1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận động, phát triển của báo chí việt nam trong xu thế truyền thông đa phương tiện

122 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 8,59 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN CHINH TR] - HANH CHINH QUOC GIA HO CHi MINH HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp cơ sở trọng điểm

SU VAN BONG, PHAT TRIEN

CUA BAO CHi VIET NAM TRONG XU THE

TRUYEN THONG DA PHUONG TIEN

Chii nhiém dé tai:

PGS,TS Nguyén Dire Diing

| HOC VIEN BAO CHÍ4 TUYẾN TRUYỆN

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

MUC LUC

Chương I1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong xu thế truyền thông đa phương tiện

1.1.Xu thé truyền thông đa phương tiện

1.1.1.Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài a 13

1.1.2.Về xu thế truyền thông đa phương tiện - 5-5552 seen 26 1.2.Khái quát về báo chí Việt Nam và định hướng của Đẳng, Nhà nước

đỗi với hoạt động báo chỉ |

1.2.1 Khai quát về báo chí Vidt Nan eccssccccessseesseeesseecsseeneecsneecssenseessneesss 33

1.2.2 Định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động

báo chí trong xu thế truyền thông đa phương tiện sec 44 Tiểu kết ChưƠng Ì ch kh nh cv Hrgriệt 46 Chương 2: Sự vận động, phát triển của các loại hình báo chí

ở Việt Nam hiện nay

2.1.Báo chí in ở Việt Nam trong xu thể truyền thông đa phương tiện

2.1.1.Những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động của báo chí in 48

2.1.2.Những xu hướng vận động, phát triển của báo chí in Việt Nam

i18 0177 51 2.2 Su vận động, phát triển của phát thanh Việt Nam

2.2.1.Những vấn đề đặt ra đối với phát thanh Việt Nam hiện nay 53 2.2.2.Những xu thế vận động, phát "r0 57 2.3 .Sự vận động, phát triển của truyền hình Việt Nam

2.3.1.Những vấn đề đang đặt ra đối với truyền hình Việt Nam hiện nay 63 2.3.2 Xu thế vận động, phát triỂn -: -. 5c Series 68

2.4 Sự vận động, phat triển của Thông tấn xã Việt Nam trong xu thể truyền thông đa phương tiện

2.4.1.Vấn đề đặt ra đối với Thông tấn xã Việt Nam hiện nay 75

2.4.2.Sự vận động, phát mm 76 2.5.Búo mạng và các hình thức thông tin điện tử ở Việt Nam

2.5.1.Những vấn đề đang đặt ra đối với báo mạng và các hình thức thông tin

điện tử tại Việt Nam . « sessaeeseescneesesnessesenseacenenecsesessensesseaten 76

Trang 3

2.6 Bao chi dia phwong Viét Nam trong xu thế truyền thông đa phương tiện

2.6.1.Báo chi địa phương trước những cơ hội và thách thức mới 81 2.6.2.Những xu hướng vận động, phát triển của báo chí địa phương 82 28.187 075 AdẢ.ÔÔÔ 83 Chương 3: Nhận diện những xu hướng vận động, phát triỀn cơ bản

của báo chí Việt Nam trong xu thế truyền thông đa phương tiện 3.1 Những xu hướng vận động, phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay 3.1.1.Cơ hội và những khó khăn, thách thức đối với báo chí Việt Nam trong

quá trình vận động, phát triỀn - s22 E12 111111.11.11111 1 16 84 3.1.2 Những xu hướng vận động, phát triển . 5-csccccccccecceecee 91

3.2.Một số đề xuất, kiến nghị |

3.2.1 Các đề xuất, kiến nghị chung - 2-5 5cscxcrxrxerkererrersereree 99

3.2.2 Một số đề xuất, kiến nghị cụ thể .¿- + ¿55s ceerrkerrsrrersee 104

25.1 „ 18088 nh 112

{`3 n\ lai 113

Trang 4

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những thành tựu về khoa học và công nghệ, tin học cuối thế kỷ XX, đầu

thế kỷ XXI đã tạo tiền đề hình thành một nền báo chí, truyền thông hiện đại Với

công nghệ số và mạng Internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống viễn thông hiện đại như hiện nay, những người làm báo chí, truyền thông từ trung ương đến địa phương nước ta đã có trong tay những công nghệ tiên tiến nhất để thực hiện những chương trình, ấn phẩm hay, hap dan, hiệu quả hơn rất nhiều so với công nghệ truyền thống Có thể nói kỹ thuật số đã góp phần quan trọng để thúc đây

các loại hình báo chí, truyền thông từ truyền thống bước sang thời kỳ hiện đại

Trên thế giới đã từng có dự báo cho rằng: đến năm 2020 sẽ không còn sự

phân biệt giữa các loại hình báo chí; người ta có thé tìm kiếm thông tin báo chí,

sử dụng các dịch vụ truyền thông, đọc sách, nghe nhạc, xem truyền hình trực tiếp, xem truyền hình theo yêu cầu, chơi game, viết blog, trò chuyện trực

tuyến chỉ với một thiết bị viễn thông và thiết bị này có thể đi động đến bất cứ

nơi đâu, sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào

Thời đại Internet cho phép thông tin được truyền tải trên một môi trường khác với vật liệu mang thông tin theo kiểu cũ (như giấy in chang hạn) Trong xu

thế hội tụ truyền thông, ngày nay chỉ cần một chiếc điện thoại di động giá không cao lắm, một người bình thường nhất cũng có thê trở thành một thành viên bình

đẳng trong làng truyền thơng tồn cầu Điện thoại di động hiện nay thường được thiết kế đa chức năng (quay phim, ghi âm, nghe phát thanh, chụp ảnh, lưu trữ, lướt website, định vị vệ tỉnh, soạn thảo văn bản, check email ), do đó nó đã trở

thành một thiết bị phổ biến nhất - thậm chí, có thể sẽ trở thành một trong những

thiết bị đầu cuối quan trọng nhất trong thé ky nay

Theo các nhà nghiên cứu, trong tương lai gần, sự phân biệt giữa các loại

Trang 5

nên mờ nhạt Xu hướng chung của báo chí hiện đại là hội tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao điện

trang báo ) Một cơ quan báo hiện đại sẽ là một guồng máy sản xuất, phân

phối thông tin dưới nhiều chất liệu khác nhau (văn tự, phi văn tự, ảnh tiến và

ảnh động, audio, video ) để đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích đa dạng của công chúng Nói cách khác, trong các cơ quan báo chí được tổ chức theo hướng truyền thông đa phương tiện, thông tin sẽ được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất, hiệu quả nhất l

Quá trình hội tụ truyền thông qua việc tích hợp phương tiện trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ, kỹ thuật mới đang tạo ra một xu thế phát triển có tính tất yếu của báo chí, truyền thông thé ky XXI - dé la xu thé truyền thông äa phương tiện (tù đây viết tắt là: TTĐPT) Xu thế cực kỳ quan trọng này đang phát triển rất mạnh mẽ và đang có những tác động ngày càng sâu sắc đến hệ

thống báo chí, truyền thông hiện đại

Trong xu thế TTĐPT, công chúng có nhiều thay đổi Từ chỗ chỉ thụ động

tiếp nhận các sản phẩm truyền thông, công chúng bây giờ đã trở nên “khó tính”

hơn, kén chọn hơn Họ muốn được tiếp nhận thông tin một cách cở mở và đa

chiều chứ không muốn chỉ hưởng thụ thông tin một chiều như trước đây và

muốn được trở thành nguồn tin, được tương tác thông tin

Trước những áp lực ngày càng gay gắt, mạnh mẽ của-cuộc cách mang về công nghệ thông tin; trước sự thay đổi về nhu cầu, tâm lý của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet cùng với sự bùng nỗ các phương tiện truyền thông, hệ thống báo chí nước ta vốn đang vận hành theo mô hình và những phương thức cũ, nếu không có những đổi mới mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ

không thé phát triển được Vấn đề đặt ra là những thay đổi đó sẽ vận động, phát

Trang 6

Trong những nắm vừa qua, một số cơ quan báo chí ở cả trung ương và các địa phương nước ta đã tìm cách thích ứng với xu thế truyền thông đa phương tiện và bước đầu thu được những thành công nhất định Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy có nơi nào xây dựng được một mô hình tô chức với phương thức hoạt động thực sự hiệu quả Thậm chí, ở nhiều địa phương lãnh đạo của các cơ

quan báo, đài vẫn còn chưa hiểu đúng và chưa hình dung được xu thế vận động,

phát triển này sẽ có tác động gì tới cơ quan báo chí của mình

Sự vận động, phát triển của báo chí Việt Nam trong xu thế TTĐPT hiện

nay cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi về phương diện lý luận Chẳng hạn: cho đến

nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến những vấn đề rất quan trọng như: tương lai báo in Việt Nam sẽ ra sao? Phái thanh, truyền hình trên mạng hoặc

qua thiết bị di động liệu sẽ đi đến đâu? Báo mạng điện tử sẽ giành thị phan cua

các kênh truyền thông như thé nào, ở mức độ nào? Quả trình hội tụ truyền

thông, tích hợp phương tiện có dẫn đến việc hình thành những tập đoàn báo chí ở Việt Nam không? Như thế nào là một tòa soạn hội tụ? V.V |

Trong những câu hỏi đang đặt ra, một trong những câu hỏi rất quan trọng

và có tính cấp bách là: báo chí Việt Nam sẽ vận động, phát triển như thế nào để

thích ứng và phát triển trong xu thế TTĐPT hiện nay?

Trong tình hình đó, đề tài nghiên cứu này có nhiệm vụ chỉ ra những cơ

hội và thách thức của TTĐPT, từ đó xác định những xu hướng vận động phát

- triển cơ bản của báo chí Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cần thiết nhằm

giúp cho hệ thống này ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và đúng hướng

Như vậy, có thể khẳng định đây là một đề tài đáp ứng những đòi hỏi bức xúc

của lý luận và thực tiễn báo chí Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 2 Tình hình nghiên cứu

Về những tác động hai mặt của xu thế TTĐPT đối với báo chí ở Việt

Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách đầy đủ,

Trang 7

trong và ngoài nước đề cập đến những khía cạnh liên quan đến vấn đề này

Thời gian gần đây, ở nước ta đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về những xu thế vận động, phát triển của báo chí, truyền thông nói chung và về xu thế TTĐPT nói riêng Tuy nhiên, vì đây là một trong những vẫn đề mới và trong thực tế xu hướng này vẫn đang tiếp tục vận động, phát triển mạnh mẽ nên thuật ngữ “truyền thông đa phương tiện” mặc dù đã được nhiều người nhắc đến nhưng mới chỉ là sự thống nhất về mặt từ ngữ chứ chưa phải sự thống nhất về nội hàm Hiện đang vẫn có những cách hiểu không hoàn toàn giống nhau về những khái niệm đã được nêu ra

Những năm vừa qua, ở nước ta đã xuất bản khá nhiều sách nghiên cứu lý luận về báo chí, truyền thông nói chung và về truyền thông đại chúng nói riêng Rất nhiều vấn đề liên quan đến để tài này được nêu ra và đã được giải quyết Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có cuốn sách nào đặt vấn đề nghiên cứu tiếp

về xu thế TTĐPT và những tác động của nó đối với hệ thống báo chí ở Việt

Nam Có lẽ vì quá trình hội tụ truyền thông ở nước ta diễn ra chưa thật mạnh mẽ

(mà bằng chứng là ở ta chưa hình thành các tập đoàn (hoặc tổ hợp) báo chí như nhiều nước trên thế giới) nên thực tiễn vẫn chưa có nhiều cứ liệu để nghiên cứu,

phân tích, khái quát

Về các bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí, các kỷ yếu khoa học và các tạp chí hoặc website chuyên ngành báo chí, truyền thông, tình hình có phần

khả quan hơn Một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu và công bế một số bài viết

về vấn đề này Tuy nhiên, chiếm số lượng lớn trong số đó là các bài viết của tác giả nước ngoài, còn bài của các tác giả trong nước thì thường có tỷ lệ khiêm tốn hơn và lại thường dựa trên những cứ liệu và luận điểm của các tác giả nước ngoài Mặc dù vậy, đây vẫn là nguồn tài liệu tham khảo rất quý giá, đã giúp chúng tôi củng cố thêm niềm tin vào hướng nghiên cứu mà mình đã lựa chọn

Trang 8

Nam 2005, Ths Đỗ Anh Đức có bài viết: “Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên website” (Bài đăng trong tập Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực

tiễn, tập 6 của Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà

Nội) Trong bài viết này, tác giả đã lần lượt trình bày một số vấn đề như: Sự ra

đời của mô thức truyền thông da nguôn - đa tiếp nhận; Báo in chuyển hướng chiến lược, báo trực tuyễn kết hợp với các blogger Riéng trong van dé thir hai (Báo in chuyển hướng chiến lược, báo trực tuyến kết hợp với các blogger), tac giả đã lần lượt khảo sát qua các góc độ: góc độ quản lý, kinh doanh, góc độ người làm báo; góc độ của các blogger; góc độ nghề nghiệp; góc độ nghiên cứu

thế giới hậu hiện đại v.v

Có thể nói bài viết này là một trong những nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến xu hướng #ruyn thông da nguon - da tiếp nhận trong bối cảnh bùng nỗ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet

Bài viết “Truyền thông đa phương tiện và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Hường được đăng trong tập Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, năm 2010 của Khoa Báo chí, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Trong đó, tác giả đã nêu các khái niệm

về “truyền thông đa phương tiện”, đó “Jà sự tích hợp, hội tụ của nhiễu loại hình

báo chí trong một cơ quan (t6 hợp) truyền thông hoặc ngay trong một loại hình

báo chí nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo mục đích nhất định” Sau khi nêu những ví dụ được lay từ thực tiễn của báo chí Việt Nam, tác

giả đi đến kết luận: “WJ vậy, báo chí truyền thông Việt Nam ngày nay đã tiếp cận được với báo chí truyễền thông khu vực và thế giới về đa phương tiện trong loại hình và đa chức năng trong hoạt động” Tù đó, tác giả tiếp tục giải quyết vấn đề thứ hai trong bài viết là “công tác đào tạo nguồn nhân lực cho truyền thông ẩa phương tiện ở nước ta hiện naÿ`

Với nội dung trên, bài viết đã góp phần khẳng định xu hướng phát triển đa

Trang 9

Cũng trong tập sách kể trên còn có một bài viết rất đáng chú ý của Th§

Nguyễn Sơn Minh có liên quan đến vấn đề này Với tiêu đề: “Xu hướng hội tụ

truyền thông trong kỷ nguyên mới”, tác giả đã lần lượt giải quyết một số vấn đề

như: thuật ngữ “Hội tụ truyền thông”; hệ thống kỹ thuật và các thiết bị của hội tụ

truyền thông Phần cuối bài viết, tác giả đã nêu lên được những cảnh báo từ góc độ tư duy và quản lý Theo đó, “quá trình diễn biến về tư duy hội tụ và việc xây dựng những thiết chế hội tụ truyền thông của con người được đánh giá là cấp độ cao nhất của xu hướng hội tụ truyền thông Các chính phủ cân phải nhận thức được xu hướng này để xây dựng các tô chức quản lý nhà nước, các tô chức - hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tô chức về công nghệ, công nghiệp truyền thông và viễn thông theo mô hình tích hợp, hay nói cách khác là

hội tụ"

Tác giả còn cho rằng: “sẽ khó để một người làm truyễn thông xã hội đạt

hiệu quả mà chỉ am biểu và thao tác được trên một loại phương tiện hay công cụ truyền thông nhất định Tư duy tổng hợp còn cho phép người làm truyền thông nhìn nhận toàn điện hơn, đồng thời sâu sắc hơn về những vấn đề “không rời rạc ” của một thế giới äa dạng ”

Với nội dung như trên, mặc dù không trực tiếp đề cập đến sự vận động, phát triển của báo, đài địa phương Việt Nam trong xu thế TTĐPT nhưng có thé nói đây là một trong những nghiên cứu khá gần với đề tài nghiên cứu này

Có một điều đáng chú ý là trong thời gian gần đây, khái niệm “hội tụ truyền thông” (nguyên văn tiếng Anh: media convergence) thường được nhắc tới không chỉ trong giới nghiên cứu lý luận báo chí, truyền thông mà cả trong lĩnh vực viễn thông Từ góc độ này, đã có ý kiến cho rằng hội tụ truyền thông là một xu thế khởi phát từ những phát minh công nghệ mới

Trong bài viết “Xu thế hội tụ trong lĩnh vực viễn thông”, tác giả Nguyễn Trung Kiên (Học viện Bưu chính - Viễn thông) cho rằng: truyền thông bao gồm

Trang 10

thuật dé thực hiện các loại hình này vẫn phát triển độc lập tương đối với nhau,

nhưng “nét chủ đạo đang được k) vọng và cũng dang dién ra trong thực tế là sự -hình thành của một môi trường tích hợp chung, môi trường này làm nền tảng cho cde dich vu truyén thong hop nhdt (UC- Unify Commnication) Sw chuyén đổi theo xu hướng này diễn ra trong các khía cạnh khác nhau: từ phía thiết bị người dùng cuối, phương thức truy nhập, mạng chuyển tải và giải pháp cung

cấp địch vụ "”

Trong bài viết này, trên cơ sở trình bày về “môi trường truyền thông đa dạng” và “sự hợp nhất của các môi trường truyền thông”, tác giả đã trình bày một số “giải pháp kỹ thuật? nhằm đạt tới một “môi trường truyền thông hợp

nhất” Tuy chỉ có mục đích khá khiêm tốn là nhằm “giới thiệu một số thông tin

về sở cứ cũng như các ý tưởng và giải pháp cho sự chuyển đổi hướng đến môi

trường truyền thông hợp nhất?, ở một mức độ nào đó, bài viết này đã dự báo về

một xu hướng phát triển mới với những biến đổi cơ bản, có tầm quan trọng sống còn mà những người làm báo chí, truyền thông hiện nay không thể không quan

tâm

Về các nghiên cứu ở cấp độ sau đại học, trong những năm qua chỉ có rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Trong khoảng 5, 6 năm qua ở Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chỉ có một công trình nghiên cứu ở

cấp độ luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng có tiêu đề “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh “,

hình” của Trần Thị Thúy Bình (năm 2005) Đây là một trong a6 "7 “ie

luận văn đề cập đến vấn đề “truyền thông đa phương tiện” nh S qh On diém năm 2005, việc ứng dụng này vẫn đang trong những bước đi uén, hon nfta

do tac gid chỉ khảo sát các ứng dụng đối với phát thanh, truyền hình nên luận

Trang 11

Trong số những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được công bố tại Việt Nam gần đây, bài viết đăng trên website Vietnam Journalists Association có tiêu đề: “Phương thức sản xuất báo chí hội tụ” của tác giả David Brewer đã nêu lên những vấn đề rất đáng chú ý Vốn xuất thân là một nhà báo, nhà tư vấn chiến lược truyền thông và là một người sáng lập và điều hành trang website http://www.mediahelpingmedia.org, David Brewer da có những kién giải khá sâu sắc về phương thức sản xuất mà ông gọi là “báo chí hội tụ”

Trong bài viết, David Brewer đã trình bày những nguyên tắc biên tập nội

dung, trình tự làm báo và hệ thống kỹ thuật cần thiết cho cơ quan báo chí để có

thể khai thác nội dung trên nhiều loại hình báo chí, từ đó thu hút ngày càng đông

đảo lượng khán giả và tạo ra chuỗi doanh thu mới

Bài viết này đã lần lượt nêu lên các mô hình truyền thông với những quy

tắc cơ bản; các lợi ích; trình tự công việc; các vấn đề về thiết kế, vấn đề nguôn

nhân lực của một tòa soạn hội tụ và khẳng định: 7ï Yuyển thông hội tụ mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ tiết kiệm chỉ phí và tăng hiệu quả trong sản xuất tin bài Nó cũng giúp mở rộng đối tượng độc giả và tạo ra nhiễu nguôn thu thập tin mới

có gid tri No chắc chắn sẽ mang tới lợi ích lớn cho tòa soạn báo và cho việc kinh doanh báo chí của bạn

Tuy nhiên, do đây là một nghiên cứu của nước ngoài và chỉ nghiên cứu về mô hình tòa soạn hội tụ nói chung nên dù tác giả đã nêu ra được rất nhiều ý tưởng cụ thể, thú vị nhưng cũng chỉ có giá trị tham khảo khi muốn vận dụng

trong những điều kiện cụ thể ở Việt Nam

Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là trong thời gian gần đây, những van đề có liên quan đến hội tụ truyền thông và truyền thông đa phương tiện đã được quan tâm một cách nghiêm túc Từ tháng 6/2013, Viện nghiên cứu Báo chí - Truyền thông thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức một hội thảo

Trang 12

thế hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện” Với 11 tham luận, kỷ yếu của hội thảo này đã có những đóng góp nhất định cho hướng nghiên cứu này

Gần đây nhất là hai hội thảo khoa học được tổ chức có liên quan đến vấn

đề này Cuộc hội thảo thứ nhất với chủ đề "Bồi dưỡng các kỹ năng cho người

làm báo đa phương tiện" do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM tổ chức ngày 22/10/2013 Cuộc hội thảo thứ hai là một hội thảo quốc tế do Học

viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hòa

Áo), Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình

Quảng Ninh tổ chức

Trong các tham luận và ý kiến phát biểu tại các cuộc hội thảo kế trên đều

có liên quan đến đề tài nghiên cứu này từ những góc độ khác nhau Tuy nhiên,

do đây là những hội thảo khoa học và do các ý kiến tham luận thường đề xuất

các quan điểm riêng nên hầu hết những ý kiến đã được nêu ra chỉ có giá trị tham khảo

Nói tóm lại, với tình hình nghiên cứu như đã trình bày trên, có thể nói cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào #e tiếp đề cập đến sự vận động, phát triển của hệ thống báo chí Việt Nam trong những tác động hai mặt

của xu thế TTĐPT Do đó, có thể khẳng định: đây là một đề tài mới, không

trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố | 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là xác định những xu hướng vận động, phát triển có tính quy luật của báo chí ở Việt Nam trong những tác động của xu thế TTĐPT

Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài này phải thực hiện một số nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho

quá trình phân tích, đánh giá;

Trang 13

TTĐPT là một xu thế có tính quy luật đang có những tác động ngày càng mạnh mẽ đối với báo chí nói chung và báo chí ở Việt Nam nói riêng

- Nghiên cứu, khái quát để xác định rõ về những xu hướng vận động, phát

triển cơ bản của báo chí ở Việt Nam trong xu thế TTĐPT hiện nay

- Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với báo chí Việt Nam trong quá trình vận động, phát triển dưới áp lực của xu thế TTĐPT;

- Bước đầu nêu ra một số khuyến nghị đối với những người làm việc trong các loại hình báo chí nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và

năng lực của báo chí Việt Nam trong quá trình vận động, phát triển hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự vận động, biến đỗi, phát triển của

báo chí Việt Nam trong những tác động hai mặt của xu thế TTĐPT

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả các loại hình báo chí đang tồn tại ở

Việt Nam gdm: bdo in, báo nói, báo hình, thông tấn và báo mạng điện tử Chỉ

có trên cơ sở một phạm vi bao quát rộng, đồng thời lựa chọn đại diện tiêu biểu

như vậy thì những kết luận mới có tính khái quát cao và qua đó xác định đúng những xu hướng vận động, phát triển cơ bản nhất của hệ thống báo chí hiện đại ở Việt Nam trong những tác động hai mặt của bối cảnh TTĐPT

Thời gian khảo sát được giới hạn trong khoảng 10 năm qua - nhất là trong 5 năm gần đây Đây là giai đoạn có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông và mạng Internet cùng với những tác động sâu sắc đến sự vận động, phát triển của báo chí Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này là sự vận dụng lý luận báo chí, truyền thông để giải

quyết một vấn đề bức xúc đang đặt ra từ thực tiễn Tiền đề lý luận và nền tảng của phương pháp luận là những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của nhà

nước Việt Nam về báo chí, truyền thông

Trang 14

Trong qua trinh thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp một số

phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp øØghiên cứu tài liệu: nhằm khai thác các luận điểm khoa

học từ các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố để hệ

thống hóa những vấn đề lý luận của báo chí, truyền thông, xây dựng cơ sở lý

thuyết cho quá trình phân tích, đánh giá;

- Các phương pháp ao đối, hội thảo được sử dụng nhằm thu thập quan

điểm, ý kiến trực tiếp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu; đồng thời qua đó

tìm kiếm góc độ tiếp cận và cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài

- Phương pháp khảo sát thực tế để làm sáng tô những vấn đề lý luận và thực tiễn, khẳng định xu thế TTĐPT đang là một xu thế có tính quy luật với

những tác động ngày càng mạnh mẽ đối với báo chí Việt Nam;

Các phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm sáng tỏ thực trạng với những ưu điểm, hạn chế của báo chí Việt Nam trong quá trình vận động, phát triển trong xu thế TTĐPT;

Các phương pháp kế trên còn được sử dụng nhằm thu thập các cứ liệu khoa học và đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần thúc đây quá trình vận

động, phát triển của báo chí Việt Nam phù hợp với xu thế TTĐPT 6 Đóng góp mới của đề tài

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về những tác động ngày càng mạnh mẽ của xu thế TTĐPT đối với toàn bộ các loại hình báo chí ở Việt Nam Dưới

những tác động này, hệ thống báo chí Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế cơ

bản cần phải nhanh chóng được nhận diện và khắc phục

Đóng góp mới quan trọng nhất của đề tài này là xác định những xu hướng

vận động, phát triển có tính quy luật của báo chí Việt Nam hiện này, qua đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần thúc đây quá

Trang 15

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Cho đến nay, việc nhận diện về xu thế TTĐPT trong lý luận báo chí ở

nước ta vẫn đang còn ở những bước đi đầu tiên Chính vì thế, những vấn đề mà

nghiên cứu này đề cập và giải quyết sẽ góp phần bổ sung cho lý luận báo chí,

truyền thông Việt Nam Kết quả đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu

nghiên cứu, giảng dạy, học tập về báo chí, truyền thông

Những kết quả của đề tài cũng là cơ sở gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo về những vẫn đề liên quan xung quanh xu thé TTDPT Chang han, sw tdc dong cia xu thé truyền thông đa phương tiện đổi với hệ thống báo chỉ địa phương Việt Nam; truyễền thông đa phương tiện và vấn đề thành lập các tập

đoàn báo chỉ ở Việt Nam; vấn đề hoi tu truyền thông và viễn thông; vấn dé quản

lý, lãnh đạo báo chỉ Việt Nam trong xu thé truyễn thông đa phương tiện V.V

Về phương diện thực tiễn, những kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà lãnh đạo, quản lý báo chí Việt Nam tham khảo, vận dụng để điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống báo chí cho phù hợp với quy luật vận động

và phát triển của báo chí trong những tác động của xu thé quan trong nay 8 Kết cấu của báo cáo tổng luận

Ngoài các phan Mo dau, Kết luận, những nội dung chính của báo cáo tổng

quan được trình bày trong 3 chương, 10 tiết

Ngoài báo cáo tổng quan khoa học, kết quả của dé tài còn có một Kỷ yếu

hội thảo khoa học (tháng 6/2013)

Trang 16

Chuong 1

NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA BẢO CHÍ TRONG XU THE TRUYEN THONG DA PHUONG TIEN

1.1 XU THE TRUYEN THONG ĐA PHƯƠNG TIỆN

1.1.1.Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1.1.Đa phương tiện

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuật ngữ “đa phương tiện” đã xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong tiếng Anh vào khoảng giữa thế kỷ trước Đến năm

1965, thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt có tên

la “Exploding Plastic Inevitable” — buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhạc rock, chiếu phim, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật Sau đó cụm từ này dần | được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác nhau Đến khoảng cuối thập niên 70, nó được dùng để chỉ những trình chiếu slide trên máy

chiếu có kết hợp với âm thanh

Theo TS Nguyễn Thành Lợi, "từ năm 1983, trong cuốn Công nghệ fự do (Technologies of Freedom), giáo sư Học viện Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) Ithiel

de Sola Pool đã mô tả một loại mạng mang hình thái vật lý sẽ “phục vụ” tốt cho

tất cả loại hình báo chí" ! Dự báo đó khẳng định một xu hướng mới không ngăn cách giữa các loại hình báo chí truyền thống

Sự phát triển có tính chất nhảy vọt của mạng Internet, của công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống đã đưa nhân loại đã bước sang thời kỳ mà chúng ta vẫn thường gọi là “hội tu truyền thông, tích hợp phương tiện" Trong đó, các loại hình báo chí, truyền thông truyền thống và kế cả lĩnh vực viễn thông đã bước vào một giai đoạn phát triền vô cùng

Nguyễn Thành Lợi, "Bàn về xu hướng phát triển của báo chí trong môi trường truyền thông hội tụ", Kỷ yêu hội

thảo khoa học: Sự vận động, phát triên của báo chí Việt Nam trong xu thê hội tụ truyền thông, tích hợp phương

Trang 17

mạnh mẽ và ngày càng phổ biến, tạo ra những động lực mới cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước

Cùng với việc phá bỏ “hàng rào” ngăn cách, các loại hình báo chí như báo

in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo chí trực tuyến và các thiết bị di động đã

và đang hội tụ với nhau về mặt công nghệ

Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số thực sự là một

cuộc cách mạng Máy vi tính ngày nay có khả năng dự trữ, xử lý, phát sóng âm

thanh, hình ảnh, văn bản, đồ họa và các hình thức biểu đạt đa dạng khác Kỹ

thuật số đã can thiệp ngày càng sâu vào chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống

Art!

Đến những năm 1990 thuật ngữ "đa phương tiện" mới mang ý nghĩa hiện

đại Trong ấn bản đầu tiên năm 1993 của Nhà xuất bản McGraw Hill có đưa ra

khái niệm về "đa phương tiện” như sau: “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp

của văn bản, đồ họa nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động và video được phân

phối bởi máy tính” Tiếp đó, năm 1995, Viện xã hội ngôn ngữ Đức (Gesellschaft

fiir deutsche Sprache) đã trao cho thuật ngữ này danh hiệu “Từ của năm” và coi “đa phương tiện" đã trở thành một từ trung tâm trong các phương tiện truyền

thông thế giới mới" ?

Khi mạng Internet ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của World Wide Web vào năm 1992 đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được viết bằng ngôn ngữ siêu văn bản Hypertext Markup Language (HTML) Sự phát triển

vượt bậc của công nghệ và trình độ lập trình đã làm cho các chất liệuu biểu đạt

thông tin được tích hợp trên các trang web ngày càng phong phú và đa dạng hơn Đó là văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), dé hoa (graphic), 4m thanh (audio), video và các chương trình tương tác (interactive programs) Do do, cách hiểu phổ biến nhất cho rằng "đa phương

2 Ashok Banerji (2010), Multimedia Technologies, Tata McGraw Hill Education Private, New Delhi, Tr.4

Trang 18

tiện" nhằm để chỉ sự kết hợp điện tử của các phương tiện truyền thông trên

mạng Internet, bao gồm cả video, hình ảnh, âm thanh, văn tự và những yếu tố

phi văn tự và có tính tương tác

Một số máy tính được bán trên thị trường vào những năm 1990 của thế kỷ

trước đã được gọi là "đa phương tiện" vì chúng kết hợp với một ô đĩa CD-ROM, cho phép việc cung cấp hàng trăm megabyte (MB) có thể chứa hình ảnh, video và các dữ liệu âm thanh Tuy nhiên, cho đến nay, thuật ngữ này đã có ý nghĩa rộng hơn nhiều

Trong những năm qua, thuật ngữ "đa phương tiện" đã được rất nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều cuốn sách, giáo trình giảng dạy hay thư viện mở Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà khái niệm này được hiểu từ những phương diện khá đa dạng

Trong cuốn “Giáo trình giảng dạy Công nghệ thông tin” của PGS.TS Đã Trung Tuấn (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), tác giả nêu quan niệm cho rằng đa phương tiện "là tích hợp của văn bản, âm thanh, hình ảnh của tất cả

các loại và phần mềm có điều khiển trong một môi trường thông tin số" Dữ liệu

đa phương tiện gồm văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, hình ảnh động Các loại hình đa phương tiện có tính tương tác với nhau Tác giả định nghĩa: “Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều đạng phương tiện chuyển hố thơng tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó” z

Trong cuốn sách “Báo chí truyền thông hiện đại - Từ hàn lâm đến đời thường”, PGS,TS Nguyễn Văn Dững nêu cách hiểu cho răng: “Đa phương tiện

chính là khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình

động và tài liệu In ấn có thể được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyền đạt một cách có hiệu quả thông điệp của bạn Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc chuyên tải

Trang 19

thông điệp nhăm gây chú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng +,

Như vậy, những cách hiêu trên cho thấy "đa phương tiện" là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện trong cùng một sản phẩm truyền thông Các loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) đó là: Văn bản (Text), hình ảnh tinh (Still image), hinh anh động (animation), âm thanh (audio), video va cac chương trình tương tác (interactive programs) Đa phương tiện được phân phối tương tác với người sử dụng bằng các phương tiện điện tử hoặc thao tác kỹ thuật

Or

§

1.1.1.2 Các chất liệu biểu đạt đa phương tiện

Nhìn từ góc độ sản phẩm, tác phẩm báo chí, khái niệm "tác phẩm báo chí

đa phương tiện" được dùng để chỉ những tác phẩm báo chí trên mạng Internet có

thể kết hợp được sức mạnh biểu hiện của nhiều chất liệu biểu đạt khác nhau Các chất liệu biểu đạt đa phương tiện bao gồm:

-Văn bán: Văn bản là thành phần không thể thiếu của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng Nhìn vào tổng thể của một trang hay một tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử, văn bản vẫn chiếm diện tích lớn nhất

Văn bản có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn nội dung thông điệp Nó thường được dùng để thể hiện nội dung chính, dẫn dắt bài báo và thường

được kết hợp với hình ảnh tĩnh, đồ họa để tăng tính hấp dẫn, chân thực của

thơng tin Ngồi ra, văn bản còn được dùng để chú thích, cung cấp, làm rõ nội dung thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa

-Hình ảnh tĩnh: hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa Đây là thành phần được sử dụng nhiều nhất bên cạnh văn bản, đóng vai trò quan trọng vào thành công của tác phẩm báo chí đa phương tiện Ảnh tĩnh trên báo mạng

điện tử có thể đứng độc lập, có thể kết hợp với văn bản hoặc được dùng làm đường dẫn tới các phần nội dung khác Nó không chỉ là yếu tố giúp tăng tính xác

thực của thông tin báo chí mà còn là một “công cụ” giúp mặt người đọc được

* Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thông hiện đại - Từ hàn lâm đến đời thường, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2011, tr 150

Trang 20

nghỉ ngơi khi đọc những bài viết dài Việc bố trí những bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm

chán, đơn điệu khi tiếp nhận thông tin

-Hình ảnh động: Hình ảnh động trên báo mạng điện tử thường được thê hiện qua hai hình thức là slideshow và animation Slideshow là hình thức trình

diễn ảnh gồm nhiều hình ảnh khác nhau được sắp xếp theo một ý đồ nhất định

Các hình ảnh sẽ tự động hiển thị và nối tiếp nhau trên màn hình giao điện nhằm

diễn đạt những nội dung thông tin nhất định của bài báo Tùy theo thiết kế của

từng trang báo mạng điện tử mà các slide ảnh có tốc độ chuyển ảnh, giao diện

trình diễn khác nhau Đi kèm mỗi hình ảnh trong slide thường có thêm phần

chú thích để làm rõ hơn nội dung hoặc để tạo sự liên kết trong các bức ảnh được trình diễn

Animation là sự kết hợp của nhiều hình ảnh tĩnh riêng lẻ, gần giống với

nguyên lý làm phim hoạt hình Những hình ảnh động này có thể không là gì so

với truyền hình, nhưng với báo in là niềm mơ ước Một đoạn animation đôi khi

có thể khiến một sản phẩm báo chí có tính hấp dẫn hơn hẳn Animation được tạo nên từ các ảnh riêng lẻ nhưng lại có chuyển động mềm mại và liền mạch với tốc độ cao như một đoạn phim Hiện nay, animation xuất hiện nhiều nhất trên các trang báo mạng điện tử dưới hình thức các bảng và khung quảng cáo chạy tự động, chiếm diện tích nhỏ trên trang báo

-Đồ họa: Thông tin đồ họa trên báo mạng điện tử phần lớn đến từ các đồ

thị, biểu đồ, bảng, bản đổ, lược đồ Thông tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng Độc giả sẽ thấy được sự biến thiên số liệu và dé đàng hình dung vấn đề mà tác giả bài viết đưa ra

-Âm thanh: Những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh Tuy nhiên âm thanh ở đây không giống như phát thanh thông thường mà

chỉ là một trong số những “chất liệu” để truyền tải thông tin đến cho công chúng

Trang 21

mạng điện tử có thể là đoạn băng ghi âm phỏng vấn, lời nhân chứng trong vụ việc hay cũng có thể là một đoạn nhạc v.v

-ideo: Video đã trở thành công cụ “kể chuyện” quan trọng của báo chí đa phương tiện Video có thể chứa các cuộc đối thoại hoặc hiệu ứng âm thanh và hình ảnh chuyển động Chúng có thể được kết hợp với văn bản, âm thanh và đồ họa cho bài trình bày đa phương tiện

Tuy nhiên, do dung lượng của video lớn nhất so với tất cả các chất liệu

biểu đạt khác nên việc sử dụng các đoạn video phải được tính toán Kết hợp video trong gói sản phẩm đa phương tiện phức tạp hơn rất nhiều khi kết hợp với

yếu tế khác Hơn nữa, chất lượng của các đoạn video còn phụ thuộc vào chất

lượng của đường truyền và máy tính nên cho đến nay, việc sử dụng video trong tác phẩm đa phương tiện vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn và thê chưa thỏa mãn được nhu cầu của công chúng

-Chương trình tương tác: Những chương trình tương tac (interactive programs) là một trong những phương tiện truyền tải được tích hợp vào một sản

phẩm báo chí đa phương tiện Với những chương trình này, công chúng có thé

trực tiếp tham gia vào sản phẩm báo chí đa phương tiện đó như: tham gia trò chơi; trả lời câu hỏi; làm trắc nghiệm; tham gia những chương trình trực tuyến

1.1.1.3 Hội tụ truyền thông

Xuất phát từ những góc độ tiếp cận không giống nhau, xung quanh thuật ngữ này hiện cũng đang có nhiều quan niệm khác nhau

Theo tác giả Đinh Hồng Anh, trong cuốn “Convergence Journalism — Writing and reporting across the new media” (Bao chí hội tụ - Viết và đưa tin thông qua phương tiện truyền thông mới), tác giả Janet Kolodzy đưa ra khái niệm: “Truyền thông hội tụ là một quá trình diễn ra liên tục, phát triển dựa trên sự kết hợp của bến yếu tố: nền công nghiệp truyền thông, đối tượng của truyền

Trang 22

thông, nội dung truyền thông và công nghệ truyền thông” 3,

Cũng theo tư liệu của Định Hồng Anh, Giáo sư Jeanette Drake (giảng viên Khoa Truyền thông — trường đại học Findlay, Mỹ) nhận định tại lớp học

chuyên đề về xây dựng chiến thuật và chiến lược truyền thông trên Internet tại

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, TP HCM: “Hiện đang có một xu hướng mới cho các loại hình truyền thông, đó là không có ngăn cách giữa báo

giấy và báo hình, còn gọi là truyền thông hội tụ Cho nên chúng ta có thể thấy có

những kênh truyền hình những vẫn có trang web về blog và phóng viên báo giấy xuất hiện trên tivi và tạo blog trên mạng” 6,

TS Trương Thị Kiên cũng cho rằng: hội tụ truyền thông là sự kết hợp hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng: báo in, truyền hình, phát

thanh, internet, điện thoại trong môi trường kỹ thuật số, nhằm tạo sức mạnh

tổng hợp để sản xuất và phân phối tin tức Hay nói cách khác, hội tụ truyền

thông là đa phương tiện hoạt động trên cùng một nên tảng kỹ thuật "Hội tụ

truyền thông có những đặc điểm nỗi bật: (1) Sử dụng đa phương tiện trong sản xuất và phân phối tin tức: phương tiện của báo in, báo nói, báo hình, báo mạng, điện thoại thông minh ; (2) Các phương tiện phải có sự gắn kết chặt chế,

tương hỗ để chuyển tải nội dung thông tin một cách day đủ nhất, thuyết phục nhất, dưới một hình thức sinh động: kết hợp của ngôn ngữ viết (text), hình ảnh (picture), video, am thanh (audio), thiết kế đồ họa (design) và các phương thức

tương tác khác (contact); (3) Công chúng được tiếp cận tin tức băng đa phương

tiện, thoả mãn các giác quan cảm thụ thông tin khác nhau, tạo nên hiệu ứng

tương tác mạnh mẽ nhất so với hình thức truyền thông truyền thống" 7

7 Đinh Hồng Anh, Báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội tụ ở Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp đại học Báo

chỉ, Học viện Báo chỉ và Tuyên truyén, Hà Nội, 2012

Ê Đinh Hồng Anh (khóa luận đã dẫn)

?TS, Trương Thị Kiên, "Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay", Ky yếu hội thảo khoa học:

Sự vận động, phát triển của báo chí Việt Nam trong xu thể hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện, Hà Nội,

Trang 23

Trong bai viết "Bàn về xu hướng phát triển của báo chí trong môi trường truyền thông hội tụ", tác giả Nguyễn Thành Lợi cho rằng hội tụ truyền thông

được triển khai trên hai giác độ chính là "hội tụ kỹ thuật và hội tụ kinh tế"

Trong đó, hội f về kỹ thuật tức là hội tụ về loại hình truyền thông, bao gồm su

hội tụ của các phương tiện truyền thông mới (new media) và truyền thống cùng

sự hội tụ của ba mạng: điện thoại viễn thông, phát thanh, truyền hình và mạng Internet, con hdi tu về kinh tế được thể hiện trên các cấp độ: hội tụ thị trường, hội tụ tư bản và hội tụ sản nghiệp

Tác giả cho biết: ông Andrew Nachison , Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông, thuộc Hiệp hội Báo chí Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “hội tụ truyền thông” là “sự liên kết mang tính chiến lược, tính thao tác và tính văn hóa giữa các doanh nghiệp (don vi) truyền thông như báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng v.V ” 8 Sự liên kết mang tính chiến lược, tính thao tác và tính văn hóa này chủ yêu liên quan đến cách thức hội tụ giữa các phương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thông mới "Nếu xét ở phạm vi hẹp, hội tụ trong phương thức truyền thông là việc ứng dụng kỹ thuật mới để “cải tạo” các phương tiện truyền thông truyền thống; còn nếu xét từ phạm vi rộng hơn, hội tụ trong phương thức truyền thông là sự kết hợp các phương thức truyền thông của các loại hình truyền thông trong một cơ quan báo chí đa loại hình, nhằm thực hiện việc cùng sử dụng, chia sẻ “nguỗồn tài nguyên” có sẵn như nội dung thông tin và các hình thức kinh doanh giữa báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử” 2,

Tác giả bài viết này còn cho rằng: ở một khía cạnh khác, có quan điểm

cho rằng, xu hướng hội tụ hiện nay là sự hội tụ của 3 màn hình: màn hình máy

tính, màn hình tivi và màn hình điện thoại di động Sự kết hợp hay đồng nhất

8 Andrew Nachison: Good Business or Good Journalism? Lessons from the Bleeding Edge, A presentation to the

World Editors’ Forum, Hong Kong, June 5, 2001 -

? Nguyễn Thành Lợi, "Bàn vệ xu hướng phát triển của báo chí trong môi trường truyền thông hội tụ" (Bài đã

dẫn), tr.12-20

Trang 24

một cách tương đối 3 màn hình này tạo cơ hội thụ hưởng và tiếp cận thông tin đa dạng, phong phú của công chúng trong môi trường hội tụ truyền thông

Trong xã hội ngày nay, thực tế phát triển của xã hội với mô hình truyền thông hội tụ hiện nay lại cho thấy các phương tiện truyền thông cũ và mới sẽ tương tác với nhau theo những cách phức tạp hơn so với dự đoán trước đây Với sự gia tăng của các kênh phương tiện truyền thông khác nhau và tính di động ngày càng tăng của viễn thông và công nghệ máy tính mới, hội tụ truyền thông

có thê sẽ diễn ra đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với mọi dự đoán

Hội tụ các loại hình truyền thông khác nhau đã làm đa dạng hóa phương thức dịch vụ phân phối nội dung ngày cảng phong phú, nhanh chóng và thuận

tiện Các thiết bị có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn so với trước khi có sự hội tụ

của truyền thông Đầu tiên, điện thoại di động chỉ có chức năng cho các cuộc nói

chuyện, đàm thoại Bây giờ chỉ cần một chiếc điện thoại di động bé, người ta có

thể có Internet, radio, truyền hình, xem tin tức, nhắn tin, chụp ảnh, ghi âm, xem

đồng hồ, báo thức, ghi chú lịch công tác Dải băng thông rộng không chỉ

truyền dẫn đường điện thoại mà còn truyền dữ liệu, truyền hình, phát thanh,

truyền thông đa phương tiện

Cũng ý kiến của TS Nguyễn Thành Lợi, "nếu xét từ nghĩa rộng, hội tụ

truyền thông có phạm vi rộng hơn, gồm sự kết hợp các phương tiện truyền

thông, không chỉ về loại hình truyền thông, mà còn là sự hội tụ cả về chức năng,

phương thức đưa tin, quyền sở hữu, cơ cấu tô chức của các cơ quan báo chí,

truyền thông Nói cách khác, hội tụ truyền thông là quá trình phát triển tiệm

tiến từ thấp đến cao, là sự phát triển tất yếu của báo chí truyền thông hiện đạt" 10

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số từng bước xóa nhòa “biên giới cứng” trong hoạt động truyền thông của con người Có thé thấy, thực

Trang 25

tiễn chỉ đường cho lý luận, từ đó khiến cho nội hàm của lý luận cũng phát triển theo, do vậy hội tụ truyền thơng khơng nằm ngồi quy luật phát triển đó Đặc

biệt, với hội tụ truyền thông, chúng ta có thể có nhiều kênh truyền hình, nhưng

vẫn có thêm các trang web, blog và phóng viên của báo in cũng xuất hiện trên truyền hình, tạo ra các trang nhật ký cá nhân trên mạng xã hội một cách phong phú và đa dạng

Lý giải về hội tụ truyền thông, Nguyễn Thành Lợi cho rằng: Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều học giả ở các nước phương Tây đã tập trung nghiên cứu hội tụ truyền thông Giáo sư Ithiel De Sola Pool — người đưa ra khái niệm hội tụ truyền thông cho rang, su phat triển của kỹ thuật

điện tử số chính là nguyên nhân khiến các loại hình truyền thông vốn được phân

chia khá rạch ròi, nay hội tụ với nhau Tiếp đó, trong sự biến hóa của hàng loạt sản nghiệp truyền thông, kỹ thuật số đã cung cấp nền tảng kỹ thuật cho sự hội tụ

của các ngành điện tử viễn thông, xuất bản và phát thanh, truyền hình, “hội tụ”

trở thành thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực truyền thông, thông tin điện tử Tuy nhiên, khái niệm “hội tụ” được sử dụng trong báo chí, truyền thông chưa thực sự tường minh Các học giả phương Tây đã có những góc nhìn rất đa dạng về vấn để này Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều nghiên cứu được triển khai từ các giác độ hội tụ kỹ thuật, hội tụ quyền sở hữu truyền thông, tuy nhiên cũng có không ít công trình nghiên cứu lại xuất phát từ hội tụ về cơ cấu tổ chức truyền thông hay hội tụ trong kỹ năng biên tập, sản xuất tin, bài Có thể nói, | những công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây đã có cái nhìn bao quát trên mọi phương diện, liên quan đến các phương tiện truyền thông, như cơ chế hoạt động và kinh doanh của các phương tiện truyền thông !!

