Pháp nhân - chủ thể quan hệ pháp luật dân sự

33 87 0
Pháp nhân - chủ thể quan hệ pháp luật dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Pháp nhân, ngay từ cội nguồn khai sinh ra nó, pháp nhân đã mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật. Chế định về pháp nhân đã được hình thành từ khá sớm trong lịch sử, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Trong xã hội dân sự ngày nay, pháp nhân được xem như là một tiêu chí đánh giá mức độ tự do kinh tế và phát triển kinh tế của một đất nước. Pháp nhân là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường xuyên và phổ biến nên tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về pháp nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng vì từ đó giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nhằm làm cho các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự. Qua việc nghiên cứu bản chất pháp lý của pháp nhân và tìm hiểu thực trạng địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành cho thấy thực tiễn hoạt động của pháp nhân và đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự làm cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phù hợp với các thông lệ quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Pháp nhân là môt chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự - kinh tế thường xuyên và phổ bíến. Theo sự phát triển của xã hội pháp nhân được ra đời và mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật, pháp nhân có tài sản riêng làm tiền đề cho việc gánh vác nghĩa vụ độc lập trong giao dịch tài sản với chủ thể khác. Từ những yếu tố đó pháp luật thừa nhận và quy định về khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của pháp nhân. Như vậy pháp luật là một thực thể pháp lý được hình thành từ việc thực hiện nguyên tắc tách bạch về tài sản nhằm đảm bảo tính độc lập về pháp lý và khả năng chịu trách nhiệm hữu hạn của một chủ thể không phải là con người. Nước ta hiện nay là môt nước phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập sâu rộng thì vấn đề làm rõ bản chất cuả pháp nhân, các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, việc nghiên cứu về bản chất pháp lý của pháp nhân có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Vì những lý do trên nên nhóm tác gỉả chọn đề tài “Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự” làm bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương của mình. Trong khuôn khổ của bài tập nhóm sẽ nghiên cứu và làm rõ những nôi dung cơ bản. 2. Nhiệm vụ của đề tài Một là, làm rõ lý luận về những chế định về pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân; năng lực chủ thể (NLCT) của pháp nhân cũng như việc thành lập, chấm dứt hoạt động pháp nhân. Hai là, tập trung phân tích, đánh giá những tiêu chí để công nhận tổ chức có tư cách pháp nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam. Ba là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Toà án để nhận diện tổ chức có tư cách pháp nhân trong thực tế, phát hiện ra bất cập quy định pháp luật và thực tiễn. Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định pháp nhân trong quan hệ dân sự. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu về đối tượng: lý luận cơ bản về pháp nhân, những khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định pháp nhân. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Việt Nam Thời gian: hiện nay Nghiên cứu dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Hình sự 2015.

Ngày đăng: 23/11/2021, 21:16

Hình ảnh liên quan

Phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. - Pháp nhân - chủ thể quan hệ pháp luật dân sự

h.

ải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP NHÂN –CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

    • 1.1. Khái niệm và phân loại pháp nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam

      • 1.1.1. Khái niệm pháp nhân

      • 1.1.2. Phân loại pháp nhân

      • 1.2. Các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân

      • 1.2.1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan

        • 1.2.2. Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự

        • 1.2.3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

        • 1.2.4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

        • 1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân

          • 1.3.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân

          • 1.3.2. Một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân

          • CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG TRANH CHẤP THỰC TẾ

            • 2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa án

              • 2.1.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc

              • 2.1.2. Quan điểm của các cấp Toà án xét xử vụ việc

              • 2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

                • 2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

                • 2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

                • CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ

                  • 3.1. Vận dụng chế định

                  • 3.2. Đánh giá ý nghĩa của chế định

                  • PHẦN KẾT LUẬN

                  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan