Giáo án lớp 1 tuần 10 bộ sách vì sự bình đẳng soạn chuẩn theo CV 2345 chuẩn giáo án đẹp Bộ sách vì sự bình đẳng lớp 1 chuẩn phông chữ theo quy đinh BGD sạch đẹp I. Yêu cầu cần đạt: Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 4 và vận dụng được vào cuộc sống. Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập môn toán. Hình thành và phát triển năng lực tính toán, giao tiếp, hợp tác.
Trang 1TUẦN 9
Thứ 2 ngày 15 tháng 11 năm 2021
Buổi sáng Toán:
BÀI 24: LUYỆN TẬP
I Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 4 và vận dụng được vào cuộc sống.
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập môn toán
- Hình thành và phát triển năng lực tính toán, giao tiếp, hợp tác
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK phóng to Bảng phụ ghi nội dung bài 1,2,3,4 Tranh
vẽ 3 thỏ, 2 thỏ trong chuồng và 1 thỏ chạy ra ngoài
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 Khởi động
- HS ôn lại cách viết phép trừ ứng với thao tác “bớt”
+ Có 3 quả táo, ăn 2 quả táo, còn lại 1 quả táo Phép tính là gì ? (Phép tính là 3-2=1)
+ Có 2 con chim trên cành, 1 con chim bay đi, còn lại 1 con chim trên cành Phép tính là gì? (Phép tính là 2-1=1)
- GV dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2.Thực hành – luyện tập
Bài 1.
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS cả lớp chơi trò chơi “Truyền điện”, đọc nhanh kết quả của phép tính
- GV tổng kết trò chơi, nhận xét, khen HS
Bài 2.
- HS nêu yêu cầu bài 2: Tính
- HS làm ý thứ nhất: 3- ? = 2
+ Hướng dẫn HS thử lần lượt các phép tính 3 trừ đi một số: “3 trừ 1 bằng 2” (được) Vậy số cần chọn là số 2
- HS tự làm các ý còn lại vào VBT toán
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn
- HS đọc kết quả bài làm của mình, chia sẻ cá nhân trước lớp
- GV chốt đáp án đúng
Bài 3 GV đặt vấn đề, đây là bài tính trong đó phải thực hiện liên tiếp hai phép
tính
- HS phân tích bài mẫu: 3-2+1=1+1=2
- GV ghi bảng cách phân tích của HS, thực hiện từ trái sang phải, đầu tiên thực hiện phép trừ 3-2, sau đó được bao nhiêu cộng với 1
- GV lưu ý có thể ghi kết quả phép tính trung gian bên dưới 3-2 để khỏi quên
- HS làm bài cá nhân vào VBT, 3 em lên bảng làm bài, mỗi em 1 ý (Yêu cầu
HS ghi quá trình tính và kết quả)
- GV cùng HS chữa bài, sửa sai (nếu có)
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu bài 4: điền dấu >, <, = vào ô trống
Trang 2- HS tự làm vào VBT
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- GV chốt đáp án đúng
Bài 5
- HS nêu yêu cầu bài 5
- HS tự làm bài vào VBT toán
- HS chia sẻ cá nhân trước lớp: VD: Ghi phép tính: 4-1=3; vì có 4 quả dưa, lấy bớt đi 1 quả, còn lại 3 quả Phép tính là 4 – 1 = 3
3 Vận dụng
- HS phân tích một tranh vẽ theo nhiều cách khác nhau Ví dụ: Tranh vẽ 3 thỏ, 2 thỏ trong chuồng và 1 thỏ chạy ra ngoài
- HS tự nêu các tình huống ứng với phép trừ cụ thể thích hợp Cách mô tả tình huống khác tùy vào vốn sống của các em
+ Trường hợp 1: Có tất cả 3 con thỏ, 1 con thỏ chạy ở ngoài, còn 2 con thỏ trong chuồng
+ Trường hợp 2: Có tất cả 3 con thỏ, 2 con thỏ trong chuồng, có 1 con thỏ ở ngoài chuồng
IV Điều chỉnh sau bài dạy:
………
………
Tiếng Việt:
BÀI 41: ôn - ôt
I Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết, học được cách đọc vần ôn, ôt và các tiếng/chữ có ôn, ôt Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ôn, ôt
- Đọc, hiểu bài: Chia cà rốt Đặt và trả lời được câu hỏi về điểm đáng khen của
nhân vật trong bài
- Biết thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong gia đình
II Đồ dùng dạy học:
- Bộ ĐDTV
- Tranh minh họa bài đọc
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1 Khởi động:
- HS thi ghép tiếng có vần on, ot theo tổ, trong thời gian 1 phút, tổ nào ghép được nhiều tiếng có nghĩa sẽ chiến thắng
- GVNX, biểu dương
2 Hình thành thành kiến thức mới
Hoạt động 1 Khám phá vần mới:
1.Khám phá vần mới:
1.1 Giới thiệu vần ôn, ôt
a Vần ôn
Trang 3- HS quan sát GV trình chiếu tranh SGK
+ Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ con chồn)
- GV giới thiệu từ mới: con chồn
+ Từ con chồn có tiếng nào đã học (Có tiếng con đã học ạ)
- GV: Vậy tiếng chồn chưa học GV viết bảng: chồn
+ Trong tiếng chồn có âm nào đã học? (âm ch đã học)
- GV: Vậy có vần ôn chưa học GV viết bảng: ôn
b Vần ôt GV làm tương tự để HS bật ra tiếng rốt, vần ôt
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ôn, ôt
1.2 Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a Vần ôn:
+ Phân tích vần ôn? (vần ôn có âm ô đứng trước, âm n đứng sau)
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đánh vần chậm rồi nhanh dần
- HS đọc trơn: ôn
- GVNX, sửa lỗi
+ Phân tích tiếng chồn (Tiếng chồn có âm ch đứng trước, vần ôn đứng sau)
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: Con chồn- chồn- ôn, ô- nờ- ôn
b Vần ôt: GV thực hiện tương tự như vần ôn:
c Vần ôn, ôt
+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào? (ôn, ôt)
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
- 2- 3 HS đọc
- HS đọc ĐT theo hiệu lệnh thước
- HS đọc phần khám phá trong SGK: trên xuống dưới, trái sáng phải
- 1- 2 HS đọc to trước lớp, HS khác chỉ tay, đọc thầm theo
Hoạt động 2 Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
Hoạt động 3 Tạo tiếng mới chứa ôn, ôt
- HS chọn phụ âm bất kì ghép với ôn (sau đó là ôt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng
có nghĩa, ví dụ:
+ Chọn âm t ta được các tiếng: tôn (mái tôn), tốt (tốt bụng), …
- GVNX
Hoạt động 4 Viết bảng con:
- HS quan sát GV viết chữ mẫu: ôn, con chồn GV viết mẫu, lưu ý nét nối giữa ô
và n
- HS viết bảng con: ôn, con chồn GV quan sát, uốn nắn
- HSNX bảng của 1 số bạn
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: ôt, cà rốt
TIẾT 2
Trang 4Hoạt động 5 Đọc bài ứng dụng: Chia cà rốt
5.1 Giới thiệu bài đọc:
- HS quan sát tranh sgk:
+ Bạn trai trong tranh đang làm gì?
+ Nét mặt bạn như thế nào?
- GVNX, giới thiệu bài ứng dụng
5.2 Đọc thành tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng GV đọc mẫu, HS đọc thầm theo
- HS luyện đọc các tiếng có ôn, ôt: rốt, một, bốn
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3 Trả lời câu hỏi:
- HS nghe GV giới thiệu phần câu hỏi:
+ Bé Bo chia cà rốt cho ai? (Bé Bo chia cà rốt cho bố, mẹ, chị Na, Bo)
5.4 Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: Bo có gì đáng khen
- 1 số HS trình bày trước lớp: Bo hiếu thảo, biết quan tâm, chia sẻ, đếm giỏi,…
- GVNX bổ sung
Hoạt động 6 Viết vở tập viết vào vở tập viết
- HS viết: ôn, ôt, con chồn, cà rốt
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng
- GVNX vở của 1 số HS
3 Vận dụng:
+ Chúng ta vừa học vần mới nào? (…ôn, ôt)
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ôn, ôt
+ Tìm 1 tiếng có ôn hoặc ôt?
+ Đặt câu với tiếng đó
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu- GVNX
- GVNX giờ học
- -Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2021
Buổi sáng Tiếng Việt:
BÀI 42: ơn - ơt
I Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết, học được cách đọc vần ơn, ơt và các tiếng/chữ có ơn, ơt Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ơn, ơt
- Đọc, hiểu bài: Đón mưa Đặt và trả lời được câu hỏi về tác dụng của mưa.
- Có ý thức quan sát và ghi nhớ đặc điểm của 1 số hiện tượng thời tiết gần gũi
II Đồ dùng dạy học:
- Bộ ĐDTV
- Tranh minh họa bài đọc
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Trang 5TIẾT 1
1 Khởi động:
- HS thi ghép tiếng có vần ơn, ơt theo tổ, trong thời gian 1 phút, tổ nào ghép được nhiều tiếng có nghĩa sẽ chiến thắng
- GVNX, biểu dương
2 Hình thành thành kiến thức mới:
Hoạt động 1 Khám phá vần mới:
1.1 Giới thiệu vần ơn, ơt
a Vần ơn
- HS quan sát tranh minh họa
+ Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ con lợn) GV viết bảng: con lợn
- GV nói qua để HS hiểu về con lợn
+ Từ con lợn có tiếng nào đã học? (Tiếng con đã học)
- Vậy tiếng lợn chưa học GV viết bảng: lợn
+ Trong tiếng lợn có âm nào đã học? (âm l đã học)
- Vậy có vần ơn chưa học GV viết bảng: ơn
b Vần ơt GV làm tương tự để HS bật ra tiếng ớt, vần ơt
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ơn, ơt
1.2 Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a Vần ơn:
+ Phân tích vần ơn? (vần ơn có âm ơ đứng trước, âm n đứng sau)
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đánh vần chậm rồi nhanh dần
- GVNX, sửa lỗi
+ Phân tích tiếng “lợn”
Tiếng “lợn” có âm l đứng trước, vần ơn đứng sau, thanh nặng dưới âm ơ
- HS đánh vần: lờ- ơn- lơn- nặng - lợn
b Vần ơt: GV thực hiện tương tự như vần ơn:
c Vần ơn, ơt
+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
- 2- 3 HS đọc
- HS đọc ĐT theo hiệu lệnh thước
- HS đọc phần khám phá trong SGK: trên xuống dưới, trái sáng phải
- 1- 2 HS đọc to trước lớp, HS khác chỉ tay, đọc thầm theo
Hoạt động 2 Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS quan sát, đọc thầm từ ngữ dưới tranh
- HS tìm, phân tích tiếng chứa vần ơn, ơt: cơn, sơn, thớt, phớt
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
Hoạt động 3 Tạo tiếng mới chứa ơn, ơt
- HS chọn phụ âm bất kì ghép với ơn (sau đó là ơt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ:
+ Tiếng có vần ơn là: sơn, cơn, có vần ơt là: thớt, phớt
Trang 6- HS đọc tiếng mình tạo được
- GVNX
Hoạt động 4 Viết bảng con:
- HS quan sát chữ mẫu: ơn, con lợn
- GV viết mẫu, lưu ý nét nối giữa ơ và n
- HS viết bảng con: ơn, con lợn GV quan sát, uốn nắn
- HSNX bảng của 1 số bạn
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: ơt, quả ớt
TIẾT 2
Hoạt động 5 Đọc bài ứng dụng: Đón mưa
5.1 Giới thiệu bài đọc:
- HS quan sát tranh sgk:
+ Em có NX gì về thời tiết trong hai bức tranh? ( HS nối tiếp nhận xét.)
- GVNX, giới thiệu bài ứng dụng
5.2 Đọc thành tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng GV kiểm soát lớp
- HS luyện đọc các tiếng có ơn, ơt: chợt, cơn
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3 Trả lời câu hỏi:
- HS đọc thầm câu hỏi và trả lời:
+ Khi mưa đến, vạn vật thế nào? (hả hê đón mưa.)
5.4 Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: Vì sao ta cần mưa?
- 1 số HS trình bày trước lớp: Vì mưa làm cho cây cối xanh tốt; làm cho không khí mát mẻ, …
- GVNX bổ sung
Hoạt động 6 Viết vở tập viết
- HS viết: ơn, ơt, con lợn, quả ớt
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng
- GVNX vở của 1 số HS
3 Vận dụng:
+ Chúng ta vừa học vần mới nào? (…ơn, ơt)
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ơn, ơt
+ Tìm 1 tiếng có ơn hoặc ơt?
+ Đặt câu với tiếng đó
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu - GVNX
- GVNX giờ học
Trang 7
Thứ 4 ngày 17 tháng 11 năm 2021
Buổi sáng Toán:
BÀI 25: BẢNG CỘNG 2 TRONG PHẠM VI 10
I Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 2.
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập môn toán
- Hình thành và phát triển năng lực tính toán, giao tiếp, hợp tác
II Đồ dùng dạy học:
- Que tính, quả bóng, phiếu bài 3, bảng phụ bài 1, 2, 3, 4
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 Khởi động:
- HS chơi trò chơi “truyền điện” nhằm ôn lại các phép tính của bảng cộng 1 trong phạm vi 10
- GV dẫn dắt vào bài mới
2 Hình thành thành kiến thức mới:
Hoạt động 1 Hình thành bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
a Hướng dẫn HS học phép cộng 2+1=3 và 1+2=3
*Bước 1: Thao tác với que tính thực hiện phép cộng 2+1=3
- HS cùng thao tác với que tính GV: có 2 que tính, lấy thêm 1 que tính Hỏi có tất cả mấy que tính ?
- HS nêu lại: có 2 que tính, lấy thêm 1 que tính Có tất cả 3 que tính
*Bước 2: GV giơ que tính lên và nói :hai cộng một bằng mấy ?
- GV viết bảng: 2+1=3 và đọc: Hai cộng một bằng ba
- Một vài HS nhắc lại phép tính: 2+1=3
*Bước 3: Hướng dẫn HS học phép cộng 1+2=3
- 1 cộng 2 bằng mấy? (1 cộng 2 bằng 3.)
- GV ghi bảng: 1+2=3 Yêu cầu HS nhắc lại
- GV chỉ vào 2 phép tính: 2+1=3, 1+2=3 Yêu cầu HS đọc hai phép tính trên
- HS nhận xét kết quả của hai phép tính trên và chốt lại: “lấy 2 cộng 1 cũng như lấy 1 cộng 2”
- GV : 3 bằng mấy cộng mấy ?
- HS: 3 bằng 2 cộng 1; 3 bằng 1 cộng 2
b Hướng dẫn HS học phép cộng 2+2=4, tương tự phép cộng 2+1=3.
c Hướng dẫn HS học các phép cộng còn lại
- Các nhóm 4 em thảo luận để hình thành các phép tính còn lại trong bảng cộng 2
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác chia sẻ, bổ sung
- GV viết thành bảng cộng 2 trong phạm vi 10
d Hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng 2
- HS đọc lại bảng cộng 2
- HS ghi nhớ bảng cộng 2, bằng cách “xóa dần các số”, và hỏi: VD:
+ 8 bằng 2 cộng mấy ?
+ 2 cộng mấy thì bằng 8 ? …
Hoạt động 2 Luyện tập, thực hành:
Trang 8Bài 1.
- HS nêu yêu cầu bài 1: Tính
- HS làm bài cá nhân vào VBT toán
- HS trả lời miệng
- GV chốt đáp án đúng
Bài 2
- HS nêu yêu cầu bài 2: Tính
- HS làm bài cá nhân vào VBT toán
- HS trả lời miệng, nhận xét, đối chiếu, kiểm tra đúng sai, chia sẻ cá nhân trước lớp
- GV chốt đáp án đúng
- HS chữa bài, sửa sai (nếu có)
- 2 HS đọc thuộc bảng cộng 2
Bài 3
- HS nêu yêu cầu bài 3 (điền dấu >, <, = vào ô trống).
- HS làm việc cặp đôi vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- HS chia sẻ cách làm, nhận xét, trao đổi ý kiến
- GV chữa bài, chốt đáp án đúng
- HS theo dõi, sửa sai (nếu có)
HĐ 3: Vận dụng
Bài 4
- HS làm việc cặp đôi, quan sát tranh, nêu bài toán theo tranh vẽ VD: Dưới ao
có 6 con vịt, trên bờ có 2 con vịt Có tất cả là 8 con vịt…
- HS viết phép cộng vào ô trống VD: 6+2=8 hoặc 2+6=8
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn khi nêu bài toán
- GV cùng HS thống nhất, chốt kết quả đúng vào vở BT
3 Vận dụng, trải nghiệm:
- HS trò chơi “truyền bóng” (5 phút ): ôn bảng cộng 2 trong phạm vi 10
- Luật chơi: Bạn thứ nhất nhận bóng từ người quản trò với 1 câu hỏi của người
quản trò là 1 phép tính bất kì trong bảng cộng 2
+ Người thứ nhất trả lời đúng có quyền thả bóng cho người thứ hai , kèm theo hỏi 1 phép tính bất kì trong bảng cộng 2, không trùng với câu hỏi của người trước
+ Cứ như vậy cho đến hết thời gian chơi Người thắng cuộc sẽ được ném bóng cho người khác, người thua cuộc (không trả lời đúng) sẽ không được ném bóng
- HS nghe GV phổ biến tên trò chơi, cách chơi…
- HS chơi trò chơi “truyền bóng”
Tiếng Việt:
BÀI 43: ÔN TẬP
I Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các vần, các tiếng/chữ chứa các vần đã học: ôn, ôt, ơn, ơt
- Đọc, hiểu bài: Rau quả.
Trang 9- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nghe- viết) câu ứng dụng cỡ vừa
- Có ý thức quan sát, yêu mến vẻ đẹp của các loài cay rau, củ, quả xung quanh
II Đồ dùng dạy học:
- Bộ ĐDTV, ti vi
- Tranh minh họa bài đọc
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1 Khởi động:
- HS thi đua kể các vần đã học trong tuần
- GVNX, biểu dương
22 Hình thành thành kiến thức mới:
Hoạt động 1 Đọc (Ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- HS đọc cá nhân nối tiếp các tiếng ghép được ở cột 4: trốn, tốt, giỡn, vợt, cồn, dột, mởn, bớt
- HS đọc lại các vần ở cột 2: cá nhân, lớp
Hoạt động 2 Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm các TN
- HS đọc: cá nhân, lớp GV sửa phát âm
- HS nối từ ngữ với tranh thích hợp
- GVNX, trình chiếu kết quả, có thể giải nghĩa thêm 1 số từ ngữ
Hoạt động 3 Viết bảng con:
- HSQS chữ mẫu: nốt nhạc, thủ môn
- HS quan sát GV viết mẫu: nốt nhạc
- GV lưu ý HS nét nối con chữ, vị trí dấu thanh và khoảng cách các tiếng
- HS viết bảng con GV quan sát, uốn nắn
- HSNX bảng của 1- 2 bạn
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: thủ môn
Hoạt động 4 Viết vở Tập viết
- HS viết: nốt nhạc, thủ môn
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng
- GVNX vở của 1 số HS
TIẾT 2 Hoạt động 5 Đọc bài ứng dụng: Rau quả
5.1.Giới thiệu bài đọc
- HS quan sát tranh SGK
+ Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ vườn rau)
- GV giới thiệu vào bài
5.2 Đọc thành tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng GV kiểm soát lớp
- HS đọc thầm theo GV đọc mẫu
- HS luyện đọc từng câu trong nhóm
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm
Trang 10- HS đọc cả đoạn: cá nhân, nhóm, lớp GV nghe và chỉnh sửa
- GV giải nghĩa từ xôn xao: âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn
nhau
5.3 Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Bí ngô có màu gì? (Bí ngô có màu vàng)
Hoạt động 6 Viết vở chính tả (nghe – viết)
- HS nghe GV đọc to câu: Rau quả xôn xao đón mưa
- HS viết chữ dễ viết sai vào bảng con: xôn xao
- GVHD cách trình bày trong vở chính tả: Viết hoa đầu câu, cuối câu đánh dấu chấm
- HS đánh vần từng tiếng rồi viết vào vở, viết xong lại đánh vần, đọc trơn lại
- HS chỉ bút soát lại bài, sửa lỗi
- HS đổi vở soát bài cho nhau
- GVNX vở 1 số bạn, HD sửa lỗi nếu có
3 Vận dụng:
+ Tìm tiếng chứa vần ôn? Đặt câu?
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu
- GVNX giờ học
- -Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2021
Buổi sáng Tiếng Việt:
BÀI 44: ÔN TẬP
I Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập đọc, viết được các vần đã học Viết đúng quy tắc chính tả các tiếng mở đầu bằng c, k, g, gh, ng, ngh
- Đọc, hiểu bài: Thỏ con che mưa Có kĩ năng xử lí tình huống khi gặp trời mưa.
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn- viết) cỡ vừa câu ứng dụng
- Kể được câu chuyện ngắn Những quả trứng trong vườn bằng 4- 5 câu Biết
được hiện tượng trứng nở ra gà, hiểu được cần bảo vệ động vật, bước đầu hình thành phẩm chất nhân ái
II Đồ dùng dạy học:
- Bộ ĐDTV
- Tranh minh họa bài đọc
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1 Khởi động:
- GV giới thiệu bài
2 Hình thành thành kiến thức mới:
Hoạt động 1 Ôn tập viết đúng quy tắc chính tả
- HS nắm được yêu cầu của bài: Điền c hay k, g hay gh, ng hay ngh…
- GV gợi ý HS nhớ lại quy tắc chính tả
+ K, gh, ngh ghép với âm nào?