MỤC LỤC I. Giới thiệu sơ lược về vùng Tây Bắc 1 1. Đặc điểm tự nhiên 1 2. Đặc điểm dân cư 2 II. Đặc điểm văn hoá 3 1. Văn hoá ăn, mặc 3 1.1. Về ẩm thực 3 1.2. Về trang phục thuyền thống 7 2. Văn hoá ở, đi lại 15 2.1. Văn hoá ở 15 2.2. Văn hoá đi lại 19 3. Tôn giáo, tín ngưỡng 21 3.1. Tôn giáo vùng Tây Bắc 21 3.2. Tín ngưỡng vùng Tây Bắc 23 4. Giáo dục, lễ hội 29 4.1. Thực trạng giáo dục Tây Bắc 29 4.2. Lễ hội ở Tây Bắc 29 5. Phong tục tập quán 32 5.1. Ngày Tết truyền thống của một số dân tộc vùng Tây Bắc 32 5.2. Một số nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Tây Bắc 33 5.3. Tục kéo vợ của người Dao đỏ 34 5.4. Tục ngủ thăm của người Mường 35 5.5. Phong tục tang lễ của đồng bào Tây Bắc 36 6. Nghệ thuật: 39 6.1. Những điệu múa dân gian Tây Bắc: 39 6.2. Sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng: 41 III. Kết luận 43 I. Giới thiệu sơ lược về vùng Tây Bắc: 1. Đặc điểm tự nhiên: Vùng tây bắc gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã. Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh