Mục tiêu xuất khẩu caosu trạng thái bình thường mới Covid-19

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 36)

Mặc dù thị trường châu Âu được xem là có tiềm năng đối với cao su Việt Nam, tuy nhiên khả năng xâm nhập của ngành này tại châu Âu rất hạn chế. Điều này xuất phát từ nhu cầu của thị trường cần các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, đó là chưa kể doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng chứng chỉ rừng FSC.

Trên thực tế tại Việt Nam từ nhiều năm qua ngành cao su đã có những hoạt động để thúc đẩy phát triển bền vững cho các sản phẩm từ cao su, từ đó nâng cao giá trị cao su xuất khẩu. Cụ thể, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), ngành đã đưa ra các hoạt động như xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Xây dựng hướng dẫn quản lý sản xuất CSTN bền vững; Tăng cường trao đổi thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; Giới thiệu mô hình sản xuất cao su bền vững và có trách nhiệm… VRA cũng thực hiện quảng bá rộng rãi “Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” và hỗ trợ hội viên tuân thủ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) cũng như tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho doanh nghiệp.Riêng với những sản phẩm đạt chứng chỉ FSC, VRA đã khuyến cáo các hội viên một số nguyên tắc như: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC; Tuân thủ quyền – trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu; Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động; Các lợi ích từ rừng; Tác động về môi trường...

Về phía Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), theo ông Huỳnh Tấn Siêu – Trưởng Ban Công nghiệp VRG, hiện tại VRG đang triển khai hoạt động tái kết nối hướng đến chứng chỉ rừng FSC và đã làm việc với Hội đồng Quản lý Rừng để cùng xây dựng, thực hiện Lộ trình tái kết nối trong năm 2020 – 2021. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững các vùng cao su và đáp ứng yêu cầu của chứng chỉ rừng quốc tế, Tập đoàn đã cho khảo sát, điều tra diện tích có khả năng phục hồi rừng với cây bản địa và cây gỗ lớn tại các công ty cao su trong nước cũng như tại

Campuchia và Lào. Tập đoàn cũng tiếp tục thực hiện đầu tư an sinh xã hội, ưu tiên cho các dự án tại Campuchia và Lào với kế hoạch phù hợp…

Ngoài GVR và PHR đã công bố mục tiêu lãi tăng trưởng, Thêm vào đó, Hiệp hội cao su Việt Nam khẳng định sẽ đồng hành với các hội viên vừa chống dịch, vừa duy trì, ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh. Hiệp hội sẽ đại diện doanh nghiệp ngành cao su báo cáo với các bộ ngành để đề xuất, kiến nghị các giải pháp

tháo gỡ khó khăn, phương thức hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả. Tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp, ngoài thị trường Trung Quốc cần mở rộng đến các thị trường như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU… Ngoài ra khai thác tốt thị trường nội địa, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu các chính sách về hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp và ngân hàng cũng đang có những chính sách cho vay, miễn giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, miễn lãi quá hạn các khoản vay…

KẾT LUẬN

Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay. Vì vậy trong giai đoạn tới khi nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết tật của kinh tế quốc doanh nói chung và kinh hộ, tiểu nông nói riêng (với sản xuất mủ cao su).

Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì những tác động từ biến động của thị trường thế giới đến kinh tế chúng ta ngày càng sâu sắc. Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ nằm trong hoàn cảnh này. Nhất là 90% sản phẩm cao su dùng để xuất khẩu, nên tác động từ bên ngoài đối với ngành cao su sẽ rõ ràng hơn những ngành khác. Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, ngành cao su Việt Nam dù chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng nhận được những cơ hội và tác động tích cực từ quá trình này. Nhờ những yếu tố như vậy nên ngành xuất khẩu cao su ở nước ta ngày càng phát triển và vững mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Hoàng Đức Thân, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, 2018, Giáo trình chính sách thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Tiêu thụ cao su tự nhiên trên toàn thế giới từ 2016/2017 đến 2020/2021 https://www.statista.com/statistics/275390/world-usage-distribution-of- natural-rubber/

3. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc - Thông tin thị trường cao su, giá cao suthitruongcaosu.net

4. https://www.vietdata.vn/buc-tranh-nganh-cao-su-viet-nam-6-thang-dau-nam- 2021-1017726081 5. https://saigonfutures.com/tong-quan-hop-dong-tuong-lai-cao-su-va-cac-yeu- to-anh-huong-gia/ 6. https://thitruongtaichinhtiente.vn/nam-2021-tap-doan-cong-nghiep-cao-su- dat-muc-tieu-loi-nhuan-gan-4-600-ty-dong-chia-co-tuc-6-bang-tien-mat- 35914.html 7. https://vnrubbergroup.com/ 8. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/gia-tri-cao-su-cua-viet- nam-tang-ca-luong-va-chat.html

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)