1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HUỲNH THỊ MỘNG TUYỀN TIỂU LUẬN CUỐI kỳ môn văn học ấn độ

65 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Ấn Độ là một quốc gia luôn mang trong mình một sức hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu bởi sự rộng lớn về lãnh thổ, sự đa dạng về thành phần dân cư và tộc người, một nền văn hóa vô cùng đậm đà bản sắc dân tộc cùng với những bộ sử thi vang danh trên thế giới. Chính bởi sự rộng lớn và đa dạng ấy mà khi chúng ta càng đi sâu vào tìm hiểu thì sẽ khám phá ra được những sự huyền bí, thú vị, sự lối cuốn và hấp dẫn mà đất nước này mang lại. Bên cạnh đó, Ấn Độ được thế giới biết đến là một quốc gia tâm linh nổi bật với con sông Hằng huyền thoại và dãy Himalaya hùng vĩ. Tôn giáo của Ấn Độ đã chi phối toàn bộ mọi khía cạnh trong đời sống của con người cả về văn hóa, chính trị, xã hội, văn học, âm nhạc, v.v. Văn học của Ấn Độ luôn chứa đựng những yếu tố tôn giáo mà khi càng nghiên cứu sâu chúng ta lại cảm thấy nó vô cùng huyền bí và hấp dẫn. Dãy Himalaya tự bao đời này được xem là một trong những dãy núi được ca ngợi nhiều nhất bởi cảnh sắc ở đây quá đỗi hùng vĩ theo góc nhìn về địa lý. Tuy nhiên, dãy Himalaya hùng vĩ, hay cụ thể là đỉnh núi Mêru đối với người dân Ấn Độ mà nói nó lại mang một ý nghĩa mang đậm màu sắc tâm linh. Đây chính là nơi các vị thần linh sẽ ngự trị cũng như là nơi để các tu sĩ rèn luyện ở giai đoạn thứ tư của cuộc đời mình để có thể tiến đến sự giải thoát, thoát khỏi kiếp luân hồi. Chính vì thế mà dãy Himalaya luôn có một vị thế quan trọng trong các tác phẩm văn học của Ấn Độ.Hơn thế nữa, bộ sử thi Mahabharata được xem là “ bách khoa toàn thư” của người Ấn Độ bởi vì tính giáo huấn sâu đậm của nó, ngoài kể về cuộc chiến của dòng tộc Mahabharata kéo dài 18 ngày đêm thì toàn bộ tác phẩm đều lồng ghép những triết lý, những bài học quý giá trong cuộc sống, cách ứng xử cũng như các quy chuẩn đạo đức mà con người mong muốn đạt được. Trong bộ sử thi này, đoạn cuối của tác phẩm về cuộc hành hương của năm anh em Pandava lên đỉnh Himalaya để tìm kiếm sự giải thoát sau khi đã giành chiến thắng trong cuộc chiến. Tại đây họ đã trải qua các thử thách thông qua những triết lý về Dharma, Karma và Moksha là ba triết lý cốt lõi trong tư tưởng của người dân Ấn Độ. Với mong muốn mang lại một góc nhìn khác về dãy Himalaya, không chỉ hùng vĩ trên phương diện địa lý, hay tâm linh về phương diện tôn giáo mà trong bài tiểu luận này tôi sẽ phát hoạ dãy Himalaya trong một tác phẩm văn học nó huyền bí như thế nào và chi phối đời sống của con người ra sao thông qua đoạn trích cuối cùng trong tác phẩm Mahabharata. Sau khi đã cân nhắc kĩ lưỡng các lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Dãy Himalaya dưới góc nhìn văn học”.

Ngày đăng: 17/11/2021, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w