Xây dựng xã hội học tập ở việt nam hiện nay theo di sản hồ chí minh

105 34 0
Xây dựng xã hội học tập ở việt nam hiện nay theo di sản hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tưởng Hồ Chí Minh học tập suốt đời 18 1.3 Tấm gương học tập suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh 34 CHƯƠNG VẬN DỤNG DI SẢN HỒ CHÍ MINH VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NHẰM XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM. .. di sản Hồ Chí Minh HTSĐ XDXHHT Việt Nam hội cụ thể hoá, thực hóa lời dạy gương Chủ tịch Hồ Chí Minh hồn cảnh đổi đất nước Xuất phát từ lý trên, chọn vấn đề ? ?Xây dựng xã hội học tập Việt Nam theo. .. Nam chưa có cơng trình sâu nghiên cứu vận dụng di sản Hồ Chí Minh hồn cảnh đổi đất nước Đề tài ? ?Xây dựng xã hội học tập Việt Nam theo di sản Hồ Chí Minh? ?? khơng trùng với cơng trình cơng bố Mục

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

      • 2.1. Về di sản Hồ Chí Minh về học tập suốt đời

      • 2.2. Về xã hội học tập và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam

      • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

        • 3.1. Mục đích nghiên cứu

        • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

        • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

          • 4.2. Phạm vi nghiên cứu

          • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

            • 5.1. Cơ sở lý luận

            • 5.2. Phương pháp nghiên cứu

            • 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

            • 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

            • 8. Kết cấu của luận văn

            • NỘI DUNG

            • CHƯƠNG 1. DI SẢN HỒ CHÍ MINH VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

              • 1.1. Khái niệm cơ bản

                • 1.1.1. Học tập

                • Học tập có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người. Học tập là vấn đề thường xuyên được đặt ra và đòi hỏi giải quyết nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng cùng tồn tại, phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về các vấn đề bồi dưỡng tri thức, đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện học tập nhằm kết hợp lợi ích riêng và lợi ích chung, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của từng cá nhân và cộng đồng.

                • Khái niệm học tập phổ biến hiện nay là quá trình dạy (từ thầy cô) cho học sinh học về một nội dung (chương trình kiến thức) chọn định trước nào đó. Tuy nhiên, khái niệm này không phản ánh đầy đủ và chính xác quá trình học tập bởi nó rất mơ hồ về vai trò của các chủ thể tham gia quá trình học tập và càng mơ hồ về mục đích học tập.

                • Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học tái bản năm 2010, khái niệm học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng, có tri thức; học tập là làm theo gương tốt [73, tr. 587-588]. Như vậy, học tập được hiểu là quá trình dạy - học, tập luyện, tự học và tự tập luyện của hai chủ thể dạy - học về một nội dung nào đó (kiến thức, kinh nghiệm, tư duy, cảm nhận, phương cách hành động…) trong những môi trường cụ thể và trong những khoảng thời gian nhất định để người học hiểu và sử dụng được nội dung đó.

                • 1.1.2. Học tập suốt đời

                • Ngày nay, theo UNESCO khái niệm HTSĐ, được giới thiệu trong Báo cáo “Học để làm Người” (1972) của tổ chức này và đã được phát triển và công nhận rộng rãi trên thế giới: HTSĐ diễn ra từ lúc nằm nôi đến khi qua đời, bao gồm học tập chính quy (formal) và không chính quy (non-formal) trong đó tập trung vào ba trụ cột chính là kiến thức, kỹ năng và năng lực, đồng thời nâng cao khả năng hành nghề, phát triển cá nhân, trở thành công dân tích cực và hòa nhập xã hội [74, tr.25].

                • Theo UNESCO, nhìn chung việc học được quan niệm là để hiểu biết (learn to know) và để làm việc (learn to do). Tuy nhiên học thật sự không chỉ để biết và để làm. Trong xã hội đầy biến động ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì learn what (học cái gì) và learn how (học như thế nào) trở nên hết sức cần thiết nhưng chưa đủ. Làm sao để một người có thể hiểu biết những gì diễn ra xung quanh mình và sử dụng lượng kiến thức thu nhận được để tác động có hiệu quả vào thực tiễn? Cách duy nhất là học và cập nhật kiến thức suốt đời (lifelong learning) để biết, để hiểu, để giao tiếp và nói rộng hơn là để có thể tồn tại (learn to be). Thế giới ngày càng xích lại gần nhau, mỗi cá nhân không chỉ học cho riêng mình mà còn học cho cả cộng đồng, học lẫn nhau và học để chung sống (learn to live together).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan