1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý di sản văn hóa việt nam

72 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 7,77 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN

KHOA TUYEN TRUYEN

Trang 3

MỤC LỤC Nội dung Trang PHAN MỞ ĐẦU: I

CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 6

LL Khái niệm quản lý và khoa học quản lý 6

1.2 Đối tượng, phương pháp của khoa học quản lý 7 1.3 Quản lý văn hóa và quản lý di sản văn hóa 9 1.4 Phát huy giá trị di sản văn hóa trong xây dựng văn hóa cộng đồng | 14 CHUONG 2: TONG QUAN VE DI SAN VAN HOA O VIET NAM _| 20

2.1 Di sản văn hóa vật thé 20

2.2 Di sản văn hóa phi vật thể 31

CHUONG 3: QUAN LY DI SAN VAN HOA G VIET NAM 44

Trang 4

BAI NHAP MON

1.1 Quản lý và phát huy giá trị đi sản văn hóa với phát triển du lịch Quản lý di sản văn hóa là nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di san van hóa Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chính là một định hướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng

nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm

tạo ra sự hấp dẫn du lịch” Như vậy, nếu làm tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị _ di sản văn hóa và thiên nhiên chính là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị

nguôn tài nguyên du lịch của nước ta

Thực tiễn những năm qua cho thấy, các di sản thế giới đã góp phần ngày càng quan trọng trong việc phát triển du lịch của đất nước Tại các địa phương có di sản thế giới, chúng ta đã có rất nhiều sáng kiến hoạt động quảng bá di sản Qua đó cũng góp phần quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với di sản thế giới, như VIỆC tổ chức các: Năm du lịch Hạ Long, Festival Huế, Quảng Nam hành trình di sản, Đêm rằm phố cổ (Hội An), con đường di sản mién Trung.v.v Những hoạt động này, sau khi thử nghiệm thành công đã trở thành thường xuyên, định kỳ tại các di sản thế giới và đã được ngành du lịch rất quan tâm Trong các hoạt động nêu trên, nhiều sáng kiến nhằm phục } hoi các hoạt động văn hóa phi vật thể được thể nghiệm, nhiều cuộc tinh diễn văn hớ#t truyền thống, văn nghệ dân fen được tô chức Nhiều ‹ san phẩm t thủ công truyền thống cũng có

dịp ›đưệc giới thiệu rộ rộng rãi vai công chúng tà

Sức hút của các đi Sản4hế 8 giới đã tạo tiền đề cho v việc mở rộng các điểm du lịch và các hoạt động khác xung quanh các di sản thế giới như: Du lịch nhà

vườn, vườn sinh thái tại Huế, du lịch Cừ Lao Chàm, tham quan các làng nghề,

tắm Biệt ở Bị ội An hy, v Du lịch phát triển tại các di sản thế giới không chỉ góp

Trang 5

phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân ở các địa phương có di sản thế giới, mà còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại một số địa phương, góp phần phát triển các ngành nghề dịch vụ du lịch, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, hoạt động văn hóa truyền thống (văn hóa phi vật thể) được phục hồi, phát triển phục vụ trở lại cho du lịch

Trong những năm qua, di sản văn hóa ở nước ta cũng đã thu hút được sự

quan tâm của các tổ chức quốc tế, nhất là UNESCO, trong các hoạt động tập

- huấn, chuyển giao kỹ thuật về bảo tồn di sản Trong mối lo chung của ƯNESCO về việc tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch, một số cuộc hội thảo, tập huấn về du lịch bền vững tại các di sản thế giới đã được tổ chức nhằm tạo ra sự an toàn cho di sản trong quá trình phát triển du lịch

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như ở trên, song đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên nói chung, bảo ton di sản phục vụ phát triển du lịch nói riêng thời gian qua còn lộ ra những bat cập về nhiều mặt

Về tổ chức bộ máy quản lý di sản, tuy mỗi di sản văn hóa đã có một tổ chức quản lý riêng, song quy mô và cơ chế tổ chức của các cơ quan giữa các di sản còn chưa thống nhất Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ở một số cơ quan quản lý di sản văn hóa còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Một điều bất cập khác là nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo

tồn và phát huy giá trị dị sản chưa thực sự đồng đều, vững chắc và có lợi cho sự

nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Có thé nói, tại địa phương có di sản văn hóa, về mặt hình thức, phần lớn mọi người đều vui mừng khi địa phương mình có đi sản thế giới, ý thức trách nhiệm của cộng đồng với việc bảo vệ di sản văn hóa được nâng lên Nhưng trên thực tế những nhận thức này chưa tương xứng với nhu cầu bảo vệ di sản văn hóa

Đối với ngành du lịch, trong những năm, qua sự phối kết hợp giữa ngành Văn hóa - Thông tin và Du lịch trong việc xây dựng một nền du lịch bền vững

Trang 6

tại các di sản văn hóa nói chung, di san thế giới nói riêng đã có và đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng những kết quả đó còn chưa xứng tầm với đòi hỏi phát triển du lịch bền vững tại các đi sản thế giới Sự phối kết hợp còn chưa hài hòa giữa khai thác tài nguyên du lịch và bảo tồn di sản Vẫn còn tình trạng mạnh ai nây làm, Chương trình mục tiêu chống xuống cấp và tôn tạo di tích do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì còn chưa nhận được thông tin đầy đủ từ Chương trình quốc gia về Du lịch và ngược lại Vì vậy, vẫn còn tình trạng nhiều đi tích chưa

được đầu tư đồng bộ: Nơi nhận được dự án của du lịch thì di tích chưa được

quan tâm, nơi di tích được đầu tư thì dự án của du lịch lại chưa tới

1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quan điểm của Đáng cộng sản Việt Nam về quản lý và phát huy di sản văn hóa chỉ đạo của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì tiễn bộ của nhân dân Đảng ta khẳng định: “di sản văn hóa là tài sản vô giá, găn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc đân tộc, cơ sở để sáng tao ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tổn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”

Chính sách của Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa được xây dựng từ rất sớm Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 23- 11- 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam Trong sắc lệnh này, thuật ngữ “cỗ tích” được hiểu với nghĩa di sản văn hóa, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Từ đó đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành Hiến pháp 1992 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ phát

huy đi sản văn hóa dân tộc |

Trang 7

hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở nước ta Luật quy định những nội dung chủ yếu như khái niệm, nội dung của di sản văn hóa; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ di sản văn hóa; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tô chức, cá nhân và của toàn bộ xã hội trong việc bảo vệ di sản văn hóa; giải thích các từ ngữ về di sản văn hóa và bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa; xác định quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khác đối với di sản văn hóa; những mục đích của việc sử dụng và phát huy di sản văn hóa; các điều cắm nhằm bảo vệ di sản văn hóa

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Môn học nghiên cứu về công tác quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam và chỉ dừng lại ở phương diện quản lý nhà nước nhằm phát huy giá trị các di sản văn hóa trong đời sống văn hóa cộng đồng Các di sản văn hóa là đối tượng của quản lý nhà nước mà luận văn nghiên cứu như là khách thé chủ yếu là di sản văn hóa thế giới và một số di sản văn hóa quốc gia tiêu biểu

3 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật

Trang 8

BÀI 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

2.1 Khái niệm quản lý và khoa học quản lý Khai niệm quân ly | | a

| Trong lich str phat trién loai người xuất hiện một đạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý

Có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ quản lý Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm địat được mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó

Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thê đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung

Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền văn miỉnh hiện đại, trong đó quản lý luôn là một thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động tập thể - lao động xã hội của con người Trong quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác troág lao động, phải có sự quản lý

Nếu xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý

Trang 9

Khái niệm Khoa học quản lý

Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Nó là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp

Khoa học quản lý là hệ thống các tri thức lý luận bao gồm các khái niệm, phạm trù, các quy luật, các nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quan ly can thiết Khoa học quản lý có quá trình hình thành, phát triển mạnh mẽ và ngày nay nó trở thành một môn khoa học quan trọng Nhờ có tri thức khoa học mà các nhà - quản lý đề ra được các giải pháp quản lý có căn cứ, phù hợp với quy luật khách

quan trong những vấn đề quản lý cụ thể

2.2 Đối tượng, phương pháp của khoa học quản lý Đối tượng của khoa hoc quan ly

Đối tượng của khoa học quản lý là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý Khoa học quản lý có nhiệm vụ nghiên cứu tìm ra qui luật và tính qui luật của hoạt động quản lý, từ đó xác định các nguyên tắc, chính sách, công cụ, phương pháp và các hình thức tổ chức quản lý để khơng ngừng hồn thiện và nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo quản lý một cách khoa học

Phương pháp của khoa học quản Ïÿ

Phương pháp của bộ môn khoa học là cách thức mà bộ môn khoa học đó xem xét đối tượng nghiên cứu của mình Phương pháp của khoa học quản lý là cách thức nghiên cứu các quan hệ quản lý nhằm tìm ra những tính quy luật của quản lý, từ đó để ra các nguyên lý, nguyên tắc và phương pháp và công cụ để quản lý, thực chất là để giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, để người quản lý đề ra được những quyết định cụ thể trong từng tinh huống cụ thể Là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu mối quan hệ con

Trang 10

người trong quản lý, trước hết, khoa học quản lý sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học, có nhiều xu hướng và phương pháp nghiên cứu xã hội con người, nhưng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn là một phương pháp cơ bản, là nền tảng lý luận của những người lãnh đạo và quản lý Nó cung cấp cho người nghiên cứu quản lý phương pháp nhận thức các đối tượng khách quan trong sự vận động và phát triển của đối tượng quản lý hết sức sinh động với hàng loạt mâu thuẫn mà nhà quản lý phải giải quyết Nó cũng cung cấp cho người nghiên cứu xem xét đối tượng quản lý một cách toàn diện trong mối liên hệ và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống quản lý với nhau và giữa hệ thống quản lý với môi trường mà ngày nay thường được gọi là phương pháp hệ thống Tức là phương pháp xem xét sự vật và xử lý một công việc đòi hỏi người quản lý phải tính đến tất cả các yếu tố có liên quan đến đối

tượng nghiên cứu cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, pháp lý, dân tộc, giới

tính Tuy nhiên, người quản lý cũng phải biết phân biệt lựa chọn van dé gi la co bản nhất dé tập trung giải quyết

Trang 11

2.3 Quản lý văn hóa và quản lý di sản văn hóa 2.3.1 Khai niệm di sản văn hóa

Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “ Di sản là cái của thời trước để lại Di san van hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá

khứ còn tôn tai trong cuộc sống đương đại và tương lai Di là để lại, còn lại,

dịch chuyển, chuyển lại Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị.”

Với tư cách là một thuật ngữ khoa học khái niệm di sản văn hóa đã có một

quá trình hình thành khá lâu dài Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ

này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại

các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn đi

sản quốc gia Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa: “đi sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thể hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muon chuyén giao cho thế hệ tuong lai” -

Nhu vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân glan, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau

2.3.2 Cấu trúc và phân loại di sản văn hóa

Trang 12

thân vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thể hệ này

qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Di sản văn hóa vật thể được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể sờ

thấy được Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu

sắc, kiểu dáng tổn tại trong không gian và thời gian xác định Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân

con người Di sản văn hóa vat thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn

của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau Di sản văn hóa vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc Hiện nay, vấn đề bảo tồn những di sản văn hóa vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ

Di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian, mà nó tiềm ân trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của văn hóa phi vật thể Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật thể chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người Văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong thế giới tỉnh thần của con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa

Trang 13

thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn

trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người

Cũng giống như di sản văn hóa vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững lại vừa mang tính mong manh, đễ bị tổn thương Hơn nữa, văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dang

rất cao bởi tính đị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời

đại Trên cơ sở đồng thuận vớiquan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản văn hóa như sau:

“Di sản văn hóa phi vật thé la sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gém tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lỗi sống, nếp sóng, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thông, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thông dân tộc và các tri thức dân gian khác Di sản văn hóa

vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, bao gom các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thang cảnh, di vật, cô vật, bảo vật quốc gia.”

Giá trị đặc biệt của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:

- Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp

của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất

-_ Là tác phẩm nghệ thuật nỗi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thâm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;

- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đây xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định

Trang 14

- Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến của thâm định của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia

Như vậy, Di sản văn hóa phi vật thể luôn sống trong tâm trí con người, được con người nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu hiện giá trị của nó Di sản văn hóa phi vật thể luôn đồng hành cùng con người, gắn với ký ức của con người theo đòng lịch sử Di sản văn hóa vật thể tồn tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan của con người, trong sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch sử xã hội

2.3.3 Quản lý di sản văn hóa

Quản lý văn hóa là quá trình xây dựng đường lối, chính sách và tổ chức hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị của văn hóa Việt Nam đồng thời tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa nhân loại làm giàu cho văn hóa dân tộc

Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi định hướng và điều tiết quá trình tổn tại và phát triển các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị của chúng Đây là lợi ích to lớn nhiều mặt, lâu dài trong cộng đồng dân cư, chủ nhân của các di sản văn hóa đó

Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, công tác quản lý di sản văn hóa

ở Việt Nam phải đảm bảo 5 nguyên tắc căn bản sau đây: - Phải quản lý có trọng tâm, trọng điểm

- Không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo vốn có

- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn - Khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn

- Xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế |

Trang 15

phát triển chính là những động thái tích cực đem sự sống cho di sản, “thôi hồn vào đi sản” chứ không tách rời di sản khỏi cuộc sống vốn có của nó

Nguyên tắc bám sát thực tế, xuất phát từ thực tế, nhưng luôn phải vượt lên trên, mở đường, định hướng cho thực tế phát triển đúng hướng chứ không chạy theo sự biến đổi của thực tế một cách thụ động Có thể khẳng định rằng: Công

tác quản lý di sản văn hóa vừa là khoa học vừa là một hoạt động nghệ thuật

2.3.4 Giá trị và vai trò của đi sản văn hóa trong đời sống xã hội Di sản là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc Nó là cốt lõi, là cơ sở để gắn kết cộng đồng dân tộc và là cơ sở để tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa Trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, với cách nhìn nhận mới và quan niệm mới khi đánh giá di sản văn hóa là một sản phẩm du lịch thì di sản văn hóa không những không chỉ đáp ứng nhu cầu tỉnh thần, vật chất của con người mà còn là nguồn lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của một vùng hay của một quốc gia Vai trò của di sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại ngày nay biểu hiện:

- Nguồn di sản của cha ông với những di tích lịch sử, bia mộ, gia phả còn lưu lại đến ngày nay cùng với các nguồn tư liệu lịch sử là những minh chứng hùng hồn thể hiện sự tồn tại và phát triển của một dân tộc, tộc người tại quốc gia hay địa phương đó Từ đó con người sẽ có ý thức về cội nguồn của mình, dân

tộc mình và hiểu rõ về những biến cố thăng trầm lịch sử của dân tộc

- Các di sản văn hóa còn lưu giữ cho đến ngày nay có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách to lớn Có thể nói, mỗi con người khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc mình đặc biệt lại có sự giải thích của người am hiểu về nó ta sẽ thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các di tích

- Thực tế đã chứng minh, một nơi có nguồn di sản văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc thì hàng năm nơi đó thu hút được một lượng khách lớn Khách từ khắp nơi đổ về sẽ có tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội địa phương mà trong đó điều dễ dàng nhận thấy là nó làm cho cuộc sống của địa

Trang 16

phương ngày càng sôi động, nhộn nhịp hơn Mặt khác, quá trình giao lưu tiếp xúc của khách với người dân địa phương sẽ là điều kiện để các nền văn hóa hòa nhập với nhau làm cho mọi người hiểu về nhau hơn và tăng thêm tình hữu nghị, tương thân, tương ái giữa các cộng đồng

- Nơi có nguồn di sản văn hóa có giá trị lớn đặc biệt là những nơi được

công nhận là di sản thế giới thì ở đó có nhiều ưu thế và điều kiện để phát triển kinh tế hơn so với các địa phương khác thông qua hoạt động du lịch, đồng thời có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế của địa phương

- Khi một nơi có nguồn di sản hấp dẫn và trở thành một điểm du lịch thì du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu vật chất tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ đến các ngành kinh tế có liên quan như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, giao thông vận tải, dịch vụ Từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người dân và giảm bớt nạn thất nghiệp góp phần ôn định trật tự xã hội ở địa phương Như vậy, với nguồn đi sản phong phú mà biết cách khai thác để phục vụ du lịch thì sẽ có tác dụng to lớn trong việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của khu vực cả về nhận thức cũng như đời sống tỉnh thần của người dân Chính vì vậy, nhiều nước trên thé giới đã coi di sản văn hóa như một hạt nhân của hoạt động kinh doanh du lịch và góp phần không nhỏ để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của đất nước

2.4 Phát huy giá trị di sản văn hóa trong xây dựng văn hóa cộng đồng

Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ về di sản văn hóa, vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị chưa được quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều

giá trị văn hóa bị biến dạng và thậm chí còn bị mai một, thất truyền

Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc Chúng luôn gắn bó mật

thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập

Trang 17

- Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các

nền văn hóa, văn minh nhân loại |

- Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác

- Phần lớn đi sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể biểu hiện các mặt giá trị

thông qua các cử chỉ, hoạt động trình diễn của các nghệ nhân dân gian - những chủ thê sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu các di sản

Di sản văn hóa vật thể - những thực thể vật chất được cấu thành bởi các loại vật liệu khác nhau nên không có khả năng trường tồn mãi mãi cùng nhân loại Đã là dạng vật chất thì, tất yếu phải chịu tác động bởi quy luật tự hủy hoại của tự nhiên Thực tế nói trên, buộc người ta phải thay đổi quan niệm về tính nguyên gốc của di sản văn hóa

Di sản văn hóa phi vật thể, tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản Trong những

trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản là một cộng

đồng cư dân, thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn hóa phi vật thể Và, chính họ là nhân tố quyết định những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được bảo tồn, phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu

hướng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng |

Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ gắn bó với các chủ thể văn hóa mà còn hòa quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi chúng được sáng tạo ra và đang hiện diện, tiến diễn trong đời sống đương đại của cộng đồng Điều đó có nghĩa là, đi sản văn hóa phi vật thể không “nhất thành bắt biến”, chúng nhất định phải hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang hơi thở của thời đại mà chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thé đang sống, làm việc và sáng tạo Điều đó còn tỏ nghĩa là, di sản văn hóa phi vật

Trang 18

thể được sáng tạo ra, được bảo lưu và chuyển giao qua nhiều thế hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ Các thế hệ kế tiếp nhau có | quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng các giá trị di sản văn hóa do cha ông để ` lại, đồng thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tỉnh hoa nhất để bảo lưu, chuyên giao và trên cơ sở kê thừa có chọn lọc Không những thê mà, còn phải luôn sáng tạo những giá trị văn hóa mới, bô sung làm cho kho tàng di sản văn - hóa của quốc gia cũng như nhân loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn Đó - là con đường phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa phi vat thé

Kho tang di sản văn hóa quốc gia hoặc cộng đồng dân tộc bao gid cing - chứa đựng hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa ở cấp độ quốc gia yếu tố ngoại sinh là những tỉnh hoa văn hóa mà các cộng đồng tộc người Việt Nam tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến một cách tích cực từ các quốc gia, dân tộc khác Quan điểm nhận thức này đặt ra yêu cầu phải đối xử bình đẳng và tôn trọng ca hai yếu tố văn hóa - nội sinh và ngoại sinh Đó

cũng là một phương thức đúng đắn để sáng tạo, bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc

va giao lưu văn hóa với quôc tê

Ngoài những mặt giá trị phổ quát (lịch sử, văn hóa và khoa học), ngày - nay di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng còn được nhìn nhận như một loại “tài sản đặc biệt” mà về mặt giá trị không hề bị suy giám, ngược lại còn được gia tăng theo thời gian Đây là loại tài sản mà giá trị không thể tái sinh, không thể thay thế, loại tài sản có tiềm năng khai thác không bao giờ cạn kiệt, khai thác nhiều lần, khai thác qua nhiều thế hệ kế tiếp

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tổn cho các thế hệ tiếp theo Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá Nhiêu giá trị văn hóa đã vượt ra ngồi khn khơ của một dân tộc, một quốc gia va ảnh hưởng toàn cầu — đó là đi sản văn hóa thế giới

ti

tl ti

Trang 19

ul )€ ye 1y trị

Cộng đồng là nền tảng phat triển của mọi xã hội Khái niệm cộng đồng có

thể được hiểu ở những mức độ quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia Tuy nhiên trong thực tế, cộng đồng thường được hiểu theo nghĩa hẹp, hạn chế đối với những nhóm cư dân sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế — xã hội còn kém phát triển, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác trực tiếp các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đặc điểm này thể hiện tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch

và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững

Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng

làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của

bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa Ngược

lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tao ra CƠ hội có được các giá trị văn hóa để

tự hào, để giới

thiệu với các dân tộc khác, các quốc gia khác trên thế giới

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thé phat triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và ó khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế

Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, -_ bên cạnh những yêu cầu về kinh nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, trong lĩnh vực bảo tồn Nguồn kinh phí dành cho: hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rat han hep so với nhu cầu thực tế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá

Trong bối cảnh trên, nguồn thu từ du lịch SẼ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá

Trang 20

Như vậy có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn với phát

huy di sản văn hóa và giữa bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển du lịch Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị đi sản

văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du

lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo

tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa | |

Du lịch là ngành kinh tế tông hợp có tính xã hội hoá cao vì vậy hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút và cần được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tẾ và cộng đồng xã hội Đây được xem là một trong những “điểm mạnh” so sánh của du lịch so với các ngành kinh té khac Chinh vi vay một trong những phương thức tiếp cận quan trọng cho phát triển du lịch bền vững là đây mạnh phát triển du lịch cộng động đồng, trong đó các giá trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy đầy đủ nhất |

Nhận thức được vai trò của việc phát huy các giá trị văn hoá và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch, Nhà nước Việt Nam luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu tạo bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá góp phần phát triển bền vững Tư tưởng này đã được cụ thể hoá trong nội dung của Pháp lệnh Du lịch năm 1999, theo đó : “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, ” ; đồng thời “ bảo đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” cũng như trong Luật Du lịch năm 2005, theo đó một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch là “phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa — lịch sử, .bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch” :

Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững và kế thừa những tư tưởng và kết quả đạt được từ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010,

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

Trang 21

lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc tơn trọng văn hố trong mối quan hệ với cộng đồng điểm đến ”: “Phát triển du lịch gắn với giảm nghèẻo ” được nhắn mạnh

Một số định hướng cơ bản đối với phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và phát triển cộng đồng bao gồm:

- Khai thác có hiệu quả các giá trị các di sản văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch

- Phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng

- Phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản phải gắn với phát triển du lịch quốc gia và khu vực

Nhận thức được giá trị và cơ hội phát triển du lịch từ tài nguyên di sản văn hóa, chúng ta sẽ có định hướng đúng đắn nhằm quy hoạch một cách phù hợp trên nguyên tắc vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng được các nhu cầu của du khách Việc làm đó vừa phát huy được những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần phát triển du lịch, cải thiện và nâng cao đời sông cho nhân dân

Trang 22

BÀI 3: TÔNG QUAN VỀ DI SẲẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

3.1 Di sản văn hóa vật thể 3.1.1 Di sản thế giới

3.1.1.1 Di sản thiên nhiên

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Câm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km? bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 335 km2 quần tụ dày đặc 775 hòn đảo Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnhcổ địa lý rất khác nhau và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng âm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thé Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường

xanh mưa âm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái

14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thâm mỹ ,và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000 Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003

Trang 23

núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1.233,26 km2 Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông

ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thé

giới Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20km, trong đó 17km ở khu vực Phong Nha và 3km ở khu vực Kẻ Bàng Khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng cũng từng được đề cử UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29/6/2011

3.1.1.2 Di sản văn hóa

Quan thể di tích Cỗ đô Huế hay Quần thé di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế, Việt Nam Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm

Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế

giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993 Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài kinh thành Huế và trong kinh thành Huế

Trang 24

Phố cỗ Hội An là một thị xã cỗ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biến tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế '

với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chia, miéu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công

như mộc, làm đồ đồng, gốm |

Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức Cuộc sống đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mắt đi những điệu hò quen thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tắt thảy vốn cỗ ở đây đều được trân trọng giữ gìn Một đêm hội được tổ chức hăng tháng vào tối 14 âm lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được sống trong bầu không khí mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An.Tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakesh (Maroc), Tổ chức UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các Di sản Văn hoá Thế giới

Trang 25

kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam, được công nhận di sản văn hóa thế giới vào 1/12/1999,

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủthế kỷ VI) qua thời Đinh-Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản - với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú Vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 _ giờ 30 phút ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban Di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là đi sản văn hóa thế giới

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Danh lam thắng cảnh Tràng Án - Tam Cốc - Bích Động

Trang 26

- Quần thể hang động Tràng An bao gồm 50 hang khô và 50 hang ngập nước, rất đa dạng về hình thái và chủng loại (hang động xuyên thủng, hang động thông và hang ngầm) Mỗi hang đều có một sắc thái riêng Và một điểm đáng chú ý là các hang động ở đây thường tập trung thành từng cụm, có liên hệ mật thiết với nhau Trong mỗi hang, do hiện tượng hòa tan và lắng đọng của đá vôi,

đã tạo nên hệ thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ Dấu vết của các thời ky bién tién,

biển thoái còn hẳn rõ qua những mực xâm thực cơ sở và qua hình thức các hang động liên thông với nhau

- Khu Tam Cốc - Bích Động nằm trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư Trong khu vực này, những cảnh quan thiên nhiên như dòng sông Ngô Đồng, hang Cả, hang Hai, Hang Ba kết hợp hài hòa với các công trình kiến trúc như đền Thái Vi (thờ các vị vua Trần) và chùa Bích Động , tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang động, núi non với sự tài hoa, khéo léo của con người Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá, hang động, tạo thành một khối thống nhất, vững chắc Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu “tam tòa”: phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng Bên cạnh đó, người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng Phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp, khiến vẻ linh liêng, cổ kính của ngôi

chùa được tăng lên nhiều phần

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thâm mỹ đặc biệt của khu danh lam thắng cảnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/05/2012)

Trang 27

giới Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba khu vực liền kề nhau là Di tích cô đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An-Tam Cốc-Bích Động và Rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư

Giá trị nỗi bật toàn cầu của quần thể danh thắng Tràng An được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên ba trụ cột chính quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Theo đó, Khu danh thắng Tràng An đã đạt được các tiêu chí về văn hóa Tràng An chứa đựng các bằng chứng về sự tương tác giữa con người và môi trường, thể hiện sự thích ứng của con người với các điều kiện biến đối về địa ly và sự khắc nghiệt nhất của môi trường trong lịch sử Trái Đất, đặc biệt là những biến đổi khí hậu diễn ra vào cuối và ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng

Về tiêu chí vẻ đẹp thẩm mỹ, Tràng An chứa đựng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh, điểm xuyết với những đền, chùa, miều linh thiêng về tiêu chí về địa chất-địa mạo, quần thể Danh thắng Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm Khu danh thắng Tràng An cũng đảm bảo tính toàn vẹn và tính xác thực; thực thi và bảo đảm thực thi đầy đủ việc bảo vệ, quản ly di san

Quân thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới tại Kỳ họp lần này đã góp phần nâng tông số các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới của Việt Nam lên tám khu di sản Đặc biệt, Tràng An trở thành Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên Qua đó, khẳng định những nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa và thiên nhiên của đất nước cũng như của toàn nhân loại

3.1.2 Di sản văn hóa quốc gia — một số di sản đặc biệt

Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập Khu rừng cắm Nam Cát Tiên, Khu Bảo tổn thiên nhiên Tây Cát Tiên và Khu Bảo tồn tê giác Cát Lộc, nằm trên địa bàn của 3 tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Lâm

Trang 28

Đồng Phần lớn diện tích của Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ Vườn có hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ven sông, một loại đất ngập nước rất độc

đáo của Việt Nam và thế giới; bao quanh đất ngập nước là rừng tự nhiên, bao gồm

sông, suối, thác, chènh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng - môi trường sống duy nhất (hiện còn) của loài tê giác một sừng ở Việt Nam, khu vực Đông Dương cũng như trên thế giới Độ che phủ của rừng tự nhiên trong khu vực này lên tới 802, với hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh âm, đồng cỏ và ngập nước Địa hình tự nhiên xen kẽ các bàu, đầm, suối, cộng với hơn 90km sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho vườn Cát Tiên, với những ghềnh, thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước, Những dấu tích về địa chất, địa mạo minh chứng cho quá trình biến đổi của thiên nhiên ở khu vực này hàng triệu năm trước Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyền thế giới ở Việt Nam, đã duoc UNESCO ghi danh Theo số liệu thống kế, trong Vườn Quốc gia Cát tiên có 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật Trong đó, 31 loài thực vật va 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vao Sach Dé IUCN, 2008) Dac biệt, có 3 loài và phân loài thuộc đặc hữu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong là chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoãng Nam Bộ

Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997 Từ

góc độ bảo tồn di sản thiên nhiên và di sản văn hóa, có thể nhận thấy, vườn

Quốc gia Cát Tiên bao hàm các mặt giá trị cơ bản sau:

Trang 29

- Trong khu vực Vườn Quốc gia Cát tiên và vùng phụ cận đã phát hiện được nhiều di chỉ, đi tích khảo cô, với niên đại khá sớm, trải dài nhiều thé ky Từ

kết quả nghiên cứu khảo cổ học, bước đầu có thể khẳng định: trong khu vực này ít

nhất đã từng tồn tại một nền văn hóa hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ

VII sau CN

- Khu vực Cát Tiên còn là địa ban luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu, khám

phá những bí ấn về thế giới thiên nhiên và hệ sinh thái, là trường học thực tế quan trọng trong việc nghiên cứu về hệ động, thực vật, địa chất, địa mạo cho học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012)

Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể nằm trong vườn Quốc gia Ba Bẻ, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bẻ, tỉnh Bắc Kạn, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 10.048 ha, trong đó, khu vực bảo vệ I có diện tích là 952 75ha, được xác định là diện tích mặt nước hồ Ba Bề, các yếu tố cảnh quan sinh thái xung quanh bờ hồ và các điểm danh lam thắng cảnh liên quan nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bẻ; khu vực bảo vệ II có diện tích 9.095,25ha, là vùng bao quanh, tiếp giáp với khu

vực bảo vé I

Hồ Ba Bê là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên các vùng núi Hồ được hình thành trên núi karst từ khoảng 10.000 năm trước đây, với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần các loại đất, đá đa dạng và cầu trúc địa chất độc đáo Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo nơi đây đã khiến hồ Ba Bề trở thành khu vực đa dạng sinh học, với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới Xung quanh hồ có khoảng 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch, 470 loài động vật có xương sống, trong đó, có 81 loài thú, 234 loài chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư và 107 loài cá Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong khu vực Ba Bề có ít nhất 367 loài bướm và nhiều loại động vật không xương khác Vì những giá trị lịch sử, văn

Trang 30

hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của khu vực hồ Ba Bễ, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bề là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg)

Di tích lịch sử và khảo cỗ Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và Mỹ Hòa, thuộc huyện Thấp Mười, tỉnh Đồng Tháp, với diện tích được quy hoạch bảo tồn khoảng 290ha Di tích khảo cổ học Gò Tháp được các nhà khảo cô học người Pháp phát hiện và công bế vào khoảng những năm cuối của thế kỷ XIX, với tên gọi Prasat Pream Loven (Chùa năm gian) Đây là địa điểm còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học gắn với nền văn hóa Óc Eo Các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại địa điểm này nhiều loại hình di tích, như di

tích cư trú, mộ táng, kiến trúc , phân bố trên địa bàn rộng, đặc biệt, tại khu vực

này đã phát hiện được tượng thần Vishnu, Shiva bằng đá sa thạch, có khắc hoa văn và minh văn Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày 27/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch

sử và khảo cổ Gò Tháp là Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cỗ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn khoảng 433,Iha, trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba

Thê (khu A) là 143,9ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3ha

Trang 31

thị cảng Óc Eo Tên gọi văn hóa Óc Eo được đặt theo tên địa điểm gò Óc Eo, được phát hiện và công bố năm 1942

Vì những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày

27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Keo (Thần Quang tự), thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất,

huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Theo tư liệu lịch sử, năm Tân Sửu, niên hiệu

Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông dựng chùa Nghiêm

Quang trên đất Giao Thuy (lang Keo/ap Keo), thuộc Nam Dinh ngay nay Thang 3 năm Đinh Hợi, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa này được đổi tên thành chùa Thần Quang Năm Tân Hợi (161 1), một trận

lụt lớn làm chùa bị trôi dat, đân ấp Keo phải di dời đi 2 nơi: một bộ phận định cư

ở phía Đông Nam - hữu ngạn sông Hồng: một bộ định cư ở phía Đông Bắc - tả ngạn sông Hồng Như vậy, sau năm 1611, làng Keo (gốc ở Nam Định) được chia thành hai làng Sau đó, hai làng dựng lại chùa, tên Nôm đều gọi là “chùa Keo” Để phân biệt, dân gian thường gọi chùa Keo ở Thái Bình là Keo Thái Bình hoặc Keo trên; chùa Keo ở Nam Định là Keo Nam Định hoặc Keo dưới

Chùa Keo Thái Bình được dựng năm 1632, tên chữ là Thần Quang tự

Ngoài chức năng thờ Phật, chùa Keo Thái Bình cũng như chùa Keo Nam Định còn là nơi thờ Thánh Dương Không Lộ và những người có có công lớn

trong việc dựng chùa (Trịnh Thị Ngọc Lễ, Hoàng Nhân Dũng, Trần Thị Ngọc

Duyên, Lê Hồng Quốc, Nguyễn Văn Trụ)

‘Voi những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keø (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) là Di tích quốc gia đặc biệt (ngày 27/09/2012)

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên ti Phật hồng Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt

Trang 32

Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cỗ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau

(Lý, Trần, Lê, Nguyễn) |

Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất được hình thành từ ký Đệ tứ, với các loại đá gốc, như sa thạch,

sỏi kết sạn và phù sa cổ Địa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã kiến tạo nên các điểm cảnh quan kỳ vĩ, như thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử , nơi có những kiến trúc cỗ truyền như hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ

Khu vực Yên Tử có tổng điện tích tự nhiên khoảng 2686ha, trong đó có

1736ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc, nơi còn bảo

tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm Xen kẽ với thiên nhiên là hệ thống chùa, am, tháp Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường trồng rất nhiều tùng Trong khu vực này hiện còn khoảng hơn 200 cây tùng đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm Ngoài đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng nỗi tiếng từ ngàn xưa Trúc là sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống đẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên Rừng Trúc, tức Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền do ông sáng lập

Hội Yên Tử là lễ hội hành hương vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân

Những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt của khu di tích đã đưa Yên Tử trở thành một chốn thiêng trong đời sống tỉnh thần của người Việt Để khẳng định giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số

1419/QĐ-TTg ngày 27/09/2012)

Trang 33

Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ VI - II TCN) Về sau, nhã nhạc được lan tỏa sang các nước láng giềng như: Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có điểm riêng biệt Ở Việt Nam, nhã nhạc bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XV, nhưng phải đến thời kỳ nhà Nguyễn mới phát triển rực rỡ và đạt

đến trình độ uyên bác Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng và

phát triển Nhã nhạc và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại

Đặc trưng của nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn

âm nhạc khác, từ lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong

các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản, của nhã nhạc đều rất chặt chế, phản ánh tính quy củ qua các định chế thâm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời Các buôi trình diễn nhã nhạc thường huy động rất nhiều diễn viên ca múa và xiêm y

phong phú với những trang trí lộng lẫy và tinh tế

Nhạc khí dùng trong nhạc cung đình được "chế tạo tỉnh vi, chạm cân khéo léo, tỉnh xảo hơn nhạc khí dùng trong dân gian, lại có đầy đủ màu âm: tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá (khánh), tiếng đồng Về độ cao có tiếng trầm của dây đài đàn tỳ bà, tiếng cao vút vi vu của tiếng sáo"

Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của nghỉ lễ cung đình Việt Nam với hàng trăm nghi lễ khác nhau hằng năm Tuy nhiên, vai trò của nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc hòa nhạc phục vụ các nghỉ lễ mà còn cho thấy là một phương tiện giao tiếp và thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh và các vua chúa thời phong kiến, cũng như truyền tải được những tư tưởng triết lý và tri thức về vũ trụ của người Việt Nam Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt

Trang 34

tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 07 thang 11

năm 2003

3.2.1.2 Không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam

Xưa nay, người Tây Nguyên không tự chế tác mà mua công chiêng của - người Kinh từ các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, dân tộc Lào hoặc Campuchia, rồi về nắn chỉnh lại để có được âm thanh mong muốn Mỗi một làng bản đều có một người chuyên lên chiêng Bao ngàn đời nay, cổng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thối tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả, v.v cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới, V.V

Không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay Chính vì vậy, đối mặt với những thử thách đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng với cộng đồng có những hành động cụ thể nhằm khôi phục các giá trị truyền thống, trả lại cho công chiêng linh hồn và cuộc sống đích thực của nó

3.2.1.3 Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan

Trang 35

Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của quan họ,

có ý kiến cho là quan họ có từ thế kỷ XI, số khác cho 1a tir thé ky XVII, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản Văn hóa quan họ, đặc biệt là dân ca quan họ, loại hình nghệ thuật đước coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến

Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đăm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà

vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tỉnh tế của người quan họ

Tháng 9 năm 2005, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước năm 2003

của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé Tháng 4/2006, Công ước

này chính thức có hiệu lực Từ năm 2002, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học về “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” Vào lúc 19.55 ngày 30/9/2009, Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé long trong công bố là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

3.2.1.4 Ca trù

Theo Công ước UNESCO 2003, các di sản văn hóa phi vật thể đại diện

của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách di

sản của nhân loại đó là danh sách Đại diện và danh sách CẦn bảo vệ khẩn cấp và

được bảo vệ ở cấp độ quốc tế Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản

Trong lần xét chọn đầu tiên kể từ khi Công ước có hiệu lực, Việt Nam đã quyết định đề cử Ca trù vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp bởi vì mặc dầu đã được phục hồi trong năm năm gần đây nhưng nguy cơ thất truyền những bài bản, thể cách của Ca trù xưa đang đặt ra như là một thách thức không dễ gì giải quyết Việt Nam đã được UNESCO đánh giá

cao vì đã có tầm nhìn toàn điện đối với việc bảo vệ di sản

Trang 36

Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch

sử, xã hội những Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối

với văn hóa Việt Nam Ca trù của Việt Nam được DNESCO ghi danh vào Danh

sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp Lễ công bố diễn ra

ngày 1/10/2009, tại Abu Dhabi, Các Tiêu vương quốc A rập thống nhất 3.2.1.5 Hội Gióng tại đền Sóc và đần Phù Đồng

Hội Gióng ở đền Phù Déng và đền Sóc gắn với truyền thuyết Thánh Gióng Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng § tháng giêng hằng năm Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi và làm giò hoa tre tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc, nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang trọng, linh thiêng, là hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền Sóc Đó là tục "cướp hoa tre" cầu

may và tục chém "tướng" (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng

hiệu lệnh múa cờ |

Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đồng và đền Sóc đã được ƯNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thê đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010

3.2.1.6 Hát xoan

Hát xoan - một loại hình nghệ thuật truyền khẩu đặc sắc, còn có tên gọi

khác là hát lãi Lièn, hát đúm, hát thờ, hát cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát

Trang 37

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc của loại hình nghệ thuật độc đáo này, ngày 24 tháng I1 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận hát xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật hát xoan sẽ góp phần tích cực cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và duy trì tính đa dạng của của văn hóa nhân loại

3.2.1.7 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân - giống rồng và mẹ Âu Cơ - giống tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cỗ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay Đối với cộng đồng các làng xung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cây

lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa

màng bội thu

Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này qua thế hệ khác, người Việt ở vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi có đền Hùng linh thiêng và nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài, đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong ngài phù hộ cho quốc

thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu Tín ngưỡng thờ

cúng Hùng Vương được các vương triều quan tâm cho ghi chép vào sử sách, cấp sắc phong và cấp đất phục vụ cho việc thờ cúng Hùng Vương

Biểu hiện tiêu biểu nhất cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ

là lễ giỗ tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được tổ chức trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam, trên cả nước hiện có

1.417 đi tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời vua Hùng

Vào địp Giỗ Tổ, nhân dân trong các làng xã có thờ cúng Hùng Vương ở

khu vực Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, trong trang phục lễ hội, rực rỡ mau co,

Trang 38

sắc áo, tổ chức thi kiệu, thi làm lễ vật Họ chọn ra chiếc kiệu đẹp nhất và lễ vật ngon nhất, cùng chiêng, trống đồng, nghi trượng rước lên đền Hùng dâng cúng, cầu cho quốc thái dân an, vạn vật sinh sôi Mỗi làng bầu ra ban khánh tiết gồm 6 đến 9 người đàn ông từ 50 tuổi trở lên, có hiểu biết, có tư cách đạo đức để chủ trì, điều hành nghi lễ tại đình, đền, miếu Thủ từ - “trưởng tạo lệ”, ở đền Thượng, đền Trung và đền Hạ thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được mặc định là người thuộc 3 làng: Cổ Tích, Trẹo và Vi Tham gia thực hành nghi thức còn có đội tế gồm 9 hoặc 11 đàn ông từ 50 tuổi trở lên, được chọn từ những gia đình hồ thuận, khơng có tang, không vi phạm pháp luật và lệ làng Nhiệm vụ của họ là dâng hương, rượu, trà, đọc và hóa sớ trong lễ dâng hương Các thành viên còn lại trong làng tự nguyện tham gia các nghi thức thờ cúng và các hoạt động trình diễn văn hóa dân gian Các vị bô lão tham gia đội tế lễ, những vị trung niên, nam hay nữ đều tham gia chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giây, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, đê) và hoa thơm, trái ngọt dé dâng cúng Thanh niên trai tráng tham gia rước kiệu, cầm cờ, quạt, lọng trong đoàn rước đến nơi thờ cúng Các hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như hát xoan, hát gheo, cling các trò chơi dân gian khác thu hút không chỉ dân làng mà cả khách thập phương cùng tham gia

Ngày 14/4/2013, tại lễ khai mạc lễ hội Đền Hùng năm 2013, Việt Nam

đón Bằng của UNESCO vinh danh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ _

là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại | 3.2.1.8 Đờn ca tài tử Nam Bộ

Ngày 11/2 tai hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể

lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản

văn hóa phi vật thẻ đại diện của nhân loại

Trang 39

nét đặc sắc của người dân phương Nam - cần cù, bình dị, chân thành, phóng khoáng, nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn của những người con “Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” Don ca tai tử Nam Bộ đã góp phần rất quan trọng vào việc làm phong phú đời

sống văn hóa, tỉnh thần của cả dân tộc Việt Nam, là gạch nối giữa văn hóa bác

học và văn hóa dân gian, giữa nghệ thuật truyền thống từ ngàn xưa với nghệ thuật của ngày mai, góp phần tạo nên sự giao lưu cần thiết, đa dạng của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại

Việc UNESCO vinh danh loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ thể hiện sự trân trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam, là niềm tự hào của người dân Nam Bộ nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung, minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới

Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế (sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Công chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang - Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương) Ngày 5/12/2013 vừa qua, trong phiên họp của UNESCO diễn ra tại nước Cộng hòa Azerbaijan đã chính thức ghi danh loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thé đại diện của nhân loại

3.2.2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

3.2.2.1 Tiếng nói, chữ viết

Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc là công cụ giao tiếp của dân tộc đó, là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, dân tộc, nó thuộc về bản sắc của từng dân tộc, là một bộ phận cấu thành của nền văn minh nhân loại Giống như các nước đồng văn khác, Việt Nam đã tiếp thu và sử dụng chữ Hán trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng sáng tạo ra một di sản vô cùng độc đáo, thể hiện bán lĩnh

Trang 40

văn hoá dân tộc Việt Nam, ghi lại ngôn ngữ của chính mình, khác hẳn với bất kỳ quốc gia nào, đó chính là chữ Nôm của người Việt

Chữ Nôm hình thành dựa trên cách cấu tạo hình thể của chữ Hán cùng với

cách đọc Hán-Việt để ghi lại ngôn ngữ của người Việt Chữ Nôm được hình thành vào khoảng thế kỷ VIII, IX, đây có thể gọi là giai đoạn đồng hoá chữ Hán, tức là dùng chữ Hán để phiên âm một số từ Việt lẻ tẻ đưới thời Bắc thuộc và được chế tác thành hệ thống bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam khôi phục nền độc lập tự chủ, đặc biệt là đưới các triều đại Lý, Trần, được sử dụng để sáng tác văn học vào các thế kỷ XIII-XV với tác phẩm thuần Nôm sớm nhất Thiên tông bản

hạnh thời Trần hiện còn lưu trữ được Đến thế kỷ XVII-XIX thì chữ Nôm đã

phát triển đến giai đoạn cực thịnh của nó và trên một vài phương diện thì nó còn lấn át cả địa vị của chữ Hán, các tác phẩm như: Hich Tay Sơn, Truyện Kiễu, là một ví dụ tiêu biểu Như vậy, chữ Nôm đã có một quá trình hình thành và sử dụng lâu đài ở Việt Nam, là phương tiện chuyển tải những giá trị truyền thống, biểu đạt những đặc trưng văn hoá, phản ánh nhân sinh quan và thé gidi quan cua lớp lớp người Việt Nam qua hàng chục thế kỷ

3.2.2.2 Tác phẩm văn học nghệ thuật

Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn hoc | viết của những người dùng tiếng Việt Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w