Đề cương môn: quan hệ chính trị quốc tế Câu 1: Quan hệ chinhs trị quốc tế là gì? Phân tích những vấn đề có tính quy luật trong quan hệ chính trị quốc tế? Khái niệm: quan hệ chính trị quốc tế là quan hệ được nảy sinh, hình thành và phát triển do sự tác động qua lại giữa các chủ thể chính trị quốc tế, trước hết và quan trọng nhất là các quốc gia và các tổ chức quốc tế, trong quá trình tham gia vào đời sống chính trị quôc tế vì mục đích, lợi ích quốc gia khu vực và quốc tế. Chủ thể quan hệ chính trị quốc tế: chủ thể quan hệ chính trị quốc tế là các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp lý quốc tế tham gia vào nền chính trị thế gưới một cách độc lập, có mục tiêu,trách nhiệm và quyền hạn xác định và có vai trò nhất định đối với đời sống chính trị quốc tế. Gồm: các quốc gia có chủ quyền; các tổ chức quốc tế; các tổ chức phi chính phủ; các phong trào chính trị; các cá nhân – chính khách. những vấn đề có tính quy luật trong quan hệ chính trị quốc tế: Thứ nhất, cơ sở hoạt động của các quốc gia trên trường quốc tế là lợi ích quốc gia: lợi ích khong chỉ là mục tiêu mag còn là động lực của các hoạt động quốc tế nói chung, hoạt động chính trị quốc tế nói riêng. Lợi ích đặc biệt là lợi ích quốc gia là vấn đề căn bản thôi thúc các chủ thể tham gia ngày càng sâu hươn, rộng hơn vào đời sống chính trị thế giới. các quốc gia khi tham gia quan hệ chính trị quốc tế luôn quan tâm trước hết đến lợi ích dân tộc, hướn các quan hệ quốc tế vào việc bảo vệ, phát triển lợi ích quốc gia. Đây lag vấn đề mang tính quy luật chi phối quan hệ chính trị quốc tế. trong quan hệ chính trị quốc tế bên cạnh lợi ích của quốc gia còn có nhiều nhóm lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân; lợi ích tổ chức (giai cấp, nhóm, đảng phái, tổ chức – chính trị xã hộ… ); lợi ích nhân loại,… song tất cả các lợi ích này đều được xem xét, nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ, phát triển lơi ích quốc gia và được thúc đẩy phát triển khi nó hài hòa với lợi ích quốc gia. Hai là các quan hệ chính trị quốc tế chịu sự chi phối của các nước lớn: Trong quan hệ chính trị quốc tế thời hiện tại, các nước lướn như: MỸ, TRUNG QUỐC, NGA… có vai trò chi phối đến quan hệ chính trị quốc tế… Ba là, trong quan hệ chính trị quốc tế luôn tồn tại xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh: Thực tiễn cho thấy hợp tác và đấu tranh là những xu thế phổ biến trong mọi thời kỳ lịch sử. xu thế hiện nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh quyết liệt nhằm giành quyền quyết định trong giải quyết các vấn đề quốc tế. hợp tác diễn ra trên tất cả các lĩnh vực trên cơ sở các bên đều có lợi. hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đè mang tính toàn cầu. tuy nhiên bên cạnh hợp tác đồng thời tồn tại nhiều mặt đấu tranh, xuất phát từ những mâu thuẫn nào đó như: lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, chế độ chính trị… sự bất đồng hay phù hợp giữa các chủ thể không mang tính một chiều. không tồn tại quan hệ hợp tác toàn diện, triệt để mà không có đấu tranh, đồng thời không có xung đột gay gắt mà không có lợi ích chung nào đó để có thể hợp tác. Có nghĩa là trong quan hệ chính trị quốc tế không tong tại đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Bốn là, các trung tâm quyền lực luôn đấu tranh với nhau nhằm giành quyền thống trị thế giới hoặc gây ảnh hưởng đến các khu vực nhất định: trong lịch sử thế giới thường xuyên có những đế quốc muốn xâm chiếm áp đặt ý chí của mình lên các nước khác. Giữa các cường quốc thường diễn ra các cuộc đấu tranh nhằm giành quyền quyết định các vấn đề quốc tế và khẳng định vị thế của mình trong đời sống chính trị quốc tế. đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới trong lịch sử. tuy nhiên trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể giữa các cường quốc không phải lúc nào cũng đấu tranh gay gắt mà có thể vừa hợp tác vừa đấu tranh. Câu 2: quan hệ chính trị quốc tế là gì? Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu? Khái niệm: quan hệ chính trị quốc tế là quan hệ được nảy sinh, hình thành và phát triển do sự tác động qua lại giữa các chủ thể chính trị quốc tế, trước hết và quan trọng nhất là các quốc gia và các tổ chức quốc tế, trong quá trình tham gia vào đời sống chính trị quôc tế vì mục đích, lợi ích quốc gia khu vực và quốc tế. Chủ thể quan hệ chính trị quốc tế: chủ thể quan hệ chính trị quốc tế là các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp lý quốc tế tham gia vào nền chính trị thế gưới một cách độc lập, có mục tiêu,trách nhiệm và quyền hạn xác định và có vai trò nhất định đối với đời sống chính trị quốc tế. Gồm: các quốc gia có chủ quyền; các tổ chức quốc tế; các tổ chức phi chính phủ; các phong trào chính trị; các cá nhân – chính khách. Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của môn học là quy luật tính quy luật của quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển các quan hệ chính trị quốc tế, mà những quan hệ này suy đến cùng là do quan hệ kinh tế quy định và vai trò của quan hệ chính trị quốc tế trong đời sống quốc tế, chủ yếu là đời sống quốc tế đương đại.