1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Đa dạng và phong phú văn hóa truyền thống của dân tộc M''''nông docx

2 827 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 120,09 KB

Nội dung

Đa dạng phong phú văn hóa truyền thống của dân tộc M'nông Cũng như nhiều dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, dân tộc M'nông trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại phát triển, đã sản sinh ra một nền văn hóa khá phong phú giàu bản sắc dân tộc, trở thành một bông hoa, ngát hương trong vườn hoa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trước hết phải kể đến kho tàng văn học dân gian truyền miệng rất giàu có, bao gồm ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết, ngụ ngôn, trường ca Đồng bào M'nông ở Đắk Nông còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa quý giá này, bước đầu đã được khai thác, công bố trong một số công trình văn hóa dân gian. Hiện nay, nhiều nghệ nhân ở trong tỉnh còn thuộc khá nhiều Ôt N'rông (trường ca) như trường ca Cây nêu thần(Tâm Ngết), trường ca Mùa rẫy Bon Tiăng với 4 chương, dài 200 trang Ngoài ra còn có hàng vạn câu ca dao, tục ngữ, lời nói vần (Nao M'pring) được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, còn tiềm ẩn trong trí nhớ của đồng bào. Hiện ở xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong còn lưu truyền câu chuyện Tiên Longnói về nguồn gốc ra đời của dân tộc M'nông, với chứng tích để lại là dấu của một chiếc móng rồng còn hằn sâu trên một tảng đá lớn. Được sinh ra lớn lên trên một cao nguyên mênh mông huyền bí hùng vĩ, nên từ ngàn xưa trong đời sống của đồng bào M'nông không mấy khi thiếu vắng những bài ca, điệu múa, tiếng đàn. Về nhạc cụ dân gian, tuy còn thô sơ nhưng lại hết sức phong phú về số lượng chủng loại: bộ gõ có dàn chiêng (cĩng), trống (Đing Gơr); bộ dây có Gông ring; bộ hơi có Rlét, Mboăt đàn môi (guốc), đàn đá cũng đã được phát hiện ở một số địa phương trong tỉnh như ở Quảng Tín (Đắk R’lấp) việc một số nghệ nhân ở xã Trường Xuân (Đắk Song), xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đều biết sử dụng đàn đá một cách thành thạo, theo những bản nhạc cổ truyền của dân tộc M'nông, đã cho phép chúng ta dự đoán Đắk Nông cũng là một trong những cái nôi sản sinh ra đàn đá. Người M'nông ở Đắk Nông có đời sống ca hát dân gian rất phong phú đa dạng. Bởi khi chưa có chữ viết riêng thì hình thức truyền miệng được coi là phương tiện chủ yếu để đồng bào chuyển tải văn hóa từ vùng này tới vùng khác, từ đời này sang đời khác. Nhóm M'nông Preh có hình thức kể chuyện thơ (Ngơn Borah), hoặc hình thức kể chuyện cổ bằng văn vần (Tăm N'dring). Nhóm M'nông Noong có M'Prơ ca hát trữ tình - tức hát đối đáp nam nữ Ngoài ra, đồng bào M'nông ở Đắk Nông còn lưu trữ một số hình thức dân ca khác như: ru con (chiêng con), hát đối (tăm hôr), hát khóc (M'im bôk, M'im khít), hát kể gia phả (Nkok yao) Ôt N’rông hình thức hát kể về một câu chuyện xa xưa. Cũng như các dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, người M'nông ở Đắk Nông cũng có cả một hệ thống lễ nghi rất phong phú như: Nhóm lễ nghi về nông nghiệp, có lễ đốt rẫy, lễ trừ sâu bọ, lễ cúng lúa sắp trỗ đòng, lễ cúng lúa trổ bông, lễ tuốt lúa, lễ tổng kết lúa ; nhóm lễ nghi về vòng đời người, có lễ sinh đẻ, lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ mừng sức khỏe, lễ cưới, lễ tang; nhóm nghi lễ gia đình, có lễ nghi làm nhà mới, lễ cúng có người trong nhà sắp đi xa, lễ cúng cho người thân trong nhà đi xa mới trở về, lễ cúng voi ; nhóm lễ nghi cộng đồng, có lễ săn được 100 con thú, lễ cúng trước khi đi săn Cộng đồng dân tộc M'nông ở Đắk Nông còn lưu giữ cả một hệ thống luật tục (Phat Ktuôi) dưới hình thức văn vần, truyền miệng. Nội dung của luật tục đề cập tới hầu hết các mối quan hệ xã hội như: vấn đề hôn nhân gia đình, vấn đề phong tục, tín ngưỡng, vấn đề xâm phạm cơ thể con người những vấn đề tranh chấp tài sản của cải. Luật tục cũng quy định rõ những điều được làm những điều không được làm, nếu vi phạm thì phân xử như thế nào. Xã hội cổ truyền M'nông được vận hành theo luật tục, cũng do bị chi phối của luật tục nên đồng bào N'nông vẫn còn bảo lưu dai dẳng chế độ mẫu hệ, con gái có tục đi bắt chồng Cũng do mê tín, dị đoan nên đồng bào M'nông trước đây tin có Ma lai ăn thịt người. Đến nay do trình độ dân trí đã được nâng lên sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền nên nhiều lễ nghi, luật tục phiền toái, lạc hậu đã được đồng bào tự nguyện xóa bỏ để dành thời gian của cải cho việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Đắk Nông là một tỉnh giàu tiềm năng về tài nguyên, thiên nhiên để phát triển một nền kinh tế nông- lâm nghiệp- công nghiệp, chế biến - dịch vụ du lịch. Con người Đắk Nông cũng rất dũng cảm, ngoan cường trong đấu tranh bảo vệ quê quê hương, Tổ quốc trước đây rất cần cù sáng tạo trong lao động, sản xuất hiện nay; đồng thời có một nền văn hoá truyền thống lâu đời hết sức phong phú đặc sắc, đến nay nhiều lễ nghi, lễ hội vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn. Để khai thác phát huy có hiệu quả những nhân tố thuận lợi đó, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã đang đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ tối đa sự đầu tư hợp tác của các nhà đầu tư trong ngoài nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng Đắk Nông trở thành một tỉnh giàu, đẹp. Đồng thời, giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, đặc biệt là truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo của dân tộc M'nông. TBN Sưu tầm . giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, đặc biệt là truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo của dân tộc M'nông Đa dạng và phong phú văn hóa truyền thống của dân tộc M'nông Cũng như nhiều dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, dân tộc M'nông

Ngày đăng: 20/01/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w