HỌC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN KHOA BAO CHI
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
NGHE THUAT TAO HINH NHIEP ANH
Người thực hiện: Th.s Nguyễn Tiền Mão
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT ERE ORR l
I Mét s6 khai niém va thuat ngihe es sssssssessesessssecececsssseeessesessesrevesesee 1 1.1 Nghệ thuật, khái niệm về nghệ thuật 2-6 se sevxxeerevz2 1
1.2 Mỹ thuậtt - 6 SH HH TH cưng ng 1
1.2.1 HOt HO 20 3^-d 2
1.2.2 DG Oa csssesssssescssseccsnsesssseessnecceneeesssecssasessascessnesssusccsseessneesanecesecee 2 1.2.3 Diu KHaC am 3
1.3 Khai niém vé tao ni 8 ‹ A 3
1.3.1 Tao hình ñngHỆ thuật (đồi CHUNE]::c¿ssissnii:sctgc604660054606 538g G655 3 1.3.2 TạÐ fình nhiệp đhỀ „ osaesnsgstideostgatab0i08iAã000004020000883 908 5 1.4 Mối liên hệ giữa hội hoạ đồ hoạ, điêu khắc và nhiếp ảnh 7
Il Đặc trừng của tạo hình nhiềp 3H ÏosseossseosiieeasdaibdieisstSigGiAsg26s6386 9 2A Nhiép ảnh tạo hình xác thực, trực tiẾp - cccsccevevrxsrsree 9 2.2 Nhiếp ảnh tạo hình trong một thời điểm .- . -c- li 2.3 Nhiép anh tao hình mang tính biên ban, tính tài liệu 12
2.4 Nhiếp ảnh thể hiện không gian ba chiều trên mặt phăng 14
2.5 Nhiếp ảnh mang đặc trưng “ngôn ngữ đại chúng” - 15
CHƯƠNG II: ÁNH SÁNG TRONG TẠO HÌNH NHIÉP ẢNH 16 I Bản chất sóng của ánh sáng 2S 2+ EkAtEErkrrrrrecrrtkeresree 16 II Nguồn sáng, các loại ánh sáng, tính chất chiều sáng của ánh sáng 17 2.1 Nguồn 1 17 2.1.1 Nguồn “1911000101012: 227778 17 2.1.2 Nguồn S:I19⁄0i0:0 0: - 17
Trang 32.4.1 Ánh sáng chiêu xuụi (ỏnh sỏng thun) .- - -sâs-ô- 25
2.4.2 Ánh sáng chếch Xuôi ¿-s- se kk++s+Evk+kvevrxerxiEvrrzrrree 26
2.4.3 Ánh sáng bên (ánh sáng tạt ngang) . -cc+cscezxsccee 27
2.4.4 Anh SGITD THE NI csxxc621cG15 12x si02200022901611402003001100000210840090022:10/02S5138M012213Đ E344 28
2.4.5 Ảnh sáng chếch BI cme accr amor aoe eee Cee CARER 29
2.4.6 Anh sang dinh dau ccsssscssseccssscssessscsesssesessesesssesstssesssssses 31
2.4.7 Ánh sáng tông hợp -. -csceccsrsesereeeseerseeersrreerrees 2 Ï
II Vai trò của ánh sáng trong nhiếp ảnh -. 222 52sccvsszsexsee 32 3.1 Ánh sáng là điều kiện thu hình và phương tiện tạo hình nhiếp ảnh 33
3.2 Ánh sáng quyết định cung bậc màu sắc của đối tượng, vật thê, tạo
nên sắc điệu của ảnh - 5-52 52k E3EE£EVEECEeEEkrkrkrtrrrerrrrrxerekresred 34
3.3 Ánh sáng tạo hiệu ứng không gian cho ảnh . ‹5 -«- 35
3.4 Ánh sáng thê hiện ý đồ của tác giả và nội dung tư tưởng của tác
phẩm Sš05808158 xe vess=v=ESEEGSA386i093689.đg5508SEExkSSYvatlcsif9NGMSGSS4.y8708105/040416088010V4.4i0880.ãX5 35
3.5 Ánh sáng tạo hiệu ứng tâm lý đối với bạn đọc ««<s-ss«+ 37
CHƯƠNG III: CÁC YÊU TÓ HÌNH HOẠ TRONG ẢNH 38 I Màu sắc trong tạo hình nhiếp ảnh 55555 ccsekerrrtrsrrserrree 38 1;1; Đặc tỉnh cơ bấn của triều SÁG sssasesaesebasaesananaaaaal _—- 39
1.2 Sự cảm nhận về màu sắc trong nhiếp ảnh . -s -s+cse+ 40
1.3 Phối màu và sự hài hoà về màu sắc -ccererrrsessrerere 44
II Đường nét - cơ sở vật chất trong tạo hình nhiếp ảnh -.- 47 II Nhịp điệu trong ảnh - << Sư 1872198211154 50 IV Mang khối, sự tương phản trong tạo hình nhiếp ảnh ‹. -«sccss<42 55
V Độ nét và việc xử lý độ nét trong nhiếp 0 57
VI Đối tượng, cách đề cập đến đối tượng trong ảnh . - 59 61, Kn ORO) (URE Cece secre ee ernggerercoeemeeneses 60
6.2 Sự phân bố không gian và tính phương hướng của đôi tượng trong
BŨÌ Ïttzttgittit8ttttsbSISGAYGIIEHIGERGHEssssasssessssssaskHISIMONDEEIISGSIGNOSYSGilnS 61
VII Thoi co bam may ghi hình đối tượng co 5< cszxssrersrereeree 63
Trang 47.3 Bam may ghỉ hình - kết quả một quá trình tư duy .- 68 CHUGNG IV BO CUG ANE naaeeeeonetobiieoiiioatooaniois4GCAIRGUSGEgA.cR 71 T Khai m6 NHIÚỒ 71 II Bố cục và bố trí - 22 <2 cv SE 1c vkcrevervkereerkrtkrerred 72
II Các quy luật - quy tắc về bố cục ảnh - c- scevcxzvzsreevrsrced 74
3.1 Quy luật một chủ đề (một đơn vị) . + ss+s+zszxz+zszxzcsee 74 3.2 Quy luật điểm mạnh đường mạnh - 25c szesvssrszsrxcese+ TỔ
3.3, Quy luật cân bằng nghệ thuật .- ¿5-5255 ccccSsecreetrrersree 79
E No) 6c na -4A Ô 84
IV Phương thức tạo dựng bố cục ảnh -.5csccccsecceessrserseerse B7 4:1, Bo eue thee hướng chựp ecoat0s36060540/0110G0 01601808300 87
AT BG GG CHII CIEH -ne0n0en noon 'keieteusreseuvessesauansene wecosereneecereness 87 A 1D Bỗ cúemistÙêi, -l3842E5EG6G100600108040001313302030802080 88 3 1,3 Bồ cục chếo bẾn, tig 3136400 %29355:8400Ó0X40160018906⁄32818g 89 3/2 Bỗ cục theö øốc độ cao thấD, cá 0186 G8010G14608GŸG6010384/9300 89 4.2.1 Bố cục ngang tâm đối tượng - ‹ «5< ccscvsvrsrreerreen 90 4.2.5, CHụn góc độ thẤP, e«cceeeesssesssselTS8003940006.66/40148460066086 90 4.2.3 Chụp từ góc độ cao - chụp chúc máy ảnh .-.- -.- 9 Ì 4.3 Bố cục theo KHưAIHE GẠCÍ . eiiseseeseesssesseszsssssssssoxSSESHSSPSEtSESrtifSSgiG 91 SN: ốc on 92 4.3.2 Bố cục trung cảnh 2< 5-csccsccsczcczEzE441413.134 2122 92 4.3 3, Hồ €úc cản €äni «‹«s-ssss.648383660883G353g402933644GẸ52013585038 93 AS A HỘ 'EUG BE (4 pransBiBLcdtcooo,BHONGEIGIEEGGIERGNISGRRIEESSIGSGESOREEESA 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO -«- <5 2sc>tvx£EvExreerxerrerrreersreersrecs 96 * (;hi chú:
Trang 5NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH
CHUONG I: TAO HÌNH NGHỆ THUẬT
I Một số khái niệm và thuật ngữ
1.1 Nghệ thuật, khái niệm về nghệ thuật
Nghệ thuật theo nghĩa rộng là để chỉ những hoạt động của con người đã
đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tỉnh xảo
Vi du: Nguoi ta có thể nói: “Một cú sút bóng rất nghệ thuật”, “Một
cách bảy biện rất nghệ thuật” Như vậy, trong nghĩa này nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ nào đó của con người
Nghệ thuật với nghĩa thứ hai, hẹp hơn - dùng để chỉ một loại hoạt động của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng,
vừa có khả năng làm đẹp cho đời, nó đem lại những xúc cảm thâm mỹ nhất
định Đó là công việc sáng tạo của những người làm đồ thủ công mỹ nghệ,
công việc của người thiết kế thời trang Họ được coi là những “nghệ sỹ”
sáng tác theo nguyên tắc của cái đẹp
Trong thâm mỹ học và lý luận văn học, cụm từ nghệ thuật được dùng
đề chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù Đây là một lĩnh vực rất đa
dạng, được biểu hiện qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Nghệ thuật sân khẩu, Nghệ thuật múa, Điện ảnh, Âm nhạc v.v Đó cũng là nghĩa hẹp nhất của cụm từ nghệ thuật
1.2 Mỹ thuật
Mỹ thuật là cụm từ dùng để chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ
đến sự thụ cảm bằng mắt, và sự tạo thành các hình tượng lây từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng gỗ, giấy, vải, trên tường hoặc trong
ˆ ad ` a ° ` 4 * as a
Trang 6Bàn đên ngôn ngữ mỹ thuật, người ta thường quan tâm đên các yêu tô:
Đường nét, màu sắc, hình khôi, sự sắp xếp bô cục, nhịp điệu Mỗi loại hình
đó đêu có cách biêu hiện khác nhau - tuỳ thuộc vào đặc trưng ngôn ngữ của
mỗi loại hình đó
ƒí dụ: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc
1.2.1 Héi hoa
Hội hoạ là loại hình nghệ thuật đặc trưng bởi sự biêu hiện không gian
trên bề mặt Đó là một không gian ảo, chỉ có thê cảm nhận được bằng thị giác Nói đến hội hoạ là phải nói đến tính không gian Mặt khác, mỗi vật thẻ tồn tại
trong không gian đều có một hình dạng, màu sắc nhất định Ánh sáng giúp ta
nhận ra hình dáng, kích thước và màu sắc của chúng Như vậy, một đặc trưng nữa của hội hoạ đó là tính tạo hình trực tiếp băng các yêu tố ngôn ngữ hình
khối, màu sắc, đường nét Hình và màu là hai yếu tô cơ bản trong hội hoạ
Hội hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật phô biến nhất 1.2.2 Đô họa
Cũng như hội hoạ, đỗ hoạ sử dụng đường nét, chấm, vạch làm ngôn
ngữ chính ngôn ngữ chủ yếu và cơ bản đề thể hiện ý tưởng
“Nét” trong đồ hoạ khơng hồn toàn là nét vẽ mà có khi là những nhát
khắc, những nét vạch chấm to nhỏ, nông sâu, mau thưa, để dựng lên hình
tượng Đặc trưng ngôn ngữ của đồ hoạ còn là những mảng mảu mang sắc thái
riêng Mảng trong đồ hoạ có khi do đường nét bao quanh tạo thành, có khi do
tập hợp nhiều chấm vạch, nhiều nét tạo nên Mảng tạo cho hình tượng vững
chãi, tạo độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nông sâu, khả năng tạo khối trên tác
phẩm Và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường nét tạo ra “tiếng
nói” hình thức cho tác phẩm Màu sắc có tác dụng làm tiếng nói mạnh mẽ ở
một số thẻ loại: đồ hoạ giá vẽ, đồ hoạ sách báo Trong tranh áp phích hay
A 4 Ais ` u ` ~ +h ` & ,
Trang 7quan trọng Nếu yêu câu về hình hoạ là điển hình, dứt khoát, khoẻ khoắn, thì màu sắc phải rõ ràng, mạnh mẽ, trong sáng và gợi cảm
1.2.3 Điêu khắc
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá,
đồng, đất, thạch cao dé tạo nên tác phẩm nghệ thuật Nó tồn tại và chiếm
chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, gò, nặn
Cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình, điêu khắc có chung kênh
ngôn ngữ như nhiều bộ môn nghệ thuật tạo hình khác Đó là hình khối, đường
nét, màu sắc nhưng do đặc trưng riêng biệt của điêu khắc nên các yếu tổ này
chỉ được khái thác ở những góc độ khác với hội hoạ và đồ hoạ (khôi lôi, khôi lõm, khối cứng, khối mềm, khối đóng, khối mở, khối tĩnh, khối động ) Mỗi
cách sáng tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: Khối lõm, khối mềm, khối mở
gây cảm giác động và ngược lại, khối lồi, khối cứng và khối đóng gây cảm
giác tĩnh
Trong điêu khắc, khối hình là có thực, nó tồn tại trong không gian ba chiều: ta hoàn toàn có thể cảm nhận nó bằng súc giác, có thé đi xung quanh và
nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướng nhìn Đây cũng là đặc
trưng cơ bản nhất của điêu khắc
1.3 Khải niệm về tạo hình
1.3.1 Tao hình nghệ thuật (nói chung)
Ngay từ thê kỷ XVIII, con người đã tìm ra các phương pháp dùng màu sắc đậm nhạt, sáng tôi hoặc băng đường nét kết hợp với màu sắc để diễn tả
không gian ba chiêu, không gian hình khối của đối tượng vật thể Ngay trong
các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, muốn biêu hiện một vật thể trên
mặt phẳng, người ta cũng thường dùng các phép chiều, tức tìm cách in vật thé
Trang 8Như vậy, về thực chất, đó cũng là phương pháp tạo dựng lại hình ảnh
khi được xác định trước các thông số kỹ thuật làm điều kiện
Trên góc độ nghệ thuật, phối cảnh ước lệ không phải là một ứng dụng
hình học đơn thuần, cũng không phải là một hình thức diễn đạt một cách thô sơ không gian của nghệ thuật cd, ma là, sự thể hiện cách nhìn, cách nghĩ riêng
của tác giả trước sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội Nếu trong
cách nhìn thông thường, các hình ảnh trước mắt biểu hiện môi quan hệ giữa chủ thể và khách thể ở một điểm và một thời gian nhất định thì mối quan hệ đó trong bối cảnh ước lệ được đặt trong những điều kiện không gian và thời
gian rộng rãi hơn
Do tính chất ước lệ, khung cảnh trong tác phẩm không hiện ra như thực tế Muốn có sự đồng nhất trong hình thức thê hiện khi các hình tượng nghệ
thuật mang tính ước lệ, thì đối tượng thể hiện phải mang tính “cách điệu hoá”
Trong các loại hình nghệ thuật nói chung, mỗi loại hình đều có ngôn ngữ riêng và phương pháp xây dựng hình tượng riêng Tuy vậy, nhìn một cách bao quát, việc xây dựng hình tượng trong các ngành hội hoạ, đồ hoạ,
điêu khắc cũng như trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác đều có một điểm chung, đó là tính “cách điệu” và tính “ước lệ”
Hình tượng trong tác phẩm, ý tưởng thẻ hiện của tác giả khi muốn mô
phỏng về hiện thực được thẻ hiện bằng phương pháp phân tích, tổng hợp từ
các hình mẫu trong cuộc sống để xây dựng nên một điển hình hoàn chỉnh Ở
đây, người nghệ sỹ không nhất thiết phải trực tiếp với đối tượng, sự kiện mà thông qua con đường tư duy giản tiếp để tạo dựng tác phẩm Bằng tư duy
sáng tạo, các tác giả tự khái quát hoá hiện thực theo một cách nhìn, một quan
điểm nhất định
Trang 9pháp hư cấu và có ý nghĩa mỹ học Nói cách khác hình tượng nghệ thuật là đặc trưng cơ bản của nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là kết quả nhận thức
thực tiên của người nghệ sỹ, người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật
1.3.2 Tạo hình nhiếp ảnh
Chúng ta đã biết, các ngành nghệ thuật đều dùng hình tượng để phản
ánh hiện thực Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật chính là những “hình ảnh”, những “bức tranh” được chọn lọc từ
hiện thực cuộc sống có tính khái quát điển
hình, gợi cảm xúc thẩm mỹ cho người xem | Ở đó, các nhà sáng tạo nghệ thuật đều thông qua những tác phẩm của mình để khắc hoạ lại hiện thực cuộc sông, sinh hoạt của một tầng lớp người, một chế độ xã hội nhất định Dù mỗi loại hình nghệ thuật đều có tiếng nói riêng, nhưng giữa chúng vẫn có điểm
giống nhau là các tác giả đều có thể hư cau,
mô phỏng hoặc thêm bớt chỉ tiết Nhưng tạo
hình nhiếp ảnh thì hoàn toàn khác, người
phóng viên, nghệ sỹ nhiếp ảnh không thể có được tác phẩm nếu không trực
Từ thần sắm xuống xe trâu của Văn Bảo
tiếp quan sát, chứng kiến sự kiện hiện tượng Nói cách khác nhiếp ảnh không
thể tạo hình bằng cách góp nhặt, tập hợp lại các tính cách, những thuộc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng để xây dựng thành một chỉnh thể “bức
tranh” mang tính khái quát, mà nhiếp ảnh phải tạo hình từ chính cuộc sống thực, vạn vật thực đang diễn ra trước mắt tác giả, và những con người cụ thể,
sự việc cụ thẻ, xảy ra trong những hồn cảnh khơng gian, thời gian xác định,
bằng phương pháp chọn lựa từ những khía cạnh bản chất, những đặc trưng
điển hình, những hoạt động tiêu biểu trong khoảnh khắc chân thực nhất của
Trang 10Ví dụ: Đề ca ngợi thành tích một đơn vị, một cá nhân nào đó, sau khi đã
xác định rõ chủ đề cần phản ánh, người phóng viên cần lựa chọn hình ảnh đưa lên báo là hình ảnh gì, ai là người cần giới thiệu, chụp vào “pha” hoạt động
nào của sự kiện, thời điểm bấm máy ra sao “để lột tả” đúng bản chất, đúng
đặc trưng của công việc? Vì thế, người phóng viên phải thường xuyên theo
dõi, bám sát đối tượng để ghi hình Tuy nhiên, để có được những hình ảnh sinh ị ¬ : động, người làm báo cần # tránh cá hai khuynh hướng “chủ nghĩa tự nhiên” và “chủ nghĩa hình thức”
Chủ nghĩa tự nhiên là thấy
gì chụp nấy, không phân ee
biệt đâu là hiện tượng, đâu
là bản chất, đâu là những đặc điểm thứ yếu, đâu là đặc trưng cơ bản, đồng
thời không tôn trọng các quy luật tạo hình, không chọn lựa trong khi bắm
máy Còn chủ nghĩa hình thức nghĩa là xây dựng “hình tượng” chỉ chú ý đến vẻ đẹp bê ngồi mà khơng quan tâm đến các yêu cầu về nội dung, hoặc đi tìm
những khía cạnh kỳ lạ qua hiện tượng Đề hình ảnh được chau chuốt, nuột nà,
người chụp sẵn sàng áp đặt ý tưởng riêng, can thiệp quá sâu vào đối tượng cần thể hiện Cả hai cách làm trên hình ảnh đều kém sinh động, thiếu sức thuyết phục
Từ những phân tích trên có thẻ kết luận:
Tạo hình nhiếp ảnh là sự vận dụng tông hợp các yêu tổ hình hoa trong
tự nhiên như ảnh súng, màu sắc đường nét, nhịp điệu, góc độ, bố cục, độ
nói nhằm ghi hình đổi tượng một cách nhanh nhạy nhất, bản chất nhất,
Trang 111.4 Mối liên hệ giữa hội hoạ đô hoạ, điêu khắc và nhiếp ảnh
Cùng là người bạn đồng hành trong làng nghệ thuật tạo hình, nhưng xét trên phương diện nào đó thì nhiếp ảnh có nhiều ưu thế so với hội hoạ, đồ hoạ điêu khắc, đặc biệt ở tính chân thật về tài liệu Đây chính là điều khiến người
xem tin tưởng vào những gì mà bức ảnh mang lại Trong một số trường hợp có những bức ảnh người nghệ sĩ có thê bố trí, sắp đặt không đúng với thực té
nhưng vẫn có thể làm cho người xem tin là có that Chang han “Ndi sang”,
“Biển kết hoa” Có nghĩa là vì lý do nào đó, người nghệ sỹ không thoả mãn
với những cái mà anh ta nhìn ~2 ~~
thấy, anh ta sẵn sàng tô chức, = ` | sắp xếp lại theo trí tưởng tượng của mình, mặc dù sự tưởng he ^ tượng đó xa thực tế, nhưng bức ` >
ảnh vẫn gây ấn tượng chứ không
Việc “khắc phục” tính hiện thực tài liệu trong nhiếp ảnh để trở thành
nghệ thuật là một điều hết sức khó khăn Nghệ sỹ nào vượt qua được tính tài
liệu hiện thực thuần tuý của ảnh để trở thành tác phẩm nghệ thuật, đó mới
chính là giá trị đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh
có dâu hiệu nào chứng tỏ là phi lý, phi nghệ thuật
Xét về bản chất thì cái mạnh nhất và là điều cơ bản nhất làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh khác với hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc là sự phản ánh hiện
thực mang tính tài liệu nghệ thuật Đây cũng chính là điều đầu tiên và cơ bản làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh có vị trí xứng đáng trong đội ngũ của ngành nghệ thuật tạo hình Trong đội ngũ này, nhiếp ảnh chiếm lấy khoảng trồng
trong giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử văn học nghệ thuật Bởi lẽ, ý định tạo hình cộng với sự tái hiện thế giới khách quan vừa chính xác về tài liệu vừa
Trang 12hình hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc Vì vậy, nếu hội hoạ, điêu khắc đi theo
trường phái tả thực một cách trung thành tuyệt đối sẽ rơi vào chủ nghĩa tự nhiên hay “chủ nghĩa nhiếp ảnh” trong hội hoạ
Thâm mỹ học khẳng định rằng, nghệ thuật tạo hình hội hoạ, điêu khắc không đặt ra cho mình nhiệm vụ tái hiện thực tế khách quan vừa đạt tính tài
liệu, vừa đạt tính nghệ thuật Bởi hội hoạ, điêu khắc không thé cung mot luc
giải quyết được hai nhiệm vụ vừa nghệ thuật vừa hiện thực, kết cục nó sẽ làm
hỏng tác phẩm Sự bay bông của trí tượng tượng và sự mong muốn khái quát hoá hình tượng hồn tồn khơng thể dung hoà với việc ghi chép trung thành
cái cụ thể, cái ngẫu nhiên Nghệ thuật nhiếp ảnh phát triển mở ra cho các
ngành nghệ thuật tạo hình phương hướng giải quyết nhiệm vụ này: Nhiệm vụ
phân ánh thực tế khách quan vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính tài liệu, mà điêu đối với hội hoạ, điêu khắc là không thê thực hiện được
Nghệ thuật nhiếp ảnh tôn tại được và có vị trí xứng đáng trong đại gia
đình nghệ thuật tạo hình chính là vì nó hoàn toàn xuất sắc “trong sự nghiệp” kết hợp giữa tính nghệ thuật và tính tài liệu hiện thực
Trong sáng tác ảnh nghệ thuật, một SỐ nghệ sĩ đã dùng những biện pháp
kỹ thuật, kỹ xảo để tạo ra những bức ảnh giống tranh khắc gỗ như ảnh phân
sắc độ, ảnh nỗi hoặc ảnh bán âm làm mất đi cơ sở hiện thực tài liệu của bức
ảnh Những bức ảnh như vậy dù sao cũng không thê loại ra khỏi nghệ thuật
nhiếp ảnh hoặc đối lập với nghệ thuật nhiếp ảnh Bởi dưới một phương diện
nào đó nhiếp ảnh nghệ thuật chấp nhận các thủ pháp, kỹ xảo, miễn là nó không làm mất đi bản chất vốn có của nghệ thuật nhiếp ảnh là tạo hình nhanh, tạo hình trực tiếp
Trang 13Cũng giống như hội hoạ, nghệ thuật nhiếp ảnh có thể được hiểu là
“nghệ thuật nhìn”, là cách nhìn thể giới xung quanh ta một cách sáng tạo và
độc đáo Đó là cách hướng con người tới cái nhìn thâm mỹ của tâm hồn Nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự xúc cảm trong khoảnh khắc Chúng ta
không thể tìm cách giữ lại một sự kiện, sự việc, hiện tượng đang chuyên động
mãnh liệt nhưng nhiếp ảnh thì có thê, nó giúp ta giữ lại những cảm xúc tràn đầy của sự sống - những khoảnh khắc bắt tử
II Đặc trưng của tạo hình nhiếp ảnh
Đặc trưng là những nét tương đối khác biệt giữa nhiếp ảnh với các ngành nghệ thuật tạo hình khác Về cơ bản, chúng ta sẽ xem xét mây điểm
dưới đây:
2.1 Nhiếp ảnh tạo hình xác thực, trực tiếp
Xác thực là đối tượng đang tồn tại “bằng xương, bằng thịt mà mắt ta có
thê nhìn thấy, nó tác động trực tiếp vào trí não con người Trong các lĩnh vực
sáng tạo nghệ thuật, về cơ bản, người nghệ sỹ không nhất thiết phải có mặt để
chứng kiến đối tượng, sự kiện, mà họ hoàn toàn có thể tư duy tưởng tượng để
tái tạo lại hiện thực và xây dựng |
nên “bức tranh” khái quát về
hiện thực đó Hay cho dù, người nghệ sỹ có đứng trước đối tượng thì khi tác nghiệp, họ vẫn chó
thể “biến đổi” màu sắc, sắp xếp
vị trí, thêm bớt chỉ tiết theo ý
thích, miễn sao tác phẩm của họ
tạo được cảm xúc và đạt hiệu quả nhất Với nhiếp ảnh thì khác, sự thật mà người cầm máy phi lại là sự thật “một trăm phân trăm”, không thêm bớt Vì
Trang 14Ở đây, họ tập trung quan sát cặn kẽ từng chỉ tiết, từng diễn biến của
cuộc sống, đặc biệt là những biểu hiện về tư tưởng, tình cảm qua từng nhân
vật, từ đó đánh giá phân tích, lựa chọn thời khắc đặc trưng nhất, nỗi bật nhất
dé bam máy Hơn nữa nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh cũng không thể di chuyển
các thành phần của đối tượng, bắt chúng tập trung lại trong thị trường của Ống
kính máy ảnh Trường hợp nếu muốn thay đổi, nhà nhiếp ảnh chỉ có thể bằng cách tự xê dịch vị trí đứng, góc chụp cho đến khi đối tượng “lọt vào” điểm
nhìn thích hợp trong khuôn hình Và, khi nhà nhiếp ảnh ghi lại cái đang hiện hữu trước mắt họ, thì họ cũng không thẻ loại bỏ ngay những chỉ tiết có cán trở đến bố cục của bức ảnh Ngược lại, với hội hoạ - ngành có nhiều nét tương
đồng với nhiếp ảnh - thì chức nang ghi nhớ, tưởng tượng lại là một ưu thế Do
vậy, người hoạ sỹ không bị lệ thuộc vào đối tượng có đang tồn tại trước mắt
họ hay không? Ví dụ như vẽ cảnh hồng hơn, bình minh, một chậu hoa hay
một góc cắt nào đó chăng hạn Thậm trí xa hơn nữa, họ có thé tai hiện lại sự kiện đã xảy ra trong qúa khứ, hay mô phỏng những tình huống sẽ diễn tiễn
trong tương lai, một cách rất dễ dàng
Nếu đem so sánh nhiếp ảnh với văn học và các ngành nghệ thuật khác chúng ta sẽ thay rat rõ: Bằng ngôn ngữ, hệ thống âm thanh được kết hợp một cách có quy luật, thì văn học và âm nhạc gián tiếp gợi lên trong người đọc, người nghe những liên tưởng có hình tượng Nhà văn, nhà soạn nhạc dùng trí
tưởng tượng để hình thành một loại “hình tượng” nghệ thuật cho tác phẩm
Người đọc, người nghe đến lượt mình lại dùng trí tưởng tượng đề tiếp thu những hình tượng nghệ thuật đó
Như vậy, trong khi văn học dùng ngôn ngữ viết, âm nhạc dùng âm thanh, điêu khắc dùng hình khôi, hội hoạ dùng màu sắc thì nhiếp ảnh lại dùng ánh sáng làm phương tiện và chất liệu tạo hình cơ bản Không có ánh sáng thi
ˆ , 5 £ * * ˆ^
Trang 15Tóm lại, các nhà văn, nhà thơ, hoạ sỹ muốn sáng tác về một đề tài,
chủ đề nào đó, họ có thể nghe qua người khác kể lại, tường thuật lại, từ đó gợi cảm xúc để người nghệ sỹ hình thành tác phẩm của mình Thế nhưng, cũng
vấn đề ấy, sự việc ấy, người làm báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh không thể hình thành được tác phẩm - dù là tồi nhất - nếu không có mặt tại hiện trường, tiếp xúc với
đội tượng sự kiện
2.2 Nhiếp ảnh tạo hình trong một thời điểm
Như trên đã đề cập, các ngành hội hoạ, điêu khắc quá trình sáng tạo tác phẩm không phụ thuộc vào thời gian, không gian nhất định, đó là đặc
trưng riêng của mỗi loại hình thì chất lượng nghệ thuật cũng như hồn cốt của một tác phẩm ảnh lại hoàn toàn ngược lại Chính cái giây phút bam may - du
rất ngắn ngủi ấy quyết định thời khắc & SS hội tụ tất cả những gì mà tác giá “TW”, fb
muốn gửi gắm qua ông kính Nói như `
vậy cũng có nghĩa là, trong các lĩnh
vực hoạt động nghệ thuật - trực tiếp là
nghệ thuật tạo hình, người nghệ sỹ
muốn cho ra đời một tác phẩm, chí ít
họ cũng phái cần khoảng thời gian vật chất khá dài mới đáp ứng yêu cầu nhất định, thậm trí có những tác phẩm
phải làm đi làm lại nhiều lần và mắt [i
hàng tháng, hằng năm mới hoàn thành `
(Nụ cười mê hồn của Neonadvanci chăng hạn) Thế nhưng, đối với nhiếp ảnh, khả năng tạo hình nhanh, tạo hình trong một thời điểm, thực sự là một thế
mạnh tuyệt đối Đặc biệt, trong thời đại khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ phát triển, khi mà các nhà khoa học đã sáng chế ra những loại máy ảnh
Trang 16nhớ của máy ảnh KTS có độ nhạy rất cao; thì chỉ cân một khoảnh khắc cực ngắn nhiếp ảnh có thê ghi lại một sự kiện trọng đại, một minh chứng sống của lịch sử
VỊ, nhiếp ảnh có thế mạnh là tạo hình nhanh, tạo hình trong một thời
điểm, nên các nhà lý luận, các nghệ sỹ sáng tác cũng như những ai quý trọng
bộ môn nghệ thuật này đã gọi nó bằng cái tên rất hình ảnh và khái quát - nghệ
thuật “ngưng đọng thời gian”
(Nội dung này sẽ được trình bày kỹ ở phần giây phút bắm máy) 2.3 Nhiếp ảnh tạo hình mang tính biên bản, tính tài liệu
Ngày nay, khi truyền hình đã phát triển mạnh mẽ băng việc thông tin
những hình ảnh chuyền động, truyền hình có sức hap dẫn lớn đối với người
xem Song dù truyền hình có phát triển đến đâu, nhiếp ảnh vẫn là loại hình có
thế mạnh nhất định trong việc truyền tải thông tin với những hình ảnh chân
thực, sinh động, có sức hấp dẫn bạn đọc Chính cái giây phút làm “ngưng
đọng cuộc sống” là đặc điểm và thế mạnh không gì so sánh được của nhiếp
ảnh Với khả năng đó, nhiếp ảnh có thê thực hiện tốt chức năng thông tin và
tư liệu của báo chí
Trang 17Tính tư liệu của ảnh được xem xét trên hai khía cạnh: Về mặt kỹ thuật, cơ sở của tính tư liệu chính là tính chất phản ánh hình ảnh cụ thể, trực tiếp và tạo hình trong một thời điểm Về mặt nội dung thông tin thì tài liệu chính là hình ảnh lịch sử, chân thực và sống động Ở khía cạnh này, tài liệu được hiểu là khả năng lưu giữ thông tin có ý nghĩa xã hội rộng rãi, có giá trị truyền thông, giá trị xã hội cao Sự chính xác về tạo hình tới từng chỉ tiết của ảnh mà
các ngành nghệ thuật khác khó đạt tới, được coi là cơ sở để độc giả tin vào
tính chân thật và xác thực của ảnh
Thường thì, một tài liệu ghi chép chính xác chân thực một hoạt động
của thực tiễn tốt đã mang một ý nghĩa xã hội nhất định Nhưng để có một bức
ảnh có giá trị tải liệu, nhà nhiếp ảnh không chỉ đi vào khai thác những van dé
có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn phải thể hiện nó sao cho có sức cảm hoá người xem Lịch sử đã qua đi thì không bao giờ lập lại Sự ghi nhận trung
thực lịch sử ấy, bản thân nó đã là một tài liệu quý Nhưng, nhà nhiếp ảnh biết
lựa chọn khoảnh khắc có ý nghĩa sâu sắc nhất thì giá trị của bức ảnh sẽ tăng lên rất nhiều Giá trị tài liệu của ảnh đạt được chính là nhờ ở vẫn đề xã hội được đặt ra từ sự phi chép hình ảnh
Ý nghĩa to lớn của tài liệu nhiếp ảnh còn ở chỗ nhiếp ảnh không phản
ánh được hiện thực quá khứ Nó chỉ có thê phản ánh được hiện thực đang xảy
ra, đang tiếp diễn Nhà nhiếp ảnh chỉ có sống trong cuộc sống thực, sông
trong lòng các sự kiện đang xảy ra, đang tiếp diễn thì mới có những bức ảnh
có giá trị tài liệu cao Bộ ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, hay nạn đói năm Át Dậu (1945) chỉ có được khi các nhà nhiếp ảnh Định Đăng
Định, Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh sống ở thời đại ấy, chứng kiến các sự
kiện ay
Trang 18Như vậy, nhà nhiếp ảnh là chứng nhân của lịch sử - những người chép
sử bằng hình ảnh
2.4 Nhiếp ảnh thể hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng
Mọi vật thé trong vũ trụ, dù lớn hay nhỏ đến đâu cũng đều tồn tại dưới
dạng hình khối nhất định Bởi thế, nếu như trong các ngành kiến trúc, điêu khắc người ta có thể dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để đo lường và tính toán khá chính xác thẻ tích của hính tượng vật thê trong tác phâm, thì đó
là bởi các hình tượng nghệ thuật ay cũng được tạo dựng thành những hình
khối có đủ ba chiều của nó - chiều cao, chiều ngang, chiều dày hay còn gọi là
chiều sâu
Khác với các ngành nghệ thuật tạo hình nói trên, “hình tượng” trong tác
phẩm ảnh không thể cân, đo đối tượng với đủ ba chiều như bản thân sự vật
cần phản ánh, mà do những đặc trưng của nó, nhiếp ảnh hoàn tồn thể hiện rõ khơng gian ba chiều - hình thù lập thể của đối tượng, sự vật trên một mặt phăng của phim và giấy ảnh Nói cách khác, nghệ thuật ảnh có khả năng tạo
cảm giác chiều sâu của cảnh trường trong tác phẩm
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, không phải tất cả các bức ảnh đều có
khả năng biểu hiện không gian hình khối, chiều sâu của cảnh vật như nhau,
Trang 19mỗi tác giả Nắm vững đặc trưng này sẽ giúp các nhà nhiếp ảnh sáng tạo được
những tác phẩm ảnh sinh động, đạt hiệu quả thẳm mỹ cao 2.5 Nhiếp ảnh mang đặc trưng “ngôn ngữ đại chúng”
Trong văn học nghệ thuật không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu được,
nắm bắt được nội dung mà tác phẩm can chuyến tải ngay từ lần tiếp xúc đầu
tiên Hay nói cách khác là, nó không thê đáp ứng được ngay nhu cầu của mọi
độc giả, mọi dân tộc, quốc gia trên hành tỉnh; đó là vì sự bất đồng về ngôn
ngữ nói và viết
Song, nhiếp ảnh ra đời, ngành nghệ
thuật non trẻ này đã mở ra cho con người
những chân trời mới Tạo hình nhiếp ảnh,
với ngôn ngữ trực tiếp và trực giác là hình
ảnh - thong tin bằng thị giác, sau nữa mới
đến chú thích Bởi vậy, nó đã trở thành một
thứ ngôn ngữ chung “ngôn ngữ quốc tế” đúng như Giáo sư Bozoban Todorow
(Bungari) đã khăng định: “Nhiếp ảnh sử
dụng một thứ ngôn ngữ mà mọi người đều hiểu Không như sự thông tin bằng lời nói,
ảnh có thể vượt qua mọi hàng rào về chủng
tộc và ngôn ngữ, qua đó mở ra một cánh
Trang 20CHƯƠNG II:
ÁNH SÁNG TRONG TẠO HÌNH NHIÉP ẢNH
Đặc trưng bao trùm và nỗi bật của nghệ thuật nhiếp ảnh là ghi thực -
trực tiếp và tạo hình trong một thời điểm Đó cũng là ưu thế tuyệt đối của
nhiếp ảnh mà các ngành nghệ thuật tạo hình khác không thể có được Thông
qua bức ảnh, người xem không chỉ thấy được thực tế đã xảy ra như thế nào
một cách trực quan, sinh động nhất mà còn thấy cả cảm xúc nghệ thuật của
tác giả; thấy được ý đô, tư tưởng của người chụp trong việc phản ánh thực tế đó
Sau khi đã xác định đề tài, xây dựng được chủ đề và lựa chọn đối tượng
cần phản ánh, việc tiếp theo vô cùng quan trọng, thậm trí góp phần quyết
định, tạo nên gia tri cua tac pham la viéc van dung tong hop cac yéu tố sẵn có
trong tự nhiên để tạo hình tác phâm đạt hiệu quả Yếu tố “hồn cốt” đó là ánh
sảng
I Bản chất sóng của ánh sáng
Ánh sáng là một dạng năng lượng, giống như nhiệt, âm thanh hay điện
- là dòng các hạt proton (quang tử) lan truyền theo sóng điện từ với vận tốc 300.000 km/giây
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng như những gợn sóng, chỉ khác là nó toả
ra cả ba chiêu trong không gian chứ không chỉ chuyên động trên một mặt
phăng duy nhất Ánh sáng chuyên động theo hình sin, khoảng cách từ đỉnh nọ
đến đỉnh kia được gọi là một bước sóng Đơn vị bước sóng tính bằng nanomet
(viết tắt là n m) Một Nanomét băng một phân triệu milimét
Bước sóng của ánh sáng chênh lệch từ 400 - 700 nanomét Nhỏ hơn 400 nanomét là tia tử ngoại (untraviolet) và lớn hơn 700 nanomét là tỉa hông
Trang 21Khoa học đã chứng minh mắt thường của chúng ta không nhìn thấy tia hồng ngoại và tử ngoại, nhưng nó lại có thể tác động đến hoá chất của phim ảnh Những bước sóng khác nhau trong ánh sáng tạo ra những màu sắc khác
nhau dưới con mắt của chúng ta Bước sóng ngắn nhất của ánh sáng tạo thành màu tím (Violét); còn bước sóng dài nhất của ánh sáng tạo thành màu dé sam
Các màu sắc còn lại nằm giữa hai màu này và tất cả màu sắc tập hợp thành
một dải quang phô
Khi mọi bước sóng của ánh sáng được hoà trộn với nhau theo một cường độ đủ mạnh sẽ xuất hiện ánh sáng trắng Khi những bước sóng hoà trộn
với cường độ yếu hơn sẽ có màu xám Khi cường độ của các bước sóng quá
yếu đến mức mắt ta không thây được, hoặc khi ánh sáng chiếu vào một bề
mặt và bị bề mặt ấy hấp thụ hoàn toàn sẽ thấy màu đen Như vậy, trong quang học đen và trắng không phải là màu mà chỉ là biêu thị của một ánh sáng mạnh hoặc hoàn tồn khơng có ánh sáng mà thôi
II Nguồn sáng, các loại ánh sáng, tính chất chiếu sáng của ánh
sáng
2.1 Nguồn sáng
Trong nhiếp ảnh, người ta thường sử dụng hai nguồn và ba loại ánh sáng cơ bản: Ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo, ánh sáng trực tiếp, ánh sáng tản và ánh sáng phản chiếu (ánh sáng hắt lại)
2.1.1 Nguôn sáng tự nhiên
Nguồn sáng tự nhiên là nguồn sáng được phát ra từ mặt trời, mặt trăng và các tỉa sáng phản xạ từ bầu trời, bầu khí quyên đến các đối tượng vật thê
2.1.2 Neudn sảng nhân tạo
Nguồn sáng nhân tạo là tất cả các dạng ánh sáng khác ngoài ánh sáng
Trang 22Ánh sáng nhân tạo phụ thuộc vào loại công cụ chiều sáng và cách
“đánh” đèn của người chụp Chăng hạn, sắc nóng của đèn dây tóc công suất
vừa tạo ra cảm giác ấm áp, chặt hẹp hơn so với ánh sáng trăng của các loại
đèn đốt bằng hơi thuỷ ngân, công suất mạnh
Những bức ảnh chụp bằng đèn dây tóc thường nhuém màu vàng nhạt, có thể khử màu này bằng hai cách: Sử dụng kính lọc màu sắc lạnh hoặc sử dụng hệ thống cân bằng trắng tự động của máy ảnh kỹ thuật số Đối với các
máy ảnh chụp phim, có thể dùng loại phim chuyên dụng - gọi là phim
tungsten để bão hoà bớt thành phần đơn sắc vàng và đỏ trong ảnh Loại phim
này cũng được dùng đê loại bớt tông màu vàng đối với những trường hợp
chụp trong nhà hay tại các Studio
Đèn huỳnh quang hay còn gọi là đèn cao áp dùng hơi thuỷ ngân dọc
đường tạo ra ánh sáng khuyếch tán có màu hơi xanh nhợt trên ảnh Sử dụng
kính lọc màu huỳnh quang hay kính lọc sắc âm sẽ loại bỏ được thành phần màu này
Nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo đều có thể được xem xét
dưới ba dạng: Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng tản và ánh sáng phản chiếu
Trang 23Ánh sáng trực tiếp được phát ra từ những nguồn sáng tập trung, nó có hướng chiếu sáng nhất định Ví đ„: Ảnh sáng mặt trời có cường độ chiều sáng
mạnh Tuy nhiên, cường độ ánh sáng thay đổi tuỳ theo thời tiết trong ngày và
các mùa trong năm Thường thì vào khoảng từ 11 giờ đến 15 giờ, cường độ
ánh sáng mạnh hơn các giờ khác trong ngày Ánh sáng trực tiếp còn có thê là
ánh sáng đèn không có vật tản xạ, không sử dụng kính mờ
Ánh sáng trực tiếp tạo hiệu quả ảnh tương phản cao, gây cảm giác
mạnh mẽ, lạc quan, có khi dữ dội tuỳ vào hướng ánh sáng chiếu tới đối tượng
cần chụp
Anh sang tan:
Ánh sáng tan là ánh sáng không có định hướng Chăng hạn bầu trời day
mây, trời râm mát, hoặc ánh đèn chiêu qua kính mờ, kính tân sang
Nhìn chung, ánh sáng tân có cường độ yếu, độ sáng tôi trên đối tượng, vật thể ít chênh lệch, sự tương phản thấp Chụp ảnh dưới ánh sáng tản màu
sắc của đối tượng và cảnh vật trong ảnh chủ yếu phụ thuộc vào màu sắc vốn
có đối tượng vật thê đó, hoặc của cảnh quan ngoài hiện trường; Tuy nhiên, nó
không thật chính xác
Anh sảng tản cho hình ảnh không có bóng; cảm giác lập thé va cảm
giác chiều sâu ảnh trường kém
Ảnh sáng phản chiếu:
Ánh sáng phản chiếu thực chất là ánh sáng từ một nguồn sáng nào đó
(mặt trời, đến cao áp ) chiếu tới các vật thê có khả năng phát sáng mạnh (tắm
gương, cửa kính, mặt nước ) và từ đó phản xạ vào đối tượng chụp Nhờ nguồn sáng này mà người cảm máy ghi lại được đây đủ và chính xác hình ảnh của các vật thé Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, do người cầm may mat cảnh giác hoặc thiếu hiểu biết, mả chính ánh sáng phản chiếu lại làm hỏng
Trang 24Ánh sáng phản chiếu còn được gọi là ánh sáng hắt lại Ảnh sáng phản
chiếu thường là ánh sáng phân kỳ; vì đa số trường hợp sau khi bị phản chiếu,
ánh sáng dội lại, toả ra theo nhiều phương hướng
Về nguyên tắc, ánh sáng phản xạ từ các vật trước - vật đón nhận trực tiếp nguồn sáng từ mặt trời - bao giờ cũng có hướng đi nhất định (có định
hướng), còn ánh sáng phản chiếu ở những vật sau - vật đón nhận các tia phản
xạ của phản xạ - thường không có hướng đi nhất định
Vi du: Anh sáng mặt trời chiếu xuống mặt hồ, hay một bức tường kính
và từ đó nó phản xạ vào vật A, ta gọi là sự phản xạ ở vật trước Đây là nguồn sáng có định hướng Còn ánh sáng từ vật A tiếp tục phản xạ tới vật B, vật C,
ta gọi là sự phản xạ ở vật sau Nguồn sáng này không có hướng đi nhất định \ A 3 _-©@~ Mặt trời < Fi 1 - Tia toi 2 2 - Phản xạ ] 3 - Phản xạ 2 —< £3 ~ 2 ee Mặt nước
Anh sang phản chiếu nói chung thường phá bóng đỗ hoặc làm nhẹ đi
bóng đỗ; nó thích hợp với chụp ảnh chân dung, tĩnh vật, chụp tranh ảnh, chụp cận đối tượng
Ánh sáng phản chiếu luôn mang theo ít nhiều màu sắc của bề mặt phản chiếu Ví dự phản chiếu từ thảm cỏ xanh, đối tượng chụp sẽ mang ít nhiều màu xanh, từ bức tường gạch có màu đỏ, ảnh sẽ mang ít nhiều màu đỏ v.v
Do dod, néu ta chụp hắt đèn flash lên trần nhà có mau son gì, thì ảnh cũng sẽ bị
Trang 25nữa, thì khi bấm máy trong phòng nhỏ, màu sắc của những vật dụng xung quanh cũng tạo áp sắc trên ảnh
Trên thực tế, chúng ta nhìn được vật thê trong bóng râm chủ yêu cũng
là do nguồn sáng phản chiếu từ các vật phát sáng xung quanh tác động tới, chỉ có một phân nhỏ do ánh sáng từ bầu trời chiếu xuống mà thôi
Bằng mắt thường, đôi khi chúng ta khó nhận biết một cách rành rọt
nguồn sáng này Song, đối với ông kính máy ảnh thì nó khá lợi hai trong việc
tạo hình đối tượng Bởi vậy, để tránh hiện tượng “nhiễu sáng” hay “loạn
sáng” trong khi chụp, đặc biệt là ở những nơi có nhiều vật thê phát xạ, người
cằm máy cần phải chú ý đến việc lựa chọn góc độ, khoảng cách chụp và những điểm sáng rọi ngược vào ống kính
2.2 Các loại tỉa sáng và đặc tính của nó
Xuât phát từ nguôn sáng, ánh sáng toả ra băng các tia sáng, môi tia sáng lại có đặc tính và một ứng dụng đặc biệt trong nhiếp ảnh
2.2.1 Tia sang song song
Tia sáng mặt trời là một ví dụ điển hình về tia sang song song
Ở nguồn sánh nhân tạo, người ta tạo tia sáng song song bằng cái choá đèn hoặc băng kính Fresnel Choá đèn được chế tạo lõm như lòng chảo, ánh sáng lọt vào vùng “lòng chảo” đó rồi hắt ra phía trước tuỳ theo độ trũng nông hay sâu đề tạo ra tia sáng song song, hội tụ hay phân kỳ
Có thê làm một cách khác, dùng miếng kính Fresnel - kính nỗi go tạo
thành những vòng tròn đồng tâm - đặt phía trước nguồn sáng (ví dụ như đèn
chụp trong Studio), đời chuyên miếng kính này xa gần nguồn sáng ta cũng sẽ tạo được tỉa sảng song song, hội tụ hay phân kỳ
Tia sáng song song có đặc tính tạo bóng đỗ sắc cạnh, ảnh tương phản
Trang 26Do đó, muốn làm tăng chỉ tiết trên da mặt, khi chụp ảnh chân dung các cụ già ta hướng mặt đối tượng (mặt chủ đề) ra phía các tia sáng song song
Muôn thê hiện những chỉ tiệt trên thân cây, vách núi, ta cũng dùng tỉa
sáng song song Trải lại nêu muôn che dâu bớt các chi tiệt, không muôn thây
bong dé, ảnh quá tương phản ta nên tránh loại tia sang nay
2.2.2 Tia sáng hội tụ
Tia sáng hội tụ là tỉa sáng phát ra từ nguôn sáng rồi quy tụ lại một vùng
nào đó tương đối nhỏ Tia sáng hội tụ về cơ bản không có trong trạng thái tự nhiên Muốn có tia sáng hội tụ, ta phải dùng nguồn sáng nhân tạo phối hợp với choá đèn hay kính Fresnel Tia sáng hội tụ có đầy đủ các đặc tính của tia
sáng song song, nhưng bóng đỗ mạnh hơn, ảnh tương phản cao hơn và làm tăng chỉ tiết nhiều hơn
2.2.3 Tĩa sáng phán kỳ
Tia sáng phân kỳ là tia sáng được toả ra từ nguồn sáng phân tán theo
nhiều phương hướng Cũng có những trường hợp tia sáng song song hay hội
tụ gặp vật thê gi co mau sic nhe phan chiéu lai, toa ra tir tan lá mà tạo thành
Ánh sáng khuyéch tan duoc lot qua tam vai trang hay tam Plastic duc toa
nhiều hướng, cũng tạo thành ánh sáng phân kỳ
Trong trạng thái thiên nhiên, ánh sáng âm u của những ngày nhiều mây
hay trời dày sương mù là ví dụ điển hình về tia sáng phân kỳ
Tia sáng phân kỳ cũng có thể được tạo thành băng cách dùng choá đèn hay kính Fresnel, tắm hắt sáng Gần đây người ta còn dùng một cái hộp bằng
vai trăng nhiều mặt (Soptbox) trùm lên ngoài chiếc đèn Flash nha nghé dé tạo
ảnh sáng phân kỳ trong phòng chụp
Tia sang phân kỳ có đặc tính làm dịu bóng đồ, làm giảm bớt chỉ tiết,
Trang 27Ánh sáng rất ít khi chiều theo ý người cầm máy Khi ta cần ánh sáng
phân kỳ thì lại bắt gặp tia sáng song song và ngược lại Trong phòng chụp thì
thuận tiện hơn, chúng ta có thể tự tạo bất cứ loại tia sáng nào, dù đó là bóng
đèn pho to lood hay đèn Flash điện tử
Ngoài trời, việc chuyên đổi tia sáng từ loại này sang loại khác bị giới hạn vả trong một số trường hợp không chuyền đổi được Ví đụ, ta không thé
chuyển đổi từ ánh sáng phân kỳ của những ngày thời tiết âm u thành tia sáng song song hay hội tụ Trường hợp muốn đổi tia sáng song song của những
ngày trời nắng thành tỉa sáng phân kỳ (để chụp chân dung chăng hạn) ta có
hai cách:
Một là, dùng cái hắt sáng để tạo ánh sáng phản chiếu Hắt sáng có thé
là cái dù trăng, miếng bìa trắng hay áo trăng Dịch chuyên tâm hắt sáng xa hay gần đối tượng để giảm hay tăng cường độ của ánh sáng
Hai là, đưa đối tượng chụp vào nơi râm mát - trong hiên nhà hay dưới tán cây chăng hạn
2.3 Cường độ của ảnh súng
Ánh sáng có thê mạnh, có thể yếu Ánh sáng mạnh tạo tương phản lớn,
bóng đỗ đậm và sắc cạnh Ánh sáng dịu làm giảm sự tương phản, thê hiện chi tiết nhẹ nhàng: trong nhiều trường hợp có thể phản ánh nhiều chỉ tiết thú vị
hơn ánh sảng mạnh
Với ánh sáng nhân tạo, cường độ của ánh sáng thay đổi theo khoảng cách Từ nguồn sáng đến chủ đề đối tượng càng xa thì cường độ ánh sáng cảng yếu và ngược lại, khoảng cách chụp càng gân, cường độ phát sáng càng mạnh
Trang 28cách xa ba mét, cường độ tỉa sáng chỉ còn là một phần chín Trong nhiếp ảnh ta gọi hiện tượng này là luật nghịch đảo bình phương
Trường hợp chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời, vì nguồn sáng ở quá xa
và cường độ của nó cũng quá mạnh, nên khi ta tăng, giảm khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng chụp dù có đến trăm, ngàn mét trong cùng điều kiện,
thì cường độ ánh sáng vẫn không hề thay đổi
Như vậy, cường độ ánh sáng càng cao thì sự tương phản càng lớn Sự
khác biệt giữa bên được chiếu sáng và bên tối trên đối tượng vật thể sẽ càng tăng
Sự khác biệt được tính ra bằng cách đo khâu độ bên sáng và bên tối dé
tìm sự chênh lệch là bao nhiêu Vi đ, cùng một tốc độ chập, phía bên sáng có
chỉ số f/16 va phía bên tối có chỉ số là f/8, ta bao sự khác biệt là hai nắc chế
quang: tỷ số tương phản sẽ là 4/1 (hai nắc chế quang hơn kém nhau bốn lần lượng sáng)
Trên thực tế, phim và giấy ảnh chỉ có thể ghi nhận một chỉ số tương
phản nhất định Đối với những loại phim thông dụng, phim đen trắng, tỷ số tương phản khoảng 16/1; trong khi đó phim màu chỉ ghí nhận được tỷ số
tương phản khoảng 8/1/ Nếu giữ tỷ số này, chúng ta sẽ nhận thấy hình ảnh
không thuận mắt
Xét về độ dịu ta có thể nhận thấy, nều cường độ ánh sáng càng giảm,
Trang 29Sự khác biệt về độ tương phản chỉ vào khoảng 1/2 nắc chế quang, nhiều khi
gần như nhau Vì vậy, khiến cho việc chụp và in phóng ảnh dễ dàng hơn và
thuận lợi hơn
Tuy nhiên, không phải ánh sáng dịu nào cũng được người cầm máy ưa
chuộng Ánh sáng dịu chỉ thích hợp với một số đề tài có hàm nghĩa nhẹ
nhàng, thơ mộng, yên tĩnh Trong một số đề tài khác, nếu gặp ánh sáng dịu,
ta phải tìm cách làm tăng cường độ của ánh sáng sao cho thích hợp với ý nghĩa của chủ đề
2.4 Hướng chiếu sáng tới đối tượng và hiệu quả của ảnh
Nếu ta cố định nguồn sáng và thay đôi vị trí đặt máy ảnh hoặc di chuyển nguồn sáng (trường hợp có thể) và giữ nguyên góc độ chụp thì ta sẽ
có các phương hướng chiếu sáng chính như sau: Ánh sáng chiếu xuôi, ánh
sáng chiếu ngược, ánh sáng chếch xuôi, ánh sáng chếch ngược và ánh sáng
bên Ngoài ra còn ánh sáng tông hợp, ánh sáng chiếu từ trên xuống (ánh sáng
đỉnh đầu), ánh sáng từ dưới lên và ánh sảng ven
Dưới đây là đặc điểm, tính chất và hiệu quả của mỗi hướng chiều sáng
2.4.1 Anh sang chiếu xuôi (ánh sảng thuận) N xo Z | N
Nguồn sáng Máy ảnh Đối tượng chụp
Ảnh sáng chiều xuôi là loại ánh sáng có hướng đi cùng chiều với hướng
ống kính máy ảnh (hướng chụp) Nói cách khác, ánh sáng chiếu xuôi là nguồn
Trang 30Ánh sáng chiều xuôi phân bố mật độ ánh sáng khá đều, mức chênh lệch
sáng tối không lớn, màu sắc của ảnh chủ yếu do màu sắc trên đối tượng vật
thé tạo nên
Ảnh chụp băng ánh sáng chiếu xuôi, hình ảnh thường bị đẹt, không có chiều sâu, ảnh kém sinh động Nhìn chung ảnh không có tính thẳm mỹ, nên những người có kinh nghiệm thường không thích sử dụng nguồn sáng này
Tuy nhiên, đây là hướng chiếu sáng dễ chụp, đặc biệt là những người mới cam máy ảnh 2.4.2 Ánh sáng chếch xuôi Máy ảnh Ánh sáng chếch xuôi là nguồn sáng
chiếu tới đôi tượng, vật thê tạo thành góc
trên dưới 45° so với trục quang học của ống
kính máy ảnh Ánh sáng chếch xuôi có thể là chếch trái, chếch phải, chếch trên, chếch
dưới - tuỳ vị trí đối tượng chụp Ánh sáng
chếch xuôi thường được sử dụng nhiều và là ánh sáng khá lý tưởng trong nhiếp ảnh
Ánh sáng chếch xuôi làm nên hình
ảnh khá chân thật và chính xác Nó tạo
Trang 31các đối tượng vật thể và bối cảnh Ảnh thu được từ nguồn sáng chếch xuôi
khá sinh động, nó có khả năng tạo được không gian ba chiều của đối tượng
đông thời độ tương phản của ảnh tương đối phù hợp, độc giả hoàn toàn có thé chấp nhận được
Ánh sáng chếch xuôi là nguồn chiếu sáng chuẩn mực và dễ thể hiện
nhất trong các loại hướng chiều sáng 2.4.3 Ánh sáng bên (ánh sáng tạt ngang) ` ly Nguôn sáng „ C) " (Bên trái hoặc bên phải i; đổi tượng chụp) ——_—
Máy ảnh Đối tượng chụp
Ánh sáng chiếu bên hay còn gọi là ánh sáng tạt ngang, là ánh sáng
chiếu tới chủ đề từ phía bên phải hoặc bên trái người cầm máy Nói cách
khác, ánh sáng chiếu bên là hướng sáng
chiếu tới đối tượng tạo thành góc 90” so
với trục quang học của ống kính máy ảnh Ánh sáng chiếu bên làm nỗi rõ cầu
các chỉ tiết, nơi được chiếu sáng
Trang 32tinh vật, ảnh kiến trúc, ảnh phong cảnh và ảnh chân dung Riêng ảnh chân dung
chụp dưới ánh sáng bên thường dễ đẹp, dễ bắt mắt Tuy nhiên, không phải người
nào cũng thích loại ánh sáng này, vì nó không phải là ánh sáng phố thông lắm
Nếu ánh sáng chiếu bên quá gắt, ta dùng cái hắt sáng để bỗ sung lượng sáng
trong phân tối, hoặc dùng ánh sáng dịu Với hướng chiếu này, bóng của các vật
thể ngả dài, đễ gây ấn tượng đặc biệt 2.4.4 Ánh sáng ngược ⁄ r N
Máy ảnh Đối tượng Nguôn sáng
Ánh sáng chiếu ngược là nguồn sáng chiếu tới đối tượng hoàn toàn ngược chiều với hướng ống kính máy ảnh Nói cách khác, đó chính là nguồn sáng chiếu từ phía bên kia chủ đề, ngược chiều với ống kính, lúc này người
chụp (máy ảnh - đối tượng - nguồn
sáng) cùng năm trên một trục quang học của công kính máy ảnh
Ảnh sáng chiếu ngược về cơ bản cho hình ảnh là một khối màu sam noi trén nén sang Anh sang
ngược trong nhiều trường hợp tạo
hình khá sinh động, càng làm nỗi bật chủ đề của bức ảnh Tuy nhiên, phải tuỳ
vào mục đích và đối tượng thể hiện mà sử dụng nguồn sáng này sao cho đạt
hiệu quả
Đối với chụp chân dung, ánh sáng ngược có thể tạo đường viền khả ái trên khuôn mặt trên tóc đối tượng, hình ảnh trông thấy bắt mắt Muốn tránh
Trang 33trường hợp bóng tối phía bên người chụp làm đen khuôn mặt, không rõ chỉ
tiết, ta dùng hắt sáng hay “bồi thêm” đèn Flash nhẹ Ánh sáng ngược như trên đã nói thích hợp với đa số loại chủ đề, đề tài như phong cảnh, kiến trúc tĩnh
vật, đặc biệt là chụp ảnh nghệ thuật
Với người phóng viên nhiếp ảnh, khi phải phản ánh đối tượng trong bối cảnh ánh sáng ngược, ta chọn một trong hai cách sau: “Hy sinh” đối tượng
chính và lấy bối cảnh, ta khép nhỏ chế quang so với bình thường từ 1 đến 2
khẩu độ Trường hợp thứ hai “Hy sinh” bối cảnh và lấy đối tượng chính, ta chụp cận đối tượng và mở chế quang so với bình thường từ I đến 2 khâu độ
Làm như vậy, chúng ta sẽ tránh được những khiểm khuyết do nguồn sáng ngược tạo nên
2.4.5 Ảnh sáng chếch ngược > C
Máy ảnh Đối tượng chụp
Trang 34học của ống kính Nói theo cách thông dụng thì ánh sáng chếch ngược có
hướng chiếu gần như ngược chiều với hướng chụp - hướng ống kính máy ảnh,
vì vậy rất khó thê hiện ảnh nếu là người mới làm nghề
Ánh sáng chếch ngược có khả năng tạo nên các cung bậc màu sắc khá phong phú Sự chênh lệch giữa các phân sáng và tối trên đối tượng vật thê
tương đối rõ ràng
Ánh sáng chếch ngược gây cảm giác chiều sâu và tạo được nhiều tầng lớp của cảnh vật trong không gian
Ảnh sáng chếch ngược cũng là hướng chiếu khá lý tưởng, nếu vận dụng tốt, ảnh đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, đối với những người chưa có nhiều kinh
nghiệm trong nghê cần lưu ý, hết sức tránh những tỉa sáng có hại rọi trực tiếp vào ống kinh máy ảnh
Trang 352.4.6 Anh sang dinh dau
Ánh sáng đỉnh đầu rất ít được sử dụng, loại ánh sáng này che dấu các
chỉ tiết trong phần khuất dưới (hốc mắt, hốc mũi, dưới cầm ) tạo bóng đô
ngăn và thô Nếu chụp ảnh chân dung với loại ánh sáng này sẽ tạo bóng đô
nơi mũi, miệng, cầm rất không phù hợp
Trong ảnh phong cảnh, ánh sáng từ trên xuống làm sáng những phần của
tán lá hướng lên trời, tạo bóng đồ xuống phía dưới đất loang lỗ và che dau hết
các chỉ tiết ở phần cây, tán lá, làm mắt vẻ đẹp vốn có của hiện thực Nếu không
vì mục đích riêng biệt, không nên chụp ảnh bằng ánh sáng đỉnh dau
2.4.7 Anh sang tong hop
Trong nhiếp ảnh tài tử, thường thường chúng ta gặp ánh sáng tông hợp
của hai hay nhiều loại ánh sáng Ví dụ, ánh sáng chếch phôi hợp với ánh sáng
phản chiều, hoặc ánh sáng ngược hợp cùng ánh sáng phản chiều v.v
Trong phòng chụp, khi dùng ánh sáng nhân tạo, người ta cũng thường
phối hợp rất nhiều nguồn sáng: như xuôi, chếch xuôi, chếch ngược, chếch trên, chếch dưới, thêm vào đó là đèn dây tóc; mà thực ra đèn dây tóc là sự
phối hợp giữa ánh sáng từ trên xuống với ánh sáng ngược Một số nhiếp ảnh
gia chụp ảnh chân dung còn dùng tắm hắt sáng phía dưới, phía trước mặt đối
tượng để tạt ánh sáng từ dưới lên với mục đích phá bóng đổ và tạo ánh sáng
Trang 36Tuy gọi là ánh sáng tông hợp, nhưng trong hoạt động nhiếp ảnh người
ta chia ánh sáng ra thành hai loại: ánh sáng chính, ánh sáng phụ
Ảnh sáng chính là loại ánh sáng mà ta dùng ở ngôi vị chủ chính dé tạo
ý nghĩa cho chủ đề bức ảnh Ánh sáng chính tạo chỉ tiết, hình khối, hình thể
đậm nhạt, dẫn dat hướng nhìn cho người xem, từ đó tạo sự nhịp nhàng và tạo
cân bằng cho tác phẩm ảnh Ánh sáng chính có thể là bất cứ loại ánh sáng
nào: Thuận, ngược, chếch, lên, xuống, mạnh hay yéu Anh sáng chính tự nó
làm đây đủ phận sự mà không cần sự hỗ trợ của ánh sáng phụ
Ảnh sảng phụ, như đúng với tên gọi của nó làm nhiệm vụ trợ giúp cho
ánh sáng chính khi cân thiết Tuy gọi là phụ nhưng không phải vì thế mà nó
kém quan trọng Ánh sáng phụ làm tăng thêm chỉ tiết ở chỗ này hay làm giảm
nhẹ đi một số chỉ tiết ở chỗ khác Ánh sáng phụ tạo đường viền trên đối
tượng, trên tóc, trên vai của ảnh chân dung
Biết kết hợp nguôn sáng, khéo sử dụng hướng sáng trong tạo hình nhiếp ảnh cũng là một nghệ thuật và một yêu cầu cần thiết đối với những người cầm máy
III Vai trò của ánh sáng trong nhiếp ảnh
Trong cuộc sông nhân loại, con người sống chung với vạn vật, mắt ta nhìn thấy, tay ta tiếp xúc, các giác quan ta nhận biết nó bằng những hình ảnh, âm thanh, sắc màu, hương vị của vạn vật và nó được lưu giữ trong ký ức chúng ta Chính ánh sáng đã giúp ta nhận ra vạn vật đó, đê xác định được nó
to, nhỏ, ngắn, dài, vuông vức hay tròn trịa Những hình ảnh ta quan sát được
là muôn hình vạn trạng, phong phú vô cùng
Các nhà phê bình nghệ thuật đã nói: “Ánh sáng đối với nhiếp ảnh như
con người cần có không khí, nhưng ánh sáng như con đao hai lưỡi đối với bất
‘ ^ aA A x +
Trang 37Là một loại hình hoạt động nghệ thuật, nhiếp ảnh mang đến cho con
người những khoảnh khắc tận hưởng cái đẹp từ cuộc sông, làm phong phú thêm vẻ đẹp tâm hồn của mỗi con người, hướng con người đến với cái đẹp vĩnh hằng
Nhiếp ánh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng sự tác động của ánh sáng
lên các chất liệu cảm quang của phim và giấy ảnh Quá trình này được thực
hiện bởi các thiết bị cơ học, quang học, hoá học hay kỹ thuật số
Nói đến nghệ thuật nhiếp ảnh là phải nói đến ánh sáng Ánh sáng là yếu tổ cơ bản và tiên quyết trong tạo hình nhiếp ảnh Không có ánh sáng thì không
có nhiếp ảnh Ánh sáng là ngôn ngữ, là tiếng nói của nhiếp ảnh Cũng bởi thé mà các nhà lý luận đã gọi nhiếp ảnh là “nghệ thuật vẽ băng ánh sáng” - “Photography”
Có thể cụ thể hoá vai trò của ánh sáng dưới các khía cạnh: Ánh sáng là
điều kiện thu hình và phương tiện tạo hình nhiếp ảnh Ánh sáng quyết định
mảu sắc và cung bậc màu sắc trên từng đối tượng vật thẻ và bối cảnh Ánh
sáng là phương tiện thể hiện ý đồ của tác giả và chủ đề tư tưởng của tác phẩm Ánh sáng gây an tượng tâm ly thi giác - tình cảm đỗi với bạn đọc v.v
3.I Ảnh sảng là điều kiện thu hình và phương tiện tạo hình nhiếp
ảnh
Khang định ánh sáng là điều kién ghi hình bởi ánh sáng là chất liệu đặc biệt để tạo dựng hình ảnh của hiện thực Khái niệm “Vẽ bằng ảnh sáng” có nghĩa là diễn tá quá trình ánh sáng tác động lên bê mặt của phim và giấy ảnh, làm biến đổi - chuyển hoá các hạt muỗi bạc (AgBr) cấu tạo lên mảng nhũ tương, tạo ra hình ảnh (xem phần kỹ thuật phim, giấy ảnh) Ánh sáng - do đó -
chính là tác động vật lý (quang hoá) để sáng tạo hoặc tái tạo hình ảnh
Nói ánh sáng là điều kiện thu hình còn có nghĩa là chỉ có ánh sáng và
Trang 38tương phản, mảng khối mới có ý nghĩa và phát huy tác dụng tạo hình, bằng
không thì tất cả chỉ là một “mản đêm”
Còn, khi nói ánh sáng là phương tiện tạo hình nghĩa là dùng các loại
ánh sáng, nguôn sáng, hướng chiếu và tính chất của nó để tạo hiệu quả cho bức ảnh nói riêng, và hoạt động sáng tạo ảnh nói chung
3.2 Ánh sáng quyết định cung bậc màu sắc của đi tirgng, vat thé,
tạo nên sắc điệu của ảnh
Một trong những đặc tính quan trọng của ảnh là sự liên tục của sắc độ
Sự liên tục của sắc độ trong ảnh là khả năng ghi nhận những thay đổi từ nhạt
đến đậm từ trắng sang đen (đối với ảnh đen trắng) hoặc những thay đối “gam”
tử màu này sang màu khác trên vật thể (trong ảnh màu) mà không dé 16 ra
những bước chuyên tiếp
Trong nhiếp ảnh, ánh sáng có khả năng tạo ra một số lượng gần như vô hạn các giá trị hay sắc độ xám, nhờ phản ứng với mọi chất liệu nhạy sáng của
nhiếp ảnh Khả năng tái tạo của sắc độ liên tục của hình ảnh một cách tỉnh tế
thì ngoài Video ra không có một phương tiện tạo hình nào có thể sánh được
với nhiếp ảnh Hơn nữa, do hình ảnh của nhiếp ảnh thường được tạo ra bởi
ống kính - ống kính nay dùng để thu nhận và hội tụ các tia sáng - nên ảnh
được tạo ra sẽ hết sức chỉ tiết Và, trong ảnh điều này chứng tỏ ở khả năng
biểu hiện phong phú, vô hạn của ánh sáng Cũng là đối tượng ấy, cảnh vật ấy,
người xem sẽ nhận biết sự thay đổi về gam độ màu sắc rất khác nhau, nếu ảnh
chụp ở vào các hoàn cảnh sử dụng ánh sáng khác nhau
Nghiên cứu khả năng biêu hiện của ánh sáng, ngay từ năm 1672 nha bác học NiuTơn đã làm một thí nghiệm về sự tán sắc của ánh sáng bằng cách chiều một chùm tia sáng hẹp vào một lăng kính và đã thu được ở mặt sau lăng
kính một dải quang pho liền tục bay mau: Do, cam, vàng, luc, lam, cham, tím
Trang 39liên tiếp với nhau nên nó khơng tách biệt dứt khốt mà giữa hai màu tiếp giáp
CÓ Sự giao thoa, pha trộn
Với điều kiện và phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh ngày càng xuất hiện
những chất liệu nhạy sáng mới khiến cho “dải sắc độ liên tục” được tạo nên
bởi ánh sáng, trong ảnh sẽ ngày càng trở nên phong phú hơn
3.3 Ảnh sáng tạo hiệu ứng không gian cho ảnh
Không gian trong ảnh là không gian hình khối, không gian ba chiều trên mặt phảng hai chiều của phim và giấy ảnh
Xét về bản chất, không gian luôn tồn tại vĩnh cửu, nó chính là tầng khí
quyên trong vũ trụ Song, khí quyên không phải ở đâu và lúc nào cũng có mật độ dày, mỏng như nhau mà nó phụ thuộc vào thời tiết và ánh sáng Một thực tế là, sự vật ở càng xa thì ảnh hưởng của sức cản không khí càng lớn Ngay cả trong điều kiện trời đầy nắng thì những lớp cảnh ở xa ấy cũng sẽ mờ nhạt hơn
rất nhiều so với các vật thể ở cận cảnh Đó chính là hiệu img cua vat chiéu sáng, nguồn sáng
Như vậy, có thê khăng định, cùng với những yếu tổ khác, ánh sáng
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên ấn tượng về không gian trong ảnh Nếu trời quang mây tạnh, hướng chiếu sáng tốt, chiều sâu ảnh trường
lớn Ngược lại, nếu thời tiết xấu, nhiều sương mù bao trùm bầu khí quyền,
chiều sâu ảnh trường kém
3.4 Anh sáng thể hiện ý đô của tác giả và nội dung tư tưởng của tác phẩm
Khi nói ánh sáng là phương tiện thê hiện ý đồ của tác giả tức là muốn
Ễ kk bỏ , i KR ‘ df aM :
nhân mạnh yêu tô chủ quan, sự lợi dụng góc nhìn riêng của người cầm máy,
nhằm cách điệu hoá đối tượng cần phản anh Vi dy, biến một đối tượng ngoài
thực tế xâu hơn hoặc đẹp hơn rat nhieu trong bức ảnh nhờ ánh sáng Còn về
Trang 40định tính khách quan, khả năng to lớn của ánh sáng trong mọi trường hợp, các nhà nhiếp ảnh cần phải khai thác, sử đụng
“Tóc mây ”- Ảnh: Quang Phùng
Trên thực tế, nhiều người cằm máy chỉ quan tâm đến lượng ánh sáng tác động lên phim Song, sự thực không phải như vậy Ảnh sáng là yếu tố rất
lợi hại đối với việc tạo hình nhiếp ảnh, nó như con dao hai lưỡi nếu người
cảm máy ít hiểu biết Điều này đã được thực tiễn chứng minh khả phong phú
Những nhà nhiếp ảnh giàu kinh nghiệm thường quan tâm đến mọi khía cạnh của ánh sáng Đó là tính chất, cường độ, hướng chiếu và hiệu quả của ảnh
Theo họ, mỗi loại ánh sáng đều có khả năng truyền tải những ý tưởng riêng
Vì thế, những người cầm máy “khó tính” và lão luyện” bao giờ cũng tự ý thức và cân nhắc khá kỹ đến hiệu quả bức ảnh trước khi bấm chụp Nếu ánh sáng
không thích hợp theo ý muốn, họ kiên trì chờ đợi, sẵn sàng tìm cách làm thay
đôi tính chất của nguôn sáng cho đạt mục đích