Tiếp nối chuỗi tài liệu ôn tập môn học Công pháp quốc tế. Nay chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc bản tổng hợp kiến thức lý thuyết, bài tập của môn CPQT chương 3. Hy vọng đây sẽ là nguồn bổ sung kiến thức kịp thời và hữu ích cho các bạn sinh viên.
Trang 1Chương này có mấy câu em có phát biểu cảm nghĩ xàm xàm á nha, mn đợi thầy sửa coi có cần hông - Mạc nè.
I Câu hỏi lý thuyết
1 Phân tích khái niệm và thành phần dân cư.
Dân cư là một yếu tố quan trọng giúp xác định tư cách quốc gia trong LQT Vấn đề
này đã được nêu ra tại Điều 1 CƯ 1933 Montevideo như sau: “Quốc gia với tư cách là một chủ thể của LQT cần phải hội đủ những tiêu chuẩn sau đây: a) dân cư ổn định; b) một lãnh thổ xác định; c) chính quyền và d) khả năng tham gia quan hệ với các quốc gia khác” Như
vậy, dân cư trong LQT được hiểu là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ củamột quốc gia nhất định và được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của phápluật quốc gia nơi họ cư trú
Thành phần dân cư của một quốc gia thông thường bao gồm những người có sự gắn
bó chặt chẽ với quốc gia thông qua mối quan hệ quốc tịch Đồng thời, dân cư còn bao gồmnhững cá nhân không có quốc tịch của quốc gia đang cư trú và những người không có quốctịch của bất kỳ quốc gia nào Do đó, dân cư của một quốc gia bao gồm: công dân (ngườimang quốc tịch của quốc gia sở tại), người có quốc tịch nước ngoài (người mang quốc tịch ítnhất của một quốc gia nhưng không có quốc tịch của quốc gia sở tại), người không quốc tịch(người không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào)
2 Hãy nêu những dấu hiệu cơ bản của quyền quốc gia đối với dân cư
Chủ quyền quốc gia đối với dân cư là quyền định đoạt tối cao của quốc gia về đối nội
và đối ngoại đối với dân cư, điều này thể hiện qua việc tác động đối với hai nhóm người:
Đối với công dân: chủ quyền quốc gia thể hiện qua việc thực thi quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp, cụ thể trong việc xác định nguyên tắc hưởng quốc tịch, cách thức hưởng quốctịch mất quốc tịch, quyền và nghĩa vụ của công dân, bảo hộ công dân…
Đối với người nước ngoài (bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người khôngquốc tịch): chủ quyền quốc gia thể hiện qua việc thiết lập chế độ pháp lý dành cho ngườinước ngoài ,cư trú chính trị, tị nạn nhân đạo…
3 Phân tích đặc điểm của mối liên hệ quốc tịch
1 Quốc tịch có tính ổn định về không gian và thời gian.
Về không gian: quan hệ quốc tịch vẫn tồn tại bất luận công dân cư trú trong hay ngoàilãnh thổ quốc gia
về thời gian: quan hệ quốc tịch thông thường sẽ tồn tại ổn định từ khi người đó sinh racho đến lúc người đó mất đi, trừ những trường hợp đặc biệt làm mất quan hệ quốctịch Ví dụ: xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch
2 Quốc tịch là cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa nhà nước và công dân
Khi quan hệ quốc tịch được xác lập, quan hệ pháp lý đối ứng giữa quốc gia và côngdân đồng thời hình thành Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia, ngược lạiquốc gia cũng có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với công dân
3 Tính cá nhân
Quốc tịch gắn bó với bản thân mỗi cá nhân nhất định và không thể chia sẻ cho ngườikhác Việc thay đổi quốc tịch của một người không thể làm thay đổi quốc tịch củangười khác
4 Ý nghĩa pháp lý quốc tế
Khi và chỉ khi có quan hệ quốc tịch thì quốc gia mới có quyền và nghĩa vụ bảo hộcông dân Khi công dân thực hiện những hành vi, đặc biệt là cá nhân có thẩm quyềncủa quốc gia đó, sẽ tạo ra trách nhiệm pháp lý của quốc gia đối với các chủ thể kháccủa luật quốc tế Quốc tịch là cơ sở để từ chối dẫn độ công dân của quốc gia mình choquốc gia khác xét xử, cơ sở để xác lập thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia
4 Phân tích các trường hợp hưởng quốc tịch.
Trang 2 Theo sự sinh đẻ: xác định quốc tịch ngay khi đứa trẻ sinh ra Có hai nguyên tắc xácđịnh: nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh
Nguyên tắc huyết thống: đứa trẻ sẽ có quốc tịch của cha hoặc/và mẹ bất kểđứa trẻ sinh ra ở đâu
Nguyên tắc nơi sinh: đứa trẻ sẽ có quốc tịch của quốc gia nơi nó sinh ra, bất kểquốc tịch của cha, mẹ
Theo sự gia nhập quốc tịch: được hiểu là việc một người nhận quốc tịch của một quốcgia khác do việc xin gia nhập quốc tịch Việc nhập quốc tịch được quyết định bởi cơquan nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch nước đó theo một trình tự đượcpháp luật quốc gia quy định
Theo sự lựa chọn quốc tịch: xuất hiện khi lãnh thổ quốc gia có sự thay đổi chủ quyền,pháp luật quốc gia buộc người có nhiều quốc tịch phải lựa chọn giữ lại một trong cácquốc tịch đó; hoặc trường hợp khi có điều ước quốc tế đặc biệt giữa các quốc gianhằm giải quyết tình trạng hai quốc tịch của công dân các quốc gia này
Theo sự phục hồi quốc tịch: là hoạt động pháp lý nhằm khôi phục lại quốc tịch chongười đã bị mất quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau
Được thưởng quốc tịch: quốc gia công nhận người nước ngoài là công dân nướcmình, vì những đóng góp, công lao của người này cho quốc gia thưởng quốc tịch
5 Phân tích các trường hợp mất quốc tịch.
Đương nhiên mất
quốc tịch
Xin thôi quốc tịch Bị tước quốc tịch
Khái
niệm Là việc một ngườitự động mất quốc
tịch hiện có khi rơi
Là biện pháp trừng phạt của
nhà nước áp dụng với côngdân nước mình do nhữnghành vi vi phạm nghiêmtrọng pháp luật, làm phươnghại đến lợi ích và uy tín quốcgia
- Công dân VN cư trú ở nướcngoài (có quốc tịch theo 4trường hợp còn lại)
- Người nhập tịch theo Điều
19 dù cư trú ở trong hayngoài lãnh thổ VN
Điều 31 Luật Quốc tịch ViệtNam 2008
6 Phân biệt người nhiều quốc tịch và người không quốc tịch.
Người nhiều quốc tịch Người không quốc tịch Khái
niệm
Là tình trạng pháp lý một người cùnglúc là công dân của từ hai quốc gia trở
Là người không được coi là côngdân của bất kỳ quốc gia nào theo
Trang 3lên quy định pháp lu\ật hiện hành của
quốc gia đó
Nguyên
nhân - Do xung đột giữa các quốc gia về cáctrường hợp hưởng quốc tịch
- Do một cá nhân được hưởng quốctịch mới nhưng không đương nhiênmất quốc tịch cũ
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ củanước áp dụng riêng biệt nguyên tắc
“quyền huyết thống” mà cha mẹ làngười không quốc tịch
- Khi một người mất quốc tịch cũnhưng chưa có quốc tịch mới
Thuận lợi - Hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị,
phúc lợi của các quốc gia mà họ làcông dân
- Thuận lợi trong việc xuất cảnh nhậpcảnh, cư trú đi lại trên lãnh thổ cácquốc gia mà họ là công dân
- Cùng một lúc có thể được nhiều quốcgia bảo hộ khi họ ở nước ngoài
- Không cần thực hiện nghĩa vụcông dân
Khó khăn - Khó khăn trong bảo hộ công dân:
thực hiện bảo hộ công dân đốivới công dân mình ở quốc gia
mà người đó cũng có quốc tịch
hai quốc gia bảo hộ cho mộtngười là công dân của hai nước
ở quốc gia thứ ba
- Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự,nghĩa vụ thuế của cá nhân
- Địa vị pháp lý bị hạn chế
- Không được hưởng các quyền màcác bộ phận dân cư khác đượchưởng trên cơ sở các ĐƯQT giữacác quốc gia về công dân
- Không được hưởng bảo hộ côngdân trong trường hợp các quyền vàlợi ích cá nhân bị xâm phạm, khôngđảm bảo tư cách các quyền cơ bảncủa con người
- Có khối quyền và tự do ít hơn, bịhạn chế trong việc sử dụng cácquyền dân sự và chính trị,
- Quốc gia: cụ thể hóa trong pháp luậtquốc gia các giải pháp để giải quyếttình trạng nhiều quốc tịch, từ đó giảmdần đến khi hạn chế thấp nhất
- Ký kết các ĐƯQT song phươnghoặc đa phương hạn chế tình trạngkhông quốc tịch
7 Nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn của người không quốc tịch.
* Nguyên nhân: tình trạng không quốc tịch có thể xảy ra do ý chí của chính những người
liên quan hoặc không phải do lỗi của họ, thông thường xảy ra trong những trường hợp sauđây:
- Một người đã mất quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốctịch…) nhưng chưa được vào quốc tịch mới của quốc gia khác
Trang 4- Do xung đột về cách thức hưởng quốc tịch của các nước Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra trênlãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc luật huyết thống mà cha mẹ của đứa trẻ lại là ngườikhông quốc tịch.
* Thuận lợi: không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào
* Khó khăn: (sách hướng dẫn trang 75)
Trang 58 Nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn của người nhiều quốc tịch.
Trang 69 Phân tích các điều kiện bảo hộ công dân
Khái niệm: Bảo hộ công dân bảo gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dànhcho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vixâm hạn nào tới các công dân của nước này Việc bảo hộ đối với công dân mình được thựchiện ngay cả khi công dân này vi phạm pháp luật nước ngoài
ĐK 1 : có quan hệ quốc tịch giữa quốc gia và người được bảo hộ Quan hệ vẫn còn tồn tạingay tại thời điểm có nhu cầu bảo hộ Việc xác định quốc tịch sẽ phụ thuộc vào pháp luật củaquốc gia đó
ĐK 2 : Phát sinh nhu cầu bảo hộ khi công dân bị xâm hại, bị đe dọa xâm hại quyền và lợi íchhợp pháp ở nước ngoài hay khi công dân vi phạm pháp luật nước ngoài Quốc gia sẽ thôngqua cơ quan đại diện ở nước sở tại, tiến hành tiếp các hoạt động bảo hộ công dân
ĐK 3 : Phát sinh nhu cầu hành chính - tư pháp Hoạt động này nhằm hỗ trợ cho công dânmình ở nước ngoài tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công cũng như các hoạt động tư pháp -hành chính của quốc gia mình Quốc gia sẽ thông qua các cơ quan đại diện ở nước sở tại, tiếnhành các hoạt động bảo hộ công dân
(- Công dân không thể tự mình khắc phục được hoặc đã sử dụng mọi biện pháp của QG sởtại.)
10 Phân tích các vấn đề bảo hộ công dân đối với người nhiều quốc tịch.
Khái niệm: Người nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là côngdân của từ hai quốc gia trở lên
Bảo hộ công dân đối với trường hợp người nhiều quốc tịch trong điều kiện có quan hệ quốctích giữa quốc gia và người được bảo hộ Việc xác định thẩm quyền bảo hộ công dân giữa cácquốc gia mà người đó mang quốc tịch sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “nguyên tắc quốctịch hiện hữu”, dựa vào mối quan hệ gắn bó nhất giữ người đó và các quốc gia
11 Phân tích quyền cư trú chính trị trong luật quốc tế.
- Khái niệm: Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bịtruy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị,khoa học và tôn giáo được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại
- Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ, không cho phép cư trú ngoại giao (tức làkhông cho phép người bị truy nã cư trú trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sựcủa quốc gia khác)
- Nội dung:
Đối tượng có khả năng được hưởng quyền cư trú chính trị: trong hệ thống pháp luậttrong nước của các quốc gia đều ghi nhận, cơ sở chung để đối tượng được hưởngquyền cư trú là thể nhân bị truy đuổi vì các lý do hoạt động và quan điểm chính trị tạiđất nước mình
Đối tượng không được trao quyền cư trú chính trị: Những cá nhân phạm tội ác quốc tế(như tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng ); những cá nhân tội phạm hình sự quốc tế,thực hiện các hành vi tội phạm có tính chất quốc tế như không tặc, buôn bán ma túy
và các chất hướng thần…, những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy địnhtrong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ; những cá nhân cóhành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, tội ám sátnguyên thủ quốc gia
12 Chứng minh rằng bảo hộ công dân vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân mình.
Bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp là các hoạt động của QG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích củacông dân ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ởnước ngoài => Bảo hộ công dân là hoạt động xuất hiện khi và chỉ khi có quan hệ quốc tịch
Trang 7Từ khái niệm trên, bảo hộ công dân luôn là trách nhiệm của quốc gia đối với công dân củamình Vì vậy, có thể coi đây là một nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân của mình Vàquốc gia của mình sẽ bảo hộ công dân khi việc bảo hộ đó đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Có quan hệ quốc tịch => đây là sự liên kết chính trị - pháp lý đối