“DKK Als HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÓC GIA HO CHi MINH
HỌC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
TONG QUAN DE TAI CO’ SO’ TRONG DIEM
ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINHLÀO _
Trang 2MỤC LỤC NỘI DUNG Mở đầu 3 Chương I 3
Cơ sở đánh giá chât lượng đào tạo đại học
1.1 Khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo 8 1.2 Các yêu tô câu thành chất lượng đào tạo 10 Chương II
Thực trạng và kết quả đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo 19 chí và Tuyên truyền
2.1 Quá trình hợp tác đào tạo lưu học sinh Lào 19 2.2 Thực trạng, kết quả đảo tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền “
Chương III |
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh _ 52 Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ,
3.1 Những giải pháp về quản lý 52
3.2 Những giải pháp nâng cao kiên thức khởi điểm và khả năng tiếng
Việt cho lưu học sinh Lào | 55
Trang 3MO’ DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đội ngũ cán bộ của Bạn được đảo tạo tại Việt Nam qua các thời kỳ hiện đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị và các cơ sở kinh tế, góp phần tích cực xây dựng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giàu mạnh, củng cố và phát triển quan hệ lang giéng, hữu nghị đặc biệt, lâu dài và sự hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước Lào - Việt Trong công tác đào tạo cán bộ giúp nước bạn Lào, việc đào tạo cán bộ chính trị được coi là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và lâu dài
Hiện nay, trong hệ thống chính trị của Lào, số cán bộ được đào tạo cơ
bản về lý luận chính trị còn chưa nhiều Để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, việc trang bị lý luận cơ bản, có hệ thống cho số cán bộ này đang trở thành yêu cầu cấp bách Bạn đang có nhu cầu lớn về đào tạo, bồi đưỡng cán bộ và coi Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của bạn, coi đây là công tác có ý nghĩa chiến lược lâu đài
Thực hiện nhất quán quan điểm này, nhiều năm qua tại hệ thống Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, đoàn thể chính trị xã hội
trung ương va các địa phương đã tích cực tham gia đào tạo, bồi đưỡng cán bộ chính trị, cán bộ chuyên môn và lưu học sinh giúp nước bạn Lào dưới nhiều hình thức khác nhau Hàng năm nguồn kinh phí dành cho đảo tạo cán bộ, lưu học sinh Lào tại Việt Nam chiếm khoảng 40% số viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào
Năm 1992, Chính phủ hai nước ký Hiệp định về đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam Hiệp định này được điều chỉnh, bổ sung từng thời kỳ theo kế hoạch
thực hiện hàng năm ký giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Bộ Giáo
Trang 4các hoạt động khác trong khuôn khổ hợp tác về giáo dục — đào tạo Việt — Lào
Cũng từ năm này, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ đào tạo cán bộ giúp Lào
Hơn 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào đảo tạo cán bộ lý luận chính trị và cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, cán bộ và giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã luôn quán triệt vị trí, vai trò quan trọng của công tác này Các cán bộ, giảng viên Học viện đã ln cố gang hồn thiện phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy để công tác đào tạo lưu học sinh Lào đạt kết quả tốt Thực tế số sinh viên được đào tạo từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều được phía bạn đánh giá đạt chất lượng tốt, phát huy được năng lực của mình phục vụ đất nước, đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể được giao tai Lao
Song để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, công tác quản lý và đào tạo lưu học sinh cần phải có thêm cơ sở khoa học vững chắc, làm nền tảng cho những quyết định và biện pháp kịp thời, phù hợp Việc nhìn nhận lại toàn bộ quá trình hợp tác là dịp tốt để các nhà quản lý, các giảng viên, cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, đào tạo, phục vụ đào tạo lưu học sinh Lào tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền nhìn nhận lại những thành quả đã đạt được cũng
như những hạn chế còn tổn tại trong hơn 10 năm hợp tác đào tạo cán bộ giúp nước bạn Lào Đây cũng là cơ hội để các cán bộ, giảng viên Học viện tìm hiểu nguyên nhân của những thành công cũng như những hạn chế, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm và phương hướng đôi mới công tác quản lý, đào tạo lưu học
sinh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, nhóm cán bộ nghiên cứu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà nòng cốt là khoa Quan hệ quốc tế thuộc
Học viện đã chọn “Đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên
Trang 52 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hop tác trong lĩnh vực giáo dục — đào tạo được hai đảng, hai nhà nước
xác định là một nhiệm vụ quan trọng, là một lĩnh vực hợp tác chiến lược và là
biểu hiện của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào Cùng với việc gửi đào tạo
cán bộ tại các trường đại học, cao dang Việt Nam, phía Lào còn gửi nhiều cán bộ sang đào tạo theo nhiều chương trình, nhiều hình thức khác như hợp tác đào
tạo, bởi dưỡng cán bộ giữa các địa phương của Lào và Việt Nam, giữa các bộ,
ban, ngành
Nhìn chung, các cơ sở hợp tác đào tạo với nước bạn Lào hàng năm đều tiến hành tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động trong năm theo ngành dọc Các nghiên cứu về lĩnh vực này thường cũng được tiễn hành theo ngành dọc và kết quả phổ biến là các bản báo cáo tổng kết hoặc một số bài đăng báo, tạp chí phổ thông Ở cấp độ quốc gia, đáng chú ý nhất là kết quả Hội nghị tổng kết công tác
đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam lần thứ nhất năm 1992, Hội nghị tổng kế 10
năm hợp tác giáo đục Việt - Lào năm 2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tỗ chức
Gần đây nhất là Hội nghị về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giúp Lào tại hệ thống Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, đòan thể chính trị xã hội và các tỉnh, thành phố do Ban tô chức trung ương tổ chức tháng
4 năm 2005
Ở cấp độ Học viện, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá một cách có hệ thơng, tồn diện về việc đảo tạo cán bộ cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để
đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 6- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc đảm bao chat lượng đào tạo trong
các trường đại học
- Khảo sát thực trạng đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phân tích, đánh giá những thành công cũng như những hạn chế
của hoạt động này
- Tổng kết, đánh giá, đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chat lượng đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5 Giới hạn của đề tài
- Về không gian: Các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong phạm vi Học viện Báo chí và Tuyên truyền Một vài nghiên cứu khác tiễn hành ở Đại sứ quán Lào tại Hà Nội, Trường Bồ túc Văn hóa Hữu nghị T78 Bộ giáo dục và Đào tạo, Phúc Thọ, Hà Tây
- Về thời gian: từ năm 1992, khi bắt đầu quá trình hợp tác đào tạo cán bộ với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho đến nay
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác Lênin, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quan hệ
với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các Hiệp định, hiệp ước về hợp tác giáo
Trang 7- Các phương pháp nghiên cứu xã hội học: phỏng vấn định lượng (đối với lưu học sinh Lào, giảng viên Việt Nam), phỏng vấn định tính (cán bộ đại sứ quán Lào, cán bộ quản lý, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền )
7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài |
- Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở khoa học phục vụ
công tác đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền
- Kết quả nghiên cứu cũng có ích đối với các cơ sở khác trong cả nước đang đào tạo lưu học sinh Lào nói riêng, lưu học sinh nước ngoài nói chung
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và Lào trong việc đưa ra các chính sách thúc đây việc hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai quốc gia |
8 Bố cục của đề tài
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo đại học
Chương II: Thực trạng và kết quả đảo tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 8CHUONG 1
CO’ SO’ BANH GIA CHAT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC -
z z
Chất lượng luôn là vân đê có ý nghĩa quyết định đôi với mọi tổ chức trong mọi lĩnh vực hoạt động Đối với một trường đại học cũng vậy Sản phẩm của nhà trường chính là những con người được đào tạo Nhà trường có tạo dựng và giữ vững được uy tín của mình hay không, có thu hút được nhiều người học hay không, sản phẩm đào tạo của nhà trường có đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hay không tất cả đều phụ thuộc vào chất lượng đảo tạo của nhà
trường Nói cách khác, chính chất lượng đào tạo làm nên thương hiệu của một
trường đại học Và cũng giống như đối với các đơn vị, tổ chức khác, đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình luôn là vấn đề sống còn của các trường đại học (Ảnh 1: Học viện Báo chí và
Tuyên truyền!)
1.1 Khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo
Ban than “chát lượng là
một khái niệm động nhiều
chiêu, môi người lại hiệu chat
lượng theo cách riêng của minh, cho nén dén nay van ©
chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh, chưa có cách xác định thống nhất về chất lượng Và thực ra, khó có thể tìm một định nghĩa hoàn chỉnh, một quan niệm
chính xác về chất lượng Dưới đây là một vài cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm chất lượng:
- Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, “một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiểm và đắt tiền" Thuật ngữ “chất lượng” theo cách hiểu này mang ý nghĩa
! Tất cả các ảnh minh họa có thể xem thêm trong Phụ lục của Kỷ yếu ,
Trang 9tuyệt đối Và nếu lấy những sản phẩm có chất lượng tuyệt đối này làm khuôn mẫu thì sẽ rất khó đánh giá, khó xếp hạng cho các sản phẩm khác, bởi sản phẩm có chất lượng tuyệt đối cũng đồng nghĩa là sản phâm đó đạt được những chuẩn mực rất cao không thể vượt qua Quan niệm này giống như việc phân định rõ hai màu đen trắng, nếu không đạt chất lượng tuyệt đối cũng có nghĩa là không có chất lượng Trong khi trên thực tế, chúng ta sử dụng khái niệm chất lượng
với nhiều tầng bậc, nhiều lớp |
- Bên cạnh đó có quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối: “Sản phẩm
hoặc dich vu duoc coi lò có chất lượng khi chúng đạt những chuẩn mực nhất định được quy định trước Chát lượng không được coi là cái đích mà nó được coi là phương tiện, theo đó sản phẩm hoặc dịch vụ được đánh gid”
Theo quan niệm này, chất lượng được phân chia thành các thang bậc từ thấp đến cao với một hệ những chuẩn mực đã được quy định Sản phẩm nao thoả mãn được càng nhiều những chuẩn mực ấy thì sản phẩm đó càng được xếp ở nắc thang cao hơn của chất lượng, và theo đó, gia tri cua san phẩm cũng cao tương ứng
”! thực - Quan niệm “chát lượng là sự đáp ứng nhu câu của khách hàng
chất là việc nhìn nhận vấn đề chất lượng từ góc độ của người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Quan niệm này căn cứ vào yêu cầu, mong muốn của người sử dụng đối với sản phâm hoặc dịch vụ để đánh giá chất lượng, và vì vậy mà nó mang tính động, biến thiên theo thời gian và yêu cầu thực tiễn của người sử dụng trong từng thời điểm cụ thể, theo từng mục đích sử dụng nhất định Cho nên người quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng hoặc không đạt chất
lượng ở mức nào chính là khách hàng Tại thời điểm sản xuất ra sản phẩm hoặc
dịch vụ, có thể theo người sản xuất thì sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được đánh giá là sản phẩm có chất lượng, nhưng thực tế sản phẩm không phù hợp với yêu câu của người sử dụng thì vẫn bị coi là sản phẩm không
Trang 10
có chất lượng Có nghĩa là cách đánh giá, xác định chất lượng sản phẩm này chịu tác động nhiêu của nhân tố chủ quan `
- “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích”” là quan niệm được nhiều người tán đồng hơn cả Theo đó, “chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố của nó” Có nghĩa là đễ xác định được chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được bộ tiêu chí mà sản phẩm hoặc dịch vụ này cần phải đáp ứng Bộ tiêu chí này không mang tính hằng số mà số lượng các tiêu chí, mức độ yêu cầu đối với từng tiêu chí sẽ thay đổi thường xuyên theo thời
gian, theo điều kiện lịch sử cụ thể, theo đặc thù của từng cơ sở sản xuất hoặc
cung cấp dịch vụ Để xây dựng có hiệu quả bộ tiêu chí này thì cần chú trọng đến việc nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của những đối tượng người sử dụng khác nhau, gọi chung là khách hàng, sao cho những mục đích của nhà sản xuất trùng khớp với những nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng Có như vậy, sản phẩm
làm ra mới chiếm lĩnh được thị trường, mới đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất
Làm phép ánh xạ vào giáo dục, có thể thấy cách tiếp cận này khá phù hợp và tường minh
Đối với bậc đại học, mục đích chung của giáo dục đại học là cung cấp
nguồn nhân lực được đào tạo nhằm thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội đất
nước Chính vì vậy, chất lượng đào tạo đại học “/iên quan chặt chẽ với yêu cầu kinh tế xã hội của đá nước Sản phẩm đào tạo được xem là có chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà yêu cầu của kinh tế - xã hội đặt ra "5
1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo là cái đích cuối cùng và cũng là cái đích cao nhất của mọi hoạt động diễn ra trong một trường đại học Có nghĩa là mọi hoạt động của
* GS Nguyén Đức Chính (2003): Chất lượng, các mô hình quản lý chất lượng và kiểm định chất lượng trong giáo dục, tr.8
° Sdd, tr.7
* Bộ Giáo dục va Dao tao (1995): Ky yếu hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học đề đáp ứng yêu cẩu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội, tr 1
Trang 11nhà trường đều góp phần vào quá trình hình thành, duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, tuy vai trò và sự đóng góp của mỗi thành tố của nó có khác nhau Có 8 lĩnh vực với 26 tiêu chí được tập hợp lại để đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng của một trường đại học” (Ảnh 2: Tòa nhà học chính): | Lĩnh vực 1: Tổ chức và quản lý của trường Tổ chức và quản lý xét đến cùng là việc lập kế hoạch, tổ chức phân bổ, chỉ đạo việc sử dụng nhân lực, tài lực, vật lực và các nguồn lực khác của nhà trường, kiểm tra và có những tác | động phù hợp để điều chỉnh sao cho các nguồn lực phát huy tối |
đa hiệu quả sử dụng nhằm dat
được mục tiêu đã đề ra Cùng có những nguồn lực như nhau, điều kiện hoạt động như nhau nhưng sự phát triển của mỗi trường ra sao lại phụ thuộc vào
việc trường đó được tổ chức và quản lý như thế nào Đây là lĩnh vực quan trọng hàng đầu, bởi những hoạt động này có thể nhân lên hoặc làm tiêu hao đi những nguồn lực cho sự phát triển, cho duy trì và đảm bảo chất lượng các hoạt động của nhà trường Lĩnh vực này gồm các tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí ï: “Việc xác định sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu của
một trường đại học là kim chỉ nam chỉ phối mọi hoạt động có kế hoạch, có chất
lượng của trường đó Xác định sứ mạng rõ ràng, đề ra nhiệm vụ chiến lược với
các mục tiêu cụ thể là bằng chứng quan trọng về đảm bảo chất lượng”” Đây
chính là cái đích để mọi hoạt động trong nhà trường nhằm vào đó mà tiến tới
Và như đã nói ở trên, sản phâm đảo tạo của nhà trường có đạt được chât lượng
” GS Nguyễn Đức Chính (2003): Chất lượng, các mô hình quản lý chất lượng và
kiêm định chát lượng trong giáo dục, tr.8
® Sdd, tr.44
Trang 12hay không trước hết phụ thuộc vào việc trường có thực hiện đúng như sứ mạng đã tuyên bố của mình hay không, có xác định đúng mục tiêu đào tạo theo sứ mạng và những yêu cầu cụ thể của kinh tế - xã hội đất nước đặt ra hay không Nói tóm lại, đây là khâu định hướng đầu tiên cho mọi hoạt động của một nhà trường, phác thảo nên con đường để nhà trường đi tới đích
Tiêu chí 2: “Công tác lập kế hoạch, phân bồ nguồn lực và đánh giá các hoạt động là một tiêu chí thể hiện việc quản lý và tổ chức chặt chẽ của trường để đảm bảo từng bước thực hiện được các mục tiêu do trường đề ra Kế hoạch
cảng chi tiết, cu thé va kha thi thì càng đảm bảo việc thực hiện thành công các
chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường”
Tiêu chí 3: “Cơ cẩu tổ chức và quản ly hiệu quả là tiền đề đảm bảo các
hoạt động của trường thực hiện được kế hoạch và mục tiêu chất lượng đề ra” Tiêu chí 4: “Tổ chức và hoại động của hệ thống đảm bảo chất lượng đào
;ao là một tiêu chí nhằm thúc đây các hoạt động đảm bảo chất lượng của trường
theo đúng quy trình và đạt hiệu quả” (Ảnh 3: Hội trường lớn)
Lĩnh vực 2: Đội ngũ |
cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc” “Công việc thành công hoặc thất bại
do cán bộ tốt hay kém” Điều này cũng thể hiện khá rõ trong |
ngành giáo dục với sự tổng
kết: thay nao trò ấy Tiềm lực và khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng đảo tạo Không những phải giỏi về chuyên
` ^
môn nghiệp vụ, nhà giáo - kỹ sư tâm hôn - cũng cân phải được chuẩn hóa cả về tinh than, thái độ, nhân cách, phẩm giá, sao cho người thầy đứng trên bục giảng
Trang 13thực sự là khuôn mẫu cho học sinh, sinh viên lay đó mà noi theo Phải có đội ngũ nhà giáo giỏi mới có thể có những người trò giỏi Chất lượng đội ngũ cán bộ được xác định dựa trên những tiêu chí sau đây:
Tiêu chí 5: Tỷ lệ sinh viên trên cán bộ giảng dạy là tiêu chí đảm bảo hiệu quả và hiệu suất đào tạo Tỷ lệ cao sẽ giảm chất lượng, tỷ lệ thấp quá sẽ giảm
hiệu suất đào tạo
Tiêu chí 6: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị là tiêu chí cơ bản đảm bảo về chuyên môn và nghiệp vụ trong giáo dục đại học
Tiêu chí 7: Quy định về chức trách chung của cán bộ giảng dạy:- quy định nhiệm vụ, chức trách rõ ràng, chỉ tiết cho cán bộ giảng dạy là một giải pháp quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả và là một tiêu chí để đảm bảo chất lượng giảng dạy của cán bộ
Tiêu chí 8: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy trên tổng số cắn bộ của trường phản ánh tô chức của bộ máy nhà trường Tỷ lệ này cao hay thấp tùy thuộc vào việc áp dụng các công nghệ mới trong đảo tạo cũng như quản lý (Ảnh 4: Tỏa nhà
hành chính) |
Tiêu chí 9: Quy trình
đánh giá cán bộ và cán bộ
giảng dạy: đánh giá cán bộ thường xuyên là một giải pháp
quản lý nguồn nhân lực hiệu
quả vì kết quả đánh giá là cơ sở -
để điêu chỉnh đội ngũ cán bộ
đáp ứng sự phát triển của nhà
trường trong quá trình thực hiện sứ mạng của mình | Tiêu chí 10: Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ: Bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn - nghiệp vụ để nâng cao chất
lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ của trường Đây chính là tiêu chí để thực
hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
Trang 14vién
lĩnh vực 3: Đội ngũ sinh viên
Sinh viên là đối tượng được kiểm tra để đánh giá chất lượng đảo tạo Có thầy giỏi, có trường lớp với đầy đủ điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động dạy -
học cũng chưa đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo phụ
thuộc rất nhiều ở chất lượng sinh viên - đối tượng trực tiếp tiếp nhận quá trình
đào tạo, cụ thể là:
Tiêu chí 11: Chất lượng sinh viên tuyển vào là một trong các yếu tố quyết định chất lượng đào tạo -
Tiêu chí 12: Đánh giá năng lực của sinh viên là khâu chính trong đánh
giá chất lượng đào tạo
Tiêu chí 13: Xếp loại đạo đức của sinh viên: phẩm chất nhân văn của sản phẩm đảo tạo được thể hiện đầu tiên qua đạo đức của sinh viên Xếp loại đạo đức của sinh viên có tác dụng thúc đây việc rèn luyện tư cách đạo đức và tác phong trong nhà trường của sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo
Lĩnh vực 4: Giảng dạy và học tập:
Hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên là khâu trọng yếu và có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường Suy cho cùng thì mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường đều nhằm phục vụ cho hoạt động dạy - học và hướng tới mục tiêu chất lượng dạy - học Trong lĩnh vực
giảng dạy và học tập, những tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo
là:
Tiêu chí 14: Chương trình học và tời liệu chuyên môn: sự phù hợp của chương trình đào tạo với sứ mạng và mục tiêu đào tạo của trường và của ngành
hoc
Tiêu chí 15: Phương pháp giảng dạy và học tap: tiêu chí về phương pháp giảng dạy và học tập nhằm thúc đây việc áp dụng các phương pháp dạy - học phù hợp đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dao tao
Tiéu chi 16: Kiém tra va dénh giá kết quả học tập: tiêu chí về kiểm tra va
Trang 15đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm thúc đây việc sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá chính
xác, khách quan và công bằng
(Ảnh 5: Tòa nhà làm việc của
các khoa)
Tiêu chí 17: Chỉ số về tdi
trong giang day cua gido viên cho biết cường độ lao động của đội ngũ giáo viên Cường độ hợp lý sẽ tạo điều kiện cho giáo
viên có thời gian nghiên cứu, có
\
nguôn lực cải tiên và nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của mình, gop phan nang cao chat lượng đào tạo
kĩnh vực 5: Nghiên cứu khoa học
Song song với nhiệm vụ đào tạo, trường đại học còn phải là một trung
tâm nghiên cứu khoa học, nhà giáo đồng thời phải là nhà nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là yêu cầu không thể thiếu đối với nhà giáo đại học Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng của nhà giáo được ứng dụng vảo giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Và sự say mê nghiên cứu khoa học của người thầy cũng sẽ là tắm gương cho trò, động viên, hướng
dẫn họ, khơi gợi trong họ niềm say mê, nhiệt tình khoa học Đó là cơ sở cho tự
học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của sinh viên để sau này, khi đã tốt nghiệp đại học họ vẫn có thể tiếp tục trau dồi thêm vốn tri thức của mình, trên cơ sở đó thích ứng được với những biến đổi không ngừng và yêu cầu ngày càng cao của
xã hội Đáp ứng được yêu cầu của xã hội - đó chính là biểu hiện cụ thể nhất của
chất lượng đào tạo Cho nên hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường
đại học phải được coi trọng đúng mức, tương xứng với vị trí, vai trò của nó, thể
hiện ở những tiêu chí cụ thể sau:
Tiêu chí 18: Dé tai nghiên cứu khoa học là thước đo hoạt động nghiên
Trang 16cứu khoa học của đội ngũ giáo viên
Tiêu chỉ 19: Công trình xuất bản là thước đo hoạt động sáng tạo và cũng
là tiêu chí thể hiện chất lượng của đội ngũ cán bộ của trường (Ảnh 6: 7ï rung tâm thông tin - thư viện)
khoa học phục vụ xã hội (tư
vấn và chuyển giao công nghệ): là khâu triển khai các kết quả nghiên cứu, kết quả sáng tạo của đội ngũ giáo viên Tiêu chí của các hoạt động này
phản ánh chất lượng nghiên cứu và chất lượng giáo viên
Lĩnh vực 6: Cơ sở vật chất
Việc tạo dựng và duy trì một cảnh quan, môi trường sư phạm với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học là yếu tố hết sức quan trọng, tạo tiền đề
cho việc tiễn hành các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt Trong bối cảnh hiện
nay, các trường đại học đều cố găng hướng tới việc trang bị không những đầy đủ mà còn phải hiện đại hóa các trang thiết bị, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảm bảo cơ sở vật chất cho các hoạt động của nhà trường nghĩa là đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:
Tiêu chí 21: Hệ thống hạ tầng cơ sở bao gồm giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, khu thực hành thực tập, diện tích sàn và trang thiết bị cho các hoạt động thực hành thực nghiệm, nghiên cứu và văn hóa thể thao của cán
bộ và sinh viên
Tiêu chí 22: Hệ thống tư viện tốt, đảm bảo cho cán bộ và sinh viên tra
cứu nhanh chóng, cập nhật các tư liệu cho học tập và nghiên cứu là yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trang 17Linh vurc 7: Tai chinh
Nhiều chuyên gia giáo dục đại học nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên khi biết chỉ phí đào tạo cho 1 sinh viên của Việt Nam vào khoảng 380 - 400 USD/nam’, trong khi chi phi này ở các nước là hàng chục nghìn USD Với một
tỷ lệ kinh phí như thế, những | gì giáo dục đại học Việt Nam đạt được quả rất
đáng tự hào Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì dù đã đặt giáo dục ở vị trí “quốc sách hàng đầu”, dù đã tăng đầu tư cho giáo dục lên 15% tông chỉ ngân sách thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa giáo dục đại học Điều quan trọng hiện nay là chỉ với ngân sách eo hẹp đó, các trường phải
lựa chọn và xác định ưu tiên các khoản chỉ sao cho ngân sách được sử dụng
hiệu quả nhất để có chất lượng và đảm bảo chất lượng Điều này phụ thuộc vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí 23: Kinh phí hàng năm từ ngân sách và các nguồn thu khác là tiêu chí điều kiện tiên quyết đảm bảo các hoạt động đào tạo có chất lượng và
hoạt động chuyển glao công nghệ phục vụ xã hội của trường đại học
Tiêu chỉ 24: T } lệ thực chỉ tính theo đấu sinh viên hàng năm phản ánh sự phân bố tài chính cho các
hoạt động đào tạo và là tiêu chí để đảm bảo chất lượng đào tạo (Ảnh 7: Khu ký túc xá sinh viên) lĩnh vực 8: Những lĩnh vực khác Các hoạt động quan | hệ quốc tê và hỗ trợ phục vụ
giáo viên và sinh viên là
những mảng hoạt động góp phần đảm bảo chất lượng và phát triển đào tạo
? Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995): Kỷ yếu hội nghị chuyên để “Nang cao chat lượng đào tạo bậc đại học đề đáp ứng yêu câu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà NOt, tr.110
Trang 18Trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ các hoạt động kinh tế thuần túy mà cả các nguồn lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là khi nước ta hướng sự phát triển tới nền kinh tế tri thức thì các hoạt động kế trên đối với giáo dục đại học hết sức
quan trọng
Tiêu chí 25: các hoạt động quan hệ quốc tế phục vụ đảo tạo và nghiên cứu khoa học
Tiêu chí 26: các hoạt động hỗ trợ, phục vụ giáo viên và sinh viên
Như vậy có thể thấy chất lượng đảo tạo đại học chịu tác động của rất nhiều yếu tố, và việc đánh giá chất lượng đào tạo của một trường đòi hỏi phải
hết sức khách quan, toàn diện Song tựu chung lại thì chất lượng đào tạo chịu
tác động của những yếu tố chủ yếu sau:
“1 Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo 2 Những vấn đề về quản lý, cơ chế quản lý, các quy chế, cách tổ chức kiểm tra, đánh giá
3 Đội ngũ giáo viên và động lực của đội ngũ này 4 Sinh viên và động lực học tập của sinh viên
5, Cơ sở vật chất và tài chính
6ó Chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với người có trình độ đại học làm việc
ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội”?
Cả sáu yếu tố này đều có tác động ở mức độ khác nhau đến chất lượng đào tạo Mỗi loại hình trường đại học lại có những đặc thù riêng và do đó, những tác động của sáu yếu tô kế trên cũng không giống nhau đối với tất cả các trường đại học Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại
học, cân chú ý nhiêu hơn đên năm yêu tô đâu tiên
!'9 Sđd, tr 110 — 111
Trang 19CHƯƠNG II
THUC TRANG, KET QUA ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH LÀO TAI HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
2.1 Quá trình hợp tác đào tạo lưu học sinh Lào 2.1.1 Lịch sử hợp tác giáo dục Việt - Lào
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm Hợp tác giáo dục Việt — Lào tổ chức tại
thành phố Vịnh năm 2002, Bộ trưởng Bộ giáo dục Lào đã phát biểu nhắn mạnh: “.„ sự giúp đỡ lẫn nhau giữa Lào và Việt Nam, cụ thể là hợp tác về giáo dục
vốn có từ lâu, từ buổi ban đầu của cuộc cách mạng trường kỳ, hai nước chúng
ta cùng chiến đấu chung trong một chiến hào, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã giúp dạy chữ cho các chiến sỹ cách mạng Lào, làm cho nhiều người từ mù chữ đã trở thành những cán bộ chính trị ưu tú, những người chỉ huy có trình độ và tài năng cao Tại vùng giải phóng Lào thuở ấy, cũng đã từng có nhiều cán bộ tình nguyện Việt Nam sang giúp Lào phát triển giáo dục ”""
Hợp tác giáo dục Việt - Lào có thể chia làm 4 giai đoạn chính như sau: 1958 — 1964: Việt Nam đào tạo 3.140 lưu học sinh Lào theo các hệ bổ túc văn hóa, đảo tạo giáo viên Thời kỳ này van dé chat lượng và kế hoạch chưa được đặt ra Việt Nam đáp ứng mọi yêu cau ma ban dé nghi
1965 — 1975: Việt Nam mở thêm 4 trường dân tộc nội trú tiếp nhận và
đào tạo 4.000 lưu học sinh Lào theo học cấp I, cấp Il, cap III từ các vùng giải phóng Lào sang học tập Học sinh tốt nghiệp phổ thông được bạn cử đi Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu học tiếp đại học và có một số học tại trường cao
đẳng ở Việt Nam |
1975 — 1992: Ngay 2/12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
được thành lập Yêu cầu đảo tạo cán bộ cho Lào trở nên hết sức cấp bách Lào
cắt giảm số học sinh cấp I, cấp II nhưng tăng cường đào tạo hoc sinh cap III va
đặc biệt đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp tại Việt Nam
'! Báo cáo của Bộ trưởng Bộ giáo dục Lào tại Hội nghị tổng kết 10 năm Hợp tác giáo
duc Việt — Lào tô chức tại thành phô Vinh năm 2002
Trang 20Từ 1992 đến nay: Hai bên quyết định không tiếp nhận lưu học sinh trình
độ phổ thông mà tập trung đào tạo cán bộ hệ đại học và sau đại học Từ năm 1992, hai nhà nước đã ký Hiệp định về Đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam Hiệp
định này được điều chỉnh, bổ sung theo từng thời kỳ theo kế hoạch thực hiện
hàng năm ký giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo duc Lao
Cùng trong năm 1992, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã ký kết Hiệp định về việc giúp đỡ nhau đào tạo cán bộ Từ đó, Hiệp định này đã được sửa đổi, bỗ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình và tạo cơ sở pháp lý để quyết định chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh cũng như các hoạt động khác trong khuôn khổ hợp tác về giáo dục |
2.1.2 Hợp tác đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền - tiền thân là trường Tuyên giáo Trung uong - duoc thanh lap ngay 16 thang 01 nim 1962 theo Nghi quyét 36/NQ - TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa III Hơn 40 năm qua, để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng của đất nước và vai trò, nhiệm vụ của mình, trường đã hợp nhất với nhiều trường Đảng khác và đã mang nhiều tên: Trường Tuyên huấn Trung ương, Trường Tuyên huấn I, Trường Đại học Tuyên giáo, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Từ ngày 02 tháng 8 nam 2005, theo Quyết định 149-
QĐ/TƯ của Bộ chính trị, nhà trường chính thức được mang tên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
Thời kỳ 1962 - 1969, những năm đầu sau khi thành lập là giai đoạn nhà trường từng bước khẳng định vị trí, chức năng của mình bằng việc mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng
Tiếp đó, thời kỳ 1969 - 1990, nhà trường tiễn lên đào tạo đại học chính quy và
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng Nhà trường chính
thức được công nhận là một cơ sở đào tạo đại học và trên đại học, có nhiệm vụ “đào tạo vò bồi dưỡng ở bậc đại học, sau đại học những cản bộ chủ chốt trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, tuyên truyền, xã hội học; đào tạo giảng viên bậc đại
Trang 21học các chuyên ngành ly lu@n Mac- Lénin va tur tuong Hà Chí Minh”
Từ năm 1990, với Quyết định số 103/QĐÐ - TW của Ban Bí thư ngày
01/03/1990, trường Tuyên huấn Trung ương I được đổi tên thành Trường
Tuyên giáo Cũng trong năm này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 406 - HĐBT ngày 20/11/1990, công nhận trường Tuyên giáo là trường đại học, lấy tên là Trường Đại học Tuyên giáo Trường trực thuộc Ban Bí thư
Trung ương Đảng và có nhiệm vu “dado tao, bồi dưỡng ở trình độ đại học các
giảng viên lý luận chính trị của các trường Đảng và đoàn thể, phóng viên các báo, tạp chí chủ yếu của các cấp tỷ Đảng, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, bôi dưỡng lý luận, đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước,
nghiệp vụ ly luận, công tác cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tu tưởng và văn hóa các cấp”
Ngày 10/03/1993, thực hiện Quyết định số 61/QĐÐ - TW của Bộ Chính
trị, nhà trường được đổi tên thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trực
thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phân viện tiếp tục làm nhiệm
vụ “đào tạo và bồi dưỡng bậc đại học, cao học những cán bộ làm công tác báo
chí, xuất bản, tuyên truyền Đào tạo bậc đại học một số chuyên ngành ly luận Mác- Lênin” Quyết định số 27/QĐ - TW ngày 20/10/1999 của Bộ Chính trị và Thông tri 06/TT - TW ngày 20/10/1999 của Thường vụ Bộ Chính trị khẳng
định Phân viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiệm vụ “đào tao va bồi dưỡng ở bậc đại học, sau đại học những cán bộ chủ chốt trên lĩnh vực báo chí, xuất bản,
tuyên truyền, xã hội học; đào tạo giảng viên bậc đại học các chuyên ngành lý
luận Mác- Lênin và tu tưởng Hỗ Chí Minh” Trong Quyết định số 149-QĐ/TW
ngày 02/8/2005 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bên cạnh những nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh đến nhiệm vụ
“Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cản bộ lý luận chính trị cho một số dang bạn, nước bạn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức đào tạo cán bộ cho nước
Trang 22Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ở trình độ đại học và trên đại học từ năm
1992 Do đặc thù của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường Đảng thuộc hệ thông Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc hợp tác đào tạo cán bộ cho nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào cũng chú trọng đến đối tượng là cán bộ công tác trong các cơ quan Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và chính phủ Lào Tính đến tháng 2/2005, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã và đang đào tạo 154 cán bộ Lào, trong đó có 151 người ở trình độ đại học và 03 người ở trình độ trên đại học Trong số trên đã có 53 người tốt nghiệp (51 cử nhân và 02
thạc sĩ) Năm học 2004-2005, Học viện đảo tạo 103 cán bộ Lào, gồm 102 cử
nhân và 01 thạc sĩ trong tổng số 2.596 lưu học sinh Lào đang theo học tại các
trường, các tỉnh ở Việt Nam",
2.2 Thực trạng, kết quả đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2.1 Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy Do đặc thù của Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa là trường đại học,
vừa là trường Đảng, số cán bộ được cử sang đây đào tạo được xác định trước
một cách rõ ràng về mục tiêu đảo tạo: đào tạo cán bộ chủ chốt có trình độ đại
học, sau đại học công tác trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, tuyên truyền, xã hội học, các ngành lý luận Mác — Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Số cán bộ này
ngoài yêu cầu có năng lực chuyên môn cao còn phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng
Số lưu học sinh Lào đã và đang theo học ở các chuyên ngành, các khoá tại Học viện cụ thể như sau:
- Các khoá, các chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học:
+ Khóa 1992 — 1996 đào tạo 15 cán bộ chuyên ngành Báo chí
'? Theo Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 của sinh viên, học viện, nghiên cứu sinh Lào và kế hoạch năm học 2004-2005 của Tham tán Văn hóa giáo dục Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, tổng số học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học tập tại Việt Nam năm học 2004-2005 là 2.596 người, trong đó theo hiệp định là 1901 người, tự túc — 179 người, quốc tế - 15 người, tỉnh kết nghĩa — 528 người (Xem thêm phần Phụ lục trong Kỷ yếu để tài)
Trang 23+ Khóa 1998 — 2002 đào tạo 16 cán bộ ở các chuyên ngành Triết học (04
người), Chủ nghĩa xã hội khoa học (03 người), Xã hội học (03 người), Kinh tế
chính trị (06 người)
+ Khóa học 1999 — 2003 đảo tạo 20 cán bộ ở các chuyên ngành Triết học (07 người), Chủ nghĩa xã hội khoa học (04 người), Xây dựng Đảng và chính
quyền Nhà nước (03 người), Kinh tế chính trị (03 người), Chính trị học (03
người)
+ Khóa học 2001 — 2005 đào tạo 19 cán bộ ở các chuyên ngành: Triết học (05 người), Chủ nghĩa xã hội khoa học (04 người), Xây dựng Đảng và
chính quyền Nhà nước (03 người), Kinh tế chính trị (03 người), Chính trị học
(04 người)
+ Khóa học 2002 — 2006 đào tạo 29 cán bộ ở các chuyên ngành Triết học
(04 người), Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước (03 người), Kinh tế chính trị (14 người), Chính trị học (03 người), Báo chí (02 người), Phát thanh truyền hình (02 người)
+ Khóa học 2003 — 2007 đào tạo 30 cán bộ ở các chuyên ngành Triết học (03 người), Chủ nghĩa xã hội khoa học
Khong khai bao x A 1 2 ` , > Triet hoc (03 người), Xây dựng Đảng va chính PT-TH 14% Bao in 4% ss quyền Nhà nước (09 người), Kinh tế chính trị (14 người), Xã hội học (01 "2s người) (Biểu đồ 1: 7ÿ /¿ phân bố lưu ca eas Xay dung Dang 19% học sinh Lào tại Học viện) + Khóa học 2004 - 2008 đào | CNXH-KH tạo 23 cán bộ ở các chuyên ngành Kinh te chính tì 32%
Triết học (04 người), Xã hội học (04
người), Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước (05 người), Kinh tế chính trị (05 người), Chính trị học (03 người), Báo in (02 người)
Trang 24Như vậy, trong tổng số 103 lưu học sinh Lào hệ đào tạo cử nhân hiện đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có 83,5% là sinh viên các ngành thuộc khối lý luận
- Các khóa, các chuyên ngành đảo tạo ở bậc sau đại học:
+ Khóa 2001 — 2004 dao tao 01 cán bộ chuyên ngành Báo chí (hệ chính quy không tập trung)
+ Khóa 2002 — 2004 dao tao 01 cán bộ ở chuyên ngành Báo chí + Khóa 2004 — 2006 dao tao 01 cán bộ chuyên ngành Báo chí
Giống như lưu học sinh theo học ở tất cả các quốc gia khác trên thế giới, lưu học sinh Lào khi theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được bố trí
học chung một lớp với sinh viên Việt Nam Đây là điều kiện thuận lợi để các
em được tăng cường tiếp xúc, giao lưu với sinh viên Việt Nam, qua đó nhanh chóng hoà nhập vào môi trường sống, học tập ở Việt Nam Về chương trình đào tạo, lưu học sinh Lào và sinh viên Việt Nam về cơ bản được học cùng một
chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành Theo chương trình đào tạo này, lưu học sinh Lào chỉ được miễn môn Giáo dục
quốc phòng, tất cả các môn học khác đều không có sự phân biệt Có nghĩa là lưu học sinh Lào vẫn phải học 5 môn bắt buộc (Triết học Mác — Lênin, Kinh tế
chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) và học ngoại ngữ (là 1 trong 4 ngơn ngữ nước ngồi đang được giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Anh văn, Pháp văn, Trung văn, Nga văn) 5 môn chính trị bắt buộc được nhìn nhận là những môn học cung cấp nên lý luận chung, giúp sinh viên hình thành thế giới
quan, nhân sinh quan cách mạng, vì vậy được coi là những môn học khó ngay
cả đối với sinh viên Việt Nam Đối với lưu học sinh Lào, đây lại cảng là những môn học khó vì được xếp vào khối kiến thức giáo dục đại cương, nghĩa là các em sẽ được học trong 2 năm đầu đại học Trong khi thời gian này, khả năng tiếng Việt của các em chưa thực sự tốt, bản thân các môn học lại mang tính lý luận cao Riêng vê ngoại ngữ, việc học thêm một ngoại ngữ nữa với một sô _
Trang 25lượng đơn vị học trình không nhỏ trong khi trình độ ngoại ngữ tiếng Việt của các em còn chưa cao cũng gây khó khăn không nhỏ và đòi hỏi lưu học sinh phải nễ lực không ngừng
Hiểu được khó khăn này của lưu học sinh, trong quá trình đào tạo lưu học sinh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện bôi dưỡng thêm về tiếng Việt cho các em ngoài giờ học đã quy định trên lớp với thời lượng 60 giờ | trong năm học đầu tiên của các em tại Học viện Giảng viên trực tiếp giảng dạy cho lưu học sinh Lào trong các giờ tiếng Việt này đều là các Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ thuộc Bộ môn Ngữ văn Kết quả khảo sát cho thấy, các giảng viên đều rất chú ý đến việc cung cấp cho các em những kiến thức ngôn ngữ liên quan trực tiếp đến chuyên ngành đào tạo Đây cũng là một thuận lợi cho quá trình học chuyên ngành của các
em (Ảnh §: Sinb viên Lào trên
z
lớp)
Lưu học sinh Lào được
hưởng một sô ưu tiên so với sinh viên Việt Nam Theo quy
định của Ban giám độc Học §
viện, khi ơn tập chuẩn bị thi học
phan, néu luu hoc sinh Lao con
có những thắc mắc cần giải đáp, có những phần chưa hiểu hoặc hiểu chưa sâu thì có thể làm đơn gửi khoa chủ quản và Ban Giám đốc đề nghị phụ đạo thêm Ban Giám đốc sẽ xem xét và quyết định cử giảng viên tổ chức giải đáp, nhấn
mạnh lại và làm rõ thêm những điểm mà lưu học sinh còn chưa thực sự nắm
vững Đây được xem là “đặc quyền” của lưu học sinh Lào Tuy nhiên, trên thực tế, đa số lưu học sinh Lào không khai thác hết ưu tiên này của mình Rất ít khi các em làm đơn để nghị được giải đáp Khảo sát ở Khoa Kinh tế chính trị - khoa có đông lưu học sinh Lào nhất — cho thấy, mặc dù Học viện có chỉ đạo về
việc tạo điêu kiện giúp các em ôn thi, lãnh đạo khoa cũng quán triệt quan điêm
Trang 26đó, thậm chí các giảng viên có gợi ý, hỏi trực tiếp các lưu học sinh cần hỗ trợ giải đáp, nhắn mạnh lại những nội dung nào Song về cơ bản không có lưu học sinh nào đề nghị giảng viên giúp đỡ, trong khi thực tế các em rất cần giúp đỡ
Tìm hiểu nguyên nhân của điều này, đa số các giảng viên được hỏi đều
nhận xét rằng, tính chủ động của lưu học sinh Lào chưa cao Các em vẫn có
mặc cảm tự ti, ngại ngần, không dám đề nghị thầy cô giúp đỡ, mặc dù các giảng
viên luôn quan tâm, tạo điều kiện _
— Bên cạnh ưu tiên nói trên, trong việc thi, xét công nhận tốt nghiệp của lưu học sinh Lào cũng có một số điểm khác so với sinh viên Việt Nam Với sinh viên Việt Nam, số sinh viên được xét làm khoá luận tốt nghiệp căn cứ vào
điểm trung bình chung của cả 4 năm học đại học, vào ý thức rèn luyện, tu
dưỡng, phân đấu trong suốt quá trình học và số sinh viên được làm khóa luận có tỷ lệ hợp lý so với sĩ số của lớp, của khoa Số sinh viên không được làm
khóa luận sẽ thi tốt nghiệp Riêng với lưu học sinh Lào, tất cả các em được ưu
tiên cho phép làm khóa luận (điểm này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần các hình thức kiểm tra, đánh giải
Ngoài những ưu tiên nói trên, nhìn chung lưu học sinh Lào được đối xử
bình đẳng như sinh viên Việt Nam Các em cũng tham gia các đợt kiến tập thực tế vào cuối năm thứ 3 và đi thực tập nghiệp vụ vào cuối năm thứ 4 đại học Đây là cơ hội để các em hiểu rõ hơn về thực tiễn Việt Nam, học hỏi những kinh
nghiệm từ thực tiễn để có thể vận dụng vào quá trình công tác sau này của mình
ở đất nước Lào
Khó khăn lớn nhất lưu học sinh Lào gặp phải trong quá trình học tập ở Việt Nam nói chung, ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng là hạn chế về năng lực ngôn ngữ, trong khi hiện nay chưa có từ điển chuyên ngành Lào - Việt, Việt — Lào Vì vậy cả giảng viên và lưu học sinh Lào đều gặp khó khăn khi cần giải thích cho các em hiểu các thuật ngữ, nhất là các thuật ngữ chuyên ngành mang tính lý luận, trừu tượng
Trang 27Về phương pháp giảng dạy, những năm trước đây, phương pháp giảng dạy chủ yếu là truyền thụ một chiều: giảng viên thuyết trình, giải thích, gợi mở vấn đề cho sinh viên suy nghĩ, nghiên cứu; sinh viên ghi chép những nội dung
được nghe giảng trên lớp để hiểu và nhớ, trả bài thi theo sách, giáo trình và bài
ghi trên lớp Về cơ bản việc trao đổi, thảo luận, giao lưu giữa thầy và trò ít được thực hiện
Trong những năm gần đây, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hết sức nỗ lực trong việc ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực Học viện đã tổ chức tập huấn phương pháp giảng dạy tích cực cho hầu hết giảng viên và việc áp dụng chúng trong thực tiễn đang ngày cảng trở nên phổ biến Phương pháp
giảng dạy mới đã thúc đây tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học Sự giao lưu, trao đổi giữa thầy và trò cũng được tăng cường, nhờ đó thầy hiểu trò hơn, hiểu những băn khoăn của trò để có biện pháp giúp đỡ; trò cũng bớt xa cách, ngại ngần khi tiếp xúc với thầy để bày tỏ những điều mình
còn chưa hiểu hoặc hiểu chưa sâu Theo đánh giá của đại đa số sinh viên, các
_ em thích những giờ học được thiết kế theo phương pháp giảng dạy tích cực Tất
nhiên, trong những giờ học như vậy, sinh viên buộc phải làm việc nhiều hơn,
tích cực hơn, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức tìm hiểu bài trước khi đến lớp
Lưu học sinh Lào được phân bỗ về các lớp, các chuyên ngành khác nhau và cũng được tiếp cận với phương pháp giảng dạy tích cực của thầy như các sinh viên Việt Nam Qua khảo sát, đa số lưu học sinh Lào đều mong muốn được sử dụng phương pháp mới này và luôn tỏ ra tích cực trong việc chuẩn bị
bài học Tuy nhiên, do hạn chế về ngôn ngữ và tính rụt rẻ vốn có, nhiều lưu học
sinh Lào còn chưa thực sự tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp
2.2.2 Công tác quản lý, quy chế, cách tổ chức kiểm tra, đánh giá
Như đã phân tích ở trên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa là trường đại học, vừa là trường Đảng thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Do vậy, nhà trường vừa chịu sự quản lý theo Quy chế đào tạo đại học
Trang 28của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa chịu sự quản lý trực tiếp theo quy chế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Cán bộ, giảng viên Học viện là những người được Đảng giao trọng trách trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ cán bộ công tác trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng có trình độ cử nhân trở lên Khi giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh Lào cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hai đảng, hai nhà nước đều gửi gắm niềm tin vào Học viện Đề đảm bảo |
chat lượng cho đội ngũ cán bộ tương lai được đào tạo từ Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, công tác quản lý cán bộ, giảng viên và quản lý sinh viên, lưu học sinh Lào được xác định là hai nội dung đặc biệt quan trọng của công tác quản lý
Trong những năm gần đây, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hết sức chú trọng đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Hàng năm, Học viện đều có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ như tổ chức các lớp nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy đại học, cập nhật thông tin mới, tổ chức các budi thông tin khoa học Giảng viên các khoa, cán bộ các phòng ban đều được hưởng chế độ đi nghiên cứu thực tế tại các địa phương, cơ sở mỗi năm một lần, kinh phí do nhà trường thanh toán Những cán bộ, giảng viên trẻ, có khả năng đều được bố trí tạo điều kiện cử đi học nâng cao trình độ với nhiều hình thức như học tập chính quy tập trung, chính quy không tập trung, học tập tại nước ngoài Các nhiệm vụ, quyền lợi của giảng viên đều được nêu rõ trong “Quy định về chế độ công tác của cán bộ giảng đạy” do Giám đốc ký ban hành ngày 17/12/1998 và được phổ biến, quán triệt đến tất cả các khoa, phòng, đến từng cán bộ, giảng viên Quy định này cũng nêu rõ chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh công tác, trong đó cán bộ giảng dạy phải
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu khoa học Hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ này, giảng viên mới được bình xét danh hiệu thi đua của từng học kỳ và của cả năm học
Dao tao lưu học sinh Lào cũng được coi là một trong những nhiệm vụ
thường xuyên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vì vậy, các cán bộ, giảng
Trang 29viên trực tiếp làm công tác quản lý, đào tạo lưu học sinh Lào cũng làm việc theo Quy định chung của Học viện Ở một số phòng chức năng có phân công, phân nhiệm rõ ràng trong việc tổ chức quản lý lưu học sinh Lào, chăng hạn, Phòng Tổng hợp, Phòng Quản lý Ký túc xá Còn ở các khoa, do số lượng giảng viên có hạn, khối lượng công việc lại nhiều nên không có sự phân công phụ trách hay chuyên trách giảng dạy cho các lớp có lưu học sinh Lào Song nhìn
chung khi bố trí giảng dạy cho các lớp có lưu học sinh Lào, Ban chủ nhiệm các
khoa đều chú ý bố trí các giảng viên nhiệt tình, tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhất là kinh nghiệm tiếp xúc với lưu học sinh Lào
Trong công tác quản lý lưu học sinh Lào luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa chủ quản, các khoa, tổ bộ môn, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Phòng Tổng hợp, Phòng Quản lý Ký túc xá, Đảng uỷ, Đoàn Thanh niên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, cán sự lớp Bên cạnh đó, Học viện cũng có sự phối hợp với Đại sứ quán Lào tại Hà Nội trong quan lý lưu học sinh
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lưu học sinh Lào sinh hoạt dưới
sự chỉ đạo của ban cán sự lưu học sinh, ban phụ trách các tơ chức đồn thể, chi bộ Lưu học sinh Lào thường xuyên được nghe báo cáo tình hình thời sự trong nước và quốc tế do đại sứ quán Lào chủ trì Hàng năm, đoàn lưu học sinh Lào đều tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong năm học vừa qua và đề ra phương hướng phần đâu trong năm tới
Nhìn chung, công tác quản lý lưu học sinh Lào tại Học viện cũng được
thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước như “Q„y chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo” được ban hành theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; “Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp cho các hệ đào tạo chính quy trong các trường đại học và cao đẳng”, được ban hành
theo Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 02 năm 1999 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đắng và trung học chuyên nghiệp hệ
Trang 30chinh quy” được ban hành theo Quyết định số 42/2002/QD-BGD&DT ngay 21
tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bên cạnh đó còn có một số quy chế, quy định do Giám đốc Học viện ký ban hành trên cơ sở điều kiện cụ thể của Học viện để tăng cường công tác quản lý, chẳng hạn, “Quy chế
về (ổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp hệ đào tạo đại học
chính quy” được ban hành theo quyết định số 866 DT/PVBC-TT ngày 08 tháng
4 năm 1999 của Giám đốc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Sự phối hợp
nhịp nhàng, nghiêm túc này đã giúp đảm bảo và duy trì được kỷ cương, nền nếp sinh hoạt và học tập của lưu học sinh Lào
Cho tới nay, hình thức thi phố biến để đánh giá kết quả học tập của các
môn học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn là hình thức thi viết (tự luận) Với một số môn học, nếu có điều kiện về thời gian, đủ giảng viên, đủ phương
tiện, số lượng sinh viên của lớp không quá đông thì có thể áp dụng các hình
thức thi khác như thi vấn đáp,
thi thực hành, viết tiểu luận (Anh 9: Thi hoc phan)
Với hình thức thi viết,
thông thường để tạo điều kiện
cho việc học và ôn tập của sinh viên, các câu hỏi ôn tập được
chuyển cho sinh viên ngay khi
bắt đầu môn học Sinh viên lấy
đó làm căn cứ để xác định trọng tâm của từng bài Trong sinh viên Việt Nam có nhiều em căn cứ vào những câu hỏi này để soạn đề cương ôn tập ngay sau khi
học xong bài có liên quan đến phần đó Bài thi viết thường kéo dài từ 120 phút
đến 180 phút phụ thuộc vào số đơn vị học trình của môn học với từ 1 đến 3 câu hỏi Đề thi được chọn ra từ ngân hàng để thi do khoa chuẩn bị trước Các câu hỏi thi vừa kiểm tra tính chuyên cần, vừa kiểm tra khả năng sáng tạo, vận dụng của sinh viên Thời gian gần đây, cùng với việc áp dụng phương pháp giảng
Trang 31dạy tích cực, cách thức ra đề thi càng được chú trọng đầu tư hơn Cùng với câu hỏi mang tính kiểm tra kiến thức cơ bản (theo hướng tái hiện lại tri thức), ngày
càng khuyết khích có những câu hỏi mở để kiểm tra khả năng liên hệ, vận dụng
thực tiễn Bài thi sau khi rọc phách, đánh số phách được chuyền cho các cán bộ
chấm thi VỀ cơ bản, các giảng viên đều nhận xét rằng khi bài thi đã rọc phách
thì lúc chấm thi không phân biệt được đâu là bài thi của sinh viên Việt Nam, đâu là bài thi của lưu học sinh Lào, do vậy điểm chấm là hoàn toàn khách quan,
công bằng, không có sự châm chước, thiên vị lưu học sinh ngoại quốc Với
hình thức thi vấn đáp, sinh viên trả thi trực tiếp trước giảng viên Khi hỏi sinh
viên Lào, các giảng viên thường có xu hướng đặt câu hỏi kiểm tra thiên về thực tiến nước Lào để các em vận dụng trả lời Trong trường hợp lưu học sinh trả lời không tốt, các thầy cô có xu hướng hỏi thêm các câu hỏi phụ để đánh giá Vì
vậy, nhìn chung điểm thi vấn đáp của lưu học sinh Lào cao hơn so với điểm thi
viết Đây cũng là một trong những
lý do khiến lưu học sinh Lào thích - hình thức thi vấn đáp hơn (Ảnh +
10: Hoi thi vấn đáp)
Đối với các môn học mang tính chuyên ngành trong các học kỳ cuối, có những môn sinh viên được yêu câu việt tiêu luận Do có
nhiều thời gian để chuẩn bị hơn
nên lưu học sinh Lào cũng thường đạt điểm cao hơn ở các bài tiểu luận so với
thi viết | |
Khi kết thúc khóa học, số sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp được căn cứ vào điểm trung bình chung của cả quá trình học tập và với tỷ lệ hợp lý so với sĩ số của lớp Số sinh viên không đủ tiêu chuẩn sẽ thi tốt nghiệp Tuy
nhiên, riêng đối với lưu học sinh Lào được ưu tiên tất cả làm khóa luận tốt
nghiệp nêu các em có đê nghị Theo nhận xét của các giảng viên đã trực tiếp
Trang 32hướng dẫn lưu học sinh Lào làm khóa luận tốt nghiệp, khi hướng dẫn các em đòi hỏi phải dau tu nhiều thời gian, công sức hơn, thậm chí phải yêu cầu các em sửa đi sửa lại nhiều lần Nhìn chung chất lượng khóa luận của lưu học sinh Lào không cao bằng của sinh viên Việt Nam Kết quả đánh giá khóa luận của sinh viên Lào thường dao động từ 7 đến 8 điểm Mặc dù vậy, việc tạo điều kiện để
tất cả lưu học sinh Lào được viết khoá luận cuối khóa vẫn được khá đông giảng
viên đồng tình ủng hộ Các giảng viên cho rằng, quá trình học tập ở bậc đại học không chỉ cung cấp cho các em kiến thức mà còn rèn luyện cho các em khả năng tư duy khoa học, cách làm việc, nghiên cứu độc lập Cách làm việc có hướng dẫn của giảng viên khi viết tiểu luận, khóa luận chính là một bước rèn luyện cho các em khả năng ấy Mặt khác, là những sinh viên đến từ đất nước có trình độ phát triển kinh tế kém hơn Việt Nam, các em càng cần được rèn luyện khả năng làm việc độc lập, khả năng
Biéu đồ 2 Tỷ lệ trình độ của
sáng tạo, khả năng vận dụng, liên hệ giảng viên thực tiễn để phục vụ công việc nghề
nghiệp sau này ở đất nước Lào
2.2.3 Đội ngũ giảng viên Học viện
Đội ngũ giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện có
khoảng 250 người, trong đó có 1 Giáo
sư, 7 Phó giáo sư, 65 Tiến sỹ, 114 Thạc sỹ Số cán bộ có học vị từ Thạc sĩ trở
lên chiếm hơn 70% tổng số giảng viên nhà trường)” (Xem Biểu đỗ 2)
Những giảng viên này đang đảm nhiệm một khối lượng công việc khá lớn Trong năm học 2004-2005 nhà trường có 67 lớp chính quy tập trung, trong đó có 61 lớp đại học, 6 lớp cao học và nghiên cứu sinh với 2378 sinh viên, học viên Số sinh viên đại học là 2313, số học viên sau đại học là 65 Bên cạnh đó
Trang 33
trong năm học 2004-2005 nhà trường còn đào tạo 62 lớp đại học tại chức với 5057 sinh viên Chỉ tính riêng trong học kỳ I năm học 2005-2006, tòan trường đã thực hiện được 42.460 giờ trong đó có 27.048 giờ chính quy, 15.412 giờ tại chức Bình quân mỗi giảng viên thực hiện 205 giờ gồm 130 giờ chính quy và
75 giờ tại chức Ÿ,
Một trong những nguyên Biểu đồ 2 Cơ cấu độ tuổi của giảng _ nhân dân đên hiện tượng này là viên do tình trạng hãng hụt về độ tuổi | ae ~~ a a £ 56-60 -<25 25-20 trong đội ngũ giảng viên: đa sô 11% 2% 9% 54 7% các giảng viên chủ chốt ở các 2À 35-39 À HA QUUẬn ok LE 6% khoa đêu có độ tuôi cao Nhiêu 90-55 31% ệ ` khoa trong một thời gian dài 14% 45-49 không được bổ sung thêm cán bộ 20% trẻ Chỉ những năm gần đây, các
khoa này mới được bổ sung thêm
cán bộ Do đặc thù của các ngành đảo tạo lý luận mà số cán bộ này sau thời gian tập sự vẫn cần có thêm thời gian để tiếp tục học hỏi, kế thừa kinh nghiệm
giảng dạy của những người đi trước, đồng thời tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn,
bản lĩnh chính trị để có thể đứng vững trên bục giảng, nhất là ở một trường đặc thù như Học viện Báo chí và Tuyên truyền Một số cán bộ khác được tuyển dụng và được cử đi học nâng cao hoặc học thêm chuyên ngành, do đó quá trình
nghiên cứu, tiếp cận, tham gia giảng dạy cũng chậm hơn Khối lượng công việc giảng dạy khổng lồ vẫn chủ yếu đồn lên vai những giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy (Xem Biểu đồ 3)!ý,
'* Theo Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2005-2006 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội nghị cán bộ viên chức ngày 12/11/2005
'Š Theo Báo cáo so két thi dua học kỳ I nam hoc 2005-2006 của Giám đốc — Chủ tịch hội đồng thi đua Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 20/01/2006 -
16 Pham Minh Sơn, Nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Phán viện báo chí và
Tuyên truyền Bài tham luận trong Đề tài nghiên cứu khoa học do ThS.Lê Hoài An chủ nhiệm Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2004
Trang 34Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, các giảng viên còn là là lực lượng chủ yếu tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng nhất của một người giảng viên Các giảng viên Học viện đều hiểu sâu sắc rằng, nghiên cứu khoa học chính là yêu cầu sống còn đối với giảng viên đại học để duy trì sức hấp dẫn, tính khoa học cho bài giảng, đồng thời nêu tắm gương cho sinh viên về tỉnh thần học tập, tự nghiên cứu, không cho phép mình tụt hậu trước sự phát triển như vũ bão của
nên kinh tế tri thức Chỉ tính riêng trong năm 2005, các giảng viên Học viện đã
triển khai nghiên cứu 157 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 13 đề tài cấp
bộ, 31 đề tài cấp cơ sở sử dụng kinh phí do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh cấp, 100 đề tài cấp cơ sở của Học viện, hướng dẫn 13 đề tài sinh viên Cũng trong năm 2005, Học viện và các khoa đã tổ chức 3 hội thảo khoa học cấp Học viện, 19 hội thảo khoa học cấp khoa, 10 buổi thông tin khoa học” Do vậy, nếu tính cả giờ đứng bục, giờ quy đổi chấm học trình, học phần, hướng dẫn
sinh viên viết tiểu luận, khoá luận, hướng dẫn tập giảng, nghiên cứu thực tế, thực tập, nghiên cứu khoa học hàng năm thì khối lượng công việc thực tế của
giảng viên Học viện là rất lớn
Mặc dù lượng công việc lớn như vậy nhưng nhìn chung khi lên lớp, nhất
là ở các lớp có lưu học sinh Lào, đa số các giảng viên vẫn hết sức nhiệt tỉnh,
tâm huyết Với bất cứ lớp sinh viên nào, các giảng viên luôn có ý thức tìm hiểu
đối tượng người học trước khi lên lớp để có thể lựa chọn nội dung, phương
pháp truyền đạt thích hợp, giúp sinh viên có thể nhanh chóng nắm bắt vấn đề, hiểu sâu, nhớ lâu bài học Với các lớp có lưu học sinh Lào, nhìn chung các giáo viên đều năm được tâm ly rut ré, e ngại và hạn chế về năng lực ngôn ngữ cũng như sự thiếu đồng đều về mặt bằng tri thức chung giữa lưu học sinh Lào và sinh viên Việt Nam Trong quá trình lên lớp các giảng viên đều chú ý nói chậm, dùng từ đơn giản, giải thích cặn kẽ, cô găng giúp các em hiểu bài và ghi được
'” Theo Báo cáo tổng kết họat động khoa học năm 2005 và phương hướng họai động khoa học năm 2006 của Giám đốc — Chủ tịch hội đồng khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 14/01/2006
Trang 35bài, khi cần thì sẵn sàng giảng lại những phần các em chưa hiểu Nói chung, các
giảng viên luôn tạo được không khí thân mật, gần gũi giữa giảng viên và lưu học sinh Lào Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô đều chú ý áp dụng phương pháp giảng dạy mới, tăng cường sự trao đổi, giao lưu giữa thầy và trò, tăng cường thảo luận trong sinh viên Trong các hoạt động này, các giảng viên luôn chú ý đến đối tượng lưu học sinh Lào và cố gắng đưa các em vào tham gia các hoạt động chung của lớp, không có sự phân biệt sinh viên Việt hay Lào Bản thân lưu học sinh Lào cũng nhận xét răng họ thích cách học tập mang tính trao
đổi, thảo luận hơn |
Trong việc giảng dạy cho lưu học sinh Lào, các giảng viên thường gặp
phải một khó khăn là gần như không có ai có kinh nghiệm thực tiễn về Lào Tất
cả những kiến thức, những hiểu biết về đất nước, văn hóa, con người, về phong
tục tập quán, về tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào đều là những kiến thức thu được qua nghiên cứu sách vở, báo chí, tức là được phản ánh qua cảm nhận chủ quan của người khác, hoặc qua trao đối với chính lưu học sinh Lào trong quá trình học tập, thảo luận trên lớp hay chuyện trò, tâm sự sau giờ giảng Vì vậy, giờ giảng thường thiếu đi những
liên hệ thực tế gắn với thực tiễn nước Lào, giảng viên rất khó khăn khi đưa
những ví dụ, những bài tập gan với thực tiễn Lào Trong khi đó, những vấn đề trong các môn chuyên ngành rất cần được lưu học sinh Lào có những liên hệ về chính đất nước họ Đây là điều mà giảng viên chưa đáp ứng được tốt, là nguyên nhân khiến bài giảng chưa thực sự phù hợp và hữu ích đối với lưu học sinh Lào và cũng là điều trăn trở suy nghĩ của nhiều giảng viên Học viện
2.2.4 Lưu học sinh Lào và động lực của lưu học sinh Lào
Do đặc thù về chuyên ngành đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền là đào tạo cán bộ công tác trong các cơ quan tư tưởng, văn hóa, hoạt động tuyên truyền lý luận chính trị, vì vậy mà lưu học sinh Lào được cử sang học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có những đặc điểm riêng khác với lưu học sinh Lào theo học các trường đại học khác tại Việt Nam Thực tế
Trang 36nay xuat phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị về chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về khoa học lãnh đạo, quản lý, góp phần xây dựng đội ngũ những người lãnh đạo chính trị có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn mới Đào tạo cắn bộ lãnh đạo, quản ly va cán bộ ý luận chính trị cho một số đảng bạn, nước bạn”)Š,
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, hàng năm số lưu học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tuyển chọn và cử sang đào tạo
bằng ngân sách nhà nước tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được lấy từ hai nguồn đối tượng chủ yếu: cán bộ và học sinh tốt nghiệp phổ thông
Đối tượng thứ nhất, người được chọn cử sang đào tạo tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền phần lớn là cán bộ đã qua công tác, thuộc diện cán bộ nguồn Khảo sát số lưu học sinh Lào đang theo học tại học viện Báo chí và Tuyên truyền tại thời điểm tháng 9/2005, có 73% số lưu học sinh là cán bộ,
trong đó số có thâm niên công tác trên 3 năm chiếm 61% tổng số lưu học sinh Số cán bộ nay hau hét công tác tại các trường chính trị, trường tập huấn, các cơ quan Đảng, cơ quan tuyên truyền của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Do đã qua thực tế công tác, tuổi đời của họ thường cao hơn so với sinh viên
Việt Nam và lưu học sinh Lào chưa qua công tác Có tới trên 50% lưu học sinh
có độ tuổi từ 30 trở lên, do vậy việc tiếp thu do đó có phần chậm hơn Mặt
khác, do có quá trình học tập không liên tục, bị gián đoạn bởi một thời gian
công tác nên họ rất khó thiết lập lại thói quen học tập và vì vậy, cũng gặp khó khăn lớn trong việc tìm ra một cách học tập có hiệu quả Song họ lại có điều
kiện thuận lợi hơn so với các đối tượng khác là đã tích luỹ được kinh nghiệm
qua thực tiễn công tác, vì vậy khi được trang bị tri thức lý luận một cách có hệ
'* Quyết định số 149-QĐ/TW ngày 02/8/2005 về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 37thông thì họ dễ dàng liên hệ, vận dụng thực tiễn để làm chủ tri thức (Xem Biểu đồ 4)
_Những cán bộ này được cỬ — ign aa; Tỷ lệ sinh viên Lào đã đi làm
+ ay x Am x lệc và chưa đi làm vié
đi đào tạo căn cứ vào nhu cầu TISC VÀ chưa đi âm việc
Chưa ởi
thực tê của cơ quan đang công tác làm, 27%
(cả về số lượng lưu học sinh cử
sang học, cả về chuyên ngành đào
Đi làm
—= dưới ] tạo ) Sau khi tốt nghiệp ở Học bị lạm
PA + roy ^ À trên 3 pram, Ave
viện Báo chí và Tuyên truyễn, họ năm, 61% i amt lại quay về cơ quan cũ tiếp tục 11% làm việc, do vậy không phải lo
lắng đi xin VIỆC sau khi tốt nghiệp Bản thân họ luôn xác định được rằng, sau khi được đào tạo ở Việt Nam trở về nước, họ sẽ là những cán bộ được trọng dụng, đóng góp tích cực cho sự phát triển lớn mạnh của cơ quan đang công tác và cho sự nghiệp xây dựng đất nước Lào Vì vậy, đa số đối tượng này yên tâm, nỗ lực học tập, chịu khó Tuy nhiên, cũng không loại trừ một vài trường hợp cá
biệt, lưu học sinh không thực sự chú tâm đến việc học hành Điều này xuất phát
từ ý nghĩ cho rằng, dù kết quả học tập như thế nào thì sau 4 năm học, ít nhất họ cũng sẽ quay về công tác tại cơ quan cũ và vẫn có một công việc ổn định đang chờ, không cần phải lo tìm một chỗ làm Từ đây nảy sinh tư tưởng trung bình chủ nghĩa, không phần đấu, không nhiệt tình tham gia bất cứ phong trào thi đua nào, cũng không vi phạm quy chế trên tất cả các mặt Trên thực tế số sinh viên này chỉ là thiểu sé
Đối tượng thứ hãi là những học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông tại Lào Số lưu học sinh này trẻ, có quá trình học tập liên tục, đa số là con em cán bộ, nhất là các cán bộ cốt cán của Trung ương và địa phương Đối tượng này được xác định đào tạo nhằm tạo nguồn cán bộ cốt cán trong tương lai Khác với số cán bộ
được cử đi học, những lưu học sinh nảy sau khi được đào tạo tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyên sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào bàn 8lao cho Ban Tô
Trang 38chirc Trung uong Lào phân công công tác So với đối tượng thứ nhất, đối tượng lưu học sinh Lào là học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông tại Lào có ưu thế hơn hắn ở quá trình học tập liên tục từ trung học phổ thông lên đại học, đa số họ vẫn còn năm chắc và có hệ thống kiến thức phổ thông, do đó thuận lợi hơn trong việc tiếp thu và lĩnh hội những vẫn đề liên quan của khoa học Tuy nhiên, họ lại
thiếu tri thức về cuộc sống thực tiễn, ít tiếp cận các quan điểm, đường lỗi, chính
sách của Đảng và Nhà nước Lào Tuổi trẻ tạo cho những lưu học sinh Lào này có ưu thế về sự nhanh nhạy trong tiếp thu thông tin, nhưng đó mới chỉ là việc
tiếp thu một cách máy móc, còn việc xử lý, phân tích thông tin đó và gan VỚI thực tiễn cuộc sống vẫn còn những bat cap nhất định
Trước khi sang học tập tại Việt Nam, về cơ bản lưu học sinh Lào chưa
được học tiếng Việt Mặc dù vậy, theo khảo sát, có 38% số lưu học sinh được hỏi cho biết trong gia đình họ đã có người thân từng học tập, công tác tại Việt Nam Điều này cho thấy trước khi sang Việt Nam, các em cũng đã có điều kiện tiếp cận với tiếng Việt Song về cơ bản, các em nếu có biết tiếng Việt cũng chỉ ở mức giao tiếp tối thiểu, không có khả năng đọc tài liệu, ghi chép được bằng
tiếng Việt Khi sang Việt Nam, lưu học sinh Lào dạy tiếng Việt ở Trường Bổ
túc văn hóa Hữu nghị T78 (Phúc Thọ, Hà Tây) Trường T78 bố trí để các em
học tiếng Việt cơ bản trong 6 — 7 tháng, sau đó sẽ chuyển các em sang học dự
bị đại học, tức là dạy bổ sung các kiến thức văn hóa cơ bản để các em đạt trình độ tương đương sinh viên Việt Nam Chương trình học dự bị cũng được giảng dạy bằng tiếng Việt Các giảng viên của trường T78 nhiều người biết tiếng Lào, nhưng việc giảng dạy trên lớp được quy định là hoàn toàn bằng tiếng Việt để tạo môi trường ngôn ngữ tốt nhất cho các em Sau một năm này, nếu điểm trung bình chung các tháng học tại trường Hữu nghị đạt từ 5,0 trở lên, điểm thi tốt nghiệp của 2 môn thi (đọc viết và nghe nói) đạt 5,0 điểm trở lên thì các em đủ điều kiện tốt nghiệp và được chuyển về các trường đại học Nếu điểm trung bình chung các tháng học không đạt 5,0 hoặc nếu 1 trong 2 môn thi tốt nghiệp không đạt 5 điểm thì các em phải ở lại trường học tiếp năm dự bị thứ 2 Lưu
Trang 39học sinh sẽ học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng phải trải qua quá trình như vậy Bên cạnh đó, sau khi được tiếp nhận về học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các em được tiếp tục học thêm 60 tiết Tiếng Việt nâng cao phục vụ cho việc học chuyên
ngành (Ảnh: Trường Bổ tic
văn hoá Hữu nghị T78 Bộ giáo đục)
Tuy nhiên, ngay cả những j
lưu học sinh đã đủ điều kiện tốt
nghiệp từ trường Bồ túc văn hoá
Hữu nghị T78 cũng chưa tự tin |
vào khả năng tiếng Việt của bản
thân Qua khảo sát, chỉ có 16% số lưu học sinh tự đánh giá mình có trình độ tiếng Việt tương đối tốt, còn 71% tự nhận mình thuộc loại trung bình và có tới
11% cho rằng mình có trình độ tiếng Việt kém Trong 100% lưu học sinh được
điều tra, có 31% cho rằng mình có kỹ năng nghe hiểu tốt nhất, 17% lại cho biết kỹ năng nói mới là sở trường, nhưng số đông (57%) tự nhận mình chỉ khá trong:
kỹ năng đọc Việc có thể cùng lúc thành thạo hai, ba hoặc bốn kỹ năng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) của lưu học sinh Lào là rất hạn chế Đa số các em chỉ
có thể đọc hiểu và nghe hiểu Điều này ảnh hưởng khá lớn đến quá trình học tập của các em trên lớp Trong quá trình học tập, nhiều em không nghe kịp và hiểu được những gì giảng viên giảng trên lớp, do đó không có khả năng tự ghi bài Phần lớn các em mượn vở ghi chép của các bạn sinh viên người Việt để về nhà chép lại, hoặc photo lại làm cơ sở học tập và kể cả ôn tập, thi cử sau này Điều
này dẫn đến ¿bực tế phổ biến là lưu học sinh Lào không hiểu được bài, khi chép
lại bài của bạn có những chỗ không hiểu thì cũng không có cơ hội hỏi trực tiếp
giảng viên, thậm chí không có cơ hội hỏi chính bạn đã cho mượn vở về chỗ mình chưa hiểu Do tâm lý ngại ngần, rụt rè mà đến buổi học sau lưu học sinh
cũng ít khi dám nhặắc lại vân đề của bài hôm trước để yêu cầu giảng viên giải
Trang 40đáp lại Thực tế cho thấy lưu học sinh Lào không có tâm lý “giẫu đốt” mà chỉ
rụt rè, không dám làm mất thời gian của thầy và các bạn, sợ ảnh hưởng đến viéc
học chung của cả lớp, vì vậy mà rất ít khi các em hỏi lại giảng viên về bài cũ Mà khi chưa hiểu được những bài đầu của chương trình môn học thì các bài tiếp sau lại càng là khó khăn lớn đối với các em, bởi kiến thức từng môn học là một chỉnh thể có mối quan hệ biện chứng và càng về sau càng phức tạp Một thực tế khác có thé xảy ra là một số ít sinh viên Việt nam do không tập trung
chú ý đã ghi sai nội dung bài giảng của thay, đến khi lưu học sinh Lào mượn
vở, họ cũng chép lại theo những gì bạn đã viết sai, rồi học theo cái sai đó, trả bai thi cũng theo cái sai đó mà không biết Hoặc sinh viên Việt Nam viết tắt nhưng lưu học sinh Lào không thể luận ra bạn viết gì để chép cho chính xác
Rất nhiều trường hợp giảng viên phản ánh khi chấm bài thi viết hoặc hỏi thi vấn
đáp, lưu học sinh Lào có những câu trả lời vô nghĩa, dùng những từ mà chính các em cũng không hiểu
Cùng với những hạn chế về khả năng ngôn ngữ, lưu học sinh Lào còn khác biệt khá lớn so với sinh viên Việt Nam ở mặt bang kién thức chung trước
khi vào trường đại học Chương trình học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào quy định chỉ kéo dài trong 11 năm Như vậy về mặt cơ học có thể nhận định mặt bằng kiến thức của lưu học sinh thấp hơn của sinh viên Việt Nam Kết
quả nghiên cứu ở trường Hữu nghị T78 cho thấy, đánh giá chung của giảng
viên trường Hữu nghị T78 về mặt bằng kiến thức của lưu học sinh Lào thì về ly
thuyết thì chỉ thấp hơn Việt Nam ] năm, nhưng thực tế thì phải thấp hơn đến 3
năm Cũng theo nhận xét của cán bộ, giáo viên ở đây, trong một số môn học
phổ thông, sách giáo khoa của Lào viết cũng đầy đủ, thậm chí viết khá sâu, nhưng khi đi vào triển khai giảng dạy thì giáo viên bên Lào lại dạy không day đủ, có những phần không dạy, vì vậy về cơ bản các em không bắt kịp chương
trình học của Việt Nam Do vậy, trong thời gian học dự bị tại trường Hữu nghị,
các thầy cô giáo dạy văn hóa cũng đã cố gắng bù đắp những thiếu hụt này để tạo điều kiện cho các em khi cùng học với sinh viên Việt Nam