1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM

36 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 802,17 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Cao su là một trong những sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

⁎⁎⁎

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM

Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Hương

Mã sinh viên: 2014110112

Số thứ tự: 58 Lớp tín chỉ: TMA301(GĐ1-HK1-2021).1 Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 09 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH XUẤT KHẨU CAO SU 5

1 Hoạt động xuất khẩu 5

2 Tiềm năng phát triển của ngành sản xuất cao su 6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM 10 1 Tổng quan về thị trường cao su thế giới 10

2 Thực trạng ngành cao su Việt Nam 12

3 Xuất khẩu cao su giảm nhưng tăng về giá 21

CHƯƠNG III: Định hướng phát triển và một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su tại Việt Nam 22

1 Sản phẩm 22

2 Giải pháp từ phía nhà nước 23

3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 27

4 Đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc 31

5 Mục tiêu xuất khẩu cao su trạng thái bình thường mới Covid-19 32

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cao su là một trong những sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn Đặc biệt, ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy cao su trở thành một trong những mặt hàng tiêu biểu cho việc xuất khẩu ra nước ngoài của nước ta Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu cao su đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước Tuy nhiên xuất khẩu cao su hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói

chung

Đại dịch Covid – 19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến toàn chuỗi của ngành cao

su Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chế biến cao su phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa Nông dân trồng cao su tiểu điển ở nhiều tỉnh cũng phải tạm ngừng thu hoạch mủ cao su vì giãn cách xã hội vì vậy nước ta hiện có những tiềm năng phát triển nào, cần có những giải pháp gì để khắc phục vấn đề này? Từ

đó em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su tại Việt Nam” Bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu và ngành xuất khẩu cao su Chương II: Thực trạng ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam

Trang 4

Chương III: Định hướng phát triển và một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su tại Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ

NGÀNH XUẤT KHẨU CAO SU

1 Hoạt động xuất khẩu

1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại

tệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cáo mức sống nhân dân

Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã

đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình

Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác Nền sản xuất phát triển lớn mạnh hay sao sẽ phụ thuộc vào hoạt động này

Kinh doanh xuất khẩu diễn ra các hình thức: Xuất khẩu hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình (dịch vụ), xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu gián tiếp do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung giản đảm nhận Gắn liền với xuất khẩu hàng hóa hữu hình, ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển

1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia Quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn

Trang 6

để bán cho quốc gia khác Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục các yếu kém tồn tại trong nước như công nghệ - kỹ thuật, khoa học…

Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào các lĩnh vực khác Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lơn như Việt Nam

Xuất khẩu giúp quốc gia gia tăng dự trữ ngoại tệ Khi đó, cán cân thanh toán thặng dư (ngoại tệ thu về lớn hơn) là điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ

Hoạt động xuất khẩu còn có đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết vấn

đề công ăn, việc làm cho người lao động Tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống cho họ

Xuất khẩu là một cơ sở quan trọng tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước

2 Tiềm năng phát triển của ngành sản xuất cao su

Ngành cao su Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển với nhiều biểu hiện đang có như làn sóng đầu tư thiết bị hiện đại, giá tương đối hợp lý, nguồn nguyên liệu phong phú và kỹ thuật cung cấp bởi các nhà cung cấp Đặc biệt, đang có một

số hỗ trợ từ Nhà nước cho ngành cao su

Theo đánh giá của Hội cao su nhựa TP Hồ Chí Minh, hiện nay, ngành cao su trong nước đang đứng trước nhiều cơ hội vô cùng tuyệt vời, đó là sự chuyển dịch các nhà máy cao su từ các nước trong khu vực đến Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy sản

Trang 7

xuất lốp xe Thêm nữa, ngành cao su có rất nhiều thị trường ngách nên Việt Nam thực sự có thể tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của mình Đặc biệt, sản xuất cao su trong nước đang có thế mạnh là lốp cho xe máy, xe ô tô,

2.1 Những thuận lợi thiên nhiên mang lại

Cao su được xem là ngành mà lợi thế đi cùng quy mô Nước ta có quỹ đất cùng với khí hậu nhiệt đới vô cùng thích hợp cho việc trồng cây cao su So với tổng diện tích trồng cao su của thế giới, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á chiếm tới hơn 80% tổng diện tích

Năng suất khai thác của ngành cao su phụ thuộc tương đối phổ quát vào độ tuổi của cây Cây cao su có thể bắt đầu khai thác sau khi trồng được năm năm Cây cho năng suất cao nhất từ 18 đến 23 năm tuổi Hiện nay, bình quân năng suất cao nhất của cây cao su ở độ tuổi này của Việt Nam vào khoảng 2,2 – 2,4 tấn/ha/năm

Không chỉ trồng và khai thác cao su, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng các rừng cao

su đã quá độ tuổi khai thác để tiến hành khai thác và chế biến gỗ, như Công ty cổ phần chế biến gỗ Dầu tiếng hay Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An Nói

chung, các dự án đầu tư sản xuất và chế biến gỗ khi đã đã phát huy được những hiệu quả nhất định khi đưa vào sản xuất

2.2 Cao su là thành phần không thể thiếu

Cao su là thành phần không thể thiếu trong sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp

và tiêu dùng như găng tay, lốp xe, dây thun, giày dép, ống dẫn…

Ngành công nghiệp lốp xe là ngành chính trong việc khai thác và sử dụng cao su thiên nhiên Cao su thiên nhiên rất phù hợp cho việc sản xuất lốp xe, đặc biệt là lốp radial, lốp tải nặng và lốp tốc độ cao vì chất lượng của nó như độ bền tốt và tích tụ nhiệt thấp Ngoài ra, cao su còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cụ thể như

Trang 8

đường ống kháng dầu cho các mỏ dầu ngoài khơi, ống bên trong của lốp xe, giày dép, đệm cầu và nền móng xây dựng ở khu vực dễ xảy ra động đất Gỗ cao su được sử dụng cho đồ nội thất, ván dăm và nhiên liệu Mủ cô đặc được sử dụng để sản xuất thảm lót, chất kết dính, bọt, bóng bay, bao cao su và các phụ kiện y tế như găng tay và ống thông Gỗ cao su được sử dụng cho đồ nội thất, ván dăm và nhiên liệu

Bảng 1 Tiêu thụ cao su tự nhiên trên toàn thế giới từ 2016/2017 đến 2020/2021,

Tiêu thụ cao su tự nhiên trên toàn thế giới từ 2016/2017 đến

2020/2021, theo mục đích sử dụng

2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021*

Trang 9

CPTPP sẽ được cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm sau khi CPTPP có hiệu lực Do đó, CPTPP tạo cơ hội cho sản phẩm cao su Việt Nam được xuất khẩu sang các nước mà công nghiệp chế biến cao su chưa phát triển nhiều như Chile, New Zealand, Brunei, Úc, Peru Đồng thời, Việt Nam có thể nhập khẩu cao su tổng hợp, máy móc thiết bị hiện đại từ các nước có thế mạnh như Nhật Bản, Canada, Singapore với mức thuế 0% Đây là cơ hội tốt giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh với những thị trường tương đương Đối với sản phẩm gỗ cao su, nhu cầu của thị trường đang có xu hướng tăng nhanh vì phong trào “Trồng cây gây rừng”, sử dụng rừng trồng nhân tạo được khuyến khích ở nhiều quốc gia Đây là nhóm sản phẩm mà ngành cao su ít gặp cạnh tranh với các nước thành viên, kể cả với

Malaysia là nước có thế mạnh về sản phẩm gỗ cao su, nhờ giá của Việt Nam thấp hơn khá nhiều Nhờ được hưởng thuế xuất nhập khẩu 0% đối với nguyên vật liệu

và thiết bị cao cấp dùng cho công nghiệp chế biến gỗ mà ngành gỗ cao su Việt Nam đã đạt được những ưu thế nhất định trên thị trường như giảm giá thành,

chuyển đổi sang công nghệ tiến bộ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh

Cũng nhờ được hưởng lợi ích nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị, máy móc cao cấp với mức thuế 0% mà các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện cao su cho ngành ô tô và nhiều ngành công nghiệp khác của Việt Nam có cơ hội phát triển nhanh vượt bậc và các sản phẩm từ công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có nhiều triển vọng mở rộng sang các nước thành viên của CPTPP

Các cơ hội khác mang đến từ CPTPP và FTA cho ngành cao su còn là triển vọng về

đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào thị trường

Trung Quốc CPTPP đã giúp Việt Nam trở thành đất nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để hợp tác liên doanh sản xuất sản phẩm cao su, tạo điều kiện khai thác dịch vụ tại các khu công nghiệp trên đất cao su Đồng thời, thúc đẩy

Trang 10

ngành cao su tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng trong nước và quốc tế từ khâu cung cấp nguyên liệu cao su thiên nhiên đến sản xuất thành phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu Đây chính là tiềm năng của các doanh nghiệp trong tương lai

NAM

1 Tổng quan về thị trường cao su thế giới

Cây cao su được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và một phần nhỏ ở châu Mỹ Theo báo cáo của Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên, trước năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, có xu hướng giảm những năm gần đây nhưng bỗng trở lại mạnh mẽ trong năm 2021 Cung và cầu cao su đều đang hồi phục nhanh chóng, trong đó cầu hồi phục mạnh mẽ hơn nhiều so với cung, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá cao su thiên nhiên tăng trong thời gian tới

Theo báo cáo của Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) công

bố hôm 13/4, nguồn cung cao su thiên nhiên tháng 3/2021 ước tính cao hơn 1,3%

so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 910.000 tấn, trong khi đó tiêu thụ cao su trong cùng tháng ước tính tăng 7,4% lên 1,23 triệu tấn

Tổng thư ký Hiệp hội, R.B Premadasa cho biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường cao su thiên nhiên đang rất thuận lợi cho giá tăng lên, kể cả đối với các hợp đồng kỳ hạn tương lai và các hợp đồng hàng thực, ngoại trừ cao su giao dịch trên sàn Thượng Hải

Tính từ đầu năm 2021, giá cao su thế giới bắt đầu chững lại trong tháng 5 sau khi tăng mạnh trong 4 tháng trước đó và có xu hướng giảm từ đầu tháng 6 đến nay do (i) Nguồn cung cao su bắt đầu tăng ở các quốc gia Đông Nam Á khi bước vào mùa thu hoạch (ii) Trong khi nhu cầu Trung Quốc tăng chậm lại, ngành sản xuất ô tô

Trang 11

phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng chip toàn cầu do đợt bùng phát dịch tại các công ty sản xuất chất bán dẫn quan trọng ở Đài Loan và Malaysia, dẫn đến nhu cầu cao su sản xuất lốp xe giảm mạnh.Vietdata dự báo giá sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn do nguồn cung cao su thế giới tăng khi vào vụ thu hoạch Theo ANRPC, nguồn cung cao su thế giới T07-2021 dự kiến sẽ tiếp tục tăng 11.3% so với tháng trước đạt 1.1 triệu tấn Trong khi nhu cầu cao su có thể giảm tạm thời, do dịch COVID-

19 đang “hoành hành” mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, có thể khiến cho các sản xuất một số lĩnh vực liên quan bị gián đoạn

Tuy nhiên, giá cao su có khả năng tăng trở lại trong các tháng cuối năm khi ngành công nghiệp thế giới được phục hồi tại các nước như Trung Quốc, Mỹ, EU, ; sản xuất các khu vực liên quan (ví dụ như: ô tô, ) được khôi phục sau khi vaccine được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và dịch bệnh được kiểm soát sẽ thúc đấy nhu cầu cao su trong nước và trên thế giới Trong báo cáo mới nhất (cuối T06-2021), ANRPC vừa điều chỉnh tăng dự báo về nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới (so với dự báo đưa ra hồi T05) Theo đó, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu năm

2021 được dự báo đạt 13.87 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2020; trong khi tổng cung cao su thế giới được giữ nguyên dự báo là 13.81 triệu tấn (tăng 5.8% so với cùng kỳ)

Bảng 2 Diễn biến giá 1 số loại cao su trên thị trường thế giới

Nguồn: Vietdata

10 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới

Trang 12

và sản lượng của cao su thiên nhiên là 1,094 tấn, năng suất trung bình là 1,676 tấn/ha Đất trồng cao su tại Việt Nam bao gồm nhà nước của các công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, các công ty tỉnh và doanh nghiệp tư nhân Với tốc độ tăng trưởng thấp do sự có hạn của đất đai, lĩnh vực này chỉ chiếm ưu thế trong khu vực cho đến năm 2008.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2011 - 2018, diện tích cao su từ hơn 800,000 ha năm 2011, sản lượng đạt hơn 789,000 ha Năm 2018, diện tích đạt 965,400 ha, vượt kế hoạch 165,000 ha, sản lượng đạt 1,142 triệu tấn Năm 2018, khối lượng xuất khẩu cao su đạt 1,56 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, tăng 13% về lượng nhưng giảm 7% về giá trị

Trang 13

Hiện nay, Việt Nam có diện tích cao su đứng thứ năm trên toàn thế giới (chiếm khoảng 5.6% tổng diện tích toàn cầu) nhưng sản lượng xếp thứ ba (chiếm khoảng 7.7% tổng lượng cao su tự nhiên thế giới) chỉ sau Thái Lan và Indonesia Theo Báo cáo T07-2021 , diện tích gieo trồng cao su trong năm 2020 là 932.4 nghìn ha và diện tích thu hoạch là 728.8 nghìn ha, sản lượng thu hoạch mủ khô đạt 1,226 nghìn tấn với năng suất là 1.68 tấn/ha/năm Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng thu hoạch mủ cao su đạt 391 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020

Nguồn: Vietdata

Theo lược đồ, cây cao su chủ yếu được trồng và phát triển ở vùng Đông Nam Bộ

do đủ điều kiện sinh thái về diện tích đất trồng lớn và khí hậu nóng ẩm quanh năm, đặc biệt được gieo trồng nhiều ở các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Tây

Ninh,…

Trang 14

Nguồn: Vietdata

Năm 2020 có khoảng 78.4% lượng mủ khai thác trong nước được xuất khẩu dạng nguyên liệu cao su thiên nhiên và 21.6% được đưa vào chế biến tạo sản phầm như lốp xe, găng tay, phụ kiện, đế giày, băng tải, Hiện nay, có khoảng 170 doanh nghiệp tham gia chế biến mủ cao su thiên nhiên tại Việt Nam với tổng công suất thiết kế khoảng 1.31 triệu tấn/năm Trong đó bao gồm: 118 doanh nghiệp tư nhân

có công suất thiết kế đạt 64.0% tổng sản lượng, 48 doanh nghiệp nhà nước có công suất đạt 42.6% và chỉ có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công suất 3.2%

và 2 hợp tác xã với công suất 0.5% trong tổng sản lượng sản xuất

2.2 Về xuất khẩu

2.2.1 Xuất khẩu

Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su chế biến sâu đã vượt xa kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên, Việt Nam xuất khẩu 15 loại sản phẩm cao su tinh chế Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su thiên nhiên

hiện có 194 đơn vị Trong đó bao gồm: 89 doanh nghiệp tư nhân, đạt 81.2% về kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 43 doanh nghiệp có nhà máy chế biến mủ; 21 doanh

Trang 15

nghiệp nhà nước , trong đó có 19 đơn vị có chuỗi cung ứng từ trồng đến chế biến

mủ và xuất khẩu cao su; 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu và 67 doanh nghiệp còn lại có kim ngạch xuất khẩu

không lớn, phần lớn là xuất khẩu những lô hàng nhỏ

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với ít nhất 5 năm gần đây Cụ thể, trong Bản tin tháng 7-2021 cho thấy sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu -2021 đạt 714 nghìn tấn tăng 48%; giá trị đạt 1,20 tỷ USD tăng 88% so với cùng kỳ năm 2020 Quốc gia xuất khẩu chủ lực của nước ta chính là Trung Quốc – chiếm phần lớn gần 70% tỷ trọng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, 6 tháng đầu năm xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 491.6 nghìn tấn, tăng 45% so với cùng kỳ Trong khi đó, giá xuất khẩu trung bình đạt 1,685 USD/tấn tăng 27.7% so với 6tháng-2020; đợt tăng giá cao nhất trong 2 năm gần đây là vào tháng 4-2021 đạt mốc 1,777 USD/tấn tăng gần 50% so với vùng giá thấp nhất hồi tháng 6-2020 Tuy nhiên, trong tháng 8/2021, xuất khẩu cao su bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-

19, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa, hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch Nông dân trồng cao su tiểu điển ở nhiều tỉnh cũng phải tạm ngừng thu hoạch

mủ cao su vì giãn cách xã hội

Về giá xuất khẩu, giá cao su xuất khẩu tháng 8/2021 bình quân ở mức 1.641

USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7/2021, nhưng tăng 33,3% so với tháng 8/2020

2.2.2 Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

Trong những năm vừa qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn

Quốc… và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia…

Bảng 3 Thị trường xuất khẩu 1H-2021(%Theo sản lượng)

Trang 16

Thị phần cao su xuất khẩu sang Trung Quốc hiện chiếm vị trí thứ hai, tăng từ 11% (6 tháng đầu -2020) lên 15% (6 tháng đầu -2021), trong khi thị phần cao su Thái Lan tại thị trường này giảm đáng kể từ 43.5% xuống còn 34.6% Nguyên nhân Thái Lan đánh mất thị phần trong 6 tháng đầu -2021 có lẽ một phần là do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu tại quốc gia này Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy sản lượng xuất khẩu sang các quốc gia khác như EU, Ấn Độ, Hàn Quốc có mức tăng trưởng tốt mặc dù quy mô còn rất nhỏ, cho thấy vẫn còn nhiều dư địa có thể phát triển tại các quốc gia trên

Bảng 4 Thị phần cao su Việt Nam XK sang Trung Quốc

Nguồn: Vietdata

Trang 17

Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ với 23,51 nghìn tấn, trị giá 41,87 triệu USD, tăng 61% về lượng và tăng 92,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ chiếm 2,2%, tăng nhẹ so với mức 1,5% của 7 tháng đầu năm 2020

Cũng trong 7 tháng/2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ

4 cho Hoa Kỳ, với 23,46 nghìn tấn, trị giá 41,65 triệu USD, tăng 60,8% về lượng

và tăng 92,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 4,3%, tăng so với mức 2,9% của 7 tháng đầu năm 2020

Bảng 5 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất về cao su của Việt Nam

2.3 Về nhập khẩu

Nhập khẩu cao su 6 tháng đầu -2021 của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng nổi bật, tổng sản lượng nhập khẩu đạt 873 nghìn tấn tăng 133%, giá trị nhập khẩu đạt 1.28 tỷ USD tăng 142% so với năm 2020 Mặc dù là quốc gia xuất khẩu cao su đứng thứ ba thế giới, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cao su để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến Đáng chú ý đây là lần đầu tiên

Trang 18

trong ít nhất 10 năm gần đây, ngành cao su Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất Trong 6 tháng đầu -2021 sản lượng cao su nhập khẩu từ Campuchia lên đến 493.5 nghìn tấn tăng 414% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 60% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam, tương đương với tổng giá trị 524.6 triệu USD tăng mạnh 508% so với cùng kỳ Nguyên nhân của việc tăng này chủ yếu là do 5-7 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã trồng và phát triển một lượng lớn cây cao su tại Lào và Campuchia; và hiện nay đã đến giai đoạn thu hoạch Do đó, xu hướng nhập khẩu từ Lào và Campuchia được dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới

Tính đến cuối năm 2020, chỉ riêng tổng diện tích mà các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang quản lý tại Campuchia là 87,891 ha; trong đó, diện tích kinh doanh là 61,153 ha, kiến thiết cơ bản là 26,732

ha (Hiện nay, diện tích cao su trong nước của Việt Nam đạt gần 1 triệu ha, với gần 70% trong đó là diện tích đang cho thu mủ với sản lượng khoảng 1.1 triệu

tấn/năm)

Bảng 6 Sản lượng nhập khẩu

Ngày đăng: 15/11/2021, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tiêu thụ caosu tự nhiên trên toàn thế giới từ 2016/2017 đến 2020/2021, theo mục đích sử dụng - MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bảng 1. Tiêu thụ caosu tự nhiên trên toàn thế giới từ 2016/2017 đến 2020/2021, theo mục đích sử dụng (Trang 8)
Bảng 2. Diễn biến giá 1 số loại caosu trên thị trường thế giới - MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bảng 2. Diễn biến giá 1 số loại caosu trên thị trường thế giới (Trang 11)
Bảng 4. Thị phần caosu Việt Nam XK sang Trung Quốc - MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bảng 4. Thị phần caosu Việt Nam XK sang Trung Quốc (Trang 16)
Bảng 5. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất về caosu của Việt Nam - MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bảng 5. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất về caosu của Việt Nam (Trang 17)
Bảng 6 Sản lượng nhập khẩu - MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bảng 6 Sản lượng nhập khẩu (Trang 18)
Bảng 7Chủng loại caosu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2/2021. - MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bảng 7 Chủng loại caosu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2/2021 (Trang 20)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w