. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh sáng chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao, là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những bước cải tiến mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà nước chú trọng, quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển của các nghành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta sớm thoát khỏi một quốc gia có nền nông nghiệp kém phát triển thành một nước có nền công nghiệp phát triển, trong các nghành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng, đầu tư phát triển, thì nghành công nghiệp ô tô ngày càng cao, các yêu cầu ngày càng đa dạng. Các loại ô tô chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, giao thông vận tải. Trong những năm gần đây ô tô có những bước chuyển biến rõ rệt. Ngày nay ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng. Cho nên các trang thiết bị, các bộ phận trên ô tô ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn nhằm bảo vệ độ tin cậy, an toàn và tiện dụng cho người sử dụng. Tốc độ ô tô ngày càng cao, hệ thống giao thông lại phức tạp do đó hệ thống phanh ngày càng được chú trọng hơn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Với sự phát triển đa dạng của các hãng ô tô nên hệ thống phanh có rất nhiều loại chủ yếu là phanh dầu và phanh khí đối với các hãng xe con đòi hỏi tốc độ lớn, hầu hết trên các loại xe này đều trang bị hệ thống phanh dầu. Hệ thống phanh dầu trên ô tô có rất nhiều loại khác nhau với mỗi loại đều có tính ưu việt khác nhau, do đó để hiểu biết rõ về vấn đề này đỏi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc kỹ lưỡng về cấu tạo các đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động để có kỹ năng thành thục, thành thạo trong tất cả các quy trình. Để đáp ứng được nhu cầu đó người công nhân phải được đào tạo một cách có khoa học đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay. Do đó nhiệm vụ của các trường kỹ thuật là phải đào tạo học sinh, sinh viên có trình độ và tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu công nghiệp ô tô hiện nay. Điều đó đòi hỏi người kỹ thuật viên có trình độ hiểu biết, học hỏi sáng tạo để bắt kịp với khoa học trên thế giới, nắm bắt được sự thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của từng loại xe, dòng xe, đời xe.... Có thể chẩn đoán được những hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu. Do đó người kỹ thuật viên cần phải được đào tạo trước đó với một chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, cung cấp đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành. Trên thực tế trong các trường ĐH-CĐ kỹ thuật nước ta hiện nay thiết bị giảng dạy cho sinh viên, học sinh thực hành vẫn còn thiếu rất nhiều, các thiết bị hiện đại vẫn chưa được áp dụng trong việc giảng dạy đặc biệt là cho sinh viên. Các kiến thức mới có tính khoa học kỹ thuật còn chưa cao để đưa vào giảng dạy, các bài tập hướng dẫn thực hành, thực tập còn thiếu thốn. Vì vậy mà người kỹ thuật viên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, tiếp xúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến, hiện đại trong thực tế còn hạn chế. 2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài giúp cho những sinh viên năm cuối khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức ngoài thực tế, xã hội. Đề tài còn thiết kế mô hình để sinh viên trong trường đặc biệt là sinh viên cơ khí động lực tham khảo, học hỏi, tìm tòi, phát triển tạo tiền đề nguồn tài liệu cho các học sinh –sinh viên khoá sau có thêm nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập. Trong quá trình hoàn thành đề tài đã giúp chúng em tập làm quen dần với phương pháp tự nghiên cứu là chính, giúp viên chủ động trong việc tìm hiểu, tham khảo học tập qua sách vở, trao đổi với bạn bè, học tập qua thầy cô, qua đó khiến cho sinh viên hiểu cặn kẽ vấn đề hơn tạo tiền đề cho việc tự nghiên cứu sách vở. -Mục tiêu của đề tài Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cả hệ thống và các chi tiết trong hệ thống phanh và hơn hết là xilanh phanh chính và bộ trợ lực phanh trên ô tô. Nắm được cấu tạo, hiểu và phân tích các hư hỏng, nguyên nhân, kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của kết cấu. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA ĐỀ TÀI. Đối tượng nghiên cứu“Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống phanh thủy lực và bảo dưỡng, sửa chữa xilanh phanh chính, bộ trợ lực phanh trên xe Kia Morning”. 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC. Thực trạng nền kinh tế đang phát triển hết sức mạnh mẽ, đi cùng với nó là sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật, nhiều ứng dụng, những phát minh, sáng chế của khoa học tiên tiến đã được áp dụng thiết thực trong cuộc sống, nhưng ở nước ta các thiết bị cho sinh viên, học sinh thực hành về các hệ thống trên ôtô còn thiếu thốn nhiều đặc biệt là các thiết bị thực hành về hệ thống phanh dầu, các kiến thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao của nhân loại hầu như chưa khai thác và đưa vào làm nội dung giảng dạy, nghiên cứu học tập còn chưa được chú trọng, quan tâm, nguồn tài liệu về đề tài còn ít. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Phân tích đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc của “ xilanh phanh chính và bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu”. Tổng hợp các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa, tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước kiến thức cơ bản để hoàn thành đề tài. + Các phương pháp nghiên cứu 5.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN a. Khái niệm Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng, trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất các quy luật vận động của đối tượng. b. Các bước thực hiện + Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của “xilanh phanh chính và bộ trợ lực phanh trong hệ thống phanh dầu” + Bước 2: Xây dựng phương án thiết kế mô hình + Bước 3: Lập phương án kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của hệ thống + Bước 4: Từ kết quả kiểm tra, lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hư hỏng + Bước 5: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng, sửa chữa “xilanh chính, bộ trợ lực phanh’