HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA TUYEN TRUYEN
HE THONG QUAN DIEM DOI MOI
CUA DANG CONG SAN VIET NAM (Giáo trình dùng cho chương trình đào tạo sau dai hoc)
Trang 2Tập thể tác giả
PGS, TS Hoang Quốc Bảo (chủ nhiệm đề tài) GS, TS Duong Xuan Ngoc
PGS, TS Nguyén Thi Huong
TS Luong Ngoc Vinh
Trang 3MUC LUC
Chương 1: ĐỎI MỚI - SỰ LỰA CHỌN LỊCH SỬ -. - 1 1.1 Đổi mới và phát triển - vấn đề có tính quy luat cla su phat trién x4 hdi 1
1.2 Tính tất yếu của đổi mới ở Việt Nam . - TH HH ng 2
1.3 Sự phát triển đường lối đối mới qua các kỳ đại hội tiếp theo của
Dang Cộng sản Việt Na1m Ăn ng nh ren 13
Chuong 2: DOI MOI TREN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - 22
2.1 Quan niệm về chính trị và vai trò của chính trị đối với kinh tế 22 2.2 Từ chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị . - 28
2.3 Hệ thống chính trị Việt Nam 22222tt 2tr 32 Chương 3: ĐÓI MỚI TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ 5 +: 56
3.1 Các giai đoạn đôi mới kinh tế ở Việt Nam - 2-55 s=scs+ 56
3.2 Những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế Việt Nam sau gần 30
năm thực hiện sự nghiệp đối mới - 2 222 ©52+2e+xe©xxzxerxe 61
3.3 Phương hướng đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay - 66
Chương 4: QUAN ĐIỂM CỦA DANG CONG SAN VIET NAM VE
DOI MOI, PHAT TRIEN VAN HÓA 2-2222222222222222 e 76 4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn quan điểm của Đảng về đổi mới, phát
070 8 ắ 76
4.2 Nội dung quan điểm về đổi mới, phát triển văn hóa của Đảng 80 4.3 Đối mới nội dung, nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng
trên lĩnh vực văn hóa, văn nghỆ - - - 55 << Ăn ng, 90
Chương 5: ĐÔI MỚI CHIẾN LƯỢC AN NINH, QUOC PHONG VÀ ĐÓI MỚI HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ ĐÓI NGOẠI 100
5.1 Đổi mới chiến lược an ninh, quốc phòng HHnrererees ¬ 100 5.2 Đôi mới hoạt động quan hệ đối ngoại trong thời kỳ hội nhập và
Trang 4Chương Í
ĐÓI MỚI - SỰ LỰA CHỌN LỊCH SỬ
1.1 DOI MOI VA PHAT TRIEN- VAN DE CO TINH QUY LUAT CUA SU PHAT TRIEN XA HOI
1.1.1 Một số khái niệm
- Đối mới Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên": Đổi mới có nghĩa là thay đôi cho khác hắn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
- Cải cách có nghĩa là sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho
thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan
- Cải tô có nghĩa là tổ chức lại cho khác hắn trước; Thay đối căn bản và
toàn diện về tổ chức, thê chế, cơ chế v.v trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm khắc phục hậu quả sai lầm trong quá khứ, đưa xã hội tiến lên
Nhìn chung, theo định nghĩa nêu trên, ba khái niệm này đều phản ánh sự thay đổi theo chiều hướng đi lên của một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình
nào đó Tùy theo tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thê
riêng biệt của từng nước mà quá trình thay đổi này được gọi tên khác nhau
cho phù hợp Ở Liên Xô cũ quá trình thay đổi này được gọi là quá trình cđi để
Ở Trung Quốc, quá trình này được gọi là quá trình cởi cách Còn ở nước ta thi quá trình thay đổi này được gọi là đổi mới
Cũng cần phải nói thêm cho rõ, mục đích của những quá trình nói trên đều là tạo ra những thay đổi tiến bộ đi lên, nhưng có đạt được mục đích đó hay không còn tùy vào điều kiện khách quan, môi trường thực hiện những quá
trình thay đổi đó và tùy theo chủ thể thực hiện quá trình thay đổi đó có tìm
được những biện pháp thích hợp tối ưu để thực hiện quá trình đó hay không
Trang 5
1.1.2 Tính cách mạng của đổi mới
Theo Từ điển Wikipedia, Cách mạng là khái niệm dùng để chỉ quá trình xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một quá trình thay đổi sâu sốc, thay đổi về chất của một sự vật, một hiện tượng nào đó Quá trình cách mạng có thê dẫn đến sự thay đổi trong các thê chế chính trị - xã hội hoặc sự thay đổi lớn trong một nền kinh tế, văn hóa hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó trong thế giới hiện thực khách quan
Do có những điểm chung như đã nêu trên (sự thay đổi khác hắn về chất
theo hướng tiến bộ, đi lên), có thể nói cả ba quá trình (về thực chất chỉ khác
nhau về tên gọi mà thôi): cải cách, cải tổ, đổi mới đều có tính cách mạng Đối với đời sống của từng cá nhân con người, cũng như đời sống của một quốc gia dân tộc và rộng hơn nữa, đối với đời song của toàn bộ xã hội
loài người, đổi mới là một nhu cầu tất yếu khách quan để chủ thể thích nghị,
tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường khách thê luôn luôn biến đối Có thể nói, nếu không có quả trình đổi mới thì bất cứ một sự vật nào cũng không thê thích nghi, tồn tại và phát triển được
1.2 TÍNH TÁT YÊU CỦA ĐỎI MỚI Ở VIỆT NAM
1.2.1 Những nhần tâm tác động và đòi hỏi phải thực hiện sự nghiệp đối mới ở Việt Nam
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 15 đến
18-12-1986 tại Hà Nội Đại hội này đã hoạch định đường lối đổi mới toàn
diện, sâu sắc và triệt đẻ
Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
Trang 6định nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu trong những năm còn lại của chặng
đường đầu tiên của thời kỳ quá độ”
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về
những quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và những năm đầu khi nước nhà thống
nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đã đề ra đường lỗi đổi mới Đại hội xác định: đối mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trọng tâm
trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề
thực hiện thắng lợi công cuộc đôi mới
Tiến hành công cuộc đổi mới ở nước ta theo đường lối đổi mới do Đại
hội VI đề ra là một tất yếu khách quan vì những lý do sau đây: 1.2.1.1 Về hoàn cảnh quốc tẾ
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau một thời gian dài phát triển, bước vào cuối những năm 70 thế kỷ trước đang đứng trước nguy cơ trì trệ, khủng hoảng cả về kinh tế lẫn chính trị, muốn tồn tại không có cách nào khác
là phải đổi mới, khắc phục mọi trì trệ, lạc hậu, bảo thủ để phát triển đi lên
Từ khi chủ nghĩa xã hội thành công ở một nước sau Cách mạng tháng Mười vi đại, rồi phe xã hội chủ nghĩa hình thành, chủ nghĩa tư bản thế giới
cũng như các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội luôn tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn để tấn công, chống phá hòng ngăn chặn sự phát triển, xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống chủ nghĩa xã hội thé gidi Cach tu bao vé minh tốt nhất là luôn luôn đổi mới, phát triển mạnh mẽ để tồn tại
Trang 7tổn tại và phát triển mạnh mẽ (tất nhiên là cùng với những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó không thể khắc phục được) Muốn hòa nhập và phát triển cùng với nhân loại, phe xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta, cũng phải tự đôi mới, tận dụng mọi thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của nền kinh tế tri thức để tồn tại và phát triển
1.2.1.2 Về hoàn cảnh trong nước
Sau ngày 30/4/1975 đất nước ta thống nhất hoàn toàn Cùng với thắng lợi vô cùng to lớn của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc, giữ vị trí chủ đạo trong tư duy của toàn Đảng toàn dân ta là niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của ý chí, tỉnh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Dưới tác động của tư duy chủ đạo nay một loạt chủ trương tiễn hành xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mang nặng tính chủ quan duy ý chí đã được đề ra Những chủ trương này đã tạo ra những bất cập trong xã hội trong mọi lĩnh vực, chính trị cũng như kinh tế, văn
hóa, xã hội
Cho đến trước năm 1986, nền kinh tế - xã hội của nước ta đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng cách tốt
nhất là phải đôi mới Đổi mới đã trở thành một tất yếu, một mệnh lệnh tối cao
của cuộc sống, xuất phát từ đòi hỏi của toàn Đảng, toàn dân dé tim ra con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thê của đất nước
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển đường lối đỗi mới của
đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
1.2.2.1 Giai đoạn tìm tòi thứ nghiệm đổi mới kinh tẾ (1979 - 1986)
- Thành tựu và hạn chế của giai đoạn tìm tòi thử nghiệm sự nghiệp đổi mới kinh tế
Trang 8thức lại về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từng bước tiến hành việc tìm tòi, thử nghiệm công cuộc đôi mới
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (9-1979) đã đưa ra các chủ trương: khuyến khích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; khẳng định sự cần thiết phải duy trì năm thành phần kinh tế ở miền Nam (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể, tư bản tư nhân) trong một thời gian nhất định; thừa nhận việc mua bán nông sản theo giá thỏa thuận sau khi nơng dân đã hồn thành nghĩa vụ đối với nhà nước; kết hợp “kế hoạch” với “thị trường” để khuyến khích cho “sản xuất bung ra đúng hướng”, khẳng định sự cần thiết tồn tại của thị trường tự do; kết hợp đúng đắn ba lợi ích: nhà nước, tập thể và người lao động Tuy những chủ trương này về thực chất chưa phải là sự đổi mới tư duy về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một cách có hệ thống mà chỉ là những
giải pháp tình thế giải quyết những khó khăn kinh tế - xã hội trước mắt, nhưng
trong đó đã có những tìm tòi, gợi mở những nhận thức mới về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3 năm 1982) đã có ba chuyển biến mới trong trong các quan điểm về kinh tế:
Thứ nhất, thừa nhận cách mạng xã hội chủ nghĩa phải trải qua nhiều bước đi quá độ, phải trải qua nhiều “chặng đường”, trong đó “chặng đường trước mắt” đã chú ý đến việc cải thiện đời sống văn hóa và vật chất của nhân dân
Thứ hai, điều chỉnh lại nhận thức về mối quan hệ giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ và nông nghiệp Từ chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” chuyển sang chủ trương “ cần tập trung sức phát triền mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, “phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng là tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành công
nghiệp nặng”
Trang 9(quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam còn năm thành phân kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư nhân)”
Tuy nhiên, do chưa có sự đổi mới triệt để trong tư duy, chưa xóa bỏ được cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên nền kinh tế - xã hội vẫn lâm vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng Yêu cầu đổi mới một cách toàn điện và
triệt để, chứ không chỉ đổi mới ở một bộ phận riêng rẽ nào đó, ngày càng trở
nên cấp bách
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đã thực hiện một bước ngoặt trong đổi mới tư duy lý luận về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với chủ trương phát động công cuộc đổi mới toàn diện, từ quan điểm cái tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chuyên chính vô sản, đổi mới chính
sách xã hội Tuy nhiên các quyết định đổi mới kinh tế sau Đại hội VI vẫn còn
biểu hiện lúng túng, chưa giải quyết được những mâu thuẫn trong quá trình thủ tiêu cơ chế quản lý cũ, xác lập cơ chế quản lý kinh tế mới Phải đến Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3 năm 1989) mới đánh dấu sự chín muồi trong tư duy lý luận đổi mới, được thể hiện tập trung ở năm nguyên tắc định
hướng cho toàn bộ sự nghiệp đổi mới với tỉnh thần cơ bản là kiên định mục
tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa đi đôi với các giải pháp dứt khoát đoạn tuyệt với cơ chế quan liêu bao cấp, quyết tâm đưa công cuộc đổi mới tiến lên; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin gắn liền với phát triển sáng tạo lý luận; kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng đi đôi với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; mở rộng dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Nhận xét, đánh giá về giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm đổi mới kinh tế
Trang 10Vẫn đề là ở chỗ, phải tìm cho ra con đường, biện pháp đổi mới đúng đắn để một mặt, vẫn kiên định mục tiêu lý tưởng: xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa, đôi mới chứ không đôi mầu; một mặt phải thực sự thoát ra khỏi tư duy xơ cứng, trì trệ, bảo thủ, dập khuôn máy móc đã tồn tại quá lâu trong Đảng
Một trong những động lực mạnh mẽ của công cuộc đổi mới đó là mỗi quan hệ biện chứng giữa lòng dân và ý Đảng Đảng đã kịp thời nắm bắt được nguyện vọng đổi mới của nhân dân được biểu hiện ra trong những sự việc “xé rào”, “khoán chui”, từ đó đưa ra được những chủ trương đường lối đúng đắn, đáp ứng được những nguyện vọng của nhân dân Khi tiếp nhận những chủ trương chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng, lòng dân phấn khởi thực hiện,
biến những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn đó thành hiện thực,
công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử
Tuy nhiên để đạt được sự thống nhất hài hòa giữa Ý Đảng, Lòng Dân, quá trình tìm tòi, thử nghiệm cũng đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách
Có thể nói Thông báo số 10-TB//TW của Bộ Chính trị ngày 18/5/1979
là sự bừng tỉnh đầu tiên của Đảng về quan điểm kinh tế, trước những thúc bách của điều kiện thực tế khách quan lúc đó Ý nghĩa lịch sử của bản Thông báo là nó đã bắt đầu kiềm chế phần nào xu hướng “tả” trước đây, và đã đưa ra được những giải pháp phù hợp hơn (Thay vì nhắn mạnh một chiều về cải tạo, đã nhắn mạnh đồng thời đến việc phát triển sản xuất; Thay vì nhắn mạnh đến việc xóa bỏ, đã chú ý hơn đến việc xây dựng: Thay vì nhấn mạnh một chiều những biện pháp hành chính và tư tưởng, đã chú ý đến những biện pháp kinh tế; Thay vì áp đặt bằng ý chí chủ quan những chỉ tiêu từ trên dội xuống, đã chú ý đến việc phải làm kế hoạch từ dưới lên)
Sau khi có Thông báo của Bộ Chính trị, nhiều địa phương đã tự động tháo gỡ khó khăn Trong phần lớn các trường hợp, những tháo gỡ đó là trái
pháp luật, trái với những quy chế cũ về quản lý kinh tế Nhưng do tình hình
Trang 11may!, phong trào “phá rào” tháo gỡ này lại phù hợp với thực tế khách quan nên không những đã giải quyết phần nào những khó khăn, ách tắc ở cơ sở, mà còn thúc đây xu hướng đổi mới mạnh mẽ hơn, để giải phóng cho sức sản xuất, giải tỏa cho lưu thông |
Tháng 8 năm 1979, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa IV) đã thông qua hai Nghị quyết: Nghị quyết Về sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, và Nghị quyết Vẻ tình hình và nhiệm
vụ cấp bách |
Chủ trương của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) lại duoc cu thé va phát triển ở Chỉ thị 100 (ngày 13/1/ 1981) của Ban Bí thư trung ương về Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các Hợp tác xã nông
nghiệp; Quyết định 25/CP về thực hiện “kế hoạch ba phần” và Quyết định
26/CP (ngày 21/1/1981) về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm, vận dụng hình thức tiền thưởng trong các xí nghiệp công nghiệp; Quyết
định 373/CP và 374/CP (tháng 10/1979) về xóa bỏ các trạm kiểm sốt theo
kiểu “ngăn sơng cắm chợ”
Đây tuy chưa phải là đổi mới tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam một cách có hệ thống, mà chủ yếu là giải pháp tình thế ứng phó với những khó khăn kinh tế-xã hội lúc đó
Tuy nhiên, nếu so với những mục tiêu mang nặng tính chủ quan duy ý chí trước đó, thì những tư tưởng của hai bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương
6 (Khóa IV) là điểm đột phá không những về tư duy kinh tế mà cả về đường
lối kinh tế, mở đầu cho một loạt biện pháp và chính sách của Nhà nước liên
tiếp sau đó
Về hiện tượng này, nhà kinh tế học, GS Trần Phương đã nhận xét rất sâu sắc: “Phá rào hay tháo gỡ thực ra cũng giống như việc xuyên qua một lỗ nhỏ qua một hàng rào, qua một bức tường Khi đã được phép xuyên một lỗ
Trang 12
nhỏ cho dễ thở, thì người ta mở nó thành một chiếc cửa số Đến khi được chấp nhận mở chiếc cửa số thì người ta phá nó ra thành một chiếc cửa ra vào
Đó là lộ trình của cuộc cải cách ở Việt Nam” !
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, Đảng ta đã có ba _ chuyên biến mới trong tư duy kinh tế, mặc dù tư duy chính thống vẫn khẳng định những quan điểm cũ về quan hệ sản xuất Ba chuyển biến mới về tư duy kinh tế đó là:
- Thừa nhận cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cần phải trải qua những bước đi cần thiết, những chặng đường trung gian cần thiết, trong “chặng đường trước mắt” cần chú trọng đến việc “đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ổn định, tiến lên một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ” ?
- Điều chỉnh nhận thức từ “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” sang “cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” và “phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng là tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng” *
- Thừa nhận các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế nước ta,
ngoài thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể: “trong một thời gian nhất
định, ở miền Bắc có ba thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và cá thể), ở
miền Nam còn năm thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)” Š
Những đổi mới bước đầu về tư duy kinh tế của Đại hội V đã tạo nên một hình thái vận động mới của nền kinh tế, với mâu thuẫn giữa cái cũ, sản phẩm của tư duy chủ quan duy ý chí, bảo thủ trì trệ, với cái mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển khách quan
! Trích theo Đặng Phong: “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, Nxb Tri thức, 2013 Tr.54-55 ? Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ V, tập I, Nxb Su that, Ha N6i, 1982, tr.53 Ỷ Sđd Tr.62-63
Trang 13Các Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 và một số Hội nghị của Bộ Chính trị (khóa V) đã chỉ ra những mâu thuẫn đó và đưa ra những giải pháp để tập trung tháo gỡ chúng; đặc biệt là Hội nghị Trung ương 8 (khóa V) (tháng 6/1985) về xóa bó bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang hạch toán
kinh doanh, đánh dấu bước đầu hình thành tư duy về quy luật của sản xuất
hàng hóa trong thời kỳ quá độ ở Việt nam
Tuy nhiên, vì những điều kiện khách quan cùng với những sai lầm chủ quan lúc đó, những chủ trương đúng đắn trên chưa được thực hiện Chính vì thế nền kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục rơi vào khủng hoảng sâu sắc Đúng như nhận định của Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 - 2006: “Tư tưởng chủ quan, say sưa với thăng lợi, nóng vội, muốn tiễn nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cầu kinh tế cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng, trì trệ” L
Yêu câu của thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải có sự đối mới thực sự triệt
để và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã thể hiện sự đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn, tạo ra bước ngoặt trong đôi mới tư duy lý luận về con đường lên chủ nghĩa xã hội
1.2.2.3 Sự ra đời đường lỗi đôi mới toàn diện đất nước năm 1986 Đại hội VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, từ quan điểm cải
tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thông chuyên chính vô sản, đổi mới chính sách xã hội v.v
Với tỉnh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của
mình, khăng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết
! Báo cáo tóm tat tổng kết một số van dé ly luận — thực tiễn qua 20 năm đổi mới (Trình Hội nghị lần thứ 11 Ban Chap hanh Trung ương khóa IX), ngày 5/1/2005.- Trích theo Đặng Phong: 71 đuy kinh tế Việt Nam
Trang 14điểm, rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn và đề ra đường lối đổi mới toàn
diện, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở ra bước ngoặt mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đổi mới toàn diện ở Việt Nam bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư
duy kinh tế để đi đến xác định một mô hình mới về chủ nghĩa xã hội trong thời
đại mới Đối mới tư duy được xác định trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để có nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội khoa học và vận dụng nó trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam
Trong quá trình đổi mới, Việt Nam coi đổi mới kinh tế là cơ bản, đổi mới
về chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa
phải làm đồng thời nhưng có bước đi vững chắc, đồng thời phải sẵn sàng đập tan
mọi âm mưu của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phá hoại công cuộc đôi mới Trong đổi mới về kinh tế, Việt Nam khẳng định sự nhất quán phải đổi mới
cơ bản về chính sách và cơ chế quản lý kinh tế, từng bước tạo lập trật tự và cơ
chế kinh tế mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước
Mục tiêu bao trùm đặt ra cho công cuộc đổi mới được Đại hội VI xác
định là: “Ôn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm những nhu cầu
thiết yếu cho nhân dân, xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đây mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đi lên, củng cố vững chắc quốc phòng và an ninh
Tư tưởng chủ đạo của đường lối đổi mới kinh tế là: giải phóng mạnh
Trang 15cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển Mọi sự tăng trưởng và phát triển đều hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”
Đại hội VI xác định những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: 1- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy;
2- Bước đầu tạo ra một cơ cầu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; 3- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
4- Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội;
5- Bảo đảm nhu cầu củng cỗ quốc phòng và an ninh
Sau gần ba năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (3/1989) đã chỉ rõ nguyên tắc của quá trình thực hiện sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam là:
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn mà thực hiện bằng hình thức mới, bước đi mới cho thích hợp hơn;
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta Bảo vệ trung thành, vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện mới;
- Đôi mới tổ chức, phương pháp và hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân làm tăng cường sức mạnh, hiệu lực của chuyên chính vô sản;
- Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đối với thắng lợi của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
Trang 16Như vậy, Đại hội VI, Đại hội của sự đôi mới, là mộc đánh dâu bước chuyên quan trọng trong quá trình kê thừa và đôi mới sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tô chức
1.3 SU PHAT TRIEN DUONG LOI DOI MOI QUA CÁC KỲ ĐẠI
HOI TIEP THEO CUA DANG CONG SAN VIET NAM
1.3.1 Dai hoi VII
Đại hội VII có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ quyết định những nhiệm vụ chính trị nặng nề trước mắt, mà cả con đường, bước đi của cách mạng nước ta trong những thập niên tiếp theo Đó là quyết tâm đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tồn diện, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn
Sau Đại hội VII, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức
tạp Các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đỗ Các thế lực thù địch ráo riết tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta
Trước những khó khăn, thách thức mới, các hội nghị Trung ương khóa VI có nhiều nghị quyết lịch sử trong tình hình cụ thể Hội nghị Trung ương
3, tháng 6-1992, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã trình bày vấn để Thời cuộc hiện
nay và nhiệm vụ của chúng ta
Hội nghị tập trung thảo luận 3 vấn đề quan trong: Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia; đổi
mới và chỉnh đốn Đảng Hội nghị xác định mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn
Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, bảo đảm thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chính trị do Đại hội VII đề ra, trong đó trọng tâm là kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ vững ổn định chính trị
Trang 17nước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, ổn định chính trị trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.3.2 Đại hoi VII
Đánh giá tổng quát sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Báo cáo Chính trị khăng định đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go và đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt
“Công cuộc đổi mới trong 10 nam qua da thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ do Đại hội VII, đề ra cho 5 năm
1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc
Nhiệm vụ để ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị
những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nỗi bật của tình hình thế giới,
những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách
thức lớn, Đại hội định ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và 2020 của sự
nghiệp đôi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phủ hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tỉnh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
Từ nay đến 2020, ra sức phan đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”
Trang 18Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990 Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt khoảng 9-10%
Phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tốc độ tăng giá trỊ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm 4,5-5%
Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng.có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hóa chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hăng năm 14-1 5%
Đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34- 35% trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 45-46%
Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hóa nên tài chính quốc gia
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoai Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội
Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống
Tích cực chuẩn bị và tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, xây dựng kết cầu hạ tầng và một số công trình công nghiệp then chốt, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1.3.3 Đại hội IX
Trang 19công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI hơn 15 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ
Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 15 năm thực hiện đường lối
đổi mới của đại hội VI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội 8, đề ra chủ
trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt
được; điều chỉnh bổ sung, phat trién duong lối đổi mới dé tiếp tục đưa sự
nghiệp đối mới của đất nước tiến lên trong thời đại mới Xuất phát từ đặc
điểm tình hình đất nước và quốc tế, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội cũng đã đề ra chiến
lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010)
Kế hoạch 5 năm 2001-2005 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:
_ Phát triển kinh tế vẫn giữ được nhịp độ cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành vượt mức Tổng sản phẩm trong nước tăng 8% /năm Công nghiệp tăng nhanh Cơ cấu kinh tế thay đôi tỉ trọng công nghiệp va dịch
vụ ngày càng tăng lên và tỉ trọng nông nghiệp giảm
Kinh tế đối ngoại phát triển Bắt đầu đầu tư sang các nước khác nhất là Lào và Campuchia cũng như một số nước Châu Phi
Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội phát triển
Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại được mở rộng
1.3.4 Đại hội X
Trước hết cần quán triệt nhận định của Đại hội X trong đánh giá thành
Trang 20triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đây mạnh; đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn
dân được củng có và tăng cường; chính trị - xã hội ôn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững; vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; sức mạnh tổng hợp quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn
Thứ hai Đại hội X nhấn mạnh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày cảng sáng tỏ hơn
Nhận thức sáng tỏ hơn trước hết là mục tiêu và mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với 8 đặc trưng, đó là:
- Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội
_ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
- Có nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng mọi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển toàn diện
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiễn bộ
- Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản |
Trang 21đổi mới đã chứng minh khả năng nước ta có thể bỏ qua chủ nghĩa tư bản để
quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bỏ qua chủ nghĩa tư bản là bỏ qua quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa tư bản, nhưng kế thừa những thành tựu văn minh mà loài người đạt được dưới chủ nghĩa tư bản
Đại hội cũng đã xác định phương hướng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phải:
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tỉnh thần của toàn xã hội
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân - Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh
- Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia
Thứ ba, Đại hội X đã tổng kết những bài học chủ yếu trong quá trình
tiến hành đổi mới: đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênim và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
đôi mới phải tiến hành toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi và cách làm
phù hợp Đối mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với
cái mới; phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp
sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân
Thứ tư, Đại hội X khẳng định: Nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Dang,
Trang 22Đại hội X có sự phát triển mới trong nhận thức về bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Đảng Đại hội thống nhất diễn đạt về Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc
Đại hội X nhấn mạnh: Trong những năm tới, phải giành nhiều công sức tạo được chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Đáng; xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, chính tri va tơ chức, đồn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
Điều lệ Đảng do Đại hội X thông qua nhấn mạnh 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng: Lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, ký luật nghiêm minh; tự phê bình và phê bình; đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng: giữ mối liên hệ với nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khô Hiến pháp và pháp luật Đảng phải nghiêm túc, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật, vì đó là sự thể chế hóa chủ trương, đường lỗi của Đảng và cũng là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân
Trang 231.3.5 Dai hoi XI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt:
Thứ nhất, Đại hội có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toàn Đảng, toàn - dân ta tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đây mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, Đại hội XI của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết
thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm
vụ của Nghị quyết Đại hội X và trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10
năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 Đại hội có
nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đề ra
phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011-2015; tông kết thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, xác định Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; tông kết, bỗ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (nhiệm kỳ 2011-2015) Các văn kiện nảy không chỉ nhằm đề ra các biện pháp để giải quyết những nhiệm vụ trước mắt mà còn là sự định hướng lâu dài cho hành động của Đảng và nhân dân ta
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta đã bỗ sung, phát triển cương lĩnh 1991 và xác định rõ hơn đặc trưng về mô hình và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Về mô hình của chế độ xã hội xã
Trang 24trưng “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo”! Việc bổ sung này làm rõ hơn quan niệm về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng chứ không trái với quan niệm về chủ nghĩa xã hội đã được xác định trong Cương lĩnh 1991
Thứ ba, Đại hội XI của Dang là sự kiện chính trị - xã hội không những có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng Cộng sản và nhân dan Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc Đảng ta đã thể hiện tầm nhìn có tính nguyên tắc, sáng tạo trong việc giải quyết các vẫn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
đồng thời khẳng định và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, phần đấu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
Những thành tựu và đường lối đổi mới đó là bài học và kinh nghiệm
quý báu góp phần vào kho tàng lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội của những người cộng sản trên thê giới
Trang 25
Chuong 2
DOI MOI TREN LINH VUC CHINH TRI
2.1 QUAN NIEM VE CHINH TRI VA VAI TRO CUA CHINH TRI DOI VOI KINH TE
2.1.1 Quan niệm về chính trị
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, chính trị được định nghĩa là: toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước Bất kì vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng,
bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi xã hội
phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế Chính trị “là sự
biểu hiện tập trung nhất của kinh tế” (Lênin), đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những
nhiệm vụ kinh tế “Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể giữ vững được sự thông trị của mình, và do đó, cũng khơng thê hồn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất” (Lênin) Chính trị còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói tới chính trị thì trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, hiệu lực quản lý của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất
2 ° ~ > | ` * A ~ Ae? 1
cả mọi lĩnh vực của đời sông xã hội
Trang 26Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), Chính trị là tất cả
những hoạt động, những vẫn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và
sử dụng quyền lực nhà nước Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu
khác nhau về chính trị:
L) Nghệ thuật của phép cai trị 2) Những công việc của chung 3) Sự thỏa hiệp và đồng thuận
4) Quyên lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích
Trong bốn cách nhận thức này, nhận thức Chính trị là những công việc chung chưa được chuẩn, bởi có công việc chung không phải chính trị, công việc xã hội chung liên quan đến xã hội dân sự, công việc chung liên quan đến hoạt động thuần túy kinh tế, hay công việc chung trong xã hội cộng sản nguyên thủy Chỉ công việc chung nào có liên quan đến giành, giữ, tơ chức,
kiểm sốt và thực thi quyền lực nhà nước thì đó mới là chính trị
Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó!
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vẫn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác
định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”
Vậy là, dù còn những quan niệm khác nhau, song chính trị được hiểu /à toàn bộ những hoạt động có liên quan đến mỗi quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội xoay quanh ván đề giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát quyên lực chính trị, mà cơ bản nhất là quyên lực nhà nước
Trang 27
Với quan niệm như vậy, chính trị được thể hiện và nhận biết trên các phương diện: 1) Tư ưởng, lý luận (phương diện khoa học);2) quan điểm, chủ trương, chính sách và thể chế chính trị, hệ thông chính trị (phương diện chính trị- tổ chức); 3)các hoạt động, các quan hệ chính tri( phuong dién hoạt động thực tiễn )
Theo cách tiếp cận như vậy có thể xem đôi mới chính trị ở nước ta bao gồm những nội dung, những quá trình đổi mới sau:
a) Đỗi mới tư duy lý luận chính trị về CNXH và con đường đi lên CNXH
Thực tiễn đã chứng minh phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực
kinh tế thường là những vấn đề mang tính chất chính trị, thể hiện đường lối
chủ trương, chính sách lớn của Đảng Những chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước được hoạch định và thực thi không chỉ là thành quả của
đổi mới tư duy kinh tế mà đã chứa đựng nhiều nhân tố của sự đổi mới tư duy
chính trị, điều đó được thể hiện ở nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ
quá độ, về mô hình kinh tế, về phát huy dân chủ trong hoạt động kinh tế Hơn
nữa, đôi mới tư duy chính trị còn được thê hiện ở sự đổi mới quan điểm phát triển: quan điểm tự lực cánh sinh, tự túc tự cấp sẽ đưa đến xây dựng nền kinh tế khép kín, đóng cửa Quan điểm phát triển là sự phụ thuộc lẫn nhau đưa đến chủ trương, xây dựng nền kinh tế mở, mô hình kinh tế công nghiệp- trí thức;
b) Đổi mới quan điểm, chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế- xã hội, về đối ngoại về quốc phòng, an nỉnh trong đó có quan điểm, chủ trương về nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn như trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011);
Trang 28
c) Đôi mới thể chế chính trị, tập trung ở đổi mới hệ thống chính trị theo
hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN; trong đó tập trung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của từng thành tô cũng như của cả hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là xây dựng và hoàn thiện nền dân chi KHCN thực hiện tốt đân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân
d) Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân và nhân dân Xây dựng và hoàn thiện cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội, cơ chế thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
2.1.2 Vai trò của chính trị đối với kinh tế
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, tồn tại khách quan trong đời sống xã hội của mọi chế độ xã hội có phân chia giai cấp và được tô chức thành nhà nước
Trong những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) Lênin đã rút ra nguyên lý phản ánh bản chất mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị:
- Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế; chính trị là kinh tế cô
đọng lại”
- Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”” a) Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế
Trang 29Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, kinh tế là nội dung, chính trị là hình thức, nhưng là hình thức biểu hiện tập trung nhất, cô đọng
nhất Nội dung quyết định hình thức, kinh tế quyết định chính trị Kinh tế làm
nảy sinh chính trị (Sự phát triển kinh tế đến một trình độ nhất định làm nảy
sinh chính trị) Điều đó cũng có nghĩa, tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của kinh tế, có một trình độ phát triển tương ứng của chính trị Sự biển đổi, phát triển của kinh tế là nguyên nhân sâu xã của mọi sự biến đổi xã hội và mọi sự đảo lộn chính trị Bởi vậy, mọi sự biến đổi chính trị, suy đến cùng đều có căn nguyên từ kinh tế
- Chính trị, suy đến cùng, không có mục đích tự thân mà luôn hướng tới
sự phát triển kinh tế Kinh tế là gốc của chính trị, là thước đo tính hợp lý của
chính trị Kinh tế phát triển phản ánh sự ôn định, sự tương thích của chính trị
với kinh tế Ngược lai sự bất ôn của chính trị phản ánh sự ”khủng hoảng” của
kinh tế Bởi vậy, trong mọi thời đại, chính trị nếu không tương thích với kinh
tế, sớm muộn cũng phải thay thể bởi chính trị mới, tương thích, phù hợp với
kinh tế Bởi vậy, chính trị, theo Lênin, là xây dựng nhà nước về kinh tế!
- Chính trị, không chỉ là hình thức biểu hiện của kinh tế, mà thậm chí
còn chính là kinh tế, nhưng là kinh tế cô đọng lại, là ”hồn, cốt” của kinh tế Nó chính là đường lối, chính sách kinh tế; là sự định hướng, chỉ đạo phát triển
kinh tế
- Trong điều kiện cầm quyền, Đảng luôn quan tâm trước hết đến việc
hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế, trên
cơ sở đó hoạch định và chỉ đạo thực hiện sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của Đời sống xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới
từ đối mới tư duy lý luận chính trị trong hoạch định đường lối đối nội và đối
ngoại, trọng tâm là đường lối phát triển kinh tế, lấy phát triển kinh tế là trung
tâm, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, tương thích với kinh tế đổi mới
Trang 30
Nguyên lý này chỉ rõ răng: đường lối chính sách phải phản ánh được nhu cầu và quy luật kinh tế Chỉ trong điều kiện đó, chính trị mới lãnh đạo, quản lý kinh tế có hiệu quả, mới giữ được vai trò chính trị
b) Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tẾ
Trong khi khăng định tính thứ nhất của kinh tế, chủ nghĩa Mác- Lênin
luôn khẳng định tính độc lập tương đối của chính trị, rằng chính trị không phụ thuộc máy móc vào kinh tế, mà trái lại chính trị còn giữ vị trí hàng đầu so với
kinh tế, chính trị giữ vai trò lãnh đạo đối với kinh tế: “Hoàn toàn không phải
điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động””,
- Thắng lợi của cách mạng chính trị là tiền đề, điều kiện chính trị cho
những biến đổi về chất của xã hội, trong đó có biến đối về kinh tế
- Thể chế chính trị nào thì tương ứng là thể chế kinh tế ấy Thể chế chính trị tư bản, suy đến cùng do phương thức sản xuất và trao đổi tư bản chủ nghĩa quyết định, song nó cũng phản ánh và chi phối nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa); trái lại, thể chế chính
trị xã hội chủ nghĩa cũng phản ánh và chỉ phối thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN
- Về tính độc lập tương đối của chính trị phản ánh qui luật phát triển nội tại của chính trị, không phụ thuộc máy móc vào kinh tế Đồng thời, chính
trị tác động trở lại đối với kinh tế theo những chiều hướng khác nhau, thúc
đây hoặc kìm hãm:” Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với phát
triển kinh tế có thể có ba loại Nó có thể tác động cùng hướng- khi ấy sự phát
triển diễn ra nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế- khi ay thì hiện nay ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định; hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở một hướng nào đó và thúc đây sự phát triển ở những hướng khác””
` C.Mác và Ph Ăngghen, Tuyển ráp, Nxb Sy that, Ha Ndi, 1984, 16, tr 788
Trang 31Bởi vậy, muốn tạo sự đồng thuận giữa chính trị và kinh tế, đòi hỏi
chính trị phải tác động thuận chiều với kinh tế cả ba phương diện: Lý luận, đường lỗi phát triển kinh tế; thể chế kinh tế; cơ chế, chính sách một cách tông
quát phải xây được văn hóa chính trị tương thích với văn hóa kinh tế để bảo
đảm cho phát triển bền vững |
- Chính trị luôn đóng vai trò định hướng và tạo môi trường chính trị-
pháp lý cho phát triển bền vững Bởi thể để kinh tế phát triển không chỉ cần
một đường lỗi đúng mà trên thực tế còn cần sự ổn định chính trị một cách tích cực, ôn định tạo sự phù hợp, tương thích giữa kinh tế và chính trị
- Chính trị không chỉ định hướng, lãnh đạo mà còn tham gia vào kiểm soát chặt chế kinh tế ở tầm vĩ mô: Tài nguyên, ngân sách, vốn, hoạt động tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại Ở tầm vi mô, chính trị còn tham
gia vào quản lý, điều tiết kinh tế, xây dựng thể chế kinh tế, điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế: gan phat triển kinh tế với thực hiện tiễn bộ, công bằng xã hội
Trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế theo Lênin, suy đến cùng
quyết định chính trị, điều đó có nghĩa là đù là trực tiếp, hay gián tiếp, kinh tế luôn là tính thứ nhất Mặc dù, chính trị luôn có logic, có con đường đi “độc lập tương đối”, song một khi đã thừa nhận cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế, thì trong chính trị cũng phải lấy kinh tế thị trường là “ mẫu số chung”
Tat nhiên là kinh tế thị trường định hướng XHCN Chỉ khi nào có sự tương thích giữa kinh tế và chính trị thì khi đó mới nghĩ tới sự phát triển và dân chủ
hóa (chưa nói đến phát triển bền vững trên tông thê)
2.2 TỪ CHUYÊN CHÍNH VƠ SẢN SANG HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ
2.2.1 Chuyên chính vô sản
Trang 32đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành
lẫy dân chủ”,
Tổng kết cách mạng 1848- 1852, trong tác phẩm, Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác đã đề cập đến vẫn đề chuyên chính, nhưng thuật ngữ chuyên chính vô sản vẫn chưa được các ông đề cập tới Theo các ông: Chủ nghĩa xã hội này là Jời tuyên bố cách mạng không ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xóa bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xóa bỏ tất cả những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả những tư tưởng nảy
sinh ra từ những quan hệ xã hội đó”
Chỉ sau khi tổng kết cách mạng tháng 2/1848, C.Mác trong bức thư gửi Vây-Đơ Maye (năm 1852), đồng thời với việc thừa nhận, chuyện phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, không phải là công lao của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, công lao đó thuộc về các nhà sử học Pháp: G Phrăngxoa Ghi đơ (1776-1874), Ơ Guyxtanh Chirey (1795-1856), Phrăngxoa Mi nhê (1796-1884) các ông khẳng định công lao của C.Mác chỉ là phát hiện ra: vấn đề đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản; và chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ từ xã hội có giai cấp đến xã hội không giai cấp Thuật ngữ chuyên chính vô sản chính thức xuất hiện từ đây.”
Thực ra, khái niệm chuyên chính vô sản, được C.Mác phát hiện trên cơ sở nghiên cứu chuyên chính tư sản, mà theo Lênin, “Những hình thức của nhà nước tư sản hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: Chung qui lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất yếu phải là nền chuyên chính tư sản”
Trang 33là nhà nước không còn theo nghĩa đen của từ đó; CCVS là chính quyền của độc một giai cấp, giai cấp vô sản; CCVS là tiếp tục đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới; CCV§ khơng phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó chính là giai cấp vô sản đưa ra và thực hiện được một kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản Đấy là thực chất của vấn đề Đấy là nguồn sức mạnh, là điều bảo đám cho thắng lợi hoàn toàn và tất yếu của chủ nghĩa cộng san’
Vậy là, chuyên chính vô sản, về bản chất là sự thống trị chính trị của giai cấp công nhân do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Bảo vệ và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều tìm tòi và sáng tạo trên cơ sở thực tiễn Việt nam
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng bí thư Lê Duẫn đã có sự phát triển mới về nội hàm khái niệm chuyên chính vô sản Chuyên chính vô sản về thực chất là quyền làm chủ của nhân dân lao động Và từ đây khái niệm chuyên chính vô sản được thay thể bới quan niệm về chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động Về logic là sự phát triển này là bước tiến đài trên con đường phát triển lý luận về chuyên chính vô sản, bởi sự thống trị cua giai cấp vô sản, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, về thực chất cũng vì dân, mà về phương diện chính trị cũng vì thực hiện và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân Tuy nhiên, trong thực tiễn do nhiều lý do, nhất là do điều kiện
khách quan và năng lực, trình độ của nhân dân vừa bước ra từ chiến tranh nên chưa đủ điều kiện cần và đủ cho việc xây dựng ngay chế độ làm chủ tập thể Thực tiễn này cũng đua Đảng ta tới quan niệm phù hợp với thực tiễn hơn là quan niệm về hệ thống chính trị
Trang 34
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô (cũ), cùng với xây dựng, phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản
Liên Xô cũng quan tâm xây dựng nền chính trị Và, thực tiễn đó đã sáng tạo ra thuật ngữ Hệ thong chính trị Công cuộc cải cách, Đảng Cộng sản Liên Xô cũng rất quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, Tuy nhiên, do nhận thức và trong điều kiện chiến tranh lạnh, dé giữ vững ồn định
chính trị, nên hệ thống chính trị Liên Xô ngày càng bộc lộ những bất cập
Cùng với công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, ở Việt Nam,
thuật ngữ hệ thống chính trị (HTCT) lần đầu tiên được Đảng ta đưa ra trong Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ khóa VI (3/89) Sau đó, Đại hội VII, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991), thuật ngữ HTCT được diễn đạt khá đầy đủ trong các điều 9, 10,11, 12 '
Từ đó trở đi, khái niệm HTCT được sử dụng rộng rãi không chỉ trong nghị quyết, trong các công trình nghiên cứu khoa học mà cả trong sinh hoạt chính
trị thường nhật
2.2.2 Hệ thống chính trị
Cho đến nay, tuy còn nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều cách hiểu khác nhau, song tựu chung lại, có thê xem HT7CT là một hệ thông các tổ chức chính trị hợp pháp bao gôm: nhà nước, các đảng chính trị và các tô chức chính trị - xã hội, cùng các quan hệ ràng buộc, sắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể để tác động vào các quá trình của đời sống xã hội nhằm củng cố, đuy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cam quyền
Trong CNXH, do có sự thống nhất về lợi ích giữa giai cấp công nhân, giai cấp cẦm quyền và nhân dân lao động, nên HTCT không chỉ là hệ thống quyền lực của giai cấp công nhân mà còn là cơ chế chính trị- xã hội mà nhờ đó, nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện quyên lực của mình
' Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xáy dựng đất nước trong thời lỳ quá độ lên CNXH, Nab, Sự thật, HN 1991, tr 19
? Cần khẳng định rằng từ quan niệm về Chuyên chính vô sản (định tính) sang quan niệm về hệ thống chính trị XHCN (định lượng) là một bước tiến đài trong nhận thức, tư duy và hành động, song rồi đây sẽ cần một bước
Trang 35Về cấu trúc, HTCT bao gồm nhà nước của giai cấp cầm quyên, các đảng chính trị được pháp luật thừa nhận và các tổ chức chính trị- xã hội khác Trong các nước tư bản chủ nghĩa, các tổ chức chính trị- xã hội thường bao gồm các nhóm lợi ích; các tô chức truyền thông và cơ quan bầu cử Tất cả các tổ chức này, cũng như các đảng phái chính trị phải hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật
2.3 HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
2.3.1 Quan niệm và đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam 2.3.1.1 Quan niệm về hệ thống chính trị Việt Nam
HTCT XHCN Việt Nam thê hiện bản chất của nền dân chủ XHCN,
theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Bởi vậy, có thể quan niệm HTCT Việt Nam là hệ thống các tổ chúc:
Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức CT-XH khác (Ti ổng Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Hội nông dân và Hội Cựu chién binh), cung cdc quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm và phát huy quyên làm chủ của nhân dân chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo Đảng trong xây dựng và bảo vệ tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’,
Ngoài ra, trong xã hội ta còn nhiều tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo vv có vai trò ngày càng tăng và
thường xuyên có đại diện trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân, song không
phải là thành viên độc lập của HTCT mà tham gia vào hệ thống với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc - một liên minh chính trị rộng lớn nhất của cả dân tộc
Trang 36
2.3.1.2 Đặc trung co ban cia HTCT Viét Nam
- Thứ nhất, HTCT Việt Nam là HTCT quá độ từ HTCT dân chủ nhân
dân tiễn lên HTCT XHƠCN
Sự quá độ này không chỉ do những điều kiện lịch sử cụ thể và yếu tố “dia chinh tri” qui định, mà hơn nữa, còn trực tiếp bị qui định bởi tính quá độ chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Chính vì vậy, HTCT Việt Nam vừa mang những đặc trưng của của HTCT dân chủ nhân dân vừa mang những đặc trưng của HICT XHCN Và, do đó trong quá trình xây dựng và hoàn thiện HTCT đòi hỏi chúng ta phải tính đến việc sử dụng những hình thức, giải pháp, những “nhịp cầu” trung gian, những bước đi quá độ
Trong suốt 25 năm mới, về cơ bản HTCT Việt Nam là HTCT của một nên kinh tế chuyên đổi Nhiệm vụ cơ bản của HTCT trong nền kinh tế này là giữ vững ôn định chính trị một cách tích cực để tiến hành các cải cách, chuyên hóa nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN Đồng thời, từng bước thực hiện dân chủ hóa
xã hội tạo động lực cho công cuộc đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- Thứ hai, HTCT Việt Nam là HTCT nhất nguyên, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 37công bằng, văn minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lại càng thể hiện là lãnh tụ chính trị, là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và xã hội
Như chúng ta đều biết: trước và sau năm 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã từng tồn tại nhiều tổ chức đảng đối lập: Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long (1926); Đảng Thanh niên lao vọng ở Nam Kỳ
(1926); Đảng Việt Nam quốc dân do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,
Đoàn Trần Nghiệp (1927) Sau năm 1940 có Đảng Đại Việt thân Nhật của Nguyễn Trường Tam, Việt Nam Quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh (Việt quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh (Việt cách) của Nguyễn Hai Than Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trong bộ máy nhà nước, ngoài Đảng cộng sản còn hai dang khác là đảng Việt quốc và Việt cách Tuy nhiên, khi ngọn lửa toàn quốc kháng chiến bùng lên (12/1946), với bản chất ươn hèn, hai đảng Việt quốc và
Việt cách đã “tan biến thành mây khói”, chỉ còn lại duy nhất Đảng Cộng sản,
với bản lĩnh, năng lực và phẩm chất riêng của mình đã trụ vững trong lòng dân tộc và được dân tộc thừa nhận, suy tôn là người lãnh đạo duy nhất"
Ngày nay, với thắng lợi của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN,
lần nữa khẳng định sự thừa nhận của dân tộc đối với sự lãnh đạo duy nhất của
Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng độc quyền lãnh đạo một cách chính đáng, hợp hiến, hợp pháp
Thật ra, khi thực hành chế độ một Đảng lãnh đạo cũng không ít những luận điệu xuyên tạc đầy tính ác ý: “độc đảng” thì “độc tài”, “độc đoán”, “độc quyền”, mất dân chủ Nhưng trên thực tế hoàn toàn trái ngược với sự suy diễn võ đoán đó Hiến pháp 1992, điều 4 đã ghi rõ: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khô Hiến pháp và pháp luật” Trong thực tiễn, Đảng lãnh đạo cách mang bằng cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết thê hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân, đặt lợi ích của đât nước, của dân tộc lên trên hêt
Ị Xem Vũ Hoàng Công, Thông tin Chính tri hoc, s6 2/2000, tr10-11
Trang 38Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua nhà nước pháp quyên của dân, do dân, vì dân Quốc hội do dân bầu ra, là cơ quan quyền lực cao nhất Quốc hội bầu chính phủ điều hành mọi công việc của đất nước trên cơ sở hiến pháp, pháp luật Điều đó, một lần nữa chứng tỏ tính chính đáng của sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thứ ba, trong HTCT Việt Nam vừa có những thành tổ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa có thành tổ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thông nhất hành động
Nguyên tắc này phản ánh tính đa dạng trong tổ chức và hoạt động, song thống nhất ở mục đích nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong HTCT, bảo đảm và phát huy quyền dân chủ của nhân dân
Trong HTCT Việt Nam, Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tô chức chính trị- xã hội, thành viên của Mặt trận tổ quốc được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Cơ quan lãnh đạo các cấp của các tô chức
chính trị- xã hội do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thê lãnh đạo, cá
nhân phụ trách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bộ phận của hệ thống chính trị, tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tô chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tang lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp
thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động
Nguyên tắc tập trung dân chủ vừa khắng định vị thế lãnh đạo của Đảng, vị trí trụ cột của Nhà nước trong HTCT, đồng thời và quan trọng hơn là khẳng định, đề cao vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân và yêu cầu bảo đảm, thực thi quyền lực chính trị của nhân dân trong suốt tiến trình cách mạng XHCŒN; yêu cầu thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy quyền làm chủ của nhân
Trang 39khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, hoặc khuynh hướng dân chủ cực đoan và mưu toan lợi dụng dân chủ “nhân quyền” để gay rối, chống phá chế độ hoặc can thiệp vào nội bộ Việt Nam
Trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, dù còn những luồng tư
tưởng khác nhau, song, tập trung dân chủ vẫn là nguyên tắc qui định và phản ánh tập trung nhất bản chất dân chủ của Đảng, của Nhà nước và của HTCT Việt Nam Nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động đồng thời phản ánh tính dân chủ rộng rãi không chỉ trong tập hợp lực lượng mà còn trong tổ chức và hoạt động nhằm phát huy tối đa sức mạnh của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi cộng đồng và của toàn dân tộc, phản anh tính ưu việt của HTCT Việt Nam
Thứ tư, HTCT Việt Nam thường xuyên được đổi mới và kiện toàn tuong thích với đổi mới kinh tế và dân chủ hóa xã hội
Quá trình đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới tổ chức và hoạt động của
quốc hội; cải cách, xây dựng nên hành chính nhả nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; hoàn thiện các cơ quan tư pháp bảo đảm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động và tính mẫu mực trong việc thực hiện hiến
pháp, pháp luật, cũng như sự đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức
chính trị - xã hội đã khẳng định HTCT Việt Nam vừa kế thừa, phát huy được sức mạnh truyền thống, vừa tiếp thu những thành tựu trong tổ chức và hoạt động của các thê chế chính trị cộng hòa dân chủ trên thế giới, hướng tới xây dựng, hoàn thiện HTCT XHCN Việt Nam, mà mục tiêu chủ yếu của nó là
nhằm thực hiện tốt dan chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân!
2.3.2 Thực trạng hệ thống chính trị nước ta
Từ giác độ cấu trúc- chức năng, HTCT nước ta bao gồm các thành tố: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tô quốc và các tô chức chính trị - xã hội
Trang 40
Sau gan 30 năm đổi moi, HTCT cua nén kinh té ké hoach héa, tap trung, quan liêu bao cấp đã chuyển dần sang HTCT của nền thị trường định hướng XHCŒN, đổi mới và hội nhập quốc tế đã và đang phát huy vai trò to lớn trong xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHƠN, bảo đảm quyền lực thuộc vé dan
2.3.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đụo Nhà nước và HTCT Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta, dù với tên gọi khác nhau, song luôn mang bản chất giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước
Việc thành lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo qui định
của Ban chấp hành Trung ương(Qui định 23- QĐ/TW ngày 31-10- 2006 của Bộ
Chính trị về Qui định cụ thể thi hành Điều lệ Đảng khóa X) Tổ chức cơ sở đảng