Tài liệu Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan (Phần 1&2) docx

8 563 3
Tài liệu Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan (Phần 1&2) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan (Phần 1&2) Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.CÓ MỘT CHẾ ĐỘ TỐI ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH GAN KHÔNG? Một người không thể mong muốn đi đến phòng khám bác sĩ và yêu cầu “ một chế độ ăn kiêng (chung(ngochasf)) cho bệnh gan”. Một chế độ ăn kiêng toàn diện đơn giản thì không thể tồn tại. Nhiều yếu tố được coi không khả thi đối với một chế độ ăn kiêng gan được chuẩn hóa, bao gồm những thay đổi giữa những loại khác nhau của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan rượu khác với bệnhgan mật nguyên phát) và các giai đoạn của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan ổn định không có nhiều tổn thương thì ngược với xơ gan mất bù không ổn định). Thậm chí một trong những rắc rối y khoa khác của những người này mà không liên quan đến bệnh gan của họ, như tiểu đường hay bệnh tim, cũng phải được chú ý trong chế độ ăn. Mỗi một người có những yêu cầu dinh dưỡng cá nhân của bản thân, và những yêu cầu này có thể thay đổi cùng thời gian. Hầu hết mọi người với bệnh gan đều thấy rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày thì là phương pháp tốt nhất, đạt tốt đa mức năng lượng và khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, nếu một người yêu cầu ăn ba bữa trong một ngày thì hãy cố gắng theo câu nói “Ăn sáng như một ông vua, ăn trưa như một hoàng tử, và ăn tối như một người cùng khổ”. Điều quan trọng là nhớ sự khác nhau ở thành phần calori giữa những nhóm thức ăn khác nhau. Trong khi protein và carbohydrate cung cấp 4 caroli trên 1 gram, thì mỡ cung cấp 9 caroli trên 1 gram. Cũng quan trọng để biết rằng 1 gram cồn tương đương với 7 calori. Vì vậy cồn thật sự cũng cung cấp nhiều năng lượng trong cấu trúc năng lượng cho cơ thể hơn protein và carbohydrate và hơn nhỏ hơn một chút so với cung cấp của mỡ. Tuy nhiên, trong khi cồn có thể cung cấp một vài mức năng lượng thì nó hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, cồn được coi là cung cấp “những calori vô nghĩa”. 2.NHỮNG HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG NÓI CHUNG ĐỐI VỚI BỆNH GAN Dù vậy, một chế độ ăn tối ưu cho một người với bệnh gan ổn định có thể bao gồm tất cả những yếu tố được liệt kê bên dưới. (bạn sẽ chú ý thấy rằng chế độ ăn kiêng này tương tự một chế độ ăn cho sức khỏe nói chung đối với mọi người- thậm chí cả người không bệnh gan. Và, thực tế, nó chính xác là như thế ) - 60 đến 70% carbohydrate- tổng carbohydrate cơ bản, như mì ống và bánh mì làm từ ngũ cốc. - 20 đến 30% protein - chỉ thịt nạc động vật và/ hay protein thực vật - 10 đến 20% mỡ đa không bão hòa - 8 đến 12 ly nước (200—250ml) mỗi ngày - 1000 đến 1500 miligram natri mỗi ngày - Tránh số lượng quá nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin B3 và sắt. - Không rượu - Tránh những thực phẩm đã được chế biến - Sử dụng thoải mái những trái cây và rau tươi - Tránh sử dụng caffein quá mức - không nhiều hơn 1 đến 3 ly caffein - trong những đồ uống mỗi ngày. - Bổ sung vitamin D và calcium - Vitamin C - Chất chống oxy hoá như vitamin E hay CoQ10 - Glucosamin chondroitin Khi con người ăn một chế độ ăn nhiều loại thức ăn, gan phải thường xuyên hoạt động để chuyển hóa và cân bằng để đảm bảo rằng dinh dưỡng tốt đến các cơ quan thích hợp. Ở một người khoẻ mạnh, hoạt động cân bằng này xảy ra một cách tự động. Nhưng khi gan đã bị yếu hay suy yếu, nó sẽ có rắc rối trong việc sắp đặt lại những chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy mà chế độ ăn kiêng của một người có vấn đề về gan là cần thiết. Nếu ăn những thức ăn cân bằng một cách đúng đắn, thì gan sẽ không phải làm việc vất vả. Dinh dưỡng là một mặt của bệnh tật nơi một người có nhiều mức độ điều khiển và có thể tham gia tích cực vào tốc độ hồi phục bệnh và thu nhỏ khả năng những tổn thương thêm vào. Những phần sau thảo luận những chất dinh dưỡng khác nhau một cách chi tiết. PHẦN 2: PROTEIN Những Protein là những khối xây dựng chính mà cơ thể dùng để tạo những thành phần cơ thể như cơ, tóc, móng, da và máu. Các protein cũng tạo nên những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch là kháng thể, giúp chống lại bệnh tật. Việc ăn protein bình thường quan trọng để xây dựng và duy trì khối cơ và chữa lành bệnhtái tạo lại. Gan mang trách nhiệm đầu tiên cho việc tạo ra một cách chắc chắn là những protein cũ đã bị phá huỷ và tái tạo lại và những protein mới này luôn sẵn sàng. Những protein cũng có thể được dùng như một nguồn năng lượng, mặc dù chúng không có hiệu quả như carbohydrate và mỡ. Chúng chỉ được dùng như một nguồn năng lượng ở hoàn cảnh sau: như thiếu ăn hay tại giai đoạn cuối của bệnh gan khi cơ thể bắt đầu phá huỷ bản thân cơ của chính nó để duy trì sự sống một cách tuyệt vọng. Khi hủy cơ biểu hiện rõ nhất của cơ thể là gầy sa sút, thiếu hụt cơ bắp, có thể chỉ còn “da bọc xương”. Tuy protein như là một thành phần sống còn của cơ thể nhưng nhiều người tin tưởng một cách sai lầm rằng họ ăn nhiều protein hơn thì sẽ tốt hơn. Không chỉ sự tin tưởng đó là hướng dẫn sai lầm mà đối với một vài người gan suy yếu thì việc tiến hành dinh dưỡng như thế có thể nguy hiểm thật sự. Rắc rối là gan suy yếu thì không thể chuyển hoá được nhiều protein như gan khỏe mạnh. Và khi gan suy yếu quá tải với protein thì bệnh não có thể xảy ra. Cuối cùng, những chế độ ăn cao protein đã được chứng minh làm kiệt sức hoạt động của hệ thống enzyme cytochrome P-450, hệ thống có trách nhiệm chuyển hoá thuốc. Hoạt động quá sức này làm gia tăng khả năng mà thuốc quay trở thành độc tố bởi sản phẩm do gan tổn thương tạo ra. 1/NHỮNG ĐỀ NGHỊ CHẾ ĐỘ ĂN ĐỐI VỚI PROTEIN Khi một người nghĩ đến protein, một cái hamburger ngon lành hay một con gà quay có thể được nghĩ đến. Tuy nhiên, nhớ rằng protein có nguồn gốc thực vật cũng tốt như protein có nguồn gốc từ động vật (xem bảng 23.1 dùng cho những chất chứa protein của những thức ăn thông thường). Ăn protein phải được điều chỉnh theo cân nặng của cơ thể và mức độ của biểu hiện suy yếu gan. Khoảng 0,8 gram protein trên kg cân nặng cơ thể (2,2 pounds) được đề nghị cho chế độ ăn mỗi ngày của những người với bệnh gan ổn định. Tổng lượng protein ăn vào vào khoảng 40 đến 100 gram mỗi ngày - tương đương từ 20 đến 30 % số calori có nguồn gốc từ protein mà một người nên ăn vào thật sự. Khi chọn ăn đạm động vật, điều quan trọng là chọn những miếng nạc của thịt (mỡ thấp) như cá, thịt gà trắng, và thịt gà tây trắng. Hãy giữ quan điểm là cho dù những miếng nạc nhất của thịt đỏ thì lượng mỡ cũng cao. Trên thực tế, xấp xỉ 50 đến 75% lượng calori từ hầu hết thịt đỏ đến thật sự từ mỡ! Thậm chí một miếng thịt xén lọc thật kỹ của thịt nạc đỏ có thể nguồn gốc khoảng 50% số lượng calori có từ mỡ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những ngườibệnh gan bởi vì sẽ thừa cân nặng, khi một chế độ ăn nhiều mỡ có thể gây ra những bất thường liên quan đến gan của một người. Những người với bệnh gan không ổn định (xơ gan mất bù) cần giảm phần trăm đạm động vật ăn vào và cần ăn hầu hết là đạm có nguồn gốc thực vật. Một chế độ ăn đạm động vật cao (chứa nhiều amoniac) có thể thúc đẩy một giai đoạn của bệnh não ở những người này. Những nhà nghiên cứu không chắc chắn đó là nguyên nhân gây ra bệnh não, nhưng họ nghi ngờ là một lượng quá lớn anomiac trong cơ thể có thể là một trong những lý do để bùng phát bệnh. Một vài chế độ ăn cho người sụt cân bao gồm việc ăn một lượng lớn thịt đỏ (đạm động vật). Những ngườigan được khuyên tránh bất kỳ những chế độ ăn như thế. Bảng 23.1. Số lượng protein của những thức ăn thông thường * 1 ounce= 28 g Chế độ ăn chay, ngược lại, có số lượng amoniac thấp và được xem thấp hơn chế độ ăn đạm động vật để gây ra bệnh não. Chất xơ thực vật biểu hiện một nguyên tắc trong việc giúp thải trừ những chất thừa có hại, như amoniac ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người có khuynh hướng bệnh não được khuyên duy trì một bữa ăn cao protein động vật và ăn thấp đạm động vật để trở thành những người ăn chay. Loại ăn kiêng này sẽ giúp kiểm soát những triệu chứng tâm thần ở những người trải qua từ vài mức độ của bệnh não cũ. Nhiều xơ, những chế độ ăn protein thực vật có thể giảm mức đường ở một vài người và có thể đặc biệt hữu ích với bệnh tiểu đường có xơ gan và có thể ở những người bệnh mỡ gan không phải rượu (NAFD). Tuy nhiên, cho dù đạm thực vật không hiệu quả và cũng có thể là vấn đề làm giới hạn chế độ ăn. Hằng định, nếu một người đột nhiên phát triển bệnh não, thì có thể cần giới hạn ăn đạm đến 20 gram hay ít hơn mỗi ngày, cho đến khi giai đoạn này được giải quyết. 2/SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRÁNH BỔ SUNG PROTEIN VÀ AMINO ACID Những người bệnh gan rất dễ ăn quá nhiều protein. Quan trọng để nhận thấy rằng việc tiêu hoá những protein bổ sung thường thấy ở những siêu thị và cửa hàng thức ăn cho sức khỏe thì có thể cũng nguy hiểm đối với những người có vấn đề về gan. Những bổ sung protein gây gánh nặng lên gan và thận phải làm việc quá tải để tiêu hoá protein thừa được ăn vào. Vì vậy, protein thừa có thể gây nên nguy cơ mất nước, khi thêm nước được yêu cầu để bài tiết những sản phẩm của sự chuyển hoá protein từ cơ thể. Cuối cùng, những bổ sung protein mà không được qui định bởi FDA , thường chứa những khác nhau về các vitamin, khoáng chất, và những bổ sung thức ăn khác mà có thể gây nên những dư thừa nguy hiểm những thành phần đó trong cơ thể. Những bổ sung protein chỉ được yêu cầu cho những người suy dinh dưỡng và không đủ khả năng để chấp nhận chế độ ăn đạm thông thường của chế độ ăn được quy định. Bổ sung amino acid cũng có nguy hiểm tiềm tàng đối với những người bệnh gan. Mặc dù những amino acid thậm chí là tự nhiên, thì nó cũng không có nghĩa là chúng luôn luôn an toàn, đặc biệt đối với những người bệnh gan. Hầu hết những bổ sung amino acid có giá trị vượt quá số lượng mà cơ thể cần. Ăn những số lượng quá nhiều những amino acid có thể gây những ảnh hưởng phụ trầm trọng. Có thể ví dụ được biết nhiều nhất là bổ sung có L- tryptophan, một amino acid aromatic (AAA) được xem như một bổ sung để gây hôn mê. Được xem là an toàn và tự nhiên trong nhiều năm, L- tryptophan sau cùng đã bị cấm bán bởi FDA vào năm 1990 bởi vì nhiều người đã ăn amino acid này gây nên một rối loạn cơ nghiêm trọng. Thậm chí tử vong đã xảy ra một vài người khi ăn vào L- tryptophan. Một vài những bổ sung amino acid khác cao AAA (ví dụ: phenvalanin, tyrosine, và tryptophan), loại amino acid đã được chứng minh là có hại đối với một số người bệnh gan. Một amino acid khác, methionine, có thể gây bệnh não ở những người bệnh gan. Những rau quả chứa methionine rất ít nhưng có hàm lượng cao những amino acid phân nhánh (BCAAs: branched chain amino acids, như leucine, isoleucine, và valine). Một vài chuyên gia tin tưởng BCAAs tốt cho những người bệnh não. Tuy nhiên, không một trường hợp nào nên bổ sung amino acid nào vào chế độ ăn của một người bệnh gan. . Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan (Phần 1&2) Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.CÓ MỘT CHẾ ĐỘ TỐI ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH GAN KHÔNG?. sẽ chú ý thấy rằng chế độ ăn kiêng này tương tự một chế độ ăn cho sức khỏe nói chung đối với mọi người- thậm chí cả người không bệnh gan. Và, thực tế, nó

Ngày đăng: 22/12/2013, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan