1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện đăk mil, tỉnh đăk nông

173 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 571,26 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN HỒNG VIỆT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINHTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠI CÁCTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH

ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8 14 01 14

Người hướng dẫn: PGS.TS Phùng Đình Mẫn

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.Các số liệu trong luận văn là trung thực.

Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trìnhnào.

Tác giả luận văn

Trang 3

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu,phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Khoa học – Xã hội và Nhân văn - Trường Đạihọc Quy Nhơn, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Phùng Đình Mẫn - người

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên cùng học sinh tạicác trường THPT huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã không ngừng hỗ trợ và tạomọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luậnvăn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song cóthể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đónggóp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Việt

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là chìa khoá mở ra nền văn minh cho xã hội loài người, là nền tảngvà động lực thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, chính vì vậy trongthế kỉ XXI là thời đại của nền kinh tế tri thức Trí tuệ, khoa học kỹ thuật, công nghệthông tin cùng với nguồn nhân lực con người đã trực tiếp là lực lượng sản xuất Đấtnước tất yếu phải đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá “Đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưanước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Nâng cao vị thế của Việt nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.

Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài” phục vụ cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.“Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênvà tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độclập suy nghĩ của học sinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viênkhát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền với lập nghiệp bảnthân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viênbản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ ttẻ Việt nam hiện đại”.

Luật Giáo dục năm 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục là giúp cho học

sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơbản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống laođộng, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.”

Trang 5

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã khẳng

định: “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, không chỉ những con

người phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức,lối sống mà còn phải cường tráng về thể chất Chăm lo cho con người phát triểnvề thể chất là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành và của toàn xã hội…”

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định "Phát triển

Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” Trước những

yêu cầu mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam,đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, những đánh giá của Nghị quyết số29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Quản lý giáo dụcvà đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bấtcập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổimới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghềnghiệp” Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạyhọc theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lốitruyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Chuyển từ học chủ yếu trên lớpsang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học Ngày nay, vai trò của con người chiếm một vị trí quantrọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước Chăm lo cho thế hệ trẻ chính là chăm lo,bồi dưỡng nguồn nhân lực tươnng lai của đất nước Đó là sự chăm lo toàn diện,trong đó, tất yếu có sự chăm lo về sức khỏe và thể lực của con người.

Theo báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 36-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương

Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới: “Việc luyện tập thể dục ngoại

khóa, nội khóa trong các trường học đã có tổ chức và đầy đủ hơn, phong trào

Trang 6

Hội khoẻ Phù Đổng các cấp đã tiến hành thường xuyên, có hệ thống Tuy nhiên,công tác giáo dục thể chất trong các trường học còn nhiều bất cập; nhận thức củacác cấp quản lí giáo dục còn hạn chế, chất lượng giảng dạy, học tập còn thấp, hiệuquả chưa cao, các hình thức thể thao quần chúng còn nghèo nàn, điểm tập ít”.

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học cho thấy GDTC(giáo dục thể chất) góp phần tạo dựng cơ sở cho sự phát triển cơ thể toàn diện,hoàn thiện hình thể, sức khỏe và hình thành các kỹ năng vận động cho HS (họcsinh); Góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách cho học sinh- nguồn nhân lựctương lai của đất nước Đây chính là vấn đề khoa học mà hoạt động GDTC trongtại các trường học nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng phải hướngđến để HS phát triển toàn diện Thực tế cho thấy GDTC ở hầu hết tại các trườngchưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay bên cạnh thời lượng còn rất hạn chế, từ cấptiểu học đến trung học phổ thông chỉ có 2 tiết/tuần, các tiết học thể dục cũng hầuhết vẫn giữ nguyên hình thức tập luyện như cách đây mấy chục năm, chưa cậpnhật được các cách tập luyện mới dẫn đến hầu hết HS không có hứng thú với tiếtthể dục Hay nói cách khác là mặc dù môn học GDTC được đặt đúng vị trí nhưngmôn học vẫn chưa thực sự có chất lượng.

Đối với tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Đắk Mil nói riêng thực tếtrong những năm qua cho thấy, công tác giáo dục thể chất ở các trường trung họcphổ thông trên địa bàn huyện Đắk Mil đã được quan tâm và đã đạt được một sốkết quả nhất định Tuy nhiên, thơi gian qua việc đánh giá kết quả thúc đẩy và hỗtrợ HS phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chútrọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt độngvận động của HS tạo hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của HS chưa đượcquan tâm đúng mức, do đó chưa khuyến khích các em tham gia các hoạt động thểthao ở trong và ngoài nhà trường.

Trang 7

Việc đổi mới phương pháp dạy học GDTC theo hướng tiếp cận năng lực làtrọng tâm của chương trình Yêu cầu cơ bản của phương pháp giáo dục mới làphát huy tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện nănglực tự học, tự tập luyện cho học sinh, giúp các em có cơ hội phát triển năng lựcthể chất cũng chưa được chú trọng.

Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tiễn yêu cầu trong quản lý về hoạtđộng GDTC tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đắk Mil, tác

giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theođịnh hướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyệnĐắk Mil, tỉnh Đắk Nông" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý

giáo dục của mình.

2.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDTC tạicác trường trung học phổ thông của huyện Đắk Mil, luận văn đề xuất một số biệnpháp quản lý hoạt động GDTC cho HS theo định hướng phát triển năng lực tạicác trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, nâng cao hiệu quả GDTC và nângcao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trung học phổ thông huyện Đắk Mil.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý GDTC cho HS tại các trường trung học phổ thông theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động GDTC cho HS theo định hướng phát triển năng lực tại cáctrường trung học phổ thông huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Trang 8

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động GDTC của tại các trường trung học phổ thông huyệnĐắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, trong quátrình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập Nếu xâydựng được các biện pháp quản lý hoạt động GDTC khoa học, đồng bộ và phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông ở huyện Đắk Mil sẽ được nâng cao gópphần đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS trung học phổ thông.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GDTC cho HStheo định hướng phát triển năng lực HS tại các trường trung học phổ thông.

Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho HS theo địnhhướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông.

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho HS theo định hướng pháttriển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GDTC cho HS theođịnh hướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện ĐắkMil, tỉnh Đắk Nông.

6.2 Việc khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDTC cho HStheo định hướng phát triển năng lực được tiến hành tập trung tại 05 trường Trunghọc phổ thông huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề liên quan

Trang 9

từ các tài liệu lí luận, văn kiện, chính sách của Đảng, Nhà nước; Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, công trình khoa học có liên quan đến vấn đềnghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài luận văn.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của học sinh, giáoviên, cán bộ quản lý trong nhà trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil, tỉnh

Đắk Nông để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài;

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dựng bảng hỏi để khảo sát ýkiến của cán bộ quản lí cấp trường, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn thể dục và cácgiáo viên có liên quan nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu luận văn;- Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ýkiến chuyên gia về các vấn đề liên quan phục vụ quá trình hoàn thiện đề tài nghiêncứu;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt độngGDTC của giáo viên trực tiếp giảng dạy, kinh nghiệm công tác quản lí hoạt độngGDTC của cán bộ quản lí các cấp đặc biệt là những người đang trực tiếp làm quản lítại các trường trung học phổ thông.

7.3 Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu

Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí tổng hợp số liệu xử dụngthống kê mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa có ý nghĩa định tính,vừa có ý nghĩa định lượng.

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo vàphụ lục; luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:

Trang 10

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GDTC cho HS theo định

hướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho HS theo định hướng

phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil, tỉnh ĐắkNông.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDTCtheo cho HS theo định

hướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông.

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤTCHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu của thế giới

Trong từng giai đoạn đều xuất hiện những tư tưởng giáo dục tiêu biểucủa các nhà giáo dục GDTC (GDTC) đến giai đoạn hiện nay đã được các quốcgia và nhà nghiên cứu quan tâm ở một mức độ nhất định Trong phạm vi chophép có thể đề cập đến một số nghiên cứu sau:

Tại các trường THPT ở Úc, GDTC và thể thao trường học rất được coitrọng Tại các trường đều được đầu tư kinh phí để mua sắm các loại thiết bị,dụng cụ đồ chơi để vui chơi giải trí, rèn luyện thể lực và phát triển các môn thể ổ,crike, điền kinh và bơi lội Những thiết bị này được thiết kế nhằm giúp phát triểnthể lực cho thiếu nhi cũng như tạo hứng thú cho các em khi tham gia những hoạtđộng này Việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm dụng cụ đồ chơi, thiết bị vậnđộng dành cho nhà trường, hầu hết được chế tạo tại Úc với mạng lưới phân phốiđược trải rộng trên toàn lãnh thổ [1]

GDTC ở Trung Quốc nói chung và ở giáo dục THPT nói riêng rất đượccoi trọng và luôn được đặt trên hàng đầu Mỗi trường THPT Trung Quốc đều cókhu vui chơi rộng rãi với các trang bị đồ chơi, tổ hợp vận động, đặt ngay trongsân trường và được HS rất ưa chuộng Giờ nghỉ giữa buổi học, những thiết bị nàyđược sử dụng hết công suất Một số môn thể thao phổ thông, dân tộc, hiện đạiđược đầu tư khá đồng bộ như môn bóng rổ (giúp phát triển chiều cao, tính linhhoạt và phát triển cơ thể), môn cầu lông (giúp tổ chức vui chơi tập thể, tính tổ

Trang 12

chức và phản xạ nhanh) vv HS THPT Trung Quốc nhanh nhẹn, sôi nổi, khỏemạnh, thông minh, khi được tiếp xúc đều tỏ ra linh hoạt, khả năng phản xạnhanh, giao tiếp tốt [1]

Thái Lan là một trong nhiều nước rất quan tâm đến đồ chơi cho trẻ em,hầu hết tại các trường THPT đó đầu tư nhiều đồ chơi, thiết bị vận động đa năngcho sân chơi của trường, số HS tham gia chơi với những dụng cụ này chiếm tỷ lệkhá cao (79,8%) Nhìn chung các loại đồ chơi, thiết bị vận động đa năng, cũngnhư hiệu quả và mật độ sử dụng những loại thiết bị này tại các trường THPTThái Lan là rất tốt [1]

Tại các trường học của nước Cộng hòa Liên bang Nga đều chú trọng pháttriển khá toàn diện giữa giáo dục trí lực và giáo dục thể lực Mỗi trường THPT đềucó hệ thống thiết bị vận động giúp HS có cơ hội và điều kiện để hoạt động trong sântrường Thiết kế kỹ thuật dành cho sân chơi trường THPT ở Cộng hòa Liên bangNga thường là các tổ hợp vận động với kích thước lớn và một số dụng cụ đồ chơimang tính chất hoạt động tập thể như: nhà tổng hợp, thang thể dục, đường đua vv.Màu sắc của những thiết bị - đồ chơi trong tại các trường THPT được lựa chọnthường là các gam màu tươi trẻ, mạnh mẽ, tạo cho sân trường luôn vui tươi thu húthàng trăm, hàng ngàn lượt trẻ vui chơi, luyện tập hàng ngày cả trước, trong và saugiờ học Song hành với các thiết bị đồ chơi vận động này là hệ thống các dụng cụphục vụ tập luyện cho các môn thể thao học đường như điền kinh, thể dục, bóng rổất được chú trọng, nên HS phát triển tốt về thể chất, do đó chất lượng giáo dục toàndiện được nâng cao, tạo tiền đề cho các cấp học, bậc học cao hơn [1]

Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển vào loại bậc nhất trên thếgiới Các thiết bị, dụng cụ, đồ chơi dành cho HS tiểu học Nhật Bản không chỉphong phú về kích thước, chủng loại mà còn phổ cập trên phạm vi toàn quốc nênchất lượng GDTC phát triển đồng đều Hệ thống các thiết bị, dụng cụ, cầu lông,

Trang 13

bóng truyền, bóng đà trong nhà trường THPT được thiết kế hoàn hảo, tiện dụngcho học sinh, với kỹ thuật cao nên có độ bền và đảm bảo chất lượng, thu hút sựquan tâm, ứng dụng đại trà của hệ thống trường THPT trên phạm vi toàn quốc.Hệ thống đồ chơi này rất chú trọng phát triển thể chất và trí sáng tạo, tính tập thể,cùng các phẩm chất cá nhân khác Mỗi thiết bị, dụng cụ đồ chơi đều có tính mụcđích cao, khuyến khích trẻ vận động, tìm tòi sáng tạo cách chơi và phát triển trítuệ của HS THPT [1]

Như vậy, có thể nói việc GDTC cho HS đã trở nên phổ biến ở nhiều quốcgia trên thế giới Một nền giáo dục toàn diện nhất thiết phải hài hòa giữa giáodục trí lực và phát triển thể chất.

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể chất của người Việt Nam luôn đượccác nhà khoa học quan tâm đặc biệt Kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này là cơsở, tiền đề cho hầu hết các ngành khác trong xã hội Đầu tiên phải kể đến tác giả

Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể\ thao,

Nxb Thể dục Thể thao, thành phố Hồ Chí Minh [11] Trong giai đoạn này, côngtrình nghiên cứu có giá trị nhất là kết quả nghiên cứu của Hoàng Công Dân(2005), “Nghiên cứu phát triển thể chất cho HS tại các trường dân tộc nội trú khuvực miền núi phía Bắc từ 15 đến 17 tuổi” [15], tác giả đã chuẩn hoá một số tiêuchí về hình thái và chức năng được công nhận hằng số sinh học của người ViệtNam năm 2005 Tác giả Trần Đức Dũng (2010), “Nghiên cứu sự phát triển thểchất của HS phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 [16].

Nghiên cứu có tính chất điều tra cơ bản đối với HS nhằm tìm ra quy luậtphổ biến về sự phát triển thể chất ở lứa tuổi HS phổ thông có công trình nghiên

cứu của tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000), Thực trạng phát triển thể chất

của HS, sinh viên trước thềm thế kỷ 21 [25]; Nguyễn Kim Minh (199T), “Tổng

Trang 14

Đặc biệt, gần đây trong dự án nghiên cứu điều tra sự phát triển thể chất củangười Việt Nam thuộc đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước (2001), Viện Khoa họcTDTT đã phối hợp với tại các trường đại học TDTT tiến hành điều tra, đánh giá sựphát triển thể chất của người Việt Nam Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề

Trang 15

tài đã xác định được các chỉ số về thể chất của học sinh, sinh viên Việt Nam [30].Như vậy có thể nói, trong những năm qua, việc nghiên cứu, điều tra đánhgiá sự phát triển thể chất của người Việt Nam nói chung, của HS nói riêng luônđược các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Vấn đề nâng cao chất lượng GDTC trong tại các trường học đã thu hút sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiềulĩnh vực khác nhau Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng các môn thể thao trongchương trình nội khóa, ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh, có sựđóng góp đáng trân trọng của các tác giả: Nguyễn Quang Uẫn (2003) [42] Cáccông trình nghiên cứu nêu trên của tác giả đã ứng dụng thử nghiệm thành côngchương trình “điền kinh cho trẻ em” của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh thếgiới và chương trình ngoại khóa môn thể dục Aerobic trong việc phát triển nănglực thể chất cho HS tiểu học một số tỉnh khu vực phía Bắc.

Ngoài ra khi xem xét đến lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển thể chất củahọc sinh, các tác giả:

Hoàng Công Dân (2005) [15] đã tiến hành đánh giá được các chỉ số hìnhthái, chức năng, tố chất thể lực của HS phổ thông dân tộc nội trú phát triển theoquy luật, đồng thời xây dựng được các biện pháp phù hợp với đặc điểm nhàtrường phổ thông dân tộc nội trú về: môi trường, thời gian, không gian, đặc điểmtâm lý, nhận thức, tư duy, nhu cầu TDTT và điều kiện đảm bảo; đáp ứng mụcđích, yêu cầu, nội dung đào tạo của nhà trường; hình thành ở HS các năng lựccần thiết trong học tập môn thể dục và đem lại kết quả dương tính cho sự pháttriển thể chất của học sinh.

Tác giả Bùi Quang Hải (2007) [19] đã tiến hành theo dõi sự phát triển thểchất của HS tiểu học (6 - 10 tuổi) bằng phương pháp theo dõi dọc, từ đó đưa racác phương thức dự báo sự phát triển thể chất của HS trong những năm tiếp theo.

Trang 16

Tác giả Trần Đức Dũng (2010) [16] đã đánh giá được diễn biến quá trìnhphát triển thể chất cho HS bằng phương pháp theo dõi dọc trong suốt 12 năm (từ6 đến 17 tuổi - HS lớp 1 đến HS lớp 12).

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định GDTC có một ý nghĩa vàvai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗingười, là nhân tố trọng yếu nâng cao hiệu quả giáo dục.

Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống,toàn diện và sâu sắc về quản lý hoạt động GDTC cho HS theo định hướng pháttriển năng lực tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lắp, đảm bảo tính độc lập và cóý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt độngGDTC cho HS theo định hướng phát triển năng lực tại các trường trung học phổthông huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nói riêng và trong tại các trường THPT nóichung.

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm Quản lý

Người đã đặt nền móng cho khoa học quản lý là F.W Taylor cho rằng:"Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họđã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất".

H.Koontz thì lại khẳng định: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảmbảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích củanhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đócon người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vậtchất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.

C.Mác đã coi việc xuất hiện quản lý như là kết quả tất nhiên của sự

Trang 17

chuyển quá trình lao động cá biệt, độc lập với nhau thành một quá trình xã hộiđược phối hợp lại C.Mác đã viết: "Bất cứ lao động hay lao động chung nào đượctiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điềuhoà những hoạt động cá nhân…Một nhạc sỹ độc tấu thì điều khiển lấy mình,nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng".

Các nghiên cứu về có thể được khái quát theo những khuynh hướng như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu theo quan điểm của điều khiển học và lí thuyết hệ thống Theo

đó, quản lí là một quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ có tổ chức vớibản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật…) nó bảo toàn cấu trúc, duy trì chếđộ hoạt động của các hệ đó Quản lí là tác động hợp quy luật khách quan, làm cho

hệ vận động, vận hành và phát triển Thứ hai, nghiên cứu với tư cách là một hoạtđộng, một lao động tất yếu trong các tổ chức của con người Thứ ba, nghiên cứu vớitư cách là một quá trình trong đó các chức năng được thực hiện trong sự tương tác

lẫn nhau Theo hướng này, quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo vàkiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sửdụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định.

Theo sơ đồ trên, quá trình quản lí diễn ra các hoạt động cụ thể của chủthể quản lí với sự tham gia tích cực của các thành viên trong tổ chức như dựbáo, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo lãnh đạo, giám sát, kiểm tra đánhgiá, trong đó các hoạt động trên đan xen nhau, tác động, bổ sung lẫn nhau đểhoàn thiện cả quá trình quản lí.

Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát: "Quản

lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của mộtnhóm người hay một cộng đông người để đạt được các mục tiêu đề ra một cáchhiệu quả nhất”.

Trang 18

1.2.2 Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc từ tiếng Latinh: “competentia” Ngàynay, khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Denys Tremblay, nhà tâm lí học người Pháp quan niệm rằng: “ Năng lựclà khả năng hành động, đạt được thành công và chứng sự tiến bộ nhờ vào khảnăng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khigiải quyết các vấn đề của cuộc sống” [24, tr.12].

Theo tác giả Tạ Hồng Hải (2010): “ Năng lực cần đạt được của HS THPTlà tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hànhđộng có kết quả”.[20].

Năng lực nói chung luôn được xem xét trong mối quan hệ với dạng hoạtđộng hoặc quan hệ nhất định nào đó Tác giả Tạ Hồng Hải đã đề xuất bốn nhómnăng lực cần đạt cho HS phổ thông bao gồm:

Năng lực nhận thức đòi hỏi HS phải có khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy(độc lập, trừu tượng, logic ), suy luận, tổng hợp- khái quát hóa, phê phán- bìnhluận, từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tự học, tự trau dồi kiến thứctrong suốt cuộc đời.

- Năng lực xã hội đòi hỏi HS phải có những khả năng giao tiếp, thuyếttrình, giải quyết các tình huống có vấn đề, vận hành được các cảm xúc, có khả năngthích ứng, khả năng hợp tác…

- Năng lực: (hoạt động thực tiễn) đòi hỏi HS phải có các vận dụng tri thức(từ bài học cũng như từ thực tiễn), một cách linh hoạt (tích cực-chủ động), tự tin, cókhả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo,

có tính kiên trì…

Năng lực cá nhân được thể hiện qua khía cạnh thể chất, đòi hỏi trước hết

Trang 19

HS có khả năng vận động linh hoạt, phải biết chơi thể thao, bảo vệ sức khỏe, cókhả năng thích ứng với môi trường, khả năng lập kế hoạch, khả năng tự đánh giá,tự chịu trách nhiệm…

Từ phân tích các quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi theo quan điểm

năng lực của Nguyễn Quang Uẩn:“Năng lực là sự kết hợp kiến thức, kĩ năng và

sự sẵn sàng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả Năng lực là sự huyđộng và kết hợp một cách linh hoạt có tổ chức các kiến thức, kỹ năng, thái độ,tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… để thực hiện thành công các yêu cầu phứchợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.”

1.2.3 Phát triển năng lực

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thểcủa quá trình nhận thức, tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy họcchuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả họctập của trẻ.

Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệmnăng lực được sử dụng như sau:

- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành.

- Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;

- Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn ;

- Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giámức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy

Trang 20

17học về mặt phương pháp;

- Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tìnhhuống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể Nắm vững và vận dụng được các phéptính cơ bản;

- Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học.

- Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt được những gì?

Giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực, theo Norton có các dấu hiệu

cơ bản là: (i) Các NL cần trang bị cho người học được xác định rõ ràng, thẩmđịnh và công bố cho người học trước khi dạy học; (ii) Các tiêu chuẩn và điều

kiện đánh giá thành tích học tập được quy định cụ thể và công bố cho người học

trước khi đánh giá; (iii) Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên sự phát

triển của cá nhân; (iv) Đánh giá năng lực của người học dựa trên kết quả thựchiện công việc thực tế và phải có đủ bằng chứng để khẳng định mức độ đạt được.

Như vậy, dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là dạy học định hướng

kết quả đầu ra trên cơ sở quan niệm “chương trình là một quá trình và giáo dục

là sự phát triển“, giáo dục là quá trình học tập suốt đời (không chỉ đơn thuần vì

một mục đích cuối cùng cụ thể nào) và phải góp phần phát triển tối đa mọi nănglực tiềm ẩn trong mỗi con người Do đó, chương trình đào tạo phải chú trọng đếnsự phát triển hiểu biết, năng lực, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị ở người họchơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo nên sự thayđổi hành vi nào đó ở người học Cách tiếp cận này tập trung vào tổ chức hoạtđộng dạy - học với nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng, tạo cơ hội cho người họctìm kiếm, thu thập thông tin và chiếm lĩnh tri thức.

Trang 21

1.2.4 Hoạt động giáo dục thể chất

Khái niệm GDTC: là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệtrẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dàituổi thọ của con người.

Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (2000) thì“GDTC (GDTC) được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu làphát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các mônthể thao để thực hiện” [26, tr 198].

Một số tác giả khác cho rằng “GDTC là hoạt động cơ bản có định hướngTDTT (thể dục thể thao) trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ vàtiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ởnhà trường các cấp” [18].

Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm DanhTốn thì cho rằng do bắt nguồn từ gốc hán nên có người gọi tắt GDTC là thể dụctheo nghĩa tương đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn cónghĩa là TDTT Bởi vậy theo hai tác giả trên thì GDTC là một trong những hìnhthức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trìnhcó tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáodục và giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường Trong quá trình GDTCngoài giáo dưỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phòng cáchTDTC cho người học cũng hết sức quan trọng.

Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất củagiáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủđích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức vậnđộng của con người Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa: “GDTC là

Trang 22

một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác)và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” [29, tr 24].

Từ các khái niệm trên cho thấy: GDTC là một quá trình được tổ chức

một cách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằmphát triển các kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực chongười học.

1.2.5 Giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực

GDTC cho HS theo định hướng năng lực là cách tiếp cận theo chuẩn vềsản phẩm đầu ra,… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủyếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiệnnhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó GDTC cho HS theo định hướng nănglực theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là phải có sảnphẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu.

Từ phân tích trên, có thể hiểu GDTC cho HS theo định hướng phát triểnnăng lực là:

- GDTC cho HS theo định hướng năng lực không chỉ chú trọng việc thựchiện nhiệm vụ học tập của HS mà phải hướng tới khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năngvà thái độ của HS để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định.

- GDTC cho HS theo định hướng năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõmột yêu cầu về đầu ra cụ thể, chuẩn đầu ra được cả giáo viên và HS nhận thức

được một cách đầy đủ, giáo viên và HS có thể đánh giá được sự tiến bộ đạt đượccủa HS dựa vào mức độ hoàn thiện sản phẩm đầu ra ở học sinh.

Từ những yêu cầu cơ bản vừa nêu GDTC theo định hướng năng lực, bên cạnhviệc miêu tả rõ ràng cho HS biết về sản phẩm đầu ra, điều hết sức quan trọng mà giáoviên cần làm là xác lập một tiêu chuẩn nhất định để đánh giá năng lực HS thông qua

Trang 23

việc thực hiện sản phẩm đó Trong lĩnh vực giáo dục thang độ tư duy được xem lànền tảng để xây dựng nên các mục tiêu giáo dục, xây dựng chương trình, hệ thốnghóa hệ thống bài tập, bài kiểm tra cũng như đánh giá quá trình học tập của học sinh.

1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GDTC nhằmthúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mụctiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

GDTC được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trongđó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản.

Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái

niệm sau đây làm khái niệm công cụ:“Quản lý HĐ GDTC cho học theo định

hướng phát triển năng lực là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kếhoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình,kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chấtphục vụ giảng dạy) nhằm phát triển năng lực của HS đáp ứng mục tiêu giáo dụcnhà trường, mục tiêu bậc học và cấp học”.

1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục thể chất theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh tại các trường trung học phổ thông

1.3.1 Cấu trúc của năng lực của học sinh trung học phổ thông

Từ khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lựckhông chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năngchuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lựccá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Nănglực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

Trang 24

Biểu hiện năng lực thể chất của HS THPT:

Năng lực thể chất của HS THPT được thể hiện như sau:

1) Sống thích ứng và hài hòa với môi trường: Nêu được cơ sở khoa họccủa các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và tậpluyện phù hợp với bản thân, thực hành các hoạt động phù hợp thích ứng với cáchoạt động xã hội.

2) Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống: Đánh giáđược thể chất và sức khỏe; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyệnTDTT phù hợp để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng vận động của cơ thể.

3) Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống:Đánh giá được thể chất và sức khỏe, đọc hiểu các chỉ số cơ bản về sức khỏe vàthể chất; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp đểcải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.

4) Nhận biết và tham gia hoạt động TDTT: Đánh giá được tác dụng, vẻđẹp của thể chất và năng khiếu của thể thao; hiểu được các yếu tố cơ bản củamôn thể thao lựa chọn; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thểthao phù hợp để cải thiện và nâng cao thành tích tập luyện thể thao; có nhu cầuhưởng thụ và tập luyện TDTT.

5) Đánh giá hoạt động vận động: Biết đánh giá và xử lý các tình huống cụthể trong cuộc sống một cách hợp lý, có trách nhiệm và hòa đồng môi trường sốngxung quanh; yêu thích và đánh giá đúng vai trò của TDTT với cuộc sống xã hội.

1.3.2 Mục tiêu giáo dục thể chất

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp HS tiếp tục phát triển nhữngphẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách côngdân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp

Trang 25

phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tụchọc lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng vớinhững đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.[3]

GDTC góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung chohọc sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sứckhỏe và rèn luyện, GDTC giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất vàvăn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình vàcộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bảnthân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ vớimọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Thông qua hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường, HS có ýthức tự giác, sống có trách nhiệm, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tácthân thiện, thể hiện khát khao vươn lên, từ đó có những định hướng cho tương laiphù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu.

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Môn GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao, tiếptục phát triển ở HS kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển vềnhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những HS có năng khiếu thể thao tự chọnđịnh hướng nghề nghiệp phù hợp HS được chọn nội dung hoạt động thể thaophù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Chương trình học mỗi môn thể thao gồm 3 nội dung: (i) kỹ thuật cơ bản;(ii) kỹ thuật nâng cao; (iii) hoàn thiện các kỹ thuật, chiến thuật thi đấu Tùy điềukiện của mỗi trường, HS có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 nămhọc hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn thể thao Nội dung chủ yếu của

Trang 26

môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HSbằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ,các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương phápphòng tránh chấn thương trong hoạt động.

Đối với cấp học THPT, GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cáchchăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng caosức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hìnhthành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở đểphát triển toàn diện.

- Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng các kỹ năng đội hình đội ngũ, bài thểdục phát triển chung liên hoàn, kỹ thuật chạy nhanh 60m, chạy địa hình tự nhiên;nhảy xa kiểu “ngồi”; nhảy cao kiểu “bước qua”, một số bài tập kỹ thuật đá cầu vàmôn thể thao tự chọn bước đầu có kỹ năng rèn luyện sức khỏe và các biện pháp vệsinh phòng chống bệnh tật.

- Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợpvới khả năng; có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường.

1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

a)Phương pháp GDTC: GDTC có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng

Trang 27

của một quốc gia, góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Như vậy, GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàndiện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ,hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dàituổi thọ của con người” [6] Để thực hiện được mục tiêu trên, có thể tiến hànhmột số phương pháp GDTC cho HS THPT như sau:

- Phương pháp trò chơi và thi đấu- Phương pháp sử dụng lời nói

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình GDTC- Phương pháp trò chơi: Ý nghĩa của trò chơi như một hiện tượng xã hộiđa diện đã vượt ra ngoài phạm vi GDTC và giáo dục nói chung Song một trongnhững chức năng chủ yếu nhất của trò chơi là chức năng giáo dục Từ xa xưa, trò chơiđã là một trong những phương tiện và PP cơ bản của giáo dục theo nghĩa rộng của từđó

- Phương pháp trực quan trong GDTC….

- Các phương pháp thực hành: Nhóm phương pháp này bao gồm luyện tập, phương pháp thi đua, phương pháp sửa chữa động tác sai,

b)Hình thức GDTC cho HS THPT

Trong quá trình GDTC cho HS THPT, các nhiệm vụ GDTC được hoànthành bằng các hình thức khác nhau Hình thức GDTC tại các trường THPT là sựtổng hợp về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tíchcực vận động của HS Sự tổng hợp các hình thức đó tạo nên chế độ vận độngnhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe chotrẻ.

Trong quy định Chính phủ Quy định về GDTC và hoạt động TDTT trong

Trang 28

nhà trường ở số: 11/2015/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2015 đã đưa racác hình thức GDTC như: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tựnguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câulạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổivà sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêuGDTC thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho họcsinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao;phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao” [13]

Tại các trường THPT, có thể sử dụng một số hình thức GDTC cho HSnhư: Tiết học thể dục và GDTC trong đời sống hàng ngày của HS, bao gồm: Dạyhọc thể dục trên lớp, Thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi; tiết dạy thể dụcngoài trời và các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các trò chơi vận động, dạochơi, tham quan, hội thể dục thể thao, tổ chức GDTC, ngoại khóa, câu lạc bộ thểdục, thể thao Khi tiến hàng các hình thức GDTC cho HS THPT

có thể sử dụng một số hình thức để HS tập luyện đó là hình thức toàn thể -cả lớp;nhóm-cá nhân.

Tất cả các hình thức trên góp phần rèn luyện và phát triển toàn diện choHS Các hình thức có liên quan mật thiết với nhau và mỗi hình thức có nhữngnhiệm vụ chuyên biệt.

1.3.5 Kiểm tra đánh giá giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cógiá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS đểhướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triểnchương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trang 29

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quyđịnh trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Kiểm tra là một phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng vànội dung về cách thức tổ chức các hoạt động trong trường, tiếp đó là hệ thôngquan sát, đánh giá kết quả đạt được, đối chiếu với tiêu chuẩn đề ra để tìm hiểu saisót, lệch lạc từ đó kịp thời uốn nắn tổng kết những kinh nghiệm tiên tiến.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC được thực hiện:

- Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất: Như kiểm tra phòng học, phòng nhóm,sân chơi có đảm bảo không? Việc bố trí sân chơi, phòng học, các trang thiết bị,dụng cụ

- Kiểm tra danh sách HS, kế hoạch giáo dục của GV

- Kiểm tra, đánh giá chế độ vận động hàng ngày: ngoài tiết học thể dục, hàng ngày trẻ tập thể dục sáng, dạo chơi,

- Kiểm tra, đánh giá tiết học thể dục của giáo viên môn dạy như: Mức độtruyền thụ tri thức, kỹ năng vận động cho HS đến tác dụng bồi dưỡng, nâng caosức khỏe và phát triển các tố chất của thân thể của HS Đặc biệt đánh giá hoạtđộng dạy của GV tập trung vào quá trình chuẩn bị bài dạy của GV, quá trình dạytrên lớp của GV và kết quả bài dạy.

- Kiểm tra, đánh giá năng lực của HS tập trung vào một số nội dung:

Về mặt hình thái: Chiều cao đứng (cm); Cân nặng (kg); Chỉ số Quetelet(g/cm); Chỉ số BMI (kg/m2)

Về chức năng: Chỉ số công năng tim (HW); Tố chất thể lực; Lực bóp taythuận (kG); Nằm ngửa gập bụng (lần/30s); Chạy 30m XPC (s); Dẻo gập thân(cm); Chạy con thoi 4 × 10m (s); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy tuỳ sức 5 phút (m).

Trang 30

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tạicác trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh

Mục tiêu quản lý hoạt động GDTC cho HS theo định hướng phát triểnnăng lực là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêuđã đề ra [14, tr.45]

Mục tiêu hướng tới của GDTC nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việctổ chức GDTC, góp phần thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của bậc học.Người quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo cho giáo viên thể hiện được mục tiêu của GDTCthông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.

Xác định mục tiêu của GDTC là: Xác định mục tiêu GDTC trường TH xácđịnh rõ kết quả cần đạt đến của GDTC nhằm phát triển các năng lực chăm sócsức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thểlực của học sinh; giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần Do vậy, mụctiêu của GDTC không chỉ góp phần rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dụcnói chung và mục đích học tập của HS trong nhà trường nói riêng để hình thànhvà phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệmvới bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập,tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân Vớimục tiêu GDTC là cầu nối nhà trường với thực tiễn cuộc sống, chính vì thế cầnphải xác định thực tiễn cuộc sống ở đây bao gồm những gì.

Xác định các năng lực thể chất cần hình thành cho HS, bao gồm:

Năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh cá nhân

và vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao; Biết được tác dụng cơ bản của chế độ

Trang 31

dinh dưỡng với sức khoẻ; Nhận ra một số yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiêncó lợi và có hại cho sức khoẻ.

Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực: Thực hiện đúng cơ bản

các kỹ năng vận động và hình thành thói quen tập luyện; Hình thành thói quentập luyện thường xuyên để phát triển thể lực; Xác định được các hoạt động vậnđộng và tố chất thể lực cơ bản.

Hoạt động thể dục thể thao: Thực hiện được kỹ thuật cơ bản của một số

nội dung thể thao phù hợp với bản thân; Tự giác, tích cực, nghiêm túc và có ýthức giúp đỡ bạn trong tập luyện; Yêu thích và tích cực tham gia tập luyện thểdục thể thao.

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh

1.4.2.1 Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục

Quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên dạy GDTC: Phân công giảng

dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, Hiệu trưởngnắm được điểm mạnh, điểm yếu, stại các trường , sở đoản, hoàn cảnh của từnggiáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp Nếu phân cônggiảng dạy cho giáo viên đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyênmôn sẽ mang lại hiệu quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp vềtư tưởng tình cảm của giáo viên và sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạtđộng của nhà trường.

Để phân công giảng dạy cho giáo viên mang lại hiện quả Hiệu trưởng cầnđề ra các biện pháp thích hợp và xây dựng quy trình phân công thể hiện được sựdân chủ trong nhà trường, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủtrong việc phân công giáo viên.

- Tổ chuyên môn phải nắm vững được chất lượng đội ngũ, biết được mặtmạnh, mặt yếu, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, nguyện vọng, đặc điểm tính

Trang 32

cách…thì không những sử dụng đúng người, đúng việc mà còn làm cho họ tự tinhơn trong nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm Họ sẽ phấn khởi và cố gắng hếtsức mình để hoàn thành nhiệm vụ được phân công Trên cơ sở đó sẽ phân côngGV đúng khả năng của từng GV Việc phân công đúng khả năng của từng GV sẽđem lại kết quả tốt, phân công nặng về tình cảm, cảm tính sẽ dẫn đến hậu quảxấu đối với hoạt động của nhà trường Muốn phát huy tốt nhất khả năng của cácbộ phận và mỗi thành viên trong tập thể sư phạm thì người HT phải biết lắngnghe đề xuất và nguyện vọng chính đáng của từng GV.

- Tổ chức, phân công GV cần đánh giá khối lượng công việc của từng GVnhư số lớp cần dạy, số HS, số tiết/buổi

- Phân loại HS để phân công GV giảng dạy phù hợp như HS giỏi, khá, trung bình, yếu trong đó có GV dạy HS các môn để tuyển chọn thi huyện, tỉnh, quốc gia

Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên GDTC: Xây

dựng nội dung GDTC cần phải phát huy tính tích cực của HS là một trong nhữngyêu cầu quan trọng, biểu hiện hiệu quả của tổ chức GDTC cho học sinh Hiệutrưởng cần tăng cường quản lý để nắm bắt xem HS có phát huy cao độ tính tự giác,tính độc lập, sáng tạo trong GDTC dưới vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của GV, tạo nênsự cộng hưởng giữa người giáo dục và người được giáo dục hay không.

Xác định rõ nội dung GDTC là hoạt động của cá nhân HS trong mối quanhệ với tập thể; quản lý nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia và tổchức hoạt động của học sinh; quản lý quá trình và kết quả HS vận dụng các nộidung giáo dục vào thực hiện các hoạt động tự giáo dục, HĐGD trong và ngoàinhà trường gắn với những yêu cầu của GDTC.

Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên GDTC: Soạn bài

là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp Tuy nó

chưa dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên lớp, nhưng soạn bài thực

Trang 33

sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn,quyết định của giáo viên về nội dung, PPDH, hình thức lên lớp phù hợp với đốitượng HS và đúng với yêu cầu của chương trình.

Việc chuẩn bị bài lên lớp quyết định đến chất lượng giờ dạy và chất lượngquá trình dạy học Việc giáo viên chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọngnhất trong quy trình lao động sư phạm.

Hiệu trưởng quan tâm đến chất lượng giờ lên lớp thì trước tiên phải quan tâmđến chất lượng việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên Sự chuẩn bị của giáo viêncàng chu đáo thì thì kết quả dạy học càng cao Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp củagiáo viên là một hoạt động quản lý cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học.

Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên GDTC: Hoạt động dạy và học

trong nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạyvà học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể Nói cách khác,giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy họctrong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học.

Chính vì vậy trong quá trình quản lý dạy và học của mình, Hiệu trưởngphải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng caochất lượng giờ lên lớp của giáo viên, đó là những việc làm của Hiệu trưởng, làtrách nhiệm của người quản lý.

1.4.2.2 Quản lý phương pháp, hình thức GDTC (Hoạt động nội khóa,ngoại khóa)

Quản lý GDTC nội khoá: Đây là một bô phận quan trọng trong quản lýgiáo dục chung của nhà trường, là những hoạt động được tổ chức giờ học các bộmôn theo thời khoá biểu, có mục tiêu giúp HS mở rộng, củng cố, nâng cao kiếnthức, hình thành và phát triển ở các em các kỹ năng, thái độ, hành vi, phát triểnnăng lực stại các trường , có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống Quản lý

Trang 34

giờ lên lớp được thực hiên có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phầnvào việc đào tạo những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đáp ứngnhững yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội [15, tr.34]

- Quản lý giáo dục chính khoá: Là hình thức cơ bản nhất của GDTC đượctiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thểthao cho HS THCS là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp đểphát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho HS THPT Đồng thời, giúp cácem có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT Bản thân giờ họcTDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trongxã hội Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật

động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn [15, tr.46]- Quản lý hoạt động giáo dục ngoại khoá: Giờ học ngoại khoá nhằm củngcố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của họcsinh, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên Ngoài ra còn cáchoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạcbộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm,

các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tậpcủa học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể Hoạt động ngoại khoávới chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thểthao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

* Hiệu trưởng quản lý hình thức, phương pháp tổ chức GDTC theo địnhhướng phát triển năng lực cho HS:

- Chỉ đạo GV đưa nội dung giáo dục GDTC theo định hướng phát triểnnăng lực chính khóa GV cần chú ý mức độ tích hợp, lồng ghép kiến thức cho phù hợp, tránh làm thay đổi kiến thức cơ bản của bài dạy.

Trang 35

- Chỉ đạo GDTC theo định hướng phát triển năng lực thông qua các hoạtđộng ngoại khóa, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về thể dục thể thao,các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyền thống, tham giaphong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,

- Tổ chức các câu lạc bộ thể dục: Chương trình GDTC theo định hướng pháttriển năng lực được cấu trúc thành các chủ đề Trong từng chủ đề đều có thể tích hợpGDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Căn cứ vào chủ đề

giáo dục của tháng, mỗi tháng có thể xây dựng chương trình giáo dục hướng đếntập trung giáo dục một GDTC theo định hướng phát triển năng lực phù hợp.

Do vậy, tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũngnhư điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiềuphương pháp phù hợp Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần pháthuy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinhnghiệm các em đã có.

1.4.2.3 Quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên thểdục thể thao

Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội xácđịnh: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy họcphải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học,tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo bồi dưỡng GV và công tácquản lý giáo dục” [16] Việc chuẩn hoá đội ngũ là quá trình phấn đấu lâu dài đểkhắc phục sự không đồng đều của đội ngũ về phẩm chất đạo đức, trình độ, kiếnthức văn hoá, kỹ năng sư phạm Sự phấn đấu cập nhật kiến thức chuyên môn vàkiến thức văn hoá, sự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc dạyngười, dạy chữ, đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng trọng đối với quá trình pháttriển nhân cách của người GV.

Trang 36

Quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên thể dục thểthao là quá trình chỉ đạo, tổ chức, động viên, tạo điều kiện về tinh thần lẫn vậtchất để lực lượng GV được nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt,nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, đồng thời kiểm traGV thực hiện các yêu cầu của cấp trên về chuẩn hoá và nâng cao trình độ, xâydựng đội ngũ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đưa số lượng GVgiỏi của trường ngày càng tăng về lượng lẫn về chất.

Để quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên thể dụcthể thao cần:

- Trước hết, cần tiến hành kiểm tra về khả năng chuyên môn nghiệp vụcủa GV.

- Mở các hội nghị, hội thảo về các chuyên đề nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy GDTC.

- Chỉ đạo xây dựng phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng trong các nhà trường theo tinh thần đổi mới giáo dục THPT.

- Tổ chức nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnăm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp

GDTC từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho giáo viên Kế hoạch này phải được triển khai thành nội dung chính trong kếhoạch của tổ chuyên môn và mỗi thành viên trong tổ Trên cơ sở kế hoạch chung,các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai trong năm học phù hợpvới đặc thù bộ môn Các nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thứcchung, cập nhật kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, năng lực sư phạm;Đổi mới phương pháp dạy học; Tự học tự bồi dưỡng; Tổ chức các lớp bồi dưỡng;Có kế hoạch phát triển đội ngũ.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn lựa chọn giáo viên có đủ khả năng và điều

Trang 37

kiện để cử đi bồi dưỡng dài hạn Tạo điều kiện thuận lợi và bố trí chuyên môn đểgiáo viên yên tâm tham gia bồi dưỡng.

- Triển khai việc viết sáng kiến, giải pháp và vận dụng các sáng kiến, giải pháp đã được xếp loại cao của ngành vào công tác giảng dạy.

1.4.2.4 Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá hiệu quả tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh

-Tiêu chuẩn, căn cứ để kiểm tra, đánh giá GDTC theo định hướng phát triển năng lực:

GDTC là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo dưới dạng mônhọc, ngoài ra các hoạt động GDTC được tổ chức ở dạng hoạt động nhằm nângcao thể lực cho HS Tiêu chuẩn để căn cứ kiểm tra, đánh giá GDTC cho HS(theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ngày 28.7.2017)

Đánh giá kết quả GDTC là việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá khôngchỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêu chí đánh giátổng thể cả mặt hoạt động trong GDTC như: kế hoạch đã hợp lý và khả thi tớimức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì còn khiếm khuyết, nội dung chương trìnhcó đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của học sinh, phương pháp,hình thức, thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của nhà trường và phùhợp với độ tuổi, hoàn cảnh của học sinh.

Bất cứ hoạt động nào được tổ chức trong trường THPT, khi tổ chức hoạtđộng thì hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả, từđó rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng vàhiệu quả cao hơn.

Để nâng cao chất lượng GDTC cần quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quảGDTC là tập trung vào quản lý mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện ở cáckhâu lập kế hoạch kiểm tra đánh giá; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và

Trang 38

sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trong bình xét hạnh kiểm, các danh hiệu thiđua, khen thưởng cho học sinh; làm sao để GDTC cho HS thấm sâu vào từngCBQL giáo dục, GV, nhân viên và từng HS như một nhu cầu, hoạt động ý nghĩathiết thực, tránh hình thức, chiếu lệ.

-Các hình thức kiểm tra, đánh giá GDTC:

Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục nhằm thu nhận nhữngthông tin ngược về tình hình công việc giúp nhà trường trong thực hiện cácnhiệm vụ giáo dục nói chung và thực hiện nhiệm vụ giáo dục ngoài giờ lên lớpnói riêng Để tổ chức hiệu quả GDTC cần đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giáGDTC, có thể đưa ra một số hình thức như sau:

Có thể kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoặc theo định kì.

Kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ về việc thực hiện nề nếp, nộidung GDTC và nội dung vận động, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện dạy học cho HS

Kiểm tra số lượng và chất lượng GDTC và số lượng, chất lượng thực hiệnnội dung phong trào xây dựng trường học thân thiện.

Kiểm tra, đánh giá tiến hành kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút rabài học kinh nghiệm.

Phối hợp với PHHS, đoàn thể trong trường, phát huy và thực hiện dân chủhoá trong quản lý, thực hiện quy chế chuyên môn, giải quyết kịp thời nhữngthiếu xót, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Nội dung kiểm tra: Hồ sơ kế hoạch, giáo án, dự giờ, việc tổ chức GDTCvà hiệu quả của GDTC thông qua thái độ, nền nếp, phương pháp, đạo đức, kỉ luậttập thể, cá nhân và kĩ năng vận động của HS, giáo án của GVBM dạy thể dục, dựgiờ dạy thể dục của GV,….

1.4.2.5 Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy hoạt động GDTC

Về cơ sở vật chất tài chính phục vụ GDTC: Tài chính và các nguồn lực vật

Trang 39

chất - kỹ thuật khác (phòng học, thư viện, đồ dùng dạy học, phòng chức năng,vật dụng ) luôn được phân bổ theo các lĩnh vực hoạt động ngay từ khâu lập kếhoạch và được sử dụng đúng kế hoạch với những điều chỉnh cần thiết Trong khitổ chức các GDTC, cần khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị của nhàtrường Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, mua sắm các điều kiện thiết yếu về cơ sởvật chất cho GDTC như: sách, tài liệu tham khảo, bảng tin, phòng truyềnthống, Hàng năm, lập dự toán kinh phí dành cho GDTC trong điều kiện chophép của nhà trường.

Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị, tài chính GDTC của nhà trườngnhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh Quản lýtốt cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC nhà trường không chỉ đơn thuầnlà bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáo dục.Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bịmới, có giá trị sử dụng cao.

Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp, GVBM thông qua các cuộc họp phụ huynhhọc sinh, tuyên truyền để cha mẹ HS hiểu được về các HĐGD trong nhà trường,thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường với gia đình, trách nhiệm của giađình trong giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GV chủ nhiệm và chamẹ HS và GVBM.

Hiệu trưởng cần tăng cường quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượnggiáo dục để hoạt động phối hợp được duy trì thường xuyên, có kế hoạch: Xác địnhcác lực lượng ngoài xã hội mà nhà trường sẽ phối hợp là những tổ chức, cá nhânnào; xác định từng nội dung định phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên; xây dựngcơ chế phối hợp phù hợp với đặc thù của từng lực lượng; phân công cán bộ nhàtrường chịu trách nhiệm giữ mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng này.

Trang 40

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chấtcho học sinh theo định hướng phát triển năng lực tại các trường trung họcphổ thông

1.5.1 Cơ chế, chính sách

Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông môn thể dục theođịnh hướng phát triển năng lực của HS từ năm 2015 Chương trình sách giáokhoa phổ thông cho HS (đặc biệt đối với HS THPT) được xây dựng hướng tớiphát triển những năng lực chung mà mọi HS đều cần để có thể tham gia hiệu quảnhiều loại hoạt động trong đời sống xã hội nói chung và hoạt động tập luyện

TD,TT, cũng như rèn luyện sức khỏe nói riêng (ví dụ: năng lực vận động, năng

lực kỹ - chiến thuật, tự tập luyện, năng lực xử lý tình huống trong tập luyệnTD,TT ) Đồng thời hướng tới phát triển những năng lực chuyên biệt, liên quanđến môn học GDTC hoặc một môn thể thao cụ thể phù hợp với khuynh hướngnghề nghiệp tương lai mỗi cá nhân [11] Có thể thấy, đây là những căn cứ đểCBQL, GV tổ chức thực hiện GDTC cho HS theo định hướng năng lực thực tiễn.

1.5.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động Giáo dụcthể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực

GDTC diễn ra chủ yếu trong nhà trường tuy nhiên vẫn có hoạt động ngoạikhóa do vậy có sự tham gia giáo dục của các LLGD quan trọng nhất là đội ngũCB, GV Các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các GV, HS,PHHS và các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài nhà trường Nhận thức của các lựclượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả GDTC.

1.5.3 Năng lực của giáo viên

Đội ngũ GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của GDTC; vàcó năng lực, chuyên môn, có say mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc

Ngày đăng: 21/11/2021, 12:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w