A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1- Kiến thức :Giúp HS : - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyề[r]
Trang 1GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2013-2014Tuần 1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
1.Kiến thức:- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường
đầu tiên trong đời
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
* Kĩ năng sống: Giáo dục HS các kĩ năng: Suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị bản thân, kĩ năng giao tiếp
3 Thái độ: -GD tình yêu gia đình,yêu trường lớp,quý trọng thầy cô
B/ CHUẨN BỊ :
GV: Một số hình ảnh về ngày tựu trường,bài hát có liên quan
HS:Đọc văn bản và chuẩn bị bài
Phương pháp: Vấn đáp, bình giảng, gợi mở, tìm tòi, thảo luận…
C/
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổ n định tổ chức: (1Phút) - Kiểm tra sĩ số
- Giới thiệu chương trình Ngữ văn 8
2 Kiểm tra bài cũ : (4phút) Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : giới thiệu (2’)
* GV giới thiệu vào bài : Gọi 1-2 HS đứng tại chỗ nói về cảm
xúc của mình trong ngày tựu trường(hoặc ngày đầu tiên đi học) mà
các em đã từng trải qua
GV : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm về tuổi học
trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ đặc biệt là cái cảm
giác lần đầu tiên đến trường và nhà thơ Thanh Tịnh cũng vậy
Những kỉ niệm miên man ấy vẫn còn mãi với tác giả, còn mãi với
thời gian va cái cảm xúc được Thanh Tịnh thể hiện rất êm dịu,
ngọt ngào qua văn bản “ Tôi đi học” mà hôm nay chúng ta cùng
GV cho HS tự tìm hiểu về tác giả- tác phẩm
? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
- HS nêu cảm xúc của mình về ngày tựu trường
- HS nghe, đọc bài và nhận xét theo yêu cầu của GV
- HS đọc chú thích* và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Trang 2- Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 )
- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh
- Quê ở Huế
- Trong sự nghiệp sáng tác ông có mặt ở nhiều lĩnh vực nhưng
thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ
? Truyện ngắn“ Tôi đi học” in trong tập truyện gì của tác giả ?
- Truyện ngắn “ Tôi đi học” in trong tập “ Quê mẹ”xuất bản năm
1941
+GV giới thiệu: Những truyện ngắn hay nhất của Thanh Tịnh đều
toát lên vẻ đẹp êm dịu, trong trẻo, văn nhẹ nhàng thấm sâu mang
dư vị vừa man mác buồn thương vừa ngọt ngào, quyến luyến
+GV chốt: Truyện ngắn không thuộc loại chứa đựng nhiều vấn đề
xã hội, nhiều sự kiện, nhân vật Toàn bộ tác phẩm là những kỉ
niệm mơn man về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”
những kỉ niệm ấy được diễn tả theo dòng hồi tưởng của nhân vật.
? Trình tự sự việc trong văn bản được thể hiện ntn?
→ Từ thời gian, không khí hiện tại mà hồi tưởng về quá khứ
? Văn bản có bố cục ntn?
- 2 phần: p1: từ đầu đến “ tưng bừng rộn rã”: khơi nguồn kỉ
niệm
P2: còn lại: tâm trạng, cảm xúc của “tôi” về buổi
tựu trường đầu tiên
II Đọc hiểu văn bản
1 Khơi nguồn kỉ niệm:
+ GV cho HS đọc 4 câu đầu
? Hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng nhân vật“ tôi” về buổi tựu
trường đầu tiên của mình?
( Gợi ý: Nỗi nhớ buổi tựu trường của t/g được khơi nguồn từ thời
? Những hình ảnh ấy đã khiến cho nhân vật “ tôi” có những cảm
giác như thế nào và tâm trạng ra sao?hãy tìm những chi tiết nói
Trang 3- Cảm giác trong sáng nảy nở
- tâm trạng tưng bừng rộn rã
? Từ h/ảnh của những em nhỏ đã làm cho t/giả nhớ về điều gì?
=>Nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình
+ GV Giảng: Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng:biến chuyển của đất trời
cuối thu và h/ảnh mấy em nhỏrụt rè…->làm cho n/vật tôi nhớ lại
ngày ấy cùng những k/niệm trong sáng…
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đoạn văn này?
(nghệ thuật mà tác giả sử dụng?)
- các từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã→ buổi
tựu trường đầu tiên đã xảy ra lâu lắm rồi nhưng những cảm
xúc còn tươi nguyên như mới ngày hôm qua→ như kéo
thời gian gần lại
- biện pháp so sánh: …nảy nở như những cành hoa tươi…
Bình: Bằng cảm nhận và miêu tả tinh tế, tác giả đã thể hiện cảm
xúc trong sáng, êm dịu của mình trong giọng văn ngọt ngào,tình
Củng cố: (1’) Hệ thống nội dung tiết học
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
1.Kiến thức:- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường
đầu tiên trong đời
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
* Kĩ năng sống: Giáo dục HS các kĩ năng: Suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị bản thân, kĩ năng giao tiếp
3 Thái độ: -GD tình yêu gia đình,yêu trường lớp,quý trọng thầy cô
B/ CHUẨN BỊ :
GV: Một số hình ảnh về ngày tựu trường,bài hát có liên quan
HS:Đọc văn bản và chuẩn bị bài
Phương pháp: Vấn đáp, bình giảng, gợi mở, tìm tòi, thảo luận…
Trang 4HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 Giới thiệu (1’)
(GV: Từ tiết 1 dẫn vào bài mới)
Hoạt động 2 HD tìm hiểu bài – TT(27’)
2 Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”
+ GV cho HS tìm hiểu tâm trạng,cảm giác của nhân vật “tôi”khi
cùng mẹ đến trường
a Trên con đường cùng mẹ đến trường.
? Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện tâm trạng và cảm giác của
nhân vật tôi trong thời điểm này?
- Cảnh vật thay đổi
- Cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
- Thấy mình trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thân nâng niu, lúng túng khi cầm sách vở
? Những chi tiết này đã thể hiện được tâm trạng, cảm giác gì của
nhân vật “ tôi” ?
-> hồi hộp, mới mẻ
Bình chốt: Nhân vật “ tôi” có tâm trạng như vậy là do: “lòng tôi
đang có sự thay đổi lớn – hôm nay tôi đi học” Được thành một
cậu học trò, hiện thực mà như trong mơ.
? Câu văn “ Tôi không lội qua như thằng Sơn nữa” gợi cho em
- Sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt
vui tươi, sáng sủa
? Em có nhận xét gì về không khí của ngày tựu trường?
-> náo nức,vui vẻ
GV dẫn dắt: Trước đó mấy hôm, nhân vật “ tôi” thấy trường làng
Mĩ Lí là một nơi xa lạ và có cảm tưởng nhà trường cao ráo và sạch
sẽ hơn các nhà trong làng
? Nhưng lần này ngôi trường được cảm nhận ra sao?
- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường
? Đứng trước ngôi trường như thế nhận vật “ tôi” cũng như các
cậu bé lần đầu đi học có cảm giác và tâm trạng gì?
Thấy mình nhỏ bé -> lo sợ vẫn vơ
Ngập ngừng e sợ, hồi hộp, run run, lúng túng, dềnh dàng…
? “tôi” cảm thấy như thế nào khi nghe ông đốc gọi tên?
- quả tim như ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau…→ hồi hộp
? Sau một hồi trống thúc vang dội, sắp bước vào lớp nhân vật
“tôi” cảm thấy như thế nào?
- Nghe gọi tên mình -> hồi hộp, giật mình, lúng túng
- Rời tay mẹ vào lớp -> sợ, nức nở khóc
Trang 5Bình chốt: Những tiếng khóc thút thít hay nức nở bật ra rất tự
nhiên như phản ứng dây chuyền lúc ấy và cảm thấy mình bước
vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết -> ấn tượng
khó quên, kỉ niệm sâu sắc đối với nhân vật “tôi”.
c Lúc bước vào lớp học:
? Nhân vật “ tôi” có cảm giác gì khi bước vào lớp?
- Vừa xa lạ vừa gần gũi với tất cả
- Ngỡ ngàng, tự tin, nghiêm trang
- > bước vào giờ học đầu tiên
+ Thảo luận: Hình ảnh con chim liệng đến đậu bên cửa sổ và cất
cánh bay tượng trưng cho điều gì?
+GV: Bình chốt: Hình ảnh “ một con chim trong trí tôi” cũng
như cậu học trò nhỏ luôn trân trọng, yêu mến những kỉ niệm tuổi
thơ và có những ước mơ bay cao dang rộng đôi cánh giữa bầu
? Sự quan tâm của cha mẹ như thế nào?
? Những cử chỉ, lời nói của ông Đốc, thầy giáo trẻ chứng tỏ họ là
người như thế nào?
- Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo, trân trọng dự buổi lễ
- Ông đốc: từ tốn, bao dung
- Thầy giáo trẻ: vui tính, giàu tình thương yêu
? Qua đó, em hiểu gì về vai trò của gia đình, nhà trường đối với
thế hệ trẻ? → Một m/trường giáo dục ấm áp,là nguồn nuôi
dưỡng các em trưởng thành
TH- GD:“ Cổng trường mở ra” – NV7 ; Cần phải yêu mến gđ,quý
trọng thầy cô …
* Nghệ thuật.
? Em hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
Gợi ý:Bố cục? Trình tự hồi tưởng của n/vật? NT thể hiện tâm
trạng của n/vật tôi?
? Sức hấp dẫn của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
- Bố cục theo dòng hồi tưởng, theo trình tự không gian và thời
gian của buổi tựu trường
- Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm
-> bộc lộ cảm xúc, tâm trạng
- Sử dụng hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm
→Chất trữ tình trong trẻo, thiết tha, êm dịu
GV BÌNH CHỐT:Các h/ảnh SS trên xất hiện ở những thời điểm
khác nhau để thể hiện tâm trạng cảm xúc khác nhau của n/vật
tôi.Đây là những h/ảnh SS giàu h/ảnh,giàu sức gợi cảm được gắn
- HS trao đổi, thảo luận theo
nhóm nhỏ, ghi ý kiến ra giấy
Trang 6GV giúp học sinh tổng kết bài học bằng ghi nhớ ( sgk)
? Qua bài học rút ra nội dung và nghệ thuật?
→ Ghi nhớ
III Luyện tập: (10’)
+ GV hướng dẫn HS luyện tập:
? Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi khai
giảng đầu tiên?
II/ Kĩ năng: Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
* Kĩ năng sống: giáo dục HS kĩ năng ra quyết định
B/ CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ, tìm ví dụ minh hoạ cho bài học
HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1 Ổn định tổ chức(1phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3 Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu (2’)
Ở lớp 7 chúng ta đã học về mối quan hệ về nghĩa của
từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa Ơ lớp 8 bài học
này nói về một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ ->quan
hệ bao trùm -> phạm vi khái quát của nghĩa của từ
Hoạt động 2 HD tìm hiểu bài (28’)
Trang 7Voi, hươu tu hú, sáo cá rô, cá thu
………… ………… ………
? Trong các từ trên, từ nào có nghĩa rộng hơn từ nào? Từ nào
có nghĩa hẹp hơn từ nào? Vì sao?
? Em hãy lấy ví dụ về từ ngữ nghĩa rộng?
VD: Truyện dân gian
Truyện Truyện Truyện cổ
? Yêu cầu HS lấy ví dụ?
VD: Cây: có nghĩa hẹp so với từ: thực vật
3 Lưu ý:
? Từ việc tìm hiểu ví dụ em rút ra được điều gì đáng lưu ý về
nghĩa của một từ ngữ?
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời
có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10’)
- Hs xác định yêu cầu của bài tập
- Lên bảng thực
Trang 8- Viết một đoạn văn ghi lại ấn tượng của em trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Học bài: Nội dung phần ghi nhớ sgk
- Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề văn bản
1/ Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Thế nào là chủ đề của văn bản.
- Những biểu hiện của chủ đề trong một văn bản.
2/ Kĩ năng:
- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày được một văn bản (nói-viết )có tính thống nhất về chủ đề.
- Tích hợp: văn bản Tôi đi học
* Kĩ năng sống: giáo dục kĩ năng: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo.
3/ Thái độ:Khi viết văn cần tập trung vào một chủ đề.
B/ CHUẨN BỊ
GV: N/ cứu bài dạy
HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ : (2’)kiểm tra vở soạn bài của HS
3/ Bài m i: ới:
Hoạt động 1: Giới thiệu (2’)
Trang 9Ở lớp 7 chúng ta đã học về tính liên kết và mạch lạc trong
văn bản Một văn bản nếu không có tính mạch lạc và tính
liên kết thì không đảm bảo được tính chủ đề của văn bản
Vậy thế nào là chủ đề của văn bản? Bài học hôm nay sẽ
giúp chúng ta hiểu được vấn đê này
Hoạt động 2: HD tìm hiểu về chủ đề của văn bản (27’)
I/ Chủ đề của văn bản
* VD: tìm hiểu văn bản Tôi đi học
- Gv yêu cầu HS nhớ lại văn bản “ Tôi đi học”
- Hướng dẫn học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận
Câu hỏi thảo luận:
N1: Đối tượng được nói đến trong văn bản là ai? Văn bản
viết về điều gì?
- Đối tượng là “ tôi”- tác giả
- Văn bản viết về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học trong
những ngày thơ ấu của nhân vật “ tôi”
N2: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời
thơ ấu của mình?
- Những tâm trạng rụt rè, sợ sệt, lo sợ vẫn vơ…trong buổi
tựu trường đầu tiên của mình
N3: Sự hồi tưởng ấy đã gợi lên những cảm giác gì trong
- Những kỉ niệm trong sáng, cảm xúc bâng khuâng của nhân
vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên của mình
GV chốt ý: Vấn đề chủ yếu này gọi là chủ đề của văn bản
? Vậy chủ đề của văn bản là gì?
→Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt
II Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
* Tìm hiểu văn bản Tôi đi học
+ Gv tiếp tục hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi
? Căn cứ vào đâu để biết được văn bản “ Tôi đi học” nói
lên những kỉ niệm của tác giả trong buổi tựu trường đầu
tiên?
HS: - Căn cứ vào nhan đề của văn bản “ Tôi đi học”
- Căn cứ vào những từ ngữ, quan hệ giữa các phần trong
văn bản
? Em hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp,
cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu
tiên?
? Tìm các từ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ
ngỡ của “tôi” khi cùng mẹ tới trường, vào lớp?
- GV ghi các chi tiêt học sinh tìm lên bảng.
- GV nhận xét.
? Ngoài chủ đề trên thì văn bản Tôi đi học có còn biểu đạt
- HS nghe
- HS theo dõi lại văn bản Tôi đi học
- HS chia thành 4 nhóm thảo luận câuhỏi
- Đại diện từng nhóm trình bày, bổsung
- HS trả lời
- HS tìm các chi tiết và trả lời
- HS trả lời
- HS xác định
Trang 10chủ đề nào nữa không?
- Chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang
chủ đề khác
? Từ việc phân tích trên,hãy cho biết làm thế nào để viết
hoặc hiểu một văn bản?
+ GV chốt:
→Yêu cầu viết hoặc hiểu một văn bản: xác định được chủ
đề thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần
của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lăp lại
BT1 - Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu BT
+ GV theo dõi, chữa bài
BT2 Ý làm cho bài viết lạc đề: b, d
BT3 - Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu BT
- Cho Hs thảo luận, trao đổi, trình bày.
- Gv nhận xét.
→a Cứ mùa thu về…
b đường làng trở nên mới lạ
c Buổi mai hôm ấy, mẹ âu yếm nắm tay dẫn đến trường trên
con đường làng quen thuộc
d một ý nghĩ non nớt vừa ngây thơ được nảy sinh: muốn
thử sức mình như một học sinh thực thụ
e đến sân trường, một cảm giác lạ vừa nảy sinh: sân trường
rộng, ngôi trường cao hơn
g.rời tay mẹ xếp hàng vào lớp, lại một cảm giác nữa nảy
sinh: sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp
- HS trình bày
- HS thảo luận theo nhóm.
- Trình bày.
- HS tìm hiểu, trả lời
- học sinh đọc và xác định yêu cầu BT
- Hs thảo luận, trao đổi, trình bày
*Củng cố: (2’)Nhấn mạnh nội dung bài học
1 Thế nào là chủ đề của văn bản?
2 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
3.Để viết một văn bản chúng ta cần phải làm gì?
D Dặn dò: (1’)- Học bài - Làm bài tập 2/sgk
- Học bài cũ:Văn bản Tôi đi học
- Chuẩn bị: soạn văn bản : Trong lòng mẹ
Tuần 2.
Ngày soạn: 23/8/2013
Trang 11Ngày dạy: 26/8/2013
Tiết 5: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
( Trích Những ngày thơ ấu )
( Nguyên Hồng)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Khái niệm thể loại hồi kí
- Cốt truyện ,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ thể hiện niềm khát khao tính cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
2 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản hồi kí
- Vận dụng kết hợp các PTBĐ trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện
3/Thái độ: Tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp không có những thành kiến cổ hủ nào có thể làm
khô héo được tình cảm ruột thịt
B/ CHUẨN BỊ :
- GV: Chân dung tác giả,tư liệu liên quan đến tác phẩm,nghiên cứu chuẩn KT-KN
- HS: Đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: (1’)Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:(4’)
Câu1 Văn bản “ Tôi đi học được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết?
Câu2 Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên được diễn tả ra sao? Qua những chi tiết, hình ảnh nào tiêu biểu?
3 Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu.(2’)
Ai chẳng có một tuổi thơ, một thời thơ ấu đã trôi qua và
không bao giờ trở lại Tuổi thơ cay đắng, tuổi thơ ngọt
ngào,tuổi thơ dữ dội, tuổi thơ êm đềm Những ngày thơ ấu
của nhà văn Nguyên Hồng đã được kể, tả, nhớ lại với
rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại mà thấm
đẫm tình yêu Mẹ.
Hoạt động 2 HD tìm hiểu bài (34’)
I Đọc, tìm hiểu chung:
1 Đọc.
+ GV hướng dẫn cách đọc giọng đọc tình cảm, tha thiết,
chú ý giọng điệu lời thoại nhân vật bà cô: ngọt ngào giả
dối, Hồng lễ phép mà kìm nén đau khổ, uất ức…
- Gv đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp
2 Chú thích:
a Tác giả, tác phẩm:
+ GV yêu cầu học sinh đọc chú thích*
? Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
- HS nghe
- HS nghe, đọc.
Trang 12- Trích từ tập hồi kí- tự truyện “ Những ngày thơ ấu” gồm
9 chương, văn bản là chương 4 của tác phẩm
GV chốt ý và mở rộng: là nhà văn của người cùng khổ
nên khi viết về họ Ng Hồng tỏ niềm thương yêu sâu sắc
mãnh liệt đối với họ.
Ông có trái tim nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ rung động
với những nổi đau và niềm hạnh phúc của con người, ông
vui sướng với niềm vui, đau với nỗi đau của nhân vật, của
con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cho nên Ng Hồng
còn được xem là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
4/ Thể loại: Hồi kí- tự truyện.
? Em hiểu thế nào là hồi kí tự truyện?
+ GV nêu thêm: Hồi kí là thể văn ghi chép, kể lại những
biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà t/giả đồng thời là
người kể, người tham gia hoặc chứng kiến
GV nhấn mạnh: Đây là tập hồi kí kể lại một tuổi thơ đầy
cây đắng của tác giả
? Ngôi kể trong văn bản?
- Ngôi I
5/ Bố cục:
? Xác định bố cục của văn bản?
→2 phần: P1: từ đầu đến “…người ta hỏi đến chứ”: cuộc
đối thoại của bé Hồng với bà cô
P2: còn lại: cảm giác sung sướng khi ở trong lòng mẹ
III Đọc - hiểu văn bản
+ GV cho HS tịm hiểu về tình cảnh của bé Hồng:
+GV cho HS đọc lại đoạn văn trong ngoặc đầu tiên và
cho biết đoạn văn này nêu lên điều gì
? Tình cảnh của bé Hồng có gì đặc biệt?
- Mồ côi cha, xa mẹ
- Sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng
? Từ tình cảnh ấy em có nhận xét gì về tuổi thơ của cậu
bé?
-> Cô đơn, buồn tủi, thèm khát tình yêu thương
LH- GD: Những trẻ em đáng thương trong c/s XH hiện
- HS đọc chú thích, trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm
Trang 13nay cần được thông cảm và chia sẻ.
1 Nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng:
? Theo em, cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
là sự vô tình hay cố ý tạo ra của người cô?
? trong câu đối thoại đầu tiên với Hồng, bà cô hiện lên
với vẻ mặt ntn? Bản chất giọng nói? Nét mặt?
→- cười hỏi
- Giọng nói với ý nghĩ cay độc
-Nét cười rất kịch →giả dối.
? Mục đích của bà cô là gì?
- cố ý gieo rắc vào đầu bé Hồng sự khinh miệt về mẹ
? Sauk hi nghe Hồng trả lời, thái độ bà cô tiếp tục ntn?
- giọng ngọt, bình thản, mắt long lanh nhìn chằm chặp…
→ muốn kéo đứa cháu tội nghiệp vào trò chơi đã dàn tính
sẵn
? Tâm địa của bà cô tiếp tục được bộc lộ như thế nào?
nhận xét về cách mà bà cô dùng hai tiếng ‘em bé”? Cách
nói ấy thể hiện điều gì của bà cô?
- hai tiếng “em bé” ngân dài→ muốn săm soi, hành hạ,
xoáy sâu vào nỗi đau của đứa trẻ
+ GV bình: Với bản chất độc ác, bà cô giả dối trong cả ý
nghĩ và lời nói, châm chọc nhục mạ mẹ Hồng…
+ GV: Mặc kệ cháu “cười dài trong tiếng khóc”, bà ta vẫn
tươi cười kể chuyện chị dâu, sau đó đổi giọng xót thương
anh trai
? Điều đó thể hiện bản chất gì của bà cô?
→ vô cảm, lạnh lùng, giả dối, khô héo tình cảm…
? Em có nhận xét gì về tính cách của bà cô và hình ảnh
này đại diện cho tưởng nào trong xã hội PK?
-Bình – liên hệ: Tư tưởng cổ hũ, hẹp hòi của XHPK đã
chà đạp lên thân phận người phụ nữ mà mẹ bé H là một
Tiết 6: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
( Trích Những ngày thơ ấu )
( Nguyên Hồng)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu:
Trang 14- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện ,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ thể hiện niềm khát khao tính cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
2 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản hồi kí
- Vận dụng kết hợp các PTBĐ trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện
3/Thái độ: Tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp không có những thành kiến cổ hủ nào có thể làm
khô héo được tình cảm ruột thịt
B/ CHUẨN BỊ :
- GV: Chân dung tác giả,tư liệu liên quan đến tác phẩm,nghiên cứu chuẩn KT-KN
- HS: Đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
* PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, phân tích, bình giảng, vấn đáp,gợi mở
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ(4’)
? Cảm nhận của em về nhân vật bà cô?
3 Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu.(2’)
(GV từ bài cũ đi vào bài mới)
Hoạt động 2-TT(29’)
2 Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng với mẹ:
a tình yêu thương mãnh liệt với mẹ của Hồng qua
cuộc đối thoại với bà cô:
? Bé Hồng đã có thái độ như thế nào trước câu hỏi của bà
cô?
? Vì sao H lại cúi đầu im lặng và cười đáp “không! cũng
về” thể hiện tình cảm gì của bé H đối với mẹ?
- Bé Hồng:
+ cúi đầu im lặng -> Hiểu ý đồ của cô
+ cười đáp: “ không! cũng về” -> Rất tin tưởng mẹ
→là phản ứng thông minh, nhạy cảm, không muốn những
rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến tình mẫu tử
? Trước tâm địa ẩn trong những lời nói của bà cô thì H có
những tâm trạng, ý nghĩ như thế nào?
+ lòng thắt lại, khoé mắt cay cay
+ nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc
-> đau đớn, phẫn uất
? Em hãy phân tích chi tiết bé H “cổ họng… mới thôi”?
+ khi nghe kể về mẹ ->muốn biến vật vô hình(hủ tục đày
đọa mẹ) thành vật hữu hình(cục đá, đầu mẩu gỗ, mẩu thủy
tinh) để ,mà cắn, nhai, nghiến cho kì nát vụn→đau đớn,
Trang 15uất ức lên tới cực điểm, căm tức XHPK đã đày đoạ mẹ.
? Câu văn đã sử dụng BPNT gì và tác dụng của nó khi
miêu tả tâm trạng của bé H?→ dùng các động từ mạnh
đau đớn, uất ức lên tới cực điểm, căm tức XHPK đã đày
b Cảm giác khi được ở trong lòng mẹ
? Chú bé Hồng nhận ra mẹ trong hoàn cảnh nào?Và chú
đã có những hành động nào?
→Thấy mẹ:
- Vội vã đuổi theo và gọi bối rối
? Khi thấy mẹ, bé H có ý nghĩ gì? Ý kiến của em về đoạn
văn này?(Gợi ý: Biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng)
Bình – chốt: Một hình ảnh ss độc đáo thể hiện thật sâu sắc
nỗi khắc khoải nhớ mong mẹ của chú bé -> giống như
người bộ hành ngã ngục giữa sa mạc mà trước mắt hiện
lên dòng nước trong suốt…-> Khao khát tình mẹ
? Cử chỉ và tâm trạng của H khi bất ngờ gặp đúng mẹ?
→Gặp mẹ:
- Vội vã, hồng hộc, ríu chân, oà khóc vì sung sướng
-> xúc động mạnh
? Xe chạy chầm chậm, tại sao chú bé lại thở hồng hộc,
trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân khi trèo lên xe? Và vì sao H
lại oà lên khóc?
Bình chốt :Biết bao nỗi mong nhớ, đau khổ, tủi hờn đã
dồn nén trong lòng chú bé nay đã vỡ oà -> xúc động lòng
người
? Trong lòng mẹ H có những cảm giác gì?
? Hình ảnh người mẹ được hiện lên qua cảm xúc của
người con như thế nào?
→Trong lòng mẹ:
- Am áp, mơn man, hơi thở thơm tho và rạo rực
-> cảm giác sung sướng đến cực điểm
- mẹ như trẻ lại, tươi sáng, da mịn, hơi thở thơm tho…=>
Đầy tình thương yêu đối với con
Trang 16GV: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé H và qua văn bản
em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất về NT và ND?
- HS trao đổi, tổng kết bài học
* Củng cố: (2’)Tìm những câu ca dao nói về tình mẫu tử.
2/-Kĩ năng:Rèn kĩ năng lập trường từ vựng, vận dụng kiến thức về TTV để đọc hiểu và tạo lập vănbản
2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng, nghĩa hẹp? Cho ví dụ
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu (2’)
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu mức độ khái
quát của nghĩa từ ngữ Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng và
hẹp đối với từ ngữ khác Vậy nhiều từ ngữ khác nhau có thể
có nét chung gì về nghĩa hay không? Đó có phải là từ đồng
nghĩa hay không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta mở
rông thêm một kiến thức mới về Tiếng Việt
Hoạt động 2 HD tìm hiểu trường từ vựng (25’)
I Trường từ vựng là gì?
1/ Khái niệm:
-GV yêu cầu HS đọc đoạn văn sgk
? Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
? Đoạn văn tập trung miêu tả điều gì?
-HS: Tình cảm của H đối với mẹ, niềm sung sướng khi được
Trang 17? Các từ ngữ ấy dùng để chỉ đối tượng nào? Nhóm từ này
VD: Trường từ vựng hình dáng: gầy, cao,mập, thấp…
BT nhanh – HS làm vào bảng con
1.- Cho các từ: bút máy, sách, phấn, thước
- Tìm trường từ vựng?
2 Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng của cây?
* GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa hiện tượng đồng nghĩa
? Hãy xác định trường từ vựng cho mỗi nhóm từ trên?
? Các trường từ vựng trên có gộp vào một trường từ vựng
được không? Đó là trường gì?
Con ngươi, lông mày -> DT
Trường “mắt” Nhìn, trông, liếc… -> ĐT
- HS xác định từ loại của các từ
- nêu nhận xét
- HS tìm, trả lời
Trang 18? Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Với hiện tượng từ
nhiều nghĩa, một từ có thể có bao nhiêu trường từ vựng?
→Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng
khác nhau
d/ Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi
cảm
+ GV yêu cầu HS đọc VD sgk, chú ý các từ in đậm
? Các tư in đậm trên thể hiện tính cách, suy nghĩ, hoạt
động của đối tượng nào trong văn bản?
- Con chó vàng
? Thông thường các từ ấy dùng để chỉ đối tượng nào?
- con người
? Tại sao tác giả lại chuyển trường người sang trường vật ở
trong văn bản này? Có tác dụng gì?
TH: Điều ấy được diễn đạt qua phép tu từ gì?
BT3 : Các từ in đậm thuộc: trường thái độ
BT4 Điền đúng: - Khứu giác: mùi, thơm
- Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính…
BT6: Chuyển trường “quân sự”sang trường “nông nghiệp”
- HS tìm hiểu, nhận xét
- HS trả lời
- HS rút ra kết luận
BT1 - Hs xác định yêu cầu của bài tập
- Thảo luận và trình bày bài tập
- Nhận xét và chốt ý
BT 2 - Hs xác định yêu cầu của bài tập
- Lên bảng thực hiện bài tập
- HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
BT 3 - Hs xác định yêu cầu của bài tập
- Đứng tại chỗ thực hiện bài tập BT4 - Hs xác định yêu cầu của bài tập
- Thực hiện bài tập vào bảng con.BT6:- Hs xác định yêu cầu của bài tập
- Đứng tại chỗ thực hiện bài tập
* Củng cố: (1’)Nhắc lại nội dung bài học
Trang 19I/ Kiến thức : Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây doing bố cục
II/ Kĩ năng: - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc hiểu văn bản
- TH : Văn bản:Trong lòng mẹ
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định
- Giao tiếp
III/ Thái độ:- Ý thức lập bố cục rõ ràng, mạch lạc cho văn bản.
- Lòng kính trọng thầy cô qua văn bản Người thầy đạo cao đức trọng
B/ CHUẨN BỊ :
GV: Nghiên cứu chuẩn KT-KN,soạn bài
HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định tổ chức: (1’)
2 Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Chủ đề là gì? Thế nào là tính thống nhất của một văn bản?
Hãy lấy một ví dụ để phân tích
3 Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu (2’)
Bất cứ một văn bản nào cũng phải có bố cục vì bố cục làm rõ
chủ đề mà văn bản đã hướng tới Vậy bố cục của văn bản là gì?
Cách sắp xếp các ý trong văn bản như thế nào để có bố cục hợp
lí? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề
Hoạt động 2: HD tìm hiểu về bố cục của văn bản (25’)
I/ Bố cục của văn bản
- Gv yêu cầu HS đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”.
- Hướng dẫn học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận theo cặp
Thảo luận nhanh 3 câu hỏi SGK
? Văn bản trên có mấy phần? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần
? Xác định nhiệm vụ từng phần trong văn bản?
P1: giới thiệu thầy Chu Văn An
- HS nghe
HS đọc văn bản
- HS trả lời
- HS nêu nhiệm vụ từng phần
Trang 20P2: Chu Văn An là người tài cao, có đạo đức được học trò kính
trọng
P3: Tình cảm của mọi người đối với Chu Văn An
GDHS: Lòng kính mến thầy cô
? Mối quan hệ trên của văn bản được thể hiện như thế nào?
- Có mối quan hệ chặt chẽ, phần trên là tiền đề cho phần dưới ->
+ Thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề
+ Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản
-> Quan hệ chặt chẽ
=> Thể hiện chủ đề của văn bản
II.Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm: Thực hiện các câu hỏi 1, 2,
3, 4
- GV yêu cầu hs nhớ lại văn bản “ Tôi đi học” và “ Trong lòng
mẹ”
+ Nhóm 1: ? Phần thân bài của văn bản “ Tôi đi học” kể về
những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự
+ Cảm xúc trên đường đến trường
+ Cảm xúc khi đứng trước sân trường
+ Cảm xúc khi bước vào lớp học
- Sắp xếp theo liên tưởng đối lập: cảm xúc về cùng một đối
tượng nhưng có sự so sánh đối chiếu trong hồi ức và hiện tại
+ Nhóm 2: ? VB “Trong lòng mẹ” chủ yếu trình bày theo diễn
biến tâm trạng của chú bé Hồng, hãy chỉ ra thứ tự của diễn
biến ấy trong phần thân bài?
HS: - Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ tập tụcXHPK
- Niềm vui sướng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ
+ nhóm 3: ? Vậy khi tả người, vật, phong cảnh,… em sẽ lần
lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy chỉ ra một số trình tự mà
+ nhóm 4: văn bản Người thầy đạocao đức trọng
- Các nhóm trình bày, nhóm khác
bổ sung
Trang 21Theo thời gian: quá khứ -> hiện tại, hiện tại -> quá khứ
Chỉnh thể -> bộ phận ( người, vật, con vật )
+ Nhóm 4: ?Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc trong vă
bản “ Người thầy đạo cao đức trọng”?
HS: Sự việc nói về thầy CVA là người tài cao
Sự việc nói về thầy CVA là người đạo đức, được học trò
→- Trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ
đề, ý đồ giao tiếp của người viết
- Được sắp xếp theo trình tự không gian và thời gian, theo sự
phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp
với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc
* GV chốt ý và chuyển sang hd luyện tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.(10’)
III./ Luyện tâp
BT1
a Trình bày theo thứ tự không gian: nhìn xa- đến gần; đến
tận nơi - đi xa dần
b Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn
c Luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng
đối với luận điểm cần chứng minh
BT3 Trình bày và sắp xếp như sau:
- Nêu bật tình cảm, thái độ của bé hồng khi nói chuyện
với bà cô về mẹ
- Vì thương mẹ, Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến
vô lí Nêu câu nói đầy căm phẫn đó
Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở trong lòng mẹ
- HS rút ra kết luận
BT 1 - học sinh đọc và xác định yêucầu BT
- HS thảo luận – trao đổi vàtrả lời
BT3 - học sinh đọc và xác địnhyêu cầu BT
- Học sinh đứng tại chỗ, trìnhbày ý kiến của mình
* Củng cố: (1’)Nhấn mạnh nội dung bài học
1.Bố cục của văn bản là gì? Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
2 Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào?
Trang 22(Trích tiểu thuyết “Tắt đèn”)
Ngô Tất Tố
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức: Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng
Tám ở Việt Nam Thấy được tình cảnh khốn khổ cùng cực của người nông dân trước cách mạng
Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ đồng thời thấy được quy luật xãhội: có áp bức, có đấu tranh Nghệ thuật kể chuyện dựng cảnh, tả người đặc sắc của Ngô Tất Tố
- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Trường từ vựng” và tập làm văn qua bài “Xây dựng đoạnvăn trong văn bản
2.Kĩ năng: Phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động Kĩ năng đọc sáng tạo văn bản tự
sự nhiều đoạn thoại kịch tính
* Kĩ năng sống:
- giao tiếp
- suy nghĩ sáng tạo
- tự nhận thức
3.Giáo dục: Nâng cao nhận thức của học sinh về tầng lớp nông dân trước cách mạng đồng thời làm
cho học sinh yêu quý giai cấp nông dân, những người cùng khổ đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình
B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên: Giáo án, chân dung Ngô Tất Tố, tranh ảnh.
Học sinh: Chuẩn bị bài
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định tổ chức:(1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (4’)? Phân tích diễn biến tâm trạng bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu (2’)
+ Giáo viên: Nhân dân đói khổ, cùng cực, nheo nhóc, bọn lính đi
bắt sưu thuế khắp làng… đó là bộ mặt của xã hội thực dân nửa
phong kiến Chị Dậu đã phải bán đi con chó, bầy chó con và đứa
con gái lên bảy của mình cùng gánh khoai lang để chạy đủ suất sưu
cho em chồng đã chết từ năm ngoái Hình ảnh bọn cai lệ như thế
nào, hình ảnh người nông dân như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu
qua đoạn trích ngày hôm nay
² HOẠT ĐỘNG 2 HD tìm hiểu bài (30’)
I/Đọc tìm hiểu chung
1/ Đọc
+ Giáo viên hướng dẫn: to, rõ ràng, thể hiện được tâm lí nhân vật
trong tác phẩm, chú ý giọng điệu khi đọc lời thoại của nhân vật
Trang 23-Phần 2:Cuộc đối mặt và sự vùng lên của chị Dậu.
II/ Đọc hiểu văn bản
1 Tình thế nhà chị Dậu
Giáo viên: Hoàn cảnh gia đình nhà chị Dậu thế nào?
-Ngèo xác xơ với ba con nhỏ lít nhít
-Món nợ sưu nhà nước vẫn chưa có cách gì để trả được
-Anh Dậu lại đang ốm rề rề và có thể bị bắt trói, đánh đập bất cứ lúc
nào
? Nếu lúc này bọn quant ham xông đến đòi nợ, anh Dậu có chống
lại được không? (không)
? Vậy, tình cảnh của cả gia đình chị Dậu phụ thuộc vào ai?
- số mạng của cả gia đình phụ thuộc vào chị
→Một tình cảnh thê thảm, đáng thương và nguy cấp.
2 Nhân vật tên cai lệ
? Em hãy cho biết cai lệ là ai? Hắn là tên gọi chung cho những
người như thế nào? Hình ảnh chung khi hình dung đến chúng là
gì?
- Là tay sai đắc lực cho quan lại phong kiến, là tên tay sai chuyên
nghiệp hung bạo, độc ác, không chút tình người Nó là hiện thân
đắc lực của xã hội bạo tàn
? Qua đoạn trích hình ảnh tên cai lệ được tác giả miêu tả như thế
nào? Bản chất tính cách của y ra sao?
→ Chuyên tác oai tác quái
? Ngôn ngữ của hắn như thế nào?
? Hành động của hắn ra sao?
+ Ngôn ngữ: quát, thét, chửi, mắng, hằm hè
+ Cử chỉ hành động: sầm sập vào, mắt trợn ngược, giật phắt cái
thừng, chạy tới, bịch mấy bịch, tát, sấn đến nhảy vào
? Hình ảnh tên cai lệ tượng trưng cho điều gì?
→ Hung dữ, độc ác và tàn nhẫn, đại diện của chế độ phong kiến ở
nông thôn Việt Nam
? Qua việc miêu tả tên cai lệ, em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu
tả của Ngô Tất Tố?
- Bằng miêu tả sinh động chân thực tác giả đã làm toát lên hình ảnh
tên cai lệ đậm nét hài hước mang màu sắc hiện thực →tiêu biểu cho
cái tài của Ngô Tất Tố
* Thảo luận nhóm nhanh:
? Chi tiết cai lệ bị ấn dúi ra cửa miệng vẫn nham nham hét trói vợ
chồng kẻ thiếu sưu gợi cho em suy nghĩ gì về tên cai lệ?
- HS suy nghĩ trả lời
- Học sinh làm việc cá nhân, theodõi, nhận xét bổ sung
- HS tìm hiểu phần chú thích từ khó và trình bày
Học sinh thảo luận cư đại diện trả lời
Trang 24=> Khoan khoái, thoải mái sau bao nhiêu tái tê mà gia đình chị
Dậu phải gánh chịu Chứng tỏ bản chất tàn ác đểu cáng đến cùng
Hình ảnh “ ngã chỏng quèo” của hắn còn chứng tỏ một đặc điểm
khác trong bản chất của hắn Quen bắt nạt kẻ yếu người nhút nhát
còn thực lực thì yếu ớt…………
3 Nhân vật chị Dậu
? Chị Dậu à người phụ nữ có yêu chồng không?
- Là người phụ nữ yêu chồng
? Chị Dậu đã bảo vệ chồng mình như thế nào?
* Van xin tha thiết:
+ Luống cuống van xin, thái độ nhã nhặn lễ phép
? Chi tiết xám mặt của chị Dậu thể hiện điều gì?
+ Chị xám mặt vì lo cho sự an toàn của anh Dậu →van xin giọng
mềm mỏng thiết tha
? Cách xưng hô? Vì sao?
+ Van xin: cháu – ông: coi mình là cái rơm, cái kiến, là phận thấp
cổ bé họng…
? Chị Dậu van xin bọn chúng, chúng đã làm gì?(không lay chuyển)
? Sau đó chị chống lại bằng cách nào?
* Cự lại….
? Chị cự lại bằng những cách nào?
+ Bằng lí lẽ: chồng tôi đau ốm các ông không được hành hạ…
? Cách xưng hô của chị Dậu trong cuộc chạm trán với tên cai lệ có
gì thay đổi? Điều đó thể hiện gì? Và báo hiệu cho điều gì?
+ Cai lệ trói anh Dậu: ông – tôi: ngang hàng
? Bằng lí lẽ có được bọn chúng chấp nhận không? (không)
? Chị tiếp tục cự lại bằng cách nào?Tìm những chi tiết thể hiện
hành động đó?
? Cách xưng hô thay đổi ra sao?
+ Bằng hành động: - Chị vụt đứng dậy, nghiến răng, túm cổ áo, ấn
dúi, giằng co…
- Xưng hô: mày – bà →cơn giận lên đến đỉnh cao
? Chi tiết nào trong bài đã làm cho người đọc, người nghe được
giải toả và thú vị?
- Chị túm cổ tên cai lệ, túm tóc lẳng hắn ra ngoài
→ Người đán bà mạnh mẽ
* GV cho HS thảo luận nhanh theo bàn.
- Gv cho HS ghi vào phiếu học tập, Gv thu lại, cho HS trình bày
? Vì sao chị Dậu có đủ dũng khí để đánh lại hai tên đàn ông độc ác
ấy?
- Chị quá giận, tức nước vỡ bờ, sức mạnh của lòng căm thù dồn nén
bị vỡ tung và cũng chính là sức mạnh của lòng yêu chồng thương
con cúa người phụ nữ, điển hình cho hình tượng nhân vật người phụ
nữ nông thôn của văn học Việt Nam trước cách mạng Ngô Tất Tố
đã xây dựng hình ảnh ấy bằng tài năng và tấm lòng của mình với
của người nông dân
? Qua phân tích nhân vật em thấy nét gì độc đáo trong ngòi bút của
- HS phát hiện, nêu ý kiến cá nhân
* HS thảo luận nhanh: (theo bàn)
- trình bày
- HS thực hiện
Trang 25? Qua hai nhân vật phân tích em có nhận xét gì về thái độ của nhà
văn đối với từng nhân vật?
* tổng kết
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
²HOẠT ĐỘNG 3 HD luyện tập (5’)
III/ Luyện tập:
+ Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm có phân vai
- HS trả lời câu hỏi
- Đọc ghi nhớ
- HS đọc phân vai đoạn trích
*Củng cố: (1’)Giáo viên: Giải thích nhan đề “Túc nước vỡ bờ”?
1 Kiến thức: Hiểu được kiến thức khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa câu trong đoạn văn
và cách trình bày nội dung trong đoạn văn
- Tích hợp: Với phần văn qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” và phần tiếng việt ở bài “Trường từ vựng”
2 KN :Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc ngữ nghĩa.
* Kĩ năng sống: - Giao tiếp
- ra quyết định
B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo
Học sinh: Chuẩn bị bài trước
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ:(4’)Thế nào là bố cục văn bản.Các phần trong bố cục văn bản
Nhiệm vụ từng phần.
3 Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu (2’)
+ Giáo viên: Giới thiệu: Để có một văn bản hoàn chỉnh cần có nhiều
đoạn văn Vậy thế nào là đoạn văn và làm thế nào để có một đoạn văn
tốt, hoàn chỉnh? Đó là nội dung của bài hôm nay
²HOẠT ĐỘNG 2(25’)HD tìm hiểu bài.
I.Thế nào là đoạn văn?
1.Tìm hiểu văn bản :
VB:Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (sgk):
*Gv: yêu cầu hs đọc văn bản về NTT và thảo luận trả lời:
?Văn bản trên bao gồm mấy ý Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.
*Gợi ý trả lời:
+Văn bản trên gồm hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn
?Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn.
- TL:Viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm xuống
HS lắng nghe
-Học sinh đọc -Học sinh suy nghĩ thực hiệntheo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS trả lời
Trang 26- Đoạn văn là đơn vị trên câu (do nhiều câu tạo thành).Nó được tạo
bởi từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm
xuống dòng Đoạn văn thường kết thúc một ý tương đối hoànchỉnh.
II.Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
-Thường là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong đoạn văn nhằm để duy trì đối tượng được nói đến
b Câu chủ đề:
?Hãy chỉ ra câu văn có tính khái quát chung trongđoạn 2?
- “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”
?Nhận xét của em về câu văn đó trong đoạn văn.
TL:Đó là câu chủ đề
?Vậy thế nào là câu chủ đề?
-Là câu định hướng cho toàn bộ nội dung của đoạn văn Nó thường
đứng đầu hoặc cuối đoạn và thường là câu đầy đủ
2.Cách trình bày nội dung đoạn văn.
+ Gv cho HS thảo luận theo nhóm:
?Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào có câu chủ đề?Vị trí của câu chủ
đề?
?Trong đoạn b mục 2 có câu chủ đề không Nó đứng ở vị trí
nào ?Ý của từng đoạn được triển khai như thế nào?
+ Đoạn 1:không có câu chủ đề Các ý được trình bày bình đẳng với
nhau
+ Đoạn 2:Câu chủ đề đứng đầu Các câu sau cụ thể hóa ý chính
+ Đoạn b2: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
?Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết có những cách như thế nào để
trình bày nội dung đoạn văn.
*Gv phân tích 3 kiểu trình bày trên cho hs hiểu rõ
+Cách 1: Trình bày theo kiểu song hành
+Cách 2:Trình bày theo kiểu diễn dịch
+Cách 3: Trình bày theo kiểu qui nạp
- Học sinh thảo luận
- đại diện trả lời
-Học sinh suy nghĩ thực hiệntheo yêu cầu của GV
-Học sinh nghe- ghi
Trang 27III/ Luyện tập:
* Cho Hs thực hiện bài tập theo nhóm Đại diện lên bảng trình bày và
nhận xét chéo
*Gv bổ sung sữa chữa và ghi điểm
Câu 1:Văn bản có hai ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
Câu 2: a.Trình bày theo kiểu diễn dịch b.Trình bày theo kiểu song
hành c.Trình bày theo kiểu song hành.
-Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 3và 4
HS đọc ghi nhớHọc sinh thảo luận cư đại diện trả lời
* Củng cố: (1’) Hs nhắc lại thế nào là đoạn văn Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Trình bày nội dung thường được sắp xếp trong đoạn văn
Ngày KT : 9/9/2013 (thực hiện bài viết chuyển sang tuần 04)
Tiết 11,12 VIẾT BÀI VĂN SỐ 1
A/ MỤC TIÊUCẦN ĐẠT
- Kiến thức: Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6 kết hợp với các văn bản biểu cảm lớp 7
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo viết đoạn văn và bài văn
- Tích hợp: Phần tập làm văn qua chương trình tập làm văn lớp 6 và lớp 7 Các văn bản tự sự và biểucảm đã học
B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên: Giáo án, ra đề.
Học sinh: Chuẩn bị giấy kiểm tra
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1 (2 phút): Giáo viên: 1 Ổn định tổ chức: SS tham gia học tập?
2 Kiểm tra bài cũ: Không
Hoạt động 2 (2 phút): Giáo viên: Đọc đề và ghi đề lên bảng.
Đề ra: (chọn một trong hai đề)
Đề 1: Hãy kể lại những kỉ niệm lần đầu tiên đi học của em
Đề 2: Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi
+ Thời gian, không gian
+ Theo diễn biến của sự vật
+ Theo diễn biến tâm trạng
- Cấu trúc: Gồm 3 phần rõ ràng, cụ thể theo từng phần:
Trang 28+ Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm.
+ Thân bài: Diễn biến của kỉ niệm
+ Kết bài: Tình cảm, cảm xúc khi nhắc lại kỉ niệm
Hoạt động 5: 4 Củng cố Nhận xét khái quát lớp trong giờ kt
5 Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài “Lão Hạc”
TUẦN 4:
Ngày soạn: 01/9/2013
Ngày dạy: 04/9/2013 (đổi tiết dạy cho bài kiểm tra TLV số 1)
Tiết 13 Văn bản: LÃO HẠC
(Trích) Nam Cao
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức: Qua tình cảnh cùng khổ và tính cách cao quý của nhân vật Lão Hạc mà nhà văn
Nam Cao xây dựng nên, giúp học sinh hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trântrọng của lão Hạc nói riêng và của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Qua nhân vật Ông giáo-người kể chuyện- thấy được tấm lòng nhân ái và sâu sắc của Nam Cao Thương cảm xót xa và thật sựtrân trọng người nông dân nghèo khổ Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tácgiả
- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh” và phần tập làm văn ở bài
“Liên kết các đoạn trong văn bản”
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu (2’)
Nam Cao – cây đại thụ trong làng văn học hiện thực phê phán của
Việt Nam trước cách mạng Đề tài chủ yếu của ông là người nông dân
Việt Nam trong thời kì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt ấy
Mỗi người nông dân trong truyện Nam Cao một vẻ thể hiện đuợc mọi
khía cạnh về cuộc sống cùng cực của họ Nhân vật Lão Hạc trong
truyện ngắn cùng tên của ông là hình ảnh số phận cái kiến, cọng rơm
của người nông dân trong xã hội
² HOẠT ĐỘNG 2 HD tìm hiểu bài (35’)
I Đọc- tìm hiểu bài.
1 Đọc.
HS lắng nghe
Trang 29+ GV hướng dẫn cách đọc: giọng tâm tình, chú ý thể hiện nội tâm
? Cho biết những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Nam Cao.
*Gv: Bổ sung thêm một số thông tin về tác giả và tác phẩm
* Tác giả: Nam Cao (1915-1951), quê ở Hoà Hậu, Lí Nhân, Hà Nam.
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân, người trí
thức nghèo trong xã hội cũ Sau cách mạng ông sáng tác phục vụ
kháng chiến
? Em hãy nêu những nét chính về tác phẩm.
* Tác phẩm: - “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao
được đăng báo lần đầu năm 1943
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
? Truyện gồm các nhân vật nào ?Ai là nhân vật chính (trung tâm).?
Ai là nhân vật kể chuyện và kể chuyện theo ngôi kể nào.
4 Bố cục:
?Có thể chia văn bản làm mấy phần.Vị trí, nội dung từng phần
+Đoạn 1: Từ “Hôm sau lão Hạc” đến “ lấy gì mà lo liệu”: lão Hạc
sang nhờ ông giáo
+Đoạn 2: Tiếp đến “thêm đáng buồn”:Cuộc sống của lão Hạc và thái
độ của mọi người đối với lão
+Đoạn 3: Đoạn còn lại: Cái chết bi thảm của lão Hạc
II Đọc hiểu văn bản:
* Gv hướng dẫn hs phân tích theo tuyến nhân vật.(bổ dọc)
1.Nhân vật lão Hạc:
? Thông qua đọc hiểu tác phẩm, em có thể hình dung về cuộc sống và
con người lão Hạc như thế nào.
? Tình cảm của lão Hạc ntn đối với cậu Vàng?Vì sao?
? Qua đó em thấy được tình cảm của lão đối với con trai ntn?
- Già yếu, cuộc sống cực khổ Vợ chết, đứa con trai duy nhất lại đi
làm ăn xa
- Yêu thương cậu Vàng như đứa con cầu tự, chăm sóc, cho ăn… vì nó
vừa là nguồn vui duy nhất, vừa là kỉ vật của con trai để lại
- Lão hết mực thương yêu con: tằn tiện, gom góp, dành dụm của cải
cho con
*Gv: Bình: Lão Hạc sống trong một hoàn cảnh khắc khổ, túng quẫn.
Lão lại ốm và không thể ăn lạm vào món tiền dành dụm cho con bấy
Trang 30nay vả lại còn phải tốn kém nuôi thêm cậu Vàng Hơn nữa, cậu Vàng
sống với lão cũng chỉ khổ thêm mà thôi Nghĩ vậy lão đành muốn hoá
kiếp cho cậu…
+ GV: - Qua phần chữ nhỏ, sgk cho thấy diễn biến tâm trạng của
lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng
? Theo em, vì sao lão Hạc rất thương yêu cậu Vàng nhưng lại đành
bán nó.
*Gọi Hs trả lời, gv bổ sung và chuyển mục:
- Quyết định bán cậu Vàng là một sự sắp xếp, tính toán của lão
Hạc.Vậy, trước và sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đã như thế nào
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu điều đó
1 Kiến thức: Qua tình cảnh cùng khổ và tính cách cao quý của nhân vật Lão Hạc mà nhà văn
Nam Cao xây dựng nên, giúp học sinh hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trântrọng của lão Hạc nói riêng và của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Qua nhân vật Ông giáo-người kể chuyện- thấy được tấm lòng nhân ái và sâu sắc của Nam Cao Thương cảm xót xa và thật sựtrân trọng người nông dân nghèo khổ Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tácgiả
- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh” và phần tập làm văn ở bài
“Liên kết các đoạn trong văn bản”
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài:(1’)
Từ bài cũ gv dẫn vào bài mới
² HOẠT ĐỘNG 2 (32’) Đọc hiểu -TT
- Quyết định bán cậu Vàng là một sự sắp xếp, tính toán của lão Hạc.Vậy
sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đã như thế nào Chúng ta sẽ tiếp tục tìm
hiểu điều đó
HS lắng nghe
Trang 31a.Tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng:
? Việc bán cậu Vàng có hệ trọng với LH không? Vì sao?
- lão phải suy nghĩ, đắn đo khi quyết định, hệ trọng vì đó là nguồn vui
duy nhất của lão, là kỉ vật…
*Gv yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng lão Hạc khi lão
sang nhà ông giáo và kể chuyện bán cậu Vàng cho ông giáo nghe?
- Lão day dứt, ăn năn, cố làm ra vẻ vui: “cười như mếu”, “mắt ầng ậng
nước”, “mặt co rúm”, “những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra”,
“đầu ngoẹo, miệng móm mém mếu” “Lão hu hu khóc…”
? Vì sao lão lại có tâm trạng như vậy?
- Lão vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận Điều đó thể hiện một con người
tình nghĩa,thuỷ chung, yêu con hết mực sâu sắc
? Cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác
dụng của các biện pháp đó?
- Nghệ thuật miêu tả, cách dùng từ đặc sắc: động từ, tính từ, từ tượng
hình, từ tượng thanh,…Đã khắc hoạ hình ảnh một lão Hạc khắc khổ,
buồn đau- một con người thật đáng thương, tội nghiệp!
? Thông qua điều đó có thể cho thấy lão Hạc là con người như thế nào?
+ Gv: Trước một tình cảnh như vậy, lão Hạc đã làm gì Việc tìm đến cái
chết của lão có gì đáng thương, có gì đáng trách không Chúng ta sẽ tìm
hiểu tiếp đoạn cuối của tác phẩm
b Cái chết của lão Hạc:
? Khi bán cậu Vàng rồi lão Hạc sang nhà ông giáo để nhờ cậy những
việc gì? Vì sao lão lại phải làm như vậy?Qua đó em thấy được điều gì về
con người lão?
- Gửi vườn, gửi tiền mong muốn bảo toàn của cải cho con trai, gửi
tiền làm ma tránh phiền hàng xóm
- Yêu thương con, giàu lòng tự trọng…
? Em nghĩ gì về việc lão Hạc chọn cái chết bằng cách ăn bã chó Và lão
đã chết một cách như thế nào.
- Cái chết vật vã, dữ dội, kinh hoàng: chết trong đau đớn, tuyệt vọng
? Nguyên nhân nào dẫn đến việc lão Hạc phải chết như vậy? Ý nghĩa
của cái chết đó
+ GV cho hs thảo luận 3’
+ GV: gọi Hs trả lời và nhận xét Gv bổ sung, chốt ý
* Nguyên nhân:
- Do tình cảnh túng quẫn, vô lối thoát
- Xuất phát từ lòng thương con sâu sắc, lòng tự trọng đáng kính
* Ý nghĩa của cái chết đó:
+Tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến
+Do lòng tự trọng và yêu con sâu sắc
+Gv chuyển ý: Để thể hiện rõ phẩm chất và cái chết đau đớn của lão Hạc
thì người kể chuyện ở đây đóng vai trò vô cùng quan trọng Chúng ta sẽ
tìm hiểu một vài nét về nhân vật ông giáo
2 Nhân vật ông giáo- người kể chuyện:
? Ông giáo đối xử với LH ntn?
- đồng cảm, thương xót hoàn cảnh, ngấm ngầm giúp đỡ…
- HS ghi ý kiến ra giấy
- Đại diện trình bày.
HS suy nghĩ trả lời
Trang 32? Cách nhìn về người nông dân của ông giáo thể hiện trong TP ntn? Tìm
câu văn thể hiện?
- Chao ôi, đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm
hiểu….→ Hiểu rõ bản chất tốt đẹp của người nông dân
? Khi biết tin LH xin bả chó, ông giáo nghĩ gì? Sau cái chết của LH, ông
suy nghĩ ra sao? Qua đó em thấy ông giáo là người ntn?
- Khi LH xin bả chó: cuộc đời đáng buồn vì người lương thiện nhu LH
cũng bị thoái hóa, làm liều
- Khi LH chết: chưa hẳn đáng buồn vì người nông dân vẫn giữ được bản
chất lương thiện, nhưng vẫn đáng buồn vì người như LH mà phải chết
- Là trí thức nghèo, giàu lòng tự trọng Có tình yêu thương sâu sắc đối
với người dân nghèo như lão Hạc
* Tổng kết:
+ GV: Hướng dẫn học sinh tổng kết những nét chính về nội dung và nghệ
thuật
? Truyện ngắn “Lão Hạc” mang những nét gì độc đáo về nghệ thuật?
Cho học sinh: Thảo luận nhanh 3 phút
Đại diện nhóm trả lời
Giáo viên cho bổ sung và chốt ý
- Nội dung:…
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điêu luyện
+ Cách dựng chuyện chân thực, sinh động, khéo léo và đầy bất ngờ
+ Ngôn ngữ truyện cô đọng đầy chất trữ tình thể hiện rõ tâm trạng nhân
vật
Gọi hs đọc ghi nhớ
²HOẠT ĐỘNG 3 (5 phút): HD luyện tập
III/ Luyện tập:
? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc và ông giáo.
Cho Học sinh thảo luận cá nhân, trả lời
- Học sinh làm việc cá nhân,theo dõi, nhận xét bổ sung
- HS tìm hiểu, trả lời
- HS tổng kết theo câu hỏi
HS đọc ghi nhớ
- HS suy nghĩ, trình bày cá nhân
*Củng cố: (1’) Nhận xét của mình về tác giả Nam Cao qua tác phẩm “Lão Hạc”.
D DẶN DÒ: (2’)
- Về nhà học bài và làm bài luyện tập
- chuẩn bị bài mới.TV “Từ tượng hình- từ tượng thanh”
1 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh, tác dụng.
- Tích hợp: Phần văn với văn bản “Lão Hạc”, tập làm văn qua bài “Liên kết các đoạn văn trong vănbản”
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc áp dụng viết văn bản
tự sự, miêu tả, biểu cảm
* Kĩ năng sống: -Ra quyết định
Trang 33Suy nghĩ sáng tạo.
3 Giáo dục: Tạo cho học sinh tâm thế chú ý, thêm yêu quý sự phong phú của tiếng việt.
B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/ Ổn định tổ chức (1’) SS tham gia học tập?
2/ Kiểm tra bài cũ : (4’)? Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ
? Trong từ ngữ có những điểm nào đáng lưu ý?
3/ Bài m i:ới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu (2’)
+ Giáo viên: Tiếng việt rất phong phú và đa dạng Kho từ vựng có
nhiều nét riêng độc đáo do nhiều loại từ tập hợp thành: từ đơn, từ ghép,
từ láy… Vậy từ tượng hình, từ tượng thanh là gì?
²HOẠT ĐỘNG 2(25’)HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I/ Đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa
+ Giáo viên: Treo bảng phụ cho học sinh quan sát
? Trong các từ ngữ gạch chân, từ nào đọc lên cho thấy hình ảnh, dáng
vẻ, hoạt động?
? Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người?
- Các từ: hu hu, ư ử: mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
- Các từ: xộc xệch, sòng sọc, rũ rượi… gợi tả dáng vẻ, hành động
? Những từ ngữ gợi tả dáng vẻ, hành động, hoặc mô phỏng âm thanh
mà các em mới tìm có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
- Những từ ngữ trên gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có
giá trị biểu cảm cao
? Qua tìm hiểu ví dụ, theo em thế nào là từ tượng thanh và từ tượng
hình?
Gọi Học sinh đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh:
- Tìm một từ tượng hình, một từ tượng thanh Đặt câu với những từ đó
+ Thảo luận nhanh:
- Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn văn sau: “Anh Dậu
uốn vai ngáp dài một tiếng uể oải, chống tay xuống phản anh vừa rên
vừa ngẩng đầu lên Run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng.
Cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với song roi, tay
thước và dây thừng”.
²HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút): HD luyện tập.
III/ Luyện tập:
Hướ dẫn làm bài tập 1,2,3:
Giáo viên hướng dẫn:
Cho Học sinh làm theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày
Gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung
Giáo viên: Nhận xét và chữa lỗi từng bài
Bài tập 1: - Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp
Bài tập 2: Từ gợi tả hình dáng: lò dò, lom khom, ngất ngưỡng, lêu
- HS lắng nghe
- Học sinh quan sát các từ gạchchân trên bảng phụ
- HS quan sat bảng phụ, suynghĩ trả lời câu hỏi
Học sinh thảo luận cử đại diệntrả lời
Trang 34khêu, khật khưỡng.
Bài tập 3:
- Cười ha ha: to, sảng khoái, đắc ý
- Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hiền lành
- Hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu
- Hơ hớ: thoải mái, vô duyên
Học sinh theo dõi, nhận xét bổsung
1.Kiến thức: Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện liên kết để tạo ra sự
liên kết các đoạn văn trong một văn bản
- Tích hợp: Phần văn ở văn bản “Lão Hạc”, tiếng việt ở bài “Từ tượng thanh, từ tượng hình”
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng để tạo sự liên kết về hình thức và nội dung giữa các đoạn văn trong một
văn bản
3.Giáo dục: Tạo thói quen cho học sinh luôn có ý thức liên kết các đoạn khi xây dựng một văn bản.
B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên: Giáo án, tài liệu.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu:(1’)
+ Giáo viên: Giới thiệu: Để có một văn bản tốt chúng ta cần xây dựng
các đoạn văn Làm thế nào để các đoạn văn được liên kết?
²HOẠT ĐỘNG 2(25’)HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
* VD:
GV: Yêu cầu học sinh đọc các đoạn văn mục 1.1 và mục 1.2
? Hai đoạn văn mục 1.1 có mối liên hệ với nhau không? Vì sao?
- Hai đoạn văn mục 1.1 đều viết về ngôi trường nhưng tác giả miêu tả
và nêu cảm nghĩ chưa hợp lí về mặt thời gian→chưa có tính liên kết
? Hai đoạn văn mục 1.2 có gì khác so với hai đoạn mục 1.1?
-> Có thêm cụm “Trước đó mấy hôm”
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS suy nghi, trả lời
-Học sinh suy nghĩ thực hiệntheo yêu cầu của GV
Trang 35? Cụm từ trên được thêm vào để làm gì?
? Sau khi thêm vào, nội dung có gì thay đổi không? Sự thay đổi đó là
gì?
- Cụm từ bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn, tạo nên sự
liên kết về nội dung và hình thức chặt chẽ hơn vì ở đoạn 1.1 đánh
đồng thời gian (hiện tại – quá khứ), còn ở đoạn 1.2 phân định rõ thời
gian
? Vậy cụm từ ấy có tác dụng gì?
- Phương tiện liên kết đoạn văn
- Là phương tiện ngôn ngữ tường minh góp phần làm nên tính logic và
liên kết chặt chẽ cho văn bản
II/ Liên kết đoạn văn trong văn bản
1 Dùng các từ ngữ để liên kết đoạn
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các đoạn văn
? Hãy xác định các phương tiện liên kết các đoạn văn trong từng ví dụ
- Ví dụ a: Sau khâu tìm hiêủ: Quan hệ ý nghĩa liệt kê
- Ví dụ b: Nhưng: Đối lập
- Ví dụ c: Nói tóm lại: Tổng kết
? Mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn do phương tiện liên kết
mang lại là gì?
- Mối qh liệt kê: Trước hết, đầu tiên, tiếp theo, mặt khác…
- Mối quan hệ tương phản đối lập: Trái lại, tuy nhiên, ngược lại, thế
nào, nhưng mà,…
- Mối quan hệ tống kết: Tóm lại, nhìn chung, nói một cách khái quát,
có thể nói,…
- Có thể dùng đại từ, chỉ từ để làm phương tiện liên kết
? Như vậy, có thể sử dụng các phương tiện liên kết nào để thể hiện
mối quan hệ giữa các đoạn văn?
Cho Học sinh tự trả lời
2 Dùng câu nối có tác dụng liên kết đoạn văn:
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn trong sách giáo khoa
? Tìm phương tiện liên kết trong đoạn văn Nó có gì khác phương tiện
liên kết lúc nãy chúng ta tìm hiểu?
Phương tiện liên kết: “Ái dà…cơ đấy”
? Vì sao nó lại có tác dụng liên kết?
→Nó nối tiếp phát triển ý cho cụm từ: “Bố…học” trong đoạn văn trên
? Khi chuyển ý hoặc xây dựng một văn bản em phải làm gì?
Gọi hs đọc ghi nhớ
²HOẠT ĐỘNG 3 (11 phút): HD luyện tập.
III/ Luyện tập:
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo nhóm
Giáo viên: Kiểm tra, nhận xét
Bài tập 1:
a Nói như vậy: Tổng kết
b Thế mà: Tương phản
c Cũng: Liên kết
Tuy nhiên: Tương phản
- HS trao đổi, trình bày
-Học sinh suy nghĩ thực hiệntheo yêu cầu của GV
Học sinh: Luyện tập theo nhóm,
cư đại diện trả lời, nx ,bs
*Củng cố: (1’) ? Để chuyển ý và chuyển đoạn trong văn bản em cần phải làm gì?
Trang 36? Có thể sử dụng các phương tiện liên kết thể hiện mối quan hệ nào giữa các đoạn văn?
D DẶN DÒ: (2’)
Học bài cũ : Chú ý cách chuyển ý , chuyển đoạn trong văn bản
Chuẩn bị bài mới : Từ ngữ địa phương
1 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Tích hợp: Với phần văn ở văn bản “Tôi đi học”, phần tập làm văn ở bài “Tóm tắt văn bản tự sự”
2 Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng cách,
3 Giáo dục: lòng yêu sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
Học sinh: Chuẩn bị bài trước
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định tổ chức (1’)
2 Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Tác dụng của chúng? Cho VD minh họa
3 Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu (1’)
Giáo viên: Mỗi miền quê có một nét riêng mà khi đi đâu chúng ta
cũng nhớ và nhận ra đó là quê hương mình Một trong những nét
riếng đó chính là tiếng nói riêng của quê hương…
²HOẠT ĐỘNG 2(25’)HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I/ Từ ngữ địa phương
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I trong sách giáo khoa.
Gv treo bảng phụ
? “bẹ” là gì? Được sử dụng ở vùng miền nào nước ta?
?”bắp” là gì? Được sử dụng ở vùng miền nào nước ta?
- bẹ: ngô, được sử dụng ở miền núi phía bắc
- bắp: sử dụng chủ yếu ở miền Trung và miền Nam
? Trong 3 từ: bắp, bẹ, ngô thì từ nào được dùng phổ biến hơn?
- Bắp, bẹ: gọi là từ địa phương vì dùng trong phạm vi không gian
hẹp, chưa có chuẩn mực cao về văn hoá
- Ngô: được dùng phổ biến, nằm trong vốn từ vựng toàn dân có tính
chuẩn mực về văn hoá
? Vậy từ nào sẽ là từ ngữ địa phương, từ nào là từ toàn dân?
HS lắng nghe
HS đọc
- Học sinh quan sát bảng phụthảo luận cư đại diện trả lời
-Học sinh suy nghĩ thực hiệntheo yêu cầu của GV
-Học sinh suy nghĩ thực hiệntheo yêu cầu của GV
Trang 37- Trong ba từ trên từ “ngô” ta gọi là từ toàn dân vì nó được
dùng phổ biến
- Bắp, bẹ: từ địa phương.
? Vậy thế nào là từ ngữ địa phương?
+Bài tập nhanh:Các từ “cái mền” và “trái thơm” là từ toàn dân hay
từ địa phương? Chúng là từ thuộc vùng nào?
-> “cái mền” và “trái thơm” là từ địa phương dùng cho vùng Nam bộ
? Vậy từ toàn dân và từ địa phương khác nhau ở đâu?
II/ Biệt ngữ xã hội
Cho học sinh đọc ví dụ
? Từ “mẹ” và “mợ” cùng chỉ một đối tương Đó là ai?
? Tại sao tác giả lại dùng hai từ để chỉ một đối tượng trong văn bản?
? Từ “cậu”, “mợ” dùng cho đối tượng nào trước cách mạng?
a - Dùng “mẹ” diễn tả tâm trạng của tác giả cho mọi đối tượng người
đọc
- Dùng “mợ” xưng hô với đối tượng giao tiếp là từ dùng cho giới
thượng lưu trong xã hội
? Từ “ngỗng” và “trúng tủ” trong ví dụ có nghĩa là gì? Đối tượng
nào thường dùng các từ này?
b - Ngỗng: điểm 2
- Trúng tủ: đúng phần đã học
→Sử dụng trong giới học sinh, sinh viên
? So với từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội có gì khác?
Gọi hs đọc ghi nhớ
III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Giáo viên: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú
ý điều gì?
- Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, không nên
gây khó khăn cho đối tượng giao tiếp
? Vì sao trong một số tác phẩm văn học các tác giả thường sử dụng
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Giúp tô đậm tính chất địa phương của nhận vật, tăng tính chân thực
và biểu cảm trong tác phẩm văn học
²HOẠT ĐỘNG 3 (12 phút) HD luyện tập
IV/ Luyện tập:
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Cho Học sinh làm theo nhóm, cử đại diện lên trình bày
Giáo viên Y/c nhóm khác nhận xét, bổ sung Chốt ý
Học sinh: Luyện tập theo nhóm,
cử đại diện trả lời, các nhómnhận xét, bổ sung
Hs ghi bài tập vào vở
Trang 38Ngày mai cô xẽ từ trong đến ngoài
Gan chi gan rứa mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai
* Củng cố: (1’)? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có điều gì đáng lưu ý?
D DẶN DÒ: (1’)
Về nhà học bài, làm bài tập còn trong SGK
Chuẩn bị bài mới: TLV “Tóm tắt văn bản tự sự”
2 Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt thành thạo các văn bản tự sự nói riêng và các văn
bản giao tiếp trong xã hội nói chung
* Kĩ năng sống:
- Giao tiếp
- suy nghĩ sáng tạo
- ra quyết định
B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Ổn định tổ chức :(1’) SS tham gia học tập?
2 Kiểm tra bài cũ(5’) ? Để có một văn bản hoàn chỉnh ta cần liên kết các đoạn
văn Vậy việc liên kết các đoạn văn tạo thành văn bản có gì cần lưu ý?
3 Bài m iới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu (1’)
Giáo viên: Ngày nay với sự phát triển một cách chóng mặt của các
phương tiện thông tin đại chúng: tivi, internet, truyền hình, truyền
thanh…song sách vẫn là phương tiện thông tin phổ biến nhất Sự phát
triển của sách ngày càng phong phú và đa dạng
²HOẠT ĐỘNG 2(35’)HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
+ Giáo viên: Đặt ra tình huống trong cuộc sống như:
? Em đi học về, bố mẹ yêu cầu em kể lại một chuyện xảy ra ở trên lớp,
hoặc kể lại một câu chuyện mà em học, em sẽ kể ntn?
+ GV: Trong cuộc sống có những tác phẩm tự sự muốn đọc hoặc ghi
lại nội dung của nó ta có thể đọc bản tóm tắt hoặc tóm tắt lại nội dung
của văn bản ấy
? Nếu kể văn bản văn học, em có kể lại y nguyên như văn bản đã học
Trang 39? Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì?
Cho học sinh: Thảo luận theo nhóm (5 phút)
Giáo viên: Yêu cầu trình bày, nhận xét, bổ sung
Giáo viên: Chốt ý
→Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại nội dung một cốt truyện để người
khác hiểu được nội dung cơ bản của văn bản ấy
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự
1 Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc bản tóm tắt trong sách giáo khoa
? Nội dung của bản tóm tắt trên nói về văn bản tự sự nào? Vì sao em
biết đìều đó?
- Văn bản là tóm tắt lại nội dung của văn bản tự sự: Sơn Tinh Thuỷ
Tinh Được thể hiện qua hệ thống nhân vật và nội dung chính của văn
bản
? So với văn bản chính, văn bản tóm tắt có gì khác? Nội dung của văn
bản trên có bị sai lệch so với văn bản chính không?
- Đoạn văn ngắn gọn, số lượng chi tiết ít hơn, khái quát hơn
? Viết như nội dung của văn bản trên gọi là tóm tắt văn bản tự sự Vậy
theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
+GV yêu cầu HS thảo luận nhóm Cử đại diện trả lời
- Tóm tắt văn bản tự sự cần kể lại nội dung chính xoay quanh nhân vật
chính một cách trung thành sáng tạo bằng lời văn của mình
2 Các buớc tóm tắt
? Để tóm tắt được một văn bản tự sự theo em chúng ta cần tiến hành
những công việc gì?
- Buớc 1: Đọc và nắm nội dung văn bản
- Bước 2: Lựa chọn sự việc và nhân vật chính
- Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lí
- Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
* Ghi nhớ:
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 61
- Học sinh thảo luận cư đạidiện trả lời
Củng cố: (1’) ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
? Khi tóm tắt văn bản tự sự cần tiến hành những bước nào?
D DẶN DÒ: (2’)
Học bài cũ Làm vào vở bài tập câu chuyện “ THánh Gióng”
Chuẩn bị bài Luyện nói tóm tắt văn tự sụ
Trang 40- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước của quy trình tóm tắt văn bản tự sựvà thực hiện thànhthạo việc tóm tắt.
B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, tư liệu, các văn bản tự sự
Học sinh: Chuẩn bị bài trước
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định tổ chức (1’) SS tham gia học tập?
2 Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự Yêu cầu của việc tóm tắt là gì?
? Trình bày các bước của quá trình tóm tắt văn bản tự sự.
3 Bài m iới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
² HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu:(1’)
+ Giáo viên: Ở tiết trước chúng ta được tìm hiẻu thế nào là văn bản
tự sự và các bước để tóm tắt một văn bản tự sự Chúng ta sẽ xem
việc tóm tắt có gì không qua việc áp dụng vào từng văn bản cụ thể
²HOẠT ĐỘNG 2 (35 phút): HD luyện tập
Luyện tập:
1 Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
? Văn bản đã nêu lên đầy đủ các sự kiện tiêu biểu chưa? Các nhân
vật? Và được sắp xếp theo trật tự chưa?
- Nêu tương đối đầy đủ nội dung sự việc và nhân vật chính
+ GV cho HS thảo luận nhóm:
? Hãy sắp xếp lại cho hợp lí và viết lại văn bản tự sự theo sự sáng
tạo và lời văn của mình
Giáo viên: Yêu cầu đại diện từng nhóm đọc bản tóm tắt của mình
Nhận xét và trình bày văn bản tóm tắt mẫu
- Trật tự hợp lí là: b-a-d-c-g-e-i-h-k
? Hãy viết lại thành văn bản tóm tắt?
- VB ví dụ: Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng giàu lòng
thương và lòng tự trọng Khi người con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn
điền cao su lão luôn dằn vặt và mặc cảm vì chưa làm tròn bổn
phận của người cha đối với con của mình Giờ đây lão chỉ còn duy
nhất con chó Vàng khôn ngoan làm bạn Vì muốn giữ laị mảnh
vườn cho con lão đành bán cậu Vàng mặc dù bán nó lão rất đau
xót và buồn bã Lão gom góp số tiền dành dụm và tiền bán chó gửi
cho ông giáo, nhờ ông giữ và trông coi mảnh vườn Lão sống lay
lắt vất vưởng nhưng quyết không làm phiền đến ông giáo, từ chối
mọi sự giúp đỡ của ông giáo Một hôm lão xin binh Tư một ít bả
chó và nói tránh đi ý định tuyệt vọng đang tồn tại trong đầu mình.
Khi nghe binh Tư kể chuyện lão xin bả chó ông giáo rất buồn.
Nhưng tới khi tận mắt chứng kiến cái chết vật vã và đau đớn của
lão Hạc ông giáo mới vỡ lẽ Cả làng đều bất ngờ trước cái chết ấy
chỉ có ông giáo và binh Tư hiểu rõ nhất.
- Học sinh thảo luận nhóm
- đại diện lên bảng trình bày
- các nhóm nhận xét, bổ sung
- Học sinh thảo luận viết theonhóm
- Hs làm việc cá nhân Trình bày
-Học sinh suy nghĩ thực hiện theoyêu cầu của GV