Mặc dù vẫn còn có những ý kiến cho rắng cho rằng "hiện nay khái niệm “hội tụ truyền thông” vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn xác, chúng tôi tán thành quan niệm cho răng “hội tụ truyền thông” là một xu thê của báo chí, truyền

'* Nguyễn Thành Lợi, "Bàn về xu hướng phát triển của báo chí trong môi trường truyền thông hội tụ" (Bài đã

dẫn)

Trang 26

thong hién dai Qua trinh hdi tu truyén thong hién nay dang thê hiện ở cá ba mặt cơ bản: một là hội tụ trong các sản phẩm báo chỉ, truyền thong (tao ra cde san phẩm đa phương tiện); hai là hội tu về công nghệ, kỹ thuật, trong đó có cả việc hội tụ giữa truyền thông và viễn thông; bà là hội tụ về cơ cấu tổ chức các cơ

quan báo chỉ, truyền thông mà hệ quả tat yếu là hình thành các tòa soạn hội fụ

và các tập ẩồn/tơ hợp báo chí, truyền thông 1.1.1.4 Báo chí đa phương tiện

Khái niệm "báo chí đa phương tiện" cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu

báo chí hiện đại nêu ra Trong bài viét “What is Multimedia Journalism”, tac gia Mark Deuze, giảng viên báo chí thuộc trường đại học Amsterdam, Hà Lan cho

rằng: Báo chí đa phương tiện đơn giản là hình thức báo chí dựa vào các loại

phương tiện truyền thông như: văn bản, hình ảnh, dé hoa, 4m thanh, video,

chuong trinh tuong tac dé truyén tai thong tin đến độc giả một cách đa dạng, sống động và chân thực l,

Trong cuốn “Muldmedia Journalism - A pratical guide” (Bao chi da phương tiện — Huong dẫn thực hành), Andy Bull nhận định: “Báo chí đa phương

tiện là sự phát triển của báo mạng điện tử khi các tác phẩm báo chí trên báo

mạng điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn” ©

Như vậy, có thể nói báo chí đa phương tiện là thuật ngữ dùng để chỉ loại

hình báo chí tổn tại trên môi trường Internet với khả năng sử dụng tất cả các chất

liệu biểu đạt như văn tự, phi văn tự (hình vẽ, sơ đồ, bảng, biểu, đồ họa ), hình

ảnh (tĩnh và động), âm thanh để đem đến cho công chúng những thông tin nhanh

nhất, chân thực và sống động nhất So với tất cả các loại hình báo chí trước nó,

Trang 27

Báo chí hiện nay sử dụng không giới hạn các phương tiện để truyền thông Nhà báo hiện nay dễ dàng thực hiện các tác phẩm báo chí đa phương tiện

bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video để phục vụ cho tin, bài mà mình

sản xuất Đối với các phóng viên đa phương tiện, các vật dụng không thé thiếu của họ khi đi tác nghiệp là máy ghi âm, máy ảnh, máy quay, máy tính xách tay, USB 3G, điện thoại di động

Trong tham luận tại Hội thảo khoa học chủ đề: "Sự vận động, phát triển

củae báo chí Việt Nam trong xu thế hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện" tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tháng 6/2013), TS Trường Giang cũng nêu ý kiến cho rằng" Báo chí đa phương tiện là loại hình báo chí có chứa các sản phẩm báo chí sử dụng đồng thời nhiều hình thức để truyền tải thông tin

như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa và các chương trình tương tác

Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin như sau: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, video, đồ họa, chương trình tương tác" a

PGS,TS Đinh Thúy Hằng cũng nhận thấy "một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện | truyền tải thông tin như sau: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, video, đồ họa, chương trình tương tác" Đ,

Trong cuốn sách “Multimedia Technologies” (xuất bản năm 2010), tác giả Ashok Banerji nêu cách hiểu mềm mại hơn: “Khi được sử dụng như một danh từ, đa phương tiện đề cập đến công nghệ và các thiết bị, các phương tiện truyền thông Đó là việc sử dụng kết hợp các hình thức khác nhau của các phương tiện

truyền thông âm thanh và hình ảnh như: văn bản, đồ họa, hoạt hình, âm thanh và

video; Khi sử dụng như một tính từ, đa phương tiện mô tả sự trình bày liên quan

4 TS Trường Giang, "Xu thế báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội tụ", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Sự vận động, phát triên của báo chí Việt Nam trong xu thế hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện, Hà Nội, 2013, tr.4-11

!5 Định Thị Thúy Hằng, Báo chí thế giới xu hướng và phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2008, tr 106

Trang 28

đến việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc” l6 Báo chí đa phương tiện có những ưu thé nổi bật sau:

Thứ nhất: “Thực đơn” thông tin của báo chí đa phương tiện ngày nay bao

gồm rất nhiều “món”: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, đồ họa,

video, chương trình tương tác chứ không đơn thuần chỉ là đơn món gồm văn bản hay hình ảnh “Mâm cỗ” ấy đáp ứng nhiều nhu cầu của độc giả, hơn nữa,

“mâm cỗ” với nhiều “món ăn” để phục vụ nhiều loại đối tượng độc giả khác

nhau Ngoài việc sử dụng thị giác để đọc chữ và xem ảnh, xem video, công

chúng còn dùng thính giác để nghe âm thanh từ file audio, từ video Ngoài ra, họ

còn được cảm nhận, bàn luận, tranh luận, phản hồi về nội dung thông tin của bài báo một cách nhanh chóng Báo chí đa phương tiện hiện nay kích thích nhiều

giác quan của độc giả, đem lại cho họ cảm giác tiếp cận thông tin một cách chân thực, sống động nhất có thé

Thứ hai, mối quan hệ giữa nhà báo và độc giả thay đổi nhờ tính tương tác

cao: Báo chí đa phương tiện tạo ra những tương tác trực tiếp giữa sản phẩm báo

chí, nhà báo, tòa soạn với độc giả hay giữa những cuộc thảo luận, thăm đò ý kiến công chúng Ở đó, người đọc được bình luận về các vấn đề, về nội dung bài viết ngay dưới bài viết đó Đây được xem như cuộc đối thoại diễn ra giữa phóng viên, biên tập viên với độc giả hay giữa các độc giả với nhau Tương tác trực tuyến dựa trên các bài báo xuất hiện trên mạng Internet mở đường cho mỗi quan hệ giữa nhà báo và độc giả, cung cấp cơ hội cho độc giả được tham gia

nhiều hơn với những gì họ đang đọc

Khả năng dễ tương tác, giao tiếp, trao đổi, phản hồi với các phóng viên,

biên tập viên, tòa soạn là rất quan trọng đối với những độc giả của báo mạng

điện tử hiện nay Độc giả không muốn cảm thấy họ đang là lực lượng được “cho ăn” thông tin, họ muốn cảm nhận, bàn luận, chia sẻ, trao đổi về những gi mình được đọc, được nghe, được thấy, trên báo mạng điện tử Họ thích cảm giác

Trang 29

được hài lòng, được đáp ứng tức thì hay đúng hơn là làm một cái gì đó ngay tại chỗ và biết tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe

Thứ ba, thay đổi cách sản xuất và trình bày thông tin của nhà báo: Những cách “kể chuyện” mới đang khiến nhà báo phải dần tách khỏi cách sáng tạo tác phẩm báo chí thông thường Họ phải trình bày thông tin theo cách có thê kết hợp

nhiều loại phương tiện truyền tải để cho ra đời những san phẩm hiệu quả, sống động, chân thực Việc tích hợp tính năng đa phương tiện vào báo chí yêu cầu các

nhà báo phải hội nhập mạnh mẽ hơn với công nghệ hiện đại Báo chí đa phương

tiện cũng tạo cơ hội cho các nhà báo học hỏi, trau dồi thêm về kỹ năng làm báo

tân tiến để không bị tụt hậu

Khái niệm "Báo chí đa phương tiện" còn được sử dụng để chỉ một cơ quan báo chí đa loại hình" Đó là mô hình cơ quan báo chí ứng dụng kỹ thuật số

để hội tụ tất cả quy trình từ sản xuất nội dung đến tiêu thụ, phân phối nội dung

trong tòa soạn, nói một cách đơn giản, cơ quan báo chí đa phương tiện có thể sử dụng chung nội dung cho các loại hình khác nhau trong cùng tòa soạn, tạo ra

một hệ thống truyền thông thống nhất có đầy đủ các loại hình báo chí: phát

thanh, truyền hình và báo mạng điện tử, trong đó truyền hình và báo in có thể

phối hợp cùng tổ chức sản xuất chương trình, hình thành một hệ thống tương tác

với nhau

Tuy nhiên, hội tụ truyền thông không phải là con số cộng các loại hình

báo chí trong cùng một tô chức Cơ quan báo chí trong xu thế hội tụ truyền thông phải cấu trúc lại để trở thành một guỗồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm cho ra nhiều “món” mà công chúng tự chọn lựa theo cách

của họ, vào thời điểm họ muốn và theo nhu cầu của họ 1.1.2 Về xu thế truyền thông đa phương tiện 1.1.2.1.Sự tích hợp các loại hình báo chí

Quá trình hội tụ truyền thông đã tạo tiền đề cho xu thế truyền thông đa phương tiện Xét theo nghĩa hẹp, truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp các

Trang 30

loai hinh bao chi, tao ra sự biến đổi về chất, hình thành hàng loạt phương tiện truyền thông mới như sách điện tử, blog, mạng xã hội,

Không chỉ tích hợp những chức năng đa dạng của các thiết bị kỹ thuật

truyền thống (đọc, nghe, xem ) với những chức năng mới mẻ (như lưu trữ, tìm

Lạ A

kiém, tra ctru, truyén ba thong tin ), cdc phuong tién truyền thông kỹ thuật số còn thâm nhập vào các lĩnh vực khác của hoạt động sản xuất các sản phẩm báo chí, truyền thông (như công tác biên tập, soạn thảo văn bản, dàn dựng ), kể cả

việc gửi sản phẩm đó tới bất cứ đâu với chỉ phí gần như bằng không nhưng hiệu

quả lại luôn đạt ở mức tối đa |

Thông qua mạng lưới máy tính nối mạng Internet, chúng ta có thể dễ dàng thậm tra các nguồn tin liên quan, nhanh chóng hoàn tất việc thu thập và trình bày văn bản và các tư liệu khác bằng âm thanh, hình ảnh (tĩnh, động) và videoclip Kỹ thuật số còn làm cho những công việc vốn rất phức tạp và mất nhiều thời gian trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí theo phương thức truyền thống (như thu thanh, thu hình; biên tập, dàn dựng .) trở nên đơn giản

hơn, tốn ít thời gian và công sức hơn nhưng lại có chất lượng hình ảnh và âm

thanh ở mức cao nhất

Hầu như tất cả chức năng của các phương tiện truyền thông trong cuộc sống xã hội hiện đại đều có thể kết hợp mà nâng cao năng lực vốn có của nó thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số Đó là sự thay đổi to lớn

trong lịch sử hình thành và phát triển của báo chí, truyền thông

Trong tham luận "Xu thế báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội

tụ", tác giả Nguyễn Thị Trường Giang cho biết: trong Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,

Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nhận định: “Báo chí thời gian tới không còn

đơn nhất một loại hình mà sẽ dần trở thành báo chí đa phương tiện” ”

Trang 31

Cũng trong bài viết này, TS Trường Giang cho rằng: đa phương tiện là xu thế toàn cầu, nhiều cơ quan báo chí trên thế giới đã hướng đến, sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện của từng nước, từng cơ quan báo chí Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam đã theo hướng phát triển đa phương tiện Nhiều cơ quan báo in có thêm đài phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử, cũng

vậy, nhiều đài phát thanh, truyền hình có thêm tạp chí và báo mạng điện tử Đài

Truyền hình Việt Nam (THVN) có trang báo điện tử VTV (www.vtv.vn), có Tạp chí Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) có báo điện tử VOVOHnline (www.vov.vn), Kênh truyền hình VOVTV và báo in VOV Báo Nhân Dân đã có Nhân Dân điện tử (www.nhandan.com.vn) từ năm 1998 và sắp

tới sẽ cho ra đời Trung tâm Truyền hình Nhân dân

Từ thực tiễn của sự phát triển công nghệ, của sự hội tụ truyền thông, viễn

thông và những tác động của quá trình này đối với báo chí, truyền thông, theo nhận xét của TS Nguyễn Thị Trường Giang, có thể thấy những nguyên nhân khiến cho đa phương tiện trở thành xu thế tất yếu của báo chí, truyền thông nói chung, đó là:

"Mét: do sự phát triển của công nghệ thông tin - đặc biệt là công nghệ mạng và công nghệ máy tính Các thế hệ máy tính thông minh nối tiếp nhau ra đời với dung lượng và tốc độ xử lý ngày càng tăng Song song với điều đó là các cơ sở hạ tầng thông tin và tốc độ đường truyền liên tục được nâng cao chất

lượng Số người dân độ hiểu biết về máy tính và công nghệ mạng đang tăng lên

hàng ngày cũng tạo điều kiện thuận lợi để truyền thông đa phương tiện phát triển"$,

Thứ hai, nhu cầu thông tin và tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng tăng Báo chí đa phương tiện hiện nay kích thích nhiều giác quan của độc

giả, đem lại cho họ cảm giác tiếp cận thông tin một cách chân thực, sống động

nhất có thể Công chúng ngày nay không chỉ sử dụng thị giác để đọc chữ và xem

18 ts Trường Giang, "Xu thé báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội tụ" (bài đã dẫn)

Trang 32

ảnh, xem video, công chúng còn dùng thính giác để nghe âm thanh từ file audio,

từ video Ngoài ra, họ còn cảm nhận, bàn luận, chia sẻ, phản hồi về những gì

mình đọc, nghe, thấy một cách nhanh chóng Công chúng thích cảm giác hài

lòng, được đáp ứng tức thì, được làm một điều gì ngay lập tức và biết điều mình

nói được lắng nghe

Vì vậy, áp lực của xu thế truyền thông đa phương tiện thực chất là áp lực từ công chúng báo chí khi nhu cầu tiếp nhận và tương tác thông tin ngày càng mở rộng (không chỉ là nhu cầu hưởng thụ thông tin một chiều) Khả năng tương tác trực tuyến của Internet cho phép công chúng thực hiện được toàn bộ quá trình đó một cách nhanh chóng, chính xác với số lượng và tần suất tăng lên gấp nhiều lần

Thứ ba, nhu cầu phát triển tự thân của các loại hình báo chí trước xu thế

cạnh tranh gay gắt của các loại hình truyền thông đại chúng khác Để tổn tại và

phát triển, các cơ quan báo chí phải tạo ra được một “mâm cỗ” thông tin được

truyền tải đa dạng “Mâm cỗ” thông tin này bao gồm rất nhiều “món”: Văn bản,

hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, đồ họa, video, chương trình tương tác

chứ không đơn thuần chỉ là đơn món gồm văn bản hay hình ảnh “Mâm cỗ” ấy

đáp ứng nhiều nhu cầu của độc giả, hơn nữa, phục vụ nhiều đối tượng công

chúng khác nhau

Báo chí đa phương tiện hội tụ đầy đủ những đặc điểm của báo chí trong

xu thế toàn cầu hóa và số hóa thông tin Một mặt, nó yêu cầu nội dung báo chí

phải đa dạng và phong phú, luôn có nhiều tin bài chất lượng Mặt khác, nó giúp

nhà báo nhìn nhận về vai trò và điểm đến của họ trong xã hội hiện đại Báo chí

đa phương tiện vừa tạo cơ hội cho các nhà báo học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng

làm báo hiện đại, vừa yêu cầu các nhà báo phải hội nhập mạnh mẽ hơn, nếu

không muốn bị tụt hậu 19

Trang 33

Chỉ tính 10 năm - từ năm 2001 đến năm 2011, số lượng người sử dụng Internet tăng trung bình mỗi năm 12% Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tinh đến tháng 11/2012, cả nước đã có trén 31.304211 người sử dụng

Internet, tương ứng với 35,58% dân số và trong 3 năm tới, con số này được dự

báo là 40-45 triệu người, bằng một nửa số dân, đứng thứ tư trong khu vực Đông - Nam Á, sau Singapore, Malaysia và Brunei Có gần 20 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 25 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam Trong số hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, lượng khách hàng của của Yahoo nhỉnh hơn lượng khách hàng của Google một chút (hơn 20 triệu) Ngoài ra còn có 4 triệu của Facebook Riêng Facebook, dự báo sẽ tăng lên 10 triệu khách hàng vào nắm 2013

Đây là bảng số liệu về tình hình phát triển Internet ở Việt Nam tính đến tháng 9/2013:

- Tổng thuê bao băng rộng : | 8285797

Total Broadband Subscribers (Nguén Cục Viễn thông)

- Tổng thuê bao 3G : 3342107

Total 3Œ Subscribers (Nguôn Cục Viễn thông) - Tong bang thông kênh két noi

quốc tế của Việt Nam : 561593 Mb

Total International connection (Nguồn Cục Viễn thông) Ps bandwidth of Vietnam - Tong bang thong kénh kết nỗi trong nước: 627513 Mbps Total domestic connection (Nguôn Cục Viên thông) bandwidth - Tổng số tên miền vn đã đăng ký: 431144

Dot VN domain names

- Tổng số tên miền đang duy trì

trên hệ thống: 258572

Dot VN active domain names

Trang 34

- Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp: - Allocated Ipv4 address 15566522 địa chỉ

- Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi mm

theo đơn vị /64 đã cấp: 77310984192 /64 địa chỉ

Allocated Ipv6 address

1.1.2.2.Tác động của truyền thông đa phương tiện đối với báo chí

TS Nguyễn Thành Lợi cho rằng "hội tụ truyền thông không chỉ làm thay

đổi về mặt công nghệ truyền thông mà còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế,

kết cấu xã hội và hình thái văn hóa của nhân loại Trong tham luận của mình,

ông đã rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hội tụ công nghệ - truyền thông — viễn thông, đây được coi là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới Đó là hệ quả của sự phát triển ngành công nghệ thông tin — truyền thông Đặc biệt, khi hạ tầng, kỹ thuật, mạng lưới trở nên gần gũi và thân thiện, người sử dụng dễ dàng đạt được các tiện ích mà

không cần phải đầu tư nhiều về tài chính, trì thức cũng như thời gian Chính sự

hội tụ truyền thông đã tạo ra khả năng phát triển kinh doanh không giới hạn cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong môi trường tồn cầu hóa thơng tin hiện nay Do đó, các co quan bao chi cần nhanh chóng tiếp cận với những tri thức, kỹ

thuật mới nhất của báo chí hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng về nội dung cũng

như phục vụ tốt nhất cho công chúng, đáp ứng đầy đủ những thông tin công chúng cần chứ không phải chỉ cung cấp những gì mà báo chí có

Thứ hai, xu hướng cá nhân hóa ngày càng rõ rệt, khi mạng Internet phát triển, khả năng tiếp cận thông tin của công chúng trở nên phong phú và đa dạng Đặc biệt với sự ra đời mạng xã hội đã khiến con người dễ dàng tạo ra sự liên kết

rộng rãi trên toàn cầu Từ đó, làm cho quá trình tạo ra thông tín và tiếp nhận

thông tin diễn ra liên tục trên quy mô rộng, từng bước xóa nhòa “biên giới” cứng trong môi trường hội tụ truyền thông Ranh giới về địa lý, hành chính quốc gia

Trang 35

cầu cá nhân hóa trở nên mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu riêng của từng cá thê trong cộng đồng mạng Đặc biệt, xu hướng cá nhân hóa giao diện, quảng cáo hướng tới công chúng mục tiêu rõ ràng, truyền hình theo yêu cầu, nội dung do

người sử dụng có thể sản xuất sẽ tạo ra một sân chơi mới cho các phương tiện

báo chí, truyền thông Nếu không năm bắt được xu hướng này, các cơ quan báo chí, truyền thông sẽ lúng túng với những diễn biến của thị trường, bỏ qua cơ hội “chiếm lĩnh” đối tượng công chúng đặc biệt này

Thứ ba, truyền hình qua dịch vụ Internet bùng nỗ, bởi sự phát triển của công nghệ thông tin, khiến hoạt động sản xuất truyền hình phi tuyến tính trở nên nhanh, tiện và rẻ hơn Hiện nay, một cá nhân cũng có thể làm truyền hình qua mạng Internet, chỉ cần máy quay Dvcam, Internet, máy vi tính có cài phần mềm dựng băng hình phi tuyến tính, kết hợp với một giải băng thông rộng của nhà cung cấp Internet, có thể tự sản xuất và phát sóng được chương trình truyền | hinh Trén thé gidi, nhiều hãng truyền thông đã đầu tư IPTV (truyền hình qua dịch vụ Internet) va truyền hình tương tác vì những tiềm năng và lợi nhuận

khổng lồ thu được từ nó Chính IPTV là một điển hình của sự hội tụ giữa viễn

thông và phương tiện truyền thông truyền hình, hữu tuyến và vô tuyến Thực tiễn đã chứng minh, khả năng của IPTV gần như là vô hạn, đem đến cho công chúng những nội dung kỹ thuật số có chất lượng cao Kỹ thuật này thích hợp cho các dịch vụ như video theo yêu cầu, truyền hình tương tác, trò choi, tin nhắn qua

tivi, Videocast, Podcast Do đó, có thể thấy, hội tụ các loại hình báo chí khác

nhau làm đa dạng hóa phương thức dịch vụ phân phối nội dung Trước đây, một

nội dung có thể qua nhiều hình thức, ngày nay sẽ có nhiều hình thức để phân

phối đến công chúng Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cho các cơ quan báo chí của Việt Nam làm thế nào để tìm cách “hội nhập” với xu hướng phát triển mới của báo chí hiện đại do những tiện ích mà công nghệ truyền thông mang lại

Thứ tư, sự phât triển tất yếu của tòa soạn hội tụ Trong xu thế hội tụ

truyền thông hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng khá thành công mô

Trang 36

hình tòa soạn hội tụ Tuy nhiên, hiện nay, thế nào là tòa soạn hội tụ, tương lai

của báo chí Việt Nam có bắt nhịp với xu thế hội tụ truyền thông hay không vẫn là câu hỏi đang chờ lời giải

Thực tế cho thấy, môi trường hội tụ truyền thông đã tạo cho báo chí Việt

Nam những thuận lợi và thách mới, do đó, trong tương lai gần, không một cơ quan báo chí, truyền thông nào có thể đứng ngoài sự tác động mang tính quy

luật này Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, tòa soạn hội tụ giúp các cơ

quan báo chí giảm bớt chỉ phí, song trên thực tế, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của các nhà báo Tuy nhiên, có thể khẳng định, trong

tương lai không xa, tòa soạn hội tụ sẽ trở nên phổ biến và trở thành xu thế phát

triển chung của báo chí hiện đại,

1.2 KHÁI QUÁT VỀ BÁO CHÍ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CUA

ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1.2.1.Khái quát về báo chí Việt Nam 1.2.1.1.VŠ bệ thống báo chí in ở Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới đất nước do Dang khởi xướng và lãnh đạo, cùng

với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, hệ thống báo chí in nước ta đã có

bước phát triển quan trọng cả về số lượng và chất lượng

Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống báo chí in Việt Nam, có thé thay

su phat triển vượt bậc qua những số liệu sau đây:

Ở thời điểm tháng 10/1991, cả nước mới chỉ có 196 báo và 154 tạp chí;

đến ngày 31/12/1996 đã có 449 cơ quan báo chí với 562 ấn phẩm và 290 tạp chí với 350 ấn phẩm; Ngoài hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

tập trung rất nhiều cơ quan báo chí trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố còn lại đêu có báo và tạp chí riêng

Trang 37

Đến quý I năm 2007, cả nước đã có 687 co quan báo chí với 803 ấn phẩm (trong đó có 172 báo gồm 71 báo của trung ương và 101 báo địa phương); 448 tạp chí, 5 báo điện tử và 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí; một hãng thông tấn quốc gia (đồng thời cũng là cơ quan chủ quản của nhiều cơ quan báo chi) Ở thời điểm năm 2007 đã có hơn 13.000 nhà bao được cấp Thẻ nhà báo

Báo cáo Sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 thang đầu năm và phương hướng nhiệm vụ công lác Ó thẳng cuối năm 2012 của Bộ Thông tin va Truyền thông cho biết: tính đến tháng 6/2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo

chí in với 1.052 ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát

thanh, truyền hình, 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tông hợp chung (trong

đó có 300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội 191 trang; tổng số Blog trên 2 triệu; có gần 17 nghìn nhà báo, đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của tổ quốc và ở nước ngoài

Những số liệu mới nhất về báo chí ở Việt Nam được công bồ tại Hội thảo khoa học quốc tế đầu tháng 11/2013 (do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hòa Áo), Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo

Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh tổ chức), hiện nay số

lượng cơ quan báo chí in trên cả nước đã là 852 (trong đó có 197 cơ quan báo

chí in và 615 tạp chí) với 1050 ấn phẩm Hệ thống phát thanh, truyền hình hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình (gồm 3 đài Trung ương và 64 đải cấp tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương) Ngoài ra, có có hơn 600 đài phát thanh, -

truyền thanh cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và hàng nghìn đài cấp

xã, phường, thị trần, thôn bản trong cả nước

Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước đã có trên 200 báo, tạp chí điện tử đã được Nhà nước cấp phép, có cơ quan chủ quản, có đội ngũ phóng viên được công nhận và địa chỉ hoạt động rõ ràng Ngoài hệ thống này, ở Việt Nam còn có hơn 300 mạng xã hội đang hoạt động; hàng nghìn trang web của các cơ quan, cá nhân, tô chức; hàng triệu blog của các cá nhân

Trang 38

Về tốc độ phát triển đội ngũ, có thể thay cứ mỗi thập kỷ đội ngũ những

người làm báo Việt Nam lại tăng gấp 10 lần: năm 1945 nước ta mới có khoảng 100 nhà làm báo cách mạng; năm 1975 con số đã tăng lên gấp mười - khoảng 1000 người; năm 1997 chúng ta có hơn 7000 người làm báo; nắm 1999, cả nước

- có hơn 8000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo Đến năm 2013 này, cả nước ta đã có

20 nghìn hội viên thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó có khoảng 16 nghìn nhà báo chuyên nghiệp được cấp Thẻ nhà báo

Thu nhập của nhà báo nhìn chung cao hơn mức thu nhập trung bình của cán bộ, công chức các cơ quan hành chính sự nghiệp Đội ngũ phóng viên phát

triển mạnhh mẽ về số lượng và được nâng lên về chất lượng Trình độ văn hoá

của đội ngũ làm báo ngày càng được nâng cao; Nhiều nhà báo có lập trường

chính trị, tư tưởng vững vàng, tiến bộ nhanh về nghiệp vụ, am hiểu nghề nghiệp

tiếp cận nhanh phong cách làm báo hiện đại, trưởng thành từ thực tiễn của đổi mới

Trong những năm qua, cùng với các loại hình báo chí khác, hệ thông báo chí in Việt Nam đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của tô chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân; góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng, thúc đây sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Hầu hết các báo chí đã bám sát thực tiễn của đời sống xã

hội, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đáng, Nhà

nước; thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời

sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn,

đáp ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân; thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển

hình tiên tiến :

Trang 39

Trong hé théng phuong tién truyén thông đại chúng ở Việt Nam, phát

thanh là loại hình truyền thông có vị trí, vai trò rất quan trọng Từ khi ra đời đến nay, phát thanh không ngừng đóng góp vào dòng chảy của đời sống xã hội bằng

sự nhanh nhạy của thông tin, quá trình tiếp nhận đơn giản và tiện lợi, hấp dẫn

người nghe bởi thế giới âm thanh tông hợp, sống động và chân thực

Trong những năm vừa qua, sự thành công của một số đài như Đài Tiếng

nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân Phú Yên, các

Đài PT-TH Vĩnh Long, Quảng Ninh, Lao Kai và đặc biệt là những thành công vang dội của Kênh phát thanh Giao thông của Đài TNVN trên sóng EM 91

MHz ở hai thành phố lớn nhất nước là Thủ đô Hà Nội và Thành phó Hồ Chí

Minh là những bằng chứng sinh động cho thấy sức mạnh của phát thanh trong

đời sống báo chí, truyền thông hiện đại

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát thanh nên trong các chiến lược thông tin và chính sách phát triển báo chí nói chung, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình vững

mạnh, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước

Đài TNVN hiện đang là một trong những đài mạnh trong khu vực Đông

Nam Á Các chương trình của Đài đã kịp thời phản ánh những diễn biến của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới; nhanh chóng đưa các chủ trương

chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nước tới quân chúng nhân dân, giúp các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu kinh tế, các doanh nghiệp và đông đảo nhân

dân cắt lên tiếng nói của mình

Thông qua việc tham gia tích cực vào các tô chức phát thanh, truyền hình khu vực như AIBD, ABU, CIRTEF hàng năm, Đài TNVN nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của các tổ chức này trong việc đào tạo và tư vẫn kỹ thuật, nghiệp vụ Việc tư vấn đào tạo nghiệp vụ do các đài quốc tế, các tô chức phát thanh truyền hình khu vực giúp đỡ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng làm phát thanh hiện đại, phát thanh trực tiếp, cập nhật

Trang 40

công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng cho đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên của Đài

Hiện nay, hình thức trao đổi tin tức giữa Đài TNVN và các Đài đối tác đã

trở nên hiệu quả hơn sau khi một tổ chức lớn như ABU đứng lên làm đầu mối cho toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Về phương tiện thu, nghe, Đài

TNVN đang nghiên cứu để có được mẫu máy phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong đó có máy thu thanh số; phần đấu để 100% hộ gia đình Việt Nam có ít

nhất một phương tiện để nghe đài |

Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đài TNVN vừa phát huy bản sắc

truyền thống vừa hợp tác, phát triển với nhiều nước trên thế giới để tạo ra những

bước chuyển biến mạnh mẽ Trong xu thế hội nhập rộng mở như hiện nay, Đài TNVN đang nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra khu

vực và thế giới |

Về hệ thống phát thanh, đến nay ở Việt Nam đã có 63 đài cấp tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực tiếp

quản lý, trong đó có 62 phát thanh - truyền hình và 01 đài phát thanh (Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM) Hệ thống truyền thanh cơ sở gồm 612 đài phát thanh,

truyền thanh cấp huyện, thị xã (trong đó có khoảng 288 đài phát sóng FM) và một hệ thống khoảng 8.000 trạm truyền thanh xã, phường, thị tran, hợp tác xã, xi nghiệp, công, nông, lâm trường đang hoạt động Riêng đội ngũ đang làm truyền thanh cơ sở trong cả nước đã lên tới 15.000 người

1.2.1.3.Về hệ thống truyền hình ở Việt Nam

Hệ thống truyền hình Việt Nam hiện nay ngoài một Đài quốc gia và 4 trung tâm truyền hình khu vực của đài quốc gia còn có 63 đài truyền hình hoặc

đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Không

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w