NIGUYEN BICH HA
GIAO TRINH
VAN HOC DAN GIAN VIET NAM (Dùng cho sinh viên Việt Nam học)
(In lần thứ ba)
Trang 3MUC LUC
Lời nói đầu - - SE HH HH nen Hư 5
Phần I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 6 Phần II: CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 21
" n — 21
Mi, 7 48
Truyện cổ tích .- -c cct xét HH key see TD "Truyện CƯỜI tt tt HH E1 x1 trêu 112 Truyện ngụ ngơn ¬—
HH ố 146
"n0 =- rƑnrỮ 170
0.08 0 (+1 188
Bân khấu dân gian c- nh nh kh 203 Ca đao, dân Ga cà ¬ 227
8n 0 na 265
Truyện ÈhƠ - chu 288
Trang 4NHUNG CHU VIET TAT TRONG GIAO TRINH
VHDG: Văn học dân gian
DHSPHN: Dai học Sư phạm Hà Nội VNH: Khoa Việt Nam học VH: văn học - TK: thế kỉ TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh ĐNA: Đông Nam Á KHXH: Khoa học xã hội
UBKHXHVN: Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam ĐH&THCN: Đại học và Trung học chuyên nghiệp _ĐHTH: Đại học Tổng hợp
Trang 5LOI NOI DAU
Giáo trình Văn học dân gian (VHDG) Việt Nam dùng cho sinh viên và học viên Việt Nam học (VNH) không chỉ hướng người học tìm hiểu VHDG như một bộ phận của văn
chương mà còn coi VHDG như đối tượng xã hội văn hoá,
giúp các bạn từng bước tìm hiểu đất nước, con người, tâm
hồn, phẩm chất Việt Nam qua các thể loại VHDG, các phương thức nghệ thuật thể hiện những nét tâm hồn phẩm chất đó Đồng thời qua VHDG truyền thống, các bạn có thể
rút ra những đặc điểm có tính quy luật về tính cách Việt Nam đã và đang tác động cả tích cực lẫn tiêu cực tới mọi hoạt động của người Việt Nam trong thời hiện đại
Giáo trình được trình bày theo cấu trúc: Phần | Giới thiệu khái quát những vấn đề của VHDG Phần II: Giới thiệu một số thể loại tiêu biểu và đặc sắc của VHDG, bao gồm: Thần
thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn, Sử thi, Truyện thơ, Vè, Câu đố, Tục ngữ, Ca dao, Múa rối nước, Chèo
Quá trình biên soạn sách chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót Tác giả mong nhận được những đóng góp của độc
giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn
Trang 6-Phan I
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1, ĐỊNH NGHĨA VĂN HỌC DẦN GIAN
Văn học dân tộc gồm hai bộ phận: văn học dân gian (VHDG) và văn học thành văn (VHỊ) Trong đó, VHDG là
bộ phận ra đời sớm hơn, giữ vai trò mở đường cho văn học
hình thành và phát triển
VHDG ra đời từ sớm, khi chữ viết chưa hình thành Ở Việt Nam, suốt một thời gian dài, văn học dân tộc chỉ cố
một bộ phận duy nhất là VHDG, sau đó mới có chữ viết và
văn học viết Nhưng do đặc điểm lịch sử khá đặc biệt của
Việt Nam, chữ viết ra đời muộn, sớm bị xâm lược và bị âm
mưu đồng hoá nên một thời gian dài người Việt Nam sử
dụng văn tự Hán để sáng tác Vì vậy, ngay cả khi đã có chữ viết và văn học viết thì trước thế kỉ XX, đa số dân
chúng Việt Nam vẫn chỉ sử dụng một bộ phận văn học dân
tộc là VHDG mà thôi
Giữa VHDG và VH viết có một số điểm tương đồng
Chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái độ, tình cảm của tác giả qua những
hình tượng nghệ thuật đó Hơn nữa, chúng cùng tác động
đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn
Tuy nhiên, giữa VHDG và VH viết có nhiều nét khác biệt, thậm chí những khác biệt đó mang tính bản chất Trước hết, VHDG sử dụng ngôn ngữ nói, còn VH viết là ngôn ngữ viết Ngôn ngữ nói gần với lời nói thông dụng,
Trang 7VHDG thường tác động trực tiếp đến thực tiễn, còn VH:
viết lại tác động một cách gián tiếp, qua nhận thức và thái độ của người đọc Trong hoạt động thực tiễn, VHDG tham gia như một bộ phận không tách rời Đó là những câu hát không thể thiếu trong các trò chơi dân gian, những câu hò
gắn với hoạt động lao động như để tổ chức nhịp điệu lao
động tập thể cho nhịp nhàng, hứng khởi và tăng tính hiệu
quả, những câu hát ru được hát-khi cần cho bé ngủ Văn
học viết chỉ ra mắt công chúng sau khi tác giả đã hoàn thành sáng tác của mình, còn VHDG luôn được công chúng tham gia sáng tạo, sửa chữa, thêm bớt, biến nó thành vô danh trong quá trình sáng tác và thưởng thức của tập thể Chính sự tham gia một cách tự nhiên và sâu sắc của tập thể vào sáng tác dân gian nên mỗi tác phẩm VHDG dường như, đều có một vài dị bản Tính dị bản là tất yếu ở VHDG
_ Khác với văn học viết, VHDG không chỉ là một bộ phận của văn học dân tộc mà còn là một bộ phận trong lính vực rộng hơn là văn hoá dân gian Đó chính là lí do khiến VHDG được nhìn nhận với nhiều tư cách, một mặt như văn học dân tộc, mặt khác như văn hoá dân gian
Văn hóa dân gian, thuật ngữ quốc tế là “folklore” Đây
là một từ ghép, “folk” là nhân dân, “lore” là trí khôn, trí
tuệ “Folklore” có nghĩa là trí khôn của nhân dân hay còn gọi là văn hoá dân gian Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có một số quan niệm khác nhau về mức độ rộng hẹp-của khái niệm ` “folklore” `
Trang 8gian, ẩm thực dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo dân gian, cả bùa chú, phong thuỷ, trấn yếm, Khái niệm này tương
đương với văn hoá dân gian
Quan niệm hẹp hơn coi folklore là những sáng tạo văn
hóa — nghệ thuật tỉnh thần của nhân dân, gồm VHDG, lễ
hội dân gian (hội hè đình đám), hội hoạ dân gian, âm nhạc dân gian Khái niệm này tương đương với văn nghệ dân gian (VNDG)
Quan niệm hẹp nhất đồng nhất folklore với VHDG, coi nó chỉ là những sáng tác nghệ thuật ngơn từ, văn hố ngơn từ mà thôi ;
Chúng tôi thiên về quan niệm coi folklore là khái niệm
tương đương với thuật ngữ văn hoá dân gian, bao gồm những sáng tác tỉnh thần và một số loại của sáng tạo vật chất mang tính nghệ thuật, của tập thể nhân dân, những _ người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và sáng tạo văn hóa nghệ thuật như một hoạt động không chuyên Trong văn hoá dân gian, VHDG là bộ phận văn
hố ngơn từ |
_ Như vậy: VHDG uừa là một bộ phận của van hoc dân tộc, uừửa là bộ phận nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của van hod dén gian, phan ánh sinh hoạt xã hội, công uiệc
làm ăn, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vong,
hình nghiệm mọi mặt của nhân dân lao động các thế hệ II ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
_ 1, VHDG là sáng tạo của tập thể
Trang 9Nhiều tác phẩm VHDG là sáng tạo của tập thé theo
nghĩa đen của khái niệm này Người ta sáng tác khi cùng chèo đò, kéo gỗ, giã gạo, đi hội, hoặc lao động trên một
cánh đồng Có thể một người hát lên một câu, những người khác thêm vào những câu khác để cuối cùng thành
một bài ca hoàn chỉnh Nếu sáng tác đó hay, nó được mỗi
người trong tập thể nhớ và truyền lại cho những người
khác khi sinh hoạt tập thể Không ai còn nhớ nó bắt đầu như thế nào và không ai là tác giả chính thức của những
sáng tác đó
Nói đến tính tập thể không có nghĩa là phủ nhận
vai trò cá nhân Không phải tất cả các tác phẩm VHDG
đều do tập thể sáng tạo Có nhiều sáng tác lúc đầu vốn là
của một cá nhân, bắt nguồn từ cảm xúc rất riêng tư Nhưng sau khi nó xuất hiện, tập thể thấy hấp dẫn, phù hợp với tâm lí và tình cảm chung liền tiếp nhận nó, lưu
giữ và truyền tụng từ người này qua người khác Trong
quá trình lưu truyền đó, tác phẩm được sửa sang, chỉnh lí, nhào nặn lại tuỳ theo nhu cầu của tập thể Tác giả ban đầu của sự sáng tạo cũng không có ý thức giữ bản quyền của mình Do đó nó được tập thể hoá, trở thành sản phẩm của tập thể
Quá trình hình thành một tác phẩm VHDG khá dài, diễn ra theo hai chiều không gian và thời gian Không gian lưu truyền VHDG rất rộng, từ địa phương này đến địa phương khác, từ đất nước này đến đất nước khác; thời gian
lưu truyền cũng rất đài, từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác, thời đại này sang thời đại khác Vì vậy,
đời sống của một tác phẩm VHDG có thể là vô hạn về cả
- không gian và thời gian Quá trình đó cũng là quá trình tác
Trang 10sáng tác đó vừa có tính dị bản vừa mang tính địa phương,
tính thời đại Một câu ca dao quen thuộc của Hà Nội: “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” và câu ca đao của Huế: “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” chắc chắn có cùng một gốc và đã mang khá rõ đặc trưng này
Quá trình sáng tác một tác phẩm VHDG cũng chính là
quá trình biểu diễn, chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện tác phẩnh của tập thể, trong suốt không gian và thời gian
Về lực lượng sáng tác VHDG, không phải tất cả giới nghiên cứu đều dé dàng thừa nhận đó là sáng tác của
nhân dân lao động Đầu thế kỉ XX, ở Pháp, J.Bêdiê đã đưa
ra lí thuyết về nguồn gốc tăng lữ của folklore Ở Đức, H.Nauman coi “nhân dân là tầng lớp thấp trong đân tộc” Ông rất đề cao giá trị của folklore nhưng lại cho rằng kho tàng folklore được tạo nên bởi các tầng lớp trên của XH, tức giới quý tộc, và chỉ khi nào truyền xuống tới tầng lớp thấp nó mới trở thành VHDG thật sự với tư cách là giá trị
văn hóa đã bị hạ thấp Ở Ý, B.Crôtch khẳng định:
“Những sáng tạo tỉnh thần bao giờ cũng được nảy sinh từ trí óc và trái tim của những con người thiên tài, thiên
tài nghệ thuật, tư tưởng, hành động, đạo đức, tôn giáo và
chúng (những sáng tạo của thiên tai) được tiếp thu và vun trồng trong sự thuần tuý của chúng do những người ưu tú
được tạo thành bởi những giai cấp cai trị và được những gia1 cấp này duy trì, rồi truyền sang số đông và cuối cùng thì rơi xuống lớp người gọi là bình dân”! _
Như vậy, một mặt họ đề cao VHDG nhưng mặt khác
họ phủ nhận nguồn gốc bình dân của những sáng tác này
Trang 11
Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái nhân dân không phủ định rằng có những sáng tác VHDG của tầng lớp quý tộc, bởi cồn ai biết hơn họ về những sinh hoạt cung
đình của những ơng hồng bà chúa như Nàng công chúa
ngủ trong rừng, Câu chuyện nàng Sita nhưng có a1 quan tầm hơn người lao động về công việc làm ăn, về thiên
nhiên, thời tiết Giai cấp quý tộc cần gì phải quan sát và tổng kết những kinh nghiệm đó, cũng như thế họ có xót xa
` bênh vực cho quyền lợi của những người bé nhỏ bị chính
giai cấp thống trị ấp bức bóc lột không? Tuy nhiên, giữa
nhân dân lao động và giai cấp quý tộc tiến bộ cũng có những nét chung Sự tôn trọng chữ tín, tấm lòng thuỷ
chung của những người phụ nữ, tâm hồn trong sáng, trọng
tình nghĩa, tình cảm nhân văn của những người tốt
chính là những nét chung, tạo sự gần gũi giữa những sáng
tác của họ Một số sáng tác của tầng lớp quý tộc vì vậy cũng có sự đồng điệu và gần gũi với tâm tư tình cảm nhân dân Nó tên tại, lưu truyền trong dân gian và trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc ˆ
Khi nhấn mạnh khái niệm nhân dân như những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tính chất nghiệp dư của sáng tác dân gian Những sáng tác đó ra đời mang hơi thở tươi rói của
cuộc sống lao động, tâm hồn giản dị và hồn hậu gắn chặt
với hoạt động thực tiễn của dân chúng
2 Tính truyền miệng là phương thức lưu truyền
đặc biệt của VHDG
Trang 12tiếp: cắt cỏ, tát nước, tưới rau và hoa, kéo sợi, giã gạo,
chèo thuyền, vì vậy, ngay cả khi có chữ viết, người ta
cũng không thể dừng lại để viết ra những tâm tình hay ý
tưởng của mình trong khi đang lao động hay sinh hoạt VHDG vì vậy phải truyền miệng
Nhưng nếu chỉ vì những nguyên nhân đó thì khi có
chữ viết rồi VHDG sẽ không truyền miệng nữa, hoặc khi nghỉ ngơi, thư nhàn, có giấy bút trong tay, họ không cần truyền miệng nữa Nhưng không, VHDG vẫn tiếp tục sử
dụng phương tiện cơ bản là truyền miệng để diễn xướng, bởi vì, truyền miệng là thuộc tính tạo nên vẻ đẹp, cái duyên riêng của VHDG Truyền miệng chính là hình thức tồn tại đặc thù của VHDG
:Khi truyền miệng, nội dung tác phẩm không chỉ được thể hiện bằng ngôn từ mà còn được hỗ trợ bởi những yếu tố khác khiến nội dung và ý nghĩa của nó được nhận thức
rõ hơn Một câu ca dao Nam Bộ:
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam | Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọt đồ ngang thiếp uêề — _
được hát trên sông nước mênh mông, từ một phụ nữ chèo đồ với giọng hát buồn buồn lan khắp trên mặt nước, càng
làm ta cảm nhận hết giá trị của nó
Tính truyền miệng cũng tạo ra sự chọn lọc tự nhiên
của những tác phẩm VHDG Nếu một tác phẩm không phù hợp, trở nên lạc hậu với thị hiếu thẩm mĩ của thời đại, nó
sẽ sớm bị quên lãng và rơi rụng, ngược lại, nếu hay nó sẽ
Trang 13VHDG, mà là phương thức truyền bá đặc thù, độc đáo, thể hiện tốt nhất vẻ đẹp của VHDG, một loại hình nghệ thuật
tổng hợp
3 Tinh chat nguyên hợp (tổng hợp tự nhiên)
Là tính chất cổ xưa của-các hình thức khoa học và
nghệ thuật chưa được phân hoá, tính chất chưa chuyên
môn hoá của VHDG :
Sự tổng hợp tự nhiên thể hiện ngay từ trong nguồn gốc của VHDG Nó không phải là sự cộng lại của các yếu tố
hay sự kết hợp muộn màng của các chức năng
Trước hết, đó là sự nguyên hợp về mặt nội dung:
VHDG không chỉ là một bộ phận của văn học dân tộc mà còn là ngọn nguồn của cả triết học, khoa họẻ, lịch sử, sinh học, nông học Một truyện thần thoại là một tác phẩm
nghệ thuật, bởi nó phản ánh thế giới bằng hình tượng
nghệ thuật đẹp đế và trí tưởng tượng phóng khoáng Nó cũng là khoa học tự nhiên bởi nó giải thích các hiện tượng gió, mưa, ngày, đêm bằng tất cả vốn tri thức của người nguyên thuỷ Nó là lịch sử bởi nhờ có nó mà lịch sử thời cổ đại được gìn giữ và truyền lại đến nay Không có những
câu chuyện thần thoại đó thì ta có gì để hiểu về lịch sử xa
xôi của loài người? Nó cũng là triết học thô sơ vì nó bao
gồm hệ thống tư tưởng và quan niệm về tự nhiên và xã hội
thời cổ, nó giải thích thế giới qua thế giới quan của người xưa Thần thoại chính là kho tri thức đa dạng của nhân
loại Nhưng khi người xưa sáng tạo thần thoại, họ không nghĩ rằng họ đang sáng tạo, và những sáng tác của họ
phải kết hợp được tất cả những nội dung trên, đó chính là sự tổng hợp tự nhiên từ trọng quan niệm về thế giới
Những nội dung đó cũng được tổng hợp trong tục ngữ, ca
Trang 14VHDG còn là sự tổng hợp tự nhiên về mặt nghệ thuật VHDG sử dụng phương tiện ngôn ngữ như yếu tố quan trọng nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật Nhưng
VHDG là thứ văn học để hát, kể, nói, diễn chứ không phải
để đọc Đó là bốn phương thức điễn xướng VHDG Khi hát, kể, hay nói, diễn, yếu tố ngôn ngữ đã kết hợp với yếu tố âm nhạc, điệu bộ động tác, thậm chí cả môi trường diễn
xướng cũng tham gia, khiến cho tác phẩm VHDG sinh động và độc đáo hơn Đây tất nhiên không phải là sự cộng
lại của các yếu tố nghệ thuật mà là sự hồ quyện khơng
thể tách rời giữa các yếu tố đó Tất cả mọi sự tổng hợp
trên trong VHDG đều là tổng hợp từ cội nguồn, tự nhiên,
tự phát, vô ý thức của-những người sáng tác và trình diễn VHDG Chính vì đặc trưng nguyên hợp trên mà VHDG không phải chỉ: mang chức năng văn học nghệ thuật mà còn mang chức năng văn hoá tỉnh thần
4 Tính chất thực hành trực tiếp
Là sự gắn bó tự nhiên giữa VHDG với các hoạt động xã hội của lực lượng sáng tác Đó không phải chỉ đơn thuần vì VHDG được sáng tác trong khi người ta đang lao động
trực tiếp mà trước hết vì VHDG là hoạt động nghệ thuật
nghiệp dư của nhân dân lao động, nó chưa có sự chuyên
môn hóa :giữa hoạt động đời sống với sáng tác VHDG Hơn nữa, người ta sáng tác VHDG do sự thúc đẩy của chính
hoạt động thực tiễn hoặc đo nhu cầu không thể không bộc ˆ lộ Hò lao động-để làm cho lao động nhịp nhàng, vui vẻ và
tăng nhanh hiệu quả Đồng dao gắn liền với hoạt động vui
chơi như một bộ phận của trò chơi, khi chơi bọn trẻ không thể không hát Tục ngữ trước hết nhằm tổng kết các loại
kinh nghiệm phong phú trong đời sống một cách dễ nhớ,
Trang 15thức tang ma của người Mường Hát ru có chức năng đưa 'trẻ vào giấc ngủ Diễn xướng VHDG đã tham gia vào các hoạt động đời sống, tạo nên hiệu quả trực tiếp đối với hoạt động Tuy nhiên, hoạt động thực hành cũng chính là cội nguồn của các sáng tác VHDG Nếu không có những quan
tâm tha thiết khơi nguồn, không có hoạt động hay sinh
hoạt tập thể đầy hứng khởi sẽ không thể có những tác phẩm VHDG tuyệt vời đó Nhà nghiên cứu Xuân Diệu đã từng nhận xét về mối quan hệ gắn bó giữa hò và giã gạo 6 miền Nam Trung Bộ: “Có hò thì giã nhanh hơn, nhưng đến
khi gạo giã hết rồi vẫn muốn hò liền đổ trấu vào giã” (Lời
bạt cuốn Dan ca miền Nam Trung Bộ)
5 Tinh di ban
Là hệ quả của những đặc trưng trên cua VHDG Di bản là những văn bản tương tự nhau ở mức “đại đồng, tiểu dị” Các văn bản đều cùng có ý nghĩa, phần lớn các yếu tố ngôn ngữ của văn bản giống nhau, chỉ khác nhau chút ít
Trong VHDG, ít có một truyện kể, một câu ca nào chỉ
có một bản duy nhất, thường chúng có nhiều bản gần
nhau, tạo thành một hệ thống đơn vị cùng loại hình Tính chất dị bản của VHDG không chỉ xuất hiện ở một địa phương hay một dân tộc mà còn có tính chất nhân loại Chẳng hạn, những bản kể tương tự truyện Tấm Cam cé mặt ở hầu khắp các chau luc Theo GS Dinh Gia Khanh thì đến năm 1958, người ta đã thống kê được trên dưới 500 dị bản của truyện kể này! Tuy nhiên, giữa các đị bản
thường không thể phân rõ bản nào là bản gốc, bản nào là
phái sinh, vì vậy hầu như tất cả các bản đều có giá trị ngang nhau, cái khác chính là ở những hoàn cảnh sử dụng
! Định Gia Khánh Sơ bộ từn hiểu những uấn đề của truyện cổ tích qua
Trang 16chúng khác nhau mà thôi Một câu ca dao: “Trăm năm
` đành lỗi hẹn hò, cây đa bến cũ con đò khác đưa” với câu ca: “Tram nam dâu lỗi hẹn hò, cây đa bến cũ con đò uẫn
đưa” chỉ khác nhau hai từ, chúng rõ ràng là dị bản của nhau, nhưng ý nghĩa của chúng khác nhau và chắc chắn được sử dụng trong những hồn cảnh khơng đông nhất
Tuy nhiên, cũng có những văn bản chỉ khác nhau chút ít nhưng lại không thể coi là các đị bản Đó là khi sự khác nhau tạo nên những văn bản không có nghĩa Người ta không gọi văn bản vô nghĩa đó là di bản mà là bản sai Ví dụ câu tục ngữ “Chúa uống nhò, gò uọc niêu tôm” (có nghĩa) với bản khác “Chúa uắng nhà mà mọc đuôi tôm” (bản sai) Nguyễn Xuân Kính cũng có lần nêu dẫn chứng về trường hợp này Câu ca dao:
Anh thì đi cấy lấy công, Em đi nhổ mạ tiền chung một lòi
(Lồi là tên gọi cái dây xâu tiền chỉnh xưa) Có bản chép “tiền chung một lời” là bản sai, vì “tiền chung một
lời” không có nghĩa gì nếu không nói chỉ có thể gan cho nó
ý nghĩa thô thiển
Tính dị bản khiến cho diện sử dụng tác phẩm VHDG rộng hơn, số lượng tác phẩm phong phú và chuyên chở nhiều ý nghĩa hơn Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm VHDG trải qua thời gian quá dài đã bị mờ đi ý nghĩa đích thực của nó Dựa vào tính đị bản, người ta cũng có thể xác lập lại chính xác ý nghĩa của những văn bản VHDG khó hiểu khi đưa chúng về hệ thống những tác phẩm cùng loại
Trang 17nghién cứu Người sáng tác không biết mình đang sáng tác thể loại gì, nhưng người nghiên cứu lại cố gắng lần tìm trong kho tàng sáng tạo phong phú và phức tạp đó những
nét khác nhau hoặc tương đồng để phân loại tiện cho việc
nghiên cứu Tuy hiện nay việc phân loại và đặt tên các
loại hình và thể loại VHDG còn có nhiều ý kiến chưa
thống nhất, nhưng về đại thể ý kiến khác biệt nhau không nhiều lắm Dựa trên ý kiến của đa số, chúng tôi tạm chia
VHDG làm ba loại hình:
‹^,
% Tự sự: bao gồm các thể loại mô tả và đúc rút kinh
nghiệm toàn bộ các sự kiện điễn ra trong thế giới khách
quan Các thể loại tự sự dân gian gồm có: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn, Truyện thơ, Tục ngữ, Câu đố, Vè
Trữ tình: bao gồm các thể loại diễn tả, bộc lộ thế giới nội tâm của con người, thể hiện toàn bộ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của con người trước thế giới khách quan Các
thể loại trữ tình gồm: Ca dao, Dân ca, trong đó có bài ca nghì lễ, bài ca lao động, bài ca sinh hoạt gia đình, bài ca sinh hoạt cộng đồng, bài ca giao duyên, đồng dao
* Sân khấu: bao gồm các thể loại phản ánh thế giới
khách quan và thế giới nội tâm của con người qua hành động và ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật Các thể loại sân
khấu dân gian gồm: Chèo, Múa rối (cạn, nước, bóng), Tuồng đồ, một số loại hát có sân khấu như Hạn khuống
(Thá)), Dù kê (Khdme)
IV VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CUA VAN HOC DAN GIAN
Trong văn học dân tộc, văn học dân gian là bộ phận ra
đời sớm Nó không chỉ là một bộ phận của văn chương mà
Trang 18tiếng lòng muôn điệu của dân gian Vì vậy, vai trò và giá trị của VHDG thật lớn lao và tồn diện, khơng chỉ với văn học thành văn mà còn với nhiều ngành khoa học và văn hóa khác nữa
1 Đối với lịch sử
VHDG ra đời ngay từ khi các ngành khoa học tự nhiên
và xã hội đều chưa được chuyên môn hóa, chưa được chia
tách thành các bộ phận để nghiên cứu riêng rẽ, đó cũng là thời kì “văn, sử, triết bất phân” Vì vậy, những tư liệu VHDG, đặc biệt là tư liệu thời cổ đại luôn được dùng chung cho cả văn học và lịch sử Chẳng hạn, có một số tác phẩm truyền miệng được các nhà nghiên cứu VHDG gọi là
thần thoại hay truyền thuyết, còn các nhà sử học gọi
nguồn tư Héu nay là dã sử Mặc dù VHDG có sử dụng nhiều yếu tố hư cấu tưởng tượng, nhưng cốt lõi của những
tư liệu đó vẫn là nguồn sử liệu quý báu, mang dấu ấn văn
hóa lịch sử Khi chưa có chính sử, nguồn tư liệu VHDG
chính là sử liệu duy nhất để tái hiện lịch sử dân tộc Khi có chính sử, VHDG là nguồn tư liệu hỗ trợ cho chính sử,
góp phần đính chính, sàng lọc các sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhân dân, qua đó hiểu thêm chính sử một cách chính xác và sâu sắc hơn
2 Đối với văn học
VHDG là một trong hai bộ phận làm thành nền văn học dân tộc Hơn nữa, VHDG ra đời sớm hơn văn học viết, đó chính là bộ phận mở đường, đặt nền móng cho văn học viết hình thành và phát triển Về phương diện ngôn ngữ,
Trang 19Các nhà thơ, nhà văn vĩ đại luôn tìm đến VHDG như
mạch nguồn vô tận cho sang tao cua minh Vé phương diện nhân vật, VHDG đã xây dựng được những điển hình
đẹp đẽ, mang tính biểu tượng cao, trở thành khuôn mẫu
của cái đẹp và cái hùng, trở thành nguồn mạch trong lành
Gióng, cô Tấm, Thạch Sanh, Trương Chi đã trở thành những nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm văn học của đời sau M.Gorki - nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Nga đã từng nhận xét: “Những tác phẩm ưu tú của các
đại thi hào trên thế giới đều bắt nguồn từ trong cái kho
tàng sáng tác tập thể của nhân dân từ thượng cổ vốn đã có được tất cả những sự khái quát hoá thi ca, tất cả những hình tượng và điển hình kiệt xuất”,
8 Đối với đời sống xã hội `
VHDG là một bộ phận của văn hóa dân gian VHDG-
liên quan chặt chẽ với mọi phương diện khác nhau của - sinh hoạt đời sống xã hội Nó gắn bó với tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục tập quán, sinh hoạt lớn nhỏ trong các làng
quê Việt Nam với tính chất lưu giữ, minh giải, nâng cao và thể hiện bản sắc VHDG có cội nguồn từ đời sống sinh hoạt xã hội, nó được kết tỉnh và cách điệu từ sinh hoạt cộng đồng, rồi quay trở lại phục vụ cho đời sống sinh hoạt ấy thêm hiệu quả Trong mối liên hệ với sinh hoạt đời sống, mỗi thể loại của VHDG có những chức năng riêng Truyền thuyết lưu giữ và tái tạo những vấn đề có liên quan đến những sự kiện lịch sử trọng đại của cộng đồng
dân tộc, qua đó có thể hiểu được quan điểm lịch sử của
nhân dân Truyện cổ tích phản ánh mơ ước và trí tưởng
Trang 20
tượng bay bổng của nhân dân Còn tục ngữ là sự tổng kết,
khái quát những kinh nghiệm làm ăn và đối nhân xử thế
trong gia đình, cộng đồng, xã hội
Vai trò và ảnh hưởng của VHDG đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội rất lớn lao và sâu sắc Ta chỉ có thể
nêu một cách khái quát về vai trò của chúng, bởi với vị trí quan trọng của VHDG trong mọi hoạt động của đời sống dân gian thì càng đưa ra những ý kiến cụ thể càng không
đầy đủ
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1 Chu Xuân Diên Cơ sở uốn hoá Việt Nam NXB ĐHQG TP HCM, 2000 2 Phạm Đức Dương Văn hoá Việt Nơm trong bối cảnh Đông Nam Á NXB KHXH, 2000 | 3 Cao Huy Đỉnh Tìm hiểu tiến trình uăn học dân gian Việt Nam NXB KHXH, H, 1976
4 Định Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn Van học dân gian Việt Nam Nxb GD, H, 1997
5 Lê Trường Phát Thị pháp van học dân gian, Nxb GD, 2000 6 Phạm Thu Yến (Chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà Giáo trừnh Văn học dân gian Nxb ĐHSPHN, 2002
7 Hoàng Tiến Tựu Văn học đân gian Nxb GD, H, 1998
8 Viện Văn hoá Dân gian Văn hoá dân gian, những phương phúp nghiên cứu Nxb KHXH, H, 1990
Trang 21Phan II
CAC THE LOAI VAN HOC DAN GIAN
_ THANTHOAI ss
| BINH NGHIA
Thần thoại (myth) 1A khái niệm gần với một khái niệm - khác là huyển thoại Tuy nhiên giữa huyền thoại và thần thoại có những điểm khác nhau Xét ở phương điện thời đại, thần thoại ra đời từ sớm, ở buổi bình minh của lịch sử
nhân loại và kết thúc sứ mệnh của nó khi nhận thức về thế giới của con người phát triển, tư tưởng thần linh ít
ngự trị và đời sống cộng đồng nguyên thủy bị tan rã Xét ở phương diện sáng tạo nghệ thuật, nố là sự sáng tạo tự phát, vô ý thức và chưa được chuyên mơn hố Cịn huyền thoại chính là thần thoại buổi đầu, được tiếp tục phát
triển lên và tổn tại đến tận thời hiện đại Nó không chỉ
phan ánh những điều huyền bí của thế giới khi con người chưa giải thích nổi, mà còn là sự sáng tạo kì diệu và phi thường của tác giả hay các nhà khoa học về thế giới Người ta hay nói tới huyền thoại Kafka, huyền thoại Anhxtanh
Thần thoại là truyện kể về các vị thần và những điều thần bí, là hình thức nhận thức thế giới đặc trưng của con
người thời cổ Thông qua sự thần thánh hoá và mĩ hoá các hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người đã gửi gắm khát vọng giải thích tự nhiên, xã hội và ước mơ chỉnh phục thế
giới đó | _
Trang 22tượng ra mà được bắt nguồn từ chính niềm tin của họ vào những điều “có thực” đó Tất cả những điều bí ẩn mà con người thời đó không thể lí giải được, họ đều gán cho các vị
thần linh và buộc các vị thần (có thể được hình thành từ sự thần thánh hoá tự nhiên hoặc từ sự thần thánh hoá
anh hùng bộ lạc) gánh lấy trọng trách nặng nề là trợ giúp hoặc gây hại cho con người Chừng nào con người còn có 'niềm tin vào những điều bí ẩn đó thì những quan niệm thần thoại còn tổn tại, cho dù con người có văn minh đến đâu đi nữa Tại sao ngày nay người ta vẫn cúng thần đất trước khi động thổ:làm một việc gì quan trọng? Tại sao lại cúng vua bếp ngày 23 tháng chạp, khảo cây vào ngày ð
tháng 5 âm lịch, lập miếu thờ thần núi, thần sông ? Các vị thần đó còn sống cùng chúng ta bởi ta còn tin có họ, cồn
mong họ có thể giao cảm và phù trợ cho ta Đó là gì nếu không phải là những quan niệm thần thoại từ cổ xửa còn được lưu giữ lại trong quan niệm và tình cảm con người
Còn thần tích là sự tích của thần, thường được đời sau ghi lại ở mỗi ngôi đền hay đình, nhằm minh giải lai lịch và công tích của vị thần được thờ cúng tại đó Thần tích một mặt thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương đối với thần, mặt khác, qua việc xây dựng nơi thờ cúng và sắc phong của các triều đại phong kiến cho thần đã thể hiện vai
trò và uy lực của vương quyền đối với thần quyền II ĐẶC TRƯNG CUA THAN THOA
1 Đặc trưng phát sinh thần thoại
Khi con người mới thoát khỏi thế giới động vật
Trang 23thần thoại Chỉ khi cùng với nhu cầu tổn tại và phát triển
của chính cộng đồng người, lao động của họ phát triển đánh dấu bằng những công cụ tuy còn thô sơ nhưng đã hiện đại hơn nhờ sự hỗ trợ của sáng tạo và kinh nghiệm Tư duy và ngôn ngữ của con người nhờ đó cũng phát triển
_ hơn, quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và với
chính họ phong phú và được nhận thức sâu sắc hơn, khi đó mới xuất hiện thần thoại Từ những công cụ thô sơ, con
người đã biết chế tác công cụ hiện đại hơn Đá đã qua mài
giũa, cành cây đã vót nhọn Lao động khiến cho tư dụy phát triển và ngược lại tư duy năng động của con người lúc đó đã thúc đẩy lao động tăng nhanh hiệu quả Hoa
quả, rau có hái lượm được nhiều, không ăn hết, họ biết, giữ
lại trong đất để ăn dần, trồng trọt vì thế bắt đầu xuất
hiện Thú rừng săn bắt được nhiều hơn, không ăn hết, con người giữ lại nuôi để ăn dần, từ đó chăn nuôi phát sinh và
ngày càng phát triển Cuộc sống dựa vào chăn nuôi và trồng trọt, tức là dựa chủ yếu vào bàn tay và trí óc con người đã thay thế dần cho cuộc sống hái lượm và săn bắt
hoàn toàn dựa vào thế giới tự nhiên trước đây Điều đó
làm cho con người với tư cách là chủ nhân mới của tự nhiên, va chạm với tự nhiên ngày càng nhiều hơn trong quá trình lao động và đấu tranh sinh tổn Tự nhiên là lực lượng xừa to lớn, vừa bí ấn, luôn luôn mang những tai hoa bất ngờ đổ ập xuống cuộc sống của con người và xoá đi tất cả Mưa gió, bão tố, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, động đất, sóng dữ, sương muối, băng tuyết luôn đe doa cuộc sống
của con người Họ đã biết nương theo tự nhiên hoặc chế
Trang 24nguyên thuỷ từ đời này sang đời khác đã quan sát ti mi các hiện tượng tự nhiên, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử với nó để tổn tại và phát triển Tự nhiên đã đặt ra cho con người rất nhiều câu hỏi cần giải đáp mà tri thức nông cạn
của họ thời đó chưa thể giải đáp được Điều đó vừa dẫn
đến bí kịch của con người, vừa là đòn bẩy thúc đẩy con người tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh không cân sức
giữa họ với tự nhiên Như vậy, trước khi mâu thuẫn giữa con người và con người được đặt ra thì từ rất sớm đã xuất
hiện mâu thuẫn gay gắt và ngày càng gay gắt giữa con người với thế lực tự nhiên to lớn Những gì con người không đủ sức giải đáp (mà đa số các hiện tượng tự nhiên
lúc đó con người không thể giải đáp), họ đều gán cho nó
một vị thần và tin vào sự tổn tại, chi phối của vị thần đó Từ đó, quan hệ giữa con người với tự nhiện và các lực lượng bao quanh nó chủ yếu được thông qua quan hệ giữa con người với các vị thần cai quản và điều phối các hiện tượng tự nhiên Cũng từ đó những thần thoại sớm nhất đã ra đời Vì vậy, thần thoại trước hết là kho tri thức bao chứa tất cả những hiểu biết của cơn người về thế giới tự nhiên và chính bản thân mình, là trí tuệ, là kinh nghiệm
ứng xử với tự nhiên và xã hội của con người thời cổ được hình tượng hoá, thần thánh hoá
Cùng với những hình tượng thần được xây dựng từ
niềm tin thần thoại vào thế giới tự nhiên, trong quá trình
lao động sẵn xuất và khắc phục sức mạnh tự nhiên, người nguyên thuỷ đã khám phá ra một số quy luật của nó Chẳng hạn, trời hết đêm lại sáng, ban ngày có mặt trời còn ban đêm có mặt trăng dịu dàng; mặt đất luôn luân chuyển qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; những cây trồng
Trang 25kết trái hay héo tàn Con người biết nương theo tự nhiên
để sống hài hoà và cũng bắt đầu chế ngự được một số thế
lực bí ẩn của nó Họ không chỉ biết tôn sùng, cầu khẩn tự - nhiên mà còn có khát vọng chống lại thế lực hung ác ấy
Chàng Quải ném cát vào nữ thần mặt trời và mặt trăng
khiến họ phải bay tít lên cao không dám sà xuống sát mặt đất thiêu đốt con người và muôn vật nữa; Giàng Dua,
Giàng Dự giương cung bắn liền một lúc rụng tám mặt trời,
bảy mặt trăng, mặt trời mặt trăng cuối cùng sợ hãi quá
phải bay vội lên cao và sợ đến nỗi bao nhiêu con vật thay
nhau đi gọi mà vẫn không dám ló ra, phải đến lúc con gà
trống được phái đi gọi thần, cất tiếng gáy mê li làm thần
quên nỗi sợ hãi của mình, ló ra nghe rồi xuống thấp dần
để nghe cho rõ hơn, từ: đó ánh sáng mới lại chan hồ khơng gian; Cường Bạo đại vương dám kiên cường và mưu
trí chống lại thần sét Điều đó khiến con người đầy tự
hào khi chiêm ngưỡng bức chân dung của chính mình, nhìn thấy sức mạnh của mình trong tập thể Từ đó những
người anh hùng cộng đồng được nhân dân tôn thành than thánh, ngưỡng mộ họ như là đại điện thần linh của cộng
đồng, che chở và bảo vệ cộng đồng Đúng như nhà nghiên
cứu người Nga, M.Gorki đã nhận xét: “Trong trí tưởng tượng của người nguyên thuỷ, thần không phải là cái gì
trừu tượng mà là một nhân vật có thực, được trang bị bằng
công cụ lao động nào đó Thần là bậc thầy ở nghề này hay
nghề khác Thần là sự khái quát nghệ thuật của những sự tiến bộ lao động ”! Những nhân vật thần linh có nguồn
gốc anh hùng bộ lạc đó đã đem vào thần thoại một luồng sinh khí mới, những ước mơ bay bổng và lãng mạn, tinh thần lạc quan tràn đầy trong thần thoại
Trang 26Cũng trong quá trình sinh tồn và phát triển, con người
ngày càng có ý thức về bản thân và cộng đồng mình, họ
cũng nhận thức được nhiều quy luật của chính bản thân Chẳng hạn, con người phải trải qua “sinh, lão, bệnh, tử”
như một vòng tuần hoàn, con người cũng có yêu ghét, ghen
tuông, đố kị, có bất hoà, chiến tranh, hi vọng Những mối
quan hệ đa dạng đó cũng cần được giải thích và không có
cách giải thích nào khác hơn là lại dựa vào chính sự chỉ phối của các thần Con người sinh ra nhờ mười hai bà mụ, lớn lên nhờ thần sức khoẻ, lấy vợ lấy chồng nhờ thần tình yêu, sống vui vẻ được nhờ thần hi vọng, hay ghen ghét đố kị nhau do thần bất hoà, hết số trời cho thì thần chết sẽ đến đón về thế giới khác Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi, người
xưa luôn sống trong vầng hào quang hư ảo của các thần Song sự thần thánh hoá các hiện tượng và quan hệ xã hội chủ yếu ở thần thoại của một số đân tộc có hệ thần thoại phong phú như Hy Lạp hay Ấn Độ Thần thoại Việt Nam chủ yếu phản ánh những vấn đề của thế giới tự nhiên
— Tóm lại có thể nói, thần thoại hình thành từ ba nguồn
chủ yếu Một là từ mối mâu thuẫn lớn giữa khát vọng giải
thích các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấp kém về
giới tự nhiên của con người thời cổ Hai là từ khát vọng
vươn lên chiếm lĩnh, ngự trị thế giới tự nhiên, chỉnh phục
tự nhiên của con người Ba là từ khát vọng giải thích các
mối quan hệ mới nảy sinh và ngày càng đa dạng giữa con
người với chính mình, với người khác và với cộng đồng khác ở buổi sơ khai
2 Quá trình biến đổi của tư duy thần thoại
Theo phân tích của các nhà triết học và xã hội học lịch
Trang 27cai quản Họ làm chức năng hết sức to lớn là sinh con dé
cái và phân phối thức ăn cho cả bầy đàn Khi xã hội loài
người có các nữ chủ thì những vị thần có mặt sớm nhất
trong thần thoại có lẽ là các nữ thần “Thần chẳng qua là ông dần dần thay thế vị trí của người đàn bà trong xã hội
trần thế, thì các nam thần cũng thay thế dần địa vị nữ thần trên thế giới thần linh Chứng cớ là, trong thần thoại
Mường (dân tộc có cùng một gốc cổ sơ với người Việt), thần Mặt Trời, Mặt Trăng là nữ, trong điện thờ tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) của người Việt xa xưa thì các thần đó là nữ, hiện nay họ vẫn còn được thờ ở bốn ngôi chùa cổ tại
Bắc Ninh Trong ca dao cổ còn có câu: “Ông Trăng mà lấy
mụ Trời ” Vượt qua thời phong kiến với tư tưởng “trọng
nam khinh nữ”, nhiều thần thoại đã bị pha tạp, chỉ còn thưa thớt và không nguyên vẹn Truyện về các nữ thần cũng đã biến đổi theo hướng “nam hoá” Trong dân gian niện nay Thiên lôi đã là ông Thiên lôi, Trời đã là ông Trời, Sấm đã là ông Sấm rồi
Chắc chắn trước đây dân tộc Kinh có hệ thần thoại khá phong phú Bằng chứng là, hiện nay những con sông lớn, những ngọn núi cổ, những cây cổ thụ lâu đời còn lưu
truyền hệ thống truyện kể và những phong tục thờ thần
Trong ca dao cổ, trong hình chạm khắc trên mặt trống
đồng vẫn còn lưu dấu vết của sự tôn sùng mặt trời, tôn
sùng nước Trong những câu chuyén Lac Long Quân, Âu
Cơ, Sơn Tinh Thuỷ Tỉnh còn nhiều chi tiết mang dấu
tích của thần thoại Trong tên gọi của các ông vua như
Trang 28do xu hướng lịch sử hóa thần thoại rất mạnh của Việt
Nam nên những truyện thần thoại nguyên sơ của người
Kinh đã bị biến dạng nhiều, phần lớn bị lịch sử hoá, địa -
phương hoá mà trở thành truyền thuyết Chính những
biến đổi xã hội, lịch sử kéo theo sự biến đổi của tư duy con
người Điều đó khiến cho những truyện thần thoại cổ xưa
được lưu truyền trong dân gian đã được người đời sau tái
tao, sửa chữa, thêm bót khiến điện mạo ban đầu của nó có
phần thay đổi Vì vậy, một số truyện còn lại đến nay rất khó tách bạch ở phương điện thể loại là thần thoại hay truyền thuyết Nguồn thần thoại còn lại hiện nay chủ yếu trong văn học dân gian các dân tộc ít người
8 Thần thoại trong tương quan với các hình thức nghỉ lễ
Thần thoại là sự kết tỉnh và nghệ thuật hoá những
quan niệm cổ xưa về thế giới và sự tôn sùng bự nhiên Từ niềm tin vào thế giới tự nhiên thần thánh đó mà người ta
sáng tạo thần thoại và thực hành tín ngưỡng nguyên thuỷ Khi tìm hiểu sự nảy sinh thần thoại, các nhà nghiên cứu
từng tranh luận xem thần thoại có trước, sau đó do ngưỡng mộ những hình tượng đẹp đế đó mà người ta tôn 'sùng và thờ cúng các thần, hay nghị lễ thờ cúng các thần
có trước rồi để tô vẽ thêm cho sự linh thiêng của các thần
mà người ta sáng tạo các hình tượng thần thoại Cuộc
tranh luận đã không có kết thúc, điều đó nói lên mối quan
hệ khăng khít dường như không thể tách rời giữa thần
thoại và tín ngưỡng, nghi lễ Người ta diễn xướng thần thoại về các thần trong nghỉ lễ thờ cúng, tế lễ các thần và
Trang 29Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử hóa và lưu sử rất mạnh nên các vị thần tự nhiên trong thần thoại luôn được
móc nối với nhân vật hay sự kiện;có tính truyền thuyết và được phối thờ, ít có hiện tượng thần tự nhiên nào được thờ
cúng riêng Long Quân và Âu Cơ là thần nước và thần đất
trong thần thoại khởi nguyên, cuộc hôn phối tốt đẹp của hai thần chính là ước mong đất nước hoà hợp, mưa thuận gió
hoà của cư dân nông nghiệp Khi nhà nước Văn Lang ra
đời, nhu cầu để cao thủ lĩnh cộng đồng kết hợp với lòng tự
hào về nòi giống đã khiến cư dân Văn Lang gán ghép nhân
vật thần linh trong thần thoại với thủ lĩnh cộng đồng Long
Quân và Âu Cơ trở thành tổ tiên người Việt, cha mẹ đẻ của
vị vua đầu tiên của nước Văn Lang Tương tự như vậy,
Gióng là con đề của thần tự nhiên (ông Đồng), nhưng lại trở thành anh hùng chống ngoại xâm bảo vệ cộng đồng Sau
khi về trời, Gióng lại hoá thân thành thần tự nhiên, làm
mưa tưới nhuần đồng ruộng Mỗi khi trời không mưa, người ta lên đền Gióng cầu đảo xin mưa, thế nào cũng ứng
nghiệm Hiện tượng đó tạo thành một đặc điểm độc đáo và
- đặc sắc trong lịch sử văn học dân gian, văn hoá dân gian
Việt Nam Các vị thần tự nhiên trở thành tổ tiên của các _ nhân vật lịch sử dân tộc, và ngược lại, các nhân vật lịch sử
_ đân tộc cũng thường hoá thân thành các thần tự nhiên, tiếp
tục phù trợ cho cháu con ở những thế hệ sau Tâm thức đó _ chi phối nghỉ lễ thờ cúng các thần, trở thành một đặc điểm phổ biến trong tổ chức nghi lễ và hội lễ Việt Nam Các
hành động hội luôn luôn là sự hết hợp nghi lễ lịch sử với tín
ngưỡng thờ cúng tự nhiên Đánh phết, đá cầu, rước cờ trắng, kéo ngựa trắng, ném còn, thả điều, thả chim vốn là
hành động hội lễ thờ cúng mặt trời, cầu tanh; dua thuyén,
Trang 30nghi thức cầu mưa, tôn sùng nước; đấu vật, đạp đất, kéo co vốn là hành động động thổ, đánh thức thần Đất đã trở thành các hành động hội trong các hội lễ thờ cúng anh hùng dân tộc
Ngoài những hội lễ, thần thoại còn tham gia như một bộ phận không thể tách rời trong nhiều nghì lễ quan trọng khác của cộng đồng Tang lễ của người Mường luôn kèm
theo diễn xướng mo Đẻ đất đẻ nước, một loại sử thi thần
thoại Mường Trong dịp đầu xuân, người Thái có nghi lễ kể chuyện bản mường (xên bản, xên mường), trong đó không
thể thiếu phần hát kể then (thiên), là những câu chuyện về
các thần tự nhiên hay thần lịch sử của dân tộc Thái
lil CHAN DUNG NGUO! VIET CO TRONG THAN THOẠI
1 Quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ, thế giới buổi đầu
—_ Hình tượng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân thực nhận thức thế giới của người xưa Thông qua hàng loạt những hình tượng thần, ta có thể hiểu được quan niệm thực tế và quan niệm thẩm mĩ của con người
Trước hết, người Việt Nam xưa cũng quan niệm thế
giới là thế giới thần linh Con người và muôn vật sinh sống và quan hệ với nhau là nhờ sự chi phối của thế giới thần linh đó Thần Gió, thần Mưa, thần Núi, thần Biển, thần
Trang 31mình với các thần bằng việc dâng lễ vật cúng tế để nhờ các vị thần giúp cho được bình an, may mắn Vật tế cổ xưa
nhất chính là thân xác con người Nếu trời gây hạn hán hay lụt lội, bênh tật hay mất mùa người ta liền cho rằng
do con người đã làm điều gì đó khiến các thần giận dữ, vì „
vậy phải tạ lỗi với các thần Họ lựa chọn trong cộng đồng những chàng trai, cô gái mạnh khoe, trẻ trung, đẹp đế
nhất, chuẩn bị cho họ những nghi thức trang trọng rồi đưa
họ đến trước bàn tế thần làm vật hiến tế với hi vọng khiến ˆ
_ các thần nguôi giận, che chở cho con người Người ta kể vào đời Lý, khi nước sông Tô Lịch và Thiên Phù dâng ngập
kinh thành Thăng Long, vua Lý bị đau mắt nặng, thầy bói /
nói rằng vì thần sông giận di mà gây nên Triều đình đã bắt vợ chồng người bán đầu tế thần rồi ném họ xuống sông để lui cơn giận của Hà Bá, nhờ thế mà nước rút và nhà vua khỏi bệnh
Con người còn nghĩ ra cách thức giao cảm với các thần
bằng hình thức đánh trống đồng, tạo ra tiếng động linh thiêng khiến các thần chú ý, hoặc thắp hương, khói hương bay lên trời như hình thức phát tín hiệu yêu cầu khẩn
thiết tới các thần Tất cả những hành động tín ngưỡng hay
ma thuật đó đều xuất phát từ quan niệm nguyên thuỷ, thế
giới là thế giới của thần linh
Quan niệm vũ trụ của người xưa cũng thật đặc biệt
Họ tin rằng vũ trụ có ba tầng Trên có trời (thiên đình), dưới có đất (âm phủ), giữa có con người (trần gian) Trước
đây những tầng vũ trụ đó thông tỏ được với nhau, bởi các
vị thần điều khiển cả ba thế giới đều ở thiên đình Chính vì có ba tầng vũ trụ nên trong thần thoại các dân tộc, các
thần và cả người trần nữa có thể đi đến các thế giới khác
Trang 32đây trời và đất rất gần nhau, vì những nguyên nhân khác nhau mà trời đất mới trở nên xa cách như ngày nay Trong thần thoại Thái, cây sào đã đẩy cho trời cao lên, tách xa khỏi mặt đất Trong thần thoại Mường thì cây si moc cao mãi lên, cành lá xum xuê, sức lớn kì lạ của nó đã đẩy trời cao mãi lên, ngày càng xa mặt đất Còn thần thoại Việt có thần Trụ Trời đào đất đắp đá dựng cột chống trời Những cây sào, cây đa, cây si, cột trụ chính là hình ảnh cây vũ trụ có chức năng vừa phân cách trời đất vừa nối liền trời đất theo quan niệm cổ xưa
Thế giới trần gian lại thường được nối với âm phủ bằng một con đường khe núi, một cái giếng không đáy, con sông Mê hay sông Lú Dòng nước chính là để người chết gột rửa, rũ bỏ, quên hẳn quá khứ của mình trước khi bước vào thế giới khác, hồi sinh trong thế giới khác Cái giếng hay con sông cũng chính là con đường mà người sống có thể theo đó tìm đến thế giới của người chết Có lẽ từ quan niệm vũ trụ ba tầng thông tỏ, nối liền và giao cảm ấy mà từ lâu trong các làng cổ Việt Nam luôn luôn hình thành bộ
ba “cây đa, giếng nước, sân đình” Biểu tượng đó trước khi
là hình ảnh gợi kỉ niệm quen thuộc, thân yêu về làng quê, đã là biểu tượng tập trung của ba tầng vũ trụ theo quan niệm xưa
Trang 33Một quan niệm cũng phát sinh từ sự tôn sùng tự nhiên của con người, đó là quan niệm về vật tổ Từ chỗ thần thánh hoá lực lượng tự nhiên, gán cho nó các vị thần, con người quay ra ngưỡng mộ thế giới đó, nhất là những
lực lượng tự nhiên nào gần gũi với con người hơn Tâm lí
muốn được cầu thân với tự nhiên, được tự nhiên che chở đã nảy sinh mối quan hệ ruột rà giữa con người với tự nhiên Người ta tin rằng cộng đồng mình có quan hệ huyết
thống với một loại động thực vật nào đó Tự nhiên trở
thành tổ tiên của con người, thành nơi gửi gắm linh hồn của họ, liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, hạnh phúc hay chết chóc của họ Nhiều bộ lạc có vật tổ chim, bò, rắn, cây, đá, hươu, gà, diều hâu, cá, Từ đó các cộng đồng ngày càng sùng kính và nảy sinh một số kiêng kị đối với vật tổ
Chẳng hạn có một số thị tộc cấm giết, cấm ăn động, thực
vật là vật tổ Bên cạnh những kiêng kị, người ta còn có
một số hành động ma thuật, cầu cúng, tế lễ vật tổ hoặc ghi
dấu hiệu vật tổ trên thân thể, đồ trang sức, nơi ở, mộ táng
để thể hiện mình thuộc vật tổ và có lòng tôn kính đối với vật tổ Người Việt thờ chim lạc và rồng; nhiều nhóm người
Thái thờ chim, lấy tên gọi của chim làm họ của mình, người Mường thờ cây si
Trang 34sống cư dân nguyên thuỷ tồn vùng Đơng Nam Á trước khi đi vào thần thoại và trở thành một kiểu truyện phổ biến Tôn sùng vật tổ là chọn cái gì vừa gần gũi, vừa linh thiêng, - quan trọng với cuộc sống và thể hiện quan niệm của người xưa Suy tôn và sùng bái vật tổ chính là tín ngưỡng, tôn giáo đầu tiên của người nguyên thuỷ
Việt Nam không phải là cái nôi sản sinh các nền triết
học vĩ đại, song có thể nói, những quan niệm nguyên thuỷ về thế giới và con người trong thần thoại các dân tộc Việt Nam phong phú, thấm đẫm màu sắc tư tưởng triết học của người Việt và người phương Đông nói chung
2 Cách hình dung của người xưa về vũ trụ, tự
nhiên, xã hội
Nhiều truyện thần thoại kể rằng, trước đây trời đất là
một mớ hỗn độn, bùng nhùng Sau đó nhờ thần Trụ Trời
(Việt, Ái Lậc Cậc (Thái), ông Chống Trời (Mường), ông Chay ba Chay (Méng), Ai Dang Deng (Tay), Aé Adié (Êđê),
Tầm Thênh (Chăm) mà trời đất tách riêng ra, trời cao
dần lên nhờ các thần đứng dậy đội bầu trời hoặc nhờ
những cây vũ trụ như cây si, cây đa, cây sào, cột trụ chống trời cao lên Vũ trụ được kiến tạo nhờ những người khổng lồ đó Thần Trụ Trời (Việt) dùng đôi tay khổng lồ đào đất, đắp cột chống trời, khi trời đất xa nhau thần mới phá cột đi, đất đá văng ra thành đổi núi, nơi đào đất thành biển Ải Lạc Cậc (Thái) đồ xôi ở Mường Thanh, ba ông đầu rau là ba quả núi nay vẫn chụm đầu ở do Ai Dang Deng va Ai Lực (Tày) vật nhau ba đêm ba ngày khiến cho núi rừng xô dạt, chồng chất lên nhau như ngày nay Việc kiến tạo vũ trụ, sắp đặt tự nhiên cũng thường được phân công cho một
Trang 35Cun - ba Chu Cun (Thai), ông Đùng - bà Đà, Nữ Oa - Tứ Tượng (Việt), ông Chày - bà Chày (Mông), ông Thu Tha -
bà Thu Thiên (Mường), Các ông bà khổng lồ cùng chung
sức xây dựng, sắp xếp, hoàn thiện vũ trụ “Ông Chày tạo
ra bầu trời, bà Chay tao ra tran gian Đất qua rong, ông bảo bà Chày nắn lại đất cho khớp với trời, bà nghe lời nắn
lại đất làm cho mặt đất nhăn nhúm, lôi lõm Chỗ trêi lên
thành núi đổi, chỗ lõm xuống thành thung lũng, biển hể”
(thần thoại Mơng) Ơng Chu Cún và bà Chu Cún cũng
hành động tương tự: `
Ông Chu Cún béo trời, trời rộng mênh mông Bà Chu Cún kéo đất, đất rộng man mác
(Than thoai Thai)
Cách giải thích về vũ trụ như vậy tất nhiên là không
đúng với nguyên nhân thực tế Song nó đã chứng tỏ người
xưa rất quan tâm đến mọi hiện tượng quanh mình, đã quan sát tỉ mi và cố gắng giải thích sự tổn tại của nó Bên cạnh đó, nó cũng mang ảnh xạ của những con người hết
_ sức thơ mộng và tinh nghịch, lạc quan và dổi dào sức sống
tự ngàn xưa Thần trong thần thoại không thé trong chép
mắt xây xong một cung điện lộng lẫy, thần cũng không phẩy tay rời núi lấp sông hoặc đọc thần chú lập tức các
món sơn hào hải vị hiện ra ngon lành như các nhân vật
cổ tích Muốn chống trời thần phải hì hục đào đất đắp đá
dựng cột, muốn ăn xôi thần phải tự mình đề xôi trên ông
đầu rau là ba quả núi chụm lại, muốn cho trời rộng đất ' đài, trời đất khóp nhau, các thần phải ra sức co kéo, muốn
đội bầu trời thần phải dùng đôi vai vĩ đại của mình Tư
duy cổ xưa có thở mộng đến đâu chăng nữa cũng không
vượt khỏi nhận thức thực tế về khả năng cải tạo tự nhiên
Trang 36thực tế, cũng là quan niệm duy vật một cách hồn nhiên, thô sơ của người xưa về thế giới Để nói rõ mục đích của sự thần thánh hoá ấy, M.Gorki đã từng nhấn mạnh: “Thượng đế chỉ là một sự bịa đặt của loài người, nảy sinh từ cuộc
đời nghèo nàn cay cực và nỗi lòng khao khát mơ hồ của
con người muốn dùng sức mình làm cho cuộc sống phong:
phú hơn, nhẹ nhàng hơn, công bằng và đẹp đẽ hơn .”!
_ Bẽ là rất thiếu nếu không kể đến một hệ thống những
truyện thần thoại giải thích sự ra đời, tổn tại và phong tục
thờ cúng lửa Giữ lửa và biết sử dụng lửa trong đời sống đã đánh dấu bước ngặt quan trọng của loài người Khi so sánh sự tìm ra lửa với phát minh ra máy hơi nước, Ph Ăngghen đã viết: “Sở đĩ cái trước quan trọng hơn cái sau vì nó có ý nghĩa giải phóng loài người, lần đầu tiên nó khiến loài người khống chế được sức tự nhiên, do đó mà thoát li hẳn thế giới động vật” Trong thần thoại Mường, thần Tà Cặm Cọt dạy dân làm lửa bằng cách:
Ta Cam Cot di chat cây nắng làm not, Di chặt cây nứa làm nhui
Lạt giang uàng già chà di béo lai, Phat ra ngon lita ngoi ngoi
Phai chăng đó là cách thức tìm ra lửa rất giàu tính hiện thực d một dân tộc nhiều tre nứa như dân tộc Mường? Sự kiện vẻ vang đó được gán cho thần, nhưng thực ra đó chính là sự thần thánh hoá kinh nghiệm và chiến công vĩ đại của người Việt Nam trong công cuộc khai thác tự nhiên
Thần thoại được sáng tác không phải dưới ánh sáng
' Hồ Sĩ Vịnh dịch M.Gorki uới uăn nghệ dân gian Nxb Văn hoá, H,1986, tr.72 ? Trích theo Cosven Lịch sử uăn hoá nguyên thuỷ Nxb Văn hoá, H,1958,
Trang 37của ý thức sáng tạo nghệ thuật mà xuất phát từ niềm tin của con người vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên thần
thánh Nhưng trí tưởng tượng phóng khoáng, hồn nhiên ©
và thơ mộng của con người thời nguyên thuỷ đã chấp cánh
cho các hình tượng thần, làm cho họ trở nên đẹp đẽ, trở
thành mẫu mực của nghệ thuật không gì sánh nổi
Trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, con người ngày
càng khẳng định vị trí hơn hẳn của mình trong vũ trụ, họ càng có nhu cầu lí giải sự tổn tại của chính bản thân mình Những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc loài người đã phần nào thoả mãn nhu cầu đó Thần thoại Việt
kể, Ngọc Hoàng lấy chất tinh tuý nhất từ đất nặn ra con
người Sau đó Người giao cho mười hai Bà Mụ tiếp tục
hoàn chỉnh công việc Các Mụ dạy con người cười, khóc, nối chuyện Cũng gần với thần thoại Việt, thần thoại Mông kể chuyện Dư Nhung (vua trời) thả muông thú, chim chéc xuống mặt đất, mặt đất trở nên nhộn nhịp nhưng hỗn loạn Thần bèn lấy đất nặn ra một giống khôn
nhất, cho có hồn, biết nói, biết nghĩ, giao cai quản mặt đất Đó là con người Thần thoại Mường kể, đôi chim ây
cái ứa đẻ trăm trứng, chín mươi chín trứng nở ra muôn vật, một cái trứng đặc biệt ấp mãi mới nở ra loài người các dân tộc
Sự giải thích nguồn gốc loài người từ một cái trứng đặc
biệt, từ chất tinh tuý của đất đã thể hiện ý thức của con:
người về bản thân và cộng đồng mình, đứng trên tự nhiên, hơn hẳn thế giới tự nhiên bao quanh Những câu chuyện
về nguồn gốc đó cũng thể hiện lòng tự hào hồn nhiên của
con người về tập thể, căn rễ tạo nên sức mạnh của họ trong cuộc đấu tranh không cân sức với tự nhiên
Trang 38Céng viéc sinh san tiép sau dé la nuiem vu do chính các bà me dam nhiệm Quan niệm ấu trĩ về sự sinh sản được bộc lộ qua mô típ sinh để thần kì Người mẹ, nhân vật chính của sự sinh sản này có thể nằm mộng nuốt mặt trăng, được mây lành che, ăn quả lạ, uống nước trong sọ
dừa, trong hốc cây, dẫm vào vết chân lạ sau đó thụ thai
và sinh con Sự thụ thai kiểu đó hoàn toàn không cần nhờ nhân vật thứ hai (người cha) Có khi người mẹ kết hôn nhưng không sinh con với chồng mà lại với một đối tượng kì ảo khác như rắn phủ, rái cá ôm, thậm chí cả người mẹ cũng không tham gia vào sự thụ thai mà chỉ đóng vai trò “đẻ hộ” Trong thần thoại Thái, nàng Kè sinh con từ những nơi rất lạ lùng:
Chủa ngón chân ngón tay là chủa sóc, chita chim,
_ Chửa bên sườn là chửa gấu, chửa nai
Chita trén vai là chửa trâu, chứa lợn
Chữa trong bụng là chửa chúa
Chủa trên đầu lò chita vua
—— Những nội dung khác nhau của sự sinh sản thần kì thực ra chỉ phản ánh một vấn đề, đó là con người khao ` khát giải thích nguyên nhân sinh sản, nhưng hiểu biết _ của họ rất ấu trĩ, lầm lẫn, chưa đủ khả năng hiểu chính xác hiện tượng Sự sai lệch trong nhận thức lại dẫn đường cho những tình tiết li kì và hấp dẫn ở những câu chuyện thần thoại, được lặp lại rất nhiều và đắc địa trong truyền thuyết và truyện cổ tích
Con người xuất hiện, tự viết nên bản tráng ca và bi ca của minh bằng thần thoại, mà mỗi một kì tích hay thất
Trang 39hoá và mĩ hoá Trong những thần thoại ở thời kì muộn, màu sắc xã hội đã dần đậm nét hơn
3 Khát vọng thắng đoạt tự nhiên của con : người thể hiện trong thần thoại ,
_— Trong quá trình tiếp cận tự nhiên, con người luôn khao khát giải thích thế giới bao quanh mình Họ thần
thánh hoá các hiện tượng, gán cho thiên nhiên bí ẩn
những vị thần tối linh rồi từ đó thờ phụng, ngưỡng mộ tuyệt đối Câu chuyện về cuộc hôn phối tốt đẹp của thần Nước (Lạc Long) và thần Đất (Âu Cơ) là ước mơ mưa
thuận gió hoà Sự hài hoà đất nước làm mọi vật sinh sôi nảy nở, con người ấm no hạnh phúc Người Việt:mong ước nương nhờ tự nhiên, mong đất nước chở che, hoà thuận với mình, họ tín ngưỡng và thờ cúng thần linh Tuy nhiên, không phải khi nào cầu cúng cũng ứng nghiệm Trời nắng hạn, con người đã phải hiến sinh để bày tỏ lòng trung thành với thần linh, cầu mong thần cho mưa, nhưng trời
vẫn cứ nắng như thiêu như đốt Mưa tầm tã, nước lụt
mênh mông, người ta phải ném cả những đại diện đẹp đẽ nhất của cộng đồng xuống “kết hôn” với Hà Bá để mong
thần bớt giận cho rút nước, nhưng lụt vẫn ngày càng
nghiêm trọng Bỗng nhiên cây đổ chết người Bỗng nhiên cháy rừng Bỗng nhiên hàng đàn gia súc lăn ra chết Bao nhiêu cái “bỗng nhiên” xảy ra mà con người không thể giải thích nổi Sự tác oai tác quái của thiên nhiên không chỉ làm cho họ sợ hãi mà còn làm cho họ tức giận Con người
không chỉ biết cầu khẩn các thần, họ khao khát chinh
Trang 40dân gian có hình tượng những mụ phù thuỷ nghiệt ngã
ngồi giữa một khu rừng hoang vắng, lạnh lẽo, một bầu trời
đêm đen kịt, những trái núi hoang vắng , mụ đưa ra những câu đố bí ẩn và đầy chết chóc Nếu không giải được những câu đế đó người ta phải chết hoặc phải hoá đá vĩnh
viễn; còn nếu giải được, mụ phù thuỷ sẽ phải trao cho họ
những báu vật để họ nhanh chóng đi đến đích, thực hiện được mơ ước Những câu đố bí ẩn đó phải chăng chính là những bí ẩn của tự nhiên đã được hình tượng hoá? Nếu giải mã được tự nhiên, khám phá được những bí ẩn của nó, con người có thể tiến xa hơn trên con đường chỉnh phục nó, nếu không họ sẽ bị tự nhiên đè bẹp
Cùng với khát vọng giải thích là ước mơ chỉnh phục sức mạnh tự nhiên Mơ ước ấy được" gửi gắm trong những người anh hùng thần thánh của cộng đồng Thần thoại kể, Ngọc Hoàng thấy mặt đất ẩm ướt quá liền cho mười mặt trời ngày đêm chiếu xuống Mặt đất đã khô cạn nứt nẻ mà mặt trời vẫn không thôi chiếu sáng Chàng dũng sĩ Hậu Nghệ tức giận giương cung tên bắn liền một lúc rụng chín mặt trời Mặt trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao
khiến mặt đất trở nên tối tăm lạnh lẽo Người và vật lại
phải thay nhau đi gọi mặt trời, nhưng chỉ có con gà trống với tiếng gáy vang lừng vui vẻ là làm cho mặt trời quên sợ hãi ló xuống nghe và hạ thấp dần độ cao Mặt đất lại sáng sủa và vui vẻ trở lại Vì vậy mà cứ đến phút giao thừa giữa năm cũ và năm mới, khi mặt trời lặn sâu nhất trong đêm trừ tịch, nhà nhà lại cúng một con gà trống để nhờ gà gol mặt trời cho một năm đủ đầy ánh sáng Giàng Do (Mông) thấy thần Dư Nhung (vua trời) thả 9 mặt trời, 8 mặt trăng xuống sưởi ấm trái đất đến mức khô cạn Chàng bèn chặt
cây tùng màng làm dây cung, chặt cây tang thú làm cánh