HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PGS.TS LƯƠNG KHÁC HIẾU (Chủ nhiệm đề tài)
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CUA DANG CONG SAN VIET NAM
DE TAI CAP CO SO TRONG DIEM NAM 2016
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG Í
1.1 HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2-22222222Evccrczz:zzz 1
12 CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG: KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ, CÁC BỘ PHẬN CẤU
0.0: a.CŒ— ,H.,.,H)H 9
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH THÁI CÔNG TÁC TƯ ¡9c 21 d4 21 2.1 QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO HỆ TƯTƯỞNG VÀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN 22
2.2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN 28 2.3 QUÁ TRÌNH "VẬT CHẤT HOÁ" HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC CỔ ĐỘNG 33
2.4 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRINH TU TUONG VA HINH THAI CONG
IÝ.\00194109)) C0 - 40
CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC TƯ ¡19 00 44 3.1 CHỦ THỂ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC CHỦ THỂ
CÔNG TÁC TƯTƯỞNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 22222c+c2rvvrrzertrtEEEEEEEEEErree 44
3.2 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỜNG CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG 57
CHƯƠNG 4: MỤC ĐÍCH CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG THỨC TÁC ĐỘNG ĐỀ ĐẠT MỤC ĐÍCH 222 222222EE.2EEEEEEErrrerree 65
4.1 MỤC ĐÍCH CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠII 65 4.2 QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC XÃ HỘI VỚI TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG THÚỨC
HÌNH THÀNH Ý THỨC XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - 2222222222222 69
4.3 NIỀM TIN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH NIỀM TIN 27222.27ZEEEEEee 91
Trang 35.1 KHÁI NIỆM VA CAC YẾU TỐ QUY ĐINH NỘI DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
5.2 NOI DUNG CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG He 110
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC, PHƯƠNG TIỆN CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG -2222222211111121.01112001111222222111111EEreee 149
6.1 PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG .2222222EEEEEEEEE2222222SczzEEEccrzccce 149 6.2 HÌNH THỨC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG -.2s2t 2222221215127 221EEEEEE. cee 164
6.3 PHƯƠNG TIỆN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG 22 2222222222222222E12110011118.se 183
CHƯƠNG 7: HIỆU QUÁ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG S5s2soa 207
7.1 KHÁI NIỆM, LOẠI HÌNH VÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TH <9 010 0H To Họ TT TH K19 115588158555 05 5 c 207
Trang 4Chương †1
HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG 1.1 HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1 Tư tưởng
Tư tưởng là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Idea có nghĩa là hình tượng
Trong Từ điển tiếng Việt, tư tưởng được giải nghĩa là quan điểm và ý
nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội Từ điển Triết học định nghĩa: Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức con người, là biểu hiện mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh
Tác giả Trần Thị Anh Đào cho rằng: "Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi ích ít nhiều có tính phổ biến của con người và xã hội"!
Bất kỳ tư tưởng nào, xét đến cùng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh
hoạt vật chất của con người quyết định Không thể tìm nguồn gốc, nguyên nhân của tư tưởng ở ngay bản thân tư tưởng mà phải đi tìm nguồn gốc, thực
chất của tư tưởng từ trong nền tảng kinh tế - xã hội, ở các quan hệ vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội mà tư tưởng đó phản ánh
Cho nên, có thể nói, tư tưởng là sản phẩm của tư duy con người phản
ánh hiện thực khách quan, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con
người và giữa con người với thế giới xung quanh
Tư tưởng có những đặc điểm sau: Một là, tư tưởng gắn với lợi ích
Tư tưởng không thuần tuý là quan điểm, quan niệm, nhận thức mà tư tưởng mang dấu ấn của lợi ích, nó biểu hiện thái độ của chủ thể nhận thức đối với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Theo C.Mác, tư tưởng bao giờ cũng gắn với lợi ích, tách rời lợi ích là "tư tưởng tự làm nhục mình" V.I.Lênin cũng cho rằng ý niệm bị mất tín nhiệm khi tách khỏi lợi ích
Trang 5
Chính vì tư tưởng gắn bó với lợi ích, phản ánh lợi ích của con người cho
nên trong công tác tư tưởng phải gắn việc giải quyết các vấn đề tư tưởng với việc giải quyết các vấn đề thuộc về lợi ích của các tầng lớp nhân dân, các
nhóm xã hội
Hai là, trong xã hội có giai cấp đối kháng, tư tưởng mang tính giai cấp Tính giai cấp của tư tưởng thể hiện ở chỗ tư tưởng bao giờ cũng phản ánh và
bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định, bất kể tư tưởng đó là tư tưởng của
giai cấp thống trị hay của giai cấp bị thống trị
Ba là, sự ra đời, tồn tại, phát triển hay mất đi của tư tưởng gắn với tồn
tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội Một tư tưởng chỉ mất đi khi tồn tại xã hội - cơ sở sinh thành, tồn tại và phát triển của nó mất đi Cũng như
vậy, để một tư tưởng mới được sinh thành và nuôi dưỡng, phát triển thì phải chăm lo xây dựng, phát triển, củng cố cơ sở vật chất, cơ sở xã hội sinh ra và
nuôi dưỡng nó
1.1.2 Hệ tư tưởng 1.1.2.1 Khái niệm
Trong lịch sử xã hội có giai cấp, các giai cấp đại diện cho một hình thái kinh tế - xã hội nhất định như giai cấp chủ nô, giai cấp địa chủ, phong kiến, giai Cấp tư sản, giai cấp vô sản thông qua các nhà tư tưởng của mình đã hệ thống
hoá, khái quát hoá tư tưởng, quan điểm, học thuyết phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp mình thành hệ tư tưởng, thành vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh
giai cấp Do đó, hệ í tưởng là những tư tưởng, quan điểm, quan niệm được hệ thống hoá thành lý luận, thành học thuyết về xã hội, phản ánh và bảo vệ lợi ích
của một giai cấp nhất định được giai cấp đó thừa nhận và truyền bá
1.1.2.2 Tiên đề kinh tế, chính trị, xã hội cho sự xuất hiện hệ tư tưởng
- Tiển đề kinh tế
Hệ tư tưởng ra đời gắn liên với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
Trang 6tồn tại hệ tư tưởng Hệ tư tưởng chỉ nảy sinh và tồn tại trong các hình thái kinh
tế - xã hội có đối kháng giai cấp Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, phương
thức sản xuất chủ yếu là săn bắn, hái lượm, lệ thuộc tự nhiên Xã hội làm ra
chỉ đủ để sống, sản xuất, hái lượm được bao nhiêu, tiêu dùng hết bấy nhiêu, của cải dư thừa chưa có Do đó, chưa xuất hiện chế độ tư hữu
Trong giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thuỷ loài người đã chuyển từ phương thức săn bấn, hái lượm lên phương thức trồng trọt, chăn nuôi Trong các công xã nguyên thuỷ đã bắt đầu có của cải dư thừa, có nghĩa
là đã xuất hiện các điều kiện để một bộ phận người có thể chiếm đoạt của cải
chung mà công xã làm ra thành của riêng Lịch sử cho thấy, những người đứng đầu các bộ tộc, bộ lạc đã lợi dụng chức quyền mà công xã uỷ thác để chiếm đoạt của cải chung của công xã thành của mình Trong các cuộc chiến
tranh giữa các bộ tộc, người ta đã không giết các tù binh vì biết rằng các tù
bình không chỉ sản xuất ra của cải để tự nuôi sống mình mà còn sản xuất ra của cải thặng dư Việc nuôi sống các tù binh giúp người đứng đầu bộ tộc, bộ lạc có thể chiếm đoạt của cải thặng dư do tù binh làm ra Theo đó, tư hữu và chế độ tư hữu xuất hiện, giai cấp hình thành, nhu cầu sản xuất ra hệ tư tưởng để bảo vệ lợi ích giai cấp cũng xuất hiện Đến khi giai cấp đối kháng nhau về lợi ích xuất hiện và mâu thuẫn lợi ích xuất hiện thì hệ tư tưởng và theo đó công tác tư tưởng cũng bắt đầu xuất hiện, tồn tại, phát triển cùng giai đoạn xã hội loài người phân chia thành giai cấp đối kháng
- Tiên đề chính trị
Như trên đã phân tích, kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định thì sẽ tạo ra những cơ sở kinh tế - xã hội cho chế độ tư hữu phát triển, giai cấp
xuất hiện và đối kháng giai cấp về mặt lợi ích diễn ra, đấu tranh giai cấp cũng
nổ ra Đấu tranh giai cấp đạt đến mức độ nhất định, khơng thể "điều hồ"
được thì nhà nước ra đời Nhà nước ra đời, một mặt, nó cần sản xuất ra hệ tư
tưởng để luận chứng cho sự tồn tại của nó Mặt khác, nhà nước cũng cần thiết
Trang 7bảo vệ cơ sd ha tang kinh tế Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của giai cap,
nhà nước vừa là tiên đề chính trị, vừa đặt ra yêu cầu phải sản xuất ra hệ tư tưởng và truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tỉnh thần của xã hội
- Tiên đề xã hội
Có tiền đề kinh tế và chính trị chưa đủ mà xã hội cần phải tạo ra một tiền đề khác - tiền đề xã hội C.Mác cho rằng "Hệ tư tưởng là một quá trình do con
người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý thức"! Điều đó có
nghĩa là, xã hội phải có sự phân công lao động giữa lao động trí óc và lao động chân tay Lao động trí óc phải tách ra như một lĩnh vực lao động độc lập Xã hội
phải có lực lượng lao động trí óc, những người trí thức chuyên lấy việc sáng tạo, truyền bá hệ tư tưởng cho giai cấp thống trị làm nghề nghiệp của mình
Như vậy, hệ tư tưởng ra đời và tồn tại, phát triển gắn liền với xã hội có
glai cấp và nhà nước, có sự phân công lao động giữa lao động trí óc và lao
động chân tay, tư duy của con người phát triển tới trình độ cao Hệ tư tưởng,
do đó là một phạm trù lịch sử Nó ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước và nó sẽ mất đi cùng với sự tiêu vong của giai cấp và nhà nước
1.1.2.3 Đặc trưng của hệ tư tưởng
- Hệ tư tưởng mang bản chất giai cấp
Hệ tư tưởng ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp Tính giai cấp của
hệ tư tưởng thể hiện ở chỗ hệ tư tưởng bao giờ cũng phản ánh, bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định
Tuy nhiên, để lý tưởng hoá hệ tư tưởng của giai cấp mình, các giai cấp thống trị trong xã hội thường tuyên truyền rằng hệ tư tưởng của giai cấp họ đại
Trang 8thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội hay nói một
cách trừu tượng: phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình thành một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng
duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến"! Trên thực tế, hệ tư tưởng của các giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp như giai cấp chủ nô, địa chủ, tư sản đều đại diện và bảo vệ lợi ích của một nhóm nhỏ thống trị, còn lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân bị chà đạp Chỉ có giai cấp vô sản, do địa vị kinh tế - xã hội của mình nên lợi ích của nó phù hợp, thống nhất với lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp lao động trong xã hội Cho nên, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản thực sự là hệ tư tưởng phản ánh và bảo vệ lợi ích chung, phổ biến của toàn xã hội Giai cấp vô sản muốn thực hiện lợi ích của giai cấp mình phải đồng thời và vĩnh viễn thực hiện lợi ích của mọi giai tầng trong xã hội
- Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải chứng minh rằng sản xuất tỉnh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị
Là giai cấp thống trị xã hội về mặt kinh tế, các giai cấp thống trị thiết
lập bộ máy cai trị, cầm quyền để duy trì địa vị thống trị về kinh tế của mình
Đồng thời, bằng bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị thực hiện việc sáng tạo, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp mình, biến hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tỉnh thần xã hội Các giai cấp, tầng lớp khác còn lại trong xã hội thường bị hệ tư tưởng, văn hoá của giai cấp thống trị xã hội nô dịch, chi phối
- Hệ tư tưởng mang tính khái quát hoá, trừu tượng hoá cao và có tính ổn
định tương đối
Khác với tâm lý xã hội là những tình cảm, tâm trạng, mong muốn được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sinh hoạt vật
Trang 9
>
chất thường ngày, hệ tư tưởng là sản phẩm của quá trình khái quát hoá, trừu
tượng hoá của tư duy các nhà tư tưởng đại diện cho lợi ích của giai cấp thống
trị xã hội Hệ tư tưởng thuộc cấp độ của ý thức lý luận
- Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý khoa học
Chân lý là sự phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan Tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn, vì vậy chan lý là khách quan Trong khi đó, hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định lại phản ánh hiện thực thông qua lăng kính của các
nhà tư tưởng đại biểu, đại điện cho lợi ích của giai cấp ấy Vì vậy, hệ tư tưởng
không phải lúc nào cũng mang tính chân lý, khoa học Hệ tư tưởng mang tính
khoa học khi nó phản ánh chính xác, khách quan các quan hệ vật chất của xã
hội Còn khi nó phản ánh các mối quan hệ vật chất dưới đạng sai lầm, hư ảo,
xuyên tạc thì hệ tư tưởng ấy mang tính phản khoa học Thông thường, hệ tư tưởng của giai cấp đang lên, đại điện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ thì mang tính khoa học Ngược lại, hệ tư tưởng của giai cấp lỗi thời, phản động về phương diện lịch sử thì phản khoa học vì để tồn tại được nó phải phản
ánh xuyên tạc hiện thực
Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - hệ tư tưởng của glai cấp công nhân, của Đảng, của dân tộc ta - là chân lý của thời đại Bởi vì,
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh đúng đắn xu thế phát
triển khách quan của xã hội loài người, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của toàn thể loài người tiến bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam
1.1.3 Quan hệ tư tưởng, quá trình tư tưởng và thiết chế tư tưởng
1.1.3.1 Quan hệ tư tưởng
Trang 10lợi ích của giai cấp mình Quá trình sản xuất và tái sản xuất ra hệ tư tưởng để phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp là chủ thể hệ tư tưởng sẽ làm xuất hiện
các quan hệ tư tưởng Quan hệ tư tưởng là quan hệ giữa người và nguoi trong
quá trình sản xuất và tái sản xuất hệ tư tưởng, là sự phản ánh của quan hệ sản xuất, quan hệ vật chất của xã hội trong ý thức của con người
Quá trình sản xuất, tái sản xuất, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng làm
xuất hiện các quan hệ tư tưởng sau:
- Quan hệ nhận thức, sáng tạo hệ tư tưởng Quan hệ này chỉ rõ ai là
người sáng tạo hệ tư tưởng, ai là chủ thể đích thực của một hệ tư tưởng
- Quan hệ trao đổi, truyền bá hệ tư tưởng, tư tưởng trong xã hội Quan hệ này chỉ rõ việc trao đổi, truyền bá và tiếp thu, tiếp nhận hệ tư tưởng, tư
tưởng được diễn ra theo phương thức nào: tự giác, bình đẳng, dân chủ hay áp
đặt, nô dịch, xâm lăng |
- Quan hệ đấu tranh tư tưởng: là một loại quan hệ tư tưởng xác định
trong đấu tranh tư tưởng thì ai là những chủ thể của cuộc đấu tranh đó
1.1.3.2 Quá trình tư tưởng
| Hoạt động sản xuất là một quá trình Trong sản xuất vật chất chúng ta
thấy có quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm vật
chất Trong sản xuất tỉnh thần, tư tưởng, hệ tư tưởng cũng làm xuất hiện các quá trình tư tưởng.Quá trình tư tưởng là những mắt khâu, những giai đoạn kế
tiếp nhau, tạo tiên đê và điêu kiện cho nhau của quá trình sản xuất và tái sản xuất ra hệ tư tưởng Quá trình tư tưởng bao gồm:
- Quá trình sản xuất hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng đề ra đường
lối, chính sách;
- Quá trình truyền bá hệ tư tưởng (có nhiều nhà nghiên cứu gọi là quá
trình tái sản xuất hệ tư tưởng);
- Quá trình lưu giữ hệ tư tưởng;
Trang 11Trong các quá trình đó, thường người ta quan tâm, lưu ý đến ba quá trình tư tưởng chủ yếu là quá trình sản xuất, sáng tạo ra hệ tư tưởng, quá trình truyền bá hệ tư tưởng và quá trình "vật chất hoá" hệ tư tưởng Ba quá trình này là nội dung chủ yếu của hoạt động tư tưởng hay của công tác tư tưởng
1.1.3.3 Thiết chế tư tưởng
Để đảm bảo cho các quá trình tư tưởng được thực hiện, giai cấp thống trị xã hội là chủ thể hệ tư tưởng thường thiết kế, xây dựng nên bộ máy những
cơ quan, những tổ chức có chức năng phát triển, truyền bá, "vật chất hoá" hệ
tư tưởng Đó là các thiết chế tư tưởng
Như vậy, /hiết chế tư tưởng là những cơ quan, tổ chức cùng những con người và cơ sở vật chất tương ứng nhằm thực hiện các quá trình tư tưởng Tương ứng với các quá trình tư tưởng diễn ra trong xã hội, các giai cấp là chủ
thể hệ tư tưởng thường xây dựng nên các thiết chế tư tưởng sau:
- Thiết chế sáng tạo hệ tư tưởng: Viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, trại sáng tác
- Thiết chế truyền bá, phổ biến: Học viện, trường học, các phương tiện
truyền thông đại chúng, các thiết chế xã hội - văn hoá
- Thiết chế lưu giữ, bản quản: Thư viện, bảo tàng, cơ quan lưu trữ - Thiết chế đào tạo người hoạt động tư tưởng: Học viện, nhà trường
Cần lưu ý rằng, để trở thành một thiết chế tư tưởng, một cơ quan, một tổ
chức làm công tác tư tưởng phải hội đủ ba yếu tố sau: (1) phải có bộ máy nhân
sự được tổ chức có hệ thống; (2) phải xây dựng hệ thống thể chế tức là hệ thống luật lệ, quy tắc, chuẩn mực để vận hành, định hướng mọi hoạt động của tổ chức;
(3) có cơ sở vật chất, trụ sở và thiết bị chuyên dùng cho các quá trình tư tưởng Nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì một cơ quan, một tổ chức không
thể gọi là một thiết chế tư tưởng được Đồng thời, việc xây dựng thiết chế tư
tưởng vững mạnh đòi hỏi chủ thể hệ tư tưởng phải chăm lo xây dựng đây đủ
Trang 121.2 CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG: KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ, CÁC BỘ
PHẬN CẤU THÀNH
1.2.1 Về khái niệm công tác tư tưởng
1.2.1.1 Cách tiếp cận khái niệm công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng xuất hiện kể từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp, theo đó xuất hiện hệ tư tưởng Công tác tư tưởng ra đời, tồn tại và
phát triển là để phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội thông qua
việc phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, biến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội và động viên, cổ
vũ con người trong xã hội đó tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chế
độ do giai cấp là chủ thể hệ tư tưởng thống trị
Đối với giai cấp vô sản, công tác tư tưởng ra đời trước và phát triển đồng thời với sự phát triển, trưởng thành của Đảng Cộng sản về chính trị, tư
tưởng và tổ chức Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: "Trong Đảng ta không có ngành nào già bằng ngành tuyên huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi"! Điều đó có nghĩa là trước khi thành lập Đảng, có một bộ phận tiên tiến của giới trí thức yêu nước và cách mạng đại diện cho g1ai cấp công nhân và nhân dân lao động tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị tiên để về mặt tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tuy nhiên, công tác tư tưởng là gì, cách tiếp cận nó như thế nào lại đang có những quan niệm khác nhau
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, có ba cách tiếp cận khái niệm công tác tư tưởng: Một là, tiếp cận công tác tư tưởng theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội; H4¡ là, tiếp cận
công tác tư tưởng theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư
Trang 13
tưởng của giai cấp vô sản; Ba là, tiếp cận công tác tư tưởng gắn liền với công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam!
Trên đây không phải là cách tiếp cận khái niệm công tác tư tưởng Các khái niệm công tác tư tưởng mà các tác giả nêu ra làm ví dụ cho cách tiếp cận trên thực tế chỉ là phạm vi bao quát của khái niệm công tác tư tưởng Ở cách tiếp cận thứ nhất, người ta nêu ra định nghĩa chung nhất về công tác tư tưởng cho mọi chế độ xã hội có giai cấp đối kháng Ở cách tiếp cận thứ hai, thực ra chỉ là khái niệm công tác tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội Còn cách tiếp cận
thứ ba chỉ là khái niệm công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nói về cách tiếp cận khái niệm công tác tư tưởng, theo chúng tôi, chỉ có
một cách duy nhất mà trong ba loại khái niệm nêu trên đã đề cập, đó là, tiếp
cận khái niệm, thực chất của công tác tư tưởng từ nhu cầu sản xuất và tái sản
xuất hay truyền bá hệ tư tưởng nhằm làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Nội dung cách tiếp cận đó như sau:
Con người có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thân Để thoả mãn nhu cầu vật chất, con người tổ chức các quá trình sản xuất vật chất Còn khi ở con người xuất hiện nhu cầu tinh thần thì cũng bắt đầu quá trình sản xuất ra sản
phẩm tinh thần để thoả mãn nhu cầu đó Khi xã hội loài người phân chia thành Blai cấp, giữa các giai cấp đối kháng nhau về lợi ích căn bản cũng nảy sinh
nhu cầu sản xuất ra hệ tư tưởng để luận chứng cho địa vị giai cấp mình và
phản ánh, bảo vệ lợi ích giai cấp mình, chống lại giai cấp đối lập, do đó lịch sử cũng bắt đầu quá trình đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ, đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu sản xuất và truyền bá các hệ tư tưởng Quá trình sản xuất và
truyền bá hệ tư tưởng làm xuất hiện các quan hệ tư tưởng, tức là quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất và truyền bá hệ tư tưởng (các quan hệ này là sự phản ánh về tỉnh thần của các quan hệ sản xuất) và các quá trình tư
Trang 14
tưởng, tức là quá trình sản xuất hệ tư tưởng (hình thành và phát triển hệ thống quan điểm lý luận), quá trình tái sản xuất hệ tư tưởng (truyền bá hệ tư tưởng),
quá trình biến tư tưởng thành sức mạnh vật chất, thành hành động của con người (“vật chất hoá” hệ tư tưởng)
Hệ tư tưởng là sự phản ánh của lợi ích giai cấp dưới hình thức lý luận cho nên nó mang bản chất giai cấp Vì vậy các quan hệ tư tưởng và quá trình tư tưởng cũng bị chỉ phối bởi lợi ích giai cấp Trong lịch sử loài người, các giai cấp có hệ tư tưởng, thông qua đội ngũ các nhà tư tưởng và hệ thống các thiết chế tư tưởng luôn tìm mọi cách tác động, chi phối các quan hệ tư tưởng và quá
trình tư tưởng nhằm biến hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng
thống trị trong đời sống tỉnh thần xã hội, động viên, cổ vũ mọi thành viên
trong xã hội tích cực hành động để xây dựng và bảo vệ chế độ Sự tác động
của chủ thể hệ tư tưởng đến các quan hệ tư tưởng và quá trình tư tưởng để đạt
mục đích đặt ra là công tác tư tưởng
1.2.1.2 Khái niệm công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là sự tác động của chủ thể hệ tư tưởng lên các quan
hệ tư tưởng và quá trình tư tưởng nhằm hình thành, phát triển và truyền bá hệ
tw tưởng, làm cho hệ t tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng chi
phốt, thống trị trong đời sống tỉnh thân xã hội, động viên, thúc đẩy con người tích cực hành động để xây dựng và bảo vệ chế độ
Công tác tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích
của Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa, biến hệ tw tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chỉ phối, thống trị trong đời sống tỉnh thân xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
Từ việc nghiên cứu khái niệm công tác tư tưởng, có thể rút ra ba vấn
Trang 15Một là, công tác tư tưởng chỉ xuất hiện và tồn tại khi có hệ tư tưởng, có các thiết chế tư tưởng và những người hoạt động tư tưởng Công tác tư tưởng, vì vậy, mang tính giai cấp và chỉ xuất hiện, tồn tại trong xã hội có giai cấp đối
kháng Khi giai cấp mất đi thì hệ tư tưởng cũng mất đi và cũng không còn
công tác tư tưởng
Đồng thời, cũng nên hiểu rằng không chỉ giai cấp vô sản tiến hành công
tác tư tưởng mà mọi giai cấp có hệ tư tưởng đều tiến hành công tác tư tưởng để
phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của mình |
Hai là, công tác tư tưởng xuất hiện và tồn tại để thực hiện hai mục đích
mà giai cấp thống trị đặt ra:
- Hình thành, phát triển, truyền bá, bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị xã hội, biến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Nói cách khác, công tác tư
tưởng thực hiện việc xây dựng kiến trúc thượng tầng của xã hội về mặt hình thái ý thức
- Động viên, cổ vũ con người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chế
độ xã hội mà giai cấp đóng vai trò chủ thể hệ tư tưởng là giai cấp thống trị
Ba là, công tác tư tưởng là một hoạt động xã hội đặc biệt và hoạt động
này mang tính quá trình Về cơ bản, công tác tư tưởng bao gồm ba quá trình
chủ yếu kế tiếp nhau, làm tiên đề, điều kiện cho nhau, đó là quá trình sản xuất, sáng tạo hệ tư tưởng; quá trình truyền bá hay "tái sản xuất" hệ tư tưởng và quá trình "vật chất hoá" hệ tư tưởng, biến hệ tư tưởng thành hiện thực
1.2.2 Về khái niệm công tác tư tưởng - văn hố; cơng tác tư tưởng,
lý luận và công tác tuyên giáo
1.2.2.1 Về khái niệm công tác tư tưởng - văn hoá
Hiện nay, trong các sách báo, tạp chí và trong thực tiễn hoạt động tư
tưởng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, chúng ta gặp cụm
Trang 16lập Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương
Lĩnh vực văn hoá ở đây được hiểu chủ yếu ở khía cạnh tư tưởng, chính trị của văn hoá Bởi vì, hệ tư tưởng bao giờ cũng là cốt lõi của một nên văn hoá trong xã hội có giai cấp Đảng ta nhiều lần khẳng định: "Văn hoá là nền
tang tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội”
Thực chất hai khái niệm công tác tư tưởng và công tác tư tưởng - văn hoá thống nhất với nhau và đồng nghĩa
1.2.2.2 Về khái niệm công tác tư tưởng, lý luận
Khái niệm công tác tư tưởng, lý luận được Đảng ta sử dụng chính thức trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá IX) "Về công tác t
tưởng, lý luận trong tình hình mới" Trong khái niệm này, từ tố lý luận được
dùng để nhấn mạnh nội dung lý luận, công tác lý luận trong tư tưởng và công tác tư tưởng Công tác tư tưởng, lý luận không phải là hai khái niệm, hai công tác khác nhau mà chỉ là một khái niệm, một công tác, nhưng nó được dùng khi - cần nhấn mạnh nội dung lý luận, vai trò trọng yếu của công tác lý luận trong công tác tư tưởng
1.2.2.3 Về khái niệm công tác tuyên giáo
Khái niệm công tác tuyên giáo ra đời gắn liền với sự tôn tại và hoạt
động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các cấp ở địa phương Công tác tuyên giáo là sự thống nhất biện chứng của công tác tư tưởng với công tác khoa giáo - một công tác có liên quan mật thiết đến con người, bao gồm công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình; công tác y tế; công tác thể thao; công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; công tác giáo dục - đào tạo và dạy nghề; công tác khoa học, công nghệ và môi trường Như vậy, công tác tuyên giáo bao hàm công tác tư tưởng và rộng hơn công tác tư tưởng
Theo một nghĩa hẹp hơn, đôi khi cụm từ công tác tuyên giáo dùng để chỉ hoạt động tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra của các tổ chức Đảng về lĩnh vực tư
Trang 171.2.3 Hệ thống các yếu tố, các bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là một hoạt động xã hội đặc thù và hoạt động này
mang tính quá trình Việc xác định công tác tư tưởng được cấu thành bởi những yếu tố, những bộ phận nào được dựa vào quan niệm trên về nó
1.2.3.1 Các yếu tố của hoạt động tư tưởng
Khi xem xét công tác tư tưởng như một hoạt động thì hoạt động này bao
giờ cũng do một chu thé tiến hành và tác động đến một đối zượng, một khách
thể nhất định nhằm đạt được mục đích đặt ra Muốn đạt tới mục đích, hoạt động đó phải có nội dung và được thực hiện bằng các phương pháp, hình thức
và những phương tiện cần thiết Đông thời, sau một chu trình tác động, hoạt
động đó phải đạt tới một iiệu quđ nhất định Vì vậy, công tác tư tưởng, khi xem xét như một hệ thống hoạt động, bao gồm những yếu tố cơ bản sau: chủ thể, khách thể, đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và hiệu quả
Chủ thể công tác tư tưởng là những giai cấp, những tổ chức, những cộng
_ đồng xã hội mà lợi ích của họ gắn liền với các hoạt động tư tưởng Nó bao gồm chủ thể của hệ tư tưởng (một giai cấp, một chính đảng); các cơ quan và
thiết chế tư tưởng được chủ thể hệ tư tưởng tổ chức ra, có chức năng sáng tạo, truyền bá, bảo quản, lưu giữ hệ tư tưởng (thường đồng nhất với hệ thống chính trị của giai cấp cầm quyền) và các nhà tư tưởng
Trong xã hội ta, chủ thể của công tác tư tưởng là toàn Đảng, là toàn bộ hệ thống chính trị và các cán bộ tư tưởng (bao gồm cán bộ chuyên trách và
Trang 18Đối tượng công tác tư ưởng là những người, những nhóm người (cộng
đồng, giai cấp, dân tộc, quốc gia, toàn nhân loại) chịu sự tác động về mặt tư
tưởng của chủ thể
Ở nước ta, đối tượng chủ yếu của công tác tư tưởng là cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân Đối tượng công tác tư tưởng còn là những lực lượng
xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước
Khách thể của công tác tư tưởng là đối tượng chịu sự tác động về mặt tư tưởng của chủ thể Cho nên, khách thể mà công tác tư tưởng tác động đến là ý `
thức và hành vi, là nhận thức, thái độ, niềm tin và hành động của cá nhân, tập
thể, tầng lớp, giai cấp trong toàn xã hội; là ý thức xã hội Khách thể của
công tác tư tưởng còn là các quan hệ xã hội của con người và điều kiện xã hội khách quan nơi con người với tư cách là đối tượng của công tác tư tưởng đang
sống và hoạt động Bởi vì tác động làm thay đổi các quan hệ xã hội và điều
kiện xã hội khách quan của con người là tác động gián tiếp, nhưng sâu xa làm cho ý thức, thái độ, hành vi của con người thay đổi
Mục đích công tác tư tưởng là sự phản ánh những kết quả mong muốn đạt tới; là sự dự báo từ trước về sản phẩm tương lai của hoạt động tư tưởng
Mục đích chung, bao quát của công tác tư tưởng là hình thành một kiểu ý thức
hệ tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội hay một kiểu kiến trúc thượng
tầng nhất định và hình thành một loại hình tính tích cực xã hội của con người
Trong chủ nghĩa xã hội, mục đích công tác tư tưởng là hình thành, phát
triển ý thức xã hội chủ nghĩa và hình thành tính tích cực xã hội của xã hội xã
hội chủ nghĩa
Nội dung công tác tư tưởng là nội dung các loại hoạt động mà chủ thể
công tác tư tưởng phải tiến hành nhằm thực hiện mục đích đặt ra Nội dung
công tác tư tưởng cũng có thể hiểu là những gì cần chuyển tải đến đối tượng
Trang 19Phương pháp công tác tư tưởng là con đường, cách thức mà chủ thể sử
dụng để truyền đạt và đối tượng sử dụng để lĩnh hội, tiếp nhận nội dung nhằm đạt mục đích đặt ra Phương pháp công tác tư tưởng trước hết do đối tượng quy
định, đồng thời còn do mục đích và nội đung quy định
Hình thức công tác tư tưởng là hình thức tổ chức hoạt động truyền bá và
tiếp nhận nội dung của chủ thể và đối tượng Hình thức công tác tư tưởng rất đa dạng, phong phú Việc lựa chọn hình thức nào là do đối tượng và nội dung quy định
Phương tiện công tác tư tưởng là những vật mang nội dung và phương pháp tác động tư tưởng, là những công cụ công tác của chủ thể và công cụ mà nhờ nó đối tượng tiếp nhận, lĩnh hội nội dung
Hiệu quả công tác tư tưởng là sự so sánh giữa kết quả mà công tác tư tưởng đạt được với mục đích của công tác tư tưởng được đặt ra trong một điều kiện xã hội nhất định và với một chỉ phí nhất định Hiệu quả cũng là một yếu tố của hoạt động tư tưởng Nó tham g1a vào hoạt động này như là yếu tố điều chỉnh, là kênh thông tín phản hồi, là kết quả của chu trình tác động tư tưởng
này nhưng lại là xuất phát điểm của chu trình tác động mới, tiếp theo
1.2.3.2 Các bộ phận cấu thành (hay các hình thái) của công tác tự tưởng Là một quá trình liên tục gồm nhiều khâu, các bộ phận kế tiếp nhau,
công tác tư tưởng bao gồm ba quá trình cơ bản: quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng để đề ra đường lối, chính sách; quá trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lối, chính sách, (tái sản xuất hệ tư tưởng); quá trình biến hệ
tư tưởng, đường lối, chính sách thành hiện thực ("vật chất hoá" hệ tư tưởng)
Trang 20đẩy quân chúng tích cực hành động nhằm hiện thực hoá hệ tư tưởng và đường
lối, chính sách ấy |
Tất cả các yếu tố, các bộ phận trên đây tác động, quy định lẫn nhau và hình thành nên hệ thống công tác tư tưởng Hệ thống này vận hành theo những quy luật của lĩnh vực tư tưởng
Công tác tư tưởng với tư cách là một hệ thống hoạt động và các thành tố của nó chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội và
văn hoá - xã hội trong một chế độ xã hội nhất định Chính vì Vậy, công tác
tư tưởng mang bản chất giai cấp sâu sắc và có tính chất lịch sử cụ thể
Các thành tố của công tác tư tưởng là đối tượng nghiên cứu của khoa học công tác tư tưởng Những khái niệm về các thành tố đó chính là những khái niệm cơ bản của khoa học công tác tư tưởng
Trên cơ sở phân tích các yếu tố, các bộ phận cấu thành của công tác tư
tưởng, có thể khái quát, rút gọn và thể hiện chúng cũng như mối quan hệ, sự ˆ vận hành của chúng theo sơ đồ sau:
Cấu trúc và hoạt động của công tác tư tưởng ———, - a Phuong | Phản hồi Mục đích Nội dung pháp liên hệ ngược) CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG | | |
Chủ thể Công tác Công tác Công tác Khách thể/|T:e1 quả
Trang 21Trong thực tiễn xã hội, công tác tư tưởng được tiến hành bởi nhiều chủ thể, tác động đến nhiều tâng lớp đối tượng nhằm đạt tới những mục đích khác
nhau Các chủ thể của công tác tư tưởng lại được tổ chức theo cấp hành chính
của hệ thống chính trị và thực hiện sự tác động về mặt tư tưởng đến đối tượng theo cả chiều ngang và chiều dọc Chính vì vậy, trong công tác tư tưởng xuất
hiện vấn đề quy mô và cấp độ của công tác này
1.2.3.1 Về quy mô của công tác tư tưởng
Quy mô của công tác tư tưởng là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi tác
động của công tác tư tưởng do một chủ thể tiến hành Theo cách hiểu này, có
công tác tư tưởng của Đảng, công tác tư tưởng của Nhà nước, công tác tư
tưởng của các tổ chức chính trị - xã hội và công tác tư tưởng của các tổ chức
xã hội, xã hội - nghề nghiệp |
- Công tác t tưởng của Đảng là công tác tư tưởng được tiến hành bởi toàn bộ hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội khác tác động đến mọi thành
viên trong xã hội nhằm mục đích hình thành ý thức xã hội chủ nghĩa, nói
khác, hình thành kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa về mặt hình thái ý
thức và động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Liên quan đến khái niệm công tác tư tưởng của Đảng là khái niệm công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng Công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng có mục đích xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tiên phong về tư tưởng, chặt chẽ về tổ chức và trong sạch về đạo đức, lối sống Chủ thể của công tác tư tưởng trong Đảng là toàn Đảng (bao gồm tất cả các tổ chức Đảng, các cấp uỷ Đảng và mọi đảng viên) còn đối tượng của công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng là toàn thể đảng viên
Trang 22xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa Trong việc thực hiện các chức năng này có một chức năng quan trọng
là xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa về mặt hình thái ý thức
Như vậy, công tác tư tưởng của Nhà nước là công tác tư tưởng do Nhà
nước xã hội chủ nghĩa tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tác động đến mọi công dân trong xã hội nhằm xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa
về mặt hình thái ý thức, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa
nhằm làm cho hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật) trở thành nhân tố chỉ phối,
thống trị trong đời sống tinh thân xã hội, động viên, cổ vũ mọi công dân tích
Cực, tự giác tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Công tác tư tưởng của các tổ chức chính trị - xấ hội (Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân như: Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội Cựu chiến
binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân ) là công tác tư tưởng do các tổ
chức chính trị - xã hội tiến hành, tác động đến các hội viên của tổ chức đó nhằm truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các
hội viên của tổ chức, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật trở thành nhân tố chi
phối, thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác của mọi thành viên trong xã hội tham gia sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc
Như vậy, công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính tri - xã hội tuy do các chủ thể khác nhau tiến hành, thực hiện sự tác động đến các
đối tượng khác nhau nhưng tựu trung đều nhằm mục đích là làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trở thành nhân tố thống trị trong đời sống
tinh thần cá nhân và xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác sáng tạo
của mọi giai tầng xã hội tham gia xây đựng và bảo vệ chế độ
Trang 23Công tác tư tưởng trên quy mơ tồn xã hội do nhiều chủ thể tiến hành
nhưng đồng thời cũng diễn ra theo cấp hành chính bởi vì, ở nước ta, các chủ
thể công tác tư tưởng (Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ) được
bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã, theo đó hệ thống chính trị và hệ thống
công tác tư tưởng cũng được tổ chức theo bốn cấp đó
- Công tác tư tưởng của toàn quốc là công tác được tiến hành trên quy mô cả nước, do toàn bộ hệ thống chính trị tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tác động đến mọi cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương
- Công tác t tưởng của cấp tỉnh là công tác tư tưởng do hệ thống chính trị và các thiết chế tư tưởng trên quy mô cấp tỉnh tiến hành, tác động đến cán bộ, đẳng viên và các tầng lớp nhân dân của tỉnh đó Nó còn bao hàm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền cấp tỉnh đối với cấp dưới trực tiếp
về lĩnh vực công tác tư tưởng
- Công tác t tưởng của cấp huyện là công tác tư tưởng do hệ thống chính trị và các thiết chế tư tưởng khác trên quy mô cấp huyện tiến hành, tác động đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân của huyện đó Công tác tư tưởng của cấp huyện bao hàm cả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cap uy và chính
quyền cấp huyện đối với cấp dưới trực tiếp về lĩnh vực công tác tư tưởng
- Công tác tư tưởng của cấp xã (xã, phường, thị trấn) là công tác tư tưởng do hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội khác tiến hành, tác động đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân của xã, phường, thị trấn đó Công tác tư tưởng ở cấp hành chính cuối cùng này còn bao hàm sự tác động, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền cấp trên về lĩnh vực công tác tư tưởng
Trang 24Chương 2
QUÁ TRÌNH TƯ TƯỞNG
VÀ HÌNH THÁI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
Khi xem xét công tác tư tưởng như một quá trình, bao gồm từ việc sáng tạo ra hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng đề ra đường lối chiến lược, sách
lược của một giai cấp, một chính đảng đến việc truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hiện thực hoá đường lối trong thực tiễn, V.I.Lênin cho rằng, công tác tư tưởng có ba hình thái tương ứng với ba quá trình tư tưởng chủ yếu Hình thái công tác lý
luận tương ứng với quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và đường lối chính trị của chủ thể hệ tư tưởng; hình thái công tác tuyên tuyên và hình thái công tác cổ động tương ứng với quá trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chính trị trong quần chúng, thúc đẩy, cổ vũ quần chúng tích cực hành động để hiện
thực hoá hệ tư tưởng và đường lối chính trị trong thực tiễn
Quá trình tư tưởng Hình thái công tác tư tưởng
Quá trình sáng tạo hệ tư tưởng _ Công tác lý luận
Quá trình truyền bá hệ tư tưởng Công tác tuyên truyền
Quá trình "vật chất hoá"hệtưtưởn | Cong taccddong —
Các quá trình tư tưởng, theo đó là các hình thái công tác tư tưởng có mối liên hệ nội tại với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau như những quá trình bộ phận, như những giai đoạn kế tiếp nhau của cùng hoạt động tư tưởng
chỉnh thể Tuy nhiên, từng quá trình tư tưởng, từng hình thái công tác tư tưởng
có tính độc lập tương đối, có nội dung, đặc điểm, phương thức hoạt động khác
nhau, tạo ra nét đặc thù riêng biệt của từng quá trình, từng hình thái Chương
này tập trung làm rõ sự tương quan giữa quá trình tư tưởng và hình thái công
Trang 252.1 QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN
2.1.1 Quá trình sáng tạo hệ tư tưởng
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, hệ tư tưởng bao giờ cũng là của một >
_giai cấp nhất định V.I.Lênin đã từng khẳng định: "Trong một xã hội bị những
sự đối kháng giai cấp chia rẽ thì không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc ở
trên các giai cấp"!,
Tuy nhiên không phải mọi giai cấp tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp đều có hệ tư tưởng của mình Giai cấp nông nô, g1aI cấp nông dân có
tư tưởng của mình nhưng không có điều kiện và khả năng phát triển tư tưởng
của mình thành hệ tư tưởng độc lập Chỉ có những giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới, trở thành giai cấp thống trị xã hội mới có khả năng
và điều kiện phát triển tư tưởng của mình thành một hệ tư tưởng độc lập,
chiếm địa vị thống trị trong đời sống tỉnh thân xã hội Đó là giai cap chủ nô, đại diện cho phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ; giai cấp địa chủ phong kiến đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến, glai cấp tư sản đại điện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
Quá trình hình thành, phát triển của một hệ tư tưởng gắn liền với sự ra
đời, phát triển và trưởng thành của giai cấp là chủ thể hệ tư tưởng đó Giai cấp
thống trị xã hội thường tự ý thức được sứ mệnh và lợi ích của Ø1lai cấp mình nên liên kết với nhau trong đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp Trong quá trình đấu tranh đó, họ cần có một vũ khí tư tưởng, lý luận để phản ánh, bảo vệ cho lợi ích cơ bản của giai cấp mình, vì vậy họ tổ chức nên một đội ngũ những nhà nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng, phát triển hệ tư tưởng cho giai cấp
của họ Ph Ăngghen đã viết "Hệ tư tưởng là một quá trình do con người mệnh
danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý thức"? Có thể nói, hệ tư tưởng cổ đại được hình thành, phát triển bởi các nhà triết học cổ đại Hệ tư
Trang 26
tưởng phong kiến ở Trung Quốc được hình thành, phát triển bởi các nhà Nho; ở
Ấn Độ thì do các nhà hoạt động tôn giáo Hệ tư tưởng tư sản được hình thành do các nhà triết học khai sáng Hệ tư tưởng vô sản được hình thành bởi cáclãnhtu _ cách mạng của giai cấp công nhân như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.LLênin Tuy
nhiên, để trở thành nhà tư tưởng của một giai cấp nhất định, các nhà tư tưởng,
dù xuất thân từ thành phần giai cấp nào, đều phải tự nguyện là người đại diện và
tự giác đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp là chủ thể hệ tư tưởng
Quá trình sáng tạo hệ tư tưởng được thực hiện thông qua công tác lý luận
2.1.2 Công tác lý luận
2.1.2.1 Khái niệm công tác lý luận
Công tác lý luận là một bộ phận của công tác tw tưởng hướng vào việc nghiên cứa, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng-
giai cấp công nhân, nghiên cứa và tổng kết thực tiễn cách mạng nhằm xây
dựng hệ thống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường
lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước, đấu tranh, phê phán
các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch
Công tác lý luận, theo quan niệm trên tương ứng với quá trình sang tao hệ tư tưởng và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Nó không bao hàm công tác giáo dục lý luận Bởi lẽ, công tác giáo dục lý luận thuộc quá
trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lối, chính sách Nó là một mặt của công tác tuyên truyền, thuộc nội hàm khái niệm tuyên truyền Như vậy, công tác lý luận đồng nghĩa với công tác nghiên cứu lý luận
2.1.2.2 Vai trò của công tác lý luận
Trong tác phẩm Làm gì?, V.I.Lênin nêu luận điểm nổi tiếng: "Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng"! Luận điểm
đó đã khẳng định vai trò động lực to lớn, vai trò là kim chỉ nam của lý luận cách mạng đối với phong trào cách mạng Lịch sử đấu tranh của giai cap vo
Trang 27
sản đã chứng minh rằng, họ chỉ trở thành giai cấp "vì mình" khi có lý luận chủ
nghĩa Mác soi đường Ở Việt Nam, vào năm 1911, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ra đitm đườngcúu _
| nước, thực chất là đi tìm một lý luận cách mạng mới Tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng nên lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đại mới Từ đó, phong trào cách mạng
nước ta phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy và giành được những thắng lợi có ý
nghĩa lịch sử toàn thế giới Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví lý luận như bó đuốc sơi đường, không có lý luận thì như người mù đi trong đêm
tối, lần mãi không thấy đường ra
V.I.Lênin đã khái quát quy luật về sự ra đời của các Đảng cộng sản là sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân Người còn khẳng định: “ chỷ đẳng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới
có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong"!
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Điều đó có nghĩa
rằng lý luận Mác - Lênin là tiên đề lý luận cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Trong quá trình lãnh đạo cách mang, Dang ta rat coi trọng lý luận và
công tác lý luận, luôn xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nên tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), Đảng ta khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tang tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”?
Nhờ giữ vững ngọn cờ lý luận Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo lý luận đó vào
thực tiễn Việt Nam thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi chông gai, giành được những thắng lợi có ý
nghĩa lịch sử Việc chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và các nước
Trang 28
Đông Âu vừa qua chỉ chứng minh một chân lý: xa rời lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, để chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại thao túng thì không tránh khỏi kết quả b¡ thảm cho các phong trào xã hội chủ nghĩa
_ Sớm phát hiện ra những khiếm khuyết của mô hình kinh tế kiểu cũ,
Đảng ta đã từng bước đề ra những chủ trương, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo hướng đổi mới Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta chủ trương tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế Vấn đề đặt ra là đổi mới nhưng vẫn đứng vững trên
nền tảng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sao cho
đúng hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn, đồng thời phải nắm được thực tiễn đất nước đầy đủ hơn để vận dụng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
xây dựng nên hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam trong thời đại mới Để làm được điều đó, một mặt phải chống giáo điều, xơ cứng dẫn đến trì trệ, bảo thủ; mặt khác đề phòng khuynh hướng lệch lạc, nhân danh “sáng tạo” để đưa các quan điểm cơ hội,
xét lại hữu khuynh vào sự nghiệp đổi mới, làm cho cách mạng đi chệch con đường đã chọn
Qua 30 năm đổi mới, chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới nói riêng và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung còn đặt
ra rất nhiều vấn đề lý luận cần phải tiếp tục giải đáp Điều đó đòi hỏi Đảng ta
phải không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ để ngang tầm với việc giải quyết các nhiệm vụ cách mạng, và đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng Đảng hiện nay
Trên mặt trận tư tưởng, công tác lý luận là hình thái gift vai tro trọng
Trang 29Vì công tác lý luận có vai trò quan trọng như vậy, đặc biệt là trong tinh hình nước ta hiện nay, nên ngày 28-3-1992, ngay trong phiên họp đầu tiên, Bộ
Chính trị (khoá VII), đã ra Nghị quyết 01/NQ-TW về công tác lý luận trong _
_ giai đoạn hiện nay Ngày 18-2-1995, để chuẩn bị cho Đại hội VII, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 09/NQ/TW về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5
khoá IX cũng chỉ rõ phải tăng cường tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận,
bảo đảm cụ thể hoá, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng một cách đúng đắn và sáng tạo Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khoá X đã đưa ra những quan điểm mới về vai trò của công tác tư tưởng, lý luận trước yêu cầu mới: “Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng: là lĩnh
vực trọng yếu để xây dựng, bồi đấp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên
truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách
mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý
luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”' Đó chính là những định hướng cơ bản
để tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu lý luận phục vụ sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh
quốc tế phức tạp hiện nay |
2.1.2.3 Đặc điểm công tác lý luận
- Tính sáng tạo của công tác lý luận: Thực chất công tác lý luận là quá
trình sáng tạo ra hệ tư tưởng và đường lối chính trị của một giai cấp Đây là
lĩnh vực hoạt động đồi hỏi năng lực tư đuy trừu tượng và năng lực khái quát
cao Bởi vì từ vô vàn hiện tượng, sự kiện trong đời sống (lịch sử và hiện tại,
trong nước và thế giới ) rút ra được hệ thống những luận điểm phản ánh bản
chất và các quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là một việc
Trang 30không đơn giản Có thể nói tính sáng tạo ở trình độ cao là đặc điểm đầu tiên
của công tác lý luận
- Tính chính trị của công tác lý luận: Công tác lý luận đề cậpở đây là _
công tác lý luận-chính trị Mà chính trị theo V.I.Lênin, liên quan đến số phận hàng triệu con người Nó liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc, đến lợi ích mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong toàn xã hội Do đó, đặc điểm công tác lý luận của Đảng là sự thống nhất hữu cơ giữa nó với chính trị Lý luận ở đây phục vụ trực tiếp chính trị; nó là cơ sở khoa học của chính trị, thậm chí quan
điểm lý luận nhiều khi trực tiếp đã là chính trị Đương nhiên, vẫn không thể đồng nhất chính trị, với lý luận chính trị, với khoa học v.v
Do những đặc điểm trên, công tác lý luận đòi hỏi đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này phải rất vững vàng, nhạy bén về chính trị,
đồng thời phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú,
có năng lực tư duy khái quát và có tác phong làm việc tỉ mỉ, thận trọng Cũng do những đặc điểm đó mà các cơ quan quản lý công tác lý luận phải
quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động nghiên cứu lý luận được tiến hành
một cách thuận tiện, đặc biệt là cung cấp thông tin và tạo không khí dân chủ, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo
Những đặc điểm trên chỉ rõ những đặc thù của công tác lý luận Không nên vì thế mà hiểu rằng công tác lý luận chỉ là công việc của mỘt số cơ quan,
một số cấp và một số người nhất định Công tác lý luận là cơng tác của tồn Đảng, của tất cả các cấp bộ Đảng, kể cả cấp cơ sở vì yêu cầu nâng cao năng lực tư duy lý luận là yêu cầu chung đối với toàn Đảng Tuy rằng mỗi cấp có những nội dung và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng nếu năng lực lý luận kém thì dù công tác ở cấp nào cũng khơng hồn thành tốt nhiệm vụ, vì cấp nào
cũng phải vận dụng các quan điểm lý luận gắn với tổng kết thực tiễn để hình
Trang 312.2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ HỆ TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN
2.2.1 Quá trình truyền bá hệ tư tưởng SỐ
- Quá trình truyền bá hệ tư tưởng là một khâu, một giai đoạn, một phân khúc của quá trình tư tưởng Tiếp nối quá trình sáng tạo hệ tư tưởng là quá trình truyền bá hệ tư tưởng trong xã hội,biến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần xã hội và động viên, cổ vũ
con người hành động vì lợi ích của giai cấp chủ thể hệ tư tưởng
Sang tao ra hệ thống tư tưởng, lý luận, xây dựng nên hệ tư tưởng của mình không phải là mục đích tự thân của giai cấp thống trị xã hội Trong quá
trình phát triển, hoàn thiện hệ tư tưởng của mình, các giai cấp thống trị luôn
lấy việc truyền bá sâu rộng hệ tư tưởng đó trong xã hội, làm cho chúng trở thành nhân tố chỉ phối, thống trị đời sống tinh thần xã hội và hiện thực hoá hệ tư tưởng đó trong đời sống làm mục đích
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng sản cũng lấy việc truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho chúng trở thành nhân tố chỉ phối, thống trị trong xã hội
xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lối, quan điểm của
Đảng trở thành hiện thực sinh động là mục đích công tác tư tưởng của mình Cũng giống như quá trình sáng tạo hệ tư tưởng, quá trình truyền bá hệ
tư tưởng không chỉ do chủ thể hệ tư tưởng tiến hành mà còn được đội ngũ
những người hoạt động tư tưởng do giai cấp thống trị xây dựng nên thực hiện
Quá trình truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội diễn ra không đơn phương, một chiều Trái lại, nó diễn ra gắn liền với cuộc đấu
tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ Chính vì vậy, quá trình tư tưởng không
chỉ là quá trình truyền bá hệ tư tưởng chính thống của giai cấp đại diện cho
hình thái kinh tế - xã hội đương thời mà còn bao gồm quá trình đấu tranh về
Trang 32Quá trình truyền bá hệ tư tưởng ở nước ta có các nội dung cốt lõi sau: - Truyền bá nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc biệt coi trọng việc _ tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị và các giá trị chính trị cho cán bộ, đẳng
viên và các tầng lớp nhân dân;
- Tuyên truyền cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết, quan điểm, chủ trương của Đảng, hiến pháp, pháp luật và chính sách của Nhà nước
- Tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị của cách mạng trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước;
- Thông tin có tính định hướng về tình hình chính trị và những sự kiện
chính trị diễn ra trong nước, thế giới
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nên tảng tư
tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam
2.2.2 Công tác tuyên truyền
2.2.2.1 Khái niệm tuyên truyền và công tác tuyên truyền
-Khái niệm tuyên truyền:Trong tiếng La tinh, “tuyên truyền” (Propaganda)
là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó Trong tác phẩm “Người tuyên
truyền và cách tuyên truyền", Hồ Chí Minh cho rằng: "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm"!
Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện
khoảng trên bốn trăm năm trước đây, được nhà thờ La mã sử dụng để chỉ hoạt
động của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Kitô Sau này, thuật ngữ tuyên truyền được sử
dụng một cách rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thể (như ngôn ngữ, hình ảnh, đạo cụ ) nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của người khác và hướng họ đến một khuynh hướng nhất định)
' Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.162
Trang 33Trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá
những quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm
biến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của ˆ
quân chúng Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất định phù hợp với
lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tế phù hợp với thế giới quan ấy Như vậy, tuyên truyền theo nghĩa hẹp chính là tuyên
truyền tư tưởng, tuyên truyền chính trị mà mục đích của nó là hình thành trong đối tượng tuyên truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tính tích cực xã hội của con người
Tuyên truyền có nhiều kiểu loại tuỳ theo cách phân chia Nếu phân theo tính chất hệ tư tưởng mà nó truyền bá thì có tuyên truyền tư sản và tuyên
truyền vô sản Nếu phân theo nội dung mà nó truyền tải thì có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị, tuyên truyền văn hoá Nếu phân theo phạm vi
tác động đến đối tượng thì có tuyên truyền cá biệt (cho một người), tuyên
truyền nhóm và tuyên truyền đại chúng (cho đông người) Nếu phân theo
phương thức tác động thì có tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng hay tuyên truyền trực
tiếp và tuyên truyền gián tiếp Người ta lại còn phân tuyên truyền thành tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoaiv.v và v.v
- Khái niệm công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của công tác tw tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quân chúng, xây dựng cho quân chúng thế
giới quan phà hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quân chúng hành động theo thế giới quan và niêm tin đó
Trang 34thành nhân tố chỉ phối, thống trị trong đời sống tỉnh thân của xã hội; động
viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
đựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2.2.2.2 Vai trò của công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng: cũng như trong tiến trình phát triển của xã hội loài người Vai trò quan trọng của
công tác tuyên truyền thể hiện ở chỗ, nó truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách
mạng trong xã hội, trước hết là trong các lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng, góp phần tổ chức các phong trào cách mạng, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, lý luận và con người cho các cuộc cách mạng Chính vì vậy, trong
các thời kỳ vận động cách mạng, vào “đêm trước" của một cuộc cách mạng cũng
như trong toàn bộ tiến trình các cuộc cách mạng xã hội thường xuất hiện các nhà tư tưởng, các nhà tuyên truyền kiệt xuất, những “vĩ nhân đi bằng đầu" mà tên tuổi và sự nghiệp của họ gắn liền với các cuộc cách mạng ấy Công tác tuyên truyền, vì vậy trở thành một công tác cách mạng và là công tác cách mạng đầu
tiên của bất kỳ giai cấp cách mạng và tổ chức cách mạng nào
Ở nước ta, công tác cách mạng đầu tiên mà Bác Hồ tiến hành sau khi
tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng của thời đại chính là công tác tuyên truyền
Năm 1925, khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã mở những lớp
huấn luyện cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam Nội dung chủ yếu của chương trình huấn luyện, đào tạo cán bộ lúc bấy giờ là truyền bá những vấn đề
cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác-Lênin, về lý luận và phương pháp cách mạng,
về đạo đức cách mạng
C.Mác đã viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật
Trang 35vào quần chúng"! Vai trò của công tác tuyên truyền chính là làm cho “Tý luận thâm nhập vào quân chúng" để qua đó “trở thành lực lượng vật chất"
Sự giác ngộ của quần chúng về lý tưởng và nhiệm vụ cách mạng là một
sức mạnh, thậm chí còn là nguồn gốc của các sức mạnh khác Vì vay, tao ra su
giác ngộ của đa số quần chúng có nghĩa là tạo nên nguồn sức mạnh vô địch Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây đựng tổ quốc của nhân dân ta trong mấy chục năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh
một cách hùng hồn chân lý đó
Là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng Đảng vững mạnh
Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta Chính nhờ công tác tuyên truyền mà chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào
quần chúng lao động, giúp họ giác ngộ về con đường cách mạng lật đổ chế độ
cũ, xây dựng chế độ mới, về sức mạnh đấu tranh cứu bản thân mình, về vai trò, sứ mệnh, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tự nguyện di theo Dang, tự nguyện gla nhập Đảng, làm cho đội ngũ của Đảng ngày càng mở rộng Đồng thời, thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, giáo dục về phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đảng viên công tác tuyên truyền góp phần xây dựng Đảng thường xuyên vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, trong sáng về đạo đức, lối sống -
Công tác tuyên truyền góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam có ý thức làm
chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức và sức khoẻ; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng
Công tác tuyên truyền còn góp phân đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị của Đảng, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà
Trang 36
bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội
Vì cơng tác tuyên truyền có vai trò cực kỳ quan trọng nên trong đấu
ranh giai cấp, không chỉ giai cấp cách mạng mà cả giai cấp phản động déu cũng rất coi trọng hoạt động tuyên truyền Có thể nói, cuộc đấu tranh tư tưởng thông qua hoạt động tuyên truyền là cuộc đấu tranh rất phức tạp, tĩnh vi, gay
gắt và quyết liệt Hơn ai hết, những người cách mạng hiểu rất rõ vai trò của
công tác tuyên truyền trong sự nghiệp cách mạng mà họ tiến hành Trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp năm 1923, Bác Hồ đã viết "muốn thực hiện lý tưởng giải phóng đồng bào, giành độc lập cho Tổ quốc, phải đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra
đấu tranh giành tự do, độc lập"!
Tuyên truyền là hoạt động đa dạng và phức tạp nhằm giáo dục, vận động, thuyết phục quần chúng hiểu, tin và quyết tâm hành động theo đường lối cách mạng của Đảng Để thực hiện công việc khó khăn, phức tạp đó, cán bộ tuyên
truyền phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin sắt đá, có tri thức đầy đủ, có trình độ nghề nghiệp tinh thông, nhiệt tình và sức sáng tao cao
2.3 QUA TRINH "VAT CHAT HOA" HE TU TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC
CO DONG
2.3.1 Quá trình "vật chất hoá" hệ tư tưởng
“Vat chất hoá” hệ tư tưởng là một thuật ngữ ước lệ, biểu trưng dùng để
chỉ quá trình động viên, cổ vũ, khích lệ đối tượng tích cực, tự giác hành động
biến hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối thành hiện thực
"Vật chất hoá" là đòi hỏi khách quan của quá trình truyền bá hệ tư
tưởng, bởi lẽ hệ tư tưởng sau khi được đối tượng nhận thức, sẽ chuyển hoá
thành niềm tin, thành động lực của hành động, tự nó thôi thúc đối tượng tích
Cực, tự giác thực hiện những mục tiêu, lý tưởng mà chủ thể hệ tư tưởng đặt ra
và được phản ánh trong nội dung hệ tư tưởng
Trang 37
Lời chỉ dẫn của C.Mác "lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng" có ý nghĩa phương pháp luận hết sức to lớn để lý giải nội dung quá trình "vật chất hoá" hệ tư tưởng
Thực tiên quá trình sản xuất vật chất và quá trình tư tưởng chỉ ra rằng,
hệ tư tưởng sau khi thâm nhập vào ý thức quân chúng thì sẽ tham gia vào quá trình "vật chất hoá”, tự nó được "vật chất hoá", được hiện thực hoá trong đời sống thực tiễn xã hội Hệ tư tưởng tham gia vào quá trình sản xuất vật chất dưới dạng kiến thức, ý thức, trí tuệ, ý chí, sự nhiệt tình, đam mê, óc sáng tạo: và thẩm mỹ Ở trình độ tư duy khái quát cao hơn cũng thấy rằng, nếu không có một hệ tư tưởng khoa học được cụ thể hoá trong các cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết, chính sách đúng đắn thì không thể có được các thành tựu của sự
phát triển xã hội thể hiện dưới dạng vật chất Một sản phẩm vật chất được sản
xuất ra không chỉ là kết quả của việc sử dụng tư liệu lao động, công cụ lao động vật chất và sức lao động của con người mà còn là kết quả của quá trình vật hoá lao động trí tuệ của người lao động Ngay cả sự tiêu dùng vật chất, khuyến khích con người tích cực lao động bằng các lợi ích vật chất cũng cần
có sự định hướng đúng đắn của tư tưởng khoa học Động viên tư tưởng, nuôi dưỡng khát vọng sáng tạo của con người là tiền đề của tính tích cực lao động,
là nhân tố tạo nên năng suất lao động cao, hiệu quả lao động lớn hơn
Quá trình "vật chất hoá" hệ tư tưởng như trên xác lập cơ sở khách quan
cho việc hình thành công tác cổ động
2.3.2 Công tác cổ động
2.3.2.1 Khái niệm cổ động và công tác cổ động
Cổ động có xuất xứ là một từ Hán-Việt “Cổ" là cái trống, “động" là hoạt động Người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc giuc xung trận chiến đấu hoặc chống lụt, chống bão, chữa cháy Trong tiếng Latinh “Cổ
động” (aghitaxia) có nghĩa là tiến hành vận động, thúc đẩy Như vậy, cổ động
là thông tin, giải thích về những sự kiện đang diễn ra trong đời sống để cổ vũ,
Trang 38A.V.Lu-na-sac-xki nói "Chúng ta hiểu cổ động là nghệ thuật làm xúc động quần chúng, tác động vào tình cảm của quân chúng để dẫn dắt quần
chúng đi theo mình"!
Như vậy, công tác cổ động là sự tác động của chủ thể vào tư tưởng, tình cảm của đối tượng thông qua việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm
tạo nên một ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc đẩy họ hăng hái hành động thực hiện công việc đó
2.3.2.2 Vai trò của công tác cổ động
Công tác cổ động là một bộ phận và là khâu trọng yếu của công tác tư
tưởng, có vai trò hết sức quan trọng Nó là hoạt động có hiệu quả rất cao trong việc thuyết phục, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước
Công tác cổ động đóng vai trò to lớn trong việc thông tin những vấn đề quan trọng trong đường lối đối nội và đối ngoại hiện thời của Đảng và Nhà nước, những nhiệm vụ của địa phương và của tập thể lao động, làm cho moi người thấy rõ tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, kêu gọi, hiệu triệu quần chúng nhân dân hành động thực hiện đường lối, chính sách và các
nhiệm vụ thực tiễn V.I.Lênin đánh giá rất cao vai trò của công tác cổ động
trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp đặt ra trước Đảng, trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong nhiều tác phẩm của mình V.I.Lênin đã xác định vai trò, vị trí công tác cổ động, tính
chất, nội dung, nguyên tắc và các phương tiện, hình thức tiến hành công tác
này, Người yêu cầu phải đi vào phong trào quần chúng nhân dân “với tư cách
nhà lý luận, người tuyên truyền, người cổ động và người tổ chức"!
Cổ động chính trị là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động cách
Trang 39mạnh rằng "tiến hành có hệ thống tuyên truyền và cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện là nhiệm vụ chủ yếu thường xuyên"? của Đảng cộng sản
Cổ động đóng vai trò quan trọng không chỉ trong giai đoạn cách mạng
_ giành chính quyển mà cồn trong giai đoạn xây dựng đất nước, trongnhiệmvụ phát triển kinh tế-xã hội
Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, đất nước Xô Viết bước vào công cuộc xây dựng trong hoà bình, V.I.Lênin cho
rằng: “Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nước nhà vẻ mặt kinh tế và tồn bộ cơng tác cổ động và tuyên truyền của chúng ta đều phải dựa trên cơ sở đó"
Đảng ta, trong tất cả các giai đoạn cách mạng, đều rất coi trọng công
tác cổ động và sử dụng công tác này như một vũ khí sắc bén, một công cụ tổ
chức mạnh mẽ để thúc đẩy toàn dân tham gia giành, giữ chính quyền, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
2.3.2.3 Đặc điểm của công tác cổ động
Công tác tuyên truyền và công tác cổ động là các bộ phận của công tác
tư tưởng, chúng có liên hệ với nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, thể hiện qua những đặc điểm riêng Vì vậy, làm rõ đặc điểm công tác cổ động
trong sự so sánh với công tác tuyên truyền là cần thiết để trong hoạt động thực tiễn lựa chọn sử dụng chúng sao cho phù hợp và mang lại chất lượng, hiệu quả
cao Công tác cổ động có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm của mục đích và hiệu quả tác động
Công tác cổ động đặt ra yêu cầu là phải đạt hiệu quả trực tiếp, biểu hiện
ngay, lấy mục đích và hiệu quả về mặt hành động là chú yếu Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là tuyên truyền không đặt ra mục đích tác động vào hành vi và cổ động không đặt ra mục đích tác động vào nhận thức, thái độ, niềm tin của đối tượng
Trang 40Là những bộ phận, quá trình riêng biệt của công tác tư tưởng và quá
trình tư tưởng, cả công tác tuyên truyền và công tác cổ động đều có chung mục
đích là tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con người
_ Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, đo liên hệ với các quá trình tư tưởng khác
nhau, có chức năng, đặc điểm khác nhau nên các công tác này cũng có những
đặc trưng khác nhau Đặc trưng cơ bản, chủ yếu của tuyên truyền là giải thích
để quần chúng nhận thức đúng, rồi từ nhận thức đúng đó xây dựng thái độ đúng
và quyết tâm hành động theo đúng quy luật khách quan Đây là một quá trình,
xét từ góc độ nhận thức và tâm lý, thường diễn ra trong một khoảng thời gian
nhất định Còn cổ động cũng đặt ra những mục đích chung ấy, nghĩa là cổ động
cũng phải thông tin, giải thích để quần chúng hiểu, tin và làm theo, nhưng đặc
điểm nổi bật của cổ động là hiệu quả về mặt hành động phải biểu hiện ra
ngay Ví dụ, trên chiến trường, khi người chỉ huy hô "xung phong” thì tất cả
các chiến sĩ phải vọt lên xung trận ngay lập tức, hoặc khi nêu khẩu hiệu cổ
động "tất cả cử tri đi bỏ phiếu" thì hiệu quả cổ động biểu hiện ở tỷ SỐ, SỐ lượng cử tri tham gia bỏ phiếu có thể tính toán, thống kê được vào ngày cuối của cuộc bầu cử Đồng chí Tố Hữu - nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Trung
ương nói: "Cổ động phải đạt tới hành động Cổ mà người ta không động là không đạt hiệu quả"! Đặc điểm về mục đích và hiệu quả này quy định tuyên truyền và cổ động có mức độ nội dung, phương thức hoạt động khác nhau
Chính vì vậy mà công tác cổ động phải hướng vào những sự việc, sự
kiện đã chín muồi trong cuộc sống, những nhiệm vụ trước mắt đã được xác
định rõ, đã được khẳng định trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, cũng như những sự kiện, sự việc phản ánh và liên quan đến lợi ích thiết thân của quần chúng V.I.Lênin cho rằng, trong công tác cổ động có một tiêu điểm mà "ở đấy những lợi ích bức thiết của việc giáo dục chính trị cho giai
cấp vô sản nhất trí với những lợi ích bức thiết của toàn bộ sự phát triển của xã
hội và của toàn thể nhân đân””? Với cổ động, lợi ích giáo dục tư tưởng của
' Tố Hữu: Phát biểu tại triển lãm tranh cổ động toàn quốc tháng 2 -1974, Tài liệu lưu khoa Tuyên truyền