HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA HO CHi MINH HQC VIEN BAO CHÍ VA TUYEN TRUYEN
& & & Hl ae ww
_ TONG QUAN ;
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO
VAN HOC DAN GIAN VIET NAM HIEN DAI
HOC VIEN BEC (18 TUYEN TRUYEN 624- „0/14 a j
Chú nhiệm đề tài: PGS.TS TRẦN THỊ TRÂM
Khoa Kiến thức Giáo dục đại cương
Trang 3MỞ ĐẦU
PHAN MOT VAN HOC DAN GIAN TRONG XA HỘI HIỆN ĐẠI
Chương I Đặc điểm phát triển của văn học dân gian hiện đại 1 Mấy vấn đề cơ bản về văn học dân gian Việt Nam
1.1 Khái niệm Văn học dân gian 1.2 Đặc trưng của văn học dân gian
1.3 Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
1.4 Đặc điểm thẩm mĩ dân gian
2 Đặc điểm phát triển của văn học dân gian hiện đại
2.1 Sự khác biệt về tác giả và công chúng tiếp nhận
2.2 Sự thu hẹp về nội dung phản ánh
2.3 Sự khác biệt về giọng điệu
2.4 Sự thu hẹp về hệ thống thể loại
Chương II Sự hóa thân của văn học dân gian trong các hình thức văn hóa dân tộc
1 Văn học dân gian hóa thân vào văn học viết
1.1 Góp công sinh thành nên nền văn học viết Việt Nam
1.2 Góp công nuôi dưỡng văn học viết trưởng thành 2 Văn học dân gian hóa thân vào các tác phẩm báo chí
2.1 Văn học dân gian thường xuyên được sử dụng trong tác phẩm báo chí
Trang 53 Văn học dân gian hóa thân vào các loại hình văn hóa khác
Kết luận
PHAN HAI MOT SO TAC PHAM VAN HỌC DÂN GIAN VIỆT
Trang 7Trong xã hội đương đại, văn học dân gian không hề bị triệt tiêu mà
ngược lại, cùng với văn học viết và văn học mạng, văn học dân gian đang phát triển mạnh mẽ, phong phú và hết sức tốc độ Tuy vẫn mang những đặc
điểm cơ bản của văn học dân gian cổ truyền, nhưng diện mạo của văn học
dân gian hôm nay có nhiều nét độc đáo, khác biệt Bên cạnh những tác phẩm văn học dân gian hiện đại, còn có rất nhiều chất liệu dân gian cô truyền đang được tái sinh trong các loại hình văn hóa khác như văn học
việt, báo chí, âm nhạc, sân khâu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc
Điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của văn học dân gian càng ngày càng lớn, vị trí và những đóng góp của bộ phận văn học truyền miệng cho công cuộc xây đựng nền văn hóa mới ngày càng được khăng định Song sự không
thuần nhất của đối tượng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải bàn bạc một cách thật sự nghiêm túc
Thực tế đang đòi hỏi ngành folklore học phải sớm chiếm lĩnh và có
được các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa những giá trị tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của văn học truyền miệng đối với đời sống xã hội, trên co sở đó quản ly tốt hơn sân chơi văn hóa bé ích và dân chủ này
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian hiện đại vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hầu như chưa có một công trình bẻ thé nào (cả nghiên cứu và sưu tầm) về
lĩnh vực trên được chính thức công bố Trong khi đó lại có không ít tư liệu
đã được các nhà nghiên cứu tận tâm sưu tầm nhưng chưa đủ điều kiện để
xuất bản Quả thật, nếu không kịp thời bảo lưu thì những tác phẩm văn học
Trang 8lý phù hợp và một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của nên văn học
dân gian nước nhà trong tương lai
Sau nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi hiểu rằng, văn học dân gian - thứ văn chương mộc mạc mang hơi thở của cuộc sống có một ích dụng rất lớn đối với những nhà truyền thông đương đại, bởi đây là thứ ngôn ngữ nói đặc sắc, hàm súc, ngắn gọn, sinh động; là cách diễn đạt tối ưu: thông tuệ, mỉnh triết nhưng đại chúng, dé thuộc dễ nhớ, dễ đi vào lòng người Chúng đã và đang góp phần không nhỏ vào việc nâng cao bút lực và bút hén, nang cao tinh hap dẫn cho từng tác phẩm của mỗi nhà báo, nhà tuyên truyền trong quá trình tác nghiệp
Đây chính là những lý do đã thúc đây chúng tôi quyết định đi vào
nghiên cứu chuyên luận: Văn học dân gian Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn sau 1986 Vẫn biết đây là một việc làm hệ trọng và hết sức khó khăn Nó đòi hỏi công sức, trí tuệ của nhiều nhà nghiên cứu với một kinh phí tương xứng Trong điều kiện vô cùng hạn hẹp của mình, chúng tôi mạnh dạn bắt tay vào tìm hiểu đối tượng với mong muốn chung sức cùng các đồng
nghiệp sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian hiện đại để tiến tới xác định giá trị thực của chúng Dĩ nhiên, điều đó còn phải cần sự kiểm định của
thời gian |
Bởi vì, văn hoc dân gian hiện đại con dang tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Do đặc trưng truyền miệng, nó có thê đi
vào những vùng hiện thực hết sức nhạy cảm, nên xưa nay những đánh giá về đối tượng thường thận trọng và không dễ thống nhất
Năm 1969 tại Hà Nội đã có một hội thảo dành riêng cho van dé này |
Tại đây có hai luồng ý kiến:
- Nhóm thứ nhất mà đại điện là Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi khẳng
Trang 9đại Họ cho rằng, những tác phẩm gọi là văn học dân gian hiện đại phần lớn
là phản động, công an cần thu thập để xử lý kịp thời
Sau 1986, văn học dân gian hiện đại đã được các nhà nghiên cứu quan
tâm nhiều hơn Theo hướng sưu tầm, có những công trình chủ yếu sau đây: - Ngô Quang Nam (sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu), But Tre tho và
giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1994
- Đặng Việt Thủy (kể), Truyện cười hiện đại, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 1994
- Lê Minh Quốc, Wự cười hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí
Minh, 1997,
- Nguyễn Nghĩa Dân (sưu tầm, tuyển chọn và gidi thiéu), Ca dao Việt Nam (1945-1975), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006
- Xuân Tùng (biên soạn), Câu đồ luyện trí thông minh, nhà xuất bản
Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2006
-Viét Hùng (biên soạn) 1901 Truyện cười chọn lọc cười vui dí dỏm,
Nhà xuất bản Văn hóa-Thồng tin, Hà Nội, 2010
Trong những công trình kế trên chỉ có cuốn Cø đao Việt Nam 1945- 1975 của Nguyễn Nghĩa Dân là bề thế hơn cả, còn những tác phẩm khác chỉ đừng lại ở quy mô rất nhỏ, khoảng một vài trăm trang
Theo hướng nghiên cứu, có thê kế đến các công trình sau:
- Chùm bài về văn hóa dân gian đương đại m trên tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1991, gồm các bai sau:
Trang 10+ Một nét đẹp trong bức tranh văn hóa dân gian đương đại: ca dao Bác Hồ của Nguyễn Xuân Lạc
+ KẾ thừa, cải biên, và phát huy thơ ca dân gian trong thơ trào
phúng hiện đại của Lê Khả Sỹ
- Hai bài đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1992, là:
+ Thử tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với thơ mới
của Nguyễn Quốc Túy
+ Việc khai thúc dân ca truyền thống trong hoạt động ca hát mới của Phan Đăng Nhật
- Và các bài:
+ Văn hóa dân gian trong xã hội hiện đại (Đình Gia Khánh), đăng
trên tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1993 |
+ Giải mã hiện tượng thơ Bút Tre (Nguyễn Thái Hòa), Văn hóa
dân gian trong tác phẩm điện ảnh (Trần Chinh), đăng trên tạp chí Văn hóa
dân gian, số 2/1996 | |
+ Phác thảo diện mạo và đặc điểm của văn học dân gian Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Bích Hà), đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học
số 1 năm 2006
+ Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Trần Thị Trâm), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, lần 1 (2008), lần 2 (2010) Ở đây tác
giả đã dành một chương cho văn học dân gian hiện đại
+ Đặc điểm phát triển của Văn học dân gian Việt Nam hiện đại (Trần
Trang 11nghiên cứu một cách sâu rộng, toàn diện về văn học dân gian hiện đại
Tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi bước
đầu tiến hành khảo sát một cách hệ thống diện mạo của văn học dân gian
hiện đại với mục đích góp phần lấp dần những lỗ hồng trong lịch sử văn học dân gian đương đại
Trong chuyên luận Văn học dân gian Việt Nam hiện đại, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian thuộc giai đoạn sau 1986 Bởi vì, văn học dân gian 30 năm kháng chiến (từ
1945 đến 1975), đã được sưu tầm, đánh giá khá đầy đủ trong một số công
trình của các tác giả khác Còn từ 1975 đến 1986, theo quán tính, văn học
dân gian vẫn tiếp tục phát triển theo dòng chảy sử thi, nên sự đổi mới so
với giai đoạn 1945-1975 là chưa đáng kể
Nhưng để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, chúng tôi luôn có ý thức so
sánh văn học dân gian đương đại với văn học dân gian thời chống Pháp, chống Mỹ, văn học dân gian cô truyền và cũng luôn đặt đối tượng khảo sát trong mối quan hệ với môi trường sinh thái của nó
Đồng thời, để nêu bật được vai trò của văn học dân gian hiện đại,
theo hướng văn dụng học, thực hiện phương châm: dạy học gắn với nghề chuyên luận còn quan tâm tới những đóng góp cụ thể của văn học dân gian
đối với sự phát triển của văn học viết, báo chí và một số hình thức văn hóa
như âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh
Khác với những công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi không chỉ sưu tầm những tác phẩm đang tổn tại độc lập trong đời sống dân gian
mà làm nhiệm vụ kép:
- Thư nhất: sưu tầm, tuyến chọn những tác phẩm văn học dân gian
Trang 12Trên cơ sở phân tích, lý giải đặc điểm phát triển của văn học dân gian
Việt Nam hiện đại, chuyên luận đã xác định vị trí, vai trò và những đóng góp
của văn học dân gian trong công cuộc xây dựng nên văn hóa mới hôm nay Để tập hợp tư liệu đủ độ tin cậy cho những kết luận khoa học của
mình, chúng tôi đặc biệt coi trọng phương pháp khảo sát, thống kê và phân
loại tư liệu Chỉ có trên cơ sở khảo sát, thống kê và phân loại chuẩn xác,
công việc phân tích, đánh giá, tong hop mới có hiệu qua Điều này không | hề dễ dàng bởi số lượng các tác phẩm văn học dân gian rất lớn, lại thường ở dạng truyền miệng, hoặc là văn bản ảo trên mạng Dù đã hết sức cô gắng nhưng chuyên luận cũng mới chỉ bao quát được một số lượng tác phẩm
nhất định nên những luận điểm đưa ra mới chỉ là những kết luận bước đầu
và khó tránh khỏi sự phiến diện, chủ quan
Ngoài khảo sát, thống kê, phân loại, dé chi ra nét đặc sắc của văn học dân gian hiện đại, chúng tôi còn thường xuyên sử dụng các phương pháp: phán tích đánh giá, so sánh đối chiếu đồng đại và lịch đại nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra
Qua việc khảo sát sự hóa thân của văn học dân gian trong các loại
hình văn hóa như: văn học viết, báo chí và các hình thức nghệ thuật khác: âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, hội họa chúng tôi cô gắng chỉ ra những tác
Trang 13Mong muốn thì nhiều nhưng điều kiện có hạn, dù đã rất cố ‘gang nhưng chuyên luận cũng mới chỉ làm được một phân rất nhỏ của công việc
Theo mục đích nghiên cứu, chuyên luận gồm 2 phần:
Phần I: Văn học dân gian trong xã hội hiện đại, gồm 2 chương
- Chương I: Dac điểm phát triển của văn học dân gian Việt Nam hiện đại
- Chương II: Sự hóa thân của văn học dân gian trong các hình thức
văn hóa hiện đại
Phần II: Một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam hiện đại chọn lọc, gồm:
- 300 câu thành ngữ, tục ngữ - 280 câu ca dao
Trang 14VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
CHƯƠNG I
ĐẶC DIEM PHÁT TRIEN
CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1 May vẫn đề cơ bản về văn học dân gian Việt Nam
Trong lịch sử văn học mỗi dân tộc, văn học dân gian bao giờ cũng giữ vị trí mở đầu, vị trí nền móng, cội nguồn; là dòng sữa mẹ nuôi dưỡng
quá trình hình thành, phát triển của văn học viết và văn học mạng, 2 bộ phận văn học sinh sau đẻ muộn, đồng thời còn có ảnh hưởng rất lớn tới sự
phát triển của các loại hình văn hoá tỉnh thân khác
1.1 Khái niệm Văn học dân gian
Văn học dân gian đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau: văn chương truyền miệng (truyền khẩu), văn chương bình dân, văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian Năm 1958, trên cơ sở thuật ngữ dân gian văn học của Trung Quốc, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra khái niệm văn học dân gian và từ đó thuật ngữ được giới nghiên cứu chấp nhận Văn học dân gian là gì? Câu hỏi liên quan đến một chuyên môn hẹp là folklore
Folk là công chúng, đám đông, nhân dân
Lore là trí tuệ, trí khôn, hiểu biết, kiến thức, túi khôn
Folklore có thể hiểu là là trí tuệ, trí khôn, hiểu biết, kiến thức, khoa
học của nhân dân |
Về khái niệm folklore có thể hiểu theo hai khuynh hướng:
Trang 15“Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động phát sinh từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ và phát triển mạnh mẽ trong các xã hội có giai cấp cho đến cả thời hiện đạt" }
Chất liệu ngôn từ chính là tiêu chí để phân biệt văn học dân gian với
văn hóa dân gian và văn nghệ dân gian Để dễ nhận biết, chúng ta có thể mơ hình hố phạm vi ba lĩnh vực này thành ba tập hợp Tập lớn nhất biểu thị phạm vi của văn hoá dân gian, tập hợp thứ hai là văn nghệ dân gian; tập thứ ba - vòng tròn nhỏ nhất - biểu thị phạm vi của văn học dân gian Văn hóa dân gian Văn học Ệ 1 dân gian Ê Văn nghệ dân gian
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, dĩ nhiên văn học dân gian cũng là
nghệ thuật ngôn từ Nhưng khác với văn học viết ngôn từ trong tác phẩm
văn học dân gian luôn được kết hợp với các yếu tố khác như động tác, điệu bộ, nhảy múa, âm nhạc, nghỉ lễ, trò chơi, tạo thành một chỉnh thể hữu cơ
không thể tách rời
1.2 Đặc trưng của văn học dân gian
1.2.1 Văn học dân gian mang tính tập thể, truyền miệng và dị bản
Nếu văn học viết mang cá tính sang tao của cá nhân thì văn học dân
gian mang tính záp thể Dù do một người nào đó sáng tác nhưng như những đồng tác giả, những người sử dụng theo quy luật của nghệ thuật và quy luật
Trang 16
của đời sống sẽ tiếp tục bé sung, sua déi, van y, thay loi, lam cho tac phẩm
văn học dân gian mỗi ngày thêm phát triển cả về số lượng và chất lượng Nhờ thế mà chúng càng ngày càng được hoàn thiện và có thêm nhiều đj
bản Tính tập thể chính là một phương thức đặc thù, là một tiêu chí quan trọng dé phân biệt văn học dân gian với văn học thành văn
Nếu văn học viết được cố định thành văn bản, được truyền bá bằng
cách đọc thì văn học dân gian phi văn bản và được truyền bá bằng con đường #ruyễn miệng Điều này cũng không đơn giản chỉ vì trước cách mạng Tháng Tám, hơn 90% nhân dân mù chữ, cũng không phải chỉ vì văn học dân gian ra đời sớm hơn chữ viết, vì truyền miệng chính là một yêu cầu
thẩm mĩ độc lập, là một nét thi pháp độc đáo tạo nên sức sống, sức hap dẫn
của văn học dân gian
_12.2 Văn học dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp
Nói đến nguyên hợp là nói đến sự trộn lẫn một cách tự nhiên của
nhiều yếu tố nghệ thuật ở dạng sơ khai, nguyên khối ban đầu trong quá
trình lịch sử lâu dải
Nếu văn học viết chỉ là nghệ thuật ngôn từ (đơn yếu tố) thì tác phẩm
văn học dân gian là nghệ thuật đa yếu tố Mỗi tác phẩm đều là sự kết hợp một cách tự nhiên nhiều chất liệu, trong đó ngôn từ là yếu tố bắt buộc Có
vẻ rất gần với văn học dân gian, văn học mạng cũng là nghệ thuật đa yếu tố, đa phương tiện song không phải là nghệ thuật nguyên hợp mà là nghệ thuật tổng hợp
1.2.3 Văn học dân gian là một nghệ thuật mang tính thực hành
Trang 17
hành - chức năng ích đng, chức năng sinh hoạt, văn học dân gian đã có
mối quan hệ gắn bó máu thịt đối với cuộc sống, có /ính thực tiễn rất cao 1.2.4 Văn hoc dân gian là một nghệ thuật để biểu diễn
Nếu văn học viết là để đọc thì văn học dân gian là để điên Hiện nay,
văn học dân gian thường tổn tại dưới dạng những văn bản để đọc nhưng xưa kia chúng chỉ được truyền miệng Với dân gian không có khái niệm
đọc mà chỉ có kể, ca, điễn mà thôi Khái niệm kể dùng cho tất cả các truyện
cô dân gian Khái niệm ca đối với các tác phẩm thơ ca dân gian Còn diễn là dành cho các tích trò và những tác phẩm sân khấu dân gian Dường như
văn học dân gian sinh ra là để diễn và biểu diễn chính là phương thức tồn
tại của văn học dân gian
Nhưng biểu diễn ở đây là biểu diễn mộc, nhiều khi khơng cần cả hố trang, phục trang, sân khấu, ánh sáng đèn màu, âm nhạc và thường là biểu
diễn không tự giác, có khi chỉ qua giọng điệu, hình thể, ánh mắt, vẻ mặt
mang đây tính ngẫu hứng Điều này đã làm cho văn học dân gian hết sức hồn
nhiên, tạo nên nét khác biệt so với tính khuôn mẫu của văn học thành văn
1.3 Hệ thông thê loại của văn học dân gian Việt Nam
Các nhà nghiên cứu xác định hệ thống thể loại văn học dân gian theo ba cấp độ chính: loại, thể loại và tiểu loại (còn gọi là biến thể của thể loại) Ranh
giới giữa các thê loại được xác định căn cứ vào 4 tiêu chí là: đề tài, chức năng thực hành - sinh hoạt, phương thức diễn xướng, đặc điểm thi pháp
Theo tác giả Hoàng Tiến Tựu f9, có thể phân văn học dân gian thành
4 nhóm thé loại: tục ngữ, câu đỗ; truyện kế dân gian, vẻ; ca dao, dân ca và
các loại trò diễn dân gian như bảng sau:
Loại hình | Phương thức | Phương thức | Các thê loại văn học dân gian hay biểu diễn chủ |_ phản ánh Việt Nam
Trang 18
nhóm yêu chủ yêu
I Noi Luan li Tục ngữ, câu đồ
H Kê Tự sự Các loại truyện kể dân gian, vè
IH Hát Tri tinh | Các loại ca dao, dân ca
- Các loại trò diễn dân gian (chèo,
IV Diên Kịch ` `
tuông đô, ) 3.1 Tục ngữ
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn
gon, có vần điệu, có hình ảnh, dé nhớ, dé thuộc có chức năng đúc kết kinh
nghiệm và tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, sản xuất, về con người và xã hội Ví dụ: Tham thì thâm Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
1.3.2 Câu đồ
Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là
phản ánh đặc điểm của sự vật hiện tượng bang phương pháp dấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia), được nhân
dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết
và vui chơi giải trí Ví dụ: Khi đi cưa ngọn, khi về con ngựa (Con ngựa) Đỏ choen choét, toéf tòe loe, xanh lè lè, quốp quam quặp (Hoa chuối)
1.3.3 Thân thoại
Theo nghĩa từ Hán Việt, thân thoại là những câu chuyện kê về các vị thần Đây là thể loại ra đời sớm nhât trong lịch sử văn học nhân loại
Thân thoại là tập hợp những truyện kê dân gian về các vị thân, các
nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ánh quan niệm của con người thời cô vê
nguôn gốc thê giới và nguôn gôc đời sông con người
Trang 19những anh hùng có công với bộ tộc, bộ lạc, các nhân vật sáng tạo văn hố - ơng tô của các nghề được thần thánh hóa Ví dụ: Thần Tì ru Troi, Than Sat
1.3.4 Truyén thuyét
Truyền thuyết là những truyện kế dân gian có nội dung lịch sử
“Truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết
của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người ưa thích” ' Ví dụ: Truyện đẻ trăm trứng, Thánh Gióng, Án Dương Vương
1.3.5 Cổ tích
Cổ tích là những truyện kế dân gian chủ yếu phản ánh hiện thực đấu
tranh xã hội của nhân dân (đặc biệt trong xã hội phong kiến) trong mơ ước bằng yếu tố kỳ diệu Ví dụ: 7ì ruyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đối
1.3.6 Truyện cười
Truyện cười nói một cách đơn giản chính là những truyện kể làm cho người ta cười
Tiếng cười thường được hướng vào cái giả dối, lỗi thời, cái lạc hậu mà chúng thường được che đậy bởi một cái vỏ đối lập hoặc những điều trái
tư duy lô gích Ví dụ: Quan huyện thanh liêm, Tam đại gàn, Cháy,
Truyện cười có một hình thức rất sinh động, ngắn gọn Tiếng cười bật ra là kết thúc câu chuyện
1.3.7 Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là những truyện kể dân gian chứa đựng những quan
niệm về triết lý, đạo đức, những bài học đấu tranh giai xã hội hay những
Trang 20
kinh nghiệm ứng xử đã được tông kết trong một cốt truyện hoàn toàn tưởng tượng Ví dụ: Kéo cây lúa lên, Thả môi bắt bóng, Dơi và chuột
Truyện ngụ ngôn gồm hai phần: cốt truyện - phần xác và nghĩa bóng Cốt truyện thường được tưởng tượng, hư cấu
1.3.8 Vè
Vè là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn van, giau tinh thoi su,
phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thé hiện thái độ khen chê của dân gian đối với các sự kiện đó Ví du: Ve thằng nhác,
Vè thời Tự Đức, Vè thất thủ kinh đô
Giống như một thứ báo chí truyền miệng, về mang tính thời sự, tính
chất kê chuyện, tính chất mộc mạc không trau chuốt
Vè được làm theo nhiều thể văn vần khác nhau như: lục bát, song
thất lục bát, thể hát Giặm Nghệ tĩnh, nhưng chủ yếu là thể lục bát Có thể phân chia thành vè thế sự và vè lịch sử
1.3.9 Ca dao, dân ca
Ca dao là những bài hát được lưu hành phô biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu nhằm diễn tả tình cảm và miêu tả đời sống của nhân dân lao động Ví dụ:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Theo nghĩa từ nguyên ca dao là những bài hát dân gian nhưng từ khoảng một thế kỷ nay, danh từ ca dao để chỉ còn nói riêng về thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) không kế phần đệm, phần luyến láy, đưa
hơi Với cách hiểu này, ca dao được hiểu như là thơ dân gian
Người ta thường dựa vào chức năng và hệ thông đề tài mà phân chia
thành: ca dao ru con, ca dao tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao
Trang 211.3.10 Các loại trò diễn dân gian - chèo
Nghệ thuật sân khấu dân gian của Việt Nam có từ lâu đời và gồm nhiều hình thức khác nhau như múa rối, chèo ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ, tuồng đồ ở Trung Bộ và Nam Bộ Dau thé ky XX có thêm cải lương Ngoài ra còn có một số trò điễn khác
Múa rối phổ biến từ thời Lý Có hai loại: rỗi cạn và rối nước Rồi
nước là một hình thức biểu diễn độc đáo của Việt Nam được bạn bè trên thế
giới tra thích
Sân khấu dân gian cô truyền Việt Nam đều là sân khấu ca kịch
Chèo là loại nghệ thuật sân khấu được phát triên mạnh mẽ và tiêu biểu
nhất cho sân khấu dân gian Việt Nam bởi sinh ra ở đồng bằng Bắc bộ- cái nôi văn hóa của người Việt ngàn đời, chèo mang tính dân tộc rất cao và tính đân gian rất đậm Mọi yếu tố làm nên chèo cỗ như: tích truyện (cốt truyện), hát
(làn điệu lời ca), múa, âm nhạc, nhân vật, tư duy nghệ thuật của chèo cỗ đều
rất dân tộc và rất dân gian s
1.4 Đặc điểm thậm mĩ dân gian
Quan niệm thâm mĩ là hạt nhân chủ yếu nhất của tư duy mĩ học,
nó sẽ quy định những nguyên tắc cắt nghĩa về thế giới và con người
trong mỗi nền văn học, mỗi thời đại văn học khác nhau Quan niệm
thấm mĩ ấy sẽ luôn luôn là hệ hình quy chiếu để định giá các tác
phẩm, luôn chi phối các lĩnh vực nghệ thuật và các quá trình sáng tạo
của người nghệ sỹ |
Là loại hình nghệ thuật đặc biệt, văn học dân gian đã ra đời, ton tại
và phát triển dưới ánh sáng của một quan niệm thâm mĩ riêng Nó biểu hiện chủ yếu ở quan niệm về cái đẹp và quan niệm về vai trò, chức năng, nhiệm
Trang 221.4.1 Quan niệm nghệ thuật về cải đẹp trong văn học dán gian e Dân gian luôn hướng tới một cái đẹp hoàn hảo, lý tưởng, tuyệt doi
Quan niém vé cai dep da thể hiện rõ thị hiếu của dân gian Với nhân
dân, cái đẹp luôn thống nhất hữu cơ chặt chẽ không thé tách rời với cái tốt
và cái có ích Thâm mĩ dân gian luôn đòi hỏi mọi sự vật đều phải đạt cả hai
điều kiện: vừa đẹp, vừa tốt và mục đích bao trùm là cái có ích Trong dân gian dường như vắng bóng cái đẹp phù phiếm xa hoa, bởi vì văn học dân gian là nghệ thuật ứng dụng
Quan niệm về cái đẹp tuyệt đối này đã chỉ phối cách miêu tả mọi sự vật, hiện tượng; đặc biệt là cách miêu tả và cắt nghĩa về con người trong
văn học dân gian Ở đây, luôn có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức Người tốt thường có gương mặt đẹp đế đoan trang, còn kẻ ác tâm thì luôn
mang hình dạng dữ tợn, xấu xí ý niệm này bộc lộ rất rõ nét ở chèo cổ, cổ
tích và truyền thuyết Dân gian xưa quan niệm rằng: - Người xinh cái bóng cũng xinh
- Người thanh cái tiếng cũng thanh
Nhưng trong những trường hợp can lựa chọn, thì nội dung bao giờ cũng được coi trọng hơn hình thức rất nhiều:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Cái nết đánh chết cái đẹp
Dân gian luôn phê phán nghiêm khắc những kẻ chỉ biết chạy theo hình thức, chỉ cốt phô trương cải vỏ mỹ miều một cách giả dỗi:
Khác nào qua mượn lơng cơng Bề ngồi thì đẹp trong lòng xấu xa
Trang 23fan ' đổi /ới nhân ri cái tốt at cả hai 2ng dân 1ọc dân moi su i trong ^ thức tì luôn cô, cô ' bao heo vị
quan vốn nỗi tiếng thanh liêm nọ; khi ngài nhẹ trách quan bà sao không bảo ngài tuổi sửu (Ông huyện thanh liêm) Cũng chỉ bằng một chỉ tiết nhỏ, mà
anh chàng giàu xỗi, mới phất đã bị lòi chân tướng là một kẻ văn hoá lùn,
không phát triển kịp với hầu bao nên dị hợm, trưởng giả học làm sang một
cách rom đời trong Mời bác xơi ngọc
Với dân gian, vẻ đẹp hình thức phải được kết hợp với nét đẹp về đạo đức và trên cơ sở là quan điểm tôn trọng lao động Thái độ đối với lao động
là chuẩn mực, là thước đo để lựa chọn, đánh gia con người:
- Mét bén quan réng do dai Mot bên cày cuốc lúa khoai đầy bồ
Hai bên em chọn nơi nào
Hai bên em chọn nơi bồ khoai lang - Anh đi qua ngõ ba lần
Thấy em hôm sớm tảo tắn anh thương
Thị hiếu dân gian luôn luôn kết hợp quan điểm thâm mĩ với quan
điểm đạo đức, nhưng quan điểm đạo đức thường đóng vai trò chủ đạo, chúng
luôn gắn bó với nhau để tạo nên một cái đẹp lý tưởng, hoàn hảo và tuyệt đối e Với dân gian, cải đẹp thường nằm trong cái giản dị
Văn học dân gian trước đây không được định hình trên văn bản mà
chỉ là những câu thơ trong trí nhớ con người Chúng thực sự trẻ mãi không
già, bởi không chỉ gắn bó thiết thân với đời sống sinh hoạt của nhân dân mà
cơ bản nó phải là những sáng tác nghệ thuật đích thực Dĩ nhiên qua sự
sàng lọc nghiệt ngã, tự nhiên và công bằng của thời gian, những bài ca dao, những câu chuyện cổ bất tử ây đâu phải chỉ làm rung động trái tim công chúng, mà một điều quan trọng là những tác phâm đó đã đi đến một chiều
sầu triết lý nhân sinh, biểu hiện tồn bộ sự thơng tuệ và minh triết dân gian
Trang 24trinh bày khéo léo dưới một hình thức hết sức giản dị, đều được diễn đạt nôm na một cách bình dân Đó là một cái đẹp nguyên sơ, hồn nhiên; hồn
nhiên đến ngây thơ và chính sự hồn nhiên này đã làm nên sự hấp dẫn độc
đáo của văn học dân gian Trong khi ấy, văn học cổ có vẻ như vận hành
theo chiều hướng ngược lại: cầu kỳ và bí hiểm Quan niệm về cái đẹp của
quần chúng nhân dân và của chính thống có thể ví như vẻ đẹp mộc mạc của người thôn nữ và vẻ đẹp diễm lệ của người con gái khuê các Dĩ nhiên, mỗi kiểu đẹp mang một dáng vẻ độc đáo riêng
Hai quan niệm về cái đẹp có phần đối lập được trình bày một cách
nghệ thuật, ngắn gọn,tự nhiên như nhiên trong câu chuyện Trời sinh ra thể
Nếu ở thời hiện đại chắc hẳn phải là một cuộc bút chiến nảy lửa trên văn
đàn tốn bao giấy mực Nhưng ở đây, mọi hiện tượng tự nhiên, hàm chứa quan điểm nghệ thuật sâu sắc đều được chàng rễ nông dân giải thích một
cách giản dị, bởi đó là quy luật của tạo hóa: Trời sinh ra thé Trong khi ấy,
anh chàng rễ nhiều chữ nghĩa lại phức tạp hóa những điều rất đỗi giản đơn như việc con thuyền nổi trên mặt nước, chú ngồng bay trên trời, con ễnh
ương ngăn cô lại cât tiếng kêu vang,
Quan niệm: cái đẹp nằm trong cái giản dị làm cho văn chương bình
dân thật gần gũi, đã phản ánh mọi mảng đề tài dân chủ và sinh động như chính cuộc đời Dường như mọi chân lý vĩnh hằng đều được trình bày một
cách hồn nhiên, mộc mạc Đó đâu phải là giản đơn vì giản đơn chỉ là sự nông cạn, sơ lược, còn ngược lại giản dị chính là cách trình bày khúc triết, sáng sủa, rõ ràng, không cầu kỳ nhưng lại phản ánh đầy đủ bản chất sự vật
hiện tượng
Dân gian xưa hoàn tồn khơng thích đại thanh, đại ngôn Tất cả những điều cần khắc cốt ghi xương đều được phô diễn tự nhiên, để hiểu
Từ trách nhiệm công dân như “#g”ĩa nước tình nhà”, “giặc đến nhà đòn bà
Trang 25cây”, “không uống nước cả cặn”; từ đường ăn sự ở biết lo cho mình, biết nghĩ đến người, biết tích cốc phòng cơ đến những vấn đề triết học cao siêu như vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, hay những vấn dé tin ngưỡng thiêng liêng đều cũng được trình bày vô cùng giản dị và sinh động, tươi mát nhuần nhị như cuộc sống Đây là mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức-vấn đề cơ bản của triết học, điều mà mọi triết học,nhất là triết học hiện
đại phải đặc biệt quan tâm giải quyết:
- Có thực mới vực được đạo
- Tê thiên Đại thánh không mạnh bằng cơm
- Tốt lễ dễ kêu
- Ghen vợ ghen chỗng không nông bằng ghen ăn
Ngay cả pháp biện chứng bí ẩn khó hiểu là thể cũng được biểu hiện bằng chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, theo quan điểm thẩm mĩ nhân dân, rất xúc tích mà không kém phân tỉnh tế:
| - Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
- Sông có khúc, người có lúc - Ai nắm tay thâu ngày đến tối
Hầu như mọi vấn đề của triết học đều được nhân dân quan tâm và
phản ánh theo cách riêng rất đỗi dân gian nên không chỉ khúc triết mà còn rất dễ hiểu Chúng ta có thể thấy quan điểm toàn diện trong Thày bói xem vơi; quan niệm về độ (Tức nước vỡ bờ, quá mù ra mưa, già néo đứt day); các quy luật như nhân - quả (Gieo gié gặt bão), các cặp phạm trù như nội dung - hình thức (Cái nết đánh chết cái đẹp), phủ định của phủ định (fre già măng mọc), quan niệm về độ (Già néo đứt dây, Quá mù ra mưa, Tức nước vỡ bờ ) trong kho tàng tục ngữ hết sức phong phú của dân gian
Trang 26Nếu anh là giọt nước xin dugc tan dưới chân nàng Nếu anh là giọt mưa xin được tan trên đôi bàn tay nàng Nếu anh là giọt sương xin được tan trên thân thể nàng
Văn học dân gian đã chứa đựng những nội dung triết lý vô cùng sâu sắc, nhưng tất cả chân lý đều được trình bày mộc mạc, hồn nhiên, ngắn
gọn Bởi di đến tận cùng cái đẹo đó là su gian di
1 4.2 Vai trò, chức năng của văn học nghệ thuật
Tuy chưa đúc rút thành lý luận nhưng nhân dân đã sớm nhận ra sức
mạnh to lớn của cái đẹp, cái đẹp có khả năng cảm hóa, nhân đạo hóa con
người Cùng ý tưởng với Đốt, nhưng dân gian lại biểu hiện bằng một lối
nói đầy hình ảnh, cụ thể và dung dị
Chỉ một đôi dải yếm - vật biểu trưng cho tình yêu cao đẹp, vững bền đã tạo nên bao điều kỳ diệu:
- Trời mưa trời gió kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông - Thuyên anh mắc cạn lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyên
Và trong những truyện cổ tích về các nhân vật xấu xí như: S$ø Đờa,
Nang Céc, Chang Dé, vẻ đẹp tâm hồn của những con người bất thành nhân
dạng ấy đã tỏa sáng, đã làm rạng ngời, làm đổi thay khuôn mặt dị hình của họ,
làm cho họ trở nên đẹp đẽ, lộng lẫy lạ thường Đó là ước mơ đổi đời cho
những con người không may bị bất hạnh, tật nguyễn Nó thể hiện rõ tư tưởng nhân văn cao đẹp của dân gian
Quan niệm đúng đắn về sức mạnh của cái đẹp và của nghệ thuật còn được thê hiện một cách tập trung qua hàng loạt môtip về tiếng đàn, tiếng sao,
Trang 27Ý niệm nghệ thuật sâu xa của quần chúng nhân dân đã được trình bày
một cách hết sức hồn nhiên trong sáng, không cần luận lý dài dòng Sự hồn
nhiên đến ngây thơ ấy chính là điều cốt yếu làm nên sức hấp dẫn và dáng vẻ độc đáo của văn học dân gian
Các nhà nghiên cứu đã thống nhất lấy năm 1945 để làm mốc phân định ranh giới giữa văn học dân gian hiện đại và truyền thống Tắt nhiên,
văn học dân gian hiện đại vẫn kế thừa những đặc trưng chủ yếu của văn học dân gian cô truyền (vẫn được truyền miệng, vẫn là những sáng tác vô
danh mang tính tập thể, vẫn không ngừng sinh thành và biến đổi nhờ quy
luật dân gian hóa) Song trong những điều kiện văn hóa, lịch sử mới, hơn
60 năm qua, đặc biệt sau 1986 “văn học dân gian Việt Nam đã có nhiều
biến động ở cả diện mạo lẫn một số đặc điểm có tính bản chất”! Đó là sự khác biệt về kiểu tác giả và công chúng tiếp nhận, là sự thay đổi về nội dung phản ánh, sự khác biệt về giọng điệu và hệ thống thê loại
2 Đặc điểm phát triển của văn học dân gian hiện đại 2.1 .Sự khác biệt về tác giả và công chúng tiếp nhận
Con người bao giờ cũng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã
hội, vì vậy sự đổi mới của văn học trước hết là do có sự đỗổi mới cơ bản về
phương diện tác giả và người thưởng thức Từ đó sẽ dẫn đến những đổi
thay về nội dung phản ánh, cách lựa chọn giọng điệu và thể loại phù hợp
khi thể hiện |
Sau Cách mạng tháng Tám, trình độ dân trí Việt Nam ngày càng được nâng cao Sự thay đổi cơ bản về mặt bằng dân trí của người sáng tạo và người thưởng thức chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thay đổi
của văn học dân gian hiện đại, bởi xã hội nào thì văn chương đó, công
chung nao thi van hoc do
Trang 28
Nếu trước Cách mạng tháng Tám, quần chúng lao động - lực lượng quyết định sự phát triển của văn học dân gian là lớp người có trình độ dân
trí rất thấp, hầu như mù chữ, thì trong xu thế hội nhập hiện nay, dân trí đã
phát triển vượt bậc Dĩ nhiên, xưa kia để làm nên giá trị của nền văn học
dân gian còn có công lao to lớn của các nhà văn hóa, đặc biệt là đóng góp không thê thiếu được của tầng lớp trí thức bình dân Như một “ban biên
tập”, họ đã làm nhiệm vụ trau chuốt ngôn từ, uốn nắn những làn điệu dân
ca, sip xép lai tinh tiết của mỗi câu chuyện cô, Nhờ họ mà kho tàng văn học dân gian đã không ngừng phát triển về chất lượng và số lượng Có thê
nói: họ là tác giả chủ chốt của các thể loại văn học dân gian có tính triết lý
cao, như truyện cười, truyện ngụ ngôn
Trước Cách mạng tháng Tám, môi trường tồn tại của văn học dân gian chủ yếu ở nông thôn, công chúng tiếp nhận phần lớn là người bình dân Số lượng trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian không nhiều, mà thường chỉ là trí thức bình dân nên vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự
phát triển của văn học dân gian chưa thật rõ nét Trong xã hội hiện đại, mặt
bằng dân trí đã có sự thay đổi đột biến Lúc này hầu như văn học dân gian
không phát triển ở nông thôn mà chủ yếu ở các đô thị, nhất là các trung tâm văn hóa lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Nó không chỉ là bộ
phận văn hóa của nhân dân lao động, có phần đối lập với văn hóa chính
thống mà ngược lại, đã hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa dân tộc
Nhờ hình thức truyền miệng, văn học dân gian đã trở thành một diễn đàn
văn hóa rộng rãi cho phép công chúng tự do phát biểu ý kiến một cách công
khai dân chủ Trên thực tế, bộ phận văn học truyền miệng có khả năng đáp
ứng những yêu cầu tỉnh thần còn thiếu hụt trong các loại hình văn hóa chính thống Điều này cắt nghĩa tại sao hiện nay, văn học dân gian vẫn có chỗ đứng, vẫn không ngừng tỏa ra một từ trường lớn thu hút sự quan tâm
của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức - những người
Trang 29lượng tham gia mà đã trở thành lực lượng chủ yếu quyết định sự phát triển
của văn học dân gian hiện đại Mà những cái tên như: Bút Tre, Thanh Tịnh,
Nguyễn Bảo Sinh, Lê Khả Sỹ mới chỉ là bề nỗi của tảng băng trôi
Nhu vay, su thay đổi về trình độ của công chúng, sự tăng cường về cơ cấu trí thức trong lực lượng sáng tác là nguyên nhân chủ yếu đã tạo nên
cho văn học dân gian hiện đại một diện mạo khác biệt so với truyền thông Từ sau 1986, với tỉnh thần dân chủ, cởi mở, với sự tham gia tích cực của lực lượng trí thức và sự hỗ trợ hết sức đắc lực của công nghệ hiện đại,
nhất là mạng internet, văn học dân gian đã phát triển với một tốc độ lớn, có su thay doi nhanh chóng về số lượng và chất lượng, có sự gia tang chat hài, tăng cường tính thời sự, tăng cường chất triết luận và chất trí tué, “gia tang chat chinh tri va mang đậm dấu ấn của tầng lớp trí thức” Ì,
Văn học dân gian đương đại nhanh nhạy, luôn áp sát thực tế Chang
hạn: vừa có chủ trương đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, lập tức có ngay câu thành ngữ mới rất ngộ nghĩnh với những hình ảnh thật sống động: “Đầu nồi hông, mông di động” Chỉ cần trên báo chí nóng lên chủ đề thần
tượng, là đã xuất hiện câu tục ngữ mới của đám fan tuổi teen hâm mộ k-
pop dén mu quáng, mê muội đên phát cuông, đên thảm hoa: Gia đình là phù đụ
Ju ju la tat cd
Néu nhu tac gia va công chúng của văn học dân gian cổ truyền chủ yếu là những người nông dân tiểu nông, trong kháng chiến là những anh bộ đội, những chị dân công vừa học qua lớp ¡ tờ thì nay tác giả và công chúng của văn học dân gian đương đại lại phần lớn là trí thức - những người có
học van cao, trong đó có không ít kỹ sư, bác sĩ, nhà báo, nhà giáo, tiền Sĩ, giáo sư Và một đội ngũ đông đảo học sinh, sinh viên - những cư dân
Trang 30
mạng hùng hậu có tuổi đời rất trẻ Vì vậy, hiện thực được phản ánh không đơn giản là cảnh “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, cũng không có phần
mộc mạc, dễ dãi như văn học dân gian sau cách mạng tháng Tám: - Cac bup la cdc bụp xỏa Ba thằng giặc Pháp bắt gà bắt heo Cac bup la cắc bụp xèo Ba thằng giặc Pháp bắt heo bắt gà - Thằng nghiêng nằm giữa thằng co Ba thằng quặp chặt gió lùa vào đầu - Dù ai di đâu về đâu
Đến đây mà đái vào dau Giôn xơn
Cũng không chỉ thiên về cảm hứng ngợi ca như thời kỳ miền Đắc đi lên chủ nghĩa xã hội trước 1975:
- Mô hồi mà đồ xuống động
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đổi nương - Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Một năm đánh giặc chưa tan
Mười năm đánh giặc giặc tàn mới thôi
Ngược lại, văn học dân gian hôm nay là sản phẩm tinh thần nhằm
phản ánh những nỗi niềm, tâm sự của con người giữa cuộc đời với bao biến
động phức tạp Văn học dân gian càng ngày càng trở nên đa thanh mà chủ
âm là tiếng nói đầy chất trí tuệ và đầy tỉnh thần phản biện của kẻ sĩ trước
những bất công, ngang trái trong xã hội:
- Nhà giáo nhân dân không bằng bắp chân hoa hậu
- Cuộc đời là bắt phương trình
Trang 31- Bao năm đu học nước ngoài Bằng xanh bằng đỏ nhân tài quốc gia
Nuôi mình dễ hơn nuôi gà
Đầu vào rau muong, dau ra công trình
Có một điều khác lạ, trước đây cái nhìn thân phận thường thấy ở
nhóm bài ca mở đầu bằng cụm từ ai oán “thân em” và luôn là tiếng nói của
phái yếu thì nay hầu như diễn đàn tự do này lại nơi để cánh mày râu nhỏ to
tâm sự về việc đôi ngôi thay bậc:
“Khi cân người trẻ thì ta đã già, khi cần đàn bà thì ta là đàn ông, khi
cần công nông thì ta là trí thức, khi cần đức thì ta có tài ” - Không ghen không phải đàn bà Người không sợ vợ không là đàn ông
- Ngày xưa cột trụ gia đình Ngày nay “cụ chột” vấn mình chứ ai
- Số anh nó chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, tỉ vi đời đầu
Sự tăng cường chất trí tuệ, chất triết luận, chất chính trị cũng luôn đi
đôi với sự tăng cường chất hài Điều này vừa là đặc điểm, vừa là một đóng góp quan trọng của văn học dân gian hiện đại Bởi vì, suốt hàng ngàn năm
qua, đặc điểm lịch sử dân tộc đã hình thành cho nền văn học viết nước nhà
một diện mạo vốn rất trang nghiêm, trong khi con người hiện tại với những áp lực cuộc sống lớn nên rất cần những tiếng cười Cuộc sống số sôi động đã
mang lại cho con người bao nhiêu tiện ích, cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều
đổi thay tích cực song cũng làm mắt đi những cảm xúc tỉnh tế và những phút giây thanh tĩnh của tâm hồn Tiếng cười dân gian chắc chắn sẽ là những liều
thuốc bổ qúy báu góp phần giảm thiểu căn bệnh stress, tạo sự cân bằng cần
Trang 32thoái đạo đức, lên án cái xấu, cái ác, phê phán cái bảo thủ, lạc hậu, bất công
trong xã hội Nếu với mục đích giải trí, văn học dân gian sẽ tạo ra kiểu tiếng
cười hết sức sảng khối, đầy tính chất khơi hài:
- Tiễn em ra bến ô tô
Khi về anh khóc tô tô cả đêm
- Trồng trường đã điểm ban mai Ba héi chín tiếng vừa dài vừa to
Có cô giáo dạy học trỏ Tay cam vién phan vừa to vừa dai
Dạy xong cô lại cham bài
Với một cây bút đã đài lại to
Mà tiêu biểu là loại tho But Tre, tht thơ dân gian hết sức độc đáo ở thời hiện đại, do ông cố Trưởng ty Văn hoá tỉnh Vĩnh Phú khởi xướng và
nay đã thực sự trở thành một trường phái có màu sắc thi pháp riêng: - Anh đi công tác Buôn Mê
Thuột xong một cải lại vé voi em
- Hoan hô đất nước mùa thu Chính quyên ta cướp kẻ thù phát kinh
Hoan hô bà Nguyễn Thị Bình Đàn bà ngôi với ông Chỉnh ông Đồng
- Hoan hô giáo sư Lê Minh
Châu giảng chương trình quan hệ quốc tê
Nhiều khi cái cười trở nên hóm hỉnh, tinh quái, ỡm ờ Chỉ cần một từ tượng hình, tượng thanh được dùng đắc địa đã mơ hồ, như hồn nhiên vô tư
_ BỢI về một yếu tố thanh thanh tục tục nào đó trong kho tàng văn hoá dân gian truyền thong:
Trang 33Bên sông có một cái làng thò ra
- Uớc gì em hóa ra lò
Để anh thành củi anh thò vào trong
- Bồn cô di tăm hồ sen
Nước trong leo léo, lung den xi xi
Quá trình hội nhập mạnh mẽ của văn hóa bác học vào văn hóa dân
gian, sự tham gia tích cực của tầng lớp trí thức trong thời đại kinh tế tri
thức, cùng những hỗ trợ hiệu quả từ nhiều ngành khoa học kỹ thuật tiên tiến khác đã làm cho văn học dân gian hiện đại dù mang hình thức dân
gian nhưng lại hàm chứa một tư duy nghệ thuật bác học Rõ ràng, khi
chất hài kết hợp với chất thời sự, chất chính trị sẽ tạo nên những tác phẩm
văn học dân gian hiện đại không chỉ có ý nghĩa xã hội to lớn mà còn có giá trị trào phúng rất cao Nhưng nếu chất bác học lấn át chất dân gian thì có thể sẽ chỉ tạo ra những tác phẩm mang chất trí tuệ cao song lại đầy chữ nghiã một cách dài dòng mà chưa phải là một tác phẩm văn học dân gian mẫu mực Chùm truyện cười: Vì sao có bệnh bò điên?, Khi người mẫu ra tòa, Nhân vật nào nỗi bật?, Vợ là gì? mà chúng tôi tuyển chọn là những truyện thuộc dạng này
Tiếng cười thường xuyên xuất hiện trong tục ngữ, ca đao nhưng chủ
yếu kết tỉnh ở truyện cười Thật là thiên biến vạn hóa, mỗi truyện một kiểu
cười, mỗi truyện một tình huống với đầy tinh thần phản biện, giải thiêng Thị bơi (cười hiện tượng giả anh hùng), Kính thưa đồng chí bí thư chỉ bộ, Xin chừa một nửa, Nó là rau cỏ em là sâm nhung (cười lỗi sống buông
thả, vợ nọ con kia của cánh mày râu), Tôi muốn cong hién dén tron doi
Trang 34hình thức), Xhém bệnh (phê phản sự xuống cấp của y đức), Vượt đèn đỏ (người xứ Nghệ tự cười sự máy móc, cứng nhắc của mình), Ở đâu có phố Cam đai, Cả làng nói tục, Lọ sát trùng vạn năng (cười lối sống thiếu văn minh), Tố (cười thói lạnh lùng, vô cảm), Bắn bia (cười thói nịnh bợi,
So với những truyện cười trước cách mạng như: Chàng ngốc, Tiên sư bố mày, Ba anh mê ngủ truyện cười hiện đại đã có bước tiến rất xa về
tầm vóc trí tuệ, không chỉ dừng lại ở mức cười vặt mà ngược lại đã mạnh
dạn phản ánh những vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn, liên quan tới số phận của
nhiều người
Tóm lại, trong điều kiện thông tin hết sức thuận lợi, với sự phát triển
cao về dân trí ở cả hai phía: người thưởng thức và người sáng tác, sự tham gia tích cực của tầng lớp trí thức đã làm cho văn học dân gian hiện nay, so với văn học dân gian truyền thống có sự bùng nỗ mạnh mẽ chưa từng thấy: nhanh về tốc độ (tốc độ ra đời và truyền bá), lớn về số lượng, nâng cao về chất lượng và còn có sự thay đổi rõ nét về phương diện nội dung phản ánh
2.2 Sự thu hẹp về nội dung phản ánh
Trước đây, văn học dân gian luôn là “cuốn bách khoa toàn thư” của mỗi dân tộc Suốt nhiều thế kỷ, văn học dân gian không chỉ là thơ ca, mà
còn là lịch sử, là triết học, là tôn giáo, đạo đức, pháp quyên của mỗi dân tộc Thậm chí, ở thời tiền sử, văn học đân gian còn là diễn đàn duy nhất của toàn thể cộng đồng Khi văn hóa bác học xuất hiện, văn học dân gian vẫn
chiếm ưu thế, vẫn là nơi ký thác niềm tâm sự, là nơi lưu giữ tất cả những gì
là quốc bảo, quốc túy, quốc hồn, là tư liệu lịch sử vô giá, là bức tranh toàn cảnh phản ánh đầy đủ, chân xác, sinh động và nghệ thuật toàn bộ lịch sử xã
hội Đúng như nhận định của Hồi Thanh: “Khơng một sản phẩm nhân tạo
Trang 35Nam mà không tìm thấy hình ảnh trong kho tàng vĩ đại mà vô gia ay” | Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975, để phục vụ kháng
chiến, giống như văn học viết và các loại hình văn hoá chính thống khác, vì
mục đích công lợi, văn học dân gian dường như chỉ tập trung phản ánh hai đề tài đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Bằng
một giọng điệu hết sức nghiêm túc, văn học dân gian hào hứng ngợi ca
cuộc sống mới tươi đẹp, nhân dân ta anh hùng, ca ngợi hai cuộc kháng chiến thần thánh “tiếng hát át tiếng bom”, xây dựng khá thành công hình
ảnh những con người mới: anh bộ đội cụ Hồ, chị du kích, bà mẹ nghèo yêu
nước, những người phụ nữ đảm đang chung thuý và luôn anh dũng trên trận tuyến chống quân thù, những con người dám nghĩ dám làm, dám dời non lắp biển: - Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bên Đào rủi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên
- Anh đi gìn giữ nước non Tóc xanh em đợi lòng son em chờ
- Chị Chiên anh dũng lại tài
Tay không bắt giặc quan hai Pháp hàng
Trang 36- Anh về công tác xã nhà Hỏi ông chủ tịch bây giờ là ai?
Hỏi em em chỉ mỉm cười
Việc công đang bận, em ơi chớ đùa
Ủng hông đôi má em thưa, Ông chủ tịch xã bây giờ là em
Đặc biệt, văn học dân gian đã khắc hoạ rất thành công hình tượng Bác
Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Suốt nửa thế kỷ qua dân gian đã
dành những bài ca hay nhất để ngợi ca công đức trời biển của Người:
- Bác Hồ là vị cha chung
Là sao bắc đầu là vừng thải dương - Tháp Mười đẹp nhất hoa sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Song song với việc ngợi ca vẻ đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng
định vai trò, sức mạnh của quan chung nhan dan trong lich str, van hoc dan
gian còn tập trung phản ánh công lao to lớn của Dang va mỗi quan hệ gan bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng quang vinh:
- Đảng ta như ánh mặt trời
Dắt ta ra khỏi cuộc đời lầm than
- Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong - Hôm nay mùng 3 tháng 3 Là ngày kỷ niệm Đảng tara doi
Con ơi mẹ dặn máy lời |
Công ơn của Dang con thời chớ quên |
Ở giai đoạn có tính chất bản lề từ 1975 đến 1986, văn học dân gian
Trang 37gạo 80, người xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” nhưng cơ bản vẫn chưa khác gi nhiêu với giai đoạn trước đó Dù cuộc sông hết sức khó khăn, văn học dân gian vân mang tính thân tự trào, luôn tự tin vào tương lai phía trước, vân tiếp tục cảm hứng ngợi ca và đầy ap tinh than lạc quan cách mạng
Nhưng dường như càng ngày văn học dân gian càng có xu hướng thu hẹp nội dung phản ánh Nó có vẻ chỉ quan tâm đến những điều bức xúc còn thiếu hụt trong văn học viết và các phương tiện truyền thông chính thống Bởi vì với sự bùng nỗ về thông tin, những nội dung người tốt việc tốt đã có các phương tiện truyền thông chính thống đảm đương và đảm đương một
cách hết sức hiệu quả Phát huy thế mạnh của mình, văn học dân gian đã tự giác nhận lấy một nhiệm vụ rất khó là đấu tranh chống tiêu cực, chống suy
thoái đạo đức xã hội Đây chính là đóng góp quan trọng của văn học dân gian thời kỳ đổi mới Sau 1986, bộ phận văn chương này hầu như chỉ hướng tới những vấn đề nhạy cảm, mạnh dạn phanh phui những điều khuất tat trong đời sống xã hội Dĩ nhiên, đâu phải văn học dân gian từ chối những nội dung quan trọng khác nhưng hầu như phần lớn vẫn đề của thời @ đã được văn học dân gian hôm nay tiếp cận dưới một góc nhìn độc đáo,
qua những bức tranh biếm họa, đây tính khôi hài: “»gang lưng thì thắt
phương châm, đầu đội chính sách, tay cầm chủ trương”, “nhà mặt phố, bố làm to”, “con nhà gia giáo đọc báo Nhân Dân” (tục ngữ), Tin nhắn, Tình ngay ly gian, Day là con nào” (Truyện cười)
Vẫn biết để tạo ra tiếng cười thì dễ dẫn đến cực đoan Tranh biém
Trang 38bất cập bởi văn hóa là cái phanh giúp người ta dừng lại đúng chỗ và biết lựa chọn những gi nên làm
Tuy không thiếu những tác phẩm mang khuynh hướng ngợi ca, nhưng người ta dễ có cảm giác văn học dân giản hiện đại có vẻ như thiên về cảm hứng phê phán Còn các tấm gương người tốt việc tốt càng ngày càng vắng bóng trong văn học truyền miệng Cùng với báo chí, trên quan
điểm nhân đân, phát huy mạnh mẽ sở trường, văn học dân gian đã tích cực
tham gia chống tham nhũng một cách hữu hiệu: - Tôn Đản là chốn vua quan Vân Hồ là chỗn trung gian nịnh thân
Mậu địch là của thương nhân Via hé la của nhân dân anh hùng
- Thanh tra, thanh mẹ thanh gì
Hễ thấy phong bì là ci thank you
So với văn học viết và các loại hình văn hóa chính thống khác, giống
như văn học mạng, nhờ gắn bó trực tiếp với cuộc sống nên văn học dân gian có điều kiện, có khả năng chống tiêu cực mạnh mẽ hơn, diện phủ sóng lớn hơn; vấn đề mà nó bàn đến cũng cụ thé va sinh động hơn Từ những
vấn đề chủ yếu là sử thi liên quan tới vận mệnh của cộng đồng, văn học dân gian hôm nay chuyển sang những vấn đề thế sự và đời tư, liên quan đến thân phận con người Với tỉnh thần xây dựng và ý thức công dân, “văn học
dân gian đã bộc lộ thái độ tỉnh táo chính trị, góp phần tham gia điều tiết xã hội bằng dư luận” ! thắng thắn đề cập đến nhiều vấn đề bất cập của cuộc sống đương đại, đã nhiệt tình đóng góp với Đảng những ý kiến bổ ích, bằng
một thái độ chân thành, nghiêm túc nhưng nhiều khi cũng khá cực đoan:
- Hai trăm hai tam
Trang 39
Chẳng dám đánh ai, Chỉ thị bảy hai Đánh từ vai đánh xuống Văn học dân gian luôn đũng cảm, thắng thắn phê phán cách làm ăn tắc trách, vạch trần những hành vi tham nhũng trá hình về tiền bạc và chức
quyền (T6i muốn công hiến trọn đời), cách làm việc tùy tiện, thiếu khoa
học, kiểu làm ăn trì trệ và bệnh thành tích hình thức /àm thi Ido, bdo cdo thì
hay dang trở nên ngày một phổ biến ở không ít cán bộ và các cơ quan công quyền nhà nước:
- Tre gia mang moc dung rồi
Mọc đâu thì mọc đừng chối ghế ông - Bồn mua xuân hạ thu đông
Nếu không sửa chữa thì ông ăn gì
- Hoan hô đông chí Hà Đăng
Ẩn cho tàu chạy băng băng như rùa Toàn ngành hăng hải thì dua
Tĩnh ra năng xuát vân thua xe bò
Văn học dân gian luôn quan tâm đến những tác động từ mặt trái của nên kinh tế thị trường Đồng tiền len lỏi vào những quan hệ xưa nay được coi là thiêng liêng, đã làm đảo lộn các bậc thang giá trị, làm băng hoại nhiều phẩm chất đạo đức truyền thống, phá vỡ nhiều gia đình và gây nên
biết bao van nan:
- Déng tién la Tiên là Phật,
là sức bật của tuổi trẻ,
Trang 40la can cân của công Ùý - Đàn ông ai chẳng ăn quà
Ăn quà nhưng vẫn về nhà ăn cơm Ăn cơm như thể nhai rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà
Hầu như tất cả những cái xấu, những hành vi tiêu cực đều đã được
văn học dân gian đề cập, cảnh tỉnh, phê phán một cách trực diện thông qua tiếng cười đầy trí tuệ nên việc phê bình dù không đao to búa lớn nhưng vẫn đạt hiệu qua cao O mang đề tài chống tiêu cực, văn học dân gian đã có những đóng góp độc đáo và hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào
cuộc đấu tranh chống cái xấu, cái ác, cái giả dối, bất công trong xã hội,
khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời cũng góp phần vào nhiệm vụ chống xâm lăng văn hóa trong thời kỳ hội nhập Song vấn để
rất cần phải có một cái nhìn bình tĩnh, tỉnh táo, tránh thái độ cực đoan
Nếu chỉ thấy sự phức tạp và tính chất tiêu cực mà bỏ qua những đóng góp tích cực, phủ nhận vị trí quan trọng không thể thiếu của văn học dân gian
hiện đại thì chắc chăn sẽ là thiệt thòi không nhỏ phải đối với nền văn học
nước nhà Vẫn biết, có những tác phẩm đang lưu truyền trong dân gian còn
thiếu tỉnh thần xây dựng, (thậm chí có thể phản động), nhưng lại có rất nhiều tác phẩm có giá trị Vì vậy các nhà folklore không thể thờ ơ nhưng
cũng không quá nôn nóng, mà cần phải tích cực thu thập chúng, chờ sự thấm định của thời gian mà thời gian vốn nghiệt ngã và công bằng
Cũng giống như báo mạng, văn học dân gian là một diễn đàn văn hóa hết sức dân chủ, cởi mở và lợi hại nhưng không dễ quản lý Để tạo ra được những dư luận xã hôi tốt, cần phải có những định hướng, có kế hoạch giám sát, có uốn nắn kịp thời, phải biết khai thác đúng mức để phát huy được hết khả năng, sở trường quý báu của nó Nhưng đồng thời cũng phải ngăn chặn