Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được khi Mác nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện trong bộ “Tư bản”, Rôdentan đã làm hiện hình lên những vấn đề về phép bi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình khoa học do tôi nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của TS Bùi Thị Thanh Hương Kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có cơ sở rõ ràng Các kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Văn Giảng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BỘ “TƯ BẢN” CỦA C.MÁC VÀ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ VẬT 9
1.1 Khái quát về bộ “Tư bản” của C.Mác 9
1.2 Góc nhìn triết học đối với sự vật 21
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHÁI NIỆM HÀNG HÓA TRONG BỘ “TƯ BẢN” CỦA C.MÁC TỪ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC 50
2.1 Mâu thuẫn của hàng hóa 50
2.2 Mối quan hệ giữa chất và lượng của hàng hóa 59
2.3 Sự vận động và phát triển của hàng hóa thông qua sự phủ định biện chứng 68
2.4 Bản chất và hiện tượng của hàng hóa 75
2.5 Hàng hóa là cái đặc thù trong xã hội tiền tư bản trở thành cái phổ biến trong xã hội tư bản 86
2.6 Hàng hóa là cái trừu tượng đồng thời là cái cụ thể trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 89
2.7 Ý nghĩa của sự phân tích khái niệm hàng hóa trong bộ “Tư bản” của C.Mác dưới góc nhìn triết học đối với nhận thức xã hội Việt Nam hiện nay 102
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC "MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN" 116
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vì là vật hàng ngày thường gặp, hàng ngày thường mua, thường bán, thường sử dụng, nên dường như ai cũng hiểu, cũng biết hàng hóa là gì Thường người ta hiểu hàng hóa ở bề ngoài trong trực quan sinh động, trong biểu tượng, hoặc ở góc nhìn kinh tế, góc nhìn thương phẩm học… còn hiểu những tính tất yếu, quy luật vận động, phát triển của nó hay dưới góc nhìn triết học, thì sự vật hàng hóa tưởng chừng đơn giản đấy lại không đơn giản chút nào cả Chẳng thế mà, “từ 2000 năm nay, trí tuệ loài người đã tìm hiểu
nó một cách vô hiệu, trong khi trí tuệ đó đã phân tích được, ít ra cũng là gần sát, những hình thái có nội dung phong phú và phức tạp hơn nhiều” [17, tr.16] V.I.Lênin đã viết: “Người ta không thể hoàn toàn hiểu Tư bản của Mác
và đặc biệt là chương đầu của sách đó (chương phân tích về hàng hóa – tác giả), nếu chưa nghiên cứu kỹ và hiểu toàn bộ Lô-gic học của Hêghen Vậy là sau Mác nửa thế kỷ, không một người mác-xít nào đã hiểu Mác” [10, tr.190] Ngoài những ý nghĩa khác, câu nói đó mang một ý nghĩa rằng, 50 sau khi
Mác mất, không người mác - xít nào hiểu Mác, hiểu bộ “Tư bản”, hiểu hàng
hóa Do đó, nhiệm vụ của nghiên cứu lý luận hiện nay là hiểu được hàng hóa như Mác đã hiểu, như Lênin đã nhận ra, như bản chất vốn có của nó
Hàng hóa là cái “tế bào” của xã hội tư sản, nhưng cái tế bào ấy lại ôm chứa tất cả những mâu thuẫn của xã hội tư sản, mang vác cả cái chỉnh thế chứa đựng nó Vì thế, phân tích hàng hóa chẳng khác gì phân tích xã hội tư sản, phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và ngược lại Với cách hiểu ấy, thì sự phân tích hàng hóa thật có ý nghĩa đối với xã hội, kinh tế Việt Nam hiện nay
Trang 5Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng đã đưa Việt Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của thế giới trong tính chỉnh thể mang hình dạng của giai cấp tư sản; cùng với quá trình ấy, việc áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã biến nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận phụ thuộc toàn diện vào nền kinh tế thế giới mang hình dạng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Vì thế, hiểu về hàng hóa, sẽ giúp chúng ta hiểu xã hội Việt Nam, hiểu về kinh tế nước ta Bên cạnh đó, việc áp dụng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa lại kết quả hai mặt: có sự phát triển về kinh tế, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như phân hóa giàu nghèo, ô nhiệm môi trường, văn hóa có nhiều biểu hiện suy thoái,…những tiêu cực ấy thật khó tránh khỏi do bản thân kinh tế thị trường đẻ ra Dù không tránh khỏi nhưng chúng ta có thể giảm nhẹ những đau đớn ấy bằng cách hiểu được những quy luật tất yếu, những xu hướng đang tác động một cách gang thép của kinh tế thị trường, bằng cách học hỏi những nước đi trước để rút kinh nghiệm,…
Từ những điều trình bày trên, học viên xin chọn đề tài “Khái niệm hàng
hóa trong bộ Tư bản của C.Mác từ góc nhìn triết học” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành triết học khóa 2012-2014
2 Tình hình nghiên cứu
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm hàng hóa trong
Bộ “Tư bản” của C.Mác Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây: M.M.Rôdentan: “Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ “Tư bản”
của Mác”, Nxb Sự thật, HN, 1962 Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt
được khi Mác nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện
trong bộ “Tư bản”, Rôdentan đã làm hiện hình lên những vấn đề về phép biện
chứng duy vật như nguyên lý phát triển, quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, phạm trù bản chất và hiện tượng; ý nghĩa phương pháp luận của chúng
Trang 6đối với nhận thức Vì thế, giá trị của tác phẩm này đối với luận văn, trước hết thể hiện ở chỗ, nó giúp tác giả nhận thức rõ hơn về phép biện chứng duy vật,
do đó rõ hơn về góc nhìn triết học đối với sự vật Hơn nữa, tác phẩm của Rôdentan còn có một ý nghĩa trực tiếp đối với luận văn khi những vấn đề cụ thể như vấn đề hàng hóa, giá trị, lợi nhuận,… đã được tác giả phân tích dưới góc nhìn triết học
Cuốn sách “Phương pháp nhận thức biện chứng” của Septulil, Nxb
Tiến bộ và Nxb Sự thật, Liên Xô, 1989, chuyên sâu bàn về các nguyên tắc của nhận thức khoa học như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể, nguyên tắc quyết định luận, nguyên tắc phát triển,… Nhìn chung, trong cuốn sách này, tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về phương pháp nhận thức duy vật biện chứng
E.V.I-Len-côv: “Lôgic học biện chứng”, Nxb Văn hóa thông tin,
HN, 2002 Đây là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lôgic biện chứng trong sự sinh thành, vận động của nó từ triết học thời cổ đại đến triết học Mác Nội dung của tác phẩm được đánh giá là cực kỳ sâu sắc Do đó, nó
có một ý nghĩa không nhỏ cho tác giả luận văn trong quá trình hình thành nên cho mình góc nhìn triết học đối với sự vật Điều đặc biệt là, V.I-Len-
côv dành riêng cho bộ “Tư bản” nhiều trang bàn về lô-gic biện chứng, về
những quy luật, phạm trù, phương pháp mà Mác đã áp dụng khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, như: phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, nguyên tắc mâu thuẫn, mối quan hệ giữa cái lô-gic và cái lịch sử, vấn đề cái phổ biến Trong sự trình bày các nội dung này, V.I-
Len-côv thường coi hàng hóa trong bộ “Tư bản” là đối tượng phân tích để
chứng minh cho những vấn đề ông muốn làm sáng tỏ Vì thế, tác phẩm này còn đem lại cho tác giả sự hiểu biết hơn về hàng hóa được tiếp cận dưới góc nhìn triết học
Trang 7Đề tài khoa học “Một số vấn đề về phép biện chứng trong bộ Tư bản của
C.Mác” của TS Nguyễn Chí Hiếu thuộc Viện Triết, Hà Nội, 2011, như nhan
đề của nó, đã phân tích về một số nội dung của phép biện chứng như quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất, phủ định cái phủ định,….Đây là một sự sáng tạo, và là sự tổng kết, phân tích công phu những kết quả
nghiên cứu về phép biện chứng trong bộ “Tư bản”
Đề tài khoa học “Phép biện chứng trong một số tác phẩm chủ yếu
của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin” của T.S Bùi Thị Thanh Hương,
Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2012 trình bày một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn diện những nội dung cơ bản của phép
biện chứng duy vật trong những tác phẩm như bộ “Tư bản”, “Chống
Đuy-rinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Bút ký triết học”,…
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Biện chứng trong bộ Tư Bản và ý nghĩa
hiện thời của nó” của Viện triết học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012, với nhiều bài viết về những nội dung khác nhau của nhiều tác giả đã góp phần làm rõ phương pháp mà Mác áp dụng khi nghiên cứu xã hội tư bản, phát hiện thêm những vấn đề mới về biện chứng mà Mác đã thể hiện như vấn đề về lượng – chất trong bài
“Một số vấn đề về quy luật lượng chất trong bộ “Tư bản” của PGS.TS
Trần Văn Phòng
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, và những cuồn sách trên đây đã góp phần giúp cho tác giả luận văn có được cái nhìn triết học đối với mỗi sự vật Đó là giá trị lớn nhất của chúng đối với luận văn Một giá trị khác là, những tài liệu ấy, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
đã phân tích tính tất yếu, quy luật vận động, phát triển của hàng hóa trong bộ
“Tư bản”, tuy còn mảnh đoạn, chưa thành hệ thống nhưng là những phân
tích gợi mở, tạo tiền đề cho những sự khai triển tiếp theo
Trang 8Cuốn sách “Tìm hiểu tác phẩm Tư bản của C.Mác” do PGS.TS
Nguyễn Minh Khải, PGS.TS Bùi Ngọc Quỵnh (đồng chủ biên), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; “Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác –Lênin” do TS.Phạm Văn Sinh, GS.TS Phạm Quang
Phan (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, “Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, những công trình này đã tổng kết, phân tích toàn bộ những nội dung của
bộ “Tư bản”.Tuy nhiên, ở cuốn sách này, các tác giả xem xét vấn đề chủ
yếu dưới góc nhìn kinh tế chính trị, do đó mà tính chất triết học của nó hiện lên còn mờ nhạt Mặc dù vậy, nó đã giúp tác giả luận văn dễ dàng
hơn trong việc tìm hiểu những vấn đề kinh tế chính trị trong bộ “Tư bản”
tạo cơ sở để có thể nhìn được sự vật kinh tế từ góc nhìn triết học
Ngoài những tài liệu trên đây, cũng còn một số tài liệu khác liên
quan đến bộ “Tư bản” như: Đ.I.Rô-den-be: “Giới thiệu về bộ Tư bản”, Nxb
Sự thật Đây là bộ sách được chia làm ba tập tương ứng với mỗi tập tác giả
lần lượt giới thiệu ba quyển của bộ “Tư bản”.(Tập I được xuất bản năm 1969,
tập II được xuất bản năm 1971, Tập III được xuất bản năm 1973); T.I Ôi-
déc- man và V.A Léc- Tooc- xki (Chịu trách nhiệm xuất bản): “ Lịch sử
phép biện chứng Mác-xít: từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin”, Nxb: Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1986; Bùi Thanh Quất: “Biện chứng trong “Tuyên ngôn độc lập”, triết học, số 8 (183), T8-2006 “Đôi điều trăn trở về “Thời đại Hồ Chí Minh”, triết học, số 6 (253), T6-2012;
V.P.Cu-dơ-min: “Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp
của C.Mác”, Nxb Sự thật, HN 1986
Tóm lại, trong nghiên cứu vấn đề “Khái niệm hàng hóa trong bộ “Tư
bản” của C.Mác từ góc nhìn triết học” có khá nhiều tài liệu, công trình đã
bàn tới Nhưng tất cả các công trình ấy bàn tới hàng hóa với tính cách là
Trang 9sự cần thiết để phục vụ cho việc làm sáng tỏ một đối tượng khác nó, hoặc bàn tới nó dưới một góc nhìn của ngành khoa học khác Như vậy, cho đến nay, có thể nói rằng, vẫn chưa có một sự nghiên cứu dưới góc nhìn triết
học nào lấy hàng hóa trong bộ “Tư bản” là đối tượng nghiên cứu riêng
của nó Vì thế, căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài, vào tình hình nghiên cứu nói trên, học viên lựa chọn đề tài này cho hướng nghiên cứu của mình Những yếu tố hợp lý cũng như chưa hợp lý của các công trình, tài liệu trên là những nguyên liệu cho sự phân tích để đi tới giải quyết mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ khái niệm hàng hóa trong bộ
“Tư bản” của C.Mác từ góc nhìn triết học và ý nghĩa của sự phân tích khái
niệm này đối với nhận thức về xã hội Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát về bộ “Tư bản” của C.Mác và làm rõ quan niệm chung về
góc nhìn triết học đối với sự vật
- Làm rõ khái niệm hàng hóa trong bộ “Tư bản” của C.Mác từ góc nhìn
triết học và ý nghĩa của nó đối với nhận thức về xã hội Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khái niệm hàng hóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khái niệm hàng hóa trong luận văn, một mặt, chỉ được nghiên cứu trong phạm vi của bộ “Tư bản” của C Mác; mặt khác, nó được xem xét từ
Trang 10góc nhìn triết học Góc nhìn triết học là vận dụng tổng thể những nguyên tắc nhận thức của triết học, nên nó rất rộng Vì thế, trong khuôn khổ của một luận văn cao học, học viên chỉ nghiên cứu hàng hóa dưới một số nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc phát triển; nguyên tắc mâu thuẫn, nguyên tắc về mối quan hệ giữa lượng và chất; nguyên tắc phủ định của phủ định; nguyên tắc về mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể; nguyên tắc đi từ cái đơn nhất đến cái chung và ngược lại
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận biện chứng duy vật và những nguyên tắc của lý luận nhận
thức và lô-gic biện chứng duy vật
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích – tổng hợp, lôgic – lịch sử, diễn dịch – quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh
6 Ý nghĩa của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hóa
khái niệm hàng hóa trong bộ “Tư bản” của C.Mác từ góc nhìn triết học; có
thể góp thêm những nhận thức đúng về xã hội Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể củng cố thêm những nhận thức của Đảng ta về con đường phát triển đất nước; có thể trở thành cơ sở để đổi mới tư duy phát triển đất nước
Bên cạnh đó, nội dung luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề triết học - kinh tế
Trang 117 Cái mới của luận văn
Cái mới của luận văn là một số tri thức về góc nhìn triết học đối với sự
vật, về khái niệm hàng hóa trong bộ “Tư bản” của Mác dưới góc nhìn triết
học và một số nhận thức về xã hội Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 2 chương 9 tiết
Trang 12Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BỘ “TƯ BẢN” CỦA C.MÁC
VÀ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ VẬT
1.1 Khái quát về bộ “Tư bản” của C.Mác
1.1.1 Quá trình hình thành bộ “Tư bản” của C.Mác
“Tư bản” là một tác phẩm vĩ đại của C.Mác Để viết tác phẩm này,
C.Mác đã làm việc trong suốt bốn mươi năm, từ đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đến cuối đời ông
C.Mác bắt tay vào việc nghiên cứu khoa kinh tế chính trị một cách có hệ thống từ cuối năm 1843 ở Pari Nghiên cứu các sách, báo kinh tế, ông tự đặt cho mình mục đích viết một tác phẩm lớn phê phán chế độ đương thời và khoa kinh tế chính trị tư sản Những công trình nghiên cứu đầu tiên của ông
trong lĩnh vực đó đã được phản ánh trong những tác phẩm như “Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Lao động làm thuê và tư bản”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”,…
Sau một thời gian gián đoạn do những sự kiện của cuộc cách mạng 1848 – 1849, C.Mác tiếp tục những công trình nghiên cứu kinh tế của mình ở Luân Đôn (tháng 8-1949) Ở đây, ông nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện lịch
sử kinh tế của các nước khác nhau thời kỳ đó, nhất là của nước Anh, nước có chủ nghĩa tư bản phát triển nhất lúc bấy giờ
Công việc nghiên cứu của C.Mác diễn ra trong những điều kiện khó khăn Ông luôn phải đấu tranh với sự thiếu thốn và có lúc phải tạm ngừng công việc nghiên cứu để kiếm sống Sự cố gắng quá mức và kéo dài trong điều kiện thiếu thốn về vật chất đã làm cho ông bị ốm nặng Tuy nhiên, đến năm 1857, C.Mác đã làm xong được công việc chuẩn bị to lớn cho phép ông bắt tay vào việc khái quát hóa và hệ thống hóa những tư liệu đã thu thập được
Trang 13Từ tháng 8-1857 đến hết tháng 6-1858, C.Mác đã hoàn thành được một bản thảo với một khối lượng gần 50 tờ in; đó gần như là bản sơ thảo của bộ
“Tư bản” sau này Bên cạnh đó, tháng 11-1857, C.Mác còn soạn một đề
cương cho tác phẩm của mình, đề cương này về sau được chi tiết hóa và chính xác hóa thêm một cách căn bản Công trình đó của ông được chia thành 6 quyển: 1 Về tư bản (và một chương mở đầu), 2 Về quyền sở hữu ruộng đất,
3 Về lao động làm thuê, 4 Về nhà nước, 5 Về ngoại thương, 6 Về thị trường thế giới Trong quyển đầu “Về tư bản”, ông dự định có 4 phần: a) Tư bản nói chung, b) Sự cạnh tranh giữa các tư bản, c) Tín dụng, d) Tư bản cổ phần; hơn nữa “Tư bản nói chung” còn được chia ra thành các phần nhỏ: 1) Quá trình sản xuất của tư bản, 2) Quá trình lưu thông của tư bản, 3) Quá trình sản xuất
và lưu thông của tư bản, hay tư bản và lợi nhuận, lợi tức Điều rất đáng chú ý
là chính từ sự phân chia nhỏ này lại là cơ sở để C.Mác phân chia toàn bộ tác
phẩm thành ba tập tương ứng của bộ “Tư bản”
Đồng thời, C.Mác quyết định rằng, tác phẩm do ông viết sẽ được ra từng tập một và tập đầu, trên một mức độ nào đó, nhất thiết phải là môt công trình hoàn chỉnh, bao quát phần đầu của quyển một, gồm 3 chương: 1) Hàng hóa, 2) Tiền hay lưu thông giản đơn, 3) Tư bản Nhưng vì những lý do chính trị, chương thứ ba đã không được đưa vào trong biến thể cuối cùng của tập đầu,
tức là trong cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, đặc biệt
C.Mác đã viết lại chương nói về hàng hóa và soạn lại một cách căn bản chương nói về tiền, lấy trong bản thảo năm 1857-1858 cho “tập đầu”
Cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” đã ra đời năm 1859
Chẳng bao lâu sau, ông dự định thực hiện cả “tập hai”, tức là công bố chương nói về tư bản mà ta đã nhắc đến ở trên, chương cấu thành nội dung chủ yếu của bản thảo những năm 1857 – 1858 C.Mác bắt đầu trở lại công việc nghiên cứu một cách có hệ thống khoa kinh tế chính trị ở Viện bảng tàng Anh Tuy
Trang 14nhiên, ngay sau ít lâu, C.Mác đã phải tạm hoãn công việc nghiên cứu của mình để viết báo, vạch trần những vụ đả kích vu khống của C.Phốc, một tên tay sai của Bônaáctơ và do những công việc cấp bách khác
Đến tháng 8-1861, ông mới bắt đầu viết một bản thảo lớn và kết thúc bản thảo đó vào giữa năm 1863 Với một khối lượng lớn gần 200 tờ in, gồm 23 quyển vở, bản thảo đó cũng được đặt tên giống như quyển viết năm 1859
“Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Phần lớn các quyển vở đó bàn
về lịch sử các học thuyết kinh tế Trong năm quyển vở đầu và nhất là trong
các quyển vở XIX, XXIII, C.Mác trình bày những đề tài của tập I bộ “Tư
bản” Ở đây C.Mác phân tích việc chuyển hóa của tiền thành tư bản, trình bày
học thuyết giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối và đề cập đến nhiều vấn đề khác Đặc biệt, quyển vở XIX và XX đã đặt cơ sở vững chắc cho chương 13
của tập I bộ “Tư bản”, “máy móc đại công nghiệp” Các quyển vở XXI, XXIII đã làm sáng tỏ các vấn đề thuộc về các tập khác nhau của bộ “Tư bản”
Toàn bộ các quyển XVI, XVII được dành cho những vấn đề của tập III bộ
“Tư bản” Như vậy, ở một mức độ nhất định, bản thảo những năm 1861-1863
- Quá trình lưu thông của Tư bản, quyển III – Toàn bộ quá trình sản xuất của
tư bản, quyển IV – Lịch sử các học thuyết kinh tế C.Mác cũng bỏ cả kế hoặc trước đây dự định in tác phẩm thành những tập riêng và ông đặt nhiệm vụ chuẩn bị cho xong toàn bộ tác phẩm trước
Trang 15Vì vậy, C.Mác tiếp tục khẩn trương chuẩn bị cho tác phẩm của mình, đặc biệt là chuẩn bị những phần còn chưa được phát triển đầy đủ trong bản thảo những năm 1861 -1863 Trong thời gian hai năm rưỡi (từ tháng 8 – 1863 đến cuối năm 1865), bên cạnh việc nghiên cứu thêm một khối lượng lớn các sách, báo kinh tế và kỹ thuật, C.Mác đã viết một bản thảo lớn mới, bản này chính là cấu thành bản viết đầu tiên, được soạn một cách chi tiết, từ ba tập lý luận của
bộ “Tư bản” Và chỉ sau khi toàn bộ tác phẩm được viết xong (tháng giêng
năm 1866), C.Mác mới bắt tay vào việc gọt giũa để cho in, và hơn thế nữa, theo lời khuyên của Ph.Ăngghen, ông quyết định chuẩn bị đưa ra in không phải
toàn bộ tác phẩm ngay lập tức, mà đưa ra in trước hết tập đầu bộ “Tư bản” Sau khi tập I của bộ “Tư bản” ra đời (tháng 9-1867), C.Mác vẫn tiếp tục
xem lại tập đó vì phải chuẩn bị in mới bằng tiếng Đức và cho những bản dịch
ra tiếng nước ngoài Ông đã sửa chữa lại rất nhiều đoạn trong bản in lần thứ hai (1872), đã có những chỉ dẫn rất quan trọng nhân dịp xuất bản bằng tiếng
Nga năm 1872 và là bản dịch đầu tiên ra tiếng nước ngoài của bộ “Tư bản”,
ông cũng đã soạn lại một phần lớn bản dịch tiếng Pháp và biên tập bản đó (bản này được in thành những tập trong những năm 1872-1875)
Sau khi tập I bộ “Tư bản” ra đời, C.Mác cố sức sớm nhất hoàn thành toàn bộ tác phẩm “Tư bản” Nhưng C.Mác đã không thực hiện được ý định
ấy Lý do chính là hoạt động nhiều mặt của ông trong Tổng hội đồng Quốc tế
I và do sức khỏe của ông lúc đó không được tốt Hơn nữa, như lời của Ph.Ăngghen, thì C.Mác cố nghiên cứu cho đến mức hoàn thiện nhất những phát hiện kinh tế vĩ đại của mình trước khi công bố những phát hiện ấy
Chỉ sau khi C.Mác mất, thì hai tập tiếp theo của bộ “Tư bản” mới được
Ph.Ăngghen đưa xuất bản Tập thứ hai được xuất bản năm 1885 và tập thứ ba được xuất bản năm 1894 Bằng việc đó, Ph.Ăngghen đã cống hiến vô giá vào kho tàng của chủ nghĩa cộng sản khoa học
Trang 16Quyển IV “các học thuyết giá trị thặng dư” của C.Mác đã được Cauxki xuất bản lần đầu tiên trong những năm 1905, 1910 Những bản do Cauxki xuất bản còn nhiều thiếu sót về chất lượng, thậm chí còn có những chỗ sai lầm hoặc bóp méo nguyên bản Vì vậy, vào những năm 1954 -1961, trên cơ
sở thẩm tra và xác minh rõ nội dung tác phẩm, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mới chuẩn bị xong bản thảo và năm 1962 cho ra mắt quyển IV sát đúng hơn
cả so với nguyên bản của C.Mác
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của bộ “Tư bản”
Đối tượng nghiên cứu của bộ “Tư bản” là “phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức ấy” [17, tr.19] Mục đích cuối cùng của tác phẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của bộ “Tư bản” là phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, tức là nghiên cứu cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản, những nhấn mạnh quan hệ sản xuất và quan hệ trao đổi, những quan hệ này ra đời một cách khách quan phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, độc lập với ý muốn của con người Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là
cơ sở thực tại của xã hội trên đó xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng kinh
tế và chính trị Quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, khi nó phù hợp với quan hệ sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại khi không còn phù hợp, thì nó trở thành xiềng xích trói buộc lực lượng sản xuất
Khi phân tích sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ rõ, sản xuất tư bản chủ nghĩa vừa mang tính chất của sản xuất hàng hóa nói chung, vừa mang những nét đặc thù, vừa bao hàm quá trình lao động nói chung như mọi
Trang 17phương thức sản xuất khác, vừa bao hàm quá trình tăng giá trị Vì vây, trong
bộ “Tư bản”, chúng ta không chỉ tìm thấy những quy luật kinh tế đặc thù,
riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà cả những quy luật chung cho nhiều phương thức sản xuất khác nhau
Vì vậy, C.Mác, một mặt, phê phán quan điểm cho rằng, những quy luật của đời sống kinh tế chỉ là những quy luật chung, vĩnh viễn áp dụng cho cả quá khứ và tương lai Ông nhấn mạnh, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những quy luật kinh tế riêng của nó và một khi đời sống kinh tế đã qua môt thời kỳ phát triển nhất định, đã từ giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác, thì nó cũng bị những quy luật khác chi phối Mặt khác, C.Mác không hề phủ nhận rằng, giữa các thời đại sản xuất khác nhau có những cái chung nào đó, một số quy định nào đó, nhưng không vì cái chung, cái thống nhất bắt nguồn từ chỗ chủ thể tức là con người và khách thể tức là tự nhiên, đồng nhất mà quên đi sự khác
nhau căn bản Trên quan điểm đó, khi nghiên cứu bộ “Tư bản” phải tìm hiểu
cả những cái riêng của chủ nghĩa tư bản và cả những cái chung của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường để vận dụng vào điều kiệ cụ thể Mặc dù đối
tượng nghiên cứu của bộ “Tư bản” như đã được chỉ ra bên trên, nhưng do
phương pháp trình bày đi từ trừu tượng đến cụ thể nên đối tượng nghiên cứu của từng tập, từng quyển, từng phần có sự khác nhau
1.1.3 Bộ “Tư bản” với tư cách một tác phẩm triết học
Trong “Bút ký triết học”, V.I Lênin nói: “Mác không để lại cho
chúng ta “Lôgíc học” (Với chữ L viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgíc của (Tư bản)… Trong “Tư bản”, Mác áp dụng lôgic, phép biện chứng và lý luận nhận thức – không cần ba từ: Đó là cùng một cái duy nhất – của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất; mà chủ nghĩa duy vật thì đã lấy ở Hê-ghen tất cả cái gì có giá trị và phát triển thêm lên” [10, tr.359-360]
Trang 18Những dòng trên đây của Lênin nói rõ ý nghĩa triết học của tác phẩm vĩ đại của Mác Thực ra C.Mác đã không viết một tác phẩm nào trình bày một cách có hệ thống phép biện chứng, lôgic và nhận thức luận duy vật chủ nghĩa Nhưng trong các tác phẩm của mình, C.Mác có nhiều ý kiến và nhận xét về phép biện chứng; mỗi tác phẩm của C.Mác là một kiểu mẫu về việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích những vấn đề cụ thể Về mặt này,
thì bộ “Tư bản” có một ý nghĩa đặc biệt
Mặc dù, bộ “Tư bản” không nghiên cứu triết học mà nghiên cứu kinh tế
chính trị học, nhưng tác phẩm ấy vẫn là “khoa học lôgic” của chủ nghĩa Mác
Đối với việc tìm hiểu phương pháp của C.Mác, thì bộ “Tư bản” có một giá trị
to lớn Phương pháp ấy là cơ sở của cuộc cách mạng mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã tiến hành trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong lý luận về chủ nghĩa xã hội
Giá trị triết học của bộ “Tư bản” không chỉ hạn chế ở riêng một vấn đề duy nhất là phương pháp biện chứng Với sự xuất hiện bộ “Tư bản”, thì quan
niệm duy vật về lịch sử không còn là một giả thuyết nữa, mà là một lý luận đã được khoa học chứng minh
Lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và cơ sở triết học của lý luận đó đã
được Mác và Ăngghen sáng tạo từ lâu trước khi xuất bản bộ “Tư bản” Muốn
xây dựng một cơ sở khoa học cho chủ nghĩa xã hội, thì sự phân tích toàn diện những quan hệ kinh tế của chủ nghĩa tư bản có một ý nghĩa trọng yếu Trong
bộ “Tư bản”, Mác đã giải quyết hoàn toàn vấn đề giải phẫu xã hội tư sản, tất
cả các đặc trưng chủ yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được vạch trần ra; nhờ đó, chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đã trở thành khoa học, giai cấp vô sản có được một vũ khí tinh thần mạnh mẽ để đấu tranh chống bọn bóc lột, có được con đường để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình
Trang 19Việc viết bộ “Tư bản” khiến cho Mác phải đụng đến những vấn đề mới,
đòi hỏi phải cụ thể hóa và làm giàu thêm tất cả các mặt của triết học Mác-xít: phương pháp, nhận thức luận, lý luận về sự phát triển xã hội
Trước hết, C.Mác phê phán phương pháp siêu hình của các nhà kinh tế học tư sản Các nhà kinh tế chính trị học tư sản đã không thể giải thích được tính chất của chủ nghĩa tư bản, chủ yếu là vì họ gắn chặt với chế độ tư bản, với giai cấp tư sản mà họ là những người đại diện Nhưng quan điểm triết học của họ, nhận thức luận siêu hình của họ, toàn bộ quan niệm duy tâm của họ về
xã hội cũng có một tác dụng quan trọng Vì thế mà khi phê phán khoa kinh tế chính trị tư sản, thì đồng thời C.Mác cũng phê phán phương pháp, lô –gích học và nhận thức luận siêu hình của họ
Mặt khác, khi viết bộ “Tư bản”, C.Mác còn chứng minh sự khác nhau
căn bản giữa phương pháp biện chứng duy vật của mình với phương pháp biện chứng duy tâm của Hêghen Ông nhận xét: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hê-ghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hê-ghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy Ở Hê-ghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí” [17, tr.35]
C.Mác đã nhiều lần chỉ ra tầm quan trọng của phép biện chứng của Hêghen, chỉ ra cái gì là hợp lý trong đó Khi dùng cái nhân tố hợp lý của phép biện chứng Hêghen, C.Mác phê phán phép biện chứng của Hêghen một cách sâu sắc và sáng tạo ra phép biện chứng duy vật căn bản đối lập lại Ông viết:
“Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của ghen về cơ bản, mà nó còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa” [17, tr.35]
Hê-Giá trị triết học của bộ “Tư bản” là ở chỗ sự phân tích cụ thể về chế độ
tư bản chủ nghĩa làm sáng tỏ và minh họa sự khác nhau căn bản giữa phép
Trang 20biện chứng duy vật và phép biện chứng duy tâm Bộ “Tư bản” là một kiểu
mẫu về sự thống nhất không thể phân chia được của phép biện chứng và sự giải thích thế giới theo quan điểm duy vật Sở dĩ, C.Mác đã có thể sáng tạo ra phương pháp biện chứng và đặt cho nó một cơ sở khoa học là vì C.Mác xét phương pháp ấy trong mối liên hệ chặt chẽ giữa nó với chủ nghĩa duy vật Khi C.Mác nói rõ sự khác nhau giữa phương pháp của mình với phương pháp của Hêghen bao giờ ông cũng nêu tính chất duy vật của phép biện chứng lên hàng đầu Điều đó là vì không có và không thể có phương pháp khoa học mà lại không dựa trên một cơ sở duy vật, trên nhận thức luận duy vật Còn ở Hêghen, phép biện chứng lại gắn với chủ nghĩa duy tâm, tách khỏi chủ nghĩa duy vật
Chỉ có chủ nghĩa Mác mới có thể hợp nhất được sự giải thích duy vật về thế giới với phương pháp biện chứng thành một thế thống nhất, do đó chủ nghĩa duy vật chân chính không thể tách rời được phép biện chứng, cũng như phép biện chứng chân chính gắn liền với chủ nghĩa duy vật Nếu không nhận thức được mối liên hệ, sự thống nhất ấy, thì không thể hiểu được về phương
pháp, về nhận thức luận mác-xít mà C.Mác đã phát triển trong bộ “Tư bản”
Đối với C.Mác, các phạm trù và nguyên lý của phép biện chứng chỉ có giá trị nếu được dùng để biểu thị một nội dung vật chất, nghĩa là nếu được ứng dụng vào sự phát triển của bản thân hiện thực Một mặt khác không kém phần quan trọng của sự liên hệ giữa phương pháp biện chứng và sự giải thích duy vật về
thế giới được nêu lên trong “Tư bản” là: nhận thức luận chỉ có tính chất khoa
học khi nó được xây dựng trên những nguyên lý của phép biện chứng, khí nó thấm nhuần tinh thần của phép biện chứng V.I.Lênin đã hiểu như vậy khi ông chỉ ra rằng, biện chứng chính là lôgic học và nhận thức luận của chủ nghĩa Mác, rằng biện chứng, lôgic học và nhận thức luận chỉ là một
Trang 21Giá trị sâu sắc của công thức ấy là gì? Mũi nhọn của công thức ấy là nhằm chống lại sự phân chia giữa thực tại và ý thức, giữa các quy luật của hiện thực khách quan và quy luật của tư duy lôgic, giữa nội dung và hình thức của nhận thức Do đó mà sinh ra sự đối lập giữa bản thể luận với nhận thức luận, vì cả hai đều được coi là đứng song song và đối lập nhau Hêghen phê phán kịch liệt sự đối lập ấy giữa thực tại và lôgic, ông liên kết lại thành một thể duy nhất, nhưng trên cơ sở của tinh thần tuyệt đối thần bí
Sự phân chia ấy biểu hiện hoàn toàn nhất trong triết học của Cantơ Triết học tư sản của thời đại đế quốc chủ nghĩa đã lặp lại dưới muôn nghìn hình thức học thuyết của Cantơ về sự độc lập của lôgic học và về nhận thức luận đối với thế giới hiện thực
Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa đầu tiên đã chấm dứt sự thần bí hóa duy tâm đối với lôgic và nhận thức luận Chủ nghĩa Mác thấy rõ ý nghĩa của những hình thức của nhận thức Những hình thức ấy gắn liền chặt chẽ với nội dung hiện thực do nhận thức rút ra từ thế giới khách quan Không phải những hình thức lôgic sản sinh ra và hình thành nên những quy luật của thế giới, mà chính những quy luật của tự nhiên quyết định những hình thức lôgic của tư duy Phép biện chứng duy vật đã là khoa học về các quy luật chung nhất của
sự phát triển của thế giới khách quan thì đồng thời cũng là lôgic của tư duy Những quy luật chung nhất mà phép biện chứng trình bày, thì cũng là quy luật chung nhất của nhận thức, mà tư duy dựa vào đó để nắm được hiện thực Cố nhiên, chỉ có ứng dụng biện chứng vào nhận thức thì người ta mới có thể giải quyết đúng đắn tất cả một loạt vấn đề phức tạp nhất của nhận thức luận Trước C.Mác, vì tính chất siêu hình mà chủ nghĩa duy vật không thể giải đáp được một cách khoa học về những vấn đề ấy Chỉ có sự áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng mới có thể đem lại cho nhận thức luận một cơ sở thật sự khoa học Lần đầu tiên, những vấn đề ấy, dưới ánh sáng của chủ nghĩa
Trang 22duy vật biện chứng, đã được giải quyết trong những tác phẩm kinh tế của Mác
như “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” và nhất là trong “Tư bản”
Những vấn đề nhận thức luận ấy trở nên đặc biệt cần thiết khi C.Mác viết
bộ “Tư bản”; trong đó, C.Mác trình bày một học thuyết chặt chẽ, có hệ thống
và sâu sắc về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mác giải quyết những vấn đề nhận thức luận ấy để nghiên cứu một cách khoa học phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa Cho nên không phải là ngẫu nhiên mà bộ “Tư bản”
chứa đựng một số lớn như vậy những điều chỉ dẫn quý báu về nhận thức luận,
về sự phê phán phương pháp của các nhà kinh tế học tư sản
Nhưng dù cho những chỉ dẫn ấy quan trọng đến đâu đi nữa, thì trong bộ
“Tư bản”, điều chủ yếu vấn là sự nghiên cứu những vấn đề kinh tế Thật vây,
trong đó chúng ta thấy, lôgic và nhận thức luận của chủ nghĩa Mác thể hiện
“trong hành động” dưới hình thức sự phân tích một cách cụ thể hiện thực
khách quan Theo ý nghĩa đó mà nói, mặc dù bộ “Tư bản” không phải là một
tác phẩm đặc biệt chuyên bàn về nhận thức luận, việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang lại cho sự xây dựng và hiểu nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng được nhiều điều hơn cả nhiều tập sách nghiên cứu chuyên môn gộp lại
Vì thế, V.I.Lênin chỉ ra rằng, biện chứng của xã hội tư bản do C.Mác
vạch ra trong bộ “Tư bản” chỉ là một trường hợp riêng biệt của biện chứng
nói chung Khi chỉ ra như thế, ông vạch ra tác dụng hai mặt của phương pháp
của bộ “Tư bản” Một mặt, khi phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, khi nghiên cứu biện chứng của sự phát sinh, phát triển và tiêu vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác làm giàu thêm phép biện chứng nói chung Mặt khác, đó là biện chứng của một chế độ đặc thù có giới hạn trong quá trình lịch sử và có tính chất tạm thời, đó là biện chứng của xã
Trang 23hội tư sản, biện chứng này không thể trực tiếp đem áp dụng vào những kết cấu khác được
Trong bộ “Tư bản”, C.Mác không định nghiên cứu biện chứng của xã hội xã hội chủ nghĩa; tuy vậy, trong nhiều đoạn của bộ “Tư bản”, Mác đối
chiếu chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, và mô tả một cách khái quát những quy luật phát triển của xã hội mới, những quy luật sẽ thay thế những quy luật của các chế độ đối kháng
1.1.4 Vị trí, vai trò của hàng hóa trong bộ “Tư bản”
Hàng hóa là điểm xuất phát nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất thích ứng với phương thức ấy
Mọi bước khởi đầu đều khó – chân lý ấy đúng với mọi khoa học Vì vậy, điều khó khăn lớn nhất đối với những người nghiên là ở việc tìm hiểu điểm khởi đầu ấy, tìm hiểu hàng hóa Mác cho rằng: “Và ở đây, điều khó khăn lớn nhất là việc tìm hiểu chương thứ nhất, đặc biệt là đoạn trình bày sự phân tích hàng hóa” [17, tr.15] Thật vậy, “từ trên 2000 năm nay, trí tuệ của loài người
đã tìm hiểu nó một cách vô hiệu, trong khi trí tuệ đó đã phân tích được, ít ra cũng là gần sát, những hình thái có nội dung phong phú và phức tạp hơn nhiều” [17, tr.16] Vì sao việc phân tích hàng hóa lại khó khăn như vậy? Theo Mác là: “Vì nghiên cứu một cơ thể đã phát triển thì dễ hơn là nghiên cứu tế bào của cơ thể đó” [17, tr.16]
Vì sao hàng hóa trở thành điểm xuất phát trong việc nghiên cứu xã hội tư bản của Mác? Ông giải thích: “Trong những xã hội do phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải biểu hiện ra là “một đống hàng hóa khổng lồ”, còn từng hàng hóa thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của cải ấy Vì vậy, công cuộc nghiên cứu của chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích hàng hóa” [17, tr.61] Như vậy, xuất phát nghiên cứu của Mác là hàng hóa chỉ
Trang 24là vì hàng hóa là “hình thái nguyên tố”, “là hình thái tế bào kinh tế của xã hội
tư sản” [17, tr.16] Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể xuất phát nghiên cứu từ bản thân phương thức ấy, cũng không thể xuất phát từ những hình thái cụ thể hơn hàng hóa như giá trị thặng dư, lợi nhuận, địa tô,…vì rằng phương thức ấy, những hình thái cụ thể ấy vẫn cứ hiện ra là cái gì đó “trống rỗng” đối với nhận thức của con người khi chưa hiểu được cái
“tế bào”mà chúng bao hàm
Cái “tế bào”, “hình thái nguyên tố” hàng hóa tuy là cái trừu tượng, đơn giản nhất, thường gặp nhất, nhưng nó ôm chứa cả cái chỉnh thể xã hội tư sản, mọi mối quan hệ xã hội, mọi mâu thuẫn mầm mống trong lòng nó Sự vận động và phát triển các quan hệ xã hội, các mâu thuẫn, và của xã hội ấy được phản ánh vào “tế bào” ấy trong sự vận động và phát triển của nó Vì thế, Lênin đã nhận xét rằng: “Trong Tư bản Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất, cơ bản nhất, chung nhất, thông thường nhất, cái thường gặp đến hàng nghìn triệu lần, mối quan hệ của xã hội tư sản (xã hội thương phẩm): sự trao đổi hàng hóa Sự phân tích phát hiện trong cái hiện tượng đơn giản ấy (trong cái tế bào của xã hội tư sản) tất cả những mâu thuẫn respeelive, mầm mống của tất cả mọi mâu thuẫn của xã hội hiện đại Sau đó, sự trình bày của Mác vạch cho chúng ta thấy sự phát triển (và sự lớn lên và sự vận động) của các mâu thuẫn ấy và của cái xã hội ấy trong tổng số của các bộ phận của
nó, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc xã hội đó” [10, tr.380]
1.2 Góc nhìn triết học đối với sự vật
1.2.1 Khái niệm triết học
Mọi sự, mọi vật đều tồn tại và vận động trong tính tất yếu nội tại của
bản thân chúng Sự này, vật kia phân biệt với nhau ở những dấu hiệu, những
thuộc tính xác định Chẳng hạn, viên bi sắt và sợi bông có thể phân biệt nhau
ở trọng lượng vật lý của chúng, hoặc ở thành phần hóa học cấu tạo nên mỗi
Trang 25vật thể đó Mỗi sự, mỗi vật trong thế giới khách quan chứa đựng vô lượng các dấu hiệu, các thuộc tính khác nhau Những thuộc tính, dấu hiệu ấy luôn ở trong mối liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau, chứ không tách rời biệt lập nhau Các khoa học cụ thể khác nhau nghiên cứu, nhận thức, nắm bắt các loại thuộc tính, dấu hiệu khác nhau của sự vật trong mối liên hệ chỉnh thể của những thuộc tính, của những dấu hiệu tạo nên cấu trúc đặc trưng cho từng sự vật Chẳng hạn, vật lý học nghiên cứu cấu trúc vật lý của một nguyên tố, biểu hiện
ở trọng lượng nguyên tử của nó, ở cấu trúc hạt nhân của nó, tương tác trường điện từ của nó,…Cũng nguyên tố ấy, nhưng hóa học lại nghiên cứu cấu trúc hóa học của nó, biểu hiện ở tương tác hóa học của nguyên tố này với các nguyên tố khác, ở các tính chất hóa học của nguyên tố đó trong sự tồn tại và tương tác với các nguyên tố khác,…Khoa học có thể đã biết, hoặc chưa biết tới các loại hình cấu trúc này, có thể biết đúng hoặc biết không đúng về chúng Nhưng chúng vẫn tồn tại khách quan trong bản thân sự vật, không lệ thuộc vào nhận thức đúng/sai hoặc thái độ khinh/chê của con người đối với chúng Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn của con người có đạt được kết quả như con người mong muốn hay không lại lệ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có nhận thức đúng hay sai về cấu trúc của các sự vật khách quan mà hoạt động
ấy hướng tới Chính vì lẽ đó mà các khoa học ra đời và phát triển Mỗi khoa học có đối tượng nhận thức của riêng nó, có phương pháp đặc trưng để nghiên cứu, nhận thức đối tượng ấy và đưa tới những sản phẩm là hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật khác nhau mà khoa học đã nhận thức được
về đối tượng nghiên cứu của mình Giá trị thực tiễn của khoa học chính là việc cung cấp cho hoạt động hiện thực của con người những hệ thống hiểu biết như thế để con người chủ động tác động, điều khiển, chi phối các đối tượng nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình Hoạt động thực tiễn của con người có thể đụng chạm tới một số khía cạnh rời rạc nhau của đối
Trang 26tượng – chẳng hạn, người xây nhà chỉ cần lấy đá nung vôi, người làm đường chỉ cần lấy đá rải nền…Nhưng cũng có những hoạt động đụng chạm tới nhiều khía cạnh khác nhau của một sự vật, chẳng hạn, hạt gạo nuôi người không chỉ riêng bằng cấu trúc vật lý hoặc riêng bởi cấu trúc hóa học của nó Tuy nhiên, trong quá trình nhận thức của con người về đối tương, thì những khoa học khác nhau thường là chỉ tập trung sức lực của mình chuyên vào một mặt, một cấu trúc nào đó của sự vật mà thôi Nhờ thế, đã hình thành nên những khoa học khác nhau như toán học, vật lý học, hóa học, sinh học,…Với sự phát triển của các khoa học ấy, con người ngày càng hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc toán học, cấu trúc vật lý, cấu trúc hóa học, cấu trúc sinh học …của thế giới
Và như thế, hoạt động thực tiễn của con người ngày càng có thêm những cộng
cụ của khoa học - công nghệ để đạt tới những kết quả thần kỳ trong cuộc sống
mà trước đó con người khó có thể hình dung ra Khoa học phát triển đã giúp chúng ta có được những hiểu biết ngày càng mới về các thuộc tính, các dấu hiệu của các sự vật Chẳng hạn, nhờ khoa học mà ta thấy ra rằng, từ tế bào bất
kỳ của cơ thể sinh vật, trong những điều kiện thuận lợi lại có thể hình thành nên được những cơ thể sinh vật hoàn chỉnh Điều kỳ diệu ấy dễ làm cho người
ta lầm tưởng rằng khoa học tạo ra thuộc tính mới cho đối tượng của nó Nhưng sự thật không phải như vậy Mà phải nói ngược lại rằng, đối tượng vốn sẵn có trong bản thân nó thuộc tính đó, nhưng thuộc tính vốn có này chỉ mới được khoa học phát hiện ra và sử dụng nó ở trình độ công nghệ hiện đại
mà thôi
Có thể xem Tính tất yếu nội tại quy định quy định đời sống của sự vật
trong sự vận động, phát triển của nó là “Triết của sự vật” Sự này, vật kia
phân biệt nhau ở những dấu hiệu của chúng mà con người có thể nhận ra hoặc chưa nhận ra Nhưng sự phân biệt căn bản giữa chúng với nhau là ở tầm Triết
của sự, của vật ấy
Trang 27Trên cơ sở khái niệm “Triết của sự vật”, chúng ta có thể hiểu khái niệm
triết học như sau: Triết học là hệ thống tri thức lý luận phản ánh tính tất yếu
nội tại quy định đời sống của sự vật trong sự vận động, phát triển của nó
Khi nhận thức về sự vật, con người cần nhận ra triết của sự vật; kết quả của sự nhận thức ấy là đưa lại cho ta những tri thức về triết của sự vật Những tri thức này được chúng ta định hình lại dưới dạng ngôn từ thành những mệnh
đề rời rạc hoặc những văn bản có hệ thống Có thể gọi tri thức chứa đựng trong các mệnh đề ấy là tư tưởng triết học, gọi những tri thức chứa đựng trong
hệ thống văn bản ấy là hệ thống tư tưởng triết học về sự vật Tuy nhiên đã là
tri thức thì bao giờ cũng mang dấu ấn của bản thân chủ thể nhận thức Tính
hạn chế của chủ thể đưa tới sự hạn chế trong nội dung tri thức triết học phản ánh về triết của sự vật Do vậy, có tri thức phản ánh đúng đắn về triết của sự vật, lại có tri thức phản ánh xuyên tạc về triết của sự vật
Cho đến ngày nay, nhân loại đã đạt được nhiều những tri thức phản ánh đúng đắn cái trái triết của sự vật Ở đây, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên chỉ xin đề cập tới một số tri thức như thế mà nhân loại
đã đạt được:
Nguyên lý về sự phát triển
Về sự phát triển, trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau, đối lập với nhau Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay
sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của
sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra
Trang 28vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo
về nguồn gốc của sự phát triển Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó, cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại
trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một
phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật
Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất,
sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn
Do chỗ nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, đó
là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và
vận động của sự vật, vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ
thuộc vào ý thức của con người
Trang 29Mặt khác, sự phát triển diễn ra ở mọi sự, mọi vật thuộc mọi lĩnh vực, dù
là lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển Vì thế có thể nói rằng, sự phát triển còn là hiện tượng có
tính chất phổ biến
Dù phát triển là khuynh hướng chung, nhưng sự phát triển thể hiện ra lại
hết sức phong phú, đa dạng Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới có quá trình
phát triển không giống nhau Không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mỗi
sự vật phát triển sẽ khác nhau Đồng thời trong quá trình phát triển của mình,
sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu
tố, điều kiện Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi
Quy luật mâu thuẫn
Mâu thuẫn biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật với nhau
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập Khái niệm mặt đối lập dùng
để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề của nhau
Hai mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, quy định mọi quá trình diễn ra của sự vật hiện tượng đó Khái niệm “sự thống nhất của các mặt đối lập” chỉ sự liên hệ chặt chẽ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình
Trang 30Không có mặt này thì cũng không có mặt kia và ngược lại Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau Những nhân tố giống nhau đó gọi là “đồng nhất” của các mặt đối lập Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm “sự đồng nhất” của các mặt đó Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hoá sang mặt đối lập kia - khi xét về một vài đặc trưng nào đó Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập
Khái niệm “sự đấu tranh giữa các mặt đối lập” chỉ sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức đa dạng Tính đa dạng đó tuỳ thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó
diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
nói lên mặt biến đổi thường xuyên của sự vật, qui định sự tự vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời, trong sự thống nhất có đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng Theo V.I.Lênin: “sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển của vận động là tuyệt đối” [10, tr.379]
Trang 31Mâu thuẫn của sự vật không đứng yên mà luôn luôn vận động, sự vận động của mâu thuẫn tất yếu dẫn đến sự phát triển của sự vật Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập, khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển V.I.Lênin khẳng định: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” [10, tr.329]
Dựa trên các căn cứ khác nhau, có thể phân chia thành các loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới
Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại
Trước Mác có nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù chất, lượng Trong thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại, nhiều nhà triết học cho rằng vật chất được đồng nhất với sự vật Từ đó, họ cố gắng hiểu vật chất và các hình thức biểu hiện của nó từ phương diện chất của sự vật Trái lại, những người thuộc trường phái Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế giới vật chất là nền
Trang 32tảng của mọi cái đang tồn tại Đối với họ, những phương diện được biểu hiện bằng con số là cơ sở của mọi tồn tại Arixtốt xem chất là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành Ông phân lượng thành hai loại số lượng - loại lượng mang tính rời rạc - và đại lượng - là loại lượng mang tính liên tục Ông cũng là người đầu tiên nêu ra quan niệm về tính nhiều chất của
sự vật Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù
độ, xem độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng Thời trung cổ, quan niệm về chất và lượng được thể hiện trong học thuyết mang tính kinh viện về “những chất bị che dấu” (những đặc tính nội tại, bên trong được che phủ bởi những lực lượng siêu nhiên)
Các nhà triết học duy vật máy móc thời cận đại phân tích thấu đáo những quy định về lượng là bước tiến quan trọng trong sự phát triển của nhận thức con người về lượng Song, việc nghiên cứu vấn đề lượng theo quan điểm
đó đã dẫn tới một thái cực khác: phủ định tính đa dạng về chất của các sự vật
và hiện tượng, xem mọi sự khác nhau giữa các sự vật là do sự khác nhau về lượng Hêghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một khoảng nhất định Đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ” Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen
đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”
Kế thừa những nhân tố hợp lý trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng đạt được những quan điểm đúng đắn về quy luật này
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chất là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải cái khác Chất của các
sự vật là do những thuộc tính vốn có của sự vật kết hợp một cách hữu cơ với nhau tạo thành, bản thân mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính
Trang 33của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật
có vô vàn chất Cho nên, khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó, Ph Ăngghen cho rằng những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại Với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc
lộ ra trong các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật có vị trí khác nhau,
trong đó có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật Ở mỗi một sự vật chỉ có
một chất căn bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật Mặt khác, ta thấy các thuộc tính cũng như chất của các sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên hệ cụ thể Do vậy, việc phân loại thuộc tính cơ bản và không cơ bản, cũng như sự phân biệt giữa chất
và thuộc tính cũng chỉ là tương đối Trong mối quan hệ này thuộc tính này là
cơ bản, quy định chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác thì thuộc tính khác lại cơ bản, quy định chất của sự vật
Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật,
mà nếu xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật lại không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của
nó Từ đó, có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào
sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương
thức liên kết giữa các yếu tố đó
Trang 34Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật làm cho sự
vật này không hoà lẫn với sự vật khác, mà tách biệt cái này với cái khác
Sự đồng nhất và khác biệt của các sự vật không chỉ được xác định bởi những tính quy định về chất mà còn bởi những tính quy định về lượng Lượng
là một phạm trù để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó
Trong thực tế, lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác như chiều dài khối lượng.v.v Song, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ giác ngộ cách mạng của một con người, trình độ phát triển của một xã hội… Lượng không nói lên sự vật đó là cái gì Các thông số lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với vận động biến đổi của sự vật Do đó, lượng nói lên mặt không ổn định của sự vật, mặt liên tục thay đổi trong sự vận động phát triển của sự vật
Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ là tương đối, phụ thuộc vào mối quan hệ xác định Nghĩa là có cái trong mối quan hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại Do vậy, cần tránh quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá gianh giới giữa chất và lượng Xác định chất và lượng phải căn cứ vào từng mối quan hệ cụ thể
Chất và lượng có mối liên hệ biện chứng với nhau Trước hết giữa chúng
có sự thống nhất với nhau
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng Chất và lượng của
sự vật đều mang tính khách quan Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó, nó cũng có vô vàn lượng Tuy nhiên, chất và lượng
Trang 35là hai mặt quy định lẫn nhau không thể tách rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó Thí dụ: sự khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng với nước ở thể rắn (nước đá) được quy định bởi lượng là nhiệt độ; sự khác nhau giữa “nước thường” với “nước nặng” được quy định bởi lượng là tỷ lệ giữa Hidrô và Ôxi trong cấu tạo phân tử Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật
Trong quá trình vận động và phát triển chất và lượng cũng biến đổi Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng
có quan hệ với nhau Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng dẫn đến thay đổi căn bản chất của sự vật Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó
Như vậy, trong một giới hạn nhất định sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là
nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, được gọi là độ Độ là một phạm
trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của
sự vật Trong giới hạn của “độ” lượng và chất tác động biện chứng với nhau
làm cho sự vật vận động
Lượng thay đổi dần dần dẫn đến sự thay đổi về chất
Trong giới hạn của “độ”, lượng là yếu tố động, nó thường xuyên biến đổi, quá trình này diễn ra một cách từ từ theo cách thức tăng dần hoặc giảm dần Nhưng sự thay đổi đó chưa làm thay đổi về chất
Chất là yếu tố tương đối ổn định hơn Khi lượng thay đổi đến giới hạn nào đó thì chất căn bản của sự vật mới thay đổi, sự vật không còn là nó nữa,
Trang 36một sự vật mới ra đời thay thế nó Tại điểm giới hạn mà sự thay đổi về lượng
sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút
Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới Sự thống nhất giữa lượng
và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới Vì vậy, có thể hình dung
sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ
Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là
bước nhảy Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra
Dựa trên những căn cứ khác nhau, có thể chia ra thành các hình thức bước nhảy: Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước
nhảy cục bộ, thay đổi có tính cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hoá
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm
nút Sau khi ra đời, chất mới có sự tác động trở lại sự thay đổi của lượng
Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó Chẳng hạn, chúng ta không thể dùng chai 1lít (thể tích của nó đủ để chứa hết 1 lít nước ở trạng thái lỏng)
để chứa hết 1 lít nước sau khi đã cho lít nước đó hoá hơi Tốc độ vận động của phân tử nước ở trạng thái hơi cao hơn rất nhiều so với tốc độ vận động của phân tử đó trong trạng thái lỏng…
Từ những điều trình bày trên có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại như sau: bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và
lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay
Trang 37đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng
Quy luật phủ định của phủ định
Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề phủ định Chẳng hạn có quan điểm cho rằng, sự vật “vận động vòng tròn” Vận dụng quan điểm này vào đời sống xã hội thì khi xã hội đạt tới một trình độ phát triển nào đó, xã hội sẽ trở lại điểm xuất phát, vòng phát triển mới lại bắt đầu Pitago cho rằng một chu kỳ phát triển như vậy của nhân loại hết 78 vạn năm Còn những nhà triết học theo quan điểm siêu hình hiểu phủ định là làm phá huỷ, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó, nguyên nhân do sự can thiệp lực của lượng bên ngoài Trong ý thức thông thường, khái niệm
“phủ định” thường được thể hiện bằng từ “không”; phủ định có nghĩa nói
“không”, bác bỏ một cái gì đó
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại và phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó Sự thay thế đó là sự phủ định
Mọi quá trình vận động, phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy đều diễn ra thông qua sự phủ định, trong đó có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển tiếp theo Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng là phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm Thứ nhất, nó mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên
Trang 38trong bản thân sự vật, hiện tượng; tạo ra khả năng ra đời thay thế cái cũ, nhờ
đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân nó Vì thế phủ định biện chứng chính là phủ định tự thân; thứ hai, phủ định biện chứng có tính kế thừa
Kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật Phủ định biện chứng không phải là phủ định sạch trơn, mà trái lại trên cơ sở hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời giữ lại những nội dung tích cực V.I.Lênin cho rằng: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải
sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự
do dự, cũng phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng,,,.mà là sự phủ định coi như là vòng khâu liên hệ, vòng khâu của sự phát triển…” [10, tr.245]
Trong sự vận động, phát triển, sự vật, hiện tượng trải qua nhiều lần phủ định gọi là “phủ định của phủ định”
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng
là một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc”
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ đinh của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng
Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất “phủ định của phủ định” Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lẫn phủ
Trang 39định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó, hình thái cuối của mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ
đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định biện chứng
Theo V.I.Lênin: “Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống nhất” với cái bị khẳng định, - không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi”[10, tr.256]
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của
sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà là phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc” V.I.Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn
đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phủ định có thế nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng…” [10, tr.65]
Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc dường như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn Sự tiếp nối của các vòng trong đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng vai trò là “vòng khâu” của quá trình đó
Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là sự kế thừa những nội dung tích cực trong sự vật,
Trang 40hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển Nhận xét về vai trò của quy luật này Ph.Ăngghen đã viết: “…phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy” [16, tr.200]
Mối quan hệ giữa cái cái chung và cái riêng
Xung quanh mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất và mối quan hệ giữa chúng, trong lịch sử triết học trước Mác, có hai quan điểm
đối lập nhau Theo phái duy thực, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc
vào cái riêng và sinh ra cái riêng; còn cái riêng thì hoặc là không tồn tại, hoặc nếu có tồn tại thì cũng là do cái chung sản sinh ra và chỉ là tạm thời; cái riêng được sinh ra và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi mất đi, trong khi
đó, cái chung tồn tại vĩnh viễn, không phải trải qua một biến đổi nào cả Phái
duy danh lại phát triển một quan điểm ngược lại Họ cho rằng chỉ có cái riêng
tồn tại thực sự, còn cái chung chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra, chứ không phản ánh một cái gì trong hiện thực
Còn theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, cái riêng là phạm trù được dùng
để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định; cái chung
là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác; còn cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính…chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác Nhờ cái đơn nhất mà con người có thể phân biệt được cái riêng này với
cái riêng khác