1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả mô hình thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tuyến xã, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2015-2017 (FULL TEXT)

167 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 11,49 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng bất hợp pháp các chất dạng thuốc phiện (CDTP) như thuốc phiện, Morphin, Heroin… đã gây ra vấn đề sức khỏe, các gánh nặng bệnh tật và liên quan đến tử vong. Điều này là do mối quan hệ giữa sử dụng ma túy với sức khỏe tâm thần, tiêm chích ma túy, HIV/AIDS, viêm gan và tử vong do quá liều[1]. Việt Nam đã triển khai các hình thức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình và các trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội với biện pháp bắt buộc và tự nguyện. Tuy nhiên, tỷ lệ tái nghiện cao (>90%) sau khi hết thời gian cai nghiện khoảng 2 năm. Đến năm 2008, Việt Nam thí điểm chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình thí điểm cho thấy điều trị methadone rất hiệu quả trong việc kiểm soát nghiện heroin và được chấp thuận để mở rộng dịch vụ ra các tỉnh, thành khác trong cả nước[2]. Nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh (2011) ở mô hình thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng từ 11/2009 đến 11/2011, hiệu quả của mô hình đã được chứng minh qua kết quả giảm sử dụng ma túy từ 98,2% trước khi điều trị xuống 12,4% sau 24 tháng; không phát hiện trường hợp nhiễm mới HIV; vi phạm pháp giảm từ 40,8% xuống 1,6% sau 24 tháng. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Thanh Hóa thường có điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá đi lại không thuận lợi, là nơi sinh sống của đa số là đồng bào dân tộc thiểu số và người bệnh nơi đây gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm (2015) tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc từ tháng 10/2014 đến 12/2015, kết quả chỉ ra rằng yếu tố khoảng cách đi uống thuốc hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì điều trị của bệnh nhân. Trong nghiên cứu khác của Phạm Đức Mạnh (2014) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng cho thấy việc tiếp cận điều trị Methadone gặp nhiều khó khăn đối với bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa và nêu lên sự cần thiết phải nâng cao độ bao phủ và bền vững của chương trình Methadone[3]. Quan Hóa là một huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, là địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS và tiêm chích ma tuý. Đến 31/12/2017, toàn huyện có 440 người nhiễm HIV còn sống và ước tính trên 700 người nghiện ma tuý; tình hình vận chuyển, buôn bán và sử dụng ma túy trên địa bàn diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát; trình độ văn hoá thấp cùng với nhiều thách thức xã hội và kinh tế như nghèo đói, lạm dụng chất ma túy, bất bình đẳng trong chăm sóc y tế cũng là nguy cơ gián tiếp làm lây truyền HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số; lây nhiễm HIV chủ yếu qua tiêm chích ma tuý (56,7%); đối tượng nghiện tập trung chủ yếu tại các xã Thành Sơn, Trung Sơn...Trong khi đó, cơ sở điều trị Methadone lại nằm ở Trung tâm Y tế huyện, người nghiện không thể đến nhận dịch vụ điều trị Methadone do khoảng cách từ nhà đến nơi điều trị từ 50-60 km. Trước thực trạng đó, từ tháng 5 năm 2015, ngành Y tế Thanh Hóa đã cho triển khai cơ sở điều trị methadone tại Trạm Y tếxãThành Sơn và xã Trung Sơn. Đến thời điểm năm 2015, tại Việt Nam, mô hình cơ sở điều trị Methadone đều đặt tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tếhuyện/thị/ thành phố...việc nghiên cứu mô hình điều trị Methadone tại tuyến xã, nhằm đưa dịch vụ điều trị Methadone đến gần người bệnh, thuận tiện hơn trong tiếp cận làm tăng khả năng tuân thủ điều trị là cần thiết, có ý nghĩa. Đề tài luận án “Kết quả mô hình thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tuyến xã, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2015-2017”. Từ các kết quả ở nghiên cứu này có thể rút ra những bài học, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo phục vụ công tác hoạch định chính sách, định hướng cho chiến lược phòng chống HIV/AIDS trong tương lai, đồng thời đóng góp thông tin có giá trị cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Ngày đăng: 15/11/2021, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w