frogs if HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN (“+4 4⁄# if =4 rò 22A 4⁄ Z0
ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 2MUC LUC Chương 1: NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - 5 szs+x+se=xe2 ST nh kg ng T ng T12 11111 201x111 rreg Chương 2: LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN e2 20110215 ÔỎ Chương 3: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - _— ¬ TH net
Chương 4: ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .-cciecccsreerrrrrrrrirrrrrrrrrrree G2 HH
SI:i004562)/60easiai5 07
7188/5009 571766042 1
Trang 3MO DAU 1 THONG TIN VE GIANG VIEN
a Giảng viên biên soạn
Họ và tên: Phạm Huy
Chức danh khoa học, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nơi làm việc: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Địa chỉ liên hệ: 36, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0913.301.011 - Email: huykypham@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Triết học, Chính trị học
b Dự kiến giảng viên tham gia giảng day
Họ và tên: Phạm Huy Kỳ
Chức danh khoa học, học vị: Phó Giáo sư, Tién st
Nơi làm việc: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Địa chỉ liên hệ: 36, Xuân Thủy, Cẩu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0913.301.011 - Email: huykypham@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tư tưởng, Triết học, Chính trị học
Họ và tên: Ngô Văn Thạo
Chức danh khoa học, học vị: Phó Giáo sứ, Tiễn sĩ -
Nơi làm việc: Ban Tuyên giáo Trung ương Địa chỉ liên hệ: Ban Tuyên giáo Trung ương
Điện thoại: 0913 091 117 dqthaongo@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Chính trị học, cơ sở lý luận và thực tiễn
công tác tư tưởng
2 THONG TIN CHUNG VỀ HỌC PHAN
- Tén Hoc phan: Lãnh đạo và quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị - Ma sé hoc phan: FPR 8003
Trang 4- Yêu cầu của học phần: Tự chọn
- Các học phần tiên quyết: Nghiên cứu sinh phải tham dự đầy đủ các
bài giảng, thảo luận, kiểm tra, thi và viết 01 tiểu luận
- Các yêu cầu khác: Nghiên cứu sinh phải có tài liệu học tập theo hướng dẫn của Giảng viên, phải chuẩn bị các bài tâp, các câu hỏi trước khi lên lớp
- Giờ tín chỉ: 2 (45 tiết) _ + Giảng lý thuyết: 20
+ Thảo luận: 10
+ Bài tập, tiểu luận: 10 tiết + Thi viết: 05 tiết
- Đơn vị phụ trách học phần: Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
3 MỤC TIÊU CUA HOC PHAN
- Kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến
thức cơ bản nhất về sự lãnh đạo và quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận
chính trị - nội dung quan trọng trong công tác lý luận của Đảng ta, qua đó
giúp cho họ nắm được có cơ sở lý luận, phương pháp và kỹ năng lãnh đạo, quản lý hoạt động quan trọng nảy trong thực tiễn công tác tư tưởng
- Kỹ năng: Trang bị phương pháp tiếp cận và giải quyết những van dé lién quan đến hoạt động lãnh đạo, quản lý công tac nghiên cứu lý luận chính | trị, theo các cấp độ lãnh đạo, quản lý Trên cơ sở đó giúp nghiên cứu sinh hình thành các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và xử lý các vẫn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu lý luận một cách khoa học và hiệu quá hơn
- Thái độ: Nghiên cứu sinh có thái độ tôn trọng tính khoa bọc trong lãnh đạo, quản lý các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị Trong quá trình học tập, nghiên
cứu sinh có thái độ học tập, rèn luyện chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo
4 TOM TAT NOI DUNG HOC PHAN
Trang 5ra hiện nay và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả năng lực quản lý hoạt động
này ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ
thống và nâng cao về lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, giúp nghiên cứu sinh nắm vững những vẫn đề lý luận cơ bản và phương thức tiếp cận trong thực tiễn về hoạt động lãnh đạo, | quản lý công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở nước ta trong thời kỳ mới
Trang 6Chương Ì
NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TR]
1.1 NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRI
1.1 1 Lý luận và lý luận chính trị 1.1.1.1 Ly luận
- Lý luận là một phạm trù khoa học rộng lớn, tồn tại và phát triển cùng
với sự phát triển của trí tuệ loài người Lý luận là hình thức phản ánh hiện thực cuộc sống bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật, là kết quả của nhận
thức khoa học ở trình độ tư duy trừu tượng, hệ thông hóa và khái quát hóa để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện ra đặc điểm, mối liên hệ, xu hướng vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng đó trong thế giới
khách quan
- Từ các quan niệm trên, có thể hiểu lý luận là kết quả nhận thức chủ
quan của con người về các sự kiện, hiện tượng trong thế giới khách quan 1.1.1.2 Lý luận chính trị
- tỷ luận chính rrị là tù ghép giữa lý luận và chính trị, trong đó ly luận được giới hạn ở lĩnh vực chính trị Lý luận chính trị là những vẫn đề lý luận gan
lién véi cudc dau tranh gitta cac giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh
vân đề giành, giữ và thực thi quyền lực chinh tri, tức là quyền lực nhà nước - Quan niệm về lý luận chính trị, được xem xét bởi sự hợp thành từ 3
phương diện sau đây :
+ Từ kết quả nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận thực tiễn chính trị + Lý luận chính trị là hệ thông các tri thức khoa học của chính trị học và các khoa học chính trị
Trang 7- Tù sự phân tích trên, có thể hiểu: lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái độ và lợi ích của của một giai cấp đối với
quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, được khái quát từ nghiên cứu
khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn
1.1.1.3 Nghiên cứu lý luận chính trị
- Nghiên cứu lý luận chính trị là nghiên cứu khoa học, thuộc về khoa
học xã hội - nhân văn Đối tượng nghiên cứu là các vấn để lý luận chính trị,
hợp thành nội dung của các khoa học chính trị
- Nghiên cứu lý luận chính trị mang đặc trưng tong hợp, hệ thông và ở
trình độ khải quát cao T ổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu có tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao
1.1.1.4 Cơng tác nghiên cứu Ìÿ luận chính trị
- Công tác nghiên cứu lý luận chính trị là hoạt động có tô chức, có kế hoạch, có các điều kiện đảm bảo dé thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu lý luận chính trị nhằm phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ©
đối với xã hội
- Công tác nghiên cứu lý luận chính trị yêu cầu cao về sự vững vàng
của quan điểm chính trị (thé giới quan khoa học, lập trường chính trị), ý thức
tư tưởng và đạo đức của nhà nghiên cứu ˆ
1.1.2 Nghiên cứu lý luận chính trị trong lịch sử
1.1.2.1 Nghiên cứu lý luận chính irị và sự hình thành hệ tư tưởng của
một giai cấp trong xã hội có giai cấp
- Sự trưởng thành của gia) cấp tạo “cốt vật chất” để hình thành hệ tư
tưởng của một g1al cấp, đại điện cho một phương thực sản xuất
- Kết quả nghiên cứu lý luận, tông kết thực tiễn và thực tế hoạt động
của các vĩ nhân, những thiên tài trí tuệ, khái quát lý luận, hình thành nên hệ tu
tưởng của một giai cấp, trong đó chỉ rõ thế giới quan, phương pháp luận,
Trang 8- Kết quả nghiên cứu của các nhà triệt học cổ đại Hy Lạp, La Mã, như
De-mé-cris, Ari-xtôt, Pla-ton hình thành nên hệ tư tưởng của giai cấp chủ nô trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
- Tư tưởng của Khổng Tử, Lão Tử ở Trung Quốc tạo nên hệ tư tưởng
của giai cấp địa chủ, phong kiến ở nhiều nước phương Đông
- Kết quả nghiên cứu của các nhà “ triết học ánh sáng” Pháp thé ky XVI
hình thành nên tư tưởng dân chủ, tư sản - hệ tư tưởng của giai cấp tư sản
- Kết quả nghiên cứu ly luận và hoạt động thực tiễn phong phú của C
Mac, F Angghen, V.I Lénin, Hồ Chí Minh hình thành va phát triển hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân
1.1.2.2 Nghiên cứu lý luận chính trị và sự phái triển của hệ tư tưởng
- Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là một hệ thông mở, không ngừng
phát triển cùng với sự vận động của thực tiễn Do vậy phải luôn luôn tong két thực tiễn và phát triển lý luận
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyển đặt yêu cầu phát triển lý
luận chính trị và xác định trách nhiệm của Đảng đối với công tác nghiên cứu lý luận chính trị
- Cuộc đầu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản bao gồm cuộc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng giữa hai hệ tư tưởng, yêu cầu
nghiên cứu lý luận đẻ đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng đó
1.1.2.3 Nghiên cứu ly luận chính trị và việc vận dụng các nguyên ý ý luận vào thực tiên trong những hoàn cảnh và điểu kiện mới
- Nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin và thời đại ngày nay
- Nghiên cứu vận dụng các nguyền lý lý luận chung để phát triển lý
luận chủ nghĩa Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu lý luận chính trị của một đảng chính trị để vận dụng trong
đầu tranh giành và giữ chính quyền, giành và bảo vệ thành quả cách mạng - Nghiên cứu các vấn để lý luận chính trị là yêu cầu tất yếu khách quan,
Trang 9- Nghién ctru so sanh, hoc tap, trao đổi kinh nghiệm giữa các đảng, các nước anh em
1.2 QUA TRINH PHAT TRIEN CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ |
1.2.1 Quá trình ra đời của hệ tư tưởng của một giai cấp
1.2.1.1 Điều kiện ra đời của hệ tư tưởng của một giai cắp gắn với phong trào cách mạng |
- Gial cap đó đại điện cho một phương thức sản xuất nhất định
- Sự “trưởng thành” của giai cấp, cụ thể là nhận thức được lợi ích và vai trò đâu tranh báo vệ lợi ích của mình, đoàn kết giai cấp
- Kết quả nghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn của các tổ
chức chính trị và các nhà lãnh đạo, các vĩ nhân
1.2.1.2 Điều kiện ra đời của hệ tư tưởng của mội giai cấp yêu cẩu tổng
hợp kết quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học
- Vai trò là tiền đề cho nghiên cứu lý luận chính trị của các ngành khoa học khác nhau: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Vai trò của các phát minh của Lô-mô-nô-xôp, Đac-uyn, kinh tế học của Adam Xmit, Davit Ricacđo với sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1.2.2 Nghiên cứu lý luận chính trị trong điều kiện Dang Cong san cầm quyền và xây dựng xã hội mới
1.2.2.1 Vai trò của nghiên cứu lý luận chính trị đối với quá tình hình thành đảng chính trị
1.2.2.2 Vai trò của nghiên cứu lý luận trọng việc xác định đường lỗi đấu tranh cách mạng của Đảng trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể
- C Mác đã bắt đầu từ nghiên cứu nền kinh tế tư bản trong bộ “Tư bản” vi dai để đi tới chủ nghĩa xã hội khoa học
- V.ILLênin bắt đầu từ nghiên cứu “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” để xây dựng đường lối cách mạng của “Đảng công nhân xã hội dân chủ
Trang 10- Hồ Chí Minh viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” để đi tới xác định
đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam những năm 20, 30 của thé kỷ trước
1.2.3 Nghiên cứu lý luận trong quá trình đấu tranh bảo vệ chính quyền - Nghiên cứu, phát triển lý luận, làm cơ sở xây dựng đường lỗi cách mạng trong từng thời kỹ
- Nghiên cứu lý luận chính trị trong điều kiện mới: đảng cầm quyền,
lãnh đạo nhà nước và xã hội
- Nghiên cứu lý luận chính trị làm cơ sở lý luận trong giải quyết các vấn đề cụ thể của từng lĩnh vực, địa phương, trong từng giai đoạn
Trang 11Chương 2
LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
2.1 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ SỰ CÂN THIẾT CỦA VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Lãnh đạo, chỉ dao
- Lãnh đạo: là đề ra chủ trương, đường lối và tô chức thực hiện Hay nói cách khác, là đề ra và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lỗi
- Chỉ đạo: là sự hướng dẫn cụ thể, theo một đường lối, chủ trương nhất định, như chỉ đạo chiến đấu; chỉ đạo phong trảo
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học
về tổ chức - nhân sự Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong
đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu
của tổ chức - |
Và lý thuyết, lãnh đạo còn được coi là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn
đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tô
chức Lãnh đạo là quá trình “một người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ
của những người khác nhằm đạt được thành công cho một mục tiêu chung”
2.1.1.2 Nội dung hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị |
Nói tới công tác nghiên cứu lý luận chính trị thì cần phải nhấn mạnh,
đây là bộ phận cốt yếu của công tác tư tưởng (bao hàm cả lý luận) thực hiện
công tác này, liên quan tới hàng loạt van dé:
- Định hướng tư tưởng chính trị của hoạt động nghiên cứu
- Tổng kết thực tiễn để nghiên cứu
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ để thực hiện các chương trình, nội dung nghiên cứu (hệ thống các Viện, Trung tâm, Trường và Học viện)
- Xác lập các thể chế nghiên cứu, trong đó có “Quy chế dân chủ trong
Trang 12- Đảm bảo các nguồn lực cho nghiên cứu triển khai, từ nguồn lực tài
chính, thông tin đến nguồn nhân lực khoa học, nhất là các chuyên gia
- Phối hợp các hoạt động nghiên cứu, kế cả hợp tác quốc tế
- Chế độ, thể thức, quy trình đánh giá, thâm định kết quả nghiên cứu - Sử dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, cung cấp thông tin, luận cứ
khoa học đáp ứng nhu cầu hoạt động của lãnh đạo và quản lý
- Cung cấp những kết quả nghiên cứu dưới dạng các trị thức lý luận
phục vụ xã hội, trong đào tạo, giáo dục
- Hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo nghiên cứu lý luận chính trị do vậy, trở
thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của đáng
2.1.2 Sự cần thiết của hoạt động lãnh đạo công tác nghiên cứu lý luận chính trị
2.1.2.1 Cơ sở khách quan của hoạt động lãnh dạo công tác nghiên cứu
bp luận chính trị
- Từ bản chất của chính trị: chính trị là đấu tranh giai cấp trong xã hội
có giai cấp đối kháng xung quanh vấn đề chính quyển
- Lý luận chính trị mang bản chất giai cấp và là lĩnh vực đấu tranh giai
cấp rất quyết liệt, liên tục, không khoan nhượng giữa các giai cấp
- Bắt nguồn từ tầm quan trọng của lý luận trong cuộc đấu trnah giai cap
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản: cuộc đấu tranh của hai giai cấp có hệ
tư tưởng khác nhau
2.1.2.2 Vai trò của hoạt động lãnh đạo công tác nghiên cứu lý luận chính trị - Vai trò quan trọng của định hướng nghiên cứu lý luận chính trị
- Vai trò của lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức lực lượng tổng kết thực
tiễn và nghiên cứu lý luận chính trị |
- Vai trò quan trọng của quyền quyết định trong vận dụng kết quả
Trang 132.2 NOl DUNG LANH DAO HOAT BONG NGHIEN CUU LY
LUAN CHINH TRI
2.2.1 Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động nghiên cứu lý luận
chính trị
- Các loại hình nghiên cứu: nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng (triển khai); tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm
- Xác định các yêu cầu về nội dung và phạm vi nghiên cứu
- Xác định yêu cầu về thời gian nghiên cứu, hoàn thành
- Xác định các thể thức tổ chức và thực hiện hoạt động nghiên cứu lý
luận chính trị
2.2.2 Định hướng hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị (thường trong 5 nắm, như các chương trình do Hội đồng lý luận Trung ương tư vẫn trong các nhiệm
kỳ lãnh đao của Đảng)
- Chương trình, đề tài nghiên cứu độc lập, giải quyết những vấn đề có
tính độc lập tương đối trong lĩnh vực lý luận chính trị
- Các đề tài nghiên cứu lý luận chính trị phục vụ cho các để án của Ban
Chấp hành Trung ươngg, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ - Các chương trình, đề tài nghiên cứu triển khai của các bộ ngành, cung cấp cơ sở lý luận cho việc ban hành cơ chế, chính sách quản lý
- Các chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của các tỉnh, thành phố cung cấp cơ sở lý luận (đưới dạng vận dụng) cho việc ban hành các chính sách cụ thể của địa phương |
- Các chương trình, dé tài nghiên cứu lý luận chính trị phục vụ cho việc giáo
dục, phổ biến lý luận chính trị cho các đối tượng và tuyên truyền trong xã hội 2.2.3 Tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Xác định yêu cầu và đặt hàng nghiên cứu trong trong từng giai đoạn
- Thông qua các chương trình, để tài nghiên cứu lý luận chính trị
- Thành lập các tổ chức chuyên môn giúp hỗ trợ cho việc nghiên cứu lý luận chính trỊ
Trang 14- Cung cấp kinh phí và các điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
2.2.4 Kiểm tra và đánh giá hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị - Kiểm tra thực hiện các chương trình nghiên cứu lý luận chính trị theo đăng ký với các cơ quan chủ quản (định kỳ hoặc đột xuất theo quy chế)
- Kiểm tra của cấp ủy cấp trên với cấp ủy cấp dưới theo chức năng,
nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tong kết thục tiễn, nghiên cứu lý luận chính trị (chủ yếu nghiên cứu triển khai)
- Kiểm tra, kết hợp với tư vấn của các chuyên gia trong quá trình
nghiên cứu của các chương trình, dé tai, dé an |
Trang 15Chuong 3
QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CUU LY LUAN CHINH TRI
3.1 CONG TAC QUAN LY HOAT BONG NGHIEN CUU LY LUAN CHINH TRI
3.1.1 Một số khái niệm
3.1.1.1 Khái niệm quản lý (truyén thống và hiện đại)
- Quản lý (tếng Anh 1a Management tiéng latinh 1a manum agere (diéu khiển bằng tay) là quá trình “điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các
nguồn tài nguyên” (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thức, các gia trị vô hình)
- Quản lý được coi là “hành động đưa các cả nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung”
- Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Các nguồn lực có thể được sử dụng và dé
quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên
3.1.1.2 Khái niệm quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Quản lý đối với tổ chức, cán bộ trong nghiên cứu lý luận chính trị - Quản lý theo tính định hướng về nội dung và thu nhận kết quả nghiên
cứu ly luận chính tri |
- Quan ly két qua va str dung kết quả nghiên cứu lý luận chính trị - Quản lý về tài chính ngân sách nghiên cứu lý luận chính trị
3.1.1.3 Đặc điểm của công tác quản lý đối với hoạt động nghiên cứu lý
luận chính trị |
- Gắn liền với nhiệm vụ xây dung, phat triển và hoàn thiện hệ tư tưởng,
hình thành đường lối của Đảng; phố biến truyền bá đường lồi chính trị
- Tính nhạy cảm của nội dung và kết quả nghiên cứu
- Mỗi quan hệ giữa phát huy dân chủ, tự do tư tưởng và đảm bảo tính
Trang 163.1.2 Mục đích và nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận
chính trị
3.1.2.1 Mục đích của quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính tri - Đảm bảo đúng định hướng trong nghiên cứu lý luận chính trị
- Đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu lý luận chính frỊ
- Đảm bảo tính thiết thực hiệu quả trong nghiên cứu lý luận chính trị - Phát huy tự đo tư tưởng trong nghiên cứu và tính đảng của cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị
3.1.2.2 Nội dung của quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị - Quản lý hoạt động của các tổ chức chuyên môn về nghiên cứu lý luận
chính trị
- Quản lý các chương trình, dé tài nghiên cứu nghiên cứu lý luận chính trị - Quản lý việc sử dụng các kết quả nghiên cứu lý luận chính trị
- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cúu lý luận chính trị
3.1.2.3 Phương thức, phương pháp quản lý hoạt động nghiên cứu Ìý
luận chính trị
- Các phương thức quản lý: theo tổ chức nội dung, theo chương trình để
tài, đề án nghiên cứu Phân cấp quán lý |
- Các phương pháp quản lý: quản lý hành chính, quản lý nội dung, quan lý theo kết quả cuối cùng Hiệu quả thực của quản lý
3.2 THỰC TRANG VA VAN DE DAT RA TRONG QUAN LY HOAT
ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIEN NAY
3.2.1 Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Dinh ky, đầu khóa Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định các hướng nghiên cứu lý luận chính trị trong toàn khóa, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho
các cơ quan thực hiện
- Quản lý theo các chương trình nghiên cứu nghiên cứu lý luận chính trị (KX, KXBĐ), của Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì
- Ban Tuyên giáo Trung ương, được ủy quyền, phối hợp với Bộ Khoa học -
Trang 17- Hoc vién Chinh tri - Hanh chinh Quốc gia chỉ đạo hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị phục vụ giảng dạy trong các trường, viện nghiên cứu thuộc hệ thông học viện, trường chính trị các tỉnh, thành phố vị
3.2.2 Những vẫn đề đặt ra trong quản lý công tác nghiên cứu lý luận chính trị
- Về sự chỉ đạo, tập trung thống nhất
- Về phương pháp, phương thức đánh giá kết quả nghiên cứu - Về công bố, sử dụng kết quả nghiên cứu
- Về cơ chế thanh quyết toán, sử dụng kinh phí và tạo nguồn kinh phí
cho nghiên cứu lý luận chính trị
Trang 18Chuong 4 ©
pol MOI, NANG CAO HIEU QUÁ LÃNH ĐẠO, QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ '
-Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ˆ
4.1 SỰ CAN THIET PHAI BOI MOI, NANG CAO HIEU QUA LANH DAO, QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
4.1.1 Sự bất cập, yếu kém trong lãnh đạo và quận lý hoạt động
}
nghiên cứu lý luận chính trị ị é
4.1.1.1 Trong hoạt động lãnh dao
- Không tạo được môi trường tự do tư tưởng cho hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, làm hạn chế nội dung và kết quả nghiên: cru
- Không tận dụng được năng lực trí tuệ của toàn xã hội tham gia vào viéc tong kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chính trị
- Kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội
- Một số kết quả nghiên cứu được công bỗ không chính thức, thiếu tính toàn điện, gây dư luận xấu trỏng xã hội |
4.1.1.2 Trong hoat déng quan ly
_ Yéu kém trong quan ly ndi dung nghién cứu, dẫn tới trùng chéo, kém hiệu quả, lãng phí
- Yếu kém trong quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu, thiếu tính thực tế, chung chung
- Yếu kém trong quản lý, tiến độ, tài chính, ngân sách -
4.1.1.3 Những nguyên nhân chủ quan của những bắt cập, so, yb kém - Chưa làm rõ được mỗi quan hệ giữa tự do, dân chủ trong nghiên cứu
Trang 19- Sự phân cấp quản lý trong lãnh đạo chỉ đạo còn hạn chế: Lãnh đạo, chỉ đạo trực tiêp của Bộ Chính trị, Ban Bi thư chưa trực tiếp, thường xuyên
Các cơ quan trong hệ thống: Ban Tuyên giáo Trung ướng, Học viện Chính trị
- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Hội đồng lý luận Trung ương chưa được ủy quyền đầy đủ, tạo sự chủ động trong lĩnh vực được giao Bộ Khoa - học — Công nghệ còn nhiều lúng túng, thiếu kiên quyết trong quản lý các
chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận chính trị -
- Chưa xây dựng được cơ chế công bố và sử dụng kết quả nghiên cứt
lý luận chính trị |
4.1.2 Yêu cầu phát triển lý luận chính trị với việc đôi Mmới sự lãnh
đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị _ !
4.1.2.1 Yêu cầu phát triển lý luận
- Bối cảnh và điều kiện của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện
nảy: Những vẫn đề mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội với kinh tế thị trường,
trong điều kiện toàn cầu hóa, cách mạng thé giới tạm thời thoái trào
- Những vấn đề mới trong phát triển kinh tế - xã hội theo đường lỗi “đổi mới mô hình tăng trưởng”, “phát triển nhanh, hiệu quá và bên vững ”
- Những vẫn đề mới về xây dựng và bảo vệ Tổ quéc trong diéu kién
ˆ quốc tế mới: lợi ích Quốc gia dân tộc của các nước đang nỗi trội lên, ảnh
hưởng đến tình hình quốc tế và khu vực |
4.1.2.2 Vêu cầu về lãnh đạo và quản lý công tác nghiên cứu lý luận
- Phat huy trí tuệ Việt Nam, tổng kết thực tiền, nghiên cứu lý luận dé
hoàn thiện con đường phát triển của Việt Nam biện nay
- Yêu cầu phổi hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, ban
ngành lực lượng nghiên cứu khoa học hiện có trong phát triển lý luận chính trị
- Yêu cầu sử dụng kịp thời, có hiệu quả các kết quả nghiên cứu, đảm
bảo tính thiết thực của sự nghiên cứu lý luận chính trị
- Yêu câu khăc phục những hạn chê, khuyết điềm, yêu kém hiện nay
Trang 204.2 DO] MGI NOI DUNG LANH DAO, QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CUU LY LUAN CHINH TRI
4.2.1 Lãnh đạo, quản lý nội dung nghiên cứu
4.2.1.1 Xây dựng các chương trình nghiên cứu dài hạn, kéo dài sắn
với các vấn đề có tính chiến lược lâu đài của cách mạng Việt Nam
4.2.1.2 Đổi mới nội dung các chương trình nghiên cứu trong nhiệm kỳ
5 nam, gan với thực hiện các nhiệm vụ chiến lược 10 năm của đất nước
4.2.1.3 Phân cấp quản lý với các đề tài nghiên cứu triển khai trong từng ngành, tùng lĩnh vực, địa phương
4.2.1.4 Xây dựng cơ chế đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu ngoài hệ
thống đảng
4.2.2 Lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, cá nhân nghiên cứu lý
luận chính trị hệ thống đảng và quản lý nhà nước
- Phân định rõ chức năng, phân công rành mạch nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị của Ban Tuyên giáo lrung
ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng lý
luận Trung ương, Bộ Khoa học —- Công nghệ
- Tổ chức đấu thầu rộng rãi trong các cơ quan nghiên cứu của hệ thống
đảng, nhà nước, xã hội một số để tài về lý luận chính trị (trong đó có thể có
các để tài phục vụ cho các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị)
- Sớm hoàn thiện và ban hành Quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị để huy động tham gia nghiên cứu của các tập thể cá nhân trong
toàn xã hội
4.2.3 Lãnh đạo, quản lý sử dụng kết quả nghiên cứu lý luận chính trị - Ban hành quy chế chung công bố kết quả nghiên cứu lý luận chính trị
- Ban hành một tải liệu lưu hành nội bộ dé công bố các kết quả nghiên cứu lý luận chính trị còn có các y kiến khác nhau để cùng trao đổi, thảo luận
- Tổ chức một diễn đàn thảo luận có chất lượng về các vẫn để liên quan
Trang 21- Xay dung co chế đặt hàng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Văn phòng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ về các nội dung chuyên đề
phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý và lãnh đạo của các cơ quan trên liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu lý luận chính trị
4.3 ĐỎI MỚI PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
4.3.1 Yêu cầu phải đổi mới phương thức, phương pháp lãnh đạo, -
quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Yêu cầu chung của cách mạng đối với lĩnh vực lý luận chính trị hiện nay
- Yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận chính trị, đảm bảo
tính khoa học và tính hiệu quả của việc nghiên cứu
- Yêu cầu tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý công tác nghiên
cứu lý luận chính trị hiện nay
4.3.2 Nội dung đổi mới phương thức, phương pháp lãnh đạo, quan
lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Đồi mới trong công tác định hướng nghiên cứu: về chiến lược nên kéo dài hơn; trong nhiệm kỳ theo hướng cụ thể hơn; phân cấp cho các ngành địa phương
- Đôi mới phương thức, phương pháp xác định các chương trình nghiên
cứu KX, KXBĐ, tránh trùng lặp và mang tính cụ thể thiết thực hơn Thành lập Hội đồng tư vấn |
- Đổi mới cách thức giao dé tài, cấp kinh phí, kiểm tra, đánh giá,
nghiệm thu, báo cáo kết quả
- Đổi mới cách thức sử dụng kết quả nghiên cứu ly luận chính trị, gửi đúng địa chỉ và có có cơ chế bắt buộc phải thực hiện của các cấp phụ thuộc Thí điểm phản biện xã hội về một số kết quả nghiên cứu
- Xây dựng cơ chế đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu lý luận chính
trị phục vụ cho các hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thu, Quốc hội, Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Trang 224.3.3 Tăng cường sự lãnh đạo thông nhất từ Trung ương đến địa
phương trong hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
- Giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu cho Bộ Chính trị định hướng nghiên cứu lý luận trong từng thời kỳ,
sớm thực hiện ngay sau đại hội toàn quốc của Đảng
- Giao Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia sử dụng các viện, học viện khu vực và chuyên ngành, đội ngũ cán bộ khoa học giảng dạy tham gia nghiên cứu các đề tài phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong các học viện, phát triển lực lượng nghiên cứu lý luận chính trị và tham g1a giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu theo quy chế chung
- Giao Ban Tuyên giáo Trung ương theo sự ủy quyền của Ban Bí thư
chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận chính trị theo để tài của các viện nghiên cứu,
các trường đại học trong cả nước
- Giao Hội đồng lý luận Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học — Công
nghệ xây dựng các chương trình KX, KXBĐ, quản lý các đề tài nghiên cứu của chương trình
- Giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan
sớm hoàn thiện dự tháo Quy chế đân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trình Ban Bí thư ban hành, trong đó làm rõ cơ chế sử dụng và công bố rộng
Trang 236 TAI LIEU HOC TAP 6.1 Tài liệu bắt buộc
1 Bộ Chính trị (1991): Nghị quyét 01/NO-TW về công tác nghiên cứu tý luận trong tình hình mớt |
2 Bộ Chính trị (1995): Nghị quyết 09/NQ-TW ngày 18-12-1995 về một số định hướng lón trong công tác tư tưổng
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007): Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung wong lần thứ 5 khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và bảo chí
trước yêu cầu mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6.2 Tài liệu tham khảo:
1 Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương (2000): Mộ? số văn kiện của Đẳng
vỀ công tác tư tưởng - văn hóa, tập L,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2 Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương (2005): Lịch sứ biên niên công
tác tư trởng - văn hóa của Đảng Cộng sẵn Việt Nam, tập 1,2,3, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
3 Bộ Chính trị (1991): Nghị quyết 01NQ-TW về công tác nghiên cứu lý luận chính tri
4 Bộ Chính trị: Nghị quyết 09/NQ-TW ngày 18-12-1995 về một số
