1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động nghệ thuật

148 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 14,83 MB

Nội dung

Trang 1

(2) THU VIEN ĐT14-TT GIAO _ 2012 80101250

ar eS APA SEATS CRE OEE TE MRS TS 000 00 RET MAST EIP AVENE LIBRE RLU RIM PS FTO TOL BET AD

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

Trang 3

LOI NOI DAU

Quản lý hoạt động nghệ thuật là môn hoc mang tính lý luận và thực tiễn cao Trên cơ sở cái nhìn tổng thể, khái quát về nghệ thuật học, cách cảm nhận tác phẩm nghệ thuật thông qua tiếp xúc với một số kiệt tác nghệ thuật thế gidi, tiép cận với môn học Quản lý hoạt động nghệ thuật, người học được trang bị

những tri thức cơ bản nhất về quản lý một lĩnh vực đặc biệt của đời sống tinh

thần xã hội Tìm hiểu nội dung môn học, sinh viên không chỉ nâng cao hiểu

biết về lý thuyết quản lý hoạt động nghệ thuật mà còn được mở rộng tầm nhìn

về thực tiễn đời sống nghệ thuật phong phú và sinh động của dân tộc, nhân

loại Quản lý hoạt động nghệ thuật là quản lý một lĩnh vực hết sức tỉnh tế, _ nhạy cảm của đời sống xã hội, đòi hỏi chủ thể quản lý phải hiểu biết về khoa

học quản lý, có trí thức về nghệ thuật ở mọi loại hình và đặc thù hoạt động trong các công đoạn thuộc quá trình nghệ thuật

Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nghệ thuật trở

thành một bộ phận quan trọng, tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Các Nghị quyết gan day

của Đảng về văn hóa, văn nghệ thê hiện cái nhìn mới của Đảng ta về việc lãnh

đạo, quản lý nghệ thuật và đưa lĩnh vực này phát triển lên một trình độ mới

Tuy vậy, trong tỉnh hình hiện nay, đời sống văn học nghệ thuật và công tác quản lý lĩnh vực này còn nhiều bất cập; các thế lực thù địch trong nước, quốc

tế luôn mượn diễn đàn văn học, nghệ thuật để góp phần thực hiện âm mưu

diễn biến hòa bình, tiến hành làn sóng xâm lăng văn hóa nhằm chống phá

Đảng và Nhà nước ta, cản trở công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất

nước của nhân dân ta Vì vậy, trong lĩnh vực tư tưởng — văn hóa hiện nay, nghệ thuật không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ không thể thiếu được của con người mà còn trở thành công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng

Trang 4

thuật nước nhà mà còn tạo sức mạnh dé chúng ta thực hiện có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước

Nghệ thuật phản ánh hiện thực theo quy luật tình cảm có khả năng tác

động tích cực hoặc tiêu cực đến con người Ngày nay, ở góc độ kinh tế, hoạt động nghệ thuật có thể được xem là một nguồn lực góp phần làm giàu đất nước Do tính đa năng của hoạt động nghệ thuật nên quản lý lĩnh vực này mang tính đặc thù và phức tạp Đó là quản lý một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn trong xây dựng và phát triển đời sống

văn hóa tỉnh thân của dân tộc

Môn học Quản lý hoạt động nghệ thuật từ lâu đã được giảng dạy trong

các trường đại học, cao dang chuyên về văn hóa - nghệ thuật, trường Bồi dưỡng cán bô quản lý văn hóa, thể thao — du lịch Ngay ở các trường trên, đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học này còn mỏng, giáo trình và tài liệu phục vụ cho môn học chưa thực phong phú, tài liệu trong và ngoài nước viết chuyên sâu về lĩnh vực này chưa nhiều Vì vậy, việc biên soạn giáo trình cho môn học không khỏi có những khó khăn

Do nhu cầu đào tạo, Khoa Tuyên truyền lựa chọn xây dựng và đưa môn học này vào giảng dạy cho các chuyên ngành: Quản lý văn hóa — tư tưởng, Chính trị học công tác tư tưởng Trên cơ sở tiếp cận khoa học quản lý, quản lý

nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật, môn học nhằm cung cấp cho người

học hệ thống kiến thức cơ bản nhất về quản lý hoạt động nghệ thuật Đề

cương bài giảng môn học “Quản lý hoạt động nghệ thuật” được chia làm làm

7 chương với những nội dung cốt lõi sau đây:

Chương I: Giới thiệu đại cương về Quản lý hoạt động nghệ thuật; xác

định đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học |

Chuong II: Đề cập tổng quát về đặc điểm sự lãnh đạo của Đáng và

Trang 5

Chương III, IV, V: Phân tích toàn diện các phương tiện, nguyên tắc,

phương pháp, hình thức quản lý hoạt động nghệ thuật

Chương VI: Phân tích đặc trưng của các loại bình nghệ thuật và làm

sáng tỏ nội dung quản lý hoạt động thuộc các loại hình nghệ thuật

Chương VỊI: Làm sáng rõ mục tiêu và tinh thần đổi mới trong hoạt động nghệ thuật và những vấn đề nóng bỏng trong quản lý hoạt động nghệ thuật hiện này Từ thực tiễn đời sống nghệ thuật, đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghệ thuật trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước

Trong quá trình hoàn thành Tập bài giảng Quản lý hoạt động nghệ thuật, chúng tôi có tham khảo và sử dụng các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước có liên quan đến lĩnh vực này: GS.TS Hoàng Vinh, GS.TS Trương

Thìn, PSG.TS Nguyễn Tri Nguyên, PGS.TS Phạm Duy Đức, PGS.TS Lê

Quý Đức, TS Đỗ Văn Khang, TS Phan Văn Tú, Hoàng Xuân Cường v.v Chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã giúp cho chúng tôi có những cơ sở để hình thành và phát triển nội dung môn học

Lần đầu tiên Khoa biên soạn tập Đề cương bài giảng Quản lý hoạt động nghệ thuật, một môn học có khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng, chuyên sâu nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả, các nhà khoa học để tập bài giảng được hoàn thiện hơn Xm trân trọng cám ơn

Trang 6

CHUONG 1:

DAI CUONG VE QUAN LY HOAT DONG NGHE THUAT 1.1 Nghệ thuật

1.1.1 Nghệ thuật - khái niệm và loại hình

Nghệ thuật là một lĩnh vực văn hóa tinh thần đặc sắc do loài người sáng tạo nên từ rất sớm trong lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nhân loại Với tư cách là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, nghệ thuật chịu sự chi phối

của tồn tại xã hội và là tắm gương phản ánh hiện thực Nghệ thuật có quan hệ

mật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác, đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị

của giai cấp cầm quyền Trong xã hội có đối kháng giai cấp, các giai cấp đều

dùng nghệ thuật như một phương tiện, vũ khí để đấu tranh Nghệ sỹ chân chính luôn đứng về phía nhân dân, về phía phát triển tiến bộ của lịch sử, ủng

hộ cái mới, phê phán cái cũ, lạc hậu, phản động v.v Là tiếng nói của tình

cảm, là hình thức nhuần nhụy sắc bén của tư tưởng và là biểu hiện cao nhất

của sự nhận thức, phản ánh thâm mỹ, nghệ thuật góp phần tạo dựng diện mạo

văn hóa tỉnh thần của dân tộc, nhân loại

1.1.1.1 Khái niệm nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội - _ Khái niệm nghệ thuật:

Trong lịch sử phát triển nghệ thuật đã đần hình thành những quan niệm khác nhau về nghệ thuật Có thể nhìn nhận khái niệm nghệ thuật ở những góc

nhìn sau:

+ Theo nghĩa rộng: Khái niệm nghệ thuật đồng nhất với khái niệm kỹ xảo, với nghĩa sự khéo tay (texne — “kỹ xảo” của người Hy Lạp xưa)

Trang 7

+ Trong tác phẩm “Nghệ thuật là gì?” xuất bản năm 1896, Lev

Nikolayevich Tolstoy đã định nghĩa nghệ thuật như một hình thức truyền đạt các cảm xúc mà một người đã trải qua tới những người khác, khiến cho những người này cũng bị lây nhiễm các cảm xúc và thấy như mình cũng trải qua những kinh nghiệm đó

+ Theo nghĩa hẹp: “Nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động riêng mang tính thực tiễn xã hội chính là sáng tạo nghệ thuật, cụ thể là tạo nên những tác

phẩm nghệ thuật có ý nghĩa xã hội và khác các hoạt động khác ở tính độc đáo

và sáng tạo cái mới”C), Trong quan điểm của nhiều học giả, nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thê chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thâm mỹ làm rung động xúc cảm, tình cảm con người Theo ý

nghĩa này nghệ thuật chính là các loại hình nghệ thuật khác nhau

Tiếp nhận các quan niệm trên từ góc nhìn văn hóa, có thể đi đến khái

niệm sau: Với tu cach là một thành tô đặc biệt của văn hoá tỉnh than, nghé thuật chính là sự thong nhất liên tục của sự nhận thức hiện thực bằng hình

tượng, sự tải hiện lại hiện thực ấy bằng hình tượng cụ thể cảm tính thông qua

một loại hình nghệ thuật nhất định và được thực hiện bởi quá trình sáng tao

của nghệ sỹ

Nghệ thuật là một thành tố của văn hóa thẩm mỹ Giữa văn hóa thấm

mỹ và nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất Nếu lấy hoạt động theo “quy luật của cái đẹp” làm tiêu chí, văn hóa thâm mỹ có phạm vi rất rộng bao

hàm cá nghệ thuật và nghệ thuật là hạt nhân của văn hóa thâm mỹ Mọi giá trị

nghệ thuật đều là những gia tri thâm mỹ, nhưng không phải mọi giá trị thâm

mỹ đều là giá trị nghệ thuật Nếu lấy giá trị làm tiêu chí, nghệ thuật có lĩnh vực tồn tại riêng Đó là những giá trị nghệ thuật ở mọi loại hình (kiến trúc,

điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, sân khâu, điện ảnh, văn học)

Trang 8

- Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội

Nghệ thuật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hố tỉnh thần khơng thê thiếu

được của con người Nó là sản phẩm sáng tạo của cá nhân, thể hiện lực lượng bản

chất người ở tầm bậc cao Nghệ thuật giúp con người biết rung cảm khi đứng trước cái đẹp, biết ngưỡng mộ, cảm phục khi đứng trước cái cao cả, biết cảm thông, đau đón, chia sẻ khi đứng trước cái bi và biết cười khi đứng trước cái hài

Nghệ thuật giúp con người nhận thức hiện thực trong tính tổng thể của nó Mỗi thành tố văn hóa tinh thần giúp con người nhận thức một mặt của đời

sống hiện thực xã hội Nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng hình tượng và

giúp con người nhận thức hiện thực trong sự phong phú, đa dạng, toàn vẹn Friedrich Engels, khi nói về “Tấn trò đời” của Balzac, cho rằng: Qua tác phẩm của Balzac người ta đã biết được ngay theo ý nghĩa kinh tế học, nhiều

chỉ tiết (chẳng hạn sự phân phối lại động sản và bat động sản sau cuộc cách

mạng) hơn ở các cuốn sách của tất cả các nhà chuyên môn, các sử gia, các nhà kinh tế học và các nhà thống kê thời kỳ này cộng lại

Nghệ thuật tác động đến thế giới tỉnh thần, tâm hồn, cảm xúc của con

người, giúp con người phát triển hoàn thiện về nhân cách Ngày nay, nghệ thuật trở thành một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp văn hoá và có

khả năng đem lại lợi ích kinh tế to lớn

1.1.1.2 Cac loại hình nghệ thuật

Sự phân chia các loại hình nghệ thuật được các nhà nghiên cứu mỹ học,

nghệ thuật học nhìn nhận ở các góc độ khác nhau Trong lịch sử nghiên cứu nghệ thuật đã xuất hiện các cách phân chia sau: cách phân nhóm theo không gian và thời gian, thị giác - thính giác, tạo hình - biểu hiện, theo tính chất thực

Trang 9

mặt khác nên cách phân nhóm nào cũng có chỗ gượng ép, không thỏa đáng Từ sự tiếp nhận các cách phân chia trên, có thể phân nhóm các loại hình nghệ

thuật như sau:

+ Nhóm nghệ thuật ứng dụng: bao gồm nghệ thuật trang trí - thực dụng (trình bày các vật phẩm lao động, đồ tư trang ) và nghệ thuật kiến trúc

+ Nhóm nghệ thuật tạo hình: Nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật điêu khắc

+ Nhóm nghệ thuật biểu hiện: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật múa

+ Nhóm nghệ thuật tổng hợp: Nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật sân khẩu

+ Nhóm nghệ thuật ngôn từ: Văn học

Quá trình vận động và phát triển của các loại hình nghệ thuật không chỉ

chịu sự tác động từ phía xã hội mà còn có sự ảnh hưởng qua lại giữa bản thân

chúng với nhau Hai sự tác động trên ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển

của đời sống nghệ thuật và tùy từng thời kỳ lịch sử mà có thể làm nỗi bật hoặc

đưa các loại hình này lên vị trí chủ đạo hoặc làm nhạt những loại hình khác và

có thê nảy sinh những loại hình nghệ thuật mới

Mỗi loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ đặc trưng riêng nhằm phản ánh tốt nhất các mặt của đời sống hiện thực Chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, nên nhìn chung đường như không có loại hình nghệ thuật nào mang

tính độc lập tuyệt đối Có thé thấy rõ những đặc điểm này trong hai loại hình nghệ thuật tổng hợp Sân khấu, Điện ảnh Sự tiếp nhận, ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình nghệ thuật gop phan phát triển các loại hình nghệ £huật mà

vẫn giữ được bản sắc của nó Nếu mất đi những đặc trưng độc đáo của mỗi

loại hình sẽ dẫn đến sự đỗ vỡ và sự pha trộn phản nghệ thuật

1.1.2 Văn hóa nghệ thuật — khái niệm và cấu trúc

1.1.2.1 Khái niệm văn hóa nghệ thuật

Văn hóa nghệ thuật khơng chỉ bao gơm tồn bộ các giá trị nghệ thuật ở

Trang 10

thuật của mọi dân tộc cũng như hoạt động tích lãy, bảo quản, phổ biến, tiếp

nhận các giả trị đó bởi xã hội và mỗi cá nhân

- Văn hóa nghệ thuật tồn tại dưới hai hình thái cơ bản: hình thái giá trị

và hình thái cá nhân

Hình thái giá trị là các tác phẩm ở mọi loại hình, là cơ sở nền tảng để tạo nên đời sống nghệ thuật của một dân tộc Hình thái cá nhân góp phan hoan

thiện nhân cách theo hướng nhân văn - đó chính là lao động sáng tạo của nghệ sỹ để tạo nên tác phẩm và sự tiếp nhận của công chúng với ý nghĩa giải mã giá trị của tác phẩm

- Văn hóa nghệ thuật là bộ phận nhạy cảm, sinh động nhất của một nền văn hóa, là gương mặt tính thần toàn diện của một dân tộc và là lĩnh vực biểu hiện sâu sắc, độc đáo quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân loại, tính dân tộc

và tính quốc tế trong văn hóa v.v 11 2 2 Cấu trúc của văn hóa nghệ thuật

Có nhiều cách phân chia: - Theo hệ thống các yếu tố

Theo cái nhìn hệ thống các yếu tố, văn hóa nghệ thuật là một tô hợp các

thành tổ có mối liên hệ hữu cơ tạo nên một chỉnh thê toàn vẹn: 1 Đội ngũ văn nghệ sỹ; 2 Các giá trị nghệ thuật thuộc mọi loại hình; 3 Công chúng nghệ thuật; 4 Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên; 5 Hoạt động

lý luận và phê bình nghệ thuật; 6 Các tổ chức xã hội nghề nghiệp; 7 Các

thiết chế nghệ thuật; 8 Các cơ quan lãnh đạo, quản lý nghệ thuật v.v

Như vậy, quản lý hoạt động nghệ thuât của một quốc gia cần phải quan

tâm toàn diện tới tất cả các thành tô đó - Theo bản chât của văn hoá

Œ) PGS.TS Lương Quỳnh Khuê (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn hóa Mác — Lênin, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 11

Từ cái nhìn bản chất, theo khái niệm văn hóa có thể nhìn nhận cấu trúc

văn hóa nghệ thuật gồm các thành tổ sau: + Các giá trị nghệ thuật ở mọi loại hình

+ Hoạt động nghệ thuật: khá phong phú, đa dạng, bao gồm toàn bộ hoạt động thuộc các công đoạn: sản xuất, bảo quản, phân phối, tiêu dùng tác phẩm

nghệ thuật v.v

Hoạt động nghệ thuật gồm nhiều loại, khác nhau về mục đích cụ thê, cách thức thực hiện và tùy thuộc vào các nhóm chủ thể khác nhau: hoạt động

của đội ngũ văn nghệ sỹ; hoạt động tiếp nhận nghệ thuật của công chúng; hoạt động lý luận - phê bình nghệ thuật; hoạt động quản lý nghệ thuật; hoạt động đào tạo; hoạt động lưu giữ - bảo quản, nhân bản, phổ biến các giá trị nghệ

thuật v.v

1.2 Quan ly hoạt động nghệ thuật

1.2.1 Khải niệm, nhiệm vụ của quản lý hoạt động nghệ thuật

Hoạt động của con người trong đời sống xã hội hết sức phong phú, đa

dạng: hoạt động kinh tế, hoạt động khoa học, hoạt động giáo dục, đạo đức, thâm mỹ, nghệ thuật v.v Trong tiến trình phát triển của lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động trên không diễn ra một cách tự nhiên mà được đặt dưới sự chỉ

huy của một cơ chế quản lý xã hội nhằm điều hòa những hoạt động của cá

nhân và của các tổ chức xã hội “Một nhạc sỹ độc tấu thì có thé tu diéu

khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì phải có một nhạc trưởng”), Lưu

Bang, người sáng lập ra nhà Hán có nói: Ta vốn là người thôn dã, võ không giỏi, văn chẳng hay, tính việc quân ngồi mn dặm ta sao bằng Trương Lương, lo việc binh lương, đặt ra chính sách để ổn định dân tình thì ta sao

bằng Tiêu Hà, đánh thành chém tướng thì ta sao bì được với Hàn Tín, nhưng

Trang 12

ta lại có các bí quyết để sử dụng được cái tài của ba vị kia - bí quyết ấy chính là quản lý

Có hai phương thức trong quản lý: quản lý xã hội và quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là sự điều hành công việc theo hệ thống cơ quan công quyền, còn quản lý xã hội là sự quản lý được thực hiện bởi các đoàn thể hay các tô chức xã hội phi chính phủ Môn học tiếp cận ở góc độ quản lý nhà nước

đối với hoạt động nghệ thuật

1.2.1.1 Khái niệm

- Khai niệm hoạt động nghệ thuật

Hoạt động nghệ thuật là một dạng hoạt động văn hoá đặc biệt khẳng

định trình độ phát triển cao những phẩm chất nhân tính của con người, biểu hiện ở khát vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ thông qua hoạt động sáng tạo

nên các giả trị nghệ thuật cua moi dan tộc cũng như hoạt động tiếp nháu, tích

luỹ, bảo quản, phổ biến v.v các giá trị đó của cá nhân và cộng đồng

Hoạt động nghệ thuật chính là quá trình thực hành của cá nhân và các

thiết chế xã hội trong sản xuất, bảo quản, phân phối, giao lưu, tiêu dùng những giá trị nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của con người và cũng là để hoàn thiện chất lượng sống con người

Bản chất cốt lõi của hoạt động nghệ thuật chính là sự thể hiện bản chất

người ở tầng bậc cao Đó là năng lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo theo quy luật cái đẹp của con người, là ý thức bảo tồn, giữ gìn, trao truyền, tiếp nhận

các giá trị của mỗi cá nhân và xã hội Nói như M Gorki: Bấm sinh con người

là nghệ sĩ, dù ở đâu hay bất cứ lúc nào, con người cũng muốn đưa cái đẹp vào

đời sống của mình; và nói như C Mác: Con người biết nhào nặn vật chất theo

quy luật của cái đẹp

Trang 13

- Khái niệm quản lý hoạt động nghệ thuật: Quản ly hoạt động nghệ thuật là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý là các

lĩnh vực nghệ thuật nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra

Trong đó:

+ Chủ thể quản lý: Các cơ quan quyền lực Nhà nước (thông qua quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) và trực tiếp là các cơ quan hành pháp

+ Đối tượng quản lý: Các hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (hoạt động

thuộc các công đoạn của quá trình nghệ thuật; hoạt động thuộc các loại hình

nghệ thuật)

Bản chất của hoạt động quản lý nghệ thuật là hoạt động có tính hướng

đích giữa chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý, khiến cho các hoạt động

nghệ thuật tự giác tuân thủ, đi đúng theo những đường hướng của Đảng và Nhà nước Nó là quá trình tác động giữa chủ thé quan lý tới đối tượng quản lý thông qua những nguyên tắc, phương pháp, phương tiện quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra Nội dung của quản lý hoạt động nghệ thuật bao gồm: quản lý hoạt động của các cá nhân, các cơ quan, các thiết chế nghệ thuật kế cả chuyên nghiệp và không

chuyên nghiệp, thuộc thành phần nhà nước và các thành phần không phải nhà

nước, từ các hoạt động sáng tạo sản xuất đến các hoạt động bảo tồn và phân phối

tiêu dùng các giá trị nghệ thuật của dân tộc Trong quản lý hoạt động nghệ thuật,

cần chú trọng đến giao lưu nghệ thuật nhằm tác động đến sự phát triển của văn

hóa tỉnh thần xã hội và cá nhân về phương diện thâm mỹ |

Mục tiêu chung của quản lý hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển nền

nghệ thuật dân tộc dân chủ, nhân văn đậm đà bản sắc, đáp ứng nhu cầu tinh than

của nhân dân và giúp mọi hoạt động nghệ thuật trong thực tiễn phát triển đúng hướng Sự phát triển chất lượng các hoạt động nghệ thuật góp phần nâng cao

nhận thức, sáng tạo, định hướng thấm mỹ và giúp con người hoàn thiện nhân

Trang 14

Cần phân biệt hai dạng quản lý trong quản lý hoạt động nghệ thuật về phương diện thao tác thực hành: đó là quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp đối

với hoạt động nghệ thuật Quản lý nhà nước thuộc chức trách của Nhà nước (Chính phủ, Bộ, Sở, Phòng, Ban; Ủy ban nhân dân các cấp) thông qua những

giải pháp về pháp luật, chính sách, sự đầu tư ngân sách v.v Quản lý sự nghiệp

nghệ thuật là quản lý về phương diện chuyên môn theo từng loại hình nghệ thuật

Phương diện quản lý này thuộc chức trách của từng hệ thống thiết chế nghệ thuật

chuyên ngành mà đứng đầu là các hệ thống thiết chế nghệ thuật nhà nước theo hệ thống quốc gia hành chính Thông qua việc xây dựng những quy chế hoạt

động và các biện pháp tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, mỗi hệ thông thiết chế nghệ thuật chuyên ngành có nhiệm vụ quản lý toàn bộ sự nghiệp hoạt

động của các thiết chế nghệ thuật thuộc cấp hệ thống mình quản lý và trên từng

địa bàn lãnh thổ

1.2.1.2 Nhiệm vụ

- Tham gia điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật (thông

qua hành lang pháp lý, bộ máy quản lý, thể chế ngân sách, thể chế xây dựng cơ sở hạ tầng sự nghiệp nghệ thuật v.v ) nhằm đạt mục tiêu đề ra

- Tạo nên tang va động lực cho sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật (chính _'

sách đầu tư, chế độ tiền lương, khen thưởng, nhuận bút, lợi nhuận )

- Thiết kế xây dựng chương trình hoạt động, tô chức điều hành kiểm tra

các hoạt động nghệ thuật v.v

1.2.1.3 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động nghệ thuật

- Nghệ thuật là một bộ phận quan trọng, đặc biệt nhạy cảm của đời

Trang 15

nghệ thuật có khả năng định hướng cho con người về phương diện đạo đức,

lôi sông

Nghệ thuật phản ánh và ngợi ca công cuộc xây dựng và bảo vệ đất

nước , tiếp thêm ý chi, niềm tin cho nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội

dân chủ, công bằng, văn minh” Là công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng, nghệ thuật phản ánh những vấn đề chính trị của đất nước và chuyển

tải nội dung chính trị một cách tự nhiên, hấp dẫn, dễ tiếp thu Nghệ thuật giúp

con người biết hướng đến những giá trị nhân đạo, biết nhận thức đúng - sai,

đẹp - xấu, biết hướng đến lý tưởng chân chính, biết vươn đến nhân cách cao

cả.Trong lịch sử cách mạng của dân tộc, nghệ thuật cách mạng luôn gắn bó với con người, với vận mệnh dân tộc, với nhiệm vụ chính trị của dân tộc theo

từng thời kỳ lịch sử Ngày nay, nghệ thuật góp phần tuyên truyền và vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực và hiệu quả vào công cuộc công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đât nước

- Hoạt động quản lý là nhân tố cần thiết để duy trì trật tự, ki cương

trong lĩnh vực nghệ thuật Quản lý với ý nghĩa là sự chỉ huy, chỉ đạo thực hành của một cơ chế quản lý xã hội, có ý nghĩa to lớn cho việc định hướng

điều hành để các hoạt động nghệ thuật không đi chệch hướng Đây là một nhu

cầu khách quan có ý nghĩa tạo động lực cho sự phát triển nghệ thuật ồn định, bền vững và tránh được những đỗ vỡ, chao đảo v.v

- Thực trạng hoạt động nghệ thuật hiện nay ở nước ta còn nhiều yếu kém Vì vậy, quản lý tốt hoạt động nghệ thuật là tạo sức mạnh để chúng ta -

xây dựng nèn nghệ thuật dân tộc đặc sắc và có những đóng góp quan trọng

trong phát triển nghệ thuật nhân loại

- Quản lý hoạt động nghệ thuật góp phần hướng các hoạt động nghệ

Trang 16

trong phát huy tác động của nghệ thuật đối với đời sống xã hội, giúp nghệ

thuật thực hiện tốt các chức năng thẳm mỹ, nhận thức, giáo dục, dự báo v.v

Sự hoàn thiện nhân cách con người có ý nghĩa to lớn trong cộng cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay

1.2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cửu

1.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của môn học là vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật thông qua các nguyên tắc, phương pháp, các phương tiện

quản lý Đó là sự quản lý toàn bộ các quá trình hoạt động nghệ thuật (sản xuất,

bảo quản, phân phối và tiêu ding gid trị nghệ thuật) và quản lý toàn bộ hoạt

động ở các loại hình nghệ thuật

Nhìn ở góc độ cầu trúc văn hoá nghệ thuật, cần quản lý toàn diện các hoạt

động: hoạt động đội ngũ văn nghệ sĩ, giá trị nghệ thuật ở mọi loại hình, hoạt động tiếp nhận của công chúng, hoạt động lý luận phê bình, hoạt động nghệ

thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp,

như Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật, các hội sáng tác nghệ thuật có chức

trách sáng tác và phê bình nghệ thuật (Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Nhạc sỹ,

Hội Nghệ sỹ sân khấu, Hội Điện ảnh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh, Hội Nghệ sỹ múa, Hội Kiến trúc sư, Hội Văn nghệ dân gian, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số), các thiết chế nghệ thuật (Bảo tàng nghệ thuật, thư viện, các cơ quan

giáo dục và đào tạo nghệ thuật, cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan truyền bá nghệ thuật, cơ quan văn hóa - giáo dục), các cơ quan lãnh đạo, quản lý nghệ

thuật Nhìn theo bản chất của văn hóa, quản lý hoạt động nghệ thuật bao gồm:

quan lý tác phẩm nghệ thuật và các hoạt động nghệ thuật |

1.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Khoa học quản lý hoạt động nghệ thuật là bộ phận hữu cơ trong hệ

Trang 17

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử Môn học này vừa mang tính độc lập, vừa mang tính liên ngành nên có thể sử dụng phương pháp cùng những dẫn liệu, kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác như Văn hóa học,

Nhân học văn hóa, Quản lý hoạt động văn hóa, Nghệ thuật học, Mỹ học, Lịch

sử, Dân tộc học, Xã hội học, Bảo tàng học v.v

Nghệ thuật có lĩnh vực tồn tại riêng và hoạt động nghệ thuật mang sắc

thái đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ phong phú của con người Mặt

khác, các loại hình nghệ thuật vừa tồn tại độc lập tương đối vừa gắn bó mật

thiết với nhau, nên sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp, so sánh loại hình, khảo cứu, điều tra là rất cần thiết

1.2.2.3 Hệ thông khái niệm phạm trù

Quản lý nghệ thuật dựa trên hệ thống các khái niệm khoa học cơ bản: “nghệ thuật”, “văn hóa nghệ thuật”, “hoạt động nghệ thuật”, “giá trị nghệ

thuật”, “quản lý hoạt động nghệ thuật”, “chủ thể quản lý nghệ thuật”, “khách thể quản lý nghệ thuật” v.v

Với việc xác định đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hệ thống khái

niệm trên, quản lý hoạt động nghệ thuật thực sự được khẳng định là một khoa

học trong hệ thống các khoa học quản lý xã hội Những nội dung lý luận về quản lý được tiếp nhận từ các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi

trước và được khái quát từ thực tiễn hoạt động nghệ thuật của đời sống xã hội

Trang 18

CHƯƠNG?2:

SỰ LÃNH DAO CUA DANG VA QUAN LY CUA NHA NUOC DOI VOI HOAT DONG NGHE THUAT

Ở nước ta, từ lâu đã vận dụng cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nên có sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý Thực ra,

lãnh đạo cũng là quản lý, nhưng là quản lý cấp chiến lược, biểu hiện ở việc định ra đường lối, chủ trương cho từng giai đoạn phát triển của đất nước

Quản lý cũng là lãnh đạo, nhưng lãnh đạo ở cấp chiến thuật, biểu hiện ở việc đề ra các thể chế, chính sách nhằm hiện thực hóa đường lối, chủ trương của

Đảng Việc phân biệt tương đối giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của

Nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật là cần thiết

2.1 Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động nghệ thuật

2.1.1 Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động nghệ thuật là một tất yếu

khách quan

2.1.1.1 Đảng lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hoá, nghệ thuật

- Bất cứ giai cấp nào lên cẦm quyền đều hướng toàn bộ các hoạt động

xã hội phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu

của cộng đồng Ở Nga, sau cách mạng tháng Mười, Lênin chủ trương:

+ Người cộng sản sẽ xây dựng nền văn hóa nghệ thuật công khai gan

chat voi giai cấp vô sản, phục vụ cho hàng triệu, chục triệu nhân dân lao động + Sự nghiệp văn học, nghệ thuật phải trở thành một bộ phận trong sự

nghiệp của giai cấp vô sản, phải thành một bánh xe nhỏ, một đinh ốc nhỏ trong bộ máy dân chủ - xã hội vĩ đại

Lênin còn chỉ ra phương thức tổ chức và lãnh đạo nền văn học, nghệ

Trang 19

tô chức phải theo dõi, kiểm sốt tất cả cơng tác đó; b): Sự nghiệp văn học

nghệ thuật ít thích hợp đối với sự cào bằng máy móc Sự nghiệp này phải bảo

đảm phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, khuynh hướng cá nhân, cho tư tưởng và SỨC tưởng tượng, cho hình thức và nội dung

Ở Việt Nam, từ khi Đảng ra đời nắm quyền lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nghệ thuật trở thành bộ

phận khăng khít của cách mạng, tham gia tích cực vào cuộc dau tranh gianh độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong những năm gần đây, trình độ lãnh đạo của các cơ quan Đảng đã được nâng cao Các nghị quyết của

Đảng về văn hóa, văn nghệ đã thể hiện nhận thức mới của Đảng ta về vai trò

của nghệ thuật trong đời sống xã hội và tạo động lực sáng tạo cho văn nghệ sỹ

- Sự nghiệp cách mạng của dân tộc đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng trên

tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là một tat yêu khách quan vì Đảng cầm quyền để thực thi quyền lực nhằm đạt mục tiêu đề ra Đảng gánh sứ

mệnh lãnh đạo cách mạng trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Mặt khác, nền nghệ thuật dân tộc được hình thành và phát triển trên CƠ SỞ

đa tộc người với những nhận thức, sự vận động và phát triển khác nhau Mỗi

dân tộc đều tạo dựng cho mình nền nghệ thuật đậm đà bản sắc Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng để nền nghệ thuật dân tộc phát triển đa dạng nhưng vẫn

giữ được sự thống nhất

- Lĩnh vực văn hóa, văn nghệ cần có sự định hướng phát triển của Đảng bởi nghệ thuật là một thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến diện mạo văn hóa

tỉnh thần của dân tộc và là một lĩnh vực lao động tự do mang đậm phong cách và dấu ấn cá nhân của nghệ sỹ Mặt khác, ở những giai đoạn lịch sử có tính

chất bước ngoặt, nghệ sĩ có thể trăn trở và lựa chọn đường ởi , nên vai trò

định hướng của Đảng trong phát triển nghệ thuật là không thê thiếu

- Trên thực tế hiện nay, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các

Trang 20

nội dung và phương thức lãnh đạo chậm đôi mới, chưa thực sự đáp ứng các

yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cũng như nhu cầu ngày càng đa dạng của quần chúng nhân dân Hiện thực khách quan đòi hỏi cần có sự đổi mới trong lãnh

đạo hoạt động nghệ thuật của Đảng

2.1.1.2 Tác động nghệ thuật đến đời sống tỉnh thân xã hội ở cả mặt tích cực va tiéu Cực

- Về mặt tích cực: Tác động to lớn đến đời sống tỉnh thần xã hội, đến thế giới nhân tính của con người và giúp cho con người hoàn thiện nhân

cách Nghệ thuật đảm nhiệm các chức năng xã hội điển hình: nhận thức, giáo

dục, thâm mỹ, dự báo, xã hội hóa cá nhân và trở thành động lực to lớn trong

phát triển kinh tế, xã hội Các hoạt động sáng tác từ sau Đại hội VI của

Đảng đến nay có bước phát triển nhanh trên nhiều mặt Sáng tác và phố biến văn học nghệ thuật ngày càng phong phú và đa dạng Đề tài và chủ đề trong

sáng tác không ngừng được mở rộng Hiện thực cuộc sống của đất nước và

nhân dân được phản ánh ngày càng sinh động Đã có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng, kháng chiến và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của đất nước nhiều tác giả đã đi sâu phản ánh, ngợi ca những thành

tựu đất nước đạt được, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, sự suy

thoái về tư tưởng, đạo đức, lối séng , thang than đấu tranh vạch mặt chỉ tên

cái ác, cái xấu nhằm thức tỉnh lương tri con người Một số tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, văn học v.v ngợi ca cái

mới, đấu tranh chống tiêu cực có sức ảnh hưởng, lan tỏa lớn, được sự hưởng

ứng, đồng tình của công chúng Một số tác phẩm xuất hiện trong công cuộc

đôi mới thể hiện cách nhìn nhận mới về hiện thực, cách tư duy về sự thật, cái

đẹp và sô phận con người

Nghệ thuật giúp con người nhận thức hiện thực trong tính tổng thể của nó Nghệ thuật giúp con người hướng đến giá trị nhân đạo, đến mẫu người lý

Trang 21

tượng nghệ thuật và tự thấy cần phải hoàn thiện mình, vươn đến nhân cách cao cả, phù hợp với dân tộc và thời đại

- Về mặt tiêu cực: Sự phản ánh nghệ thuật ở mặt trái của nó có thê làm van đục bầu không khí tinh thân trong lành của xã hội, làm tha hóa nhân cách

con người (sự nhìn nhận lệch lạc về xã hội, con người, vân đê đạo đức, lôi

sống, lý tưởng sống, niém tin .)

2.1.1.3 Thực tiễn đời sống nghệ thuật hiện nay còn nhiều bất cáp

- Về tác phẩm nghệ thuật: Trong các Văn kiện của Đảng, đặc biệt là

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII đã chỉ ra những tồn tại trong lĩnh vực nghệ thuật:

+ Chưa có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đạt đỉnh cao tương xứng

với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, cuộc kháng chiến của dân tộc và thành quả của công cuộc đôi mới đât nước

+ Số lượng tác phẩm có giá trị bền vững về tư tưởng và nghệ thuật còn ít

Có biểu hiện cực đoan, tập trung tô đậm mặt đen, tiêu cực của cuộc sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử, hạ bệ thần tượng, v.v

- Về lĩnh vực sáng tác lý luận phê bình:

Công tác nghiên cứu lý luận phê bình đã đạt được những kết quả tích cực,

đã cố gắng đánh giá khách quan, công bằng hơn với một số tác giả, tác phẩm, trào lưu văn nghệ trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, trả lại cho nhiều tác giả và tác phẩm những giá trị vốn có của nó Đã có những công trình tổng kết khá công phu về thành tựu lý luận phê bình văn học, nghệ thuật dân tộc và những công trình nghiên cứu lý luận văn nghệ và mỹ học thế giới Hoạt động lý luận và

phê bình văn học, nghệ thuật mạnh dạn nêu lên nhiều vẫn đề lý luận quan hệ đến đổi mới, khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, phê phán

những quan điêm sai trái Bên cạnh đó, lý luận và phê bình nghệ thuật còn những

Trang 22

+ Có những lúc đã nảy sinh xu hướng phủ nhận thành tựu văn học cách

mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ

bi quan Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa

+ Chất lượng khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ - Xu hướng “thương mại hoá” thuần tuý các hoạt động văn học nghệ

thuật, chiều theo thị hiểu thấp kém vẫn tiếp tục phát triển làm cho chức năng

giáo dục tư tưởng và thâm mỹ của văn học, nghệ thuật bị suy giảm

- Các loại sản phẩm nghệ thuật độc hại vẫn xâm nhập vào xã hội và

gia đình

- Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu lý luận phê bình về văn học,

nghệ thuật còn yếu Nhà nước chậm đề ra các chính sách để phát huy năng lực hiện có của đội ngũ này

- Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu

truyền thống gặp nhiều khó khăn

- Giáo dục thâm mỹ, nghệ thuật cho thanh, thiếu niên chưa được coi trọng - Đặc biệt, công tác lãnh đạo quản lý, xuất bản văn học, nghệ thuật còn nhiều sơ hở, thiếu sự đầu tư trọng điểm và lâu dài cho sự ra đời

những tác phẩm lớn, cho việc giữ gìn và phát triển các ngành nghề nghệ thuật truyền thống

- Bộ máy tô chức lĩnh vực nghệ thuật chưa được sắp xếp hợp lý để phát

huy cao hơn hiệu lực lãnh đạo và quản lý

Trang 23

Như vậy, việc không ngừng khẳng định và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong định hướng tư tưởng, khắc phục những bất cập luôn là cần thiết 2.1.2 Nội dung và đặc điểm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động nghệ thuật

2.1.2.1 Nội dung

Đảng lãnh đạo toàn diện hoạt động thuộc các lĩnh vực nghệ thuật, các

quá trình nghệ thuật

2.1.2.1.1 Về công tác chuyên môn

- Khẳng định những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo nhằm phát triển nghệ thuật thông qua các văn kiện, nghị quyết

Đường lỗi văn hóa, văn nghệ của Đảng qua các thời kỳ lịch sử có vai

trò định hướng cho sự phát triển nghệ thuật, ví dụ: Đề cương văn hóa 1943,

Văn kiện Đại hội IH, IV, V, VI, VI, VIH, IX, X, XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII

- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là các chủ thể nghệ thuật về đường lối của Đảng trong lĩnh vực nghệ thuật (thông qua các hình thức tuyên truyền)

_- Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia hoạt động nghệ thuật

Hướng mọi hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động của đội ngũ văn nghệ

sỹ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc 2.1.2.1.2 Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng

kha K) Co

- Tạo dưNuận xã hội lành mạnh đôi với lĩnh vực nghệ thuật, phê phán

những biểu hiện tiêu cực, trân trọng với các đóng góp của văn nghệ sĩ và

những hoạt động nghệ thuật lành mạnh ds my có) cua CV li bef ne

Trang 24

lý luận phê bình, thưởng thức và đánh giá nghệ thuật với sự đam mê, công minh, sáng suốt

- Ngăn chặn những hoạt động tuyên truyền trong lĩnh vực nghệ thuật trái với đường lỗi của Đảng Trong thực tiễn hiện nay, cần luôn đề cao cảnh

giác đối với hoạt động của các thế lực thù địch

- Đưa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng đến với văn nghệ sỹ Đối

với một bộ phận nhỏ nghệ sĩ bất mãn, mất niềm tin với chế độ, thờ ơ với

chính trị cần được các cơ sở Đảng quan tâm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và có biện pháp tác động kip thoi

2.1.2.1.3 Về công tác tổ chức cán bộ

- Chăm lo củng cô và phát huy hiệu lực bộ máy tổ chức các cấp thuộc

lĩnh vực nghệ thuật

- Quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ, cán bộ quản lý lĩnh

vực nghệ thuật và có cơ chế chính sách sử dụng hợp lý đối với họ

2.1.2.1.4 Về công tác xây dựng Đảng

- Chăm lo phát triển Đảng trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, đặc biệt

là đội ngũ văn nghệ sĩ, để nghệ sỹ tự nguyện đến với Đảng, yêu Đảng, phản

ánh hiện thực có lợi cho Đảng, cách mạng và nhân dân

- Làm tốt công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tỉnh thần Nghị

quyết Trung ương 6, lần 2 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) 2.1.2.1.5 Về công tác quần chúng

- Lãnh đạo có tính chất phương hướng, nhất là chỉ đạo nội dung, hình thức sinh hoạt quần chúng thuộc lĩnh vực nghệ thuật

Trang 25

2.1.2.2 Dac diém

Đảng lãnh đạo ở tầm vĩ mô, chiến lược, định hướng

2.1.2.2.1 Xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo trong xây dựng và phát triển nền nghệ thuật dân tộc

+ Tập trung mọi nguôn lực xây dựng nên văn học, nghệ thuật Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

+ Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc

tế, văn học, nghệ thuật phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ, mang tinh thần

nhân văn, dân chủ sâu sắc |

+ Củng cố, xây dựng đội ngũ hoạt động và sáng tạo văn học nghệ thuật + Nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu phát triển lĩnh vực văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

2.1.2.2.2 Định hướng về mặt nội dung tư tưởng cho sự phát triển nghệ thuật Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) khẳng định trọng tâm của hoạt động nghệ thuật là: khuyến khích văn nghệ sỹ sáng tạo nhiều công trình văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới Dự thảo Nghị quyết

của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới nhẫn mạnh: Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tính tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân,

thiện, mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tỉnh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của

con người Việt Nam Văn học nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế phải phát triển toàn điện, mạnh mẽ,

Trang 26

có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, có tác dụng xây dựng con người, vừa có

trách nhiệm định hướng vừa đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tỉnh thần của nhân dân

2.1.2.2.3 Lãnh đạo thông qua bộ máy tô chức Đảng: Ban Tư tưởng - Văn hóa © Trung ương; Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện

2.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật _

2.2.1 Khái niệm và cơ chế quản lý đối với hoạt động nghệ thuật

2.2.1.1 Khai niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật

Quản lý nhà nước là quản ly đổi với toàn bộ hoạt động nghệ thuật thông qua quyên lực nhà nước, được thể hiện bằng sự định ra và chỉ đạo,

thực hành các thể chế chính sách nhằm bảo đảm sự phát triển nên nghệ thuật dân tộc

- Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước thông qua các cơ quan lập pháp,

hành pháp và tư pháp để điều chỉnh các hoạt động nghệ thuật nhằm thực hiện

mục tiêu đề ra

- Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước nhăm điều hành mọi hoạt động nghệ thuật và được thực hiện bởi cơ quan hành pháp: Chính phủ, Bộ, Sở, Ban, Phòng Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp

2.2.1.2 Chủ thể và đối tượng quản lý 2.2.1.2.1 Chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý là các cơ quan quyền lực nhà nước trong thực hiện các

chức năng nhiệm vụ, thầm quyền của mình đối với hoạt động nghệ thuật

2.2.1.2.2 Đối tượng quản lý

Trang 27

mang tinh cá nhân dién hinh; trong linh vuc nghé thuat san khấu điện ảnh, sáng

tạo vẫn mang tính cá nhân nhưng tác phẩm lại là kết quả của một tập thể nghệ sỹ Vi vay quản lý hai lĩnh vực này sẽ khác nhau

- Quản lý hoạt động thuộc các khâu của quá trình nghệ thuật: sản xuất,

bảo quản, phân phối và tiêu dùng giá trị nghệ thuật |

- Quan lý hoạt động nghệ thuật bao gồm quản lý toàn diện các công

đoạn của quá trình nghệ thuật Mỗi công đoạn nghệ thuật có những đặc điểm

riêng: khâu sản xuất cần chú trọng đến nội dung, hình thức của tác phẩm nghệ

thuật Một tác phẩm nghệ thuật cần bảo đảm hài hòa giữa hình thức và nội

dung Đương nhiên, nội dung tác phẩm không được vi phạm “vùng cấm” Trong mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, tuyệt đối không được xem nhẹ hình thức của tác phẩm bởi hình thức tác phẩm là một yếu tố quan trọng làm

nên kiệt tác nghệ thuật và khẳng định tài năng của nghệ sĩ sáng tạo

Các văn bản luật và dưới luật có những quy định rõ những “vùng cấm” về nội dung tư tưởng trong sáng tạo nghệ thuật .; khâu bảo quản cần chú trọng lưu giữ bảo tồn những giá trị nghệ thuật dân tộc, không được làm thất thoát các tác phẩm nghệ thuật có giá trị Khâu phổ biến tác phẩm nghệ thuật cần chú trọng quản lý các thiết chế trao truyền, giáo dục nghệ thuật Công đoạn tiêu dùng cần nâng cao dân trí và sự định hướng thâm mỹ trong công chúng

Trong quản lý hoạt động nghệ thuật, cần chú ý, ứng với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử thì nội dung, cách thức quản lý hoạt động nghệ thuật cũng khác nhau Ở những giai đoạn lịch sử có tính chất bước ngoặt đều có sự chuyên biến trong lĩnh vực quản lý, ví dụ: chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mở cửa, quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật có những bước chuyển quan trọng Quản lý đã chú trọng các nguyên tắc đặc thù

Trang 28

thể sáng tạo, quan tâm đến phương pháp kinh tế trong hoạt động nghệ thuật và vận dụng những thành tựu của văn minh tin học trong quản lý (từ văn bản giấy chuyền sang lưu trữ dưới dạng số hóa, quan ly qua mang v.v )

Quản lý hoạt động nghệ thuật hiện nay cần chú ý các lĩnh vực “nóng” sau:

- Quản lý đối với hoạt động bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống

- Quản lý hoạt động giao lưu nghệ thuật quốc tế

- Quản lý hoạt động nghệ thuật trong kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa v.v

2.2.1.3 Cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật

2.2.1.3.1 Khái niệm cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật

Là hệ thống những phương tiện, nguyên tắc, phương pháp và hình thức quản lý trong từng giai đoạn khác nhau của nền nghệ thuật mỗi dân tộc nhằm

đạt mục tiêu đề ra

Cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật hiểu theo đúng nghĩa bao gồm: Bộ máy quản lý, cán bộ quản lý và các công cụ được sử dụng trong quản lý hoạt

động nghệ thuật nhằm đạt mục tiêu đề ra

2.2.1.3.2 Nội dung của cơ chế quản lý

- Các phương tiện quản lý bao gồm: luật pháp, bộ máy quản lý nhà

nước, thể chế ngân sách, hệ thống kế hoạch hóa, phương tiện thông tin - Hệ thống những nguyên tắc: có tính định hướng và ràng buộc đối với

mọi tổ chức, mọi hoạt động nghệ thuật _

- Hệ thống các phương pháp quản lý: là những cách thức hoạt động mà nhà quản lý sử đụng trong điều hành công việc (cần vận dụng mềm dẻo cho phù hợp.)

- Các hình thức quản lý: là những dạng tô chức (tập hợp) con người, là biểu hiện quản lý thuộc các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện

Trang 29

thuật Tuỳ từng thời ky lịch sử, tùy từng hoàn cảnh và điều kiện mà có sự vận dụng các hình thức cho thích hợp Ví dụ, có thể quản lý tập thể hoặc quản lý cá nhân, quản lý bằng hình thức văn bản, hình thức hội nghị, các phương tiện

kỹ thuật |

Cơ chế quản lý là công cụ thông qua đó Nhà nước quản lý các hoạt

động nghệ thuật, thực chất là sự can thiệp hay không can thiệp của Nhà nước vào hoạt động nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của nhân dân

2.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật

2.2.2.1 Nhà nước quản lý toàn bộ hoạt động nghệ thuật thông qua hệ thống công cụ quản lý: các nguyên tắc, phương pháp, hình thức, công cụ quản ly

- Hệ thống các nguyên tắc: Hướng hoạt động nghệ thuật tuân thủ các nguyên tắc chung trong quản lý văn hóa và các nguyên tắc đặc thù trong quản lý hoạt động nghệ thuật Đặc biệt chú trọng nguyên tắc: giữ vững định hướng chính trị của Đảng, nguyên tắc Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và các nguyên tắc đặc thù trong quản lý hoạt động nghệ thuật (nguyên tắc hiểu biết và trân trọng nét đặc thù của hoạt động nghệ thuật; nguyên tắc về quyên tự do sáng tạo của nghệ sĩ; nguyên tắc về tính đa dạng của hoạt động nghệ thuật; nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể sáng tạo nghệ thuật; nguyên tắc đồng thuận giữa các chủ thể nghệ thuật trong sản xuất, kinh doanh tác phẩm nghệ thuật)

` - Hệ thống các phương pháp: Phương pháp hành chính; phương pháp

kinh tế; phương pháp tâm lý giáo dục; vận dụng tổng hợp các phương pháp - Hình thức quản lý: Hình thức ra văn bản quản lý; hình thức hội nghị; quản lý cá nhân; quản lý tap thé

- Hệ thống công cụ: Luật pháp; bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt

động nghệ thuật; thể chế ngân sách trong hoạt động nghệ thuật; đầu tư CƠ SỞ

Trang 30

2.2.2.2 Xét theo nội dung công việc, có thể chia hoạt động quản lý thành hai loại: quản lý hành chính công và quản lý chuyên môn (nghiệp vụ)

- Quản lý hành chính công là sự điều hành công việc theo cơ quan công quyền Đó chính là hoạt động điều hành của hệ thống cơ quan nhà nước thông

qua việc định ra các chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động chuyên môn, đôn đốc và

kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ấy bằng các văn bản pháp quy

như: luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và các loại văn

bản khác Trong lĩnh vực nghệ thuật, các cơ quan như cục mỹ thuật, cục điện ảnh, cục biểu diễn là những cơ quản quản lý hành chính công

- Quản lý chuyên môn là quản lý phương diện chuyên môn theo từng

chuyên ngành hoạt động nghệ thuật, là tổ chức — điều hành các hoạt động

chuyên môn — kỹ thuật (nghiệp vụ) bảo đảm thực hiện đúng các thể chế (quy chế, điều lệ) do ngành chuyên môn ấy đặt ra nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất |

_ Quản lý chuyên môn nghiệp vy là trách nhiệm của từng hệ thống thiết chế

chuyên ngành mà đứng đầu là các thiết chế nghệ thuật nhà nước theo hệ thống quốc gia hành chính Thông qua xây dựng những quy chế hoạt động và biện pháp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp chuyên môn, hệ thống thiết chế nghệ thuật chuyên ngành nhà nước có nhiệm vụ quản lý sự nghiệp hoạt

động nghệ thuật thuộc cấp hệ thống mình và trên từng địa bàn, lãnh thô Thiết

chế nghệ thuật thuộc các công đoạn của quá trình nghệ thuật bao gồm:

+ Loại hình thiết chế thuộc công đoạn sản xuất: các hội sáng tác văn nghệ (Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Nhạc sỹ, Hội Nghệ sỹ sân khấu, Hội Điện ảnh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh, Hội Nghệ sỹ múa, Hội Kiến trúc sư, Hội

Văn nghệ dân gian, Hội Văn học nghệ thuật các đân tộc thiểu số -

+ Loại hình thiết chế thuộc công đoạn bảo quản: Bảo tàng nghệ thuật,

thư viện

Trang 31

e Nhóm cơ quan giáo duc va dao tao

e Các trường nghệ thuật

e© Nhóm cơ quan thơng tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá, nhân bản các giá trị nghệ thuật: các cơ quan báo chí và nhà xuất bản e Nhóm cơ quan truyền bá nghệ thuật có nhiệm vụ biểu diễn và

trưng bày nghệ thuật: rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, triển

lãm nghệ thuật

e Nhóm cơ quan văn hóa giáo dục có nhiệm vụ giáo dục nghệ thuật ngoài nhà trường: nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện đại

chúng, bảo tàng nghệ thuật địa phương, nhà thông tin

-_ Ở Hà Nội có thể kể đến các thiết chế chuyên ngành khá đa dạng Ví dụ:

Nghé thuat biéu dién:

a) Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam b) Đoàn ca múa nhạc nhẹ c) Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam đ) Nhà hát cải lương đ) Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam e) Nhà hát chèo é) Nha hát kịch Việt Nam ø) Nhà hát múa rối h) Nhà hát tuổi trẻ i) Nhà hát tuồng

e Nghệ thuật điện ảnh (các hãng phim):

Trang 32

b) Hãng phim hoạt hình Việt Nam c) Hãng phim truyện Việt Nam đd) Hãng phim truyện I

Như vậy, sự phân chia quản lý hành chính công và quản lý chuyên môn thực ra cũng mang tính quy ước, bởi vì trong cơ quan hành chính có cả hoạt động chuyên môn và trong cơ quan quản lý chuyên môn cũng có hoạt động

của bộ phận hành chính

2.2.2.3 Quản lý hoạt động nghệ thuật từ vĩ mô đến vì mô (xét theo tính chất, quy mô và tâm cỡ bao quát của công việc)

- Nhiệm vụ quản lý vĩ mô (cấp trung ương): Có nhiệm vụ nghiên cứu

các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, thể chế và những điều kiện khác bảo đảm thực hiện tốt nhất chỉ tiêu kế hoạch đề ra (bảo

đảm chuẩn mực về mặt pháp lý và đạo lý cho hoạt động nghệ thuật, xây dựng thiết chế nghệ thuật và đầu tư ngân sách, tạo môi trường lành mạnh cho các

lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, cho hoạt động sáng tạo, lưu giữ, bảo quản,

truyền bá, tiêu dùng các giá trị nghệ thuật .)

- Quản lý cấp trung gian (cấp tỉnh và cấp huyện): Có nhiệm vụ nghiên

cứu tìm ra hệ thống các biện pháp vận dụng vào hoàn cảnh địa phương nhằm

điều hành mọi hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn cấp dưới hoàn thành mọi chỉ

tiêu, kế hoạch do Trung ương đề ra

- Quản lý vi mô (cấp cơ sở): Có nhiệm vụ tìm tòi các biện pháp nhằm

tô chức thực hiện hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch do cấp trên giao

2.2.2.4 Hoạt động quản lý, xét trên bình điện chức năng, có thể bao gồm một số công việc sau:

- Vạch kế hoạch (thiết kế)

- Công tác tô chức và bố trí cán bộ (nhân sự)

Trang 33

- Kiểm tra, giám sát

- Phối kết hợp

Theo GS TS Hoang Vinh: Vận dụng quan điểm hệ thống, có thể trình bày hoạt động quản lý theo sơ đồ sau: “? 1 Chữi thữ quin lý ¢ ` 2 Hữ phững pháp y Phuong tién Phuong phap Hình thức 4 Kiểm tra 3 Khách thữ quữn lý

2.2.2.5 Quan ly thông qua tô chức Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật

Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) là tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp tự nguyện của trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam gồm 10 Hội thành viên với khoảng 10.000 hội viên (Hội Nhà văn, Hội

Mỹ thuật, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Điện ảnh, Hội Nghệ sĩ

nhiếp ảnh, Hội Nghệ sĩ múa, Hội Kiến trúc sư, Hội Văn nghệ dân gian và Hội

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số)

Mục đích: Tập hợp và đoàn kết trí thức văn nghệ sĩ để phối hợp, cộng tác giúp đỡ nhau trong hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội nhằm xây

dựng nền nghệ thuật Việt Nam nhân văn, dân chủ, hiện đại và giàu bản sắc,

góp phân xây dựng nên văn hoá tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 34

CHUONG 3:

CAC NGUYEN TAC QUAN LY HOAT DONG NGHE THUAT 3.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc quản lý hoạt động nghệ

thuật 3.1.1 Khải niệm

Nguyên tắc quản lý hoạt động nghệ thuật thực chất là tư tưởng chỉ đạo có tính quy tắc, chuẩn mực mang ý nghĩa chính trị xã hội mà chủ thể phải

tuân thủ trong quản lý hoạt động nghệ thuật nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

3.1.2 Đặc điểm của nguyên tắc quản lý hoạt động nghệ thuật |

Thứ nhát, nhằm bảo đảm sự điều khiển các hoạt động nghệ thuật không

đi chệch hướng mà theo một định hướng thống nhất

Thứ hai, các nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những quy luật khách quan trong lĩnh vực nghệ thuật Điều này đòi hỏi các chủ thể nghệ thuật phải tôn trọng, chấp hành sự điều hành quản lý, tránh hành động theo ý muốn cá nhân

Thứ ba, quản lý hoạt động nghệ thuật tuân thủ những nguyên tắc của lĩnh vực văn hoá song có những đặc thù riêng khác với lĩnh vực quản lý sản

xuất vật chất và quản lý ở các thành tố văn hóa tỉnh thần khác

3.2 Các nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động nghệ thuật 3.2.1 Nguyên tắc giữ vững định hướng chính trị của Đảng

3.2.1.1 Nội dung nguyên tắc

Hướng đến các giá trị nhân văn là định hướng cao cả và có tính phổ

quát của nghệ thuật đích thực Trong xã hội có đẳng cầm quyền, nghệ thuật

không thể phi chính trị Nguyên tắc này có tầm quan trọng hàng đầu trong

Trang 35

chính trị, xã hội như giáo dục ý thức lao động sáng tạo và tỉnh thần bất khuất của nhân dân ta trong truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy tỉnh thần yêu nước, tính cộng đồng, lòng nhân ái, bao dung, cần cù, sáng tao trong lao động và ý chí xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh trong công cuộc

đôi mới

Định hướng xã hội chủ nghĩa còn là nguyên tắc chính trị, yêu cầu mọi hoạt động nghệ thuật đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, giúp hoạt động quản lý và hoạt động của chủ thể nghệ thuật không rơi vào tình trạng tùy tiện, vô nguyên tắc Đặc biệt, các cơ quan quản lý hoạt động nghệ thuật, những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải thực hiện pháp luật của Nhà nước, đồng thời tô chức tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân đề mọi người hiểu luật và tự giác chấp hành

"Vẫn đề khó khăn nhất khi thực hiện nguyên tắc này là phải định rõ “vùng cấm” trong sản xuất, bảo quản, phố biến, tiêu dùng các giá trị nghệ

thuật

Đảng ta ngay từ rất sớm đã ý thức được điều này Thời kỳ bao cấp, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải tuân thủ 5 kỷ luật tuyên truyền; bước vào thời

kỳ đối mới, có Nghị quyết 05 (khóa VI) của Bộ Chính trị Nghị quyết khẳng

định: tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động (tức là không chống lại Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, không gây chia rẽ và

han thù dân tộc, không làm lộ bí mật quốc gia, không phá hoại hòa bình) và ˆ không đổi trụy (tức là không kích động bạo lực, tình dục, truyền bá tội ác, phá

hoại nhân phẩm ) đều có quyền được lưu hành và đặt đưới sự đánh giá, phán xét của công luận

Đề thể chế hóa các quan điểm của Đảng về hoạt động văn hóa, văn

nghệ được ghi trong các văn kiện Đại hội VỊ, VII, VHI, IX, X thành các văn bản, Nhà nước đã ban hành:

Trang 36

b — Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước (1991)

c— Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992)

d — Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1995)

đ — Luật Báo chí (1989, sửa đổi 1999) e — Luật Xuất bản (1993, sửa đổi 2003)

ø — Luật DI sản văn hóa (2001)

h - Luật Điện ảnh (2006)

i- Luat Sở hữu trí tuệ (2006)

.V V,., |

Theo giáo su Hoang Vinh: Khái quát các điều ghi trong các văn bản

pháp luật trên, có thể nêu thành 5 điểm cắm, áp dụng cho hoạt động văn hóa,

văn nghệ hiện nay ở nước tat:

Điều 1: Cắm truyền bá tư tưởng phản động, cắm làm ra, sao chụp, tảng

trữ, lưu hành những văn hóa phẩm phản động bao gồm: sách, báo, tranh, ảnh,

phim, nhạc v.v có tính phản động, tức là có nội dung kích động quần chúng

chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại

đoàn kết toàn dân, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước (xem các điều 82 Bộ Luật Hình sự, điều 33 của

Hiến pháp 1992, điều 22 của Luật Xuất bản) ˆ

Điều 2: Cấm làm ra, sao chụp, tàng trữ, lưu hành và buôn bán những văn hóa phẩm đồi trụy, bao gồm: sách, báo, tranh, ảnh, nhạc, phim v.v có tính đồi trụy tức là có nội dung kích động tình dục, dâm ô, trụy lạc, bạo lực, tdi ac, gieo rac mé tin, pha hoai nhan phẩm (xem các điều 99 của Bộ Luật Hình sự, điều 10 của Luật Báo chí và điều 2 của Luật Xuất bản)

Trang 37

Diéu 3: Cém tiết lộ bí mật Nhà nước trong hoạt động văn nghệ, bao gồm các bí mật của Đảng, đoàn thể và Nhà nước, bí mật về quân sự, an ninh,

kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định (xem các

chương I và II của Pháp lệnh báo vệ bí mật Nhà nước, điều 10 trong Luật Báo

chí và điều 22 trong Luật Xuất bản)

Điều 4: Cắm phá hoại, chiếm đoạt và làm thất thoát các di sản văn hóa

của đất nước (trong đó có di sản nghệ thuật)

Điều 5: Cấm xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế phát hành sách, báo và các loại ấn phẩm khác

Nếu quy thành tội danh, 5 điều cấm trên đây ứng với 5 tội danh: a— Tội phản động về chính trị,

b — Tội làm băng hoại đạo đức, phá hoại nhân phẩm,

c — Tội làm tiết lộ bí mật quốc gia,

d - Tội chiếm đoạt hoặc làm thất thoát đi sản văn hóa quốc gia,

đ - Tội xâm phạm bản quyền sáng tạo của tác giả

Năm điều cắm này tuy đã tương đối cụ thể nhưng vẫn có những điểm chung trừu tượng Chẳng hạn, cần phân biệt tác phẩm có dụng ý bôi đen chế

độ với tác phẩm lên án các hiện thực tiêu cực xã hội; phân biệt giữa kích dục

với giáo dục tính dục, mỹ dục, giữa mê tín với tín ngưỡng Vì vậy, phải có

những văn bản dưới luật, giải thích rạch ròi từng điều thì hoạt động nghệ thuật

mới tránh được những vấp váp không đáng xảy ra

3.2.1.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc tính Đảng trong quản Ìÿ nghệ thuật

Thứ nhát, khi hoạch định đường lối chính sách trong lĩnh vực nghệ

Trang 38

quyết định nội dung và hiệu quả quản lý Nếu đường lối, quan điểm không đúng, sẽ không được tiếp nhận, thực hiện gây phản cảm

Thứ hai, tăng cường hoạt động học tập và nghiên cứu đường lối văn hoá, văn nghệ thuật của Đảng cho cắn bộ làm công tác quản lý:

+ Nâng cao trình độ lãnh đạo các cấp ủy Đảng, nhất là bộ phận chuyên

trách trong hoạt động nghệ thuật Cán bộ lãnh đạo lĩnh vực này cần hiểu biết

về con người, về lĩnh vực nghệ thuật và có kiến thức quản lý

+ Tăng cường vai trò của các tô chức đảng trong mọi cơ quan thuộc

mọi lĩnh vực nghệ thuật, kiện tồn các cơ quan, tơ chức chuyên môn có

nhiệm vụ làm tham mưu, cố vấn giúp cấp uỷ lãnh đạo các lĩnh vực hoạt

động nghệ thuật

Thứ ba, đựa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng đến với công chúng thông qua hoạt động của các thiết chế nghệ thuật

3.2.2 Nguyên tắc Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ 3.2.2.1 Nhà nước quản lý

- Nhà nước chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục và đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân Quản lý nhà nước không phải

là cái gì không quản được thi cắm, mà cần tạo điều kiện để công chúng biết thưởng thức nghệ thuật, thụ hưởng ngày càng cao các giá trị nghệ thuật

- Quản lý hoạt động nghệ thuật nhằm phát huy sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người

- Quản lý nhà nước giúp cho mọi hoạt động nghệ thuật diễn ra đúng

định hướng, trật tự kỷ cương

Trang 39

quản lý nhà nước, đầu tư tài chính; kết hợp với các bộ, ngành liên quan

như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

3.2.2.2 Nhán dán làm chủ

- Nhân dân tham gia quản lý, tự quản hoạt động nghệ thuật thông qua các tơ chức đồn thể, tổ chức các hội văn nghệ quần chúng, hình thành dư

luận lành mạnh trong lĩnh vực nghệ thuật

- Tham gia tích cực, chủ động tự giác vào các hoạt động nghệ thuật,

phát huy trí tuệ, tài năng công sức, tài chính trong hoạt động nghệ thuật, thực

hiện tốt quy định luật pháp của Nhà nước

- Theo chủ trương xã hội hoá, mọi người dân với tư cách là chủ thể nghệ thuật tham gia tích cực trong hoạt động thưởng thức, sáng tạo nên các

giá trị nghệ thuật đặc sắc của dân tộc

- Bên cạnh thiết chế nghệ thuật nhà nước còn có những thiết chế, đơn vị

do các tập thể, hội nghề nghiệp do dân lập ra để tiến hành các hoạt động nghệ

thuật (có bộ máy quản trị, nhân lực chuyên môn, kinh phí) nhưng mọi chủ thể

đều phải đặt đưới sự quản lý nhà nước

- Phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” gắn với chủ trương xã hội hoá và tư tưởng “quản lý nhà nước đi đôi với tự quản của nhân dân” 3.2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ phán ánh mối quan hệ giữa chủ thể quản lý nghệ thuật và đối tượng quản lý là các hoạt động nghệ thuật Nguyên tắc này bảo đảm tối ưu sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhưng không tập trung quá mức dẫn đến quan liêu Mặt khác, nó cũng bảo đảm quyền tự do sáng tác của nghệ sĩ, quyền dân chủ cho cán bộ, nhân dân trong

Trang 40

ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ các công đoạn hoạt động nghệ thuật: sản xuất,

bảo quản, tiêu dùng các giá trị nghệ thuật

3.2.4 Nguyên tắc quản lý nghệ thuật theo ngành và lãnh thé

- Quan lý nhà nước đếi với lĩnh vực nghệ thuật mang tính thống nhất từ

Trung ương đến địa phương và có sự phân chia theo ngành và lãnh thé

- Quản lý theo ngành (chuyên môn): diễn ra ở từng chuyên ngành nghệ thuật (gắn với các thiết chế nghệ thuật làm công tác chuyên môn)

- Quản lý theo vùng lãnh thé: quan ly cua chinh quyển, các cơ quan chuyên trách địa phương

- Quản lý theo ngành, theo vùng lãnh thổ có mối quan hệ phối hợp, gan

bó chặt chế với nhau |

3.2.5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Mọi hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật phải lây cơ

sở pháp luật để điều hành, hoạt động nghệ thuật của nhân dân cũng phải tuân thủ : pháp luật Người nghệ sỹ trước hết là công dân và phải có ý thức công dân cao, phải nêu gương tuân thủ pháp luật Pháp luật đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã

hội bảo đảm cho xã hội ôn định, pháp triển lành mạnh Bản thân nghệ sỹ cũng phải ý thức được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, dân tộc Trong hoạt động

nghệ thuật, cần chống lại sự tự do tuỳ tiện, đứng ngoài và đứng trên pháp luật 3.3 Một số nguyên tắc đặc thù trong quản lý hoạt động nghệ thuật

Tùy hoạt động của quá trình nghệ thuật, của từng loại hình nghệ thuật

mà sử dụng các nguyên tắc cho phù hợp

3.3.1 Nguyên tắc hiểu biết và trân trọng những nét đặc thù của hoạt động nghệ thuật

~ Quản lý hoạt động nghệ thuật cần am hiểu sắc thái riêng của từng loại

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w