Chế độănuốngphòngbệnhung thư
Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần thay đổi thói quen xấu
trong sinh hoạt; hạn chế đưa vào cơ thể những chất gây ungthư
Những điều cần tránh
1. Điều trước tiên được nhắc đến nhiều nhất là tránh hút thuốc lá, vì chất 3 -
4 benzopyren trong khói thuốc có thể gây ungthư phổi, ungthư thận, ungthư
bàng quang.
2. Kế tiếp là không lạm dụng rượu.
3. Việc sử dụng liên tục thuốc ức chế tiết acid dạ dày, hoặc thói quen uống
nước, ăn thức ăn còn quá nóng, đều có thể gây ra ungthư đường tiêu hóa.
4. Tiếp nữa cũng cần hạn chế các thức ăn được bảo quản bằng diêm tiêu
(muối nitrat, nitrit) như thịt muối Vì nitrat, nitrit cùng những sản phẩm phân hủy
của nó có khả năng kết hợp với một số chất trong cơ thể tạo ra nitrosamin - là chất
đã bị "kết án" gây ung thư.
5. Không dùng các thực phẩm có lượng 3 - MCPD vượt quá mức cho phép.
6. Cũng cần biết, các loại thịt quay, thịt nướng ở nhiệt độ cao bị cháy khét,
khi đó lớp dầu mỡ trên thịt rơi xuống lửa sẽ bị đốt cháy tạo ra chất benzopyren có
khả năng gây ungthư tuyệt đối không nên ăn!
7. Các loại bánh tiêu, dầu cháo quẩy, bánh cay, bánh phồng tôm, các món
ăn được chế biến bằng dầu đã dùng nhiều lần sẽ sản sinh chất glycerol gây ung
thư. Món nhiều người thường dùng là bò bíp tết, có một lượng rất ít dầu mỡ luôn
còn đọng trên khay đầu bò do các quán đông khách, bán liên tục, rửa không sạch
hết, chúng bị cháy nhiều lần cũng dễ tạo chất sinh ung thư.
8. Trong dịp Tết, khi bánh chưng đã mốc nhiều người tiếc rẻ đem cắt bỏ lớp
ngoài bị mốc, phần còn lại đem chiên ăn cứ ngỡ rằng quá an toàn nhưng độc tố
aflatoxin từ nấm mốc đã thấm vào cả bánh và đặc biệt nó không bị phân hủy ở
nhiệt độ cao khi chiên, nên khi ăn xong nó sẽ vào tận gan, dạ dày và gây ungthư
tại đó. Ngoài ra độc tố này cũng rất thích cư ngụ trên đậu phộng nên trước khi ăn,
chúng ta cần quan sát kỹ xem có mốc không.
Cần làm
1. Thường xuyên dùng các loại rau củ quả tươi, trái cây, nhưng phải sạch
không có dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản.
2. Sau khi sử dụng nồi, xoong, chảo cần phải cọ rửa sạch, để loại bỏ lớp
dầu mỡ còn đọng lại ở dụng cụ qua lần dùng sau sẽ dễ tạo nên những độc chất gây
ung thư.
3. Khám sức khỏe định kỳ có thể tầm soát, phát hiện sớm một số bệnhung
(50% số bệnh nhân ungthư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị
đúng cách).
4. Nên thường xuyên vận động cơ thể, tập dưỡng sinh điều độ nhằm tăng
sức đề kháng cho cơ thể, chống chọi bệnh tật nói chung và ungthư nói riêng…
Dưa chuột chống ung thư
Nghiên cứu mới phát hiện trong dưa chuột có chất cucurbitacin C có tác
dụng chống viêm và ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Dưa chuột tính mát, vị ngọt, tác dụng giải nhiệt trừ thấp, lợi thủy, thông
ruột, giải độc, thích hợp cho các chứng bệnh người nhiệt sinh khát, tiểu tiện khó,
họng sưng đau, bỏng nước, lửa, rôm sảy. Trong dưa chuột có chứa vitamin A, B1,
B2, C và các chất vi lượng như sắt, mangan, iod
Dưa chuột tươi, non thường nhiều nước (95%), ít calo, nhiều chất xơ, ít
chất mỡ và có chỉ số gây chán ăn rất cao nên tác động gây chán ăn rất hữu hiệu
theo cơ chế tự nhiên, vì vậy là loại thức ăn lý tưởng cho những người muốn giảm
cân.
Đặc biệt, các công trình nghiên cứu của Nhật Bản đã phân tích về chỉ số
nhai của hơn một trăm loại thức ăn thông dụng, trong đó dưa chuột là một trong
những thức ăn thiết yếu nhất của sự nhai.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phóng thích histamin và gây chán
ăn, giúp làm giảm mỡ bụng. Ngoài ra, dưa chuột còn có chất có thể ức chế sự
chuyển hóa đường thành mỡ trong cơ thể, người béo ăn nhiều dưa chuột rất có lợi.
Dưa chuột chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả
năng bài tiết chất cặn bã trong ruột. Ăn nhiều dưa chuột có thể giúp cho đại tiện dễ
dàng.
Dưa chuột là một thức ăn bổ dưỡng khi còn vỏ. Ảnh: Bepgiadinh
Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy, dưa chuột có chứa cucurbitacin C.
Điều khác biệt giữa chất cucurbitacin trong dưa chuột với các loại bí rợ khác là
cucurbitacin ở đó là một chất độc có vị đắng, thuộc loài triterpen, không nên ăn vì
có thể gây ngộ độc.
Nhưng chất cucurbitacin C trong dưa chuột lại là một chất không độc, có
tác dụng chống viêm và đặc biệt còn có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào
ung thư.
Dưa chuột chỉ thực sự là một thức ăn bổ dưỡng khi còn vỏ. Vỏ dưa chuột
chứa rất nhiều chất phenolic - đây là những chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh
- chất kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường khả năng chống bệnh của bạch cầu.
Ăn liên tục dưa chuột cả vỏ có tác dụng nhất định, chống cảm nhiễm đường
hô hấp. Vì vậy, nếu dưa chuột được trồng bảo đảm, ăn cả quả rất có lợi cho sức
khoẻ.
Theo những nghiên cứu gần đây, nước ép dưa chuột có thể hoà tan axit uric
và muối urat nên có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi, phòng chống bệnh thấp khớp, thống
phong, đồng thời còn là một vị thuốc an thần, giảm sốt, chữa một số bệnh ngoài da
như nứt nẻ da, tàn nhang, nếp nhăn nên có giá trị như một loại mỹ phẩm.
. Chế độ ăn uống phòng bệnh ung thư
Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần thay đổi thói quen xấu
trong sinh hoạt; hạn chế đưa vào. dễ tạo nên những độc chất gây
ung thư.
3. Khám sức khỏe định kỳ có thể tầm soát, phát hiện sớm một số bệnh ung
(50% số bệnh nhân ung thư có thể điều