li
Popa fy ¬
HỌC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH HỌC VIÊN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN wt DE TAI KHOA HOC CAP CƠ SỞ TRỌNG DIEM NAM 2016
NANG CAO HIEU QUA CONG TAC QUAN LY
LƯU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI Ở KÝ TÚC XÁ HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYÊN
Don vi chi tri: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Khánh Lộc
Trang 2CAC TAC GIA THAM GIA DE TAI
1 ThS Dé Hing Cuong
Trang 3‘RENNER
MUC LUC
YO 39.1 1
Chuong 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE CONG TAC QUAN LY
LƯU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI Ở TRUONG ĐẠI HỌC 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản .- -5 55tr 5
1.2 Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở trường đại học 20 1.3 Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 -222222222222122222222222222222222211111 re ¬
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LY LUU HOC SINH
LAO O KY TUC XA HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN 38
2.1 Công tác quản lý lưu học sinh Lào ở Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyen vì 8 38 2.2 Cơ chế phối hợp giữa Phòng Quản lý Ký túc xá với các đơn vị trong và ngoài Học viện - ¡5à như khe 50 2.3 Đánh giá những ưu điểm và tôn tại trong công tác quản lý lưu học sinh Lào ở Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 55
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYÉN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUÁ QUẦN LÝ LƯU HỌC SINH LÀO Ở KÝ TÚC XÁ HỌC VIỆN BÁO CHÍ '©\0490 0:10 27075 69
3.1 Cơ sở và một số nguyên tắc đề xuất các giải pháp Ó9 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lưu học sinh Lào ở Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền ỎẲiẳẢũỚ Ô 71
3.3 Khuyến nghị -. s5: 22t nét 1eire 92
KET LUAN na 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -22 set 98
Trang 4MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 30 năm đổi mới, Đảng sớm thấy được vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt Nghị quyết Trung ương 2 khoa VII Đảng đã khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tài Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát
huy hiệu quả, đây chính là nền tảng và động lực của CNH, HĐH Cương lĩnh
chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 2011 (tại Đại
hội XI) xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” Đến tháng 11/2013, tại
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào
tao”, trong do, “nhấn đấu đến năm 2030, nén giáo dục Việt Nam đạt trình độ
tiên tiễn trong khu vực” Để góp phần đạt được mục tiêu này, hợp tác quốc tế trong giáo dục sẽ mang lại những lợi ích thiết thực, uy tín của nhà trường,
từng bước được nâng cao chất lượng về đào tạo, giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường đại học, các cơ SỞ
đào tạo trên thế giới
Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập năm 1962, từ năm 1990 đến nay vừa là trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa là bộ phận cấu
thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Trải qua 55 năm xây dựng và
phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền không ngừng lớn mạnh dé trở
thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm khoa học và giáo dục, được
Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách trường đại học trọng điểm Quốc gia
tiến tới đạt chuẩn quốc tế Vì vậy hợp tác quốc tế về giáo dục đại học ngày
càng được đây mạnh Hợp tác quốc tế về giáo dục nhằm góp phần huy động
các nguồn lực để phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của Học viện,
là một trong những yếu tố quan trọng để khẳng định Học viện trở thành cơ sở
đào tạo đại học và sau đại học có thương hiệu ở trong khu vực và trên thế gidi
Trong những năm qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa với nhiều nước, trong đó, đặc biệt là hợp tác
Trang 5hút đối với nước bạn Lào đưa sinh viên, học viên sang học tập Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn trú trọng công tác giáo dục — đào tạo lưu học sinh Lào một cách toàn diện, không chỉ đào tạo về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn hết sức chú ý đến giáo đục đạo đức, lý tưởng làm người Trong các hoạt động tồn diện ấy, cơng tác quản lý lưu học sinh Lào là một nhiệm vụ quan
trọng, phức tạp, nặng nề có tác động mạnh mẽ tới chất lượng đào tạo của Học viện
Nhận thức rõ được điều này, đưới sự lãnh đạo của Đảng ủy - Ban Giám đốc Học viện, công tác quản lý lưu học sinh Lào đã có nhiều thành tựu, trong đó có đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nhân viên Phòng Quản lý Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác này đã bước đầu đã bộc lộ những bất
cập cần phải tháo gỡ Dé giải quyết những khó khăn nảy sinh đối với công tác quản lý, cần thiết có một nghiên cứu thực tiễn để khái quát những thành tựu,
hạn chế của công tác này, Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp để nâng cao hiểu quả công tác quản lý lưu học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Với tư cách là người trực tiếp làm công tác quản lý sinh viên nội trú nói chung và tác quản lý Lưu học sinh Lào nói riêng, với mong muốn ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo Học viện nói chung và hiệu quả công tác quản lý lưu học sinh Lào nói
riêng, tôi chọn nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền” làm đề tài
khoa học cơ sở trọng điểm
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
_ Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý sinh viên và lưu học sinh nước ngoài Tuy nhiên, nghiên cứu trường hợp về công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá còn ít Một số công trình đã công bố là cơ sở khoa học cho tác giả nghiên cứu đề tài này:
- Dinh Xuân Hảo (2009): Hợp tác Quốc tế đề nâng cao chất lượng đào
tạo, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Quyền số 1 - Tháng 9/2009
- Học viện Quản lý Giáo dục (2010): Tài liệu hội nhập kinh tế quốc tế
trong ngành giáo đục và đào tạo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội
Trang 6- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014): Quy chế quản lÿ người nước ngoài học
tập tại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H
- Mai Thị Thùy Hương (2014): Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc té
trong các trường đại học ngành nghệ thuật Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử
ngày 23/12/2014
- UBND tỉnh Nghệ An (2015): Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài hoạt động, cư trú trên địa bàn tỉnh
(11/2015)
- Trịnh Ngọc Huy (2016): Đẩy mạnh hợp tác quốc tẾ trong đào tạo nguôn nhân lực đáp ứng yêu cẩu phát triển ngành Nội vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước (3/2016)
- ThŠ Lê Khánh Lộc (2016): Một vài kinh nghiệm quản lý sinh viên quốc
té tai Ky túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyễn, Tạp chí Lý luận Chính trị &
Tuyền thông (Số tháng 6/2016)
Các công trình nêu trên đều có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về vai
trò quan trọng hợp tác quốc tế phục vụ cho mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, tạo uy tín quốc tế đối với các trường đại học Việt Nam nhằm thu hút, hấp
dẫn lưu học sinh nước ngoài đến học Thông qua đó cần coi trọng công tác quản lý lưu học sinh, cũng như việc theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của họ, tuy nhiên việc phân tích, đánh giá hiện trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản công tác quản lý lưu học sinh Lào tại Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì chưa có công trình nào được công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu —
Muc dich
Trên cơ sở phân tích lý luận về công tác quản lý lưu học sinh ở nội trú và thực trạng công tác quản lý lưu học sinh Lào tại Ký túc xá Học viện, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Lưu học sinh tại Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận về công tác quản lý Lưu học sinh Lào ở tại các
Trang 7- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác công tác quản lý Lưu học sinh Lào ở Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản công tác quản lý lưu học sinh Lào tại Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyện hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tuy tên đề tài đề cập đến công tác quản lý lưu
học sinh nước ngoài, nhưng do đặc thù ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
hiện nay chỉ đào tạo lưu học sinh Lào, nên đối tượng nghiên cứu tập trung nghiên cứu về Công tác quản lý lưu học sinh Lào ở Ký túc xá Học viện
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý Lưu học sinh Lào ở Ký túc xá Học viện giai đoạn từ 2011 - 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng trong quá trình triển khai luận án: Phương pháp Thống kê; Phân tích - Tổng hợp; phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh
6 Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra giải pháp, kiến nghị quản lý Lưu học sinh Lào hiệu quả hơn
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa công tác quản lý Lưu học sinh nước ngoài,
chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học đề có đề
xuất các giải pháp quản lý Lưu học sinh nước ngoài | - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các trường đại học khác đang quản lý Lưu học sinh Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý giáo dục
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chuong 1: Công tác quản lý Lưu học sinh nước ngoài ở các trường đại
học |
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Lưu học sinh Lào ở Ký túc xá
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 8Chương 1:
MOT SO VAN DE LY LUAN VE CONG TAC QUAN LY LƯU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Quản lý giáo dục * Quan ly
Nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của Các Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiễn hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng có một sự chỉ dao dé điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ -
sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”!
Còn theo Harol Koontz: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo Sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của tô chức
Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của tổ chức Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của
mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất
Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại một tác phẩm riêng nào về quản lý,
nhưng bằng những lời dạy của Người, đặc biệt qua tác phâm “Sửa đổi lối làm việc”, viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, “Ngực trung nhật ký” viết năm 1942 - 1943, và một số bài nói; Đặc biệt là tắm gương đạo đức ứng xử của
Người trong suốt cuộc đời, Người đã tạo nên một tập “Đại thành” về quản lý Với Hồ Chí Minh: Quản lý là sự “đi thức tỉnh tâm hồn” con người (mỗi con người đều có cái thiện, cái ác trong người, ta phải làm thế nào cho phần thiện tốt tươi như hoa mùa xuân và phần xấu mát dần đi); Quản lý phải đúng và khéo; Quản lý phải cần song phải cân (Cần là siêng năng, cần là can than)
Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, xuất phát từ các góc độ khác nhau cũng đã đưa ra những khái niệm quản lý:
! C Mác và Ph Ang-ghen (2002): Toàn tập, tập 23, tr 532, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ? Harol Koontz (1993): Những vấn đề cốt yếu của quản lý, tr.57, NXB khoa học - Kỹ thuật
Trang 9Xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý), trong tổ chức - nhằm làm cho tô chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức”Š
Một xu hướng nghiên cứu phương pháp luận quản lý ở Việt Nam trong cuốn “Khoa học quản lý” của nhiều tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí cho răng: “Hoạt động quản lý nhăm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra tính đến trạng thái có chất lượng mới”? Quản lý về bản chất bao gồm quá trình “quản” và quá trình “lý” “Quản” là coi sóc giữ gìn, duy trì sự ổn định của hệ thống “Lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới, tạo ra sự phát triển của hệ thống Hệ thống ổn định mà không phát triển tất yếu sẽ suy thoái Hệ thống phát triển mà không ổn định tất yếu sẽ dẫn đến rỗi ren Quản lý nhằm ngăn chặn mọi sự suy thoái và rỗi ren Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tô chức dễ trì trệ, tuy nhiên nếu chỉ quan tâm tới việc “lý” tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mới mà không đạt nền tảng của sự ổn định, thì sự phát triển của tổ chức không bền vững Trong “quản” phải có “lý” trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ thông ở thế cân bằng động Hệ thống vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả mong muốn tương tác giữa các yếu tố bên trong với các nhân tố bên ngoài
Qua các định nghĩa của các nhà kinh điển, các tác giả nêu trên với
nhiều bình điện khác nhau chúng ta có thê khái quát khái niệm quản lý như
sau: Quản lý là hoạt động có ý thức nhằm đạt được mục tiêu và đem lại hiệu
quả cao nhất trong mối quan hệ giữa chủ thé quan lý và khách thé quan ly Chủ
thể quản lý là con người và có cơ cấu tô chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của khách thể quản lý Khách thể quản lý là đối tượng chịu sự điều khiến, tác động của chủ thể quản lý bao gồm con người, các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy nhân t6 con người thông qua các giải pháp dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - điều khiển, công tác phối hợp và kiểm tra đánh giá Quản lý vừa là khoa học
vừa là nghệ thuật Là khoa học vì nó là những tri thức được hệ thống hóa và là
3 Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004): Cơ Sở khoa học quản lý, tr.1, Tài liệu dành cho học viên cao học QLGD, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 10đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản lý là khoa học nghiên cứu, lý giải các mối quan hệ, đặc biệt là mỗi quan hệ giữa chủ và khách thể quản lý Là nghệ thuật bởi nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo, tính tế và linh hoạt trong việc sử dụng những kinh nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã được đúc kết nhăm tác động một cách có hiệu quả nhất tới khách thể quản lý
Như vậy, quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực có một hệ thống lý luận riêng: các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm cho hệ thống Cho nên khi đưa các định nghĩa về quản lý, các tác giả thường ăn với các loại hình quản lý cụ thể hoặc phụ thuộc
nhiều vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu của mình Nhưng, bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân, của một
doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp đến một tập thể nhỏ như tô
chuyên môn, tổ sản xuất, bao giờ cũng có hai phân hệ: người quản lý và đối tượng được quản lý Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung Vì vậy, những nhà quản lý phải luôn luôn mềm dẻo, linh hoạt để vận dụng những nguyên tắc quản lý khác nhau trong từng lĩnh vực và tình huống cụ thể cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất
* Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tỉnh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội lồi người khơng
ngừng tiến lên”
Quản lý giáo dục là hoạt động quản lý về lĩnh vực giáo dục “Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục cũng được quản lý trên bình diện thực tiền ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức mới hình thành Sự ra đời của các cơ sở giáo dục trong các thành bang Hy Lạp cô mà ngày nay có thé
gọi là “nhà trường” là một bước tiến lớn trong quản lý giáo duc”
Ngày nay, cũng như trong bất cứ loại hình quản lý nào cũng đều có sự quản lý của nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục là quản lý theo
ngành do một cơ quan Trung ương đại điện cho nhà nước là Bộ Giáo dục và
5 Pham Viét Vuong (2011): Giáo đục học, tr.9, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
Š Nguyễn Quốc Chí (2004): Những sơ sở lý luận quản lý giáo dục, tr.2, Tập bài giảng, H.,
Trang 11é
a
Đào tạo thực hiện Đó là việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo của đất nước tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao của nước nhà nhằm thực hiện xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại đồng thời không ngừng nâng cao trình độ dân trí cũng như tạo dựng cho thế hệ trẻ có được bản lĩnh, niềm tin, tình yêu đất nước, hoài bão trong cuộc sống và có được những phẩm chất, đạo đức trong sáng Quản lý giáo dục cũng là một khái niệm rộng, nếu xét về bộ máy thì quản lý giáo dục có cả một bộ máy từ Bộ (Trung ương) đến Sở (các tỉnh) đến Phòng Giáo dục (các quận - huyện)
Tuy theo các cách tiếp cận khác nhau mà quản lý giáo dục cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo tác giả: M.I Kônđacốp thì: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện
pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính nhằm đảm bảo sự
vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng””
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với qui luật của chủ thé quan ly, nhằm
làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng
Thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam Mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chat”
Theo tac gia Dang Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhăm thúc đây mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”?
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ Việc quản lý nhà trường phổ thông (có thể mở rộng ra là việc quản lý giáo dục nói chung) là quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác dé dần dẫn tiễn tới mục tiêu giáo dục”,
7 M.I Kônđacốp (1997): Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo đục, tr.8, Trường, Cán bộ Quản lý Giáo giục
Hà Nội
8 Nguyễn Ngọc Quang (1984): Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, tr.12, Trường Cán bộ Quản lý
Giáo giuc, Ha Ndi
Trang 12Theo Nguyén Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của n án,
Có nhiều tác giả khác quan niệm: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm thúc đây mảng công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Bên cạnh đó có tác giả cho quản lý giáo dục là quản lý Trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo
đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh
Từ các quan điểm trên có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản
lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dan, các cơ
sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đây mạnh công tác giáo dục và đào tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời luôn coi trọng giáo dục, Người đã dày công chỉ đạo và xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển trong sự gắn bó với
quá trình bảo vệ đất nước, xây dựng nền văn hóa mới, nền kinh tế mới Với sự
chỉ đạo của Người, Việt Nam đã xây dựng nhanh được nền giáo dục toàn dân,
quán triệt tính dân tộc, tính đại chúng, tính nhân văn, tính khoa học Với mục tiêu cao cả là phát triển giáo dục vì lợi ích của đất nước, lợi ích của người học
Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở lý luận cho
đường lối chính sách giáo dục, cho sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam,
cho việc phát triển Nhà trường Tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho quan
điểm hành động của mỗi cán bộ giáo dục từ người điều hành vĩ mô, người làm
chính sách giáo dục, người quản lý Nhà trường đến mỗi thầy cô giáo trên bục giảng Do đó công tác quản lý giáo dục càng cần được coi trọng
Đối với cấp vĩ mô đó là quản lý một nên/hệ thông giáo dục:
ti Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004: Lý luận đại cương về quan ly, tr.1, Tập bài giảng khoa Su phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội
Trang 13Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thé quan ly dén tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ
mà xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục ”
Đối với cấp vi mô đó là quản lý một nhà trường:
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể
giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất
lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường ?
Nói một cách khái quát: Quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội, đồng
thời là một đạng lao động đặc biệt, mà những nét đặc trưng của nó là tính tích
cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra có
kết quả là sự cải biến hiện thực Do đó chủ thể quản lý phải biết sử dụng không
chỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý nhằm đảm bảo sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình quản lý |
Bản chất của quản lý giáo dục là vì lợi ich phat triển của giáo dục, nhằm
mục tiêu tối ưu là hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục, đối
tượng và chủ thê giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Đối tượng của quản lý giáo dục là: Hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống quản lý giáo dục, các quan hệ quản lý, các đối tượng của quản lý là cấp đưới,
tập thể và cá nhân giáo viên và học sinh Ÿ
Chính sách quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 14 của
luật giáo dục năm 2005 là: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn
nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất
1 Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Cơ Sở khoa học quản ly, tr.36, Tài liệu dành cho học viên cao học Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, 1996/2004
13 Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004): Cơ Sở khoa hoc quan ly, tr.38, Tài liệu dành cho học viên
cao học Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội
4 Tran Kiểm (2008): Những vấn đề cơ bản của khoa học quản Ïÿ giáo dục, tr.18, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội
Trang 14lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp QLGD, tăng cường quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục
Quản lý giáo dục có những đặc trưng sau đây:
- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản
lý giáo dục không phải dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm, cũng như không được phép tạo ra phế phẩm
- Quản lý giáo đục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm so với lao động xã hội nói chung
- Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính
thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển
- Giáo đục là sự nghiệp của quần chúng, quản lý giáo dục phải quán triệt quan điểm vì quần chúng '
Tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý mà quản lý giáo đục có nhiều cấp độ khác nhau cả về tầm vĩ mô và tầm vi mô Ở tầm vĩ mô, người ta thường nói đến quản lý hệ thống giáo dục quốc dân ở tầm quốc gia, trong phạm vi một cơ sở giáo dục, người ta thường nói đến quản lý Nhà trường hay còn gọi là quản lý Trường học
1.1.2 Quản lý trường đại học * Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt trong một hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát
triển của xã hội loài người”
Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển và thời đại Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng tổ
chức các hoạt động giao lưu trong thực tiễn làm cho nhân cách học sinh, sinh
viên được hình thành, tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn, giá
trị xã hội và thời đại
Tại Điều 48, Luật Giáo dục năm 2005 quy định Nhà trường trong hệ
thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
1 Nguyễn Đức Trí (2002): Quản lý đào tạo trong nhà trường, tr.1, Bài giảng cao học chuyên ngành Quản lý
giáo dục ; - ! Nguyễn Mạnh Cường (2008): Phát triển nhà trường Trung học phô thông ở Việt Nam theo quan diém nha trường hiệu quả, Luận án tiên sĩ Quân lý Giáo dục
Trang 15- Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây đựng cơ sở vật
chất, đảm bảo kinh phí cho nhiệm vụ chỉ thường xuyên
- Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động
- Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước |
Trong hệ thống giáo dục quốc đân thuộc mọi loại hình đều được thành
lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nhà trường là thiết chế xã hội, là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội
thực hiện chức năng tát tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển
của xã hội bằng các con đường giáo dục cơ bản
Trong nhà trường, lực lượng quyết định của nhà trường là người đạy, nhân tố trung tâm nhất là người học Do vậy, để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, mọi hoạt động trong nhà trường đều phải xoay quanh đối tượng
là người học Hay có thể nói, quản lý nhà trường là tác động có ý thức, có
kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và
cán bộ, đến tất cả các mặt khác của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất sứ
mạng của nhà trường
Quản lý nhà trường là một hoạt động quản lý trong một trường học mà
ở đó thực hiện quá trình giáo dục và đào tạo bao gồm hoạt động dạy - học và các điều kiện liên quan nhằm đạt được mục tiêu, sứ mệnh đề ra của một nhà một trường học ngoài việc xây dựng và thực hiện sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hoạt động quản lý còn bao gồm việc xây dựng và
thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp đối với mỗi một môn học cụ
thé, xây dựng chương trình, giáo trình, ngành học, xây dựng đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh, sinh viên
Trang 16vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”,
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”?
Quản lý Nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi Nhà trường Đó là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý
giáo dục đề đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của
đất nước
Như vậy, quản lý Nhà trường là một khoa học được thực hiện trên những
quy luật chung của khoa học quản lý, đồng thời có nét đặc thù riêng Đó cũng là những nét quy định của bản chất của sự lao động Lao động ở môi trường giáo dục là lao động sư phạm của người giáo viên mà đối tượng tác động chính
là học sinh Học sinh vừa là chủ thể, khách thể của hoạt động dạy và hoạt động
Sản phẩm đảo tạo của Nhà trường chính là nhân cách, phẩm chất Nói cách khác quản lý Nhà trường chính là quá trình tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh một cách khoa học, có hiệu quả, đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Vậy bản chất của quản lý Nhà trường là quản lý hoạt động dạy và hoạt động học, tức là tác động làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tiến tới
hoàn thành mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo trên phạm vị của một Trường
Các lĩnh vực quản lý của nhà trường
- Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học (quản lý quá trình đào tạo) - Quản lý giáo viên với hoạt động dạy
- Quản lý sinh viên với hoạt động học
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện đảm bảo cho sự hoạt
động của nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đề ra * Quản lÿ trường đại học
Quản lý trường đại học là một hoạt động quản lý nhà trường nhưng là một loại hình cụ thể — đó là trường đại học, trong đó bao gồm hoạt động cơ
'8 Pham Minh Hạc (2003): Một số vấn đề về giáo đục và khoa học giáo dục, tr.71, Ñxb Giáo dục, Hà Nội
!® Nguyễn Ngọc Quang (1997): Những khái niệm cơ bản về quan lý giáo đục, tr.34, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội
Trang 17- bản là dạy và học và những vấn đề chung của nhà trường như đã trình bày ở phần trên Quản lý trường đại học là quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, quan hệ quốc tế, quản lý sinh viên , tổ chức và nhân
sự, tài chính, cơ sở vật chất Hiện nay có rất nhiều loại hình trường đại học,
bao gồm: công lập, bán công, dân lập và tư thục Trong tương lai không xa sẽ
có những trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên dù loại hình gì thì trường đại học phải chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của uỷ ban nhân dân
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở Cơ quan chủ
quản của trường đại học phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước đối với trường đại học Hoạt động quản lý của trường đại học phải dựa trên cơ sở của Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học, chiến lược phát triển
giáo dục của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và những quy định của pháp luật Mỗi một trường đại học đều phải có quy chế về tổ chức và hoạt động của trường dựa trên những quy định của
cơ quan chủ quản nhằm xác định chức năng, nhiệm vụ, cơ cầu tô chức
của trường và của các đơn vị thuộc trường cũng như trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo nhà trường nhằm làm cho bộ máy tổ chức của trường
hoạt động hiệu quả đạt được mục tiêu và sứ mệnh đề ra
1.1.3 Quản lý lưu học sinh nước ngoài * Quản lý sinh viên
Sinh viên là những người học trong các trường đại học và cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân Quản lý sinh viên là quản lý các hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên trong thời gian học tập tại trường Sinh viên 1a nhan vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập đó
Trong mỗi trường đại học và cao đẳng, liên quan đến quản lý sinh viên
gồm hai hoạt động chính là học tập và rèn luyện, trong mỗi hoạt động đó có
những quy chế cụ thể của cơ quan quản lý giáo dục cao nhất là Bộ Giáo dục và
Đào tạo để các trường và sinh viên thực hiện: Quy chế đào tạo, Quy chế học sinh, sinh viên
Như vậy quản lý sinh viên là hoạt động quản lý mà chủ thé quản lý là nhà trường (đại học-cao đẳng) và đối tượng quản lý là sinh viên trên cơ sở thực
Trang 18giáo dục mà cụ thê là triển khai và thực hiện tốt các quy chế, quy định của Bộ
Giáo dục và Đảo tạo áp dụng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng
* Quản lý sinh viên nội trú
Sinh viên nội trú là sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện đang ở trong khu nội trú (ký túc xá) của Trường Quản lý sinh viên nội trú cũng dựa trên các Quy chế, Nội qui của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường và dựa trên Quy chế công tác học sinh,
sinh viên nội trú, do phòng quản lý Ký túc xá (đây là cách thống nhất tên gọi chung cho nhiều cách đặt tên khác nhau tùy theo từng trường như: Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm nội Nội trú, ) là chủ thể trực tiếp trong quản lý
Hàng năm, phòng Quản lý Ký túc xá thực hiện việc tiếp nhận sinh viên vào ở nội trú theo đúng quy trình cấp trên qui định Tuy nhiên, số lượng sinh viên thường tăng lên hàng năm Trong trường hợp sinh viên có nguyện vọng va đăng ký vào ở nội trú lớn hơn khả nắng tiếp nhận của Ký túc xá thì thứ tự ưu tiên theo đối tượng như sau:
1 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương
binh bệnh bính, người hưởng chính sách như thương bình, SV khuyết tật
2 Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng
chính sách thương binh, con của người có công
3 Sinh viên có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn
4 Người cha hoặc người mẹ là dân tộc thiểu số
5 Con mồ côi cả cha lẫn mẹ
6G Sinh viên là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của nhà nước
7 Sinh viên nữ
8 Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động do Nhà trường, Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức”
? Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tao về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 4, tr.4
Trang 19Sinh viên nội trú phải chịu sự quản lý của Nhà trường, của phòng Quan lý Ký túc xá và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nội qui, Quy chế ký túc xá hiện hành của Nhà trường
* 1w học sinh `
Lưu học sinh nước ngoài là sinh viên của quốc gia khác đến theo học tại các trường đại học và cao đăng của Việt Nam
Theo Thông tư số 445-lưu học sinh Lào-QL ngày 7/2/1963 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc thống nhất danh từ các loại lưu học sinh thì Thủ tướng
Chính phủ quy định cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý các
loại lưu học sinh bao gồm:
- Học sinh trung cấp chuyên nghiệp,
- Sinh viên đại học,
- Bỗ túc sinh,
- Nghiên cứu sinh,
- Thực tập sinh khoa học
TAt cả năm loại này đều gọi tắt là lưu học sinh Các loại lưu học sinh nói
trên đều thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý
Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Quản lý
người nước ngoài học tập tại Việt Nam (Kèm theo Thông tu số 03/2014/TT-
BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo) qui định người nước ngoài học tập tại Việt Nam bao gồm: học sinh tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phố thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên cao
đăng, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học
viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh (gọi chung là lưu học sinh)
Quy chế cũng xác định rõ đối tượng là người nước ngoài học tập tại Việt
Nam bao gồm:
Thứ nhất, Lưu học sinh Hiệp định: là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định, Thỏa thuận giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức
quốc tế và được Chính phủ Việt Nam cấp học bồng;
Thứ hai, Lưu học sinh học bỗng khác: là lưu học sinh người nước ngoài
Trang 20Thứ ba, Lưu học sinh tự túc: là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài và kinh phí học tập, đào tạo không sử dụng các nguồn học bổng như các đối tượng đã nêu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp nhận chủ yến Lưu học sinh Lào
thuộc diện Hiệp định vào học tập tại Nhà trường và đối tượng tiếp nhận là Lưu -
học sinh Lào ở trình độ học đại học và sau đại học 4 Đồng thời, Quy chế này cũng qui định:
- Cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh bao gồm các cơ sở giáo dục phố thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học
- Cơ sở phục vụ lưu học sinh là các cơ sở nội trú được phép tiếp nhận
người nước ngoài vào sinh sống trong thời gian học tập tại Việt Nam
Vì vậy, càng khẳng định được vai trò quan trọng của Ký túc xá trong công tác quản lý lưu học sinh nước ngoải đến Việt Nam học tập
Lưu học sinh nội trú
Lưu học sinh nội trú là những lưu học sinh người nước ngoài đang học tập tại Trường và ở trong Ký túc xá của Trường |
Trước đây, lưu học sinh nước ngoài đến Việt Nam học tập chủ yếu là các ngành đặc thù như Tiếng Việt, Văn hoá Việt Nam và hầu hết do chế độ cử đi học từ phía nước ngoài Nhưng hiện nay, do thành quả phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà nhu cầu người nước ngoài đến
tìm hiểu, đầu tư tại Việt Nam ngày một nhiều hơn kéo theo nhu cầu học tập của
lưu học sinh nước ngoài tại các trường đại học đã bắt đầu có chiều hướng phát triển Bên cạnh đó là sự hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam voi Chính phủ các nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sự nỗ lực của một số trường đại học đang nâng dần chất lượng đào tạo của mình và tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các nước cũng thu hút số lượng đáng kế lưu
học sinh nước ngoài đến học tại Việt Nam
Thực tế đó đồi hỏi nhà trường phải có sự quản lý lưu học sinh nước ngoài về mọi mặt trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Việt Nam Cũng như sinh viên Việt Nam học trong các trường đại học và cao đẳng, lưu học sinh nước ngoài cũng phải chịu sự quản lý của nhà trường về hai hoạt động chính là học tập và rèn luyện, trong mỗi hoạt động đó có những quy chế cụ thể của cơ
Trang 21quan quan ly giao duc cao nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo để lưu học sinh nước
ngoài thực hiện Hai loại quy chế đó gọi tắt là Quy chế đào tạo và Quy chế
học sinh, sinh viên Đối với lưu học sinh nước ngoài có thêm Quy chế Công tác
người nước ngoài học tại Việt Nam Như vậy có thể tóm tắt rằng quản lý lưu
học sinh nước ngoài là hoạt động quản lý mà chủ thể quản lý là nhà trường và đối tượng quản lý là lưu học sinh nước ngoài trên cơ sở thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế Quản lý lưu học sinh nước ngoài là
quản lý các hoạt động học tập và rèn luyện của lưu học sinh nước ngoài trong
quá trình học tập tại trường Sinh viên nước ngoài sẽ là động lực thúc đây quá trình đào tạo của trường đại học, cao đẳng cũng như đóng góp trong việc nghiên cứu khoa học, công nghệ, đối ngoại, hợp tác song phương với nước ngoài của trường đại học nói riêng và của Việt Nam nói chung đồng thời lưu học sinh nước ngoài như là mốc so sánh và tăng cường cọ xát tư duy cho sinh viên Việt Nam Do yếu tổ là người nước ngoài nên các cơ sở đào tạo cần phải có những giải pháp quản lý và giúp đỡ họ một cách tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam
Quyên lợi và trách nhiệm của lưu học sinh
Quyên lợi:
Căn cứ Điều 16 Quy chế Quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo), lưu học sinh có các quyền lợi:
- Được đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam
- Được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh
- Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh
- Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục, phục vụ lưu học sinh tổ chức
- Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do cơ sở giáo dục tổ chức như đối với công dân Việt Nam
- Được thị, kiểm tra, bảo vệ khóa luận, đồ án, luận án tốt nghiệp, nhận
Trang 22- Được về nước nghỉ hè, nghỉ lễ, được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam; được nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc nghỉ để chữa bệnh khi có sự đồng ý của cơ sở giáo dục
- Lưu học sinh Hiệp định được cấp học bổng và các chế độ khác theo
Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo và quy định hiện hành của Việt Nam
- lập thể lưu học sinh cùng một nước, cùng học tại một cơ sở giáo dục hoặc cùng sinh hoạt trong một ký túc xá được cử đại diện để quản lý mọi mặt đối với lưu học sinh của nước mình, làm đầu mối liên hệ với cơ sở giáo dục
hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh để giải quyết những việc có liên quan đến tập
thê lưu học sinh nước mình
Trách nhiệm:
Điều 17 Quy chế này qui định trách nhiệm của lưu học sinh:
- Tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tôn trọng phong tục, tập quán Việt Nam
- Thực hiện Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam,
Quy chế đào tạo, Điều lệ nhà trường đối với từng cấp học và trình độ đào tạo
đo Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành; Quy chế, Nội quy học tập, sinh hoạt do cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh quy định
- Cập nhật đầy đủ thông tin, báo cáo vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử
quản lý lưu học sinh theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này
- Thực hiện quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong trường hợp lưu học sinh làm việc hoặc làm thêm tại Việt Nam
- Thực hiện đúng quy định và mục đích nhập cảnh vào Việt Nam học tập
- Quan hệ hữu nghị với công dân Việt Nam và lưu học sinh các nước
khác
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục, cơ sở phục vụ lưu học sinh
1.1.4 Quản lý hru học sinh nước ngoài ở Ký túc xá
Quản lý lưu học sinh nước ngoài ở Ký túc xá là nội dung, cách thức giải
quyết vấn đề lưu học sinh nội trú của Nhà trường, đồng thời phối hợp cùng
những lực lượng ngoài Nhà trường có liên quan đến lưu học sinh nội trú nhằm
góp phần giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách của lưu học sinh nước ngoài theo yêu câu, mục tiêu đảo tạo
Trang 23Chu thé chính thực hiện quản lý lưu học sinh nội trú là phòng Quản lý
Ký túc xá, chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong Nhà
trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, các khoa, phòng, ban chức
năng, chính quyền địa phương nhằm thực hiện các biện pháp quản lý do mình
boạch định đối với đối tượng chịu quản lý là lưu học sinh nội trú theo yêu cầu
của công tác này
Để đạt các mục tiêu quán lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích lệ động viên, dẫn dắt, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý vào
mục tiêu đã được xác định trước thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ
quản lý
Như vậy, quản lý lưu học sinh nội trú chính là một loại công cụ quản lý,
là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt động, từng bước đưa lưu học
sinh đi đến mục tiêu của công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá Nhà trường
1.2 Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở trường đại học 1.2.1 Vị trí, vai trò của công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài
Sinh viên nói chung và lưu học sinh nói riêng là nhân vật trung tâm trong
các học viện, đại học, các trường đại học, cao đẳng Trọng tâm hoạt động của
bộ máy chính quyền, các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội Sinh viên trong nhà trường
dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo duc và Đào tạo cùng với sự phối hợp chặt chẽ của
các Ban, Ngành ở Trung ương, của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương
đều hướng vào nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các trường là giáo dục,
rèn luyện sinh viên
Trong ba thập kỷ qua, hệ thống đại học Việt Nam đã có một bước phát triển vô cùng ngoạn mục về số lượng các trường được thành lập, về số lượng sinh viên, về sự đa đạng hóa các loại hình đào tạo, về các chương trình liên kết
hợp tác quốc tế, về mở rộng các chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội Chất lượng đào tạo cũng ngày một nâng cao, nhiều ngành đào tạo đã đạt chuẩn và có uy tín quốc tế Có thể nói trong xu thế quốc tế hóa giáo dục hiện nay thì thu hút sinh viên quốc tế là thước đo thành công Sinh viên nước ngoài
đến du học tại Việt Nam ngày càng tăng, một mặt, tạo ra triển vọng cho các
trường đại học trong nước đạt chuẩn mực quốc tế, tức là nói đến những giá trị
được thừa nhận rộng rã Mặt khác, số lượng lưu học sinh nước ngoài đến học
Trang 24công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài theo những chuẩn mực đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới
Một vấn đề luôn được các trường đại học đặt ra là chất lượng đào tạo về nhiều mặt như trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, lối sống, các kỹ
năng Nếu như có các giải pháp công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài tại trường (trong đó có công tác quản lý ký túc xá) một cách khoa học thì sẽ nâng
cao được chất lượng đào tạo đối với lưu học sinh nước ngoài nói riêng và chất
lượng đào tạo toàn trường nói chung, đảm bảo tình hình an ninh — xã hội và nâng cao vai trò hợp tác quốc tế của các trường đại học và của Việt Nam nói chung Vì vậy, công tác quản lý lưu học sinh ở ký túc xá được khẳng định là một trong những công tác trọng tâm của Nhà trường để lưu học sinh nước ngoài được thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và lưu học sinh trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt, nhằm thực hiện mục tiêu là đào tạo con người phát triển toàn điện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, sớm có khả năng đáp ứng, thích nghi với yêu cầu thực tiễn trong nước và thế giời hiện nay Làm tốt công tác quán lý quản lưu học sinh nói riêng và sinh viên nói chung có ý nghĩa tiên quyết đối với việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường
| Sinh viên nước ngoài sẽ là động lực thúc đây quá trình đào tạo của trường đại học, cao đẳng cũng như đóng góp trong việc nghiên cứu khoa học, công nghệ, đối ngoại, hợp tác song phương với nước ngoài của trường đại học
nói riêng và của Việt Nam nói chung đồng thời lưu học sinh nước ngoài như
là mốc so sánh và tăng cường cọ xát tư duy cho sinh viên Việt Nam góp phần nâng cao khả năng, năng lực và trí tuệ để có thể đủ sức làm chủ nền khoa học, cộng nghệ hiện đại của đất nước sau này
Do yếu tố là người nước ngoài nên các cơ sở đào tạo cần phải có
những giải pháp quản lý và giúp đỡ họ một cách tốt nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập của lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam, cũng như những giải pháp giáo dục họ thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các quy định
khác của Trường; Bên cạnh đó công tác quản lý phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên quan
đến lưu học sinh
Công tác quản lý lưu hoc sinh góp phần hỗ trợ tích cực cho giảng dạy (thầy) và học tập (trò), cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản lý Quản
Trang 25lý lưu hoc sinh từ các khâu hành chính, giáo vụ, đến giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và tổ chức phong trào sinh viên (kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên ) sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần học tập để lưu học sinh rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao Công tác quản lý lưu học sinh có ý nghĩa quan trọng
trong việc đối mới và phát triển bền vững yếu tố con người về chất lượng nhận
thức, tri thức và hành động Quản lý lưu học sinh là mảng công tác trọng tâm của các trường đại học — cao đẳng trong việc đảm bảo kỷ cương pháp luật Nhà trường và rèn luyện lưu học sinh
Do lưu học sinh nước ngoài đến Việt Nam học tập bằng các hình thức khác nhau nên việc công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài cũng đặt ra những
yêu cầu khác nhau nhằm phục vụ lưu học sinh nước ngoài một cách đa dạng và
toàn diện
Việc tiếp nhận và quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại Việt
Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hoặc cho phép tiếp nhận Việc quản
lý lưu học sinh nước ngoài bên cạnh thực như đối với sinh viên Việt Nam thì còn có Quy chế riêng: Quy chế Quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo
1.2.2 Cơ sở pháp lý về công tác quản lưu học sinh nước ngoài ở trường đại học
1.2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài
Lưu học sinh nước ngoài học trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam trước hết họ cũng là sinh viên, là người học do vậy họ cũng chịu sự quy định của pháp luật Việt Nam, của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như đối với sinh viên Việt Nam Bên cạnh đó, do là người nước ngoài nên họ còn có những quy định riêng dành cho người nước ngoài khi học tập và sinh sống tại Việt Nam Để thực hiện tốt việc công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài, cần phải dựa trên cơ sở pháp lý thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Luật Giáo đục 2005 (qua các năm đều có sửa đổi bồ sung cho phù hợp
Trang 26Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khố XI thơng qua ngày 14/6/2005 Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực giáo dục đồng thời có những quy định mang tính nguyên tắc cho các cơ sở đào tạo, cho người học
Trong Luật Giáo dục thê hiện các nội dung liên quan đến việc công tác
quản lý lưu học sinh nước ngoài như: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” (Điều 16) : “Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo đục khác” (Điều 19);
“Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước chia rễ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã
hội” (Điều 20); Người học phải “Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường” (Điều 85);
Luật Giáo dục cũng nêu rõ quyền của người học: “được nhà trường, cơ sở
giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về _ việc học tập, rèn luyện của mình” (Điều 86) Đây là một nội dung quan trọng liên quan nhiều đến công tác sinh viên nói chung và lưu học sinh nước ngoài
nói riêng
— Ngoài ra Luật còn quy định về các hành vi người học không được làm
như: “người học không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển
sinh; không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự đối với cán bộ, giáo viên và
người học khác; không được gầy rỗi an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng” (Điều 88) Vấn đề này liên quan đến công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, công tác an ninh, trật tự an toan cho SV
Luật Giáo dục cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài cũng như khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo
dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong học tập
và nghiên cứu khoa học (Điều 108, 109) và đây là tiền đề để các trường phải
chủ động trong việc quản lý lưu học sinh nước ngồi nói chung và cơng tác lưu
học sinh nước ngoài nói riêng; _
Khen thưởng và kỷ luật là hai vấn đề chính trong công tác sinh viên cũng
được Luật Giáo dục đề cập như: “người học có thành tích trong học tập, rèn
luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng ”(Điều 116), người nào có một trong các hành vi sau đây thì bị xử lý
Trang 27vi pham: “ Lam hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử ; Gây rối, làm
mất an nỉnh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác ” (Điều 118) Đối
với lưu học sinh nước ngoài công tác thi đua khen thưởng được Luật đặt ngang
bằng với sinh viên Việt Nam vì họ cũng là đối tượng người học và trong thực tế áp dụng họ còn được khuyến khích hơn để bù đắp về yếu tố tỉnh thân
- Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy
Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo Quy chê này quy định quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên; nội dung công tác học sinh, sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý; thi đua, khen thưởng và kỷ luật Quy chế
này áp dụng đối với học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học,
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
Đây là một quy chế quan trọng nhất trong các trường đại học, cao dang va trung cap chuyén nghiép hệ chính quy về công tác học sinh sinh viên, là câm nang cho cán bộ quản lý và sinh viên trong các trường thực hiện
Nội dung chính của Quy chế gồm có chương quy định về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (Điều 4, Điều 5 và Điều 6) trong đó nêu: + Quyền của HSSV; + Nghĩa vụ của HSSV; + Các hành vi HSSV không được làm | + Chương quy định nội dung công tac HSSV (Điều 7 đến Điều 12): + Công tác tổ chức hành chính + Công tác tổ chức, quản lý học tập và rèn luyện của HS SV + Công tác y tế, thé thao + Thực hiện các chế độ, chính sách đốivớiH§SV + Thực hiện cơng tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội
+ Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú
Chương quy định hệ thống tổ chức, quản lý (Điều 13 đến Điều 17) trong
đó có:
Trang 28+ Trách nhiệm của Hiệu trưởng
+ Don vị phụ trách công tác HSSV
+ Giáo viên chủ nhiệm
+ Lớp học sinh, sinh viên
Chương quy định thi đua, khen thưởng và kỷ luật (Điều 18 đến Điều 24) trong đó có: + Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng + Trình tự, thủ tục xét khen thưởng + Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm + Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật
+ Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật
+ Cơ cấu tô chức và nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ
luật HSSV
+ Quyền khiếu nại về thi đua khen thưởng
Đối với lưu học sinh nước ngoài, bên cạnh việc thực hiện công tác sinh
viên về cơ bản như sinh viên Việt Nam, công tác lưu học sinh nước ngoài có
thêm một số công việc khác mang tính chất đặc thù đối với lưu học sinh nước
ngoài mà Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam quy định - Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Namđược ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Quy chế này quy định việc tiếp nhận và quản lý đào tạo
đối với người nước ngoài học tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp
nhận hoặc cho phép tiếp nhận
Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là công dân nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và thực tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân của Việt Nam bao gồm học sinh chuyên nghiệp, sinh viên cao đăng, sinh viên đại học, học viên sau đại học Như vậy công tác lưu học sinh nước ngoài về cơ bản giống như sinh viên Việt Nam tại các cơ sở đào tạo và có thêm một số công tác đặc thù mà Quy chế này quy định như: |
Hồ sơ lưu học sinh nước ngoài
Thủ tục tiếp nhận Chế độ tài chính
Trang 29Chế độ học lưu ban
Chế độ nghỉ học
Ngoài ra Quy chế cũng quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục có tiếp
nhận đào tạo lưu học sinh nước ngoài theo Hiệp định, lưu học sinh nước ngoài
tự túc; trách nhiệm của cơ sở quản lý, phục vụ lưu học sinh nước ngoài như chịu trách nhiệm về mặt đời sống vật chất, sinh hoạt của lưu.học sinh nước ngoài thuộc phạm vi quản lý Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời các việc liên quan đến lưu học sinh nước ngoài thuộc phạm vi quản lý
Bên cạnh Quy chế Học sinh sinh viên số 42 về công tác học sinh sinh viên, Quy chế này có một chương quy định nhiệm vụ và quyền của Lưu học sinh (lưu học sinh nước ngoài) và một chương khen thưởng và kỷ luật
Như vậy hiện nay để thực hiện tốt công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài cần phải nắm bắt chặt chẽ hai Quy chế vừa nêu, đây là hai quy chế gần gũi với người quản lý và áp dụng hàng ngày cho lưu học sinh nước ngoài Đối
với lưu học sinh nước ngoài học theo Hiệp định thì cần phải năm bắt Thông tư 120/2012/TT-BTC ngày 24/7/2006 của Bộ Tài chính quy định về chế độ suất
chỉ đào tạo đối với sinh viên Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam
- Thông tư 120/2012/TT-BTC ngày 24/7/2006 của Bộ Tài chính quy định
về chế độ suất chỉ đào tạo đối với sinh viên Lào và Campuchia (diện Hiệp định)
học tập tại Việt Nam (Ngày 24/9/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
140/2014/TT-BTC v/v sửa đổi một số điều của Thông tư số 120/2012/TT-BTC
và nội dung chủ yếu là tăng mức chi cho lưu học sinh Lào, Campuchia học tập tại Việt Nam)
Trong công tác lưu học sinh nước ngồi, Thơng tư này quy định chế độ
suất chi đào tạo sinh viên Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam theo Hiệp
định và Biên bản thoả thuận ký kết hàng năm về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia
Đây là Thông tư liên quan đến toàn bộ chế độ về đào tạo của sinh viên
Lào và sinh viên Campuchia, một mảng trong công tác lưu học sinh nước ngoai
và là một vấn đề chính của lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền Do Thông tư liên quan đến quyền lợi trực tiếp của sinh viên do
Trang 30sinh nước ngoài, tránh sự hiểu nhầm, thắc mắc, kiện tụng ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên và ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế -
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác
Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại
học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Đào tạo) Quy chế này quy định nội dung đánh giá , căn cứ đánh giá, thang
_ điểm, khung điểm, phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện
của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp (gọi tắt là Quy chế rèn luyện) Trong nội dung công tác sinh viên thì công tác tổ chức, quản lý việc rèn luyện của sinh viên là một vấn đề chính Quy
chế này vừa là nội dung để sinh viên phấn đấu rèn luyện vừa là tiêu chí để đánh
giá sinh viên và trong việc rèn luyện thì lưu học sinh nước ngoài được áp dụng
như đối với sinh viên Việt Nam
Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-
BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Quy chế này quy định rõ trách nhiệm và quyền bạn của các trường trong việc tổ chức quản
lý khu nôi trú, quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt trong Ký túc xá Đối với lưu học sinh nước ngoài hầu hết các trường đều tạo điều kiện để lưu học sinh nước ngoài được ở nội trú, vì vậy Quy chế này cùng với Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam sẽ là văn bản hướng dẫn lưu học sinh nước ngoài thực
hiện và là văn bản để người quản lý thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài trong các cơ sở đào tạo
Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính qui (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Quy chế này quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các trường trong việc tổ chức quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú, quyền và nghĩa vụ của học
sinh, sinh viên ngoại trú trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, đi lại, sinh hoạt tại địa phương, nơi học sinh, sinh viên ngoại trú
Trang 311.2.3 Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở trường đại học
Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài trong trường đại học trước hết là công tác quản lý tương tự như đối với sinh viên Việt Nam trong các trường đại học và cao đẳng, chịu sự điều chỉnh của Quy chế Học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Tuy nhiên, do yếu tố là người nước ngồi nên cơng tác quản lý lưu học sinh nước ngoài trong trường đại học còn chịu sự quy định của Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
Tập trung vào các nội dung chính sau: * Công tác tô chức hành chính
- Tổ chức đón và tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài từ các trường Hữu
nghị, Dự bị vào học theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường,
sắp xếp bố trí vào các lớp; chỉ định người đại diện lưu học sinh nước ngoài lâm
thời của khóa học đó; làm thẻ cho lưu học sinh nước ngoài
- Tổ chức tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài vào ở tại khi nội trú theo quy
định
- Tổ chức đăng ký tạm trú cho lưu học sinh nước ngoài - Tế chức kiểm tra hộ chiếu, gia hạn tạm trú (nếu cần)
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của lưu học sinh nước ngoài - Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho lưu học sinh nước ngoài
- Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho lưu học sinh nước ngoai
* Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập va rèn luyện của sinh viên ` - Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp
loại SV cuối mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện;
xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy |
- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân lưu học sinh nước ngoài” vào đầu
khoá học, định kỳ hàng năm theo kế hoạch và cuối khóa học Tổ chức đối thoại
định kỳ giữa Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng các khoa chuyên môn trực tiếp quản lý sinh viên
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi
Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích
Trang 32- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống
cho lưu học sinh nước ngoài; tổ chức cho lưu học sinh nước ngoài tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác
- Tạo điều kiện thuận lợi cho lưu học sinh nước ngoài tham gia các tổ
chức đoàn thể trong Trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh
viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của lưu học sinh nước ngoài, tạo điều kiện cho lưu học sinh nước
ngồi có mơi trường rèn luyện, phấn đấu
- Tổ chức tư vẫn về học tập, nghề nghiệp và việc làm cho lưu học sinh
nước ngồi
* Cơng tác y tế, thể thao
- Tổ chức thực hiện công tác y tế Trường học; tổ chức khám sức khoẻ
cho lưu học sinh nước ngoài khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch,
bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho lưu học sinh nước ngoài trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ
để học tập
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho lưu học sinh nước ngoài luyện tập thé dục, thể thao; tổ chức cho lưu học sinh nước ngoài tham gia các hoạt động thê dục, thê thao
- Tạo điều kiện cho cho sinh viên nước tham gia các phong trào thi đâu thể thao với sinh viên Việt Nam cùng trường và cho lưu học sinh nước ngoài các
trường bạn, với Đại sứ quán và các tổ chức hữu nghị
* Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lưu học sinh nước ngoài
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định về học
bồng, học phí, bảo hiểm y tế và các chế độ khác có liên quan đến lưu học sinh nước ngoài
- Tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ lưu học sinh nước ngoài có hoàn cảnh khó
khăn đột xuất, ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt
* Thực hiện công tác an nỉnh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chong tội phạm
và các tệ nạn xã hội
- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn
Thành phó, các quận, huyện, các phường lân cận Trường có lưu học sinh nước
ngoài cư trú để xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn
Trang 33cho lưu học sinh nước ngoài; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến lưu học sinh nước ngoài
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an tồn giao thơng, phịng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến lưu học sinh nước ngoài; hướng dẫn lưu học sinh nước ngoài chấp hành pháp luật Việt Nam và nội quy, quy chế của ngành, của Trường
- Tư vẫn pháp lý, tâm lý, xã hội cho lưu học sinh nước ngoài
* Thực hiện công tác quán ý lưu học sinh nước ngoài nội trú, ngoại trú
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường, sinh viên Việt Nam cũng như sinh viện quốc tế đều phải chấp hành theo theo các quy chế, qui định, nội qui chung của cơ sở đào tạo Tuy nhiên, do yếu tố là người nước ngoài nên công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài trong trường Đại học có những có những nội dung riêng biệt mang tính đặc thù như:
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài
nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo quy định của
Pháp luật Việt Nam và phù hợp với Luật pháp Quốc tế Và đối với lưu học sinh
nước ngoài sống tại khu nội trú thực hiện theo Quy chế quản lý lưu học sinh
nước ngoài nội trú của Nhà trường Phòng Quản lý Ký túc xá cùng với các đơn
vị chức năng của Nhà trường có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo an ninh, trật tự nội vụ, vệ sinh tại khu nội trú
- Sắp xếp chỗ ở ban đầu cho lưu học sinh nước ngoài:
Sinh viên nước ngoài học theo Hiệp định được Nhà nước “bao cấp” về
điều kiện học tập và ăn ở, được cấp học bỗng hàng tháng và trang cấp cá nhân ban đầu như chăn màn, quần áo, giày dép, chậu rửa, vật dụng thiết yếu khác,
được trang bị về phòng ở như giường, đệm, tủ, tivi, máy tính, tủ lạnh Chính
vì vậy công tác chuẩn bị tiếp nhận đối với sinh viên nhập trường đòi hỏi sự
chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía cơ sở đào tạo Đối với lưu học sinh nước ngoài tự túc
tuy không được “bao cấp” nhưng cơ sở đào tạo cũng phải chủ động giúp đỡ
sinh viên để các em thích ứng với điều kiện môi trường sinh hoạt, học tập của Việt Nam Các em cần được sự giúp đỡ về chỗ ở ban đầu, về thủ tục hành chính dành cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam Sau khi lưu học sinh nudc ngoài đã làm quen với điều kiện Việt Nam các em có thể chọn lựa nơi ở theo ý -
thích của mình cũng như tự đáp ứng với những điều kiện về thủ tục mà pháp
Trang 34ký cam kết với nhà trường những điều mình thực hiện tại nơi cư trú nhằm tăng
cường việc giáo dục, nhắc nhở sinh viên
- Đăng ký tạm trú và gia hạn tạm trú cho sinh viên:
Khác với sinh viên Việt Nam, lưu học sinh nước ngoài phải đăng ký tạm trú với công an phường (xã) nơi cư trú họ còn phải đăng ký tạm trú với cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh (thành phó), thời hạn đó được ghi trên hộ chiếu của lưu học sinh nước ngoài, khi hết hạn cơ sở đào tạo phải làm
thủ tục gia hạn cho sinh viên
Lam thủ tục xuất nhập cảnh: Là lưu học sinh nước ngoài nên trong quá
trình học tập, mỗi lần sinh viên về nước và trở lại trường, lưu hợc sinh nước
ngoài phải làm thủ tục xuất nhập cảnh Tuỳ theo quy định hiện hành giữa Nhà nước ta với nước bạn mà có thể miễn thị thực (Visa) hoặc không Nếu không
miễn, cơ sở đào tạo phải xin cấp thị thực cho các em về nước Thủ tục này do
Cục Xuất nhập cảnh hoặc Phòng Xuất nhập cảnh (công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) giải quyết Nếu trường đại học đó được Bộ chủ quản uỷ quyền thì trường làm công văn trực tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, nếu chưa được Bộ chủ quản uỷ quyền thì trường đại học đó phải làm công văn
đề nghị Bộ chủ quản làm thủ tục xuất nhập cảnh cho lưu học sinh nước ngoài - Chế độ, chính sách đối với sinh viên học theo Hiệp định:
Sinh viên nước ngoài học theo Hiệp định (sinh viên Lào và Campuchia)
được Bộ Tài chính quy định suất chỉ đào tạo theo Thông tư số 120/2012/TT- BTC ngày 24/7/2012 Theo đó, suất chỉ đào tạo gồm hai phan: phan sinh viên
được nhận trực tiếp, phần do Nhà trường quản lý để chỉ phục vụ học tập và sinh
hoạt của lưu học sinh nước ngoài Các khoản chi đó gồm chỉ thường xuyên, chỉ trong năm, chi một lần cho cả khoá học Đối với lưu học sinh nước ngoài được
nhận trực tiếp học bổng hàng tháng bằng tiền Việt Nam kẻ từ tháng có mặt tại Việt Nam đến hết tháng tốt nghiệp kết thúc khoá học về nước để chỉ ăn, mặc và
tiêu vặt Suất chi này đã được Thông tư của Bộ Tài chính quy định rõ ràng, các trường chỉ việc áp dụng Tuy nhiên nếu các trường áp dụng không chuẩn, không kịp thời sẽ là rào cản lớn trong quá trình học tập và sinh hoạt của lưu học sinh nước ngoài
Chế độ của lưu học sinh nước ngoài bên cạnh việc được nhận học bổng
trực tiếp, lưu học sinh nước ngoài được trang bị phòng ở như giường, ga, đệm,
gối, tủ đựng quần áo, bàn phế ấm chén, phích tích, đèn quạt và một số trang bị
cần thiết khác (trang cấp cá nhân ban đầu đã được cấp khi lưu học sinh nước
Trang 35ngoài học dự bị tiếng Việt) Sinh viên được cấp các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ
thể thao, được phụ đạo, tham quan nghỉ mát, được nhà trường tô chức gặp mặt nhân các ngày Lễ, Tết của Việt Nam và nước có lưu học sinh nước ngoài theo
học Cuối khoá học lưu học sinh nước ngoài được nhà trường mua vé máy bay
và đưa tiễn sinh viên ra sân bay về nước
- Công tác tô chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của lưu học
sinh nước ngoài:
Là người nước ngoài nên chắc chắn rằng họ luôn bị hạn chế về mặt ngôn
ngữ ở những năm đầu, bên cạnh đó phải kế đến yếu tố tâm lý, tình cảm và văn
hoá xã hội của lưu học sinh nước ngoài khác với sinh viên Việt Nam nên việc
tổ chức hai hoạt động này phải hết sức cụ thể, chu đáo Sinh viên nước ngồi
khơng thể hiểu hết được những quy định về pháp luật Việt Nam cũng như
những quy định chi tiết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường nếu như
người quản lý không tìm hiểu, phổ biến cặn kẽ và liên tục cũng như tóm lược những vấn đề chính yếu để phổ biến cho lưu học sinh nước ngoài Để quản lý tốt hai hoạt động này cần phải nắm bắt tư tưởng, thái độ, nhận thức, tâm lý liên tục theo đối, đánh giá tình hình và đặc biệt phải coi tình hữu nghị đoàn kết là trên hết qua đó thúc đây việc học tập và rèn luyện của lưu học sinh nước ngoài Mặc dù là sinh viên nhưng họ là người nước ngoài nên trong quá trình
quản lý cũng phải chú ý vấn đề ngoại giao
Bên cạnh nội dung công tác học sinh, sinh viên gần như sinh viên Việt Nam theo Quy chế hiện hành thì lưu học sinh nước ngoài còn chịu sự điều
chỉnh của Quy chế Quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam Theo đó cơ
SỞ giáo dục có tiếp nhận đào tạo lưu học sinh nước ngoài học theo Hiệp định
phải bố trí nơi ở, lớp học, theo đối, quản lý việc học tập, nghiên cứu; cấp phát văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ theo thẩm quyền Phối hợp với cơ quan có trách nhiệm để giải quyết các công việc liên quan đến lưu học sinh nước ngồi
trong tồn khố học Đối với lưu học sinh nước ngoài tự túc, cơ sở đào tạo phải soạn thảo hợp đồng đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và sau
đó thực hiện theo Hợp đồng đã ký kết Cơ sở giáo dục có lưu học sinh nước
ngoài ở trong ký túc xá có trách nhiệm: Tiếp nhận, quản lý và chịu trách
nhiệm về mặt đời sống vật chất, sinh hoạt của lưu học sinh nước ngoài thuộc
Trang 36các việc liên quan đến lưu học sinh nước ngoài thuộc phạm vi quản lý; Thực
hiện chính sách, chế độ của Nhà nước Việt Nam đối với lưu học sinh nước ngoài
1.3 Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá
1.3.1 Mục đích của công tác quản Íý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá Quản lý sinh viên nói chung, lưu học sinh nước ngoài nói riêng trên cơ sở
căn cứ theo Quy chế Công tác học sinh sinh viên nội trú của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011
Công tác quản lý sinh viên, lưu học sinh ở ký túc xá nhằm các mục tiêu sau: - GÓP phần rèn luyện sinh viên, lưu học sinh nội trú thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật giáo dục, điều lệ Nhà trường và quy chế
cụ thể của từng Trường
Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý sinh viên, lưu học sinh nói chung và công tác quản lý sinh viên, lưu học sinh nội trú nói riêng là hướng sinh viên,
lưu học sinh vào hoạt động học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo
của Nhà trường |
- Xây dựng nề nếp kỷ cương trong việc quản lý sinh viên, lưu học sinh nội
trú: bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng sinh viên, lưu học sinh nội trú
Thực trạng sinh viên, lưu học sinh nội trú tương đối phức tạp: Các hoạt
động của sinh viên, lưu học sinh ra sao, diễn biến tư tưởng như thế nào, đời sống ăn ở có những khó khăn, thuận lợi gì Công tác quản lý sinh viên, lưu
học sinh nội trú đòi hỏi phải nắm bắt được thực trạng này để có những giải
pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hướng các em vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học
- Ngăn chặn, đây lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành
mạnh trong sinh viên, lưu học sinh nội trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội
Với môi trường sống đông đúc, với những suy nghĩ giản đơn của tudi trẻ, thường xuyên chịu ảnh hưởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, do vậy nguy cơ bị nhiễm các tệ nạn xã hội và có những biểu hiện tiêu cực, không
lành mạnh trong sinh viên, lưu học sinh nội trú là không thê tránh khỏi Vì vậy
công tác quản lý sinh viên, lưu học sinh nội trú phải nhằm mục đích là ngăn chặn, đây lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực không lành mạnh trong sinh viên, lưu học sinh nội trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội
Trang 371.3.2 Nội dung quản lý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá -
Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định rõ: cơ sở giáo dục có lưu học sinh nước
ngoài ở trong ký túc xá có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và chịu trách nhiệm
về mặt đời sống vật chất, sinh hoạt của lưu học sinh nước ngoài thuộc phạm vi quản lý
* Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở ký túc xá:
- Tiép nhận lưu hoc sinh nước ngoài vào ở Ký túc xá: lưu học sinh nước - ngoài đến học tập tại Việt Nam theo hai hình thức: theo Hiệp định và theo chế độ tự túc Đối với lưu học sinh nước ngoài học theo Hiệp định, trước khi học chính thức tại một trường đại học nào đó họ có một năm học dự bị tại Việt Nam
để học tiếng Việt (ví dụ Trường Hữu Nghị T78 đối với học sinh Lào đóng tại
Phúc Thọ — Hà Nội, Trường Hữu Nghị 80 đối với học sinh Campuchia đóng tại
Sơn Tây — Hà Nội) Khi có chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các
trường đại học, các trường sẽ tiếp nhận sinh viên từ các trường mà sinh viên
học dự bị đó Khi đón sinh viên mới, các trường đại học phải chuẩn bị phương tiện để chở sinh viên và chở đồ dùng học tập, sinh hoạt được cấp phát hoặc tự sắm của sinh viên Đối với lưu học sinh nước ngoài học theo chế độ tự túc, do mới sang Việt Nam nên cơ sở đào tạo (đặc biệt là phòng Quản lý Ký túc xá của
Trường) cần phải hỗ trợ giới thiệu chỗ ở và các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với người nước ngoài
- Phổ biến các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và nội quy của Nhà
trường về công tác sinh viên và lưu học sinh ở nội trú
- Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho lưu học sinh ở nội trú với công an xã
(phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn lưu học sinh làm thủ tục đăng ký tạm trú
theo quy định hiện hành của pháp luật
- Lập sơ đồ các phòng ở và lập số theo dõi lưu học sinh nội trú theo mẫu quy định, cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi phòng ở của lưu học sinh nội trú
- Phân công cán bộ trực trong khu nội trú dành cho lưu học sinh 24/24 giờ
trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của lưu học sinh trong khu nội trú và sử lý các vi phạm
Trang 38- Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu Nhà trường hoặc phòng
Quản lý Ký túc xá với đại diện lưu học sinh nội trú để kịp thời phát hiện, giải
quyết nguyện vọng chính đáng của lưu học sinh nội trú
_- Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các phòng ở của lưu học sinh trong khu nội trú về bảo đảm an nỉnh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng 0
- Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời các việc liên quan đến lưu học sinh thuộc phạm vi quản lý
- Thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước đối với lưu học sinh
* Công tác bảo đảm an nình, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú của lưu học sinh nước ngoài
- Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các
công trình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của SV và các thiết bị
khác trong khu nội trú của lưu học sinh
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu vực nội trú
- Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường, các
hoạt động tự quản của lưu học sinh trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự
trong khu nội trú
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn lưu học sinh bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác
- Định kỳ phun thuốc về phòng dịch bệnh trong khu nội trú Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các giải pháp sử ly kip thoi
- Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho lưu học sinh nội trú
* Các hoạt động hỗ trợ cho lưu học sinh nội trú
- Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, internet, khu vui
chơi, giải trí, thể thao trong khu nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất,
nhu cầu chính đáng của lưu học sinh nội trú để tạo sân chơi lành mạnh, góp
phần giáo dục toàn điện cho lưu học sinh nội trú
- Tổ chức các phòng học tự học, đọc báo, xem tivi, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ phục vụ lưu học sinh nội trú
Trang 39- Tuy diéu kiện từng Trường có thể tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho lưu học sinh nội trú thuận tiện và phù hợp với phong tục
tập quán của lưu học sinh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khoẻ, học tập, cho lưu học
sinh trong khu nội trú
- Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ lưu học sinh trong khi nội trú
* Công tác phối hợp
- Chủ động phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả các giải pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và
trật tự an toàn khu nội trú lưu học sinh nước ngoài, xử lý kịp thời các vụ việc
liên quan xảy ra trong khu nội trú Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức đoàn thể khác trong Trường dé
tổ chức các hoạt động rèn luyện cho vụ lưu học sinh, thực hiện nếp sống văn
minh trong khu nội trú
* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý lưu học sinh nội trú Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý lưu học sinh nội trú nhằm cung
cấp cho Nhà trường các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của lưu
học sinh nội trú và kết quá hoạt động của bộ máy quản lý lưu học sinh nội trú,
đồng thời đự kiến quyết định bước phát triển mới cho công tác lưu học sinh nội trú
Việc đánh giá công tác quản lý lưu học sinh nội trú cần có quan điểm toàn điện, nghĩa là phải xem xét trên tất cả các mặt của công tác quản lý Mỗi giải pháp quản lý thường đưa đến kết quả trên nhiều mặt và biểu hiện qua những
khoảng thời gian nhất định Do đó, phải tìm ra quan hệ bản chất của các kết quả
quản lý lưu học sinh nội trú đang thực hiện với các giải pháp trước đó
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác lưu học sinh nội trú phải có sự
Trang 40TIEU KET CHUONG 1
Công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài trong trường đại học là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công tác giáo dục - đào tạo của các trường đại học Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đã tổng thuật một số khái niệm liên quan đến đề tài như: Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, đồng thời xác định những nội dung cơ bản của công tác quản lý lưu học sinh
nước ngoài ở trường đại học, phân tích và làm rõ cơ chế, chính sách hưởng đến
công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở nội trú Những cơ sở lý luận làm
nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các giải
pháp nâng cao hiểu quả công tác quản lý lưu học sinh nước ngoài ở Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyên trong bôi cảnh hiện nay