MEE ⁄ F |
HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CH MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
KHOA TUYEN TRUYEN
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM
XÂY DỰNG VĂN HÓA CỘNG ĐÒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN F166 | 2O7¢~
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Hồng
Thư ký dé tài: Th.S Bùi Thị Như Ngọc
Trang 2I0 NA 1
Chương I: XÂY DỰNG VĂN HÓA CỘNG ĐÔNG - NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN s228220220Ei2Ecee Hee 9 1.1 Xây dựng văn hóa cộng đồng là một hướng nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiỄn - ch T1 HT 21181111915 1555151515 EEnErerreeee 9 1.2 Các khái niệm cơ bản của Xây dựng văn hóa cộng đồng 9
Chương H: XÂY DỰNG VĂN HOA GIAO THÔNG - 2-75: 28 2.1 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa giao thông . - 28
2.2 Thực trạng văn hóa giao thông Việt Nam hiện nay 30
2.3 Nguyên nhân của thực trạng mắt an toàn giao thơng ¬— 39
2.4 Giai pháp xây dựng văn hóa giao thông ở nước ta 46
Chương II: XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐÔ THỊ HH rưkg 58 3.1 Đô thị và văn hóa đô thị . - -G G1 SH 2s vn ecưu 58 3.2 Văn hóa đô thị và đặc trưng văn hóa đô thị 5s «s ss sex 63 3.3 Những yếu tổ tác động đến văn hóa đô thị -s-cs-csccz+: 66 3.4 Vai trò của quy hoạch đô thị trong xây dựng văn hóa đô thị 72
3.5 Giải pháp xây dựng văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay 74
Chương IV: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 80
4.1 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp 80
4.2 Quy trình xây dựng Văn hóa doanh nghiệp .- - 83
4.3 Xây dựng văn hóa ứng xử - giao tiếp trong doanh nghiệp 89
4.4 Xây dựng đời sống văn hóa trong doanh nghiệp - 94
Trang 35.1 Đặc trưng, cấu trúc của văn hóa CÔng SỞ .- S575 S ca 100 : 5.2 Các yếu tố cầu thành văn hóa CÔNG SỞ co cccScceccei 101 5.3 Thực trạng của văn hóa công SỞ 5 + sxsss2 xe, 103 5.4 Một số giải pháp nâng cao văn hóa công sở hiện nay 105
Trang 41 Ly do chon dé tai
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay, cùng với sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật và mạng Internet, cũng với sự vận động và biến
chuyển, giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa vô cùng mạnh mẽ, sôi động giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia, cả thế giới dường như đang ở trong
một “ngơi làng tồn cầu” (global village) mà ở đó, mọi hành động, biến
chuyển của quốc gia này đều có khả năng tác động, ảnh hưởng đến quốc gia
khác ở những bình diện nhất định, thậm chí có thể có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của các chế độ chính trị, các nền văn hóa |
Trong bối cảnh đó, đất nước ta có nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển,
song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức Đặc biệt, nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, kéo theo đó là những nguy cơ về mất én định an ninh kinh tế, an ninh chính trị, quốc phòng đang là vấn đề cấp thiết
đặt ra Thực trạng này đến từ nhiều nguyên nhân, mà nhìn ở góc độ rộng, một
trong những nguyên nhân căn bản là văn hóa cộng đồng của Việt Nam đang
chuyển biến mạnh mẽ với cả mặt tích cực và hạn chế, tác động, ảnh hưởng
không nhỏ đến bộ mặt và xu hướng phát triển của xã hội, của đất nước ta
Xét ở bình diện rộng, văn hóa cộng đồng được hình thành, phát triển từ
nhiều yếu tố văn hóa tổng hợp lại, mà trước hết là từ từng cá nhân trong “xã hội, với các nhận thức, hành vi, cách ứng xử, giao tiếp để tạo thành guồng
quay không ngừng của cuộc sống, ở đó văn hóa cộng đồng không ngừng được sáng tạo, duy trì từ người này sang người khác, từ cộng đồng, dân tộc này sang cộng đồng, dân tộc khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác Chính từ guồng quay là những hoạt động sống, sinh hoạt, giao tiếp, làm việc này của con người mà các biểu hiện, nội dung, giả trị và ý nghĩa của văn hóa cộng đồng ngày càng thêm đa dạng, phong phú và có tác động tương tác trở lại đến
Trang 5phát triển của xã hội được quyết định bởi một phần không nhỏ từ chất lượng cũng như nội dung của văn hóa cộng đồng Nhìn ở góc độ văn hóa, văn hóa cộng đồng là một bộ phận, một thành tố quan trọng của văn hóa, gop phan hình thành nên tính chất và bản sắc của một nền văn hóa, cũng như tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội và đất nước
Nhìn vào thực trạng văn hóa cộng đồng ở nước ta, có thể thấy trong những năm qua chúng ta đã đạt được khá nhiều thành tựu trong xây dựng văn hóa cộng đồng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, cũng như phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập Đặc trưng và
cốt lõi căn bản trong văn hóa cộng đồng của người Việt là tỉnh thần yêu nước, cùng với đó là tỉnh thần đoàn kết, tính cộng đồng, cộng cảm mang đậm bản
sắc văn hóa Việt được thê hiện phong phú, đa dạng và sâu sắc ở nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thầm thấu vào đời sống xã hội và
thực sự đã trở thành nền tảng, động lực tỉnh thần cho sự nghiệp “trồng người”
và xây dựng, phát triển đất nước Đời sống văn hóa vật chất và tỉnh thần của
người dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị được giữ vững và ôn định, an ninh kinh tế, an ninh chính trị, quốc phòng, quan hệ quốc tế của nước ta không ngừng được củng cố và tăng cường, phát triển
Song, rên thực tế, vẫn tôn tại không ít hạn chế trong văn hóa cộng
động, gây tác động, ảnh hưởng, phương hại không nhỏ đến việc xây dựng _ và hình thành văn hóa cá nhân nói riêng cũng như bộ mặt văn hóa nói `
chung của đất nước ta Nói rộng ra, những hạn chế này có thể kìm hãm sự phát triển của mỗi con người cá nhân, góp phần đây lùi tính chất tiên tiến, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang dày công xây dựng,
gìn giữ; có thê cản trở tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế, chính trị, văn
hóa của cả đất nước, cũng như ảnh hưởng đến cả sự tồn vong của chế độ
Trang 6trạng tắc đường xây ra liên tục, thường xuyên, đặc biệt ở các thành phố lớn,
gay ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt văn hóa xã hội và chất lượng phát triển xã hội
- Về văn hóa đô thị: Bức tranh đô thị Việt Nam đang bị cắt nhỏ bởi xu
hướng đô thị hóa, phát triển tự phát, quy hoạch thiếu tầm nhìn dẫn đến sự
lộn x6n, thậm chí tranh giành nhau từng “tắc đất tắc vàng”, lối sống lạnh lùng, quên đi tình ruột thịt, tình nghĩa xóm giềng đang dần trở thành hiện tượng
phổ biến | |
- Về văn hóa doanh nghiệp: Tình trạng làm ăn chụp giật, tư tưởng tiểu _ nông vẫn tồn tại trong hoạt động kinh doanh, những mối quan hệ giao tiếp trong doanh nghiệp, nơi làm việc v.v đang nảy sinh nhiều biến tướng, ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế, bộ mặt và thương hiệu của các doanh nghiệp nước ta, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế và hội nhập
Mặt khác, nằm trong dòng chảy phát triển chung của tiến trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, như một quy luật tất yếu, văn hóa cộng đồng và xây dựng văn hóa cộng đồng Việt Nam hiện nay có những sự biến đổi về cả nội dung và hình thức so với những thời kỳ trước Nghiên cứu, xây dựng văn hóa cộng đồng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng chính là góp phần nghiên cứu, tìm hiểu thực
trạng và xu hướng vận động của xã hội, để từ đó có thể đưa ra những kiến
giải, đề xuất giải pháp, phương hướng phát triển và dự báo xu thế phát triển
của nó trong tương lai
Trang 7văn hóa cộng đồng không chỉ là yêu cầu của thực tiễn vốn luôn biến chuyển và vô cùng đa dạng, phong phú, mà còn là yếu tổ thể hiện trình độ phát triển tất yếu của bất kỳ cộng đồng, dân tộc, quốc gia nào Riêng đối
với Việt Nam, xây dựng văn hóa cộng đồng còn là nhu cầu và điều kiện
cần thiết để gìn giữ, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa Việt, đồng thời
phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa và tạo thành sức mạnh cộng đồng ngăn cản được với âm mưu “điễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch
Văn hóa cộng đồng dân cư là một trong những nhân tố cơ bản làm nền
tang tinh thần của đời sống tỉnh thần xã hội Xây dựng và phát huy những giá
trị của văn hóa cộng đồng là trực tiếp xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, văn minh; góp phần tạo nên động lực mới, quan trọng, đây nhanh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập quốc tế
toàn diện trong giai đoạn hiện nay
Vì những lý do trên chúng tôi chọn dé tài nghiên cứu về Xây dựng văn hóa cộng đông ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng, phát triển đời sống văn hóa cộng đồng là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong những thập kỷ qua Những vấn đẻ về định hướng và nghiên cứu khoa học có liên quan đề tài như sau:
+ Chủ trương của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa
- Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba
(Khoa V-1981); |
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc: VI, VII, VII, [X, X, XI
- Những văn bản liên quan đến xây dựng, phát triển văn hóa do Bộ
Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch và các Bộ, Ngành ban hành
- Các chương trình phối hợp 1952/CTPH/TLĐLĐVN-BVHTTDL về
Trang 8Thể thao và Du lịch ban hành |
Nghị quyết của Đảng và các văn bản đã ban hành trên đây là những
định hướng quan trọng, sự chỉ đạo cụ thê đối với các tổ chức cơ so trong qua
_trinh xAy dung, phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
+ Một số công trình nghiên cứu
- Sách: Xây dung doi sống văn hóa cơ sở, Viện Văn hóa-Bộ Văn hóa,
Nxb Văn hóa, H, 1984
- Sách: Mấy vấn để Ủý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta,
Hoàng Vinh, Nxb Văn hóa Thông tin, H, 1999 |
+ M6t sé dé tai khoa hoc
- Những giải pháp thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (Khóa LY) về văn hóa đi nhanh vào cuộc sống - Ban Tuyên giáo Trung ương, Đề tài khoa học
ma sé KHBD (2006)-11 |
+ Một số bài viết và tài liệu
- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xáy dựng đời
sống văn hóa-Trần Minh Chính (Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở),
(http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/8 50 8 2022009/cucvhcs )
- Xdy dung đời sống văn hoa mới trong mỗi cộng đồng dân cu-Chu Thai Thanh, (25/1/2010, Nguồn:htip://www.tapchicongsan.org.vn/detai )
- Tong két công tác năm 2010, triển khai phương hướng công tác năm
2011 của Cục Văn hóa cơ sở
- Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động (N guon: http://daibieunhandan.vn/def )
- Kết quả xây dựng đời sống văn hoá cơ sở thực hiện Nghị quyết đại
hội Đảng lần thứ X
Trang 9sống văn hóa” trong 10 năm qua của hơn 60 tỉnh, thành phố trong cả nước
(Nguồn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
Văn hóa cộng đồng, với tư cách là một bộ phận, một thành tố quan -
trọng của văn hóa, bấy lâu nay đã được nghiên cứu ở một số bình diện, khía cạnh Ví dụ, bàn về văn hóa cộng đồng, có ý kiến cho rằng, văn hóa cộng đồng là “văn hóa ứng xử của cộng đồng, tức là phương thức và nguyên tắc ứng xử của một cộng đồng trong những môi trường, không gian và thời gian lịch sử xác định” (Phạm Hồng Tung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn số 26 năm 2010, tr 121 - 132) Về thực chất, xây dựng văn hóa cộng đồng trước hết chính là xây dựng và hoàn thiện
từ văn hóa cá nhân, để từ văn hóa của mỗi cá nhân cộng hưởng lại trong những mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau mà tạo thành văn hóa cộng đồng Và văn hóa cộng đồng, từ đó, có khả năng tác động, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một đất nước Song cho đến nay, có thể nói,
chưa có công trình nào nghiên cứu, nhìn nhận nó từ bình diện văn hóa và với
cái nhìn khoa học văn hóa để lý giải được những bản chất, tính chất của các
biểu hiện, tính chất, đặc điểm của văn hóa cộng đồng một cách tương đối
toàn diện, sâu sắc, lấy đó làm căn cứ lý giải và đề ra các giải pháp, phương
hướng xây dựng và phát huy văn hóa cộng đồng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thê của người Việt cũng như của đất nước ta
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu |
Trang 10Đề thực hiện mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
Làm rõ cơ sở lý luận của xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, như:
quan niệm về cộng đồng và đời sống văn hóa cộng động; những nội đụng cơ bản của xây đựng văn hóa cộng đông: văn hóa đô thị, văn hóa giao thông, văn hóa doanh nghiệp,văn hóa công sở
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Xây dựng văn hóa cộng đồng là vấn đề rộng Đề tài giới hạn đối tượng
và phạm vi nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, đề tài tiếp cận nghiên cứu phạm vi đời sống văn hóa cộng
đồng trên một số phương diện chủ yếu: chủ thể hoạt động văn hóa-cộng đồng người; các giá trị văn hóa do cộng đồng tạo ra; các thiết chế và cảnh quan, môi trường văn hóa của cộng đồng: các hoạt động văn hóa của cộng đồng - Tứ hai, thực trạng xây dựng văn hóa cộng đồng được khảo sát trong 10 năm qua (theo tổng kết mười năm xây dựng đời sống văn hóa cơ SỞ)
Xây dựng văn hóa cộng đồng là một môn khoa học độc lập, được xác
định trước hết ở đối tượng đặc trưng của bộ môn khoa học này, đó chính là văn hóa cộng đông và các yếu tổ trong cấu trúc của văn hóa cộng đồng: văn
hóa giao thông, văn hóa đô thị, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Công sở
3 Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử và những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển
- Sử dụng phương pháp văn bản học, phương pháp tổng hợp-phân tích
để xử lý các số liệu thống kê từ các đơn vị cơ sở
6 Đóng góp khoa học của đề tài
Trang 11nghiệm, đề xuất được những giải pháp cơ bản để xây dựng đời sống văn hóa
cộng đồng trong giai đoạn đổi mới, chủ động hội nhập và phát triển
Những kết quả đạt được của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo,
giảng dạy, có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách xây
dựng, phát triển văn hóa, gắn với phát triển kinh tế-xã hội
7 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cầu thành 5 chương:
Chương Ï: Xây dựng văn hóa cộng đồng — Những vấn đề lý luận và
thực tiễn
Chương II: Xây dựng văn hóa giao thông Chương III: Xây dựng văn hóa đô thị
Chương IV: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trang 12XAY DUNG VAN HOA CONG DONG - NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN |
1.1 Xây dựng văn hóa cộng đồng là một hướng nghiên cứu kết hợp
lý luận và thực tiễn |
Dé tai tap trung nghiên cứu thực trạng văn hóa cộng đồng ở Việt Nam hiện nay, biểu hiện trên các lĩnh vực chủ yếu: văn hóa giao thông, văn hóa đô thị, văn hóa công sở, văn hóa học đường và văn hóa doanh nghiệp; cung cấp
những tri thức về: diện mạo văn hoá giao thông Việt Nam, văn hóa đô thị Việt
Nam và quá trình phát triển của đô thị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (đặc biệt trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá hiện nay), những vấn: đề cơ bản về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp, các nhân tố tác động đến lộ trình xây dựng văn hóa công sở ở nước ta
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa cộng đồng, đề tài chỉ ra
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, phương hướng xây dựng văn hóa cộng
đồng Việt Nam một cách hiệu quả, để văn hóa cộng đồng thực sự phát huy được vị trí, vai trò của mình trong việc xây dựng, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân
cách của con người và phục vụ thiết thực cho quá trình xây dựng, phát triển
đất nước ta dân chủ, giàu dep, vin minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa
trong thời đại hội nhập ngày nay |
1.2 Các khái niệm cơ bản của Xây dựng văn hóa cộng đồng
1.2.1 Khái niệm văn hóa cộng đồng
Xét từ góc độ ngôn ngữ học, thì cộng đồng là một danh từ dùng để chỉ
tập hợp của những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội (chẳng hạn, cộng đồng người Việt ở Mỹ, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng nói tiếng Pháp ) Thuật ngữ “cộng đồng” có nghĩa là một nhóm người sông trong một không gian gần nhau và thường chia sẻ những giá trị
Trang 13có thể cùng một mối quan tâm, có thê (Ví dụ: cộng đồng interner; cộng đồng thanh niên đô thị; cộng đồng thanh niên nông thôn, cộng đồng Pháp ngữ, cộng đồng người Hoa, cộng đồng người Mông ) Liên ¡ quan đến khái niệm này còn có cộng đồng dân tộc và cộng đồng quốc tế
Văn hóa cộng đồng là văn hóa ứng xử của cộng đồng, tức là phương thức và nguyên tắc ứng xử của một cộng đồng trong môi trường văn hóa, tương ứng với không gian và thời gian lịch sử xác định, gắn liền với đặc trưng
và các thành tố văn hóa sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tỉnh thần Văn hóa cộng
đồng gắn liền với không gian công cộng, không gian chung của cả cộng đồng Văn hóa cộng đồng là một trong những nhân tố cơ bản làm nền tảng
tỉnh thần của đời sống tinh than x4 hội Xây dựng và phát huy những giá trị của văn hóa cộng đồng là trực tiếp xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành
mạnh, văn minh; góp phần tạo nên động lực mới, quan trọng, đây nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập quốc tế
toàn diện trong giai đoạn hiện nay Văn hóa cộng đồng là tổng thể sống động
các hoạt động của một cộng đồng người nhất định trong lĩnh vực tỉnh thần,
nhằm sáng tạo, lưu giữ, hưởng thụ những giá trị văn hóa, để nâng cao chất lượng sống của cộng đồng đó
Cấu trúc của văn hóa cộng đồng bao gồm những thành tố cơ bản sau: - Chủ thể hoạt động văn hóa — cộng đồng người;
- Các giá trị văn hóa mà cộng đồng đó tao ra, biểu hiện ở các sản phẩm _
văn hóa vật thể và phi vat thé;
- Các thiết chế và cảnh quan, môi trường văn hóa của cộng đồng;
- Các hoạt động văn hóa của cộng đồng:
Trang 14người nhất định, tập hợp một nhóm người trong xã hội, có chung những đặc
điểm nào đó như nghề nghiệp, lợi ích, mối quan tâm, tín ngưỡng v.v
Đề cập đến chủ thể hoạt động văn hóa cộng đồng, cần chú ý đến các
đặc điểm của cộng đồng đó như: học vấn, lứa tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp, tín
ngưỡng, quan niệm sống, hành vi ứng xử trước nghĩa vụ xã hội đối với lao
động và nơi công cộng, nhu cầu về vật chất và tinh than
Hệ thống các giá trị văn hóa là nội dung cốt lõi trong văn hóa cộng đồng, là mối quan tâm hàng đầu của xây dựng văn hóa cộng đồng Giá trị - cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất va tinh than Khi nói đến các giá trị văn hóa là nói đến những giá trị kết tỉnh trong các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra trong quá
trình hoạt động thực tiễn Giá trị văn hóa cũng chính là hạt nhân của văn
hóa cộng đồng
Trong đời sống văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa đóng vai trò là
nơi lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa của cộng đồng đến từng cá nhân Đó là môi trường vật chất đảm bảo cho các hoạt động văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “thuật ngữ thiết chế văn hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành văn hóa Việt Nam từ những năm 70
thế kỷ 20 Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ
sở vật chất, bộ máy tô chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt
động cho thiết chế đó Ví dụ, thiết chế nhà văn hóa bao gồm ngôi nhà, bộ máy
tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa”
Những yếu tố nói trên là điều kiện của một thiết chế văn hóa hoàn
chỉnh Tuy nhiên, trên thực tế, thiết chế văn hóa hình thành như một quá trình,
nó được hoàn thiện dần trong tiến trình hoạt động thực tiễn Đó là nơi các
Trang 15nối giữa sáng tạo và thưởng thức, là nơi diễn ra quá trình chuyên tải những
giá trị văn hóa tới cộng đồng ¬ }
Bên cạnh các thiết chế văn hóa nêu trên, cảnh quan văn hóa là những
sản phẩm tổn tai trong quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bao gồm các thắng cảnh tự nhiên, các kiến trúc, công trình xây dựng, đường phố, tượng đài Cảnh quan văn hóa là môi trường vật chất-văn hóa mà trong đó con người sinh sống Nó biểu hiện bề
mặt trực tiếp của đời sống văn hóa Qua kiến trúc, cảnh quan môi trường, trật tự, vệ sinh ít nhiều có thể khái quát đời sống văn hóa của dân cư Tuy chỉ là
không gian vật chất do con người tạo ra nhưng cảnh quan văn hóa lại có tác động nâng đỡ, điều chỉnh, giám sát hành vi con người, bên trong những cảnh
quan chứa đựng những chuẩn mực của cộng đồng, cũng như thấm đượm sự
lan tỏa của các giá trị văn hóa
Các hoạt động văn hóa của con người trong không gian công cộng tạo nên đặc trưng văn hóa cộng đồng Hoạt động sống nào của con người
cũng chứa đựng các giá trị văn hóa, từ lao động, học tập, ăn, mặc, ở, đi lại
đến giao tiếp, vui chơi v.v Tuy nhiên, ở đây, tiếp cận theo quan niệm coi
văn hóa là thuộc lĩnh vực tỉnh thần, thì hoạt động văn hóa được hiểu là những hoạt động trong lĩnh vực tinh thần, mà mục đích và nội dung trực
tiếp của nó là các giá trị chân, thiện, mỹ Đó cũng chính là những hoạt động sáng tạo, lưu giữ, quảng bá và tiêu dùng các giá trị văn hóa Những hoạt động này có thể là hoạt động của các cá nhân, nhưng luôn diễn ra trong mối liên hệ với cộng đồng Nói cách khác, những hoạt động văn hóa luôn mang tính xã hội
Hoạt động văn hóa là hoạt động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của nhân dân Đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú phải được biểu hiện qua sự lành mạnh và đa dạng của các dạng hoạt động văn hóa, mức độ tham gia
Trang 16Khi xây dựng văn hóa của một cộng đồng, chúng ta cần xem xét đầy đủ Ị tất cả những yếu tố cấu thành của nó trong mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cộng đồng người với vai trò là chủ thể đóng vai trò quyết định đời sống _ văn hóa của cộng đồng Các yếu tố, các lĩnh vực thể hiện rõ nhất đặc trưng văn
hóa cộng đồng là văn hóa giao thông, văn hóa đô thị, văn hóa doanh nghiệp
1.2.2 Khái niệm văn hóa giao thông |
Văn hóa là gốc của một xã hội văn minh, lành mạnh; trong đó văn hóa
glao thông đóng một vai trò quan trọng Giao thông là một trong những lĩnh vực trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là nền tảng vững chắc
đảm bảo cho sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá trình
độ văn minh của một quốc gia trên đà phát triển
Khái niệm văn hóa giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm
văn hóa nói chung Do vậy nó cũng phải được nhìn nhận ở hai khía cạnh vật
thể và phi vật thể, ở việc thể biện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi
dân tộc
Văn hóa giao thông là văn hóa của người trực tiếp tham gia giao thông và của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hóa giao thông như: cơ quan lập pháp; cơ quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông: thanh tra giao thông: người
phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe;
trung tâm đăng kiểm phương tiện; thậm chí cả ban quản lý các khu công
nghệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý chợ, ban quản lý các dự án
xây dựng Đây là khía cạnh phi vật thê của văn hóa giao thông Khía cạnh vật thể của văn hóa giao thông là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá,
cầu cống, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo, bến cảng, âu tàu, bến xe, nhà
Trang 17_ hiện cụ thể như: hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao
thông, có tỉnh thần cộng cảm khi tham gia giao thông, tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,
người tàn tật biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt
Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật,
theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham
gia giao thông Xây dựng văn hóa giao thông nhăm tạo nên thói quen cư xử
có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh
của con người khi tham gia giao thông
Trong văn hóa giao thông có 3 tiêu chí: Hiểu biết đầy đủ và tự giác
chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an tồn giao
thơng; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và
giúp đỡ người khác; có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thong va tinh than thượng tôn pháp luật
Theo Uỷ ban an tồn giao thơng quốc gia: “ Văn hoá giao thông được
biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội
về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thơng Xây dựng Văn hố giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một
chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con
người khi tham gia giao thông” Cũng theo Uỷ ban an tồn giao thơng quốc gia, trong Văn hố giao thơng có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành
động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật
về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng; hai là: có trách nhiệm với bản thân và
Trang 18Văn hố giao thơng là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an tồn, thân thiện Văn hố giao thơng là văn hố của người trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông -
1.2.3 Khái niệm văn hóa đô thị
Văn hóa đô thị có thé hiểu là tổng thể các giá trị vật chất, tỉnh thần và
cả các hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh, làm sản sinh, truyền bá và thực
hành các giá trị chân, thiện, mỹ, nhằm làm giàu tính người trong đời sống đô
thị Văn hóa đô thị là một thực thể tồn tại khách quan trong mối quan hệ với
đời sống thành thị, nó bao hàm các yếu tố văn hóa tĩnh (sản phẩm văn hóa
vật thể, các thiết chế văn hóa .) và các yếu tố văn hóa động (bao gồm cách thức sản xuất, hình thức sinh hoạt văn hóa của cư dân đô thị) như phong tục
tập quán, lễ hội, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động khoa học,
giáo dục, văn hóa, thể thao, Và thông qua các phương thức sinh hoạt củng
với những biểu hiện của nó mà chúng ta có thể xác định lối sống, nếp sống
của các giai tầng cư dân đơ thị Văn hố đơ thị chủ yếu là sự tập trung số
đông dân cư phi nông nghiệp, quan hệ cư trú - ứng xứ có kết cấu giản đơn hơn ở nông thôn: gia đình - đường phố - xã hội Ở nông thôn quan hệ cư trú kết cấu phức tạp hơn, theo kiểu: gia đình - dòng họ - làng xóm, láng giềng -
xã hội Điêu này có nghĩa: người dân ở thành thị khi bước chân ra khỏi nhà
Trang 19quan hệ khác như quan hệ đồng nghiệp, đồng hương, đối tác Văn hoá ứng xử của người dân đô thị có phần thiên về quan hệ trên cơ sở luật pháp và thị trường nhiều hơn, mang đậm văn hóa, xã hội công dân hơn Tuy vậy, văn hóa đô thị có mối quan hệ mật thiết với văn hóa nông thôn, nó được hình thành trên cơ sở văn hóa nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển Xét ở bình diện chung, nếu văn hóa nông thôn gắn liền với nông dân, nông nghiệp thì văn hóa đô thị gắn liền với công nghiệp, công nhân và đội ngũ trí thức Bởi vậy, văn hóa nông thôn thường in |
đậm nét truyền thông văn hóa dân tộc còn văn hóa đô thị lại in đậm yêu tô
hiện đại của nên văn hóa dân tộc Văn hóa đô thị có mối quan hệ hữu cơ với
sự phát triển chung của kinh tế - xã hội đô thị, nó bị tác động, chỉ phối, ảnh hưởng của kinh tế thành thị Cho nên, tuỳ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tê mà các phương thức sinh hoạt văn hóa và sự biểu hiện của nó cũng có sự phát triển tương ứng
Xây dựng văn hóa đô thị trong bối cảnh đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cần thiết bởi quá trình đô thị hóa luôn gắn với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa So với nông thôn, đô thị có những ưu thế vượt trội trong
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống của người dân
Đô thị hóa là xu thế diễn ra mạnh mẽ từ nhiều thập niên trên thế giới,
nhưng ở Việt Nam, quá trình này mới chỉ bắt đầu gia tăng tốc độ Mặc dù vậy, đến nay, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tỷ lệ dân cư đô thị thấp nhất khu! vực và thế giới Phần lớn các đô thị ở Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ, chưả
có siêu đô thị Những giai đoạn trước, dưới tác động của nhiều nhân tố khác
nhau, như: chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, chủ trương và chính
sách phát triển đô thị cùng những hạn chế trong quy hoạch phát triển đô thị,
nên khu vực đô thị Việt Nam phát triển chậm, manh mún, thậm chí diễn ra
“quá trình nông thôn hóa đô thị” Sự phát triển đó khiến lối sống đô thị ở Việt
Nam mang nhiêu đặc trưng của lỗi sống nông thôn - làng xã, lưu giữ nhiêu
Trang 20
tinh chat “tam nông” trong quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng, phong cách -
ứng xử, lề lỗi làm việc | |
_ Những biến đổi của đô thị trong quá trình đô thị hóa tăng tốc có tác
động đa chiều đến lối sống đô thị Việt Nam nói chung, lối sống ở các đô thị
lớn nói riêng Nhìn chung, tuy vẫn chưa hết tính chất quá độ từ nông thôn
sang đô thị, nhưng lối sống đô thị Việt Nam ngày càng đa dạng hóa, biến đổi
nhanh hơn, phức tạp hơn theo chiều hướng hiện đại, hội nhập với thế giới Có thể nói rằng, bản chất của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay nằm ở quá trình biến đổi văn hóa - lối sống từ nông thôn sang đô thị
với những đặc trưng tiêu biểu như: đa dạng hóa, phức tạp hóa, hiện đại hóa,
tốc độ hóa, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố tích cực nhưng cũng không ít
những tiêu cực, trái chiều |
La sản phẩm của quá trình phát triển đô thị, văn hóa đô thị không chỉ
thụ động mà còn có vai trò tác động trở lại đối với chính sự phát triển đô thị
Sự biến đối của văn hóa đô thị trước hết phụ thuộc vào chất lượng phát triển
đô thị, mà cốt yếu nhất là vào chất lượng của quá trình đô thị hóa Văn hóa đô
thị chịu sự quy định của hai yếu tố cơ bản:
Một là, quá trình xây dựng các thành tố không gian - vật chất đô thị Đó
chính là xây dựng môi trường cảnh quan, kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
các điều kiện và các tiện nghỉ sống do con người tạo ra Nói cách khác, đây
chính là phân “nhân tạo” trong đô thị, làm cho cuộc sông của con người ở đỡ thị trở nên tiện nghi, ít phụ thuộc vào môi trường tự nhiên hơn so với nông -
thôn Phụ thuộc nhiều vào thành tố không gian - vật chất đô thị làm cho lối
sống đô thị bị chính phần “nhân tạo” này chi phối, quy định rất rõ
Hai là, quản lý phát triển xã hội đô thị Đó chính là cách thức tổ chức,
xây dựng các mối liên hệ, các kiểu cộng đồng xã hội trong không gian lãnh
thổ đô-thị Quản lý phát triển xã hội đô thị bao hàm trong nó tất cả những thiết
Trang 21hóa đô thị là nói tới sự kết hợp giải quyết một cách tốt nhất hai nội dung trên,
mới đảm bảo hiệu quả để xây dựng văn hóa cộng đồng ở đô thị
1.2.4 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu được quan tâm rộng rãi ở nước ta gần
đây Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề chưa được nhất quán giữa các
học giả, các nhà kinh | té, tuy theo góc nhìn của mỗi người mà có những khái niệm khác nhau về văn hoá doanh nghiệp Tùy theo góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra những nội hàm khác nhau về khái niệm văn hóa doanh nghiệp:
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó
với các tổ chức khác trong lĩnh vực
- Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc
lẫn nhau phố biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài
- Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại
phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp
Tất cả định nghĩa về văn hóa cũng như văn hóa doanh nghiệp
đều nêu lên đặc điểm này hay đặc điểm kia Có thé dua ra một định nghĩa:
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được
gây dựng nên trong suốt quá trình tổn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thong an sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chỉ phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích
Định nghĩa trên nêu bật được ba đặc trưng quan trọng của Văn hóa
doanh nghiệp: |
Trang 22- Giá trị văn hóa nó phải trở thành những quan niệm, tập quán trong một thời gian đủ dài, những giá trị không được chấp nhận bởi doanh nghiệp sẽ bị loại trừ
- Những giá trị đó phải có khả năng chỉ phối đến nhận thức, hành vi
của doanh nghiệp, nó giống như kim chỉ nam, ý thức hệ hướng dẫn, bao trùm
lên suy nghĩ, hành vi ứng xử của thành viên doanh nghiệp trong việc ứng phó với những vấn đề tổn tại và phát triển của mình
Cần phân biệt các thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp”, “văn hóa tổ chức”, “văn hóa kinh doanh”, “văn hóa lãnh đạo”, “văn hóa chất lượng”, v.v Trong đó, văn hoá doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các giá trị văn hoá khác Văn hóa tổ chức chỉ nói đến cách hành xử về mặt cơ cấu, quản lý nhân sự bên trong doanh
nghiệp, giá trị văn hoá đối với nhân viên doanh nghiệp Văn hóa kinh doanh
nói đến cách hành xử của doanh nghiệp trong công việc kinh doanh, chủ yếu
với những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, đối tác, cơ quan
quản lý, chính phủ, cỗ đông, cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động Văn
hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, hay văn hóa chất lượng, văn hóa lãnh đạo là
những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị chung, định hướng cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp; còn văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo, văn hóa chất lượng x: xác
định những giá trị cụ thể về mặt tổ chức, kính doanh, lãnh đạo, sản xuất
thích hợp với đường lối, giá trị chưng của doanh nghiệp
Trang 23Văn hóa doanh nghiệp được xác định là kết hợp hài hòa lợi ích của
nhân viên, khách hàng, đối tác, xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động Để thực hiện mục tiêu đó, văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo
cũng phải được triển khai theo mục tiêu chung của văn hóa doanh nghiệp nghĩa là văn hóa tô chức phải đảm bảo người lao động được bảo vệ quyền lợi chính đáng, không bị bóc lột sức lao động; văn hóa kinh doanh trung thực, không lừa dối khách hàng, đảm bảo môi trường thiên nhiên, có những
hoạt động nhân đạo cho cộng đồng |
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở 3 cấp độ:
- Đó là thực thể hữu hình như những đồ vật: tài liệu, sản phẩm, văn
phòng và vật dụng văn phòng, hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng hoặc ngôn ngữ: chuyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu
- Các chuẩn mực hành vị: nghi thức, lễ nghi, liên hoan
- Các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình
Đây là tất cả những gì ta cảm nhận, nhìn thấy ở một doanh nghiệp
Những thực thẻ hữu hình dé dàng nhận thấy nhưng không dễ dàng để giải mã
ra đặc trưng văn hóa doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào yếu tố này bởi vì phụ thuộc rất nhiều vào cách cảm nhận của riêng mỗi người Một người khác
khi thấy một tổ chức rất chỉnh té, đâu vào đó thì lại cho rằng doanh nghiệp đó
thiếu tính sáng tạo nếu người này đứng trên kinh nghiệm riêng của mình là sự trang trọng cũng có nghĩa là thủ tục và tính qui trình cao Nếu người quan sát làm việc trong doanh nghiệp lâu dài thì có thể cảm nhận đúng đắn hơn mối quan hệ giữa những thực thể hữu hình và đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp Nếu chúng ta muốn biết được mối quan hệ này nhanh hơn thì chúng ta có thể tìm hiểu những giá trị, qui tắc và luật lệ mang tính hướng dẫn cho những hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
Trang 24mình cho là đúng hay không đúng Giá trị được phân chia làm 2 loại Loại thứ nhất là các giá trị ton tại sẵn ngay trong doanh nghiệp một cách khách quan và hình thành tự phát Loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có và phải xây dựng từng bước
Các giá trị được thể hiện có thể được xem là đúng hay sai, hợp lý
hay không tùy thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm của riêng mỗi cá nhân Khi các giá trị này được minh chứng bằng thực tiễn của doanh nghiệp
thì sẽ trở thành những ngầm định nền tảng Để trở thành những ngầm định
nền tảng, các giả định về giá trị phải minh chứng được tính chất thích hợp, đúng đắn trong một thời gian đủ dài và ngay cả khi môi trường thay đôi trong suốt quá trình chuyển đổi trên
Các giá trị thể hiện sẽ giúp ta dự đoán được điều mà lãnh đạo, nhân
viên doanh nghiệp sẽ nói trong nhiều hoàn cảnh nhưng có thê không phải là những điều thực sự được hành động Ví dụ một công ty nói rằng họ luôn trân
trọng giá trị của nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, nhưng
có thê thực tế một số hành động thì không thể hiện mạnh, tuyệt đối điều này Cấp thứ ba là các ngầm định nền tảng Đó là các niềm tin, nhận thức, suy
nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá
trị và hành động của mỗi thành viên Không có sự tranh luận, suy xét đúng sai
cho các ngầm định nền tảng, nó được coi là chân lý cho hoạt động của doanh nghiệp, đây cũng là gốc rễ, bản chất của đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Do đó, việc thay đôi các ngầm định nền tảng trong doanh nghiệp là điều hết sức khó khăn, nhưng ngược lại để giải quyết tận gốc rễ các vấn đề văn hóa của doanh nghiệp là phải giải quyết, thay đổi được các ngầm định nền tảng
Chẳng hạn, có một giả định rằng để hoàn tất thủ tục hành chính một
Trang 25cứ làm thủ tục hành chính là phải chỉ tiền hối lộ, doanh nghiệp mặc nhiên
thừa nhận khoản chi phí không có hóa đơn này, tạo lập một tập tính không tốt
trong công tác kinh doanh Nhưng để thay đổi ngầm định đòi hỏi nhiều yếu tố
như là sự thay đổi về thủ tục hành chánh, đạo đức của cán bộ nhà nước, văn _ hóa kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, tôn trọng luật lệ v.v
Những giá trị ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với nhân viên doanh nghiệp trong việc nhận thức văn hóa doanh nghiệp Nó chi phối hành động của nhân viên Đây là những giá trị văn
hóa cấp cao, văn hóa chìm còn những thực thể hữu hình là giá trị văn hóa nổi
Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những
giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thẻ hiện trong thực tế và trong hành vi của
mỗi thành viên |
Cách vận hành của văn hóa doanh nghiệp cũng làm nên đặc trưng đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp có quan hệ tương hỗ với cách thức mà một doanh nghiệp vận hành bao gồm: phong cách ứng xử, mô hình doanh nghiệp, ra quyết định và phong cách làm việc Các quan hệ được lý giải như sau:
- Các vật thể hữu hình (như văn phòng bàn ghế, tài liệu ) là môi
trường mà nhân viên làm việc Chúng là nhân tố duy trì và có ảnh hưởng trực tiếp lên phong cách làm việc, cách ra quyết định, phong cách giao tiếp và đối
xử Ví dụ: điều kiện làm việc tốt hơn thì việc giao tiếp cũng sẽ thuận lợi hơn
- Ngược lại phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp và đối
xử có ảnh hưởng trở lại đối với những vật thể hữu hình Phong cách làm
Trang 26~ Các giá trị được thê hiện được chia thành hai thành phần Thanh phan
thứ nhất là các giá trị tồn tại một cách tự nhiên khách quan Một số trong các
giá trị đó được coi là đương nhiên chúng ta gọi đó là các ngầm định nền tảng Thành phần thứ hai là các giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp mình Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục được duy trì theo thời gian và dần dần ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên Sau một thời gian đủ lớn thì các giá trị này trở thành các ngầm định theo mối quan hệ
- Tuy nhiên, con người đặc biệt là các nhân viên cấp thấp rất nhạy
_ cảm với sự thay đôi môi trường làm việc và các giá trị mà lãnh đạo đưa vào
Thông thường sự thay đổi này thường bị từ chối khi nhân viên cảm thấy
khơng an tồn Các giá trị không được nhân viên thực hiện sẽ phải thay đôi "hoặc loại bỏ khỏi danh sách các giá trị cần đưa vào
- Một khi các giá trị được kiểm nghiệm qua phong cách làm việc, quyết
định, giao tiếp, đối xử nếu các giá trị đó là phù hợp và dần dần ăn sâu vào tiềm
thức mỗi thành viên và được coi là đương nhiên thì nó sẽ trở thành ngầm định Và đến đây việc đưa mot gid tri mong muốn vào doanh nghiệp thành công
- Các ngầm định thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử Sự ảnh hưởng của các ngầm định
nên tảng còn lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh hưởng của các giá trị được thể hiện Hiểu được mô hình trên mới có thể xây dựng được văn hóa doanh
nghiệp mà mình mong muốn Một doanh nghiệp muốn tất cả nhân viên của
mình đều làm việc đúng giờ Ban đầu có thể sẽ có một số người phản đối Các
biện pháp khuyến khích, ép buộc được thực hiện một cách thích hợp sẽ tạo
ra một nề nếp Theo thời gian, việc làm việc đúng giờ dần trở thành thói quen
Cho đến khi nó trở thành phản xạ tự nhiên, ăn sâu vào tiềm thức và mọi người
cảm thay hãnh diện vì điều đó Lúc đó giá trị này đã trở thành ngầm định
Các nhân viên mới vào doanh nghiệp cũng thấy ngay phong cách làm việc
Trang 27Mi quan hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa dân tộc là quan hệ biện chứng bổ sung Văn hóa dân tộc có ý nghĩa quyết định to lớn đối với văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tế bảo của xã hội, trong đó bao gồm những cá nhân đồng thời là thành viên của xã hội, dân tộc nơi doanh nghiệp
tồn tại Những con người của doanh nghiệp trước khi trở thành những
thành viên của doanh nghiệp, đều được nuôi dưỡng, thấm nhuan văn hóa dân tộc nơi mình sinh ra và lớn lên Văn hóa dân tộc sẽ giúp hình thành nên
bản sắc văn hóa riêng, đặc thù cho văn hóa doanh nghiệp Người Trung Quốc với tính cộng đồng cao nên đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc cũng là tính cộng đồng, liên kết, hợp tác Người Hàn Quốc với sự cần cù, quyết tâm nên họ được mệnh danh là những người Đức của Châu Á, trong
kinh doanh họ rất quyết tâm đạt bằng được mục tiêu đặt ra Văn hóa dân tộc
góp phần tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp và doanh nghiệp khi xâm nhập vào các quốc gia khác nhau phải tìm hiểu văn hóa dân tộc và điều chỉnh
Văn hóa doanh nghiệp mình phù hợp thì mới có thể thành công
1.2.5 Văn hóa công sở
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để
tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước Công sở là một tô chức
thực hiện cơ chế điều hành, kiểm sốt cơng việc hành chính, là nơi soạn thảo văn
ban dé thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý
nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao
Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân Do đó, công sở là
một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý Nhà nước Văn hố tơ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của
các thành viên trong tô chức, tác động qua lại với các cơ câu chính thức và tạo
nên những chuân mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân
Trang 28trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả của nó
Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội
Biểu hiện của văn hóa cong so
Có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động có
tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực biện, việc chuyển từ chỗ
bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện, nó còn được thể hiện thông qua mối quan
hệ qua lại giữa các thành viên trong công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ Xây dựng văn hóa công sở trên nền tảng văn hóa của dân tộc
Biểu hiện hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó là : Tỉnh thần tự
quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong công sở cao hay thấp Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức của mỗi người các bộ công chức,người cán bộ phải xem công việc của cơ quan như công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc Có như vậy hiệu quả
làm việc mới cao được Hiện nay ở một SỐ CƠ quan, tinht han tu quản tự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ý lại và đùn đây trách nhiệm Mức
độ áp dụng các quy chế đề điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc áp dụng đó như thế nào và đi tơi đâu
Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công sở Ở đây đánh giá vào tâm lý của từng cá nhân trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc
Trang 29dé ra thich đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn mực cao hay
thấp Có những trường hợp đề ra chuẩn mực quá cao trong khi tổ chức đó
không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành công việc cụng
không cao.Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới điều kiện hoàn
cảnh ở trong tổ chứ đó
Các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay không.bất kì một cơ quan nảo thì việc xung đột giữa các thành viên trong cơ quan chắc cắn sẽ có nhưng
ở mức độ lớn hay nhỏ Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lí của từng người thì sẽ dé dàng giải quyết các xung đột Các biểu hiện hành vi của
văn hố cơng sở rất đa dạng và phong phú.cần phải xem xét mot cach ti my
mới có thê đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng của chúng tới năng suất lao
động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức công sở nói chung Kĩ thuật điều hành tạo nên Văn hoá tổ chức công sở Đây là vấn đề có liên quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước Nếu những kỷ cưng
này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ được đề cao
và tổ chức có điều kiện để phát triển Thực tế cho thấy rằng, công sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên Yếu tố cơ sở vật chất chỉ một phần, nhưng quan trong hon cả là yếu tố con người sẽ quyết định Văn hố cơng sở Một số
ví dụ cụ thê như sau:
Quy định là làm 8 giờ/ ngày, nhưng công chức đã làm gi trong 8 giờ
ây? Khi câu hỏi này đặt ra thì bắt cứ ai cũng có thể trả lời một cách thắng thắn
là ngồi chơi chờ tới tháng lãnh lương Từ đó hành vi của công chức ngày càng lún sâu hơn
Vệ sinh sạch sẽ, công sở thoáng mát, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
bàn ghé,
Trang 30Vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình phát triển công sở :
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển
và tiến bộ xã hội
+ Đối với công sở, phải xây dựng được văn hóa công sở tiễn bộ, văn
minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương,
dân chủ Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở
+ Tính tự giác của CBCC trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác
+ Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngồi cơng sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực,
phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên Hướng các
CBCC đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn
mực văn hóa của công sở Đó chính là làm cho CBCC hoàn thiện mình
+ Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công sở Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuôi mục tiêu của mình Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết năng lực của CBCC, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở
Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh khơng ngừng hồn thiện cơng sở giúp công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao
Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước hết hay hơn hết là văn hóa công sở Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá
trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách,
Trang 31Chuong II: XAY DUNG VAN HOA GIAO THONG
2.1 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa giao thông
Trong những năm gần đây, an tồn giao thơng đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm Đi khắp nẻo đường , khẩu ngữ “ an tồn giao thơng là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao
thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội
Nhưng tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối và trở thành hiểm họa đối với
bất kì ai khi tham gia giao thông Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao
thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là
người tham gia giao thông Vấn đề xây dựng văn hóa cộng đồng trong hoạt động giao thông thực sự có hiệu quả khi nó được quan tâm của cả cộng đồng
Văn hố giao thơng được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật,
theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham
gia giao thông Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử
có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật
tự an tồn giao thơng như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông Trong Văn
hố giao thơng có ba tiêu chí: | |
- Có nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành
đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toan giao thong
- Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và
giúp đỡ người khác
- Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và
Trang 32Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau: - Tính pháp lý khi tham gia giao thông: Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ _ Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp
đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên
quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn
đỏ, dừng đồ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi ¡nh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều - Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ấn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh
- Tính cộng đồng khi tham gia giao thông: Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thong
Diéu nay thé hiện qua việc không chen lẫn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, dé kip thời ngăn chặn xử lý
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, g1úp ngăn chặn những
vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường
cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội Vấn đề xây dựng văn hóa giao thông là vấn đề của cả cộng đồng,
không chỉ là vấn đề của mỗi cá nhân, nhưng lại bắt đầu từ nhận thức của mỗi
Trang 33-2.2 Thực trạng văn hóa giao thông Việt Nam hiện nay 2.2.1 Các loại hình giao thông và cơ sở hạ tang giao théng
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông ở Việt Nam đã được nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ; rút ngắn thời gian trên các tuyến đường sắt, đường sông; tăng lượng hàng hóa thông qua các cảng biển; tăng lưu lượng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng hàng không Giao thông đô thị được mở mang một bước Giao thông địa phương cũng phát triển góp phần quan trọng thúc đây quá trình chuyển dịch cơ cau kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn rộng lớn
VỀ cơ sở hạ tầng đường bộ, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành việc cải
tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ chính, gồm: trục dọc Bắc - Nam (quốc lộ 1,
_ đường Hồ Chí Minh); hệ thống quốc lộ hướng tâm (các quốc lộ 2, 3, 5, 6, 32, 13, 51, 22, xuyên Á ); hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc, Tây
_ Nguyên va Tây Nam Bộ (các quốc lộ: 279, 4A, 4B, 14, 14C, N2 - Đức Hòa - Thạnh Hóa, NI - Châu Đốc - Tịnh Biên), các tuyến quốc lộ nối đến các cửa
khẩu quốc tế; các vùng kinh tế trọng điểm ; hệ thống đường cao tốc, cầu vượt đã và đang được triển khai xây dựng Nhiều bến xe được xây dựng mới hoặc nâng cấp như: bến xe phía Nam Hà nội, bến xe Mỹ Đình, bến xe Đà Nẵng Việt Nam đã triển khai rất nhiều dự án lớn như: đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3, quốc lộ 13, đường Mỹ Phước — Tan Van (Binh Duong),
các dự án đường sắt nhẹ, tàu điện ngầm, đường cầu TP H8 Chi Minh 86 vén
bỏ ra để đầu tư xây dựng mới, cải tạo cơ sở hạ tang cũ nát trên cả nước
trong những năm gần đây là rất lớn Tuy có những thành tựu như vậy song Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ cũng như nhiều vấn đề khác
Trang 34Yên Viên - Phả Lai - Hạ Long - Cái Lân và nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam Mật độ đường sắt Việt Nam là 0,8km/100km2, trong đó
đường sắt Bắc - Nam dài 1.726km, tuyến Hà Nội - Lào Cai: 230km, Hà
Nội - Hải Phòng: 100km Hai tuyến đường sắt quốc tế là Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hà Nội - Đồng Đăng - Bắc Kinh
VỀ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, Việt Nam đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương); vận tải đường thủy phục vụ thủy điện Sơn
La, tuyến vận tải đường thủy Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, đang _triển khai luéng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu, kênh Chợ Gạo
Về kết cấu hạ tầng hàng hải, Việt Nam đã hoàn thành nâng cấp giai
đoạn 1 các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu, như cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn, cảng Nha Trang, cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ và hoàn thành nâng cấp một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lượng hàng hóa thông qua Việt Nam cũng đang triển khai cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, chuẩn bị triển khai cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cảng trung chuyển Vân Phong
Về cơ sở hạ tang hàng không, Việt Nam đã cải tạo, nâng cấp các cảng
hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất; các cảng hàng không nội địa: Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Côn Sơn, Vĩnh, Điện Biên Phủ, Plây-ku, Đồng
Hới, Liên Khương, Cần Thơ Việt Nam cũng đang triển khai nhà ga hành
khách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, kéo dài đường cất cánh, hạ cánh
35R-17L cảng hàng, không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Trang 35triển như: bến xe, nhà ga, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng
xe, trạm thu phí .Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông chủ yêu vẫn là đầu tư công, một phần là đầu tư của nước ngoài và một phần
_nhỏ là nguồn vốn xã hội hóa |
| Tuy có những thành tựu trên đây song cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế, nhất là ở vùng sâu
vùng xa như miễn núi, hải đảo và thậm chí là ngay ở các thành phố lớn Nhiều
cơ sở hạ tầng xuống cấp, cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ đang là rào cản cho
hoạt động thương mại, kinh tế, an sinh xã hội
2.2.2 Các phương tiện giao thông
Tại Việt Nam hiện có rất nhiều loại phương tiện giao thông Phương tiện giao thông công cộng gồm có: xe kéo tay, xe ngựa, xe thổ mộ, xe xích lô, đò ngang, ghe, thuyền, xuông, tắc rang, vo lải, xe buýt, tàu điện, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, taxi, phà Phương tiện giao thông cá nhân gồm có: xe máy, ôtô, xe đạp Ngoài thuyễn, ghe, xuỗồng thì tắc ráng, vỏ lái là hai loại phương tiện xuất hiện nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long - nơi có hệ thống sÔng ngòi, kênh, rạch chẳng chịt không thích hợp lắm với các loại phương tiện khác, nó làm nên nét văn hóa giao thông độc đáo của vùng Vỏ lái còn gọi là vỏ tắc
ráng hay vỏ vọt, là tên một loại thuyền máy hoặc xudng, ghe nho va dai hinh
Trang 36Ở Việt Nam xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện -_ đi chuyển chủ yếu của người dân Hiện nay cả nước có khoảng 21 triệu chiếc : đang được phép lưu hành, trung bình 4 người dân/ chiếc Riêng tại hai thành
phó lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tổng số xe đăng ký đã là 7 triệu
chiếc chiếm khoảng 1/3 lượng xe lưu hành tại Việt Nam, đáp ứng đến 90%
| nhu cầu di lại của người dân Năm 2013 trên toàn quốc có khoảng 37 triệu xe máy Phần lớn xe gắn máy do các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất
tại Việt Nam và một phan các loại xe rẻ tiền chủ yếu sử dụng tại các vùng
nông thôn nhập khẩu từ Trung Quốc
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây các phương tiện giao thông
có xu thế tăng nhanh theo cấp số nhân đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng Hiện nay, trung bình mỗi ngày
phòng Cảnh sát giao thông làm thủ tục đăng ký mới cho khoảng 1.000
phương tiện, con số này sẽ vẫn không ngừng tăng lên Hà Nội mới chỉ dành
khoảng 7% quỹ đất cho phát triển giao thông, như vậy mới chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu quỹ đất xây dựng đường đô thị Mặc dù nhà nước đã đưa vào sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, taxi song số lượng xe máy, xe đạp, xe ôtô và các phương tiện cá nhân khác vẫn ở trong tình trạng quả tải Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông và: nạn tắc đường
2.2.3 Thực trạng y thức người tham gia giao thông
Theo điều tra của Uy ban An tồn giao thơng quốc gia, gần 80% số
người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 đến 35; gần 80% sinh
viên khi đi xe máy không có giấy phép lái xe; 95% sinh viên điều khiển xe sai
kỹ thuật Đặc biệt, nhiều học sinh THPT không có giấy phép lái xe vẫn sử
Trang 37truyền, giáo dục về Luật Giao thông thì tai nạn giao thông cũng giảm hẳn Những điều có thê coi là thiếu văn hoá và không đáng có nhưng lại xảy ra rất phố biến trên đường phố Đó là khi có vụ va quẹt giao thông trên đường phố dẫn tới cãi vã, xô xát, hàng trăm người đang tham gia giao thông hiếu kỳ đỗ dồn sự chú ý vào đây Tắc đường là lẽ đương nhiên
Qua các con số thống kê cho thấy, thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông có đến hơn 80% đều thuộc lỗi chủ quan của người tham gia giao thông Con số này nói lên rằng, ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn | hoá của người tham gia giao thông còn rất kém Điều nầy thuộc về việc đào tạo và cấp bằng cho người điều khiển các phương tiện giao thông ở nhiều nơi
- bị buông lỏng và sơ sài Một vấn đề nổi cộm hiện nay là giáo dục an tồn giao
thơng trong nhà trường, đặc biệt là tại các trường học phố thông chưa đạt hiệu
quả cao Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, không có băng lái xe, vượt đèn đỏ,
lạng lách đánh võng các lỗi vi phạm đó dường như hội tụ đủ trong những em học sinh đang hàng ngày đến trường Vẫn có rất nhiều học sinh chưa đủ
tuổi đi xe máy đến trường với những hình ảnh phản cảm như chở ba, không
đội mũ bảo hiểm đang gây bức xúc trong dư luận Bên cạnh đó, không chỉ có học sinh, ngay cả phụ huynh và người tham gia giao thông cũng rất kém ý thức, luôn luôn ứng phó linh hoạt với mọi tình huống như đứng đón con tràn
lề đường, tắc đường thì cứ cố len lên vỉa hè, đi ngược đường khiến đường đã
tắc lại càng thêm tắc Ý thức của người tham gia giao thông vẫn chưa có những chuyển biến mạnh Một số thanh thiếu niên khi tham gia giao thông
không chỉ thiếu ý thức chấp hành luật mà còn có những hành vi phản ứng, gây
khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ
Hơn nữa, sự gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và tốc độ tăng sở hữu phương tiện cá nhân trong những năm qua luôn rất cao Cùng với việc phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng thì chất lượng phương tiện giao
Trang 38Năm An toàn giao thông 2012 là chủ đề giao thông đem lại rất nhiều ý nghĩa Chỉ cần trực tiếp tham gia giao thông trong vài giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy sự “thiếu văn hóa” của người tham gia giao thông Các phương tiện tham gia giao thông trên đường như một bầy ong vỡ tổ mạnh ai nấy đi, không phân biệt làn đường, vạch phân làn, vượt xe khác chẳng theo bất kỳ một quy định nào Tình trạng phóng nhanh, vượt âu, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, bóp còi inh ỏi diễn ra như chuyện thường ngày ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt tại những nơi không có cảnh sát giao thông Thậm chí có nhiều người còn cho rằng tâm lý đối phó đã ngắm vào
máu và rất khó để từ bỏ đối với đại bộ phận người tham gia giao thông Thực
tế, trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến khó lường, mặc dù Chính phủ, các cơ quan chức năng đã áp dụng rất nhiều biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông, nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt
Để thay đổi hành vi của con người đòi hỏi phải mất rất nhiều thời
gian và phải thay đổi cả thái độ và hành vi ứng xử của con người trong cách - thức tham gia giao thơng an tồn bởi dường như việc tuân thủ các quy tắc an tồn giao thơng chưa được chấp hành nghiêm túc Có thể việc làm này phải
từ thế hệ này sang thế hệ khác mới có thể thay đổi cách nghĩ, cách làm và
cách ứng xử đúng khi tham gia giao thông Vì vậy, ngay từ bây giờ, từng người dân, từng người tham gia giao thông luôn phải tự rèn luyện mình, phải
tự mình sửa đồi bản thân
2.2.4 Thực trạng vấn đ ùn tắc giao thông và tai nan giao thong
Tai nạn giao thông đã lấy đi không biêt bao nhiêu nước mắt và sinh
mạng của hàng vạn người Nó đã trở thành một vấn đề gây bức xúc,gây thiệt
hại nghiêm trọng về ngừời và của đối với nền kinh tế nhất là trong thời kỳ
kinh tế việt nam đang phát triển,mặc dù chính phủ đã đầu tư và đưa ra nhiều
Trang 39đề lớn của người dân khi ra đường tai nạn giao thông luân đe doạ tính mạng người dân,từng giờ ,từng ngàykhi họ tham gia giao thông
Mặc cho hàng loạt chiến dịch an tồn giao thơng được các ngành, các cấp đặt ra, tai nạn giao thông (TNGT) vẫn cứ diễn ra với nhiều cái chết thương tâm, nhức nhối Theo thống kê của các cơ quan chức năng, số người tử vong do TNGT ở nước ta trong 10 năm qua đã lên tới con số
120.000 người
Tức là, mỗi ngày trung bình có hơn 30 người phải vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống Chưa kể, bình quân mỗi năm Việt Nam mất đi khoảng 40 nghìn tỷ đồng
để khắc phục TNGT Có người so sánh TNGT với những mất mát của chiến tranh Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng Chiến tranh tàn khốc, để lại hau qua nang né, là nỗi đau của nhân loại tiến bộ TNGT không đủ sức gây
những cú sốc lớn nhưng hậu quả cũng không kém phần khủng khiếp Bởi thắm sâu sau những mất mát là những nỗi đau không gì có thể bù đắp: Mẹ
mất con, vợ mắt chồng, con mất cha, những SỐ phận thiệt thòi, những mảnh
đời nghiệt ngã Không gì quý hơn sinh mạng con người, thiệt hại do TNGT gây ra là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn
2.2.5 Thực trạng việc điều hành, quản lý giao thông
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao thông Tiêu biểu là Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Luật Giao thông đường sắt, Luật Giao thông đường hàng không
Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13 tháng I1 năm 2008 Luật gồm 8 chương với 89 điều Chương I: Những quy định chung; chương II: Quy tắc giao thông đường bộ; chương II: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chương IV: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ; chương V: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; chương VI: Vận tải đường bộ; chương VII: Quản lý nhà nước về giao thông
Trang 40Luật Giao thông đường sắt được Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6
năm 2005 Luật gồm 8 chương với 114 điều Chương I: Những quy định chung; chuong II: Kết cấu hạ tầng đường sắt; chương III: Phuong tiện giao
thông đường sắt; chương IV: Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tau;
chuong V: Đường sắt đô thị; chương VI: Tín hiệu, quy tắc giao thông đường sắt và đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng vận tải đường sắt; chương VIỊI: Kinh
doanh đường sắt; chương VI: Điều khoản thi hành
Luật giao thông đường thủy được Quốc hội ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004 Luật gồm 9 chương với 103 điều Chương I: Những quy định chung; chương II: Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; chương II: Phương tiện thủy nội địa; chương IV: Thuyền viên và người lái phương tiện; chương V: Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; chương VỊ: Hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, cảng vụ và
hoa tiêu đường thủy nội địa; chương VI: Vận tải đường thủy nội địa; chương
VIII: Quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa; chương IX: Điều
khoản thi hành
Luật Giao thông đường hàng không dân dụng được Quốc hội ban
hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật gồm 10 chương với 202 điều Chương
I: Những quy định chung; chương II: Tàu bay; chương III: Cảng hàng không,
sân bay; chương IV: Nhân viên hàng không; chương V: Hoạt động bay;
chương VI: Vận chuyển hàng không: chương VII: Trách nhiệm dân sự; chuong VIII: An ninh hàng không; chương IX: Hoạt động hàng không chung;
chương X: Điều khoản thi hành
Nội dung của quản lý nhà nước về trật tự, an tồn giao thơng được
thực hiện trên rất nhiều mặt như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách