1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp nghiên cứu của c mác và ph ăng ghen vào giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

64 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 6,38 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN

BO MÔN KHOA HỌC LUẬN

VAN DUNG PHUONG PHAP NGHIEN CUU CUA C.MAC VA PH.ANGGHEN VAO GIANG MÔN PHUONG PHAP NGHIEN CUU KHOA HỌC

Trang 2

TẬP THE TAC GIA

1 TS Hoàng Anh — Chii nhiém dé tai 2 Th.S Phan Thanh Hai

Trang 3

MUC LUC

MO DAU

I PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU KHOA HỌC VÀ ĐẶC THÙ CỦA

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1.1 Phương pháp và phương pháp luận

1.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận

nghiên cứu khoa học

1.3 Đặc thù của khoa học xã hội và nhân văn

IL TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CUA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM KINH ĐIỂN

TIÊU BIỂU)

2.1 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của C.Mác và

Ph.Ăngghen

2.2 Các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu mà C.Mác và Ph.Ăngghen sử dụng trong quá trình nghiên cứu để xây dựng học thuyết Mác

Il MOT SỐ HƯỚNG CƠ BẢN VẬN DỤNG TRI THUC VỀ PHƯƠNG

PHÁP CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VÀO GIẢNG DẠY MÔN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU KHOA HOC XA HỘI VÀ NHÂN

VĂN

3.1 Giảng dạy môn phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội

Trang 4

pháp luận của chủ nghĩa Mác —- Lénin, phép biện chứng duy

vật trong nghiên cứu khoa học

3.2 Góp phần xây dựng tính trung thực, khách quan, kiên trì,

sáng tạo, vượt khó trong nghiên cứu khoa học ở mỗi sinh viên

từ việc tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen

3.3 Xây dựng vấn đề nghiên cứu phải xuất phát từ những mâu thuẫn vốn có trong hiện thực khách quan

Trang 5

mo DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học là một quá trình nhận thức chân lý khoa học Ở đó,

mỗi nhà khoa học trải qua một quá trình lao động trí tuệ phức tạp, gian khổ và

gặp rất nhiều thử thách Đồng thời, mỗi công trình nghiên cứu khoa học đều

mang đến cho nhà khoa học sự hào hứng, lòng say mê, niềm tin tưởng vào thành quả lao động sáng tạo, hứa hẹn một triển vọng lớn lao trong việc tìm ra những nguyên lý, qui luật mới của hiện thực khách quan và cách thức, biện pháp ứng dụng nó nhằm phục vụ đời sống con người

Một yếu tố rất quan trọng làm nên thành công của công trình nghiên cứu

khoa học đó là phương pháp nghiên cứu Việc nắm vững phương pháp nghiên

cứu chính là nắm vững lý thuyết về con đường, biện pháp, cách thức của quá trình sáng tạo, giúp nhà khoa học khi triển khai nghiên cứu một công trình khoa

học cụ thể có cách tiếp cận đúng, biết chọn hướng nghiên cứu phù hợp nhằm thực

hiện thành công nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin đặc biệt coi trọng vai trò của phương pháp, nhất là phương pháp cách mạng Theo C.Mác thì vấn đề không phải chỉ là chân lý mà con đường đi đến chân lý cũng đóng vai trò rất quan trọng,

con đường đó (tức là phương pháp) cũng phải có tính chân lý Kinh nghiệm thực tiễn và lịch sử khoa học đã cho chúng ta thấy rằng, sau khi đã xác định được mục

tiêu thì việc lựa chọn phương pháp thực hiện trở thành nhân tố góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của việc thực hiện mục tiêu ấy Trong quá trình nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn để xây dựng học thuyết của mình,

Trang 6

nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói riêng một cách tài tình, uyén

chuyển, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh và từng vấn đề nghiên cứu cụ thể

Những công trình nghiên cứu của các ông đã đóng góp cho nhân loại một kho

tàng kiến thức đồ sộ Một trong những đóng góp quan trọng đó là phương pháp

luận nghiên cứu khoa học mác xít

Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, vì vậy, việc trang bị phương pháp luận

mác xít cho mọi công dân Việt Nam nói chung, cho sinh viên — những nhà khoa

_ học, những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng đã trở thành một yêu cầu

quan trọng và cần thiết hiện nay |

Việc trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu mác xít là nhiệm

vụ của nền giáo dục đại học Việt Nam, trong đó, có sự đóng góp quan trong của

môn khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn — môn học

trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học và những kỹ

năng, phương pháp cụ thể trong quá trình triển khai nghiên cứu các công trình

khoa học xã hội và nhân văn

Trên thực tế hiện nay, các trường đại học chỉ dạy cho sinh viên môn

Phương pháp nghiên cứu khoa học chung, kế cả các trường thuộc khối khoa học

xã hội và nhân văn, chỉ duy nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền là dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Mặc dù các nhà khoa học

_ của Học viện đã rất cố gắng trong việc đưa vào chương trình giảng dạy một môn

học mới và đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, môn học còn lúng túng trong việc làm nổi bật tính đặc thù của phương pháp nghiên cứu dành riêng

cho khoa học xã hội và nhân văn; nhiều chỗ có sự đồng nhất giữa các phương

pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội — nhân văn Vì vậy,

Trang 7

nghiên cứu mà các ông sáng tạo ra, cũng như những phương pháp nghiên cứu mà

các ông sử dụng vào giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và

nhân văn để làm đậm chất đặc thù là một việc làm rất cần thiết

Với mong muốn xây dựng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội

và nhân văn thực sự là môn khoa học cần thiết trong tri thức cơ sở của sinh viên

các trường đại học thuộc ngành xã hội và nhân văn, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp nghiên cứu của C.Mác và Ph.Angghen vào giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong trường đại học hiện nay”

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu về các tác phẩm kinh điển có rất nhiều nhà khoa học quan tâm

trên những lăng kính khác nhau thuộc nhiều ngành khoa học như Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tâm lý học Trên địa hạt của khoa học

phương pháp, đi sâu vào tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu mà các nhà kinh

điển đã sáng tạo ra hoặc các nhà kinh điển đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu

để xây dựng học thuyết của mình còn rất nhiều khoảng trống

Có thể kể những công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen như: GS.TS Đỗ Thế Tùng: Một số phương pháp chủ yếu

cân nắm vững khi nghiên cứu tác phẩm Tư bản của C.Mác - tập bài giảng lớp | Bồi dưỡng kinh điển tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội 2006; PGS.TS Trần Xuân Sâm: Từmn hiểu phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học qua một số tác phẩm kinh điển mác xít, nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà nội năm 2000

Nghiên cứu về khoa học phương pháp cũng được nhiều viện nghiên cứu và nhiều trường đại học quan tâm, coi đây như là môn khoa học cơ sở, trang bị những tri thức nền cho sinh viên trong các trường đại học cả khối tự nhiên và

Trang 8

Công Tuấn: Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội 2002; TS Lưu Xuân Mới: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà nội 2004; PGS.TS Vũ Cao Đàm: Phương

pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản kỹ thuật, Hà Nội 2005;

Tuy nhiên, để ứng dụng các tri thức về phương pháp nghiên cứu của các

nhà kinh điển vào quá trình dạy, học và về phương pháp nghiên cứu nói chung và

phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói riêng thì hiện nay còn

là một “khoảng tréng’ trong khoa học Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu

là: Vận dụng phương pháp nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen vào giảng dạy môn Phương pháp khoa học xã hội và nhân văn trong trường đại học

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những trí thức về phương pháp mà C.Mác và

Ph Angghen da sang tạo ra, cũng như những phương pháp nghiên cứu mà các ông đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học để xây dựng học thuyết của

mình, đề tài đưa ra những hướng chủ yếu nhằm vận dụng các tri thức về phương

pháp đã nghiên cứu vào giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xấ hội và nhân văn trong trường đại học hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Góp phần làm rõ các khái niệm về phương pháp, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học

- Phân tích một số phương pháp tiêu biểu của các nhà kinh điển trong quá

trình nghiên cứu, xây dựng học thuyết của mình

- Đưa ra những hướng chủ yếu nhằm vận dụng các tri thức trên vào giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong trường đại

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Với đặc thù là một đề tài nghiên cứu cơ bản có định hướng, phương pháp

mà tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu là phương pháp phân tích,

tổng hợp và thống kê

5 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu

C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng nói chung, trong Triết học nói chung Những công trình nghiên cứu khoa học của các ông đóng góp một lượng tri thức khổng lồ vào kho tàng tri thức nhân loại

Trong một đề tài nhỏ, chúng tôi không tham vọng có thể khảo sát được tất cả các

văn bản khoa học đã có của 2 ông, mà chỉ tập trung vào phân tích một số tác

phẩm kinh điển tiêu biểu nhằm làm nổi bật những phương pháp mà các ông đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu Các tác phẩm được chọn để nghiên cứu là: Biện

chứng của tự nhiên, Chống Duy Rinh, Bộ Tư bản và một số tác phẩm khác có liên quan

6 Cái mới của đề tài

Đề tài đề xuất một số hướng chủ yếu nhằm vận dụng các phương pháp

nghiên cứu khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen vào giảng dạy môn Phuong

pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong trường đại học hiện nay

7 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài có thể sử đụng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên các chuyên ngành xã hội nói chung, giảng viên và sinh viên đang giảng dạy và hoc tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng

8 Cấu trúc của đề tài:

Trang 10

Chương Í

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ ĐẶC THU CUA KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

I PHUONG PHAP VA PHUGNG PHAP LUAN

1.1 Phuong phap

1.1.1 Định nghĩa phương pháp

Phương pháp bắt nguồn /? tiếng Hylạp: Methodos — với nghĩa là con đường và công cụ nhận thức

Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về phương pháp: Phương pháp là một sản phẩm thuần tuý của tư duy, xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người; “Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao” !; “Phương pháp khoa học là những qui luật bản chất nội tại của vận động nhận thức khoa học được

chúng ta sử dụng một cách có ý thức để đạt được đến những thành tựu chân lý

đúng đắn hơn, nhanh chóng hơn, đầy đủ hơn” ?; theo nghĩa triết học, với tính cách là phương tiện để nhận thức thì phương pháp là cách thức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu trong tư duy; trong tác phẩm “Bút ký triết học”, Lênin đã dẫn lời của Hêghen: Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung và như vậy, phương pháp không phải là hình thức bên ngoài mà

chính là linh hồn và khái niệm của nội dung

Theo chúng tôi, nói đến phương pháp có hai cách hiểu:

Theo nghĩa thông thường: Phương pháp là phương thức, cách thức, thủ

đoạn được dùng bởi chủ thể hoạt động tác động vào khách thể nhằm đạt được những mục đích nhất định của chủ thể

! Nguyễn Như Ý: “Đại từ điển tiếng Việt", nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin, Hà nội 1998

Trang 11

Theo nghĩa khoa học: Phương pháp là hệ thống phạm trù, qui luật được rút ra trong quá trình nhận thức hiện thực khách quan và dùng để điều chỉnh nhận

thức và hoạt động thực tiễn của con người

Như vậy, Phương pháp là toàn bộ những phương thức, cách thức với tính chất là một hệ thống những nguyên tắc, yêu cầu được rút ra từ những tri thức về

các qui luật khách quan điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

của con người nhằm tác động vào khách thể để đạt được mục đích của chủ thể

hoạt động

Với cách định nghĩa trên:

Thứ nhất, phương pháp được hiểu là những phương thức, cách thức

hoạt động của chủ thể

Thứ hai, phương pháp được coi là cách thức hoạt động của chủ thể theo

nghiã cách thức mà chủ thể sử dụng ấy chính là kết quả của sự chuyển hoá từ tri

thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận trong bản thân mỗi chủ thể hoạt động thực

tiễn Như vậy, phương pháp khoa học chính là những qui luật bên trong của sự

vận động của tư duy con người Đó chính là sự phản ánh chủ quan của thế giới

khách quan hay những qui luật khách quan được “cấy lại”, được “chuyển hoá”

vào trong ý thức của con người — nói theo cách của Todo Pap Lôp Những phương pháp ấy được con người sử dụng một cách tự giác, có kế hoạch, được coi như một công cụ để nhận thức, giải thích và tác động vào đối tượng nghiên cứu nhằm biến đổi đối tượng ấy theo mục tiêu nghiên cứu mà nhà nghiên cứu đặt ra

Thứ ba, mọi lựa chọn phương pháp nghiên cứu đều xuất phát từ nội dung và

Trang 12

1.1.2 Sự hình thành phương pháp

Phương pháp bao giờ cũng hình thành từ sự tác động qua lại giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Trong đó, nguồn gốc, nội dung, tính chất và trình độ phát triển của phương pháp là những yếu tố khách quan, bị chi phối bởi hiện

thực khách quan

Việc phát hiện ra phương pháp, định hình phương pháp, lựa chọn và sử dụng phương pháp trong hoạt động thực tiễn, cũng như việc bổ sung, hoàn thiện

phương pháp đáp ứng yêu cầu của hoàn cảnh mới lại thuộc về những nỗ lực chủ quan, sự sáng tạo của chính chủ thể sử dụng phương pháp Có nghĩa là, chúng ta

đều thấy rõ một điều rằng, phương pháp là do con người sáng tạo ra Phương

pháp là sản phẩm riêng có của con người, không có phương pháp tồn tại tự nhiên ngoài con người Con người sử dụng phương pháp như công cụ để thực hiện một mục đích nhất định của mình trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Nhưng hiểu thế không có nghĩa phương pháp là sản phẩm chủ quan của con người Phương pháp là sản phẩm được xây dựng trong quá trình con người nhận thức hiện thực khách quan, từ đó đề ra những phương hướng, những yêu cầu cho các hoạt động tiếp theo |

Hình thành do sự tác động qua lại giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách

quan nhưng phương pháp ra đời không mang mục đích tự thân Con người sáng

tạo ra phương pháp không phải vì phương pháp mà vì hoạt động của con người trong thực tiễn để thoả mãn một nhu cầu nào đó Con người coi phương pháp như

một công cụ, phương tiện để hoạt động Sức mạnh của phương pháp được thể

hiện ở chỗ, một mặt phản ánh đúng đắn những qui luật vận động của hiện thực

khách quan, mặt khác đem lại cho khoa học và thực tiễn một công cụ có hiệu quả

để nghiên cứu và cải tạo thế giới khách quan

1.1.3 Phân loại phương pháp

Trang 13

- Căn cứ vào hai lĩnh vực chủ yếu là hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có hai loại phương pháp: Phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn Căn cứ vào cấp độ nhận thức có: Phương pháp nhận thức kinh nghiệm và phương pháp nhận thức lý luận | - Căn cứ vào mức độ phổ biến và phạm vi áp dụng có thể phân loại phương pháp như sau: Phương pháp riêng: Áp dụng trong phạm vi một ngành khoa học hoặc một lính vực hoạt động nào đó Phương pháp chung: Áp dụng trong phạm vi một số ngành khoa học, một số lĩnh vực hoạt động

Phương pháp phổ biến: Áp dụng cho tất cả các ngành khoa học và tất cả các lĩnh vực hoạt động Trong đó, phương pháp phổ biến nhất, áp dụng được cho

tất cả các ngành khoa học và các lĩnh vực hoạt động đó là phương pháp biện

chứng duy vật

Các phương pháp nhận thức khoa học tuy khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau và sự phân loại giữa phương pháp này và phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu khoa học chỉ mang tính chất tương đối

1.2 Phương pháp luận

Phương pháp luận (Metodologie) — Lý luận về phương pháp, học thuyết về

phương pháp

Hiện nay có nhiều quan điểm rất khác nhau về phương pháp luận

Thứ nhất, coi phương pháp luận là tổng hợp những phương pháp nhận thức

và cải tạo thế giới Đây là quan điểm sai lầm vì đã hoà tan phương pháp luận và phương pháp |

Trang 14

Nó chỉ là phương pháp luận chung nhất, chứ không phải phương pháp luận duy nhất, mỗi ngành khoa học lại có một phương pháp luận của riêng mình

Chúng tôi thống nhất với quan điểm của GS.TS Nguyễn Hữu Vui khi coi

Phương pháp luận là lý luận và học thuyết về phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể hoạt động trong việc xác định phương pháp cũng như

xác định phạm vì, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả) Như vậy, giữa phương pháp và phương pháp luận có quan hệ rất chặt chế

với nhau nhưng chúng không thể đồng nhất, không thể trùng khít nên nhau

Trong mối quan hệ này, phương pháp là đối tượng nghiên cứu của phương pháp luận, phương pháp phải xuất phát từ những quan điểm, nguyên tắc được rút ra từ phương pháp luận Phương pháp luận giữ vai trò chỉ đạo, vạc ướng, chỉ đường và

cụ thể hơn đó chính là cơ sở để xác định phương pháp, chỉ phối việc lựa chọn và

sử dụng phương pháp.Trong quá trình nghiên cứu, bản thân phương pháp cụ thể thường không mắc sai lầm mà sai lầm chính từ việc người nghiên cứu đã đứng

trên lăng kính của phương pháp luận nào để lựa chọn phương pháp nghiên cứu

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.1.1 Định nghĩa phương pháp nghiên cứu khoa học

Trong các hoạt động lao động trí tuệ đòi hỏi có sự sáng tạo cao như hoạt

động nghiên cứu khoa học, việc đầu tiên các nhà khoa học cần làm là phải lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong mỗi một đề tài, một công trình khoa học cụ thể

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp những cách thức, biện pháp, thủ đoạn, thao tác được nhà nghiên cứu lựa chọn để khai thác, thu thập thông:

3 GS.TS Nguyễn Hữu Vui: Đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học Mác — Lê nn Ở _

Trang 15

tin về đối tượng khảo sát, xử lý các thông tin đó nhằm sáng tạo ra những giá trị tri thức mới về đối tượng

Phương pháp nghiên cứu khoa học được lựa chọn trên cơ sở một hệ thống quan điểm có tính nguyên tắc phù hợp với mỗi chuyên ngành được đào tạo, với góc độ nghiên cứu và tiếp cận nghiên cứu đối với đối tượng khảo sát và đối với

đối tượng nghiên cứu của mỗi đề tài, mỗi công trình khoa học cụ thể

2.1.2 Phản loại phương pháp nghiên cứu khoa học:

2.1.2.1 Phân loại theo LôgIc biện chứng

Dựa trên cơ sở có tính nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lôgic biện chứng có các phương pháp nghiên cứu chung: Phân tích - tổng hợp;

Quy nạp — diễn dịch; Lôgic — lịch sử, Từ trừu tượng đến cụ thể - Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Phân tích là sự chia nhỏ cái toàn bộ thành từng cái bộ phận để đi sâu vào

nhận thức đúng bản chất từng cái bộ phận đó

Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân

tích thành cái toàn thể nhằm mục đích nhận thức đúng cái toàn thể đó

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau nhưng có

sự thống nhất biện chứng với nhau Không phân tích thì chúng ta không thể hiểu được cái bộ phận và ngược lại nếu không tổng hợp thì không thể hiểu được cái toàn bộ với tư cách như một chỉnh thể, không hiểu cái bộ phận nếu khơng hiểu

cái tồn bộ được cấu thành từ các bộ phận đó và ngược lại Vì vậy, không thể

tách rời phân tích và tổng hợp Phân tích phải đi liên với tổng hợp và được bổ sung bằng tổng hợp Phân tích chuẩn bị cho quá trình tổng hợp, tổng hợp giúp

Trang 16

yếu tố có quan hệ với nhau hợp thành một thể thống nhất nào đó Không có phân

tích thì không có tổng hợp” 1

Tuy nhiên, sự thống nhất biện chứng giữa hai phương pháp khơng xố nhồ ranh giới của chúng, người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu có thể nhấn mạnh ưu thế của phương pháp phân tích hoạc phương pháp tổng hợp

- Phương pháp qui nạp và diễn dịch:

Qui nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái

chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hon

Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái

riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn

Là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau nhưng qui nạp và diễn dịch có mối quan hệ biện chứng Vì vậy, không nên dé cao phương pháp này, hạ thấp phương pháp kia, hoặc tách rời chúng “Qui nạp và diễn dịch phải đi đôi với nhau một cách tất nhiên như tổng hợp và phân tích Không được để cao cái này lên tận mây xanh và hy sinh cái kia, mà phải tìm cách sử dụng mỗi cái cho đúng

chỗ và chỉ có thể làm như vậy nếu người ta không quên rằng chúng có liên hệ với

nhau” Š |

- Lôgíc — lịch sử:

Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có lịch sử của mình Phạm trù lịch sử chỉ quá trình sinh thành, phát triển và diệt vong của chính sự

vật, hiện tượng do

Phạm trù lôgíc được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất: lôgíc khách quan của

sự vật chỉ tính tất nhiên, tính qui luật của sự vật đó 7 hứ hai: lôgic của tư duy, của lý luận chỉ mối liên hệ tất yếu, nhất định giữa các tư tưởng phản ánh thế giới

khách quan vào ý thức con người

Trang 17

Thống nhất giữa lôgíc và lịch sử là một phương pháp luận quan trọng của

nhận thức khoa học và xây dựng các lý thuyết khoa học Trong nghiên cứu khoa

học, người nghiên cứu cần phải áp dụng phương pháp này Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng, đối tượng nghiên cứu trong quá trình lịch sử — cụ thể của nó Còn phương pháp lôgic vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính

qui luật của sự vật hiệnt ượng dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng nghiên cứu khác nhau mà người nghiên cứu có thể áp

dụng phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgíc là chủ yếu, nhưng cần quá triệt nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử Lịch sử thiếu lôgic thì mù quáng, lôgïc thiếu lịch sử thì không có đối tượng rơi vào chủ quan duy ý chí

-_ Đi từ trừu tượng đến cụ thể

Cái cụ thể là hình thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Cái cụ thể khách quan này lại được phản ánh vào tư duy với hai hình

thức là: Cụ thể cảm tính và cụ thể trong tư duy Cụ thể cảm tính được hiểu theo

nghĩa là sự phản ánh cái cụ thể tồn tại khách quan bên ngoài hiện thực vào tư

duy Cái cụ thể cảm tính được “nhào nặn” qua quá trình phản ánh, tổng hợp của tư duy thành cái cụ thể trong tư duy Ví dụ: từ khái niệm cây Cam, cây Bưởi là những cái cụ thể cảm tính, khi phản ánh, tổng hợp nữhng thuộc tính bản chất nhất của những cây ấy trong tư duy hình thành cái cụ thể trong tư duy là: loài

thực vật

Cái trừu tượng là một trong những yếu tố, vòng khâu của quá trình nhận

thức Nó là kết quả sự trừu tượng một mặt, một mối liên hệ nào đó trong tổng thể

phong phú của sự vật trong thế giới khách quan

Nhận thức của con người là sự thống nhất giữa hai quá trình đối lập nhau:

Từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể Quá trình một, nhận thức

xuất phát từ những tài liệu cảm tính, chủ thể nhận thức phân tích và rút ra những

khái niệm ban đầu đơn giản, trừu tượng, phản ánh những mặt, những thuộc tính

Trang 18

chất liệu tạo điều kiện cho quá trình hai Nhận thức ở quá trình hai phải đi từ

những định nghĩa trừu tượng, qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể với tư

cách là kết qủa của tư duy chứ không phải với tư cách là điểm xuất phát trong hiện thực C Mác đã coi đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức

khoa học quan trọng, là “phương pháp nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ

thể và tái tạo ra nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy” Š

2.1.2.2 Phân loại theo phương thức quan sát

-_ Nguyên tắc phân loại

Các phương pháp tổng quát trong nghiên cứu khoa học là một khái nệm của môn khoa học về khoa học hay còn gọi là Khoa học luận chỉ những phương pháp được phân loại dựa vào phương thức quan sát đối tượng khảo sát |

Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức các sự vật, hiện tượng bên

ngoài thế giới khách quan Quan sát chính là sự theo dõi, xem xét, ghi nhận một cách đầy đủ những gì diễn ra trong thực tiễn của đối tượng được chọn khảo sát

Bất cứ một quan sát nào cũng có một khách thể được quan sát và một chủ thể tiến

hành hoạt động quan sát Khác với quan sát thông thường, quan sát khoa học chủ

thể quan sát có chủ định trước, có chương trình nghiêm ngặt để thu thập những

sự kiện khoa học chính xác, đồng thời có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình quan sát

Theo phương thức quan sát đối tượng khảo sát có hai hình thức quan sát: Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp |

+ Quan sát trực tiếp là những quan sát bằng giác quan và những phương tiện trợ giúp giác quan người quan sát để thu thập những thông tin về đối tượng được quan sát

Trang 19

Quan sát trực tiếp có hai hình thức: Quan sát trực tiếp có gây biến đổi cho - đối tượng quan sát và quan sát trực tiếp không gây biến đổi cho đối tượng được

quan sát

+ Quan sát gián tiếp là quan sát qua các vật mang tin về đối tượng Các vật mang tin này còn được gọi là tài liệu quá khứ

Tài liệu quá khứ so với đề tài đang nghiên cứu là những tài liệu chứa đựng thông tin liên quan đến đối tượng khảo sát của để tài và đã được các nhà nghiên

cứu hoàn thành và công bố không nhằm trực tiếp vào những mục tiêu nghiên cứu

đang được tiến hành mà chỉ có giá trị tham khảo cho những nghiên cứu đó

Tài liệu sống là tài liệu do những người nghiên cứu thực hiện trên cơ sở

quan sát trực tiếp đối tượng nhằm trực tiếp phục vụ những mục tiêu nghiên cứu

đang được thực hiện

- Các Phương pháp tổng quát

Dựa trên phương thức quan sát, khảo sát đối tượng chia phương pháp

nghiên cứu khoa học thành các nhóm phương pháp tổng quát: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; phương pháp nghiên

cứu phi thực nghiệm Sự phân chia dựa theo phương thức này có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM QUAN SÁT TRỰC TIẾP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHI THỰC NGHIỆM QUAN SÁT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUAN SÁT GIÁN TIẾP ÀÁ TÀI LIỆU

Trang 20

Có thể chia phương pháp nghiên cứu khoa học thành các phương pháp thu

thập thông tin và phương pháp xử lý thông tin

Tính nguyên tắc trong phân chia phương pháp nghiên cứu khoa học: Mỗi

cách phân loại có ưu điểm nhất định nhưng không có tính tuyệt đối trong ranh giới

2.2 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2.2.1 Định nghĩa phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Các phương pháp được nhà nghiên cứu lựa chọn, sử dụng không chủ quan,

tuỳ tiện mà luôn dựa trên những nguyên tắc xác định Những nguyên tắc này

được xác định, được đưa ra trên cơ sở những luận điểm cơ bản, có tính hệ thống

đã được giới khoa học của một ngành, bộ môn thừa nhận là đúng đắn, coi là tiền

để, cơ sở, xuất phát điểm cho lựa chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu Những luận điểm cơ bản ấy được coi là phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Việc nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp luận này mà không sử dụng phương pháp luận khác để nghiên cứu cho đề tài của mình chính là để trả lời câu hỏi vì sao chọn phương pháp này mà không phải phương pháp khác

Ví dụ: Nhà Triết học sử dụng phương pháp biện chứng để quan sát, phân tích đối tượng vì họ thừa nhận về mặt phương pháp luận tính tồn tại khác quan

của hiện thực và tồn tại trong mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện

tượng trong thế giới khách quan Nhà Siêu hình lại không quan niệm như vậy, họ cho rằng các sự vật, hiện tượng là tồn tại độc lập, không có mối liên hệ, ràng buộc giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Vì vậy, khi quan sát

một sự vật, hiện tượng họ chỉ chuyên tâm quan sát duy nhất đối tượng quan sat mà không quan tâm đến bất cứ một tác động nào bên ngoài đến quá trình vận động, phát triển của đối tượng đó Vì vậy phương pháp sử dụng chủ yếu của họ

Trang 21

2.2.2 Các cấp độ phương pháp luận nghiên cúử khoa học

- Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học Mác — Lê nin): Được thể hiện cả ở chủ nghĩa duy vật biện chứng, cả ở chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng Phương pháp luận triết học Mác — Lê nin là hệ thống

các quan điểm có tính nguyên tắc về thế giới quan, về phương pháp tư duy biện

chứng Nó là cơ sở cho tất cả các loại phương pháp luận, được áp dụng cho mọi bộ môn khoa học, cho mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Phương pháp luận Triết học Mác - Lê nin đáp ứng được những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại và hoạt động cải tạo thế giới khách quan

- Phương pháp luận chung (phương pháp luận bộ môn): Là những luận

điểm, lý thuyết cơ bản đang được thừa nhận của một môn khoa học cụ thể nào đó, đóng vai trò là căn cứ, là nguyên tác để người nghiên cứu lựa chọn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể của bộ

môn khoa học đó Ví dụ: Phương pháp luận Sinh học, Phương pháp luận Sử học - Phương pháp luận riêng: phương pháp luận riêng là phương pháp luận được xác định cho mỗi để tài nghiên cứu cụ thể dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nó là sự thể hiện, hàm chứa những nguyên tắc phương pháp luận

chung nhất và phương pháp luận chung cho phù hợp và tương ứng với tính chất đa dạng phong phú của đối tượng được khảo sát, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Ill ĐẶC THÙ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 3.1 Định nghĩa về khoa học xã hội và nhân văn

Khái niệm khoa học xã hội xét theo nghĩa rộng được gọi là khoa học xã hội và nhân văn Khái niệm này đã được các nhà mác xít sử dụng theo nghĩa là

toàn bộ những khoa học được gọi là khoa học lịch sử và khoa học triết học Lịch

sử ở đây — theo Ph.Ăng ghen để chỉ chung những lĩnh vực chính trị, pháp luật,

Trang 22

Theo các ông, đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội là: Nghiên cứu

những điều kiện sinh hoạt của loài người, những quan hệ xã hội, những hình thức

pháp quyền và Nhà nước với kiến trúc thượng tầng tư tưởng của chúng gồm triết học, tôn giáo, nghệ thuật Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến quan trọng của Mác, quá trình nghiên cứu về xã hội và con người đã thực sự trở thành khoa học Lênin coi chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng

nghĩa với khoa học xã hội

Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu những qui luật vận động và phát

triển, các hình thức chuyển hoá của các quan hệ tổng hoà giữa các cộng đồng

người, giữa người với người trong quá trình tôn tại và phát triển của chính họ Lý luận Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xếp chung vào hệ thống

các khoa học xã hội và nhân văn, giữ vị trí chủ đạo về tư tưởng, lý luận, phương pháp cho khoa học xã hội và nhân văn, đông thời là thế giới quan, phương pháp

luận chung của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học, là hệ tư tưởng của xã hội Hiện nay, xung quanh khái niệm “khoa học xã hội và nhân văn” có ba cách lý giải khác nhau:

Thứ nhất, chỉ nên dùng khái niệm “khoa học xã hội” là đủ vì mọi môn

khoa học ngành và chuyên ngành đều có mặt trong tập hợp lớn này đều nghiên cứu về xã hội Con người và và mọi hoạt động tỉnh thần của con người đều không thể tồn tại bên ngoài xã hội mà ở trong xã hội Mọi hoạt động làm nên lịch sử của con người và loài người đều diễn ra trong môi trường xã hội Nói xã hội đương nhiên bao hàm vấn đề con người, nói xã hội chính là hướng đích tới nhân văn xã

hội Phát triển xã hội không gì khác chính là hướng tới một xã hội nhân văn trong

Trang 23

được gọi là khoa học nhân văn cũng nằm ngay trong hệ thống khoa học xã hội và -

nó biểu hiện ra với tư cách là khoa học xã hội

Quan điểm này đã tuyệt đối hoá vấn đề xã hội

Thứ hai, khoa học nhân văn là đủ Bởi họ xem nhân văn là bản chất, mục

tiêu của tất cả các khoa học, đặc biệt là các khoa học nghiên cứu về xã hội và con

ngudi |

Nhân văn bao hàm trong nó những giá trị nhân bản và nhân đạo, tất cả đều

xoay quanh phạm trù “người” C.Mác gọi con người là một thực thể song trùng, vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Trong đó cái xã hội

quyết định bản chất con người Vì “trong tính hiện thực của nó, bản chất con

người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Khái niệm nhân văn có sức biểu đạt cao

nhất những giá trị của con người và xã hội Mọi nghiên cứu về con người và xã

hội với tư cách là nghiên cứu khoa học xét một cách thực chất chính là khoa học nhân văn

Quan điểm này lại tách vấn đề xã hội ra khỏi vấn đề nhân văn

Thứ ba, gọi là khoa học xã hội và nhân văn: Cách gọi hiện nay được hiểu

một cách phổ biến là một hệ thống lớn Trong đó có hệ thống những môn khoa học nghiên cứu về lịch sử và lý luận phát triển và quản lý xã hội Đó là những

môn khoa học nghiên cứu xã hội: Triết học, Xã hội học Những môn khoa học

nhân văn như Đạo đức học, Mỹ học Tuy nhiên sự tách biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối để nghiên cứu chứ trên thực tế chúng khơng hồn tồn biệt lập, tách rời nhau bởi không có khoa học xã hội nào mà không đụng chạm đến con người — xã

hội và xã hội — con người Ngược lại, không có khoa học nhân văn nào có thể nghiên cứu con người mà lại tách ra khỏi điều kiện lịch sử xã hội và môi trường

xã hội hiện thực”

Trang 24

Khoa học xã hội và nhân văn không phải là khoa học xã hội cũng không

phải là khoa học nhân văn mà là khoa học xã hội và nhân văn như một chỉnh thể

thống nhất không thể tách rời

3.2 Đặc thù của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Trong “Bản thảo Kinh tế — Triết học” năm 1844, C Mác đã tiên đoán rằng

khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người cũng như khoa học

về con người bao hàm trong nó khoa học về tự nhiên Đó sẽ là một khoa học Nếu nhìn suốt quá trình lịch sử phát triển khoa học thì ứ duy phân tích,

phương pháp phân tích là đặc trưng nổi bật của sự phát triển khoa học thế kỷ

XVII, XIX Dén ddu thé ky XX 1a z duy tổng hợp, phương pháp hệ thống Trong đó các chính phủ đều coi trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật,

coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn, coi đó chỉ là lĩnh vực hoạt động văn hoá phi

sản xuất

Đến những năm 30 của thế kỷ XX chính các nhà khoa học quản lý bắt đầu thay đổi quan điểm của mình Họ chú trọng đến các vấn đề nhân văn của văn minh công nghiệp và đã nhiều lần khẳng định: Các quốc gia muốn thành công

trong kinh tế thì phải phát triển khoa học quản lý và các khoa học xã hội nhân

văn khác tương hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ

Ngày nay, trong hệ thống tri thức khoa học, đã xuất hiện xu hướng vượt trội của khoa học xã hội và nhân văn so với khoa học tự nhiên và kỹ thuật khoa

học xã hội và nhân văn mang một số đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, khoa học xã hội và nhân văn là khoa học mang tính giai cấp,

phục vụ trực tiếp việc xác lập, truyền bá thế giới quan, hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền vào trong xã hội Các khoa học ảnh hưởng trực tiếp nhất đó là Triết

học, Sử học, Luật học gián tiếp hơn như: ngôn ngữ học, khảo cổ học Vì vậy,

Trang 25

quyền lực thể chế, với ý thức, hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền của xã hội

trong các xã hội có phân chia giai cấp và hình thành thể chế Nhà nước

Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, các kết quả nghiên cứu

trong khoa học xã hội và nhân văn nói riêng luôn chịu sự tác động, qui định của

các quan điểm, hệ tư tưởng chính trị của các giai cấp khác nhau trong các thời đại

lịch sử khác nhau | |

Thứ hai, đặc thù trong đối tượng phản ánh, đối tượng nghiên cứu của khoa

học xã hội và nhân văn

Đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn là con người trong các hoạt động xã hội: Giao tiếp, sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa hoc trong các điều kiện kinh tế — xã hội xác định, trong điều kiện lịch sử xác định

Thứ ba, đặc thù trong việc ứng dụng kết quả của nghiên cứu: Sản phẩm

của hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phần lớn ở dạng lý thuyết, quan điểm tất ít có tác động mang tính chất trực tiếp tức thời, hiệu quả áp dụng của nó tuy chậm, khó khăn nhưng thường mang lại những chuyển biến sâu sắc, rộng rãi trong xã hội Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp cho con người

một hệ thống tri thức thiết yếu, phong phú để phát triển cá nhân và xã hội Nó nhấn mạnh vào các cách tiếp cận nhân bản và nhân văn Nó bao gồm những nhận thức khoa học có tính thế giới quan, phương pháp luận (triết học); cho đến các hệ thống lý luận và phương pháp liên quan trực tiếp tới các lính vực hoạt động cụ thể của con người (kinh tế học, quản lý học) cũng như tất cả các khía cạnh của

đời sống con người (tâm lý học, đạo đức học, mỹ học ) Hiện nay, bất kỳ một

chương trình kế hoạch phát triển nào, dù với các mục tiêu thuần tuý là kinh tế hay kỹ thuật đều được xem xét từ các phương diện xã hội và nhân văn

Có thể minh chứng bằng một ví dụ cụ thể trong đời sống hiện thực hôm nay Trong cơ chế thị trường các đô thị nước ta đã đạt được tiến bộ vượt bậc về

kinh tế so với trước đây và đã áp dụng được nhiều công nghệ mới trong quá trình

Trang 26

quản lý một cách đồng bộ, hệ thống đã dẫn đến tình trạng xuống cấp về thẩm mỹ

trong qui hoạch môi trường kiến trúc: tình trạng phi chỉnh thể, manh mún, tự

phát, hỗn loạn nếu Nhà nước quản lý tốt tài sản đất đai, lập lại trật tự trong hoạt động xây dựng thì không những thu về được nguồn tài chính lớn mà vẻ đẹp đô thị, môi trường đô thị cũng được cải thiện một bước đáng kể Như vậy, quản lý xây dựng và qui hoạch đô thị không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật hay kinh tế mà còn là vấn đề của khoa học Mỹ học, Luật học Xã hội học và thậm chí là Đạo

đức học

Thứ tư, khoa học xã hội và nhân văn luôn gắn bó hữu cơ với khoa học tự

nhiên và kinh tế Chúng ta không nên tuyệt đối hoá vai trò một mặt của khoa học,

dù đó là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội đều là thái độ không khoa học

Trang 27

Chương 2

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CUA C.MAC VÀ PH.ĂNGGHEN

(Qua một số tác phẩm kinh điển tiêu biểu)

IL PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA C.MÁC VÀ

PH.ĂNGGHEN

Chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam dẫn đường cho các Đảng cộng sản và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới Vì nó đã trang bị cho các Đảng cộng sản

phương pháp tư duy biện chứng - thế giới quan và phương pháp luận khoa học

trong cuộc đấu tranh tự giải phóng giai cấp, dân tộc mình và giải phóng quảng đại quân chúng nhân dân lao động ““Toàn bộ thế giới quan của Mác không phải là một học thuyết mà là một phương pháp Nó không đem lại những giáo điều có sẵn, mà đem lại những điểm xuất phát cho việc tiếp tục nghiên cứu và phương

pháp cho sự nghiệp nghiên cứu đó” Quan điểm trên được quán triệt trong suốt các tác phẩm nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen Cụ thể là:

1.1 Nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng - điều kiện tiên quyết để đưa đến chân lý khoa học

Thế giới quan là “toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin qui định

hướng hành động và quan hệ của từng người, của một tập đoàn xã hội, của một giai cấp hay một xã hội nói chung đối với thực tại” ? Nói cách khác, thế giới quan là toàn bộ hệ thống tri thức, những quan niệm của con người về thế giới và về vị trí của chính con người trong thế giới đó Là một hệ thống trị thức, quan niệm về thế giới nhưng thế giới quan được hiểu là kết quả của quá trình nhận

Trang 28

thức đặc thù của con người chứ không phải là phép cộng giản đơn tổng số các trí thức khoa học cụ thể Nó được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu: Thứ nhất, thế giới quan là nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức

tư duy và hành động của cá nhân gọi là thế giới quan cá nhân Thứ hai, thế giới quan là sự thể hiện lý luận và khái quát hoá các quan điểm và hoạt động của một

nhóm xã hội lớn, một giai cấp hay toàn thể xã hội gọi là thé gidi quan xế hội `"

Nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thế giới quan duy vật biện chứng - điêu kiện tiên quyết để đưa đến chân lý khoa học bởi vì khoa học Mác - Lê nin, đặc biệt là triết học Mác - Lê nin nghiên cứu những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung cấp một cách nhìn khoa học đối với hiện thực

khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới Từ đó giúp nhà khoa học có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có phương hướng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích các

vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan Mác -Lê nin

Triết học Mác -Lê nin đã lý giải về mặt lý luận toàn bộ các dữ kiện của hiện thực khách quan và hoạt động thực tiễn của con người một cách lịch sử - cụ

thể và khoa học nhất Và vấn đề cơ bản của triết học, như Ph.Ăng ghen đã nói,

vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức cái nào có

trước cái nào? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không cũng

là những vấn đề chính của thế giới quan Thế giới quan của chủ nghĩa Mác — Lê nin, mà linh hồn của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống lý luận khoa học và cách mạng nhất, là đính cao của trí tuệ

nhân loại |

Ph.Ăngghen trong quá trình nghiên cứu và phê phán quan điểm duy tâm

của Hêghen, ông đã đưa ra kết luận: “Cái nguyên lý không phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu mà là kết quả cuối cùng của nó; những nguyên lý ấy không phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và vào lịch sử loài người, mà được trừu

Trang 29

tượng hoá từ giới tự nhiên và lịch sử lồi người; khơng phải là giới tự nhiên và

loài người phải phù hợp với nguyên lý mà trái lại các nguyên lý chỉ đúng trong

chừng mực chúng phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử? |’ Nhu vay, theo

Ph.Ăngghen, mọi công trình nghiên cứu khoa học đêu phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ hiện thực khách quan trên quan điểm thế giới quan duy vật Đây là

một phương pháp luận cơ bản trong nghiên cứu khoa học mà không một nhà khoa học nào khi bắt tay vào hoạt động nghiên cứu khoa học được bỏ qua

Trong tác phẩm Chống DuyRinh, Ph.Ăngghen đã bác bỏ quan niệm duy tâm của Duy Rinh về việc “dùng tính thống nhất của tư duy để biến tính duy nhất của tồn tại thành tính thống nhất của tồn tại” ' khi Duy Rinh giải thích quá trình tư duy của mình là: “Tôi bắt đâu từ tồn tại Do đó, tôi tư duy về tồn tại Tư duy về

tồn tại là thống nhất Nhưng tư duy và tồn tại phải phù hợp với nhau, chúng tương

ứng với nhau, “bù trừ cho nhau” Do đó, trong hiện thực tồn tại cũng là thống

nhất” '3 Ông khẳng định rằng, việc Duy Rinh “muốn dùng sự đồng nhất giữa tư

duy và tồn tại để chứng minh tính hiện thực của một kết quả nào đó của tư duy, thì đó chính là một trong những điều tưởng tượng, mê sảng và điên rổ” '“,

Theo Ph.Ăngghen, nghiên cứu khoa học phải là quá trình ngược lại với

những quan điểm của Duy Rinh đã luận giải ở trên Nghĩa là, “người ta không

cần phát minh ra những phương tiện ấy từ đầu óc (tức những nguyên lý, qui luật

vận dụng vào cuộc sống — Tác giđ) mà phải nhờ sự giúp đỡ của đầu óc, phát hiện

ra chúng ở trong những sự kiện vật chất hiện có của sản xuất” !° Theo cac ông,

điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nghiên cứu các quy luật của xã hội, sự vận hành của lịch sử xã hội là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp từ khi xã hội có giai cấp Vì vậy, khi nghiên cứu quy luật xã hội phải thấy được tính khách quan của

Trang 30

cấp đối kháng với nhau Sự xung đột đó tồn tại khách quan, bên ngồi chúng ta,

khơng phụ thuộc vào ý chí cũng như hành động của chúng ta — những nhà nghiên

cứu Nhiệm vụ của những nhà nghiên cứu là đi giải thích nguồn gốc, nguyên nhân và hướng giải quyết những mâu thuẫn vốn có trong hiện thực khách quan chứ không phải áp đặt lối tư duy kinh viện theo kiểu Duy Rinh vào cuộc sống, khuôn cuộc sống vào trong ý nghĩa của nhà nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và nhận thức về lịch sử xã hội, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã tìm được phương pháp duy vật lịch sử: “Giải thích ý thức của con người từ sự tôn tại của họ, chứ không lấy ý thức của họ để giải thích sự tồn tại

của họ” '5, Đây là một phát minh quan trọng của C.Mác và Ph.Ăngghen Phát

minh quan trọng này đã giúp các ông nghiên cứu quan người trên một lát cắt

khác hẳn những nhà khoa học đã nghiên cứu về con người trước Mác Bởi vì, khi xây dựng học thuyết của mình nói chung và vấn đề con người nói riêng, C Mác và Ph Ăngghen lựa chọn ngay từ đầu mảnh đất "hoạt động thực tiễn" làm nền tảng để nghiên cứu Chính mảnh đất này là sự thống nhất của cái khách quan và cái chủ quan írong bản chất con người và tồn tại người Theo các ông, cần chấm dứt những bàn luận trừu tượng về con người, mà cần xuất phát từ những con

người hiện thực Con người hoạt động và sống trong những điều kiện thực tiễn

xác định Những con người ấy "không phải là những con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng", "không phải là những tồn tại trừu tượng, ẩn náu ở đâu đó ngoài thế giới", "mà là những con người trong quá trình phát

triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định" ”

Bàn về vấn đề con người, Mác và Ăngghen đặc biệt chú ý tới bản chất xã hội của con người, lý giải vai trò của hoạt động thực tiễn và các quan hệ xã hội tham gia vào sự hình thành bản chất người Con người - bằng lao động luôn tìm

Trang 31

mọi cách cải tạo thiên nhiên để phục vụ nhu cầu của chính bản thân mình Lao động, như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Là điều kiện cơ bản, đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó, chúng ta phải

nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người"'Š, Trong quá trình lao động, con

người một mặt có mối quan hệ rất khăng khít với tự nhiên, mặt khác dường như

tự bứt lên, mang vào trong tự nhiên sự biểu hiện và tự biểu hiện, sự phát triển và

tự phát triển những năng lực người, những "sức mạnh bản chất của con người" làm nên một "tự nhiên thứ hai” Cái "tự nhiên thứ hai" ấy - theo Mác - là quá trình

con người sáng tạo văn hóa theo qui luật của cái đẹp Có thể nói lao động mang

một ý nghĩa nhân bản sâu xa bởi chính trong quá trình lao động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, con người cải biến chính bản thân mình Lao động của con người

chính là yếu tố khẳng định vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, chủ thể của sự phát triển chính mình của bản thân con người |

Ban chất con người, một mặt bị qui định bởi môi trường và hoàn cảnh lịch

sử mà con người tồn tại nhưng mặt khác chính con người cũng tạo ra hoàn cảnh

cho phù hợp với mục đích, nhu cầu và lợi ích của bản thân con người Mác viết: "Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì

nó cũng sản xuất ra xã hội như thế"!? Trong "Luận cương về Phoiơbắc"” năm 1845, Mác nhấn mạnh: "Đời sống xã hội, về thực chất là có ứính chất thực tiễn "”9

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới là xã hội loài người, hay loài người xã hội hóa "Nhưng bản chất con người không phải là một sự trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là sự tổng hòa

những quan hệ xã hội'?! Đây là luận điểm tiêu biểu và nổi tiếng nhất của triết

học Mác - Lênin về bản chất con người Nó đã trở thành cơ sở khoa học cho các

tiếp cận nghiên cứu về con người

Trang 32

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức một vấn đề là, trong từng thời kỳ con người

có thể đạt đến những nấc thang khác nhau của quá trình nhận thức nhưng không phải vì thế mà cho rằng những cái con người chưa nhận thức được là không tồn

tại khách quan Nếu quan niệm những cái con người chưa nhận thức được là

không tồn tại khách quan sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí, không có cơ sở

khoa học để nhận thức sự vận động của lịch sử xã hội

Như vậy, người nghiên cứu bao giờ cũng phải xuất phát từ thế giới quan duy vật - đây là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết cho những kết luận đúng của mỗi công trình nghiên cứu Thế giới quan này đã, đang và sẽ là một công cụ tư

duy quan trọng nhất định hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và cho các

nhà khoa học nói riêng trong hoạt động nhận thức khoa học cũng như trong hoạt động thực tiễn

1.2 Phương pháp biện chứng là phương pháp chung và cơ bản của

các công trình nghiên cứu khoa học

Ph.Ăgnghen đã đưa ra một định nghĩa kinh điển về phép biện chứng:

"Phép biện chứng là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động

và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy" ?2 Theo ông, phép

biện chứng không còn là một phương pháp nghiên cứu theo kiểu trực quan, đơn giản, "nhận xét thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ" như kiểu các nhà triết

học Hy Lạp thời cổ nữa

Phương pháp biện chứng là "phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát triển và sự tiêu:

vong của chúng" 2 Đồng thời, Ph Ăngghen cũng chỉ rõ, tư duy biện chứng là

hình thức cao nhất của tư duy lý luận '? Phương pháp biện chứng hiện nay là kết

22 Sdd, tr 201

3 Sdd, tr 38

Trang 33

quả của sự khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không còn biết đến những ranh giới tuyệt đối,

nghiêm ngặt, đến những cái "hoặc là hoặc là " vô điều kiện nữa

Phương pháp biện chứng thừa nhận trong những trường hợp cần thiết, là bên -

t†Ọ 1

cạnh cái "hoặc là hoặc là " "thì còn có cả cái ” cái này lẫn cái kia" nữa, và thực

hiện sự môi giới giữa các mặt đối lập - Phép biện chứng là phương pháp tư duy

cao nhất, thích hợp nhất với giai đoạn phát triển hiện nay của khoa học tự nhiên

?, Nó được hình thành từ một loạt những nguyên lý, qui luật và những cặp phạm trù được khái quát từ hiện thực Do đó, vận dụng phép biện chứng trong quá trình

nghiên cứu khoa học chính là cần phải nắm vững những cặp phạm trù, những qui luật và những nguyên lý ấy

Có thể nói, phương pháp biện chứng duy vật là cơ sở quan trọng cho việc hình thành tư duy lý luận và phương pháp nghiên cứu cho các nhà Khoa học trong quá trình nghiên cứu Đúng như Lênin đã nhận xét: "Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại" ?5 Vì vậy, các nhà khoa học phải -

nắm chắc phép biện chứng duy vật và vận dụng trong qúa trình nghiên cứu Đó chính là quá trình nắm bắt sự vật, phản ánh sự vật trong tư tưởng, chủ yếu là

trong sự liên hệ, ràng buộc, sinh thành, phát triển và tiêu vong C.Mác và Ph.Ăngghen cũng khẳng định rằng các nhà khoa học tự nhiên cũng như các nhà

khoa học xã hội và nhân văn phải nắm chắc phương pháp biện chứng duy vật

trong quá trình nghiên cứu mới tạo ra cơ sở vững chắc và tiên quyết cho sự phát triển của khoa học Đồng thời các ông cũng phê phán những tư tưởng coi thường phép biện chứng, coi thường tư duy lý luận, bởi vậy sẽ không thể tránh khỏi những sai lâm Ph.Ăngghen viết: "Trong thực tế, khinh miệt phép biện chứng thì

không thể không bị trừng phạt Dù người ta có tỏ ý khinh thường mọi tư duy lý luận như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý luận thì người ta cũng không

Trang 34

thể liên hệ hai sự kiện trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu

được mối liên hệ giữa hai sự kiện đó Như vậy thì vấn đề chỉ là ở chỗ tìm hiểu xem trong trường hợp đó, ta suy nghĩ đúng hay sai và rõ ràng là sự khinh miệt lý

luận là con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ theo lối tự nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ sai" 7”

Chủ nghĩa Mác —- Lênin chính là sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp Chủ nghĩa Mác — Lênin không chỉ là phương pháp mà trước hết nó là thế giới quan, hệ tư tưởng “Ở một cách tiếp cận nhất định, nếu phương pháp là

cách thức hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn được rút ra từ sự phản ánh

các qui luật khách quan mà chủ thể tiến hành nhằm mục tiêu đã đề ra, thì phương pháp thực chất lại là thế giới quan được vận dụng vào hoạt động nhận thức và

hoạt động thực tiễn ”” Trong quá trình nghiên cứu khoa học, sử dụng phương

pháp biện chứng duy vật, cũng chính là thể hiện quan điểm, lập trường của Chủ nghĩa Mác - Lênin Chính trong phương pháp và qua phương pháp mà quan

điểm, lập trường được bộc lộ trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Vì vậy, muốn vận dụng phép biện chứng duy vật trong toàn quá trình nghiên cứu,

nhà khoa học trước hết phải nắm vững được quan điểm, hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác — Lênin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, học tập chủ nghĩa Mác Lénin quan trọng để áp dụng vào thực tiễn đất mình, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin cốt là nắm cho được tỉnh thần, tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin chứ phải trói buộc vào từng câu chữ trong học thuyết đó Học chủ nghĩa Mac - Lênin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để

áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta Học để mà làm Lý

luận đi đôi với thực tiễn"? Người là học trò xuất sắc của C Mác va Ph.Ang

ghen trong quá trình thực hành phép biện chứng, thực hành tốt những nguyên lý

?! C.Mác va Ph.Angghen, Todn tdp, tap 20, tr 508

8 GS.TS Nguyễn Hữu Vui: “Đối mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác — Lênin ở Việt Nam — những vấn đề chung”, Đề tài KX 10 — 08, Hà Nội 2002, tr 51

Trang 35

cơ ban của chủ nghĩa Mác - Lênin

Nắm chắc lý luận và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nhân tố cơ bản hình thành ở nhà nghiên cứu năng lực vận dụng sáng tạo các nguyên lý,

phạm trù khoa học của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực

tiễn Hệ thống phạm trù, nguyên lý, qui luật của phép biện chứng duy vật là cốt lõi của phương pháp và bao giờ nó cũng được hiện thực hoá bằng hệ thống các qui tắc, các biện pháp nhất định trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

của con người Mỗi chủ thể nghiên cứu khi tiếp nhận hệ thống những qui tắc,

biện pháp này và biến nó thành công cụ, phương tiện để nhận thức, khám phá tri

thức mới, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để đạt mục đích Trong điều kiện toàn

cầu hóa, hội nhập phát triển hiện nay, đối với sinh viên khi được trang Đị phương

pháp luận khoa học, phương pháp duy vật biện chứng, họ sẽ có thái độ đúng đắn,

ủng hộ và học tập cái mới, nhân tố mới đang phái triển trong xã hội, biết chọn lọc, kế thừa những nhân tố hợp lý của giá trị truyền thống và tiếp thu những tính

hoa văn hóa của nhân loại, giúp họ hòa nhập nhưng không hòa tan vào nền văn

minh nhân loại Đồng thời, thế giới quan và phương pháp luận Mác — Lênin giúp mỗi sinh viên có thêm khả năng xác định đúng vị trí của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, biết luận giải những vấn đề của

chính mình, đấu tranh với cái xấu, bảo vệ cái tốt, nắm bắt thời cơ thực tiễn kịp

thời để đạt được mục đích của mình, biết xây dựng niềm tin vào tương lai trên cơ:

sở khoa học

IL CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHỦ YẾU MÀ C.MÁC VÀ PH.ĂNG GHEN SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỂ XÂY DỰNG

HỌC THUYẾT MÁC |

V.I Lênin đã viết: “Mác không để lại cho chúng ta “lôgich học” (với chữ

Trang 36

Trong “Tư bản”, Mác áp dụng lôgích, phép biện chứng và lý luận nhận thức

của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất ” °9

Bởi vậy, ngoài việc nắm vững phương pháp luận chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lénin thi

những nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu học thuyết Mác cần học tập một

số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: 2.1 Phương pháp trừu tượng hoá khoa học

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học được C.Mác sử dụng triệt để trong

quá trình viết bộ Tư bản Trong “Lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất” — quyển I — Tư bản, C.Mác nhấn mạnh: “ khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta

không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hoá học được Sức trừu tượng hoá phải thay thế cho cả hai cái đó” ”!

Phương pháp trừu tượng hoá của C.Mác giải quyết được hai vấn đề cơ bản

trong quá trình nghiên cứu:

Một là, giới hạn của sự trừu tượng hoá: Cái gì có thể trừu tượng hoá trong

nghiên cứu, cái gì khơng thể trừu tượng hố

Hai là, khi thực hiện phương pháp này, người nghiên cứu không nên đi xa

giới hạn nhất định

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học được C.Mác sử dụng khi viết bộ Tư

bản có thể được biểu hiện trên các khía cạnh cụ thể sau:

2.1.1 Phương pháp trừu tượng hoá được biểu hiện trước hết ở việc khu

biệt bản chất riêng có của đối tượng nghiên cứu

Người nghiên cứu phải gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, không thuộc bản chất của nó chỉ giữ lại những quá trình, những hiện

tượng, những yếu tố vững chắc, mang tính ổn định cao, những điển hình tiêu biểu

Trang 37

cho bản chất của đối tượng nghiên cứu để không bị lầm lạc bởi những tình huống phụ, xa lạ với tiến trình thực sự và làm rối loạn tiến trình ấy

Điều này được phản ánh rõ trong quá trình C.Mác nghiên cứu Tư bản

C.Mác đã chọn nước Anh là nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất thời kỳ đó để

làm ví dụ minh hoạ chủ yếu cho sự trình bày lý luận của mình Trong bối cảnh lịch sử hiện tại thì nước Anh cũng không có chủ nghĩa tư bản dưới dạng thuần tuý mà trong xã hội còn tồn tại những tàn dư của các phương thức tiền tư bản chủ ' nghĩa như kinh tế tự nhiên và nền sản xuất hàng hoá nhỏ Vì thế, để tìm ra những qui luật vận động của xã hội hiện đại, tức là xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để gạt bỏ những tàn dư sản xuất theo kiểu phong kiến, chỉ xét phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới dạng thuần tuý, trong đó toàn bộ của cải biểu hiện ra là “một đống khổng lồ hàng hoá” Tất cả các yếu tố đầu vào (kể cả sức lao động ) và đầu ra của sản phẩm

đều là hàng hoá, đều được mua bán thông qua thị trường Bởi vậy, khi phân tích

tư bản công nghiệp ông chỉ đề cập đến hai giai cấp cơ bản đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ông chỉ để cập đến chủ sở hữu ruộng đất khi nghiên cứu sự chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô tư bản chủ nghĩa

Phương pháp trừu tượng hoá cũng được C.Mác ứng dụng khi nghiên cứu

doanh nghiệp mới thành lập Theo ông, khi doanh nghiệp mới thành lập, qui mô

Trang 38

nhuận) Vì thế, C.Mác không nghiên cứu từng nhà tư bản cụ thể, mà “chỉ nói

đến những con người trong chừng mực mà họ là hiện thân của những phạm trù

kinh tế, là kẻ đại biểu cho những quan hệ và những lợi ích giai cấp nhất định” 3

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học còn được thể hiện ở việc C.Mác nêu

lên những kết luận giả định - trong giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu

khoa học xã hội và nhân văn được coi là những giả thuyết nghiên cứu” Theo các ông, khi giả định thay đổi thì các kết luận trong nghiên cứu cũng thay đổi

theo Có thể minh hoạ một vài ví dụ khi C.Mác nghiên cứu bộ Tư bản:

Về giá trị hàng hoá

Khi giả định chỉ xét quá trình sản xuất trực tiếp, thì “chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết đẻ sản xuất ra một giá trị

sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá tri sit dung dy”

Khi C.Mác xét quá trình tái sản xuất xã hội, lại đi đến kết luận mới: “Giá

tri cua mọi hàng hoá - và do đó giá tri của những hàng hoá cấu thành tư abnr

cũng vậy, không phải là do thời gian lao động cần thiết chứa đựng trong bản thân hàng hoá đó quyết định, mà là do thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hoá đó quyết định Việc tái sản xuất đó có thể tiến hành trong những điều kiện hoặc thuận lợi hơn, hoặc khó khăn hơn, không giống như những

điều kiện sản xuất ban đầu”

Khi gắn với cạnh tranh trong nội bộ ngành hoặc quan hệ cung cầu C.Mác

Trang 39

cả sản xuất (bao gồm chỉ phí sản xuất cộng lợi nhuận bình quân), mới là trung tâm mà xung quanh nó giá cả thị trường lên, xuống (đọc chương X, quyền III)

Về qui luật lưu thông tiền tệ

Khi chỉ xét riêng chức năng phương tiện giao thông, với giả định: “Giá trị

của vàng là một đại lượng nhất định””, khối lượng tiền làm chức năng phương

tiện lưu thông bằng tổng số giá cả hàng hoá chia cho số vòng quay của những đồng tiền cùng tên gọi

Nếu giả định, “với một tổng số hàng hoá nhất định và với một tốc độ trung _ bình nhất định của những sự biến đổi hình thái của các hàng hoá” thì “số lượng tiên hay vật liệu tiền đang lưu thông sẽ phụ thuộc vào bản thân giá trị của vật

l;iệu này””?

Khi xem xét thêm chức năng phương tiện thanh toán, C.Mác lại thấy: “Với một tốc độ chu chuyển nhất định của các phương tiện giao thơng và phương tiện

thanh tốn, tổng số tiên ấy sẽ bằng tổng số giá cả hàng hoá cần được thực hiện,

cộng với tất cả các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi các khoản thanh toán đã

bù trừ lẫn cho nhau, và cuối cùng trừ đi tổng số vòng quay, trong đó cũng những

đồng tiền ấy lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện giao thông, khi thì làm

chức năng phương tiện thanh toán”””

2.1.2 Phương pháp trừu tượng hoá được biểu hiện ở việc tách riêng một

nhân tố hay một quá trình nào đó chiếm ưu thế quyết định trong mục tiêu nghiên cứu, tạm thời gác lại những nhân tố hay quá trình khác chỉ có tác động tạm thời

Hình thức biểu hiện này của phương pháp trừu tượng hoá đã được C.Mác

ứng dụng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, có thể minh chứng qua những vấn

để cụ thể mà các ông đã nghiên cứu như:

” Sđd, tập 23, tr 181

Trang 40

Về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá

C.Mác đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá như giá tri của hàng hoá, giá trị của tiền (vàng), quan hệ cung cầu

Khi giả định cung bằng cầu, giá trị của tiền không thay đổi còn giá trị của hàng hoá thay đổi, C.Mác đã rút ra kết luận: Giá cả hàng hoá biến đổi tỷ lệ thuận

với giá trị hàng hoá

Khi giả định cung bằng cầu, giá trị của hàng hố khơng đổi, giá trị của tiền thay đổi, C.Mác rút ra kết luận: giá cả hàng hoá tỷ lệ nghịch với giá trị của tiền

Cuối cùng, C.Mác giả định giá trị của hàng hoá và giá trị của tiền không

đổi, quan hệ cung cầu biến đổi Nếu cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hoá thấp hơn

giá trị thị trường của nó; Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá cao hơn giá trị thị trường của nó

Như vậy, những nguyên lý trên đều là trừu tượng dựa trên những giả định nhất định Khi vận dụng vào thực tiễn phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực

tế cụ thể xem có phù hợp với những giả định đó không chứ không nên áp ung

một cách nguyên xi, máy móc ”

2.2 Phương pháp lôgic và lịch sử

Một cặp phạm trù nhận thức đã được tư duy biện chứng phát hiện ra đó là lôgic và lịch sử Lôgic và lịch sử trở thành các phương pháp nghiên cứu khoa học

rất cơ bản

Ph.Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã trình bày rất rõ

ràng và cụ thể về phương pháp này “Trong lịch sử của tư duy, sự phát triển của

bất cứ một khái niệm nào hay của mối quan hệ giữa các khái niệm (khẳng định

và phủ định, nguyên nhân và kết quả, thực thể và biến thể) có liên quan với sự

phát triển của nó trong đầu óc một nhà biện chứng cá biệt như thế nào thì sự phát

GS.TS Đỗ Thế Tùng “Một số phương pháp chủ yếu cần nắm vững khi nghiên cứu tác phẩm Tư bản ~

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w