1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng giáo án điện tử cho chuyên ngành quay phim truyền hình

128 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

fi +

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỖ CHÍ MINH

HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHO CHUYỂN NGÀNH

QUAY PHIM TRUYEN HINH

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: THS ĐINH NGỌC SON DON VI: KHOA PHAT THANH- TRUYEN HINH

HÀ NỘI 2015

Trang 2

MUC LUC So be Ne AN oie pve NE

° °

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 3

1.1 Lich str van dé giao tiép trong giang day 3

1.2 Cac phan mém va céng cu hé tro giang day 30

1.3 Vai trò của giáo án/ bài giảng điện tử trong giai đoạn hiện nay 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH QUAY PHIM TRUYEN HINH TAI HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN 38

2 1 Quá trình ra đời chuyên ngành quay phim truyền hình 38 2.2 Hệ thống các môn học và đặc điểm đào tao chuyên ngành quay phim

truyền hình 39

2.3 Đội ngũ giảng viên 48

2.4 Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên học chuyên ngành quay phim

truyền hình 49

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHO CHUYÊN NGÀNH

QUAY PHIM TRUYEN HINH 56

Trang 3

Chương:

NHUNG VAN DE LY LUAN VE GIAO AN DIEN TU

1.1 Lịch sử vấn đề giao tiếp rong giảng dạy 1.1.1 Giao tiếp trực tiếp trong giáo dục

Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể đề trao đổi thông tin và biểu lộ cảm xúc tạo lập các mối quan hệ Trong cuộc sống, giao tiếp trực tiếp luôn là nhu cầu của mỗi con người Trong quá trình giao tiếp cả 2 bên đều trong trạng thái tâm lý truyền và nhận

thông điệp Đặc diễm của giao tiếp trực tiếp là con người nhận được thông tin

phản hỗi ngay từ đối tác: Mặt đối mặt nên lượng thông tin thu được đa dạng và phong phú Yếu tố cảm xúc được bộc lộ mạnh trong quá trình giao tiếp trực tiếp Giao tiếp là một phương thức giúp con người tồn tại và phát triển Giao tiếp

trong giáo dục là một bộ phận của giao tiếp xã hội Xã hội càng phát triển thì

giáo dục càng giữ vị trí quan trọng

Đối với hệ thống giáo dục, mỗi quốc gia có lịch sử hình thành hệ thống

giáo dục khác nhau Ở Việt Nam, năm 1076, được coi là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của hệ thống giáo dục Nho học, với việc nhà Lý khởi lập Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên ở Việt Nam Ban đầu, Quốc Tử Giám tô chức giảng dạy

cho con em trong Hoàng tộc Đến năm 1253, đổi thành Quốc Tử Viện, giảng dạy cho cả con em thường dân học giỏi ở các tỉnh, huyện Hệ thống giáo dục Nho giáo bắt đầu mở rộng ra ở các địa phương với đối tượng rộng rãi hơn trong các tầng lớp nhân dân Hệ thống giáo dục Nho học, trên cơ sở lấy kinh điển Nho giáo làm nội dung giảng dạy, thông thường phân thành các bậc học như sau: 8 tuổi học sách Hiếu kinh, Trung kinh; 12 tuổi học sách Luận Ngữ, Trung dung,

Đại học; 15 tuổi học sách Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân thu, Chư tử

Trang 4

các tỉnh, phủ và huyện; Trường tư phô biến ở các làng xã do nhân dân đóng góp xây dựng, tự hoạt động ngoài sự quản lý của nhà nước phong kiến tập quyền Với những quan niệm về giáo dục thời phong kiến, người thầy là “trung tâm” truyền đạt kiến thức cho người học Hệ thống trường lớp và các quy định học và thi theo triết lý ấy Việc giao tiếp của người thầy cũng được quy định như tiên học lễ - hậu học văn là những giàng buộc giao tiếp thầy — trò Giao tiếp trực tiếp giữa thầy và trò có vai trò quan trọng trong giáo dục thời phong kiến, hình ảnh ông thầy ngồi trên và lũ trò ngồi dưới nghe giảng với triết lý: không thay dé may làm nên là một ví dụ Hay trong ca dao, tục ngữ thì có câu “muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” và “nhân bắt hoc bat tri ly” nói về vai trò quyêt định của người thây; và học là dé biết cái “nghĩa lý ở đời”

Giáo dục thời phong kiến dựa vào giao tiếp trực tiếp của người dạy và

người học với các phương tiện dạy học như sách bút, bảng phấn Thời gian

người học tiếp xúc trực tiếp với với thầy để nhận tri thức là quan trọng Ngày nay với sự phát triển của khoa học ky thuật đã tác động mạnh tới tư duy giáo dục và hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển đào tạo con người

_ Việc hình thành hệ thống giáo dục với các quy định về trường lớp, cấp

bậc, thi cử từ thời phong kiến và đến nay nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn

đôi mới cải cách giao dục để có hệ thống giáo dục quốc dân với các cấp học như

hiện nay

“Nhà trường nói chung và nhà trường đại học nói riêng với tư cách là một định chế nhà nước - xã hội vận động và phát triển theo quy luật chung của đời sống xã hội - chính trị và quy luật phát triển nội tại của nó Là sản phẩm của một

xã hội, một nền giáo dục nói chung và của nhà trường đại học nói riêng, chất lượng giáo dục đại học có liên quan chặt chẽ với chất lượng nhà trường từ các

điều kiện bảo đảm chất lượng (giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào

Trang 5

nghiên cứu những đặc trưng, quy luật, xu hướng phát triển của xã hội và những:‹ đặc trưng của nhà trường đại học trong giai đoạn phát triển của các nền văn

minh tạo cơ sở khoa học cho quá trình đổi mới và phát triển giáo dục đại học Với quan niệm hiện đại về giáo dục như là một cơ sở hạ tầng xã hội với

các chức năng cơ bản là nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài, giáo dục phát triển dựa trên 4 trụ cột chính là: học để biết, học để làm, học

để làm người và học để chung sống, mô hình phát triển của nhà trường đại học

hiện đại đương nhiên phải được định hướng vào yêu cầu bảo đảm hình thành và

phát triển nhân cách con người có trình độ học vấn cao trong xã hội hiện đại: một xã hội với trình độ phát triển cao chưa từng có trong lịch sử của mỗi quốc

gia nói riêng cũng như lịch sử phát triển xã hội loài người nói chung.” PGS.TS

Trần Khánh Đức, (Giáo đục đại học Việt Nam và thế giới, tr 41)

Giảng dạy là một quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin (bài giảng) giữa giảng viên và học viên dựa trên nguyên tắc của hệ thống giáo dục Trong giảng dạy truyền thống, giao tiếp trực tiếp có vai trò quan trọng nó duy trì mối quan hệ

thây trò thông qua bài giảng với những kiến thức được người thầy chuẩn bị

trước Lớp học là không gian chính cho giao tiếp trực tiếp trên lớp Những đặc điểm của giao tiếp trực tiếp trong giảng dạy:

Thứ nhất, giao tiếp dựa trên mối quan hệ truyền đạt và tiếp nhận tri thức Đây là đặc điểm để phân biệt giao tiếp trong giảng dạy với các giao tiếp xã hội khác Giao tiếp trong giảng dạy luôn lấy tri thức làm trung tâm, hệ thống giá trị đã được khái quát thành chương trình, bài giảng, người thầy luôn phải truyền đạt thông tin trên cơ sở đó Mục tiêu giao tiếp của cả người dạy và người học đều

hướng tới nhận thức các giá trị trên cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn Trong

Trang 6

thông tin trí thức đã được khái quát theo bài giảng, sách giáo khoa và kiến thức - - mở rộng do người thầy truyền đạt Người học tiếp nhận thông tin trong lớp học đồng thời cũng phản hôi va chia sẻ kiến thức với những hiểu biết của mình

Thứ hai, giao tiếp một chiều chỉ phối quá trình giảng dạy Đây là một đặc điểm của giao tiếp trong giảng dạy, mối quan hệ giữa người nói và người nghe Khi người thầy dành nhiều thời gian để nói thì người học chủ yếu là nghe Do đặc điểm này mà các giờ giảng truyền thống người dạy chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình Với thuyết trình thì người thầy là trung tâm cung cấp thông

tin, người học chủ yếu là tiếp nhận Trong giờ thuyết trình người học bị giàng

buộc bởi vị trí ngồi cũng như các quy định nên thường chỉ nghe và ghi chép, bị hạn chế phản hồi thông tin Giao tiếp một chiều có ưu điểm là người dạy truyền đạt được nhiều thông tin đến nhiều người trong một thời gian Tuy nhiên, giao

tiếp một chiều cũng bộc lộ hạn chế vì giảng viên ít tiếp nhận được thông tin

phan héi từ người học, khó biết được người nghe nhận thức bài giảng thế nào

Giao tiếp một chiều liên tục cũng làm người nghe mệt mỏi mắt sự chú ý, họ

chuyển sang làm việc khác Hiện nay môi trường học tập đã thay đổi các giảng viên đang tìm cách để hạn chế giao tiếp một chiều để tăng cường tương tác với người học với các phương pháp giảng dạy tích cực

Trang 7

hẹp khoảng cách trong giao tiếp giảng dạy là kỹ năng mà người giảng viên cần: : quan tâm Di chuyển làm thay đổi điểm nhìn của người học, kết hợp giữa di chuyển và ngôn ngữ cơ thê giúp người giảng viên linh hoạt trong giao tiếp trực tiếp

Thứ ba, âm lượng giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp giảng dạy Vì người giảng viên luôn phải nói với nhiều người nên âm lượng và ngôn ngữ nói có vai trò quan trọng Âm lượng không chỉ liên quan tới sức khỏe mà còn là vấn đề kỹ thuật của người giao tiếp Khả năng giữ giọng nói truyền cảm và cuốn hút

dé chi phối người nghe rất cần với mỗi giảng viên Giọng nói biểu cảm với âm

lượng đủ cho không gian lớp học, những giảng viên có kinh nghiệm giao tiếp tốt thường sử dụng âm lượng để kiểm soát giao tiếp

Trang 8

CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI GIAO TIẾP TRỰC TIẾP -

M GIỌNG NÓI NGÔN TỪ

a NGON NGỮ CƠ

1.1.2 Giao tiếp gián tiếp trong giảng dạy

Giao tiếp gián tiếp là cách con người trao đổi thông tỉn qua phương tiện trung gian Khoa học càng phát triển thì các phương tiện giúp con người giao tiếp với nhau càng đa dạng Trong lịch sử phát triển của loài người, các hình thức giao tiếp gián tiếp xuất hiện rất sớm Đầu tiên con người truyền tin cho

nhau qua các vật thể mang ký hiệu như bẻ cành cây đánh dấu đường đi, vẽ lên

vách đá Rồi sau này con người tìm mội cách để liên lạc với nhau ở những không gian rộng lớn hơn

Sách, vở, tài liệu là những vật dụng quen thuộc trong quá trình giảng dạy, giúp người dạy và người học truyền đạt được nội dung kiến thức Khối lượng kiến thức của nhân loại ngày càng nhiều người ta tìm các cách lưu giữ,

thư viện đã trở thành trung tâm mà cả thảy và trò đều có thể kiếm tìm để đọc tài

liệu Với sự phát triển của mạng internet, thư viện điện tử ra đời phá vỡ không gian truyền thống Người học trên toàn thế giới có thể cùng dùng chung tri thức ở nhiều thư viện khác nhau Ngôn ngữ là một trong những trở ngại chính trong

quá trình đọc tài liệu Các nhà khoa học đang tìm cách để tự động dịch được

Trang 9

Như vậy giao tiếp gián tiếp trong các nhà trường ngày cảng quan trọng, nó tạo cho người học chủ động tìm kiếm tri thức qua các phương tiện trung gian, hỗ trợ

cho giao tiếp trực tiếp khi lên lớp Hệ thống thư viện là một bộ phận quan trọng

của mỗi nhà trường, là không gian nghiên cứu và tiếp nhận tri thức cho cả thầy va trò Nội dung của hàng trăm, ngàn cuốn sách vả tài liệu giúp người học mở rộng tư duy có thể đọc ở những thời gian khác nhau

Đèn chiếu là phương tiện phổ biến hiện nay giúp các giảng viên truyền

đạt kiến thức qua các slide, việc hiển thị nội dung qua màn hình để người học

được nhìn thấy là bước tiến của công nghệ Những giờ giảng truyền thống chủ yếu dựa trên giao tiếp thuyết trình đã được hỗ trợ bằng hình ảnh Đèn chiếu giúp

hiển thị: chữ viết, ảnh, đỗ họa và video Tuy nhiên, nếu làm dụng đèn chiếu

trong các giờ lên lớp thì dẫn đến tình trạng người học bị lệ thuộc vào giao tiếp gián tiếp, mà mục tiêu của giảng dạy trên lớp là thông qua giao tiếp trực tiếp để

bài học luôn sinh động

1.1.3 Sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại

Mạng internet ra đời đánh dấu một giai đoạn truyền thông mới, nó tác động mạnh vào nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Đặc điểm quan trọng của mạng internet là kết nối và chia sẻ thông tin từ đó tạo nên tương tác Việc giao tiếp giữa người dạy và người học qua mạng intenet đã trở thành phổ biến Có nhiều công cụ giao tiếp hữu hiệu thông qua mạng Email là một cách giao tiếp thông qua hộp thư điện tử để gửi và nhận nội dung Giao tiếp qua thư điện tử đã rút ngắn thời gian liên lạc so với hộp thư bưu điện truyền thống Cùng một nội dung giảng viên có thể gửi đến nhiều người học qua thư điện tử

Hiện nay youtube là một kênh truyền thông hình ảnh quan trọng nó tập

hợp hàng trăm triệu các video clip khác nhau trên toàn thế giới, nó là công cụ

quan trọng giúp con người chia sẻ thông tin và tri thức nhân loại Tên miền

Trang 10

web đã được phát triển trong những tháng tiếp theo Những người sáng tạo cung cấp cho công chúng một bản xem trước của trang web tháng 5 năm 2005, sáu tháng trước khi YouTube ra mắt chính thức Năm 2006, YouTube là một trong những trang web phát triển nhanh nhất trên Web, tải lên hơn 65.000 video mới và cung cấp 100 triệu lượt xem video mỗi ngày trong tháng bảy

Sự phát triển của mạng internet đã tác động đến quá trình đào tạo của các trường đại học Những giá trị truyền thống đang được đan xen với cách thức

mới Nhiều trường đại học đang xây dựng thư viên điện tử dé người học có thể tham khảo tài liệu mọi lúc, mọi nơi

Trên tờ báo mạng Vietnamnet ngày 20/9/2012 có đăng các ý kiến của

nhiều độc giả về vấn đề thư viện điện tử, nhiều ý kiến cho rằng, các trường ĐH

nên số hóa tài liệu để nâng cao chất lượng, hiệu quả của thư viện Giải pháp sách

điện tử và báo chí điện tử cho các trường ĐH Việt Nam theo độc giả Đỗ Tuấn:

“Cần cái server tốt, một năm bỏ vài trăm ngàn đô mua trọn gói các sản phẩm (download không giới hạn số lượng) của vài nhà xuất bản lớn thế giới như Springer Mỗi sinh viên có 1 tài khoản truy cập, download sách vở theo hướng dân của giảng viên về rỗi đọc trên máy tính hoặc in ra giấy."

"Kinh tế hơn thì Bộ GD-ĐT đứng ra mua trọn gói các sản phẩm của vải NXB uy tín trên thế giới, sau đó phân bổ cho các trường ĐH Mỗi giáo trình chỉ cần mua 1-2 cuốn, sinh viên muốn đọc nhiều thì photo ra Mỗi chủ đề cần 5- 10 giáo trình do các tác giả khác nhau viết để đa đạng chọn lựa cho sinh viên"

Anh Lê Vũ Tuấn Hùng - giảng viên của ĐHQG TP.HCM: “Hiện nay, ở

các thư viện hiện đại, ngoài sách vở in dưới dạng truyền thống thì hầu hết các loại sách báo khoa học được phổ biến dưới dạng điện tử Trong ĐHQG

TP.HCM đều đăng ký mua các trang web này, sinh viên và giảng viên chỉ cần ở nhà truy cập”

Trang 11

Số: đông ý kiến: độc giả cho rằng, Internet chính là một dạng thư viện rất -

hiệu quả, thậm chí có ý kiến đề xuất “không cần thư viện nữa” Qua rồi thời mà

các ông thầy găm đồ đánh đó học trò Tuy nhiên, thư viện điện tử có hình thành

thì thư viện truyền thống vẫn tổn tại Song song 1.1.4 Bài giảng điện tử

Theo từ điển Giáo dục học, bài giảng là một phần nội dung trong chương

trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh [6,14]

Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: Định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ

hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng,

sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải

thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình vvv Bài giảng

luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương ứng

với một hoặc hai tiết học Khi thực thi một giáo án kế hoạch dạy học nào đó trên

đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì được

coi là đang thực hiện một bài giảng Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng là động Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà trong đó toàn bộ hoạt động dạy học được chương trình hóa thông qua môi trường multimedia [2] Các đơn vị của bài học đều phải được multimedia héa Multimedia duoc hiểu là đa phương tiện, đa truyền thông Trong môi trường đa phương tiện, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản,

đồ họa, hoạt hình, ảnh chụp, âm thanh và phim video

Ở mức độ thấp nhất, giáo viên thực hiện giảng bài dưới sự hỗ trợ của bản

trình diễn để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đáp ứng được mục tiêu của

bài học Ở mức độ cao nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kịch bản dạy học

Trang 12

tương tác và khả năng quản lý Đặc biệt nó có thể thay thế vai trò của người thầy

ở một số thời điểm nhất định.[ 1]

Khác với bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử là sự tương tác

giữa người dạy với người học nhờ các phương tiện dạy học có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin Mức độ giúp đỡ của công nghệ thông tin trong một bài

giảng điện tử là khác nhau do sự khác biệt về nguồn thiết bị của cơ sở giáo

dục đó và do thói quen, sở thích của người dạy

Như vậy, bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà sinh

viên ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học, nó bao gồm tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của sinh

viên Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ đề thay thế “bảng đen

phần trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp

Khái niệm bài giảng điện tử

Hiện vẫn chưa có một định nghĩa chính thức, thống nhất về loại bài

giảng này Bài giảng điện tử có thể được hiểu theo 2 cách:

- Bai giảng điện tử như một “sản phẩm” điện tử, được số hóa ( giáo trình điện tử, giáo án điện tử, hồ sơ dạy học, học liệu điện tử) được thiết kế, tổ

chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định Dạng thức số hóa có thể là văn

ban, âm thanh, hình ảnh, đồ họa , ký hiệu, thí nghiệm mô phỏng Sản phẩm này

có thê được dùng một cách độc lập hoặc tích hợp với các bài giảng truyền thống hiện nay Thay vì lên lớp với các tập giáo trình đồ sộ, người dạy chỉ cần một thiết bị chứa dữ liệu, phần mềm chuyên dụng, máy tính xách tay và máy chiếu

Ngược lại người học vì một lý do nào đó, do chưa hiểu hết được vấn đề nội

dung có thê thao tác lặp đi lặp lại với nội dung qua máy tính, đĩa CD-Rom,

băng hình |

- Bài giảng điện tử như một quá trình dạy hoc được điển tử hóa, số

Trang 13

và nội dung tri thức tương tác với nhau trong một môi trường số hóa (thường là -

mạng Internet) ở mọi lúc, mọi nơi

Các bài giảng, khóa học được thiết kế và triển khai với sự trợ giúp của công nghệ thông tin có thể tạo ra những chuyên biến vượt trội về chất so với các bài giảng, khóa học truyền thống: đó là người học có thể “thaoo tác” được với nội dung Nội dung của dạy học truyền thống là những kiến thức khoa học được chắt lọc, đóng gói trong giáo trình, sách giáo khoa và được chuyển đến người học một cách cứng nhắc (người học không thê “tương tác”, “thao tác” được với nội dung) Trong khi đó nội dung của bài giảng điện tử lại không phải ở chính bản thân thông tin, tri thức mà là cách tìm kiếm, lựa chọn xử lý thông tin, giải quyết vấn đề Như vậy, bài giảng điện tử ( được hiểu khái quát như sản phẩm và

quá trình) về cơ bản khác với bài giảng truyền thống ở những điểm: Không bị

giới hạn bởi không gian, thời gian; Mềm dẻo, có thể tương tác được; Tạo sự linh hoạt trong tốc độ triển khai học tập tùy thuộc vào năng lực của cá nhân người

học; Tạo ra môi trường học tập bình đẳng, phù hợp với các đối tượng khác nhau;

Tạo ra khả năng tích hợp mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ trong dạy học; Tạo ra sự thay đổi căn bản trong quan niệm về vị trí, vai trò của người dạy, người

học

Một cách khái quát có thể coi bài giảng điện tử là một tổ hợp sản phẩm và

các dịch vụ, hoạt động (được thiết kế nhờ ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ

thông tin) của người dạy và người học nhằm giải quyết những mục tiêu dạy học, đảm bảo tính toàn vẹn và thống nhất của quá trình dạy học Ở cấp độ cấu trúc kỹ thuật, bải giảng điện tử là một tổ hợp các nội dung dạy học (bao gồm cả nguồn

học liệu) được thiết kế phù hợp với các ý đồ triển khai dạy học (hoạt động dạy, hoạt động học và tự học, hoạt động kiểm tra đánh giá) nhằm giúp cho người đạy

và người học thực thi các nhiệm vụ theo mục tiêu và kịch bản sư phạm đã định

Ta

Trang 14

-.-: Thế hệ l: các bải giảng điện tử (giáo án điện tử) có chức năng chủ yếu là trình diễn nội dung: sử dụng đa dạng các hiệu ứng trình diễn, tích hợp các

công cụ Multimedia, siêu liên hết Chưa có tính tương tác cao giữa người học và nội dung dạy học, không có tính “mở”

- Thế hệ 2: các bài giảng điện tử có tích hợp công cụ Multimedia

giúp người học tương tác được với nội dung dạy học: quan sát, làm bài tập, thực

hành, kiểm tra, đánh giá

- Thế hệ 3: các bài giảng điện tử có tính tương tác cao giữa người

dạy, người học và nội dung dạy học (trực tuyến/ ngoại tuyến; trực tuyến/ gián tiếp) trong đó người học có thể tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng nội

dung học liệu, các hoạt động dạy học, giao tiếp với nhau

Thiết kế bài giảng điện tử

Thiết kế bài giảng điện tử chính là thiết kế một kế hoạch và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động,

bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh.[3] Khác với các phương tiện công nghệ dạy học truyền thống như bảng, vật

mẫu, tranh ảnh, tivi, video, máy casette, có thê coi bài giảng điện tử như một đa

phương tiện (multimedia) cho phép làm trung gian giao tiếp giữa người học và

nội dung tri thức Người dạy

Người học 3» Bài giảng điện tử

Trang 15

Nguyên tắc:1: Môđun hóa, liên kết hóa noidung - óci-::

Nội dung của bai giảng điện tử cần phải thiết kế theo ý đồ sư phạm rõ

ràng, có cấu trúc khoa học, hợp lý, phù hợp với các hoạt động bộ phận của quá trình dạy học: Bài X Block 1 —_— Ly thuyét Module 1 —>|_Module 2 <>) Module 4 Block 2 Bai tap KTDG Block 3 say Tu hoc tu NC -

Căn cứ vào mục tỉ dung môn học (bài học, chương học)

có thê xây dựng các liên kêt chéo (siêu liên kết) giữa nội dung cục bộ của các môđun khác nhau

Nguyên tắc 2: Tính tương tác với nội dung dạy học

Các văn bản được số hóa, hình ảnh, âm thanh, biểu đổ, ký hiệu, phần

mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo chưa đựng nội dung dạy học được tích hợp theo ý đồ sư phạm trong bài giảng điện tử sẽ tạo ra cơ hội giúp người học trở thành chủ thể tích cực trong chính quá trình dạy học Khối lượng kiến thức và

kỹ năng thu được ở người học sẽ tương ứng với mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo của chính chủ thể hành động Mặt khác, mỗi người học sẽ có cơ hội lựa chọn cho mình khối lượng nội dung, tốc độ học tập phù hợp

Nguyên tắc 3: Đa phương tiện hóa (multimedia) trong trình bày nội dung Sử dụng Multimedia trong xây dựng bài giảng điện tử sẽ giúp kích thích đa giác quan trong quá trình tiếp nhận, lưu giữ và xử lý thông tin, tăng sự chú ý, hứng thú và quan tâm của người học

Cáu trúc của một bài giảng điện tử

Trang 16

Câu trúc cơ bản của một bài giảng điện tử được thé-hién qua sơ đô sau: | BÀI GIẢNG | — NOI DUNG 1 | LÝ THUYÉ T1 _ — MINH HOA | —¬ NỘI DUNG 2 BÀI TẬP ; —] LY THUYET 2 ——>— , ——Ì| MINH HOA — NOI DUNG n BAI TAP

—{ ON TAP — KIEM TRA

—{ TOM TAT — GHI NHO

Thông qua câu trúc này, một bài giảng điện tử cân thê hiện được:

_~ Tính đa phương tiện (multimedia): sự kết hợp của các phương tiện khác nhau dùng để trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm văn bản (text), âm

thanh (sound), hình ảnh đồ họa (image/graphics), phim minh họa, thực

nghiệm

- Tính tương tác: sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép người thầy và người học khai thác các đối thoại, xem xét khám phá các vấn đề, đưa ra

câu hỏi và nhận xét về câu trả lời

- Một điểm mạnh của cấu trúc bài giảng điện tử là hoạt động với máy tính

không tuần tự và đó cũng chính là ưu điểm tuyệt đối của web Khi sử dụng bài | giảng điện tử, người sử dụng có thể sử dụng bất cứ trang nào, phần nào tùy theo

mục đích, nhu cầu của họ, không nhất thiết phải theo một tuần tự nhất định

Trang 17

Ouy trinh thiét ké bai giang dién tlhe lên I See

Trước khi có ý tưởng thiết kế một bài giảng điện tử cần chú ý một số điểm

quan trọng sau: lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học

nào cũng cần tới bài giảng điện tử Chủ đề dạy học thích hợp là chủ đề có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi

sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả không đáng kê Có thể chỉ ra một số trường hợp nên thiết kế bài giảng điện tử:

- Khi day học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng

- Khi cần giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nào đó thơng qua việc hồn

thành số lượng lớn bài tập |

- Xây dựng các phần mềm day học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó

- Tổ chức đánh giá tự động trên máy Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân

hàng câu hỏi, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để thành lập các bộ đề khác

nhau

Các công đoạn chính của công việc thiết kế một bài giảng điện tử:

¬ Xác định đối tượng, mục đích, mục tiêu chính của bài giảng điện tử

- Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt, cách thức truyền tải thông tin, kiến thức

- Thể hiện các ý tưởng đặt ra cho tiết học trên máy tính

- Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng đã hoàn thiện Có thể thay đổi lại nếu cần thiết

- Đóng gói và ghi bài giảng vào máy tính hoặc đĩa

Ta có thể cụ thể hóa thành các bước sau: _

Trang 18

Khi đánh giá chất lượng một bài giảng điện tử cần xem xét ở đầy đủ các

phần: Nội dung bài giảng, Câu hỏi- giải đáp, tính đa phương tiện, tính tương tác

Đề một bài giảng điện tử đạt yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chí sau:

Nội dung bài giảng: nội dung bài giảng phải cô đọng, được minh họa sinh

động

Cầu hỏi- đáp án: chính xác, thích hợp với nội dung; đảm bảo tính logic của vân đê; có phân hỏi của giáo viên

Tính đa phương tiện: có các ví dụ sinh động, có phim, âm thanh, tranh

ảnh, hoạt hình minh họa, làm ví dụ, giúp cho bài học sinh động

Đảm bao tính tương tác: tính tương tác phải được thể hiện trong hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, hoạt động của các công cụ hỗ trợ

Cụ thể như sau:

Tiêu chí về nội dung

Phần lý thuyết

Cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản Nên dùng một loại font chữ phô biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời

Phần lý thuyết trình bày phải đảm bảo:

- Đây đủ: nội dung bài học hay môn học phải được thê hiện đầy đủ trên

bài giảng

- Tính chính xác: Về thông tin lý thuyết đưa vào bài giảng phải thể hiện được tính chắt lọc khái quát nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao, tránh gây nghi ngờ hay hiểu sai ý cho người học

Trang 19

khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau

- Phần lý thuyết trình bày phải thể hiện được tính trực quan, sinh động,

không quá lạm dụng nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng Việc sử dụng hiệu ứng hợp lý làm nỗi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ấn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vẫn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của sinh viên

Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính

mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thằy-trò, trò-trò

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối

tượng trong bài giảng Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng

điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết Nhờ sự liên kết này mà bài

giảng được tô chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, sinh

viên dễ tiếp thu

Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử

Phần này thể hiện tính trực quan sinh động của bài giảng Nội dung minh

họa thể hiện ở các laoi sau:

- Am thanh: nhac nén, nhac cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới

thiệu hay các âm thanh đạc biệt tạo điểm nhắn cho bài Dữ liệu âm thanh này

được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng

- Hình ảnh: đó là những hình nên, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nôi

dung bài học |

- Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động cảu nội dung bài học Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy

Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này thường được đóng gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên kết giữa các phần, các nội dung minh họa

Trang 20

_ Đối với bài tập là câu hỏi thì việc chuẩn bị câu hỏi phải đáp ứng: -

- Là câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới

- Là câu hỏi tổng kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học

- Là câu hỏi chuyền tiếp hay liên kết giữa các phần, gữa chủ đề này với chủ đề khác

Dé tang tinh tương tác và sinh động, trong phần bài giảng ta nên sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan Các bài tập trắc nghiệm này thường chú

trọng đến việc tong kết, đánh giá lại nội dung bài học hay môn học

Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người học Trong quá trình thực hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải thê hiện

sự cổ vũ, khích lệ người học, đối với câu trả lời sai phải thông báo lỗi, gợi ý tìm

chỗ sai và đưa ra gợi ý để sinh viên tìm câu trả lời, cuối cùng đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh

Tiêu chí về hình thức

Hình và chữ phải rõ, nét cỡ chữ đủ lớn để xem, từ ngữ ngắn gọn, trình bày

đẹp và có tính trực quan Kiến thức phải thể hiện nổi bật

Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng ở mức độ hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học viên, không gây nhiễu loan gay mat tập trung vao bai hoc

Tiêu chí về kỹ thuật

Giáo viên làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc Phối hợp nhịp nhàng, hợp lý giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi

vở, ăn khớp giữa các slide với lời giảng, hoạt động của thầy- trò, với tiến trình dạy

Nhịp điệu trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học viên Học viên theo dõi kip, ghi vé kip

Tiéu chi vé hiéu qua

- Thực hiện được mục tiêu bài học

Trang 21

- Học viên tích cực, chủ động tìm ra bài học

- Học viên được thực hành, luyện tập

- Đánh giá được kết quả giờ dạy

- Phát huy được tác dụng nỗi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và

các đồ dùng dạy học khó đạt được

Như vậy, một bài giảng điện tử hay phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

- Tiêu chí về mặt khoa học: đây là tiêu chí quan trọng nó thể hiện tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng Nội dung phù hợp với chương trình, phù hợp với trình độ, kiến thức và kỹ năng sinh viên Bài giảng phải thể hiện

được mục tiêu dạy và học

- Tiêu chí về lý luận dạy học: bài giảng phải thể hiện được đầy đủ các giai

đoạn của quá trình dạy học: đặt vẫn đề - hình thành tri thức mới — luyện tập —

tông kết — hệ thống hóa trỉ thức — kiểm tra đánh giá kiến thức

- Các tiêu chí về mặt sư phạm: bài giảng phải thê hiện được tính ưu việt về mặt tô chức dạy học, phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hóa

hoạt động học tập của sinh viên Tiêu chí này đảm bảo cho sinh viên có thể đào

sâu khai thác kiến thức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề Ngoài ra việc xây dựng phần luyện tập sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và áp dụng vào

thực tiễn

- Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: tính hợp lý, ổn định, dẽ sử dụng, khả năng

thích ứng cao với các loại máy tính khác nhau

PGS.TS Lê Công Triêm đã đưa ra các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử

như sau: (tính theo thang điểm 100)

a Kỹ thuật (30)

- _ Hình thức (cấu trúc, màu sắc, hiệu ứng) (10) - _ Tư liệu số hóa (hàm lượng, tính hợp lý) (15)

b Tổ chức dạy học

Trang 22

- : Nội dung chính xác khoa học (15)

- _ Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh (35) + Tạo hứng thú (5) + Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo (15) + Hệ thống hóa kiến thức (5) + Rèn luyện kỹ năng cho học sinh (10) - Tinh giáo dục (10) - Tinh thuc tiễn (5) 1.1.5 Giáo án điện tử

Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài giảng trước khi bài dạy học được tiến hành Ngoài ra cũng có thể hiểu giáo án điện tử là bản

thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên khi thực hiện một bài giảng điện tử Toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hóa một cách chỉ tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của

bai hoc.[1]

Phân biệt bài giảng điện tử và giáo án điện tử

Theo từ điển Giáo dục học, giáo án là kế hoạch và dàn ý bai giảng của

giáo viên được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết

lên lớp Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chỉ tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy -

học của giáo viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ

ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dung [6,104]

Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: Dạy để làm gì? mục

tiêu dạy cho ai? đối tượng học tập dạy cái gì? nội dung dạy như thế nào? phương pháp

Giáo án điện tử theo tài liệu "Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

Trang 23

hành năm 2007 (trang 95) thì "Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền

thống của giáo viên nhưng được đưa vào máy vi tính — giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính thì những ưu điểm, thế mạnh của CNTT sẽ phát huy trong việc trình bày nội dung cũng như hình thức của giáo án Như vậy, giáo án điện tử không bao hàm có ứng dụng hay không việc ứng dụng CNTT trong tiết học mà

giáo án đó thể hiện." Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt

động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã

được số hóa và minh họa bằng các đữ liệu đa phương tiện (multimedia) mot

cách trực quan, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài

học

Giáo án điện tử là một tập hợp các bài giảng điện tử được người dạy thiết

kế để người học có thê giao tiếp trực tiếp với thiết bị (ở đây là máy tính) và hoạt

động dựa trên những gì đã được người dạy lập trình trước, và người dạy lúc này không cần phải giao tiếp trực tiếp với người học nữa Qua đó người học có thể rút ra kiến thức cho bản thân mình Một giáo án điện tử hay phải đảm bảo một số yếu tô như: sức thu hút đối với người dùng, lượng kiến thức đưa vào đó có phù hợp vói người dùng chưa, kiến thức mở rộng có đáp ứng được nhu cầu của người học không v.v

Xác định mục tiêu bài học

Trong phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, mục tiêu phải

được ghi rõ khi học xong bài, sinh viên đạt được cái gì về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải mục tiêu giảng

dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học Đọc kỹ sách giáo trình, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong

bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục, trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới

Trang 24

: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản

Đề xác định được trọng tâm và kiến thức cơ bản thì người giáo viên cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn Đây là điều bắt

buộc tất yếu vì giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu Tuy nhiên để

xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách

báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng

chọn đúng kiến thức cơ bản

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp

xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này

thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ

dàng Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tỉnh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng

Xáy dựng kịch bản dạy học

Bước này có thê hiểu nôm na là chương trình hóa tiến trình dạy học Đến

bước này cần phải xác định cấu trúc của kịch bản dạy học, chỉ tiết hóa cấu trúc

của kịch bản dạy học Cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các

hoạt động nhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide

(trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide) Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi

trang/slide có thê là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip

Người soạn giảng nên xác định các bước cụ thể của quá trình dạy học, xác định quá trình tương tác giữa thầy-trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, văn

Trang 25

Trong bài giảng cũng cân phải xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động Tât cả các phân trên cân được hình dung một cách rõ ràng, sắp xêp

theo thứ tự phù hợp thành tiến trình dạy học

Xác định tư liệu cho các hoạt động

Các tư liệu như phim, ảnh, hoạt cảnh, đồ họa là những tư liệu rất quý,

góp phan tao nén su sinh động, dễ hiểu cho bài giảng Người soạn giảng cần

phải tìm kiếm tư liệu phù hợp, sau đó xử lý tư liệu và phân phối tư liệu vào mỗi

hoạt động sao cho phù hợp Sau đó người soạn giảng phải tiến hành sắp xếp tô

chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý Cây thư mục

hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết

trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ô đĩa này sang ô đĩa khác, từ máy này sang máy khác

Có thể tập hợp tài liệu theo “gói nội dung”:

+Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn

+Tài liệu bắt buộc, tham khảo chính

+Tài liệu đọc thêm +Tai liệu thực hành

+Tài liệu kiểm tra, đánh giá

Có thể tập hợp học liệu theo “gói định dạng”

+ Tài liệu văn bản (word, PDE )

+ Học liệu multimedia (audio, video file)

+ Học liệu tranh ảnh minh học học liệu được số hóa (các file ảnh

tĩnh/ động)

+ Học liệu web (HTML)

Trang 26

+ Học liệu dành cho người dạy + Học liệu dành cho người học + Học liệu dành cho nhà quản lý Lua chon công cụ và sô hóa kịch ban

Dé bài học thành công, tư liệu cho bài giảng được khai thác tối đa thì việc

lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp là điều rất quan trọng Sau khi lựa chọn

được phần mềm thích hợp sẽ tiến hành cài đặt (số hóa) nội dung Sau đó tạo hiệu

ứng trong các tương tác

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc

trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền

thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy tính Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:

+ Dữ liệu hố thơng tin kiến thức

+ Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoa,

ảnh tĩnh, phim, âm thanh

+ Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học Nguồn tư liệu này thường được lẫy từ một phần mềm dạy học nào đó

hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh

chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash -

+ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để

đặt liên kết

+ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thâm mỹ và ý đồ sư phạm

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc

Trang 27

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt

động nhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó dé dinh ra cac slide (trong

PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide) Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi

trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip Chạy thứ, chỉnh sửa và hoàn thiện

Đây là khâu cuối cùng của quy trình soạn bài giảng Bài giảng cần được

trình diễn thử, soát lỗi, kiểm tra lại tính logic, hợp lý của các thành phần Nếu chưa hợp lý thì chỉnh sửa, điều chỉnh lại sao cho hoàn thiện nhất có thể trước khi tiến hành giảng thật trên lớp Khâu cuối cùng là đóng gói sản phẩm

1.1.6 Bài giảng trực tuyến

Bài giảng trực tuyến được gọi là E- learning Có rất nhiều quan niệm khác nhau về E- learning Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau,

do vậy nội hàm của khái niệm cũng rất khác nhau Có một số khái niệm như sau:

E- learming chính là sự hội tụ học tập và Internet.[ 1 1]

E- learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học [12]

Hai phát biểu này cho rằng tất cả những gì được gọi là E- learning đều phải liên quan đến Internet Nghĩa là không sử dụng Intrernet thì không được coi là E- learning Với định nghĩa thứ hai, ngoài yếu tố công nghệ, tác giả còn nhân mạnh yếu tố nền tảng là phương pháp dạy học được sử dụng tong quá trình thiết ,

kế, triển khai các hoạt động dạy học qua E- learning

E- learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất

cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.[13]

E- learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế cung cấp, lựa

Trang 28

Những quan niệm khác nhau về E- learning sẽ dẫn đến việc có những đặc - điểm khác nhau; cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau; hạ tầng công nghệ, cách thức triển khai, ưu điểm, hạn chế của E- learning cũng khác nhau Trên cơ sở tham khảo nhiều định nghĩa, xem xét bản chất của từng trường hợp có thể

đưa ra một định nghĩa khái quát nhất, đó là “E- learning là một hình thức học tập

thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người học”.[10]

Bài giảng E- learning khác hoàn toàn với khái niệm giáo án điện tử, bài giảng điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (power point) thường gọi Từ trước đến nay soạn bài giảng bằng Power point thì người giảng phải trực tiếp sử dụng còn bài giảng E- learning thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người học Bài giảng E- learning có thể dùng để học ngoại tuyến (offline) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học Người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường- lớp

Như vậy, có thể hiểu E- learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học

tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác, đáp ứng nhu cầu học mọi lúc,mọi nơi.[10] 1.1.7 Dao tao từ xa

Hiện nay có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục- đảo tạo từ xa như: giáo dục mở, giáo dục từ xa, dạy từ xa, học từ xa, đào tạo từ

xa cho dù với khái niệm nào thì bản chất của quá trình dạy và học phải bao hàm yếu tổ có sự tách biệt, ngăn cách về mặt không gian và thời gian Theo nhiều học giả trên thế giới thì “giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục- đào tạo

mà trong đó có phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục- đào tạo có sự tách biệt

Trang 29

Theo đó, đào tạo từ xa có thể hiểu bao hàm các yếu tố: Giảng viên và học _ viên ở một khoảng cách xa; Nội dung dạy học được truyền thụ, phân phối tới học viên chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn bản in, âm

thanh, hình ảnh hoặc số liệu máy tính; Sự liên hệ, tương tác giữa giảng viên và học viên (nếu có) trong quá trình dạy học có thê được thực hiện tức thời hoặc trễ

sau một khoảng thời gian Tùy theo phương thức phân phối các nội dung dạy

học và sự tương tác giữa giảng viên và học viên mà chia ra hai loại: giáo dục từ

xa tương tác và giáo dục từ xa không tương tác

Giáo đục từ xa tương tác là có sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và học viên trong quá trình dạy học Trong giáo dục từ xa tương tác có một số phương thức tô chức, đào tạo sử dụng các công nghệ điễn hình:

+ Radio hai chiều, thoại hội nghị: công nghệ này được sử dụng nhiều cho các chương trình giáo dục phố cập Nó được dùng nhiều như là hình thức bổ trợ cho các công nghệ đào tạo khác, ưu điểm giá thành rẻ

+ Cầu truyền hình: sử dụng các bộ TIVI CODEC hoạt động ở tốc độ cao Giá thành của công nghệ này khá đắt, thường sử dụng cho nghiên cứu, cho các

hoạt động cần có chất lượng âm thanh và hình ảnh cao

+ Hội nghị truyền hình: sử dụng kết hợp công nghệ máy tính, viễn thông

và truyền hình Van dé trong tâm của hội nghị truyền hình ISDNIIP là các bộ mã hóa âm thanh và hình ảnh với hệ số nén rất cao Giá thành của công nghệ này

phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng hình ảnh, âm thanh

Giáo đục từ xa không tương tác là hình thức giáo dục không có sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và học viên trong quá trình dạy học Trong hình thức này có các phương thức được sử dụng điển hình như:

Trang 30

+ Băng/ đĩa hình, băng/ đĩa tiếng: đây cũng là công nghệ phổ biến trong ‹ những thập niên trước Trong tương lai công nghệ này sẽ không phát triển nhiều

hoặc nếu có chỉ được sử dụng là một hình thức bé trợ cho các công nghệ khác

+ Các chương trình CBT, các công cụ mô phỏng ( đĩa mềm, CD-ROM, multimedia): công nghệ này dựa vào các ứng dụng mô phỏng kỹ thuật máy tính

+ Phương tiện phát thanh, truyền hình quảng bá: công nghệ này sử dụng

các đài phát thanh, truyền hình để thực hiện giáo dục từ xa Ưu điểm của công

nghệ này là cùng lúc có thể giảng dạy cho số lượng rất lớn học viên Khả năng tiếp cận của người học cũng rất phong phú, tiện lợi

+ Mang intraner, internet( web, mai,E- learning ): đây được coi là công

nghệ giáo dục tir xa cha TK21

Từ các đặc điểm trên có thể hiểu một các tổng quát về giáo dục từ xa: là

một phương thức giáo dục, đào tạo dựa trên cơ sở lỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin Giáo dục từ xa lấy tự học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng hình/ tiếng, phương tiện truyền thanh/ truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông: có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo [4]

Nhìn chung, để giáo dục- đào tạo từ xa thực sự có hiệu quả đòi hỏi

người học phải ở một mức độ nhận thức nhất định

1.2 Các phần mễm và công cụ hỗ trợ giảng day 1.2.1 Các công cụ trình chiếu:

Sau đây là một số công cụ trợ giúp thiết kế bai giảng điện tử:

Microsoft PowerPoimt: MS Powerpoint là công cụ trình diễn đa năng cho phép tích hợp đa dạng các đối tượng, chèn các hiệu ứng giúp cho quá trình trình diễn nội dung sinh động, đáp ứng ý đồ sư phạm trong dạy học Công cụ này cho

phép trình bày, mô tả được sự vận động logic tiềm ẩn của nội dung kiến thức

Trang 31

kết tài nguyên mở rộng; đóng gói, lưu giữ và chia sẻ thông tin tiện dụng Phần -

mém MS powerpoint cé ưu điểm là thiết kế đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện;

cho phép tích hợp nhiều công cụ multimedia, sử dụng thuận tiện, cho phép trình bày nội dung sinh động Tuy nhiên, phần mềm này vẫn còn một số nhược điểm như: tính tương tác chưa cao, hoạt động của người học chủ yếu là quan sát, đọc

tài liệu, chưa có cơ hội thao tác với nội dung dạy học; khả năng tích hợp được

các công cụ kiểm tra đánh giá giúp người học tự học, tự đánh giá hạn chế

Adobe Presenter: Nếu powerpoint là để trình chiếu,cần phải có người thuyết minh thì Adobe presenter 1a img dung cài thêm plugin vào powerpont khéng chi trong trinh chiéu ma con giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dang tuong tac, hé tro multimedia, chén lời thuyét minh (naration), câu hỏi trắc nghiệm (quizze), đóng gói thành bài giảng điện tử có thể đưa bài giảng lên internet hoặc chạy offline

Zoho show (http://www.zoho.com/) là chương trình hỗ trợ trình chiếu trực

tuyến cho phép người sử dụng tạo các slide trình chiếu, hoặc nhập từ thư viện Microsoft PowerPoint (định dạng ppt, ppa) hoặc của OpenOffice (định dạng odp, axi) Người dùng có thể chia sẻ, chiếu slide show, đồng bộ chia sẻ hoặc nhúng vào blog hoặc website |

280 Slides (http://www280slides.com/) 14 tmg dung trinh chiéu tru tuyén thay thế cho các phần mềm trên desktop với đặc điểm xử lý nhanh, đa chức năng và rất trực quan Với công cụ này, có thể tạo buổi trình chiếu, ghi chủ đề, bổ

sung đồ họa và video, trình chiếu và chia sẻ qua Slideshare hoặc tải về theo định

dạng của Powerpoint hoặc định dạng PDF Wondershare PPT2Flash Professioner

Trang 32

máy chủ web, LMS nào Người dùng còn có thể hệ thống hóa để tạo các nội

dung theo khóa học SCORM và AICC, giúp theo dõi kết quả của người học Utudu online course authoring (http://ww.utudu.com/) là website hỗ trợ

xây dựng bài giảng điện tử trực tuyến miễn phí Cho phép xây dựng bài giảng

điện tử với kỹ thuật cao, khả năng đóng gói tốt theo chuẩn SCORM

Ưu điểm: dễ sử dụng, quản lý tốt các hyperlink, cấu trúc site, hỗ trợ mạnh cho các tính năng đa phương tiện, ngoài ra hỗ trợ mạnh cho các ứng dụng

Multimedia Dac biét co kha nang tao cdc trang kiểm tra trắc nghiệm với hình

thức rất da dạng và dễ sử dụng Khả năng đóng gói chạy trên Internet hoặc đĩa

CD n định

Nhược điểm: khả nang tạo các cơng thức tốn học và các ký hiệu toán học, hóa học kém; việc trình diễn các hiệu ứng hạn chế; việc chạy ứng dụng online vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm vì phải tải số lượng lớn trên mạng làm tốc độ chậm và phụ thuộc vào kết nối Internet

1.2.2 Các công cụ hỗ trợ mô phỏng

Screen Toaster (http://www.screentoaster.com/) là một công cụ ghi màn hình trực tuyến miễn phí khá hữu ích Đây là công cụ hoàn hảo để tìm kiếm các thủ thuật, bài viết hướng dẫn, giới thiệu, các mẫu E- learning

CamStudio (http://www.camstudio.org/) là công cụ có thể ghi lại tất cả các hoạt động và âm thanh trên màn hình máy tính của bạn và xuất tap tin video

định dạng chuẩn công nghệ AVI, có thể sử dụng công cụ SWF Producer được

tích hợp bên trong để biến các tập tin AVI thành SWF tiện dụng và tiết kiệm băng thông, dung lượng hơn khi sử dụng vào mục đích giảng dạy

Demo Creator (http://www.sameshow/demo-ceator.html#110) 1a céng cu ghi màn hình chuyên nghiệp, có thể tạo các thủ thuật hướng dẫn bằng video,

Trang 33

Adobe Captive (http://www.adobe.com/products/captive/) 1a cén cụ E- learning dành cho Microsoft Windows, có thể được sử dụng để thuyết minh

bang dinh dang swf

1.2.3 Cac công cụ đánh giá

Hot Potatoes (http://www.hotpot.uvic.ca/) mang đến một bộ công cụ giúp

người dùng tạo các hoạt động với mục đích tự đánh giá dựa trên nền web tương

tác Bộ ứng dụng này hoàn toàn miễn phí với người sử dụng vào mục đích giáo

dục, phi thương mại, các quỹ phúc lợi công

Qedoc Quiz Marker (http://www.qedoc.com/) là một công cụ hỗ trợ giảng

dạy miễn phí để tạo các bài học và bài tập có tính tương tác cũng như công việc

chuẩn bị cho các bài thi

Online Quiz- Creator (http://www.online-quiz-ceartor.com/) 14 mét céng

cụ đánh giá đầy sức mạnh giúp người dùng tạo các bài thi, câu đố, bài kiểm tra

và bảng lấy ý kiến trực tuyến bằng Flash.Công cụ này kết hợp các nội dung đa

phương tiện với những hoạt động được thiết kế có tính tương tác nhằm hỗ trợ

người học trong suốt quá trình tìm hiểu tri thức, hỗ trợ khả năng theo dõi kết quả

và báo cáo điểm học tập linh hoạt

Articulate Quiz Marker (http://www.articulate.com/) là một công cụ thương mại giúp tạo các bài tập và bảng thống kê ý kiến dựa trên nền web

1.2.4 Các công cụ lớp học ảo

WiZiQ (http://www.wizig.com/) mang đến một công cụ E- learning trực tuyến miễn phí Công cụ hỗ trợ E- learning này giúp tạo các buổi hội thảo qua mạng rất hiệu quả

Trang 34

(http://www.adobe.com/product/acroba classroom.html) là giải pháp hội

thoại hoàn toàn qua web, có thể tạo các cuộc họp trực tuyến, trực tiếp, các lớp học ảo và các nhóm có khả năng dong bộ, chia sé

1.2.5 Hệ thống quản lý khóa học

Moodle (http://Moodle.org/) là hệ quản trị nội dung (CMS) mã nguồn

mở, được rất nhiều người sử dụng để tạo, quản lý các khóa học trực tuyến

Moodle là một gói phần mềm để tạo các trang chủ và các khóa học trên nền mạng toàn cầu Moodle được cung cấp một cách miễn phí như là phần mềm Mã nguồn mở, trên cơ sở giấy phép của GNU Public License Moodle được viết bằng PHP và sử dụng các kiểu cơ sở dữ liệu SQL Nó có thể chạy trên hệ điều hành Windows hay Mac, và các hệ điều hành kiểu như Linux

1.2.6 Các công cụ Blog

Blogger (http:/www.blogger.com/) nền tảng đơn giản và rất dễ sử dụng để duy trì một trang blog miễn phí Blog có thể được sử dụng để viết nhật ký xây dựng các khóa học hoặc sinh viên có thể tiếp cận thường xuyên với nguồn

dữ liệu dành cho việc học tập đã được cung cấp

Edublogs (http://www.edublogs.org/) duge coi 14 “cong déng chuyén vé giáo dục” lớn nhất trên mạng

1.3 Vai trò của giáo ám/ bài giảng điện tử trong giai đoạn hiện nay Trong dạy học, bài giảng điện tử có chức năng vô cùng quan trọng Với các tính năng ưu việt của mình, bài giảng điện tử có thể tích hợp được vào ngay quá trình dạy học thực tiễn nhiện nay với kiểu học giáo mặt (face to face), cho lớp học đông người mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ

động sáng tạo của người học

Việc tích hợp bài giảng điện tử vào quá trình dạy học truyền thống sẽ kéo

Trang 35

Thứ nhất; chuyền từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức sang hoạt động độc lập tìm kiến, khám phá, nỗ lực hợp tác; -

Thứ hai, phá bỏ sự ràng buộc vẻ thời gian, không gian đối với quá trình

dạy học (người học có thể nghe, nhìn, học qua bài giảng điện tử đã được đóng

gói, ví dụ như vào đĩa CD-Rom với sô lân không hạn chế, mọi lúc, mọi noi) Thứ ba, chuyên từ hoạt động với những người học có học lực khá là chủ

yếu sang làm việc với toàn thể người học (thông qua cá nhân, cặp hoặc nhóm

nhỏ đề thực hiện các bài tập cụ thể với nhữn chỉ dẫn và dữ liệu đã cho trong bài

giảng điện tử )

Thứ tư, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học (mỗi người

sẽ tự chọn cho mình cách thức, cấp độ và tốc độ giải quyết nhiệm vụ học tập)

Thứ năm, hoạt động đánh giá dựa trên mục tiêu cụ thể (có thể sử dụng bất

cứ hình thức nào đê giải quyết nhiệm vụ, miễn là đạt mục tiêu)

Thứ sáu, tiếp cận theo hướng cạnh tranh lành mạnh sẽ chiếm vị thế chủ

đạo trong mọi hoạt động (cạnh tranh ngay giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm, giữa các hình thức nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập)

Thứ bảy, chuyền từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức

( đơn ngành) sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức (đa ngành, đa lĩnh vực) Thứ tám, chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư suy tổng hợp nhà đa giác quan hóa trong quá trình dạy học ( người học có thể thao tác được với bài giảng có kèm theo hình ảnh, âm thanh, mô phỏng sinh động )

Như vậy, bài giảng điện tử có vai trò như sau: 1.3.1 Tạo môi trường học tập mới

Trang 36

Hệ thống tự tổ chức (có định hướng của người dạy), mang tính mở

Cầu trúc ngang trong dạy học, khơng thứ bậc (hồn tồn khác với các mơ

hình tổ chực dạy học quen thuộc từ trước đến nay với những vấn đề tranh cãi:

đâu là đỉnh của tam giác sư phạm: người dạy, người học hay nội dung môn học Môi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện giúp nâng cao hiệu quả chất

lượng quá trình dạy học nhờ việc cải tiến hoạt động nhận thức tích cực mang định hướng cá nhân của người học, dạy học dựa trên năng lực và đánh giá thực

1.3.2 Phát huy vai trò, vi trí của người dạy và người học

Trong môi trường học tập mới có sử dụng các công nghệ hiện đại, người học thực sự đứng ở trung tâm, là người chủ, người khám phá của việc học với

day đủ các đặc điểm: cá thể hóa, hoạt động tương tác, hợp tác, tính tích hợp và

đa dạng về phong cách học tập

Mặt khác, bài giảng điện tử mang đến cho học sinh một phương tiện học

tập rất lý thú, sinh động, giúp giải quyết khâu chính trong học tập là hiểu bài,

tăng cường củng cô khắc sâu kiến thức bằng nhiều thủ thuật ấn tượng Thay vào lỗi truyền giảng, thông báo thông tin một chiều, người dạy sẽ giữ vai trò điều khiến, định hướng người học vào quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin, đưa ra các phương án để giải quyết nội dung bài học bằng những chiến lược dạy mới

như: học bằng chính hoạt động học tập của người học; dạy học cá thể hóa trong

hoạt động tương tác, hợp tác; dạy học hướng vào dạy cách tự học, tự nghiên

cứu; dạy học dựa trên sự đánh giá và tự đánh giá

Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú

và sâu sắc hơn

1.3.3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Trang 37

là công cụ tương tác giữa người học và người dạy đề thực hiện các mục tiêu của giáo án Bài giảng điện tử giúp người giáo viên chủ động trong giảng dạy, phát

huy hết năng lực vốn có đồng thời nhận được sự hỗ trợ to lớn của xã hội Đặc

biệt về mặt tư liệu giảng dạy vô cùng phong phú: như trích các đoạn phim khoa

học, hình ảnh động, các sơ đồ, hình họa phức tạp, các số liệu luôn được cập nhật Nếu như không dùng bài giáng điện tử thì khó mà cung cấp đến học sinh,

sinh viên nhiều thông tin đa dạng như vậy Hơn nữa, khi dùng bài giảng điện tử, giáo viên dễ dàng cập nhật sửa chữa nội dung, cũng như quản lý thuận tiện Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, tăng cường đối

thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học

Dạy học bằng Giáo án điện tử là cách hiệu quả để thực hiện đổi mới giáo

dục Tuy nhiên, bài giảng điện tử chỉ là công cụ — một công cụ tốt, còn việc SỬ

dụng sao cho có hiệu quả là hoàn toàn phục thuộc vào người giáo viên đứng lớp

Phải thiết kế bài giảng điện tử sao cho phù hợp với đối tưởng giảng dạy, thực

Trang 38

Chương2 th - mo a LB ti, "~

THUC TRANG ĐÀO TẠO CHUYEN NGANH QUAY PHIM

TRUYEN HINH TAI HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

2 1 Qua trinh ra doi chuyén nganh quay phim truyén hinh

Trước năm 1990, ngành báo chí chỉ tuyển sinh những học viên đang công tác tại các cơ quan báo chí Đó là những người đã có kiến thức, kỹ năng nghề

báo từ thực tiến và tham gia ky thi tuyển dé học đại học báo chí Kỳ thi tuyển có

2 phan: viết và phỏng vấn trực tiếp Giai đoạn đó nhà trường đảo tạo “theo địa chỉ” người học đã có nơi làm việc sau khi ra trường Khi người học đã có trải nghiệm nghề tại một cơ quan báo chí và được tuyên sinh đào tạo đại học là một

thuận lợi cho quá trình đảo tạo Việc học viên tiếp thu kiến thức dạng nghiên

cứu lý thuyết là phù hợp và bổ ích

Sau những năm 1990, nhà trường bắt đầu đổi mới tuyển sinh và học sinh

tốt nghiệp phổ thông được thi vào ngành báo chí Đây là giai đoạn số lượng sinh

viên báo chí tăng nhanh bắt đầu từ khóa 10 và khóa 11 bic ie KHOA BAO CHI 2014 ˆ 'KHOA PT-TH 2003 KHOA PT-TH sPhát thanh eTruyền hình *Bao mang Quay phim ¢Da phuong tién *Bao viét *Bdo anh *Phat thanh eTruyén hình e Phát thanh *Truyén hình s Báo mạng

Trang 39

đội ngũ giảng, viên cộng tác dạy quay phim trong những năm đầu tiên Trong xu thế đào tạo theo nhu cầu xã hội, sự ra đời của chuyên ngành quay phim truyền hình là bước đi đúng cho một nhà trường có truyền thống đào tạo phóng viên

báo chí

Chuyên ngành quay phim truyền hình được đào tạo chuyên ngành dựa trên 2 phần kiến thức cơ bản: kiến thức về báo chí và kiến thức về quay phim Đây là nền tảng quan trọng cho phóng viên quay phim tac nghiép sau nay

2.2 Hệ thống các môn học và đặc điểm đào tạo chuyên ngành quay phim truyén hinh

Giới thiệu khung chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành quay phin truyền hình taih Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3329/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 15 thắng 9 năm

2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Ti uyên truyễn)

Trình độ đào tạo : Đại học

Ngành đào tạo : Báo chí Mã ngành :52 32 01 01

Chuyén nganh : Quay phim truyền hình Loại hình đào tạo : Chính quy tập trung

1 Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu tổng quát

Đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành quay phim truyền hình, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên quay phim,

Trang 40

nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng; làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, - quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí; đồng thời có

thé tu hoc dé nang cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học 1.2 Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức

+ Được đảo tạo cơ bản, hệ thống về báo chí trên nền tảng chủ nghĩa Mác — Lê

nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước

+ Có tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức chuyên sâu về quay phim truyền hình, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành

tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tông quát đã nêu

- Về kỹ năng: sau khi hoàn thành chương trình đảo tạo, sinh viên có những kỹ

năng sau:

+ Kỹ năng thực hiện các thê loại báo truyền hình

+ Kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập chương trình truyền hình về hình ảnh + Kỹ năng đạo diễn hình ảnh các chương trình truyền hình

+ Kỹ năng tô chức sản xuất các chương trình truyền hình

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w