PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Giảng viên: Ths. Lê Thị Thu Mã lớp học phần: 2118SCRE0111 Nhóm thảo luận: Nhóm 7 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hình ảnh những sinh viên vừa đi học vừa đi làm thêm đã trở nên quá phổ biến trong xã hội. Việc làm thêm không những giúp sinh viên có thêm khoản thu nhập để trang trải việc học tập mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xát thực tế, tạo quan hệ, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay không còn coi mục đích quan trọng nhất của làm thêm là vì thu nhập nữa. Học bốn năm đại học nhưng đa số những kiến thức được học trong trường đều là lý thuyết không có nhiều thực hành, nên “kinh nghiệm” đối với một sinh viên ra trường rất quý báu. Ngoài kinh nghiệm làm việc, các bạn ấy còn nhận được những kinh nghiệm thực sự đáng giá trong cuộc sống: kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp với nhân viên. Được va vấp và trưởng thành hơn. Vì vậy mà vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai. Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường. Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn…. Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Tìm ra được các nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. - Mục tiêu cụ thể: + Kết hợp các phương pháp nghiên cứu với mô hình nghiên cứu đưa ra được cường độ các yếu tác động đến quyết định của sinh viên. + Tìm ra những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại Học Thương Mại. + Những lý do đằng sau quyết định đi làm thêm của sinh viên. + Nhận thấy những hạn chế, ưu và nhược điểm của việc đi làm thêm của sinh viên. + Hiểu rõ hơn về tâm lý cũng như những mong muốn của sinh viên khi quyết định đi làm thêm. + Đề xuất được các giải pháp hữu ích cho sinh viên để đưa ra quyết định tốt nhất. 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Có những nhân tố nào tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại? 2. Tài chính của sinh viên có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại hay không? 3. Kinh nghiệm sống của sinh viên có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại hay không? 4. Thời gian có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại hay không? 5. Truyền thông của người tuyển dụng có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại hay không ? 1.4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Tài chính có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. Giả thuyết thứ hai: Kinh nghiệm sống có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. Giả thuyết thứ ba: Thời gian có thể là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. Giả thuyết thứ tư: Truyền thông của người tuyển dụng có thể là yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại