chao liệng

khi xuân đến, Và với những phiên chợ tình thơ mộng, lãng mạn của dân tộc

Mơng Ngồi ra vùng Tây Bắc còn có gần 30 đân tộc anh em các dân tộc thiểu số, sống đoàn kết hòa thuận muôn đời bên nhau

Vùng Tây Bắc Việt Nam có một nền văn hóa cội nguồn đa dạng, độc

đáo, được kết tỉnh từ đời này sang đời khác Đó là một trong những nội lực to

Trang 8

thống và xây dựng những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các

dân tộc thiểu số” [31, tr.65] cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà

nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng cũng đã đề cập tới

Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng, đáp ứng yêu cầu thúc đây sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống báo chí đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo nhân dân góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân các dân tộc, nhất là trong công tác tuyên truyền việc giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa các

dân tộc thiểu số Bằng sức mạnh của mình, báo chí tác động vào nhận thức

của công chúng, của xã hội, tạo ra ý thức cao về vị trí vai trò của văn hóa trong phát triển, từ đó xây dựng nên những ước muốn gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhằm tăng thêm sức mạnh nội sinh, phát triển đất nước, tiễn lên giàu đẹp, văn minh Tuy nhiên, cũng

phải thừa nhận rằng việc tuyên truyền văn hóa các dân tộc thiêu số trên hệ

thống báo chí vùng Tây Bắc thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế

như: nội dung thể hiện chưa phong phú, đa dạng, chậm đổi mới, chưa hấp

dẫn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên chưa có chuyên môn sâu, cũng như

sự am hiểu về văn hóa các dân tộc thiêu số còn bất cập Nền kinh tế thị

Trang 9

đây có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng Mỗi dân tộc có nét đẹp, giá trị bản sắc văn hóa riêng Trước tình hình đó, cần phải có những nghiên cứu cụ thể, khoa học tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển truyền bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Cho nên tôi chọn đề tài: Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thông của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (khảo sát báo chí Sơn La từ

tháng 1 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009), nhằm nghiên cứu vẫn đề giữ gìn

giá trị truyền thông của văn hóa các dân tộc thiêu sô

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhưng ở mỗi góc độ, mỗi nhà khoa học lại có cách nhìn và tiếp cận vấn đề khác nhau Có thể kế ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

- Công trình nghiên cứu của Phan Ngọc (2002):Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Trần Ngọc Thêm (1996): Tim hiểu vẻ

bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Văn Bính

(2004): Văn hóa các dân tộc Tây Bắc- Thực trạng và những vấn đề đặt ra,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nông Quốc Chan, Hoang Tuan Cu, Vi Hồng Nhân (1996): Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội; Trần Quốc Vượng (2003): Văn hóa

Việt Nam tim toi và suy ngâm, Nxb Văn học, Hà Nội; Hoàng Vĩnh (1997): Một số vấn đề về bảo tôn và phái triển dị sản văn hóa các dân tộc, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hoàng Nam (1998): Bước đâu tìm hiếu văn hóa

tộc người văn hóa Việt Nam,Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Bảo tàng văn hóa

Trang 10

Chu Đức Kìu (1993): Khảo sát đội ngũ nhà báo dân tộc ít người Cao Bằng lịch sử và thực trạng ”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Hà Nội

La Vũ Quang (1993): Một số vấn đề về tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin, tuyên truyễn với đối tượng là đông bào dân tộc thiểu số ở buổi phát thanh đại gia đình các dân tộc Việt Nam Luận văn tốt nghiệp đại học Hà Nội

Giàng Seo Pùa năm (1994): Những bước đi ban đầu của chương trình phát ,

2 thanh tiếng Mông (Dài tiếng nói Việt Nam), Tiềm năng và xu hướng phát triển'

Luận văn tốt nghiệp đại học, Hà Nội

Nguyễn Thu Liên (1997): Vấn đê giũ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong

các chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, Luận án thạc s¥ bao chi,

Học viện báo chí và tuyên truyền quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

Đặng Đình Quang( 1997): Hoạt động théng tin bao chi Tinh Lao Cai trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ báo chí, Hà Nội

Nguyễn Xuyên An Việt (2001): “ 7bồng tin về miền núi và dân tộc trên

sóng VTVI - Đài truyền hình Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ khoa học xã hội nhân

văn, Hà Nội

Đỗ Thanh Phúc (2005): “ Van đề bảo tôn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh — Truyén hinh tinh Hoa Binh”,

Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng

Trịnh Liên Hà Quyên (2006): “ Báo Văn hóa với vấn đề bảo tôn và phát huy di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sỹ truyền thông đại

chúng, Hà Nội

Tuy đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu sâu về vấn đề bảo tồn bản sắc, giá trị truyền thống của văn hóa các dân tộc thiểu sé, song chưa có

công trình nào nghiên cứu, đề cập đánh giá một cách khách quan, khoa học

Trang 11

tuyên truyên các giá trị văn hóa truyền thông của các dân tộc thiêu sô 3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về vấn đề giữ gìn giá

trị văn hóa truyền thong dân tộc thiểu số trên hệ thống báo chí Tây Bắc, luận văn

chỉ ra được thực trạng, đề xuất các phương hướng cụ thể nhằm tăng cường vai trò tác động của báo chí trong việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiêu số vùng Tây Bắc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Đi vào phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

- Khảo sát Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La, Báo Sơn La, tạp chí văn

nghệ Suối Reo về việc tuyên truyền các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm nâng cao

chất lượng, hiệu quả tuyên truyền các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên

hệ thống báo chí vùng Tây Bắc 3.3 Pham vi nghién ciru

Trang 12

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; những đường lối, chủ trương về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiêu số của Đảng và Nhà nước Mặt khác còn được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết truyền thông và cơ sở lý luận báo chí Đề tài còn dựa

vào lý thuyết đặc điểm của văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số

để nghiên cứu, đánh giá

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Thống kê các bài viết liên quan đến tuyên truyền giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên Báo Sơn La, tạp chí văn nghệ Suối Reo, chương trình phát thanh, truyền hình trong thời gian từ tháng l năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích rõ hơn vai trò, vị trí của báo chí Sơn La với vẫn đề tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống

các dân tộc thiểu số

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng là công chúng báo chí Sơn La để tăng thêm tính khách quan cho đề tài

5 Đóng góp của đề tài

Đây là công trình đầu tiên về công tác báo chí với việc tuyên truyền những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, cho nên đề tài sẽ có ích cho đối tượng lãnh đạo, quản lý báo chí hiểu hơn về

vai trò, vị trí, thực trạng của hệ thống báo chí trong việc sản xuất các chương

trình nhằm giữ gìn và nâng cao giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong việc

thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, từ đó có những chính sách phù

Trang 13

6.1 Về mặt lý luận

Bước đầu tổng kết khái quát những quan điểm cơ bản về báo chí với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc tổ quốc

6.2 Về thực tiễn

Làm phong phú thêm những công trình nghiên cứu về giữ gìn bản sắc

văn hóa truyền thống dân tộc và nhất là việc phát huy vai trò của báo chí trong công tác giữ gìn những gia tri, tinh hoa văn hóa dân tộc Từ việc nâng cao ý thức công dân, cộng đồng các dân tộc trong việc giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo dựng thói quen, nếp sống coi trọng bản sắc

văn hóa dân tộc mình, tạo môi trường thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, từ đó tạo ra phong trào toàn dân bảo vệ phát triển những giá trị văn hóa phong phú và đặc sắc của dân tộc.Những hệ thống giải pháp và biện pháp thiết thực của đề tài sẽ góp phần thực hiện tốt không chỉ công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí mà còn nâng cao nhận thức, ý thức của cả cộng đồng về góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

Trang 14

VAN HOA TRUYEN THONG CAC DAN TOC THIEU SO TAY BAC

1.1 MOT SO KHAI NIEM 1.1.1 Van hoa

Nói về văn hóa đó là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội, thể hiện trên các mặt vật chất, tỉnh thần, tri thức và tình cảm, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo của một dân tộc Ta có thể thấy ở văn hóa nồi lên những đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và

tính lịch sử

Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con

người, hoàn thiện xã hội Do đó, khái niệm văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản Cơ sở của hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện và cái mỹ Có thê coi đó là ba trụ cột

vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại Chừng nào cái cái chân, cái thiện, cái mỹ bị lãng quên chừng đó văn hóa sẽ xuống

đốc [ 35, tr.12]

Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “Văn hóa” được những nhà nhân loại học phương tây sử dụng như là một danh từ chính Những học giả này cho rằng

văn hóa (văn minh) thế giới cơ thế giới có thể chia ra từ trình độ thấp nhất đến

trình độ cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo là đại diện của họ Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thé

bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được, với tư cách là một

Trang 15

Ở thế kỷ XX, khái niệm văn hóa thay đổi theo (F.Boas) ý nghĩa văn hóa

được qui định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu

cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng

không phải theo tiêu chuẩn trí, lực Đó cũng là “ương đối luận của văn hóa Văn hóa không xét ở góc độ cao thấp mà xét ở góc độ khác biệt [66, tr.18]

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, thì văn hóa chỉ gắn liền với con người và xã hội loài người Cội nguồn của sự tồn tại phát triển văn hóa là

ở hoạt động sáng tạo của con người V.I.Lênin, người kế tục sự nghiệp của

C Mác và Ph Ăngghen từ quan điểm xem xét văn hóa với tư cách là sự phát triển bản chất của con người đã nhân mạnh, phân tích sâu thêm mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế Người nhắn mạnh tính nhân loại, tính giai cấp, tính kế thừa của văn hóa Đặc biệt xem cách mạng văn hóa

như một bộ phận hữu cơ của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Khi tiếp nhận tư tưởng cách mạng của Mác-Ph.Ăngghen và V.I.Lênin,

tinh hoa văn hóa thế giới và các giá trị văn hóa dân tộc, từ năm 1943 Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa ở cấp độ khái quát ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tôn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sảng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày vê mặc, ăn, ở và các phương pháp sử dụng Toàn bộ những sáng tao va phat minh do

tức là văn hóa” [28, tr.17] Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn

hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gỗm những gì không phải là của thiên nhiên mà liên quan tới con người trong quá trình tôn

tại, phát triển quá trình con người làm nên lịch sử ” [66, tr.21]

Hoặc theo định nghĩa của UNESCO, trong ý nghĩa rộng nhất,

Trang 16

nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hỏa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc

biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thé hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem

xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những

ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình vượt trội lên bản thân [66, tr.23-24]

Văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau, trên cơ sở phân tích những định

nghĩa về văn hóa PGS TSKH: Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh

thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và

xã hội của mình” Định nghĩa này đã nêu bật được bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa: Tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và

tính nhân sinh [66, tr.22]

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt, Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạo ra Văn hóa

là chìa khóa của sự phát triển “Văn hóa là nên tảng tỉnh thần của xã hội, vừa

là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội Chăm lo

văn hóa là chăm lo nên tảng tỉnh thân của xã hội ” [28, tr.212]

Cho đến nay, mọi người chưa phải mọi người đã đồng ý với nhau tất cả

về định nghĩa văn hóa Từ năm 1952, một số nhà dân tộc học người Mỹ đã

trích lục được trên dưới ba trăm định nghĩa về văn hóa của các tác giả khác

Trang 17

chắn số định nghĩa đã tăng lên rất nhiều tuy nhiên không phải lúc nào các định nghĩa đưa ra cũng có thể thống nhất, hòa hợp, bố sung cho nhau, nhưng tựu chung các định nghĩa đều khăng định răng, văn hóa là một nhân tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của con người và của loài người Thiếu nó, loài người không phát triển Và khi đó xã hội loài người sẽ vĩnh viễn chỉ là một bầy đàn những con vật biết đứng trên hai chân mà thôi Như vậy, trong khi có nhiều định

nghĩa, khái nệm khác nhau về văn hóa, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà

văn hóa lại cùng khẳng định vai trò của văn hóa trong phát triển, coi văn hóa là yêu tô cơ bản, là động lực của phát triển

Từ “Văn hóa” trong vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa ta có thể qui về hai cách hiểu chính Theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lỗi suy nghĩ, lối ứng xử văn hóa được xem là bao gồm những gì do con người sáng tạo ra Văn hóa hiểu theo nghĩa

hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn

Cái đặc trưng cốt lõi của văn hóa, cái làm cho văn hóa có sức mạnh

phục vụ phát triển là bản sắc riêng có của mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc

Chính bản sắc riêng ấy mới tạo ra sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa

trên thế giới, mới kích thích nhu cầu tìm hiểu, tiếp thu, hòa nhập lẫn nhau

giữa các nền văn hóa, nhằm làm cho mình giàu có hơn, phong phú hơn Và nhờ vậy nền văn hóa thế giới từ đó càng đa dạng và phong phú Quá trình này là quá trình sáng tạo — sáng tạo ra những giá trị mới phục vụ đời sống con người Nhờ sáng tạo mà các nên văn hóa có sức mạnh chỉ phối sự phát triển, tạo ra sự phát triển Một nền văn hóa đồng phục sẽ giết chết sự sảng tạo, mà cũng vì thế mà giết chết sự phát triển

Văn hóa chính là kết tinh của nhiều giá trị vật chất và tinh thần trong xã hội Một năm, một thập kỷ, thậm chí cả thế ký không dễ tạo nên cơ sở của

một nền văn hóa dân tộc Mỗi dân tộc có thể có những sức mạnh riêng về

Trang 18

nghĩa đặc biệt Nó tác động trực tiếp và lâu dài đến nhiều hoạt động xã hội Theo một nhà nghiên cứu nước ngoài, Liên hợp quốc có 193 quốc gia thì chỉ

có 34 đân tộc có nền văn hóa có bản sắc trong đó có Việt Nam Sức mạnh của

văn hóa được tổng hợp từ nhiều nhân tố, nhiều điều kiện chính trị, xã hội nội tại không thể vay mượn được Có thể một dân tộc chịu những ảnh hưởng của

một nền văn hóa, văn nghệ của một dân tộc khác nhưng ở một mức độ nhất

định, nhưng không thể áp đặt Văn hóa qui luật của nó là trao đổi Khuynh hướng đóng cửa hạn chế giao lưu văn hóa là trái qui luật Tuy nhiên, văn hóa là yếu tố nội sinh, không thể chuyền giao như chuyển giao cong nghệ từ nước

này, dân tộc này sang dân tộc khác được

Như vậy, “Văn hóa đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội, văn hóa là nên tảng, là mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của sự phát

triển xã hội ” [61, tr.160]

1.1.2 Văn hóa truyền thống

Cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước ngàn đời của dân tộc Chúng ta đã có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo, đa dạng, là

thành quả nghìn năm đấu tranh, lao động sáng tạo của các dân tộc Việt Nam Khi nói tới văn hóa truyền thống, chủ yếu chúng ta muốn

nói đến thành quả văn hóa do cha ông chúng ta đã xây đắp và phát

triển trong quá khứ và nó đã làm nên cái bản sắc, cái độc đáo, cái

đặc trưng của văn hóa dân tộc ta [28, tr.105]

Như vậy, giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc là những gì tinh túy nhất, quí báu nhất Có thể nói bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc là tông thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một

dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó

Trang 19

Giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cũng chính là những

nét riêng có của tỉnh thần, bản lĩnh, tâm hồn, tính cách dân tộc, là tâm lý, là

sức mạnh nội sinh của từng nền văn hóa của mỗi dân tộc Bản sắc văn hóa

truyền thống còn là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình thường xuyên

tự ý thức, tự khám phá, tự tái tạo, tự điều chỉnh và tự tiếp nhận, từ đó tạo cho

dân tộc mình có những giá trị văn hóa riêng mà nền văn hóa khác không có Những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đó được hình thành trong sự chi phối của những qui luật văn hóa chung của nhân loại, nhưng mang những nét riêng có của mỗi dân tộc, làm cho nó trở thành hấp dẫn, độc

đáo cần học hỏi, tiếp thu Bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc thê hiện trong

truyền thống của mỗi dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc hình thành và phát triển theo những điều kiện xã hội và kinh tế, chính trị và thể chế Nó cũng phát triển theo quá trình xâm nhập văn hóa, theo xu hướng tiến hóa chung của nhân loại chủ yếu trên hai mặt mang tính thống nhất vừa giữ vững phát huy cái hay, cái đẹp vừa tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa của nhân loại Đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa “Phương Đông hay phương Tây, có cái gì hay, có cái gì tốt phải học lấy để tạo ra nên văn hóa Việt Nam

Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi

cho văn hóa Việt Nam thật có tỉnh thân thuần túy Việt Nam” [28, tr.22] 1.2 TAY BAC - MOT VUNG DAT GIAU GIA TRI VAN HOA TRUYEN THONG CAC DAN TOC THIEU SO

1.2.1 Tây Bắc - Vùng đất có tam quan trong vé dia ly - Kinh té - Chinh tri

Vung Tay Bac bao gồm các tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào

Cai, Điện Biên có đường biên giới giáp với các nước bạn Lào và Trung

Quốc, Với gần 30 dân tộc anh em: Kinh, Thái, H Mông, Mường, LaHa,

Tày, Dao, Kháng, Sinh Mun, Khơ mú, Lào, Hoa, cùng sinh sống, là

Trang 20

chiến lược đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh -quốc phòng - kinh tế, xã hội và văn hóa Đây là cửa ngõ đường bộ và các tỉnh biên giới cũng là án ngữ các quốc gia phương Bắc tiến xuống Đông Nam Á Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch phản động, từ trước tới nay luôn lợi

dung vi tri hiểm trở, những khó khăn tạm thời về kinh tế - xã hội để thực

thi các thủ đoạn chia rẽ dân tộc, thực hiện “ diễn biến hòa bình” nhằm

chống phá cách mạng nước ta Vì thế, vị trí quan trọng này luôn được các nhà cầm quân trong lịch sử và được Đảng xác định là then chốt trong cuộc đầu tranh cách mạng dành độc lập dân tộc cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tô quốc ngày hôm nay

Trong sự nghiệp đổi, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,

chính sách nhằm thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, cùng đất nước tiến lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa Bên

cạnh sự phát triển chung của đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về mở cửa, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, Khu vực Tây Bắc

cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia, xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên sự chuyển biến

mạnh mẽ về đời sống văn hóa trong đời sống đồng bào các dân tộc Tây

Bắc Từ chủ trương và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước sự cô

Trang 21

nhất Đông Nam Á, hệ thống giao thông nối liền các tỉnh vùng Tây Bắc,

giao thông tới các trung tâm huyện, thị xã, thành phố Hệ thống bưu điện,

chợ, trường học được mở rộng đến từng cụm xã, bản Nhiều thôn, bản đã

có đội văn nghệ quần chúng, nhiều bản đã trở thành bản văn hóa có sức

hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế Trình độ dân trí của

các đồng bào các dân tộc được nâng lên

Để đi khảo sát vào những thành tựu phát triển kinh tế xã hội vùng

Tây Bắc, tác giả luận văn xin đi sâu vào Sơn La, đây là một tỉnh trung tâm của miền núi Tây Bắc Trong những năm đổi mới, nhất là từ khi có nghị quyết 22- Bộ chính trị “ Về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tẾ xã hội miền núi” (Ngày 27 thang 11 nim 1989), chỉ thị 39/1998/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc đây mạnh công tác văn

hóa thông tin ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, cùng hàng loạt các

chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện tốt chính sách dân tộc, Sơn La đã có những bước tiến đáng kê về phát triển kinh tế- xã hội Hiện nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) của Sơn La đạt 7,8% Bình quân lương thực đầu người đạt 400kg, chăn nuôi gia súc, tăng trưởng từ 2-5% năm Sản xuất lượng thực giữ vững được thế ổn

định và tiếp tục phát triển Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 25,5 vạn

tắn năm 2008 Thế trận cây công nghiệp hàng hóa chủ lực hiện nay của Sơn La được củng cô và phát triển, tạo vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu Độ che phủ của rừng năm 1996 là 21,5% tăng lên 50% năm 2008, giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 33,5% Mạng

lưới điện quốc gia đã đến được 99% cơ sở xã, phường, thị trấn, thành phố Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, các dân tộc Tây Bắc nói

chung Sơn La nói riêng đang có những bước tiến đáng kể về phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội Các cơ sở kinh tế mới, hệ thống trường phổ

Trang 22

tính vững chắc, niềm tin tuyệt đối vào con đường đổi mới của Đảng, Nha nước ta hiện nay Sơn La đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ và đang củng cố kết quả đó Về y tế hiện nay đã loại trừ bệnh phong trong toàn tỉnh, trên 2200 bản có cán bộ y tế Trên lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản phát triển về cả chiều sâu và bề

rong, gop phan tích cực vào việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, củng cô khối đại đoàn kết cỗ vũ thực hiện công cuộc đổi mới Hiện nay Sơn La có 450

bản văn hóa, gần 60.000 gia đình văn hóa, có trên 650 đội văn nghệ quân chúng, 70% dân số được xem truyền hình, 80% dân số được nghe hệ thống Đài phát thanh Trung ương và địa phương

Từ những nét cơ bản về kinh tế, xã hội của Sơn La cho thấy, đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc Sơn La cũng như miền núi Tây Bắc hôm nay đã có sự thay đổi đáng kể Những gì đạt được từ chiến lược phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước hôm nay

là do “Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc không chỉ quan tâm đến mặt kinh tế mà

còn đặc biệt quan tâm chăm lo đến đời sống tỉnh thân của động bào các dân tộc thiểu số, đây mạnh sự nghiệp giáo dục, phát huy văn hóa dân tộc và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em ” [53, tr.39], đây chắc chắn sẽ là động lực để đồng bào Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng vững bước phát triển, đi lên

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh miền núi Tây Bắc

thực chất cũng là quá trình hình thành và phát triển con người - nguồn lực cơ bản thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội của bà con các dân tộc Tây Bắc

1.2.2 Tây Bắc vùng đất của những trang sử anh hùng

Tây Bắc, là địa bàn miền núi, nhiều dân tộc, có truyền thống văn hóa

Trang 23

xung yếu, là tiền đồn quan trọng cho bảo vệ tổ quốc Người dân Tây Bắc với bản chất chịu thương, chịu khó, cần cù lao động sáng tạo, yêu quê hương đất nước Do phải thường xuyên đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt, chống

kẻ thù ngoại xâm, tỉnh thần đoàn kết cộng đồng đã tạo nên sức mạnh của thiết

chế xã hội truyền thống

Xưa kia ông cha ta đã dựa vào địa thế hiểm trở và tỉnh thần chiến đấu

của các dân tộc mà dựng cờ tụ nghĩa hay chiến đấu lâu dài chống lại các thế lực bành trướng và xâm lược nước ngoài và trong các cuộc kháng chiến sau này miễn núi vẫn luôn là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc dành tự đo và thống nhất tổ quốc

Thời kỳ chống Bắc thuộc, Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, người dân vùng

Tây Bắc đã cùng nhau đoàn kết với người miền xuôi đấu tranh chống giặc ngoại xâm Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của nhân

dân ta, đồng bào các dân tộc Tây Bắc luôn đoàn kết một lòng theo Đảng, theo

Bác chống thực dân Pháp, vùng Tây Bắc đã trở thành căn cứ cách mạng quan trọng của Trung ương và của Chính phủ ta Thời kỳ này phong trào Việt Minh phát triển mạnh ở đây, thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc Tây Bắc khẩn trương chuẩn bị đón thời cơ dành chính quyền Ngược dòng lịch sử, năm

1943, tại nhà ngục Sơn La, người thanh niên cách mạng dân tộc Thái Lò

Văn Giá, đã cùng với chi bộ nhà tù tổ chức cuộc vượt ngục thành công đưa

nhiều đồng chí là tù chính trị trở lại hoạt động, lãnh đạo phong trào cách

mạng chuẩn bị cho cuộc tổng tiến cơng khởi nghĩa tồn quốc Trong đó có đồng chí Nguyễn Lương Bằng Sau khi trở về người thanh niên này đã hy sinh anh dũng

Cũng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, các dân

tộc miễn núi đã hết lòng ủng hộ và hy sinh quên mình cho kháng chiến đi đến

Trang 24

- tộc Tây Bắc Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân

dân các dân tộc Tây Bắc lại đồng lòng đứng lên, dưới ngọn cờ lãnh đạo của

Đảng vượt qua muôn vàn khó khăn, ra sức lao động sản xuất, góp phần là hậu phương lớn của Miền Nam ruột thịt Ở Tây Bắc chỉ trong bốn năm từ năm

1965-1968 Tây Bắc đã có 159.818 thanh niên các dân tộc lên đường tòng quân ra mặt trận, trong đó có 2% là nữ và nhiều con em các dân tộc thiểu số

Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, bàn chân của con em các đân tộc thiểu số đã in khắp các chiến trường, trong số đó có rất nhiều người

đã không bao giờ trở về

Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, song các thế lực thù địch vẫn lợi dụng địa bàn hiểm trở, cư dân thưa thớt, đặc biệt lợi dụng dân tộc Tây Bắc có

những mỗi quan hệ láng giềng và quan hệ họ hàng thân thiết với đồng bào dân tộc ngoài biên giới hoạt động chống phá cách mạng nước ta, mục đích nhằm vô hiệu hóa các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, trước “Đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta đã từng bước

cảm hóa mạnh mẽ và thu hút được tất cả các dân tộc thiếu số Tt ay Bac di theo

con đường đấu tranh và xây dựng để có dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn mình theo định hướng xã hội chủ nghĩa [53, tr.45]

Với truyền thống yêu nước và lòng tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, tiếp bước cha, anh, “Các dân tộc, tộc người sống trên vùng Tây Bắc đã tìm thấy sức mạnh của mình, con đường phát triển của mình trong sức mạnh và con đường phát triển chung của cả cộng đồng các dân tộc

nước ta,” [53, tr.43] luôn thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước, định canh, định cư, xóa bỏ cây thuốc phiện truyền thống, thực hiện nhận đất, nhận rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới vào gieo trồng, tích cực xóa đói, giảm nghèo, xóa nạn mù

Trang 25

nén van hoa nghệ thuật các dân tộc thiêu số làm cho nó thực sự nở hoa kết trái

góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc Nền văn hóa truyền thống các dân tộc thiêu số vùng Tây Bắc không chỉ tồn tại, đứng yên mà đã và đang luôn luôn vận động phát triển trong sự giao lưu, tác động lẫn nhau Quá trình giao lưu ấy đã thúc đây mạnh mẽ sự xích lại gần nhau, tăng thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc ở nước ta

1.2.3 Tây Bắc vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số

Văn hóa Tây Bắc là trầm tích lịch sử kéo dài và nối liền từ tiền - sơ sử cho đến ngày nay Các đặc điểm địa lý tự nhiên và lịch sử xã hội của vùng đất này đã tạo nên một vị thế và đặc điểm văn hóa riêng, có những đóng góp quan trọng vào tiến trình văn hóa dân tộc Nói đến Tây Bắc là nói đến một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, bởi

mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của hàng chục dân tộc anh em,

mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng và hết sức quý giá Đến Tây Bắc, dễ dàng được chứng kiến cách sống đặc trưng của

văn hóa nhà sàn, đắm mình trong những điệu múa nón, múa chuông, múa

Cống Tốp, Au eo và các làn điệu dân ca trữ tình đằm thắm hòa quyện cùng

tiếng đàn tính, đàn môi, khèn bè, Pí thu, Pí ót Đêm đêm, bên bếp lửa nhà

sàn, trong hương vị rượu cần ngây ngất, sẽ được nghe những bản trường ca, tình ca bất hủ, giàu chất sử thi và thấm đẫm tính nhân văn về quá trình tạo mường lập bản, chống giặc ngoại xâm, về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa và đạo lý làm người Tây Bắc nỗi tiếng với kiến trúc nhà sàn Thái

độc đáo, thơ mộng bằng chất liệu gỗ, nứa, tranh tre, mà điển hình là “khau củ£” sinh động vươn cao ở hai đầu chái nhà và các họa tiết hoa văn hình thoi, hình trám thể hiện ở hàng lan can hay trên các khung cửa số, tạo nên sự hài

hòa tinh tế và phù hợp với cảnh quan thiên nhiên miền núi Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Sơn La có từ lâu đời, điển hình là nghề dệt thổ

Trang 26

lát mây tre, sản xuất gốm của đồng bào Thái, Mường, Dao, Khơ mú; Luyện sắt làm vũ khí và các dụng cụ sản xuất của đồng bào Mông Trong các dịp lễ tết, ngày hội, cộng đồng các dân tộc Tây Bắc có nhiều trò chơi dân gian rất

thú vị như ném còn, kéo co, đua ngựa, ban no, choi quay, ném Pa pao

Những phong tục tập quán, lễ hội của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc như :

3% 66

“sên bản, sên mường”, “lên nhà mới”, “lễ hội gội đầu”, mừng cơm mới”, “cầu mưa” .cũng rất độc đáo và hấp dẫn Tất cả những giá trị văn hóa truyền

thống đó đã tạo nên bản sắc riêng và là hành trang quý giá của các dân tộc Tây Bắc cần phải được bảo vệ gìn giữ và phát huy, bởi văn hóa của mỗi dân tộc chính là “phẩn hồn” của dân tộc ấy, nó là thứ không thể thay thế được, nếu để mất bản sắc văn hóa thì không còn chính dân tộc đó nữa Y thức rõ

điều đó, nhiều năm qua Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc đã chủ động

xây dựng và thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan Để đi khảo sát những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và gìn giữ những gia tri van hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các tỉnh vùng Tây Bắc, chúng tôi xin đi sâu vào tỉnh Sơn La, đây là một tỉnh trung tâm của miền núi Tây Bắc Trong những năm đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện nghị quyết Trung ương

lần thứ V khóa VIII của Đảng, Sơn La đã tổ chức kiểm kê, điều tra, khảo sát,

lập hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích lịch sử và văn hóa, đến nay đã kiểm kê

được 37 di tích lịch sử cách mạng, 36 đi tích khảo cổ học, 14 đi tích danh

thắng, 3 di tích kiến trúc nghệ thuật, trong số này, đến nay có 10 di tích được xếp hạng Quốc gia, 29 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất các phương án bảo tồn được đây mạnh, các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh về bảo tồn di sản văn hóa đã được thực hiện như: Đề tài nghiên cứu “Văn hóa thời tiền- sơ sử Sơn La”; Đề tài “Nghiên cứu bồ sung và viết

thuyết minh giới thiệu mỘt số di tích lịch sử văn hóa đọc Quốc lộ 6 tính Sơn

Trang 27

bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa, tiêu biểu là Khu di tích Nhà tù Sơn La, Di

tích lịch sử văn hóa Quế Lâm Ngự Chế- Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Di tích lịch sử Ngã ba Cò Noi, Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và, Tháp Mường Bám, Thắng cảnh Hang Dơi Mộc Châu Các di tích này đang được bảo tồn và khai thác rất hiệu quả, hàng năm thu hút được hàng nghìn lượt người tham quan, học tập góp phần vào việc giáo dục truyền thống, ý thức

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội của

người dân Sơn La, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa với các vùng miền

trong cả nước

Công tác sưu tầm, gìn giữ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng

luôn được quan tâm, chú trọng Hàng trăm di vật thời Tiền sử, sơ sử đã được

tìm thấy tại nhiều địa phương như Mường Chanh (Mai Sơn); Thôm Mòn

(Thuận Châu) và một số xã thuộc các huyện ven sông Đà như Mường La, Bắc

yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai Gần 2000 bản sách được ghi chép bằng chữ Thái

cô thuộc nhiều thể loại như Sử thị, Trường ca, Truyện thơ dân gian

Nhiều hiện vật của nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống đã được sưu tầm, trưng bày, khai thác Đặc biệt, nhằm bảo vệ các di sản vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, những năm qua Sơn La đã phối hợp với Viện Kháo cỗ học

Việt Nam tiến hành điền dã, khảo sát thực địa phát hiện được 27 di tích, bước đầu đã xác định được tính chất, niên đại của các di tích, di chỉ khảo

cô, đó là: 03 di tích thời kỳ Phong kiến; 07 di chỉ khảo cổ học thời đại kim

khí; 09 di chỉ thời đại đá mới; 08 di chỉ thời đại đá cũ Tất cả những di tích

Trang 28

những giá trị tỉnh thần, những nét đẹp văn hóa trong các lễ nghỉ, sửa đổi

những yếu tố không còn phù hợp, mở rộng quy mô các lễ hội để cho các lễ hội trở thành điểm hội tụ văn hóa của cộng đồng Cho đến nay, Sơn La đã có 01 lễ hội với quy mô Khu vực, đó là Ngày hội Văn hóa các dân tộc Tây

Bắc Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu như các lễ hội: Lễ hội

Hoa Ban, Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Thái; Lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; Lễ hội Mương A Ma của dân tộc Xinh Mun; Lễ hội Xen

Pang A cua dan téc Khang Cac lang nghé truyén thống như: Dệt Thổ cam Thèn Luông- Chiềng Đông- Yên Châu; Gốm Mường Chanh - Mai Sơn, cũng được phục hồi và phát triển.Việc tích cực sưu tầm, bảo tồn va

phát huy các di sản văn hóa vật thê và phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh đã góp phần làm cho các thế hệ con em các dân tộc Sơn La hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử - văn hóa của vùng đất mà cha ông đã khai phá và

dựng xây, từ đó thêm tự hào, gắn bó với quê hương

Có thể nói ý thức tộc chính là đặc điểm, trình độ mức sống của mỗi dân

tộc, được kết tỉnh thành những giá trị văn hóa Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc là kết quả giao lưu của nhiều dân tộc ở nhiều vùng đất khác nhau, ngoài những nét đặc trưng tiêu biểu và tiếp thu tỉnh hoa

văn hóa, các dân tộc Tây Bắc vẫn giữ được bản sắc của vùng núi Tây Bắc nơi

tuyến đầu tô quốc, góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa đó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1.3 QUAN DIEM CUA DANG VA NHA NUOC TRONG CHIEN LUOC PHAT TRIEN TAY BAC

1.3.1 Chính sách của Dang va Nha nước tác động tới Tây Bắc

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến

việc hoạch định hệ thống chính sách đồng bộ, trong đó có chính sách dân tộc,

các văn bản chính sách có ý nghĩa lớn đối với miền núi phía Bắc, nói riêng là

Trang 29

chính sách lớn về phát triển kinh tế miền núi, các văn kiện đại hội Đảng lần

thir VI, VI, VIII, LX, lan thứ X vừa qua

Thông qua hệ thống các văn bản từ văn kiện của Đảng, Chính Phủ,

cũng như các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách, đến việc thê chế hóa và thực hiện trong đời sống chính sách dân tộc

Về kinh tế, nội dung nhiệm vụ trong chính sách dân tộc miền núi phía

chính là chủ trương phát triển kinh tế xã hội miền núi và các vùng dân tộc

thiểu số nhăm tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy tiềm năng và nguồn lực,

đây mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa miền núi và miền xuôi

và phương diện chính trị, thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết,

tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển Đồng bào các dân tộc thiếu số cũng như đa số đều có quyền làm chủ, có day đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, có quyền lợi và trách nhiệm xây dựng thể chế chính trị, phát huy vai trò hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số Dân chủ hóa đời sống chính trị

đã được thực hiện ở các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số Ý

thức chính trị, văn hóa chính trị mà trước hết là những thông tin, tri thức về

chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyên lợi và

nghĩa vụ công dân được chú ý quan tâm trong chính sách dân tộc

1.3.2 Nghị quyết Trung ương V khóa VHI của Đảng với vẫn đề phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Bắc

Trong lịch sử phát triển của xã phát triển xã hội của loài nguoi noi chung và của Việt Nam nói riêng đã chứng minh va khẳng định bất cứ một

triều đại nào, một chế độ chính trị nào, một Đảng nào muốn giữ được vai trò thống trị và lãnh đạo toàn xã hội đều đặc biệt quan tâm đến văn hóa

Trang 30

nguồn từ lịch sử vẻ vang của dân tộc Phương châm phát triển văn hóa Việt Nam phải xuất phát từ nguyên tắc cơ bản: nền văn hóa của chúng ta là của nhân dân

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc bao

hàm các nội dung bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa của các dân

tộc thiểu số tạo nên sự thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam Với Hồ Chí Minh, nền văn hóa của chúng ta phải đặt lợi ích của dân tộc

và nhân dân là trên hết Đó là nền văn hóa thấm đây tính nhân văn Những

người làm công tác văn hóa, văn nghệ phải chủ động đa dạng hóa phương pháp và phong cách sáng tác, luôn luôn tìm tòi sáng tạo để tạo nên những tác

phẩm nghệ thuật đáp ứng được mong đợi của nhân dân Các nghị quyết của

Đảng khuyến khích các nhà văn hóa và các nghệ sĩ tìm tòi nhiều hơn nữa, sáng tạo nhiều hơn nữa trong hoạt động nghệ thuật, đồng thời, phải ngăn chặn những xu hướng văn hóa nghệ thuật suy đồi, phi đạo đức Mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng về nhân dân, vừa gop phan nang cao thi hiểu thẩm mĩ cho nhân dân, vừa phải lắng nghe nhân dân dé tiếp tục có những sáng tạo văn hóa nghệ thuật mới

Từ nhận thức tầm quan trọng và vị trí vai trò của văn hóa truyền thống

của dân tộc ta với tinh hoa văn hóa nhân loại, những sức mạnh tiêm tàng vô

cùng to lớn có thể huy động phục vụ hiệu quả cho công cuộc xây dựng và

phát triển đất nứớc Trong quá trình lãnh đạo cách mạng trong kháng chiến

cũng như xây dựng đất nước, Bác Hồ, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng và phát huy cao độ vai trò của văn hóa Ngay từ năm 1943 đồng chí Trường

Chinh- lúc đó là Tổng Bí thư của Đảng lúc đó đã viết đề cương văn hóa, với

phương châm “ dân tộc - khoa học - đại chúng” Hiến pháp năm 1992 có tới 5 điều nói về văn hóa, xác định một lần nữa nguyên tắc phát triển của nền văn

hóa Việt Nam “đân tộc - hiện đại - nhân văn”, nhằm phục vụ sự nghiệp cách

Trang 31

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trở thành nền văn hóa tiên tiến đậm đà

bản sắc văn hóa đân tộc là mục tiêu cơ bản được đại hội VH của Đảng đề ra từ năm 1991 Mục tiêu này tiếp tục được khang định và nhấn mạnh tại đại hội

VII nam 1996, tới tháng 7 năm 1998 lại được nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ V nêu lên như một trong những quan điểm chỉ đạo cơ bản của sự nghiệp xây dựng sự nghiệp văn hóa của đất nước ta suốt trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội Nghị quyết Trung ương V khóa VIII đã chỉ rõ phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta trong thời kỳ đây mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau:

Một là, phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân

tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ tô quốc Việt Nam Xã

hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại

Hai la, làm cho văn hóa thắm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn

dần cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người

Ba là, phương hướng chung chỉ rõ mục đích của xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm tạo ra

Trên đất nước ta đời sống tinh than cao đẹp

Trình độ dân trí cao, khoa học phát triển

Phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu

dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, tiến bước vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội

Nghị quyết lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa VIII cũng khẳng định 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với văn hóa:

Một là, văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là

động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội

Ta hiểu chăm lo phát triển văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tỉnh

Trang 32

thể có sự phát triển bền vững, dù tiện nghỉ vật chất đồi dào đến đâu thì xã hội

cũng không thể tránh khỏi suy thoái

Phát triển kinh tế - xã hội là để đạt được độc lập, tự do, hạnh phúc, đời

sống được ấm no hạnh phúc Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện, chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương, biến thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của phát triển

Hai là, nền Văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc

Nền văn hóa tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyên tải nội dung

Bảo vệ bản sắc dân tộc không có nghĩa là đóng cửa thu mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phải mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc

những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác Chữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ mãi, hoặc khôi phục những gì đã lạc hậu, lỗi

thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, một đặc điểm rất quan trọng của quá trình phát triển các dân tộc Việt Nam là đoàn kết, thống nhất

Sự thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa Việt Nam còn bao gồm những sáng tạo văn hóa của những người Việt Nam sinh sống ở nước ngồi ln hướng vẻ cội nguồn, cố gắng gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trang 33

Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa của toàn dân mà nên tảng là khối đại đoàn kết dân tộc và đó cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa

Bất cứ chế độ nào cũng có đội ngũ tri thức của giai cấp cầm quyền Trong nền văn hóa của mỗi chế độ bao giờ cũng có một đội ngũ tri thức Đội ngũ những nhà văn hóa Ông cha ta nói “Thiên tài là nguyên khí của quốc gia

Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, trước hết là của nhân dân lao động, trong

đó đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân có vai trò quan trọng, nhất là trong việc sáng tạo ra nền văn hóa đỉnh cao

Năm là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một

sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì

thận trọng

Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc,

sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho

những giá trị văn hóa ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình đầy khó khăn [31, tr.58]

Người hoạt động văn hóa là chiến sỹ kiên cường trên mặt trận văn hóa,

tư tưởng, trong việc giữ gìn những di sản quí báu của dân tộc, tiếp thu những

tỉnh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, tiến hành

kiên trì cuộc đấu tranh với các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mưu toan lợi dụng văn hóa dé thực hiện “Diễn biến hòa bình”

Nghị quyết chỉ rõ 10 nhiệm vụ cụ thể đó là:

Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính

cao đẹp; Xây dựng môi trường văn hóa trong sạch và lành mạnh; Phát triển sự

nghiệp văn học nghệ thuật; Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa; Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học -công nghệ; Phát triển đi đôi

Trang 34

văn hóa các dân tộc thiểu số; Thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo;

Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa; Củng có, xây dựng và hoàn thiện thế chế văn hóa; Nghị quyết còn chỉ rõ: Cùng với “Xây” phải “Chống”, điều cần làm là kiên quyết loại bỏ những kẻ thoái hóa, biến chất về đạo đức ra khỏi tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước Nghiêm trị bọn tội phạm, ngăn chặn và đây lùi những hoạt động phản văn hóa, các sản phẩm văn hóa độc hại Xây dựng nếp

sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, day lùi hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma tủy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng Đảng ta luôn đề cao

việc bảo tồn và phát huy những di sản tốt đẹp của dân tộc Văn kiện hội nghị V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII nhấn mạnh:

Coi trọng và bảo tồn phát huy những giá trị truyền thống và xây

dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật

của các dân tộc thiểu số Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phố

thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số

học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân

tộc mình Phát hiện bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm,

nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số [31, tr.65-66]

Hiện nay việc thực hiện tốt nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa VIII

của Đảng, và học tập triển khai thực hiên nghị quyết của đại hội khóa IX, khóa X, vấn đề văn hóa các tộc người, nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn

hóa, cho cán bộ và nhân dân các dân tộc thiểu số, xây dựng các thiết chế văn

hóa phù hợp, phát triển văn hóa tộc người trong mối quan hệ kết hợp truyền

thống và hiện đại, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa

là người dân tộc thiểu số; đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống “Diễn biến

Trang 35

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát huy những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số song thực trạng đời sống kinh tế - xã hội miền núi và vùng các dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, các di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa miền núi dần dần xuống cấp và bị mai một, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số còn thấp Bên cạnh đó, việc bảo tổn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đang gặp nhiều trở ngại trước thách thức của quá trình toàn cầu hóa Một bộ phận dân tộc thiểu số, những giá trị văn hóa cũng đã chịu ảnh hưởng làm mất đi những nét đẹp văn hóa riêng như trang phục, nhà ở, ngôn ngữ, cưới hỏi, ma chay đã bị “Kinh hóa” không còn hiểm hiện tượng thanh niên nam, nữ dân

tộc không còn tha thiết với những hình thức âm nhạc nghệ thuật của dân tộc mình

Như vậy, vấn đề đặt ra là cùng lúc bảo tồn vốn cô, kết hợp cũ, mới, tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới cho

dân tộc tức là thực hiện sự định hướng về nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc mình, tiếp thu, kế thừa và truyền lại cho muôn đời sau những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy Chính những nhận thức ấy là yếu tố quan trọng xây dựng

lên những định hướng giá trị đúng đắn cho một nền văn hóa mới hiện đại, dân

tộc và nhân văn của Việt Nam

1.4 VAI TRO CỦA BẢO CHÍ TRONG VIỆC TUYÊN TRUYÈN NHỮNG GIA TRI VAN HOA CAC DAN TOC THIEU SO TAY BAC

1.4.1 Đặc điểm công chúng báo chí Tây Bắc * Đặc điểm dân cư, dân số và quan hệ tộc người

Trang 36

lĩnh vực, mặt khác cũng gây những khó khăn trong quản ly xã hội - tộc người

bởi sự khác nhau về phong tục, tập quán, lỗi sống we

Tình trạng cư trú xen kẽ và phân tán không đồng đều nhau trên từng địa

bàn cụ thể tạo nên sự đa dạng trong bức tranh phân bồ tộc người và cũng tạo

nên những khó khăn phức tạp cần giải quyết trên nhiều lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội nhất là trong quản lý kinh tế, văn hóa và

quản lý xã hội tộc người Có thể thấy được số các dân tộc thiểu số cư trú

trên những địa bàn chiếm trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng,

an ninh, môi trường sinh thái

Đặc điểm trong quan hệ dân tộc - tộc người ở Tây Bắc là có truyền

thống đoàn kết gắn bó từ lâu đời Truyền thống đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Bắc đã được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc và đang được phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, hiện nay giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch lớn trên nhiều phương diện Về văn hóa: trình độ văn hóa, trình độ dân trí nói chung

còn thấp, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong một tỉnh, nhất là đồng bào

vùng cao, vùng sâu, xa còn hạn chế nhiều Phong tục tập quán, luật tục, tâm lý, lối sống của các tộc người bên cạnh những yếu tô tích cực, còn chiếm giữ nhiều yếu tô tiêu cực, lạc hậu ở các mức độ khác nhau

Những đặc điểm trên đây về dân số, dân cư và mối quan hệ dân tộc

chưa phải là tất cả, song đó là những đặc điểm nổi bật cần được xem xét, tinh

đến trong giải quyết các vấn đề dân tộc, và quan hệ dân tộc, hoạch định và

thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên con đường doi

mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đó cũng là những vấn đề đòi

Trang 37

1.4.2 Đặc điểm tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí

Cũng như miền núi phía Bắc, người dân miền núi Tây Bắc ngoài những

đặc điểm chung có những đặc điểm riêng Về tính cách, lối song, cư dân ở Tây Bắc là những người thật thà, chất phác có lòng yêu quê hương đất nước

nồng nàn, có tỉnh thần đoàn kết tương thân, tương ái, sống cởi mở, thẳng thắn, chân thành, giản dị Người dân Tây Bắc cũng có tâm lý sùng bái các nhân vật thần thánh, những người có công với cộng đồng, có tập tục thờ cúng gia tiên, có tư tưởng phong phú dệt lên những truyền thuyết đầy màu sắc huyển thoại và sinh động Nói như vậy, song đồng bào các dân tộc Tây Bắc cũng có nhiều hạn chế do việc sử dụng ngôn ngữ riêng ở các tộc người

khác nhau, nên việc giao lưu học hỏi khó khăn, nhất là các dân tộc lạc hậu ở

vùng sâu xa như H°Mông Một đặc điểm nữa là người dân thích hoạt động thực tiễn hơn tư duy và nhận thức, khả năng tiếp nhận thông tin khoa học kỹ

thuật, tiếp nhận thông tin báo chí còn nhiều khó khăn Bản tính bảo thủ, cố

hữu, cục bộ dân tộc địa phương, tự do, lòng tự tôn dân tộc thái quá đã khiến

cho việc tiếp thu cái mới, tiến bộ diễn ra rất chậm, nhiều thủ tục, nhiều thói

quen lạc hậu không dễ dàng thay đổi Tâm lý học hành không có chủ định

vẫn tồn tại không ít trong dân cư

Nhằm nâng cao nhận thức, khả năng tư duy của người dân vùng núi Tây Bắc, nhất là vùng sâu vùng xa, Đảng ta đã có nhiều chính sách ưu đãi, đây

mạnh các hoạt động đưa văn hóa vỀ cơ SỞ, phát triển hoạt động báo chí, phát

thanh truyền hình Hiện nay miền núi Tây Bắc cũng đang thực hiện có hiệu quả chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, chống tái mù chữ, đây cũng là những yếu tố thúc đây việc tiếp nhận thông tin báo chí của đông đảo các dân tộc, kế cả vùng sâu vùng xa Phải khẳng định răng từ những năm 90 trở lại đây đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã được nâng lên

rõ rệt, ngoài việc được tiếp nhận món ăn tỉnh thần mới hấp dẫn là truyền hình,

Trang 38

Từ những việc làm cụ thể đây mạnh thông tin về cơ sở, đồng bào các

dân tộc Tây Bắc hiện nay đã được đón nhận món ăn tính thần phong phú đa

dạng hơn Song thực tế khách quan, trình độ nhận thức, tâm lý vẫn là những hạn chế trong tiếp nhận thông tin Vì vậy, nhu cầu của đồng bào hiện nay đòi hỏi nhiều và sâu về thông tin, cũng là đòi hỏi về phương pháp chiến lược tuyên truyền đối với cơ quan báo chí như chủ trương quan điểm của Đảng ta đã chỉ rõ: Các dân tộc “Cùng phát triển” bên nguyên tắc: “Bình đẳng, đoàn

két, tương trợ”

Có thê nói báo chí là một phần không thẻ thiếu của xã hội, bản thân nó

có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa xã hội

Với chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, báo chí giúp nâng

cao nhận thức văn hóa cho người dân, khẳng định và phát huy những gia tri văn hóa tốt đẹp, hình thành và khơng ngừng hồn thiện lỗi sống tích cực trong

xã hội Báo chí chính là một trường học xã hội rộng rãi cung cấp kiến thức mọi mặt cho đời sống con người dưới dạng vừa bao quát, vừa cụ thê lại dễ

dàng tiếp nhận Xã hội ngày càng phát triển không ngừng và tất nhiên đời

sống văn hóa xã hội cũng không ngừng vận động đòi hỏi con người phải bố sung và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình Hơn thế nữa, tuyên truyền phố

biến về văn hóa cũng là mục đích và nhiệm vụ của báo chí

Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa VIII đã đánh giá “Thông tin đại chúng phát triển nhanh về số lượng và qui mô, về nội dụng và hình thức, về in, phát hành, truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tỉnh thần của xã hột" [31, tr.4]

Đối với công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy những giá trị văn

hóa dân tộc, nhất là bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số, báo chí Tây Bắc nói

riêng, báo chí Việt Nam nói chung giữ vai trò như là một chiếc cầu nối giữa

nét đẹp của dân tộc này với dân tộc khác, xóa bỏ đi khoảng cách, làm cho văn

Trang 39

đó, mỗi dân tộc ý thức về bản sắc văn hóa dân tộc minh va tiếp thu được những nét đẹp, thuần phong mỹ tục, những nhân tố tích cực và phê phán loại bỏ những gì đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc

Báo chí không chỉ phản ánh được những nguyên nhân cũng như thực

trạng của văn hóa, mà còn giới thiệu được những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam, thông qua đó báo chí cũng đã giới thiệu được đến độc giả của mình hiểu và nắm bắt được những nét tinh túy của văn hóa dân tộc

Tuy nhiên hiện nay xuất hiện xu hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa làm mai một văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc từ nghi thức, ăn, mặc, ở, tập quán tiếng nói đã bị pha trộn, âm nhạc dân tộc bị xem thường, những bộ trang phục không còn hấp dẫn với thế hệ trẻ

Để giữ vững và phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên

truyền giữ gìn và bảo tồn văn hóa các dân tộc, tự thân mỗi cơ quan báo

chí, mỗi cán bộ phóng viên cần nâng cao chất lượng báo chí, nâng cao sự

am hiểu về văn hóa dân tộc, luôn đổi mới hình thức cũng như nội dung

tuyên truyền phù hợp với thời cuộc, để giá trị văn hóa các dân tộc Tây

Bắc mãi trường tồn với thời gian

Trang 40

Chuong 2

KHAO SAT BÁO CHÍ SƠN LA TRONG VIEC TUYEN TRUYEN GIA TRI VAN HOA TRUYEN THONG CUA CAC DAN TOC

THIEU SO VUNG TAY BAC

2.1 KHAO SAT BAO CHi SON LA

2.1.1 Dai Phat Thanh - Truyén Hinh Son La

2.1.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La

Ngày 26/9/1977 Đài phát thanh Sơn La chính thức được thành lập trên cơ sở một phần cán bộ và kỹ thuật của Đài phát thanh khu Tây Bắc Những năm đầu mới thành lập với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật

và đội ngũ cán bộ, song với nỗ lực to lớn, các đồng chí lãnh đạo, các thế hệ

cán bộ qua các thời kỳ đã vượt qua những khó khăn ban đầu để đưa sự nghiệp của ngành bước tiếp những năm phát triển

Ngay từ ngày đầu tiên phát sóng các chương trình phát thanh (tiếng phổ thông, tiếng Thái, tiếng Mông và ca nhạc các dân tộc), các chương trình của Đài phát thanh Sơn La luôn là nhu cầu không thể thiếu, là nguồn thông tin kịp thời nhất đến với đồng bào các dân tộc các bản, xã vùng sâu, vùng xa

Nội dung, hình thức các chương trình phát thanh luôn được cải tiến, nâng cao phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của người nghe đài chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người Góp phần định hướng trong công tác tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong quá trình chuyển từ cơ chế bao cấp sang những năm đổi mới, tạo không khí phấn khởi tin tưởng của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, phát triển kinh tế bằng chính tiém nang vốn có của địa phương

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

buổi phât sóng / tuần (số 2, 3, 4, 5, 6, vă 7). Cụ thể được thể hiện qua bảng tổng  hợp  dưới  đđy:  - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
bu ổi phât sóng / tuần (số 2, 3, 4, 5, 6, vă 7). Cụ thể được thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đđy: (Trang 50)
Bảng 2.2: Khảo sât số lượng tin băi trín sóng truyền hình (2008-2009) - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
Bảng 2.2 Khảo sât số lượng tin băi trín sóng truyền hình (2008-2009) (Trang 51)
2.2.2. Kết quả khảo sât trín sóng Truyền hình, khảo sât từ thâng 1 - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
2.2.2. Kết quả khảo sât trín sóng Truyền hình, khảo sât từ thâng 1 (Trang 51)
Lễ hội lă một hình thức sinh hoạt tỉnh thần của nhiều tộc người. Tổ - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
h ội lă một hình thức sinh hoạt tỉnh thần của nhiều tộc người. Tổ (Trang 55)
Truyền hình, Bâo Sơn La, Tạp chí Văn nghệ Sơn La ngăy căng hoăn thiện đâp ứng nhu  cầu  thông  tin  văn  hóa  của  qủ  vị?  - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
ruy ền hình, Bâo Sơn La, Tạp chí Văn nghệ Sơn La ngăy căng hoăn thiện đâp ứng nhu cầu thông tin văn hóa của qủ vị? (Trang 123)
Sau gần một thế kỷ hình thănh, tuy bị chiến ` - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
au gần một thế kỷ hình thănh, tuy bị chiến ` (Trang 137)
(Erietrdoan-3+4-phần hội (trang 3)=kỉm theo hình ảnh. - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
rietrdoan 3+4-phần hội (trang 3)=kỉm theo hình ảnh (Trang 151)
truyền hình tối nay, thứ 2 ngăy 24/11 của Đăi PT-TH Sơn La, trước hết lă nhế - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
truy ền hình tối nay, thứ 2 ngăy 24/11 của Đăi PT-TH Sơn La, trước hết lă nhế (Trang 160)
(Giới thiệu chương trình truyền hình thứ 3 (25.11.08) CHƯƠNG  TRÌNH  TRUYỀN  HÌNH  SÂNG  VĂ  TRƯA  THỨ  3  (25/11/2008  )  - Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc (khảo sát báo chí sơn la từ tháng 12008 đến tháng 62009)
i ới thiệu chương trình truyền hình thứ 3 (25.11.08) CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH SÂNG VĂ TRƯA THỨ 3 (25/11/2008 ) (Trang 161)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w