định hướng lớn trong công tác tw tưởng
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VI, VIL, VU, VWII, IX, X, XI
6 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bỗ
sung và phát triển), (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7 Tô Huy Rứa (chủ biên) (2005): Nhìn lại quá trình đổi mới tr duy lý
luận của Đẳng 1986-2005, tập 1,2, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
8 Tô Huy Rứa (chủ biên) (2006): Qua trình đỗi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9 Phạm Ngọc Thanh (chủ nhiệm đề tài) (2010): Báo cáo tong hop két quả nghiên cứu đề tài “Đỗi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam
hiện nay”, đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.03.21/06-10 Trường Đại
Trang 2410 Pham Tat Thắng (sưu tầm và biên dịch) (2010): Công #ác w tưởng,
lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
11 Trần Nhâm (2010): Chủ nghĩa Mác- Lênin, học thuyết về sự phát - triển và sáng tạo không ngừng, \Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
12 Nguyễn Phú Trọng (2006): Mội số vấn để ly luận - tư tưởng sau
20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
13 Nghị quyết Hội nghị Trung ương Š khóa IX về “Một số vấn đề cấp
bách trong công tác tư tưởng, lý luận hiện nay”
7 CÁC CÂU HỎI
7.1 Câu hỏi trước khi lên lớp
- Phân tích các khái niệm: Lý luận, lý luận chính trị, nghiên cứu lý luận chính tri?
- Phân biệt khái niệm lãnh đạo và khái niệm quản ly hoạt động nghiên
cứu lý luận chính trị?
- Nội dung lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị?
- Khái quát thực trạng sự lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị ở nước ta hiện nay?
- Phương hướng đổi mới sự lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý
luận chính trị ở nước ta hiện nay?
7.2 Câu hỏi thảo luận
- Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu lý luận chính trị với nghiền
cứu khoa học xã hội và với phong trào cách mạng?
- Vai trò hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với công tác nghiên cứu lý luận chính trị?
- Cơ sở khoa học của nội dung hoạt động lãnh đạo đối với công tác
nghiên cứu lý luận chính trị?
Trang 25- Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới phương thức, phương pháp lãnh đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở nước ta hiện nay?
7.3 Cầu hỏi ôn tập
- Phân tích nội dung cơ bản của hoạt động lãnh đạo công tác nghiên
cứu lý luận chính trị ở nước ta hiện nay?
- Phân tích nội dung cơ bản của hoạt động quản lý công tác nghiên cứu
lý luận chính trị ở nước ta hiện nay?
- Trình bày những vấn đề đặt ra về sự lãnh đạo, quản lý công tác nghiền cứu lý luận chính trị ở nước ta hiện nay? Phương hướng và giải pháp giải quyết những vấn đề đó?
- Nội dung đổi mới dự lãnh đạo và sự quản lý đối với hoạt động nghiên
cứu lý luận chính trị ở nước ta hiện nay?
- Tù thực tiễn công tác, Anh/Chị hãy dé xuất phương hướng và giải
pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý
luận chính trị ở nước ta trong thời gian tới?
8 HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC DẠY - HỌC
- Giảng lý thuyết trên lớp: 20 tiết |
- Thao luan, thực hanh trên lớp: 10 tiết
- Tiểu luận, bài tập ở thư viện: 10 tiết
- Thi hết môn: 5 tiết
9 CAC DIEU KIEN DE THUC HIEN HOC PHAN
- Đối với Học viện: Đảm bảo hội trường và các thiết bị giảng dạy theo
kế hoạch; Đảm bao day đủ tài liệu học tập cho nghiên cứu sinh
- Đôi với Đơn vị chịu trách nhiệm giảng dạy:
+ Bồ trí giảng viên giảng dạy hướng dẫn thảo luận, thực hành có chất lượng, theo đúng kế hoạch
+ Quản lý, kiểm tra việc giảng dạy và học tập Học phan, tổ chức
Trang 26- Đối với giảng viện: Có đủ các điều kiện về học hàm, học vị theo qui
định; chuẩn bị giáo án bài giảng chu đáo; có tính thần trách nhiệm cao trong
giảng dạy và thực hiện kế hoạch giảng dạy
- Đối với NCS: Dự đủ số thời gian học tập Học phần theo qui ché; Co tinh than, thái độ học tập tích cực, tự giác; Không vi phạm Qui ché trong qua trinh hoc tap Hoc phan
10 PHƯƠNG PHÁP, HINH THUC KIEM TRA —DANH GIA KET QUA
- Điểm chuyên cần (trọng số 10%) =] - Điểm kiểm tra giữa kỳ (trọng số 15%) = 1,5 - Bài tập (tiêu luận) (trọng số 15%) = 1,5
- Bài thi hết môn (trọng số 60%) = 6
Trang 27CHUYÊN ĐÈ ĐỌC THÊM
LÃNH ĐẠO, TÔ CHỨC, TRIÊN KHAI NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN, TONG KET THUC TIEN QUA 30 NAM DOI MOI
CUA DANG CONG SAN VIET NAM
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIEC LANH DAO, TO CHUC, TRIEN KHAI NGHIEN CUU LY LUAN, TONG KET THUC TIEN CUA DANG
1 Lý luận và nghiên cứu lý luận - ban chất, đặc điểm và vai trò
- Xét về bản chat, jý /uân là hệ thống những tri thức được khái quát từ
những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu,
những quy luật của thế giới khách quan Lý luận và kinh nghiệm là hai trình
độ khác nhau về chất của quá trình nhận thức Tri thức lý luận là tri thức khái
quát từ tri thức kinh nghiệm
So với thực tiễn và kinh nghiệm, lý luận có những đặc điểm sau đây:
Một là, lý luận dược hình thành từ kinh nghiệm, thực tiễn, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, song lý luận không hình thành một các tự phát từ kinh nghiệm, từ thực tiễn và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát
từ kinh nghiệm, thực tiễn |
Hai là, khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái
quát cao, nên nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật bên trong của các sự vật, hiện tượng thường bị che dẫu bởi cái bên ngoài
Ba la, ly luận có phạm vi ứng dụng rộng, phổ biến hơn so với tri thức
kinh nghiệm vì lý luận phản ánh các quy luật khách quan, mà quy luật bao giờ
cũng là những mối liên hệ bản chất, phổ biến, lặp đi lặp lại
Bón là, lý luận khoa học về bản chất có tính khám phá, sáng tạo, nó
không đội trời chung với chủ nghĩa giáo điều, Chủ nghĩa giáo điều sẽ bóp chế
lý luận khoa học
Trang 28- Vai trò của lý luận đối với thực tiễn,
Thực tiễn là những hoạt động vật chất - cảm tính có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Thực tiễn là cơ sở, nguồn sốc, động
lực, mục đích của lý luận, là tiêu chuẩn kiểm tra tính chân lý của lý luận Không có thực tiễn thì không có lý luận Tuy nhiên lý luận sau khi ra đời lại
có vai trò to lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, thể hiện ở ba
điểm chủ yếu sau đây:
| Mot, ly luận hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, lý luận khoa học là "kim chỉ nam" soi đường cho thực tiễn hoạt động đúng hướng, có hiệu quá, tránh mò
mẫm, tự phát
Hai, lý luận do năm được bản chất, qua luật của sự vật nên có thé dự
kiến được sự vận động và phát triển của sự vật trong tương lai, từ đó vạch ra
phương hướng mới cho thực tiễn
Ba, lý luận phát huy vai trò đặc biệt to lớn đối với thực tiễn khi nó thâm
nhập vào quần chúng, biến thành sức mạnh vĩ đại của phong trào quần chúng Nghiên cứu lý luận là một quá trình biện chứng gồm nhiều mắt khâu, yếu tố có quan hệ chặt chẽ nhau sau đây:
+ Đặi van dé:
Đặt vẫn đề là khâu đầu tiên của nghiên cứu khoa học: “Vấn đề" ở đây
không phải theo nghĩa thông thường rất hay được sử dụng trong đời sống
hàng ngày "Vấn đề khoa học" là van đề nảy sinh trong tình huống có vẫn đề, tức khi xuất hiện mđu thuấn giữa nhận thức cũ, lý luận cũ với những dữ kiện mới, thực nghiệm mới, tài liệu thực tế mới
+ Giả thuyết khoa học:
Giả thuyết khoa học là tri thức giá định về bản chất, quy luật, nguyên
nhân, điều kiện của sự vật Một vấn đề có thể nhiều giả thuyết khác nhau + Giải quyết vấn đề:
Trang 29- Lý luận chính trị, nghiên cứu lý luận chính trị
+ Lý luận chính trị là hệ thống tri thức được rút ra từ tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu khoa học và được khái hóa bằng các phương pháp khoa học, làm
cơ sở lý luận, khoa học cho các hoạt động của Đảng, Nhà nước
+ Nghiên cứu lý luận chính trị là hoạt động nghiên cứu nhằm cung cấp
luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước
+ Nghiên cứu lý luận chính trị là hoạt động nghiên cứu nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
2 Thực tiễn và tong kết thực tiễn - bản chất, đặc điểm và vai trò - Thực tiễn là hoạt động vật chất cải tạo thế giới khách quan của con người Còn tổng kết thực tiễn là phản ánh hoạt động vật chất ay; từ tri thức kinh nghiệm tiến đến tri thức lý luận, để khắc phục sự phiến diện, sai lệch của
nhận thức, đạt tới chân lý, để nâng hoạt động của con người tới trình độ tự giác
Thực tiễn và tong kết thực tiễn có quan hệ mật thiết với nhau nhưng có
đặc điểm khác nhau: |
Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động vật chất cải tạo thế giới khách quan
của con người, còn tong kết thực tiễn là phản ánh hoạt động vật chất ấy, phản
ánh đạt tới tri thức lý luận Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó ưu
điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động của đông đảo quần chúng trong sản xuất
vật chất, trong các phong trào đấu tranh giai cấp cách mạng xã hội, trong lịch sử dân tộc và nhân loại Còn tổng kết thực tiễn chỉ được thực hiển bởi một số người có trình độ lý luận, có tư duy lý luận
Thư ba, những tiền đề của thực tiễn, theo C Mác, là những cá nhần con người hiện thực, hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ trong một phương thức sản xuất nhất định, trong những quan hệ xã hội và
chính trị nhất định, trên cơ sở đó hình thành ý thức của con người Còn tổng
Trang 30kết thực tiễn là hoạt động lý luận, tư duy lý luận của con người, cơ sở của sự hoạt động ay không chỉ từ thực tiễn mà còn từ những tiền đề lý luận
Thi rz, thực tiễn là hoạt động vật chất của con người nhằm tạo thế giới
khách quan theo mục đích của mình
Tổng kết thực tiễn là hoạt động tư duy lý luận tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn tìm ra những nhân tổ đạt mục đích, những nguyên nhân của người trở ngại, những giải pháp vượt qua trở ngại ây, thay đôi mục đích hoặc con
đường đạt đến mục đích đối với những cái không thể làm được, tìm ra xu hướng tất yếu khách quan để chỉ đạo hành động thực tiễn
Thứ năm, hoạt động thực tiễn có thể đưa lại cho con người những tri thức kinh nghiệm Song kinh nghiệm là cái chưa hoàn thành, nếu dừng lại ở
kinh nghiêm có thể dẫn đến phiến diện và sai lệch Tổng kết thực tiễn nâng
nhận thức từ kinh nghiệm lên lý luận, khắc phục hạn chế của tri thức kinh nghiệm, đưa nhận thức đến hoàn thành, đến chân lý Thực tiễn được nghiên cứu không phải là thực tiễn cá nhân mà là thực tiễn xã hội
- Các nhân tô cấu thành hoạt động thực tiên bao sâm:
+ Những chủ thể là những thế hệ con người, những tiền để vật chất
khách quan và những kinh nghiệm đã có sẵn do thế hệ trước để lại hoặc do chính họ tạo ra
+ Mục đích chủ quan nhằm biến đổi thế giới khách quan, vì thể giới
không thỏa mãn con người, con người cần biến đổi thế giới khách quan theo
nhu cầu của mình
+ Hiện thực khách quan bên ngoài vận động theo con đường của chính
nó không phụ thuộc vào mục dich chủ quan của con người
+ Hành động, thủ đoạn của con người, dùng phương tiện khách quan tác động vào khách quan
+ Kết quả làm biến đổi thế giới bên ngoài tạo thêm những tiền đề vật
chất khách quan cho đời sống xã hội và tích lãy thêm những kinh nghiệm
Trang 31- Tổng kết thực tiễn bao gốm các nhân to:
+ Những cá nhân con người có trình độ lý luận và tư duy lý luận - năng
lực bẩm sinh và kết quả của sự học tập, rèn luyện
+ Những tiền để lý luận tư tưởng đã tích lãy được từ trước của xã hội
+ Những kinh nghiệm lịch sử của xã hội
+ Hoạt động của con người, vận dùng lý luận, phương pháp luận khoa học nghiên cứu kinh nghiệm
+ Kết quả nhận thức đạt tới trí thức lý luận, phát triển thêm những tiền dé lý luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn, lý luận biến thành thực tiễn, trở nên sinh động nhờ thực tiễn, được kiểm tra lại trong thực tiễn
3 Quan hệ biện chứng giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn a Vai trò của tống kết thực tiễn đối với nghiên cứu lý luận
- Tổng kết thực tiễn là cơ sở dé phat triển nghiên cứu lý luận
- Tổng kết thực tiễn là cơ sở để kiểm tra sự đúng sai của lý luận Trên
cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện và phát triển nghiên cứu lý luận
- Tong kết thực tiễn một cách khoa học, đúng đắng sẽ rút ra được những | bài học kinh nghiệm có giá trị chỉ đạo thực tiễn và lý luận tiếp theo Trên cơ sở
đó góp phần phát triển lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận nói riêng
- Tổng kết thực tiễn góp phan ngăn ngừa và khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, trên cơ sở đó góp phần bơ sung hồn thiện, phát triển nghiên cứu lý luận
b Vai trò của nghiên cứu lý luận đối với tổng kết thực tiễn
- Nghiên cứu lý luận góp phần cung cấp, bố sung, hoàn thiện phương pháp tổng kết thực tiễn đúng đắn, khoa học cho chủ thể tổng kết thực tiễn
Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả, chất lượng tong kết thực tiễn
- Nghiên cứu lý luật đặt ra những vấn đề cho chủ thể tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ Qua đó thúc đẩy cả nghiên cứu lý luận, cả tổng kết thực tiễn phát triển
- Nghiên cứu lý luận góp phần định hướng đúng đắng cho công tác
tong kết thực tiễn
Trang 324 Tổ chức, triển khai nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn - khái niệm đặc điểm, phương thức thực hiện
a Về tô chức, triển khai nghiên cứu lý luận
"Tổ chức" là một khái niệm nhiều nghĩa Trong chuyên đề này có thể hiểu Tổ chức là quá trình sắp xếp, bố trí, phân công, phối hợp, liên kết các
thành viên (cá nhân, tập thé) nham thuc hién mét muc tiéu chung nhất định
Còn khái niệm “Triển khai” có thể hiểu là quá trình áp dụng tổng thể
biện pháp để thực hiện một nhiệm vụ chung nhất định hoặc là quá trình tổ
chức thực hiện, quá trình dua cac kết quả nghiên cứu, các ý tưởng khoa học
vào cuộc song, vi du nhu triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng Như vậy, triển khai không đơn thuần là mở rộng ra về không gian
Công tác tổ chức, triển khai có ý nghĩa quyết định thành bại trong
nghiên cứu lý luận, quyết định kết quả nghiên cứu, chất lượng của sản phẩm Việc tô chức, triển khai nghiên cứu lý luận bao gồm các yếu tổ, các khâu có quan hệ biện chứng với nhau:
- Xác định đúng và trúng vẫn dé nghiên cứu Day là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết địh của nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học Có xác định đúng vẫn đề nghiên cứu, mới có cơ sở xác định dung tén đề tài nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Xác định đúng vấn đề nghiên cứu cũng có nghia lam r6 tinh cap thiết của vấn đề, y nghĩa lý luận và thực tiễn của vẫn dé Van đề khoa học bắt nguồn từ mâu thuẫn của sự vật, mâu thuẫn giữa nhận thức với sự vật, giữa lý luận và thực tiến, những yêu cầu đặt ra phải giải quyết
của nhiệm vụ cách mạng sắp tới
- Xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vấn đề nghiên cứu, cần làm rõ mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề Xác định đúng vấn đề nghiên cứu cũng
Trang 33- Xây đựng lực lượng nghiên cứu, phối kết hợp trong tố chức nghiên cứu Khâu có ý nghĩa quyết định trong tô chức, triển khai nghiên cứu là
chọn các cộng tác viên - các nhà lý luận, nhà thực tiễn, nhà lãnh đạo, quản lý
Cần nắm chắc thế mạnh chuyên môn từng người để phân công phụ trách các chuyên để nghiên cứu cho phù hợp, phát huy sở trường của nhà khoa học Chủ nhiệm đề tài phải có ý tưởng khoa học và kiên quyết chỉ đạo triển khai ý tưởng đó, thường xuyên bám sát tiến độ và chất lượng đề tài nghiên cứu, đốc thúc, kiểm tra, nghiệm thu các chuyên đề, phối kết hợp các nhà nghiên cứu
- Coi trong chat lượng hội thảo, tọa đàm khoa học Hội thảo hoặc tọa
đàm khoa học là khâu rất quan trọng trong nghiên cứu lý luận Đây chính là
diễn đàn khoa học để thảo luận, tranh luận những vẫn đề có ý kiến khác nhau,
những vướng mắc trong nghiên cứu, những nội dung cốt lõi của nghiên cứu
Cần coi trọng chất lượng, tính thiết thực của hội thảo, không nên coi đây là hình thức để đối phó, làm chiếu lệ, làm để giải ngân
- Coi trọng việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu kết quả
nghiên cứu |
Trong công tác quản lý nghiên cứu khoa học (lý luận) cần coi trọng việc kiểm tra, giám sát (thường xuyên và định kỳ) hoạt động nghiên cứu dé
thúc đây tiến độ, nếu không rất dễ bê trễ, buông lỏng, dễ không quán xuyến,
sâu sát đối với đề tài
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
Cần coi trọng khâu ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, coi
đây là một mắt khâu không thể thiếu trong quá trình tổ chức, triển khai nghiên
cứu lý luận Có đưa vào ứng dụng thực tiễn mới biết được kết quả nghiên cứu
đúng hay sai, hiệu quả như thế nào, và qua đó sẽ đặt ra những van dé giờ mới vệ lý luận, sản phẩm nghiên cứu cần được gửi đến các địa chỉ ứng dụng; phải
chắt lọc các kết quả nghiên cứu gửi đến các cơ quan; cá nhân lãnh đạo Đảng
và Nhà nước Các nhà lãnh dạo phải có trách nhiệm xem xét, chỉ đạo ứng
dụng nếu thấy phù hợp và có ý kiến phản hồi về các tổ chức và cá nhân chủ trì
nhiệm vụ nghiên cứu, tránh đề rơi vào tình trạng quên lãng
Trang 34b.Về tổ chức, triển khai trong tổng kết thực tiễn
Việc tổ chức, triển khai trong tổng kết thực tiễn cũng boa gồm nhiều yếu tổ có quan hệ biện chứng với nhau: |
- Xac dinh van dé tong kết, mục đích và nhiệm vu tong két, pham vi
tong két
- Xác định cách tiếp cận, phương thức và phương pháp tổng kết
- Thành lập Ban chỉ đạo tổng kết, lực lượng chủ trì và lực lượng tham
gia tổng kết; sự phối kết hợp giữa các tổ chức và cá nhân
- Lập ra các nhóm tổng kết, tổ chức hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu trong
quá trình tổng kết, tình hình khảo sát, điều tra xã hội học, phỏng van sâu
trong tổng kết
- Xây dựng cơ chế tài chính, cung cấp kinh phí cho tông két
- Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, quản lý quá trình tổng kết, thúc
đây tiến độ, bảo đảm chát lượng tổng kết
- xây dựng báo cáo tổng kết, nghiệm thu và đánh giá kết quả tổng kết - Sử dụng kết quả tổng kết thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và nghiên cứu lý luận
5 Quan điểm của chú nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng ta về tổ chức, triển khai nghiên cứu lý luận, tong kết thực tiễn a Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Tính thống nhất của nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn - Tính khoa học trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiến - Tính hệ thông trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
- Tính phê phán, tính cách mạng trong nghiên cứu lý luận và tổng kết
thực tiễn
- Tính sáng tạo trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn - Tính nhân văn trong nghiên cứu lý luận và tong kết thực tiễn
- Tính khách quan, phát triển, lịch sử cụ thể trong nghiên cứu lý luận và
Trang 35b Quan điểm của Hồ Chí Minh
(1) Về bản chất của nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Theo Hồ Chí Minh, bản chát của nghiên cứu lý luận là quá trình tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng, học tập thấu đáo những học thuyết tư tưởng của dân tộc, của nhân loại, khăng định những chân lý trong lịch sử và đúc rút ra
những hiểu biết mới để vận dụng sáng tạo vào việc nhận thức và giải quyết
thành công những vấn đề đang đặt ra cấp thiết của hiện tại và tương lai trong
moi lĩnh vực của đời sống xã hội
Nguồn gốc tạo thành nội dung của lý luận là tổng kết thực tế mà chủ yếu là tổng kết thực tiễn (thực hành), cho nên bản chất của tổng kết thực tiễn chính là nghiên cứu, tổng kết, hệ thống hóa, đúc rút kinh nghiệm, học tấp kinh
nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn (thực hành) trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đời sống con người
Để nghiên cứu lý luận, tông kết thực tiễn phục vụ tốt sự nghiệp cách
mạng, theo Hồ Chí Minh cần kiến quyết khắc phục bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Tổng kết khái quát kinh nghiệm thực tiễn chính sự tích lũy dần dần vê
lượng để bổ sung, hoàn thiện và pháp triển thêm độ sâu sắc của lý luận Cho nên, tăng cưởng tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn chính là phát triển lý luận
(2) Về đặc điểm của quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Thống nhất chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn - giữa hiểu biết với thực hành là đặc điểm số một có tính nguyên tắc của quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Theo Hồ Chí Minh, phải đảm bảo ba yêu cầu có tính nguyên tắc 1a tinh khoa học, tính cách mạng và tính nhắn văn sáu sắc cũng là ba đặc điểm nỗi
bật trong quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiến
Đảm bảo yêu cầu khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể là đặc
điểm có tính nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Trang 36Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn phải có tổ chức huấn luyện
đào tạo trên tỉnh thần "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" Đây cũng
là đặc điểm nổi bật trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong quan
điểm Hồ Chí Minh
(3) Vai trò của nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn đối với
cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất chặt chẽ giữa nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn là một yếu tố quan trọng chỉ đạo xây dựng, phát
triển đường lối cách mạng Việt Nam
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiện (thực hành) là nội dung của sự nghiệp giác ngộ, đào tạo đội ngũ cán bộ và
đảng vien cho Đảng, cho cách mạng Đó là nội lực đảm bảo cho sự thành công của cách mang,
c Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng ta từ khi thành lập tới nay luôn coi trọng công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930 tới nay liên tục là lịch sử quá trình tổng kết lý luận, thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm,
khái quát thành những vấn đề lý luận phù hợp đặc điểm Việt Nam, làm cơ sở
dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác Đảng đã ban bành nhiều nghị quyết khẳng
định vai trò quan trọng của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn đói với sự
lãnh đạo của Đảng, cũng như chỉ ra những thành tựu và những hạn chế, yêu kém của công tác này, xác định phương châm, phương hướng chủ yếu của
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phù hợp với từng thời kỳ cách mạng
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, để chuẩn bị cho mỗi kỳ đại hộ, Đáng ta đều tiễn hành tổng kết lý luận - thực tiễn đổi mới của nhiệm kỳ trước nhằm tiếp tục bổ sung hoàn thiện ly luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp đặc điểm Việt Nam Ngoài các văn kiện Đại hội Đảng,
Trang 37tập trung nhất là ở hai nghị quyết: Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị
về công tác lý luận, ngày 28-3-1992 và Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ Chính trị "Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030"
Qua các văn kiện nảy, quan điểm của Đảng về nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn đã được thể hiện rõ thông qua hệ thống những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm định hướng và không
ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới
Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 09/10/2014, trên cơ tổng kết sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28-3-1992 của Bộ Chính trị khó VH, Đảng ta tiếp tục khang dinh va bố sung những quan
điểm lớn về nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn đã được xác định tại Nghị
quyết 01-NQ/TW Nghị quyết 37 đã đề ra Phương châm, nhiệm vụ công tác
lý luận và các hướng nghiên cứu chủ yéu tu nay đến năm 2030 Phương chám công tác }ý luận
- Lý luận phải gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng và
phục vụ yêu cầu phát triển đất nước, đảm bảo hài hòa giữa trước mắt với lâu đài, giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng
- Coi trọng việc xây dựng môi trường dân chủ đi đôi với nêu cao trách nhiệm chính trị của tổ chức và cá nhân hoạt động lý luận Kết hợp chặt chế nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; nâng cao năng lượng và chát lượng dự báo, định hướng nghiên cứu trong từng thời kỳ
- Kiên trì thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các giá trị cốt
lõi của chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đồng thời, tiếp thu các thành tựu mới, tỉnh hoa của nhân loại
Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn
Trang 38Nhiém vu
Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, trước mắt, tập trung nghiên cứu xây
dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định, phát trên các chủ trương, - đường lối lớn của Đảng giai đoạn 2016 - 2021; đồng thời, tạo tiền đề thúc đây
phát triển công tác lý luận đáp ứng yêu cầu khi Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Từ nay đến năm 2030, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nâng cao năng lực khoa học phục vụ phát triển công tác lý luận, đảm bảo cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận vững chắc cho sự nghiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc thời kỳ Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đồng thời với việc thường xuyên tổng kết lý luận, thực tiễn gắn với
mỗi nhiệm kỳ đại hội, qua 30 năm đổi mới Đảng ta đã chủ động nghiên cứu nhiều vấn để lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới thông qua 4 cuộc
tổng kết lớn Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006); Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội (1991-2011), ban hành Cươn lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011); Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1982, phục vụ yêu cầu sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành Hiến pháp năm 2013; Tổng kết một số van dé lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
Qua 30 năm đổi mới, những thành tựu nêu trên cho thấy Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về nghiên cứu lý luận,
tong kết thực tiễn Điều này đánh dấu bước trưởng thành tư duy lý luận cũng
như năng lực tổng két thực tiễn của Đảng qua những nhận thực mới nêu trên
Tuy nhiên, bên cạch những thành tựu đạt được, nhận thức và việc triển
Trang 39VI đến Đại hội XI, trong văn kiện của tất cả các kỳ đại hội đều có nhận định
về những yếu kém và bất cập của công tác này
II THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC VÀ NHỮNG VAN DE PAT RA VE TO CHUC, TRIEN KHAI NGHIEN CỨU LÝ LUẬN, TONG KET THUC TIEN QUA 30 NAM DOI MOI
1 Thực trạng tô chức, triển khai nghiên cứu lý luận và nguyên nhân a Thành tựu về nhận thức lý luận
Trước đổi mới, nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém, còn mang dấu ấn của mô hình CNXH Xô Viết Thông qua con đường không ngừng đây mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành được một hệ thông quan
điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, có thể khái quát ở một số điểm sau:
Một là, về mô hình của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua Đai hội VH (1991), Đảng xác định mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản Cương lĩnh (Bổ sung, phát
triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội Xi của Đảng đã tiếp tục khẳng địnhm, bố sung làm rõ hơn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam voi 8
- đực trưng Đây là một bước tiễn quan trọng về mặt lý luận, đồng thời cũng là
kết quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
Hai là, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Đề thực hiện các
mục tiêu trên (mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta và
mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI) toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tỉnh thần
cách mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các
Trang 40¬ Day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gan voi phat triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội
- Thực hiện đường lỗi đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
- xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thông nhất
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Ba là, nhận thức và giải quyẾt các mỗi quan hệ lớn trong phát triển
Phát hiện ra tám mối quan hệ lớn từ tổng kết 20 năm thực hiện Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 -2011) và nhìn lại những chặng đường của 25 nắm ddi moi (1986-2011) la mét bude tiễn mới, quan trọng về lý luận của Đảng ta Tám mối quan hệ đó là: Quan hệ |
giữa đổi mới, ôn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;
giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghịa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, giữa Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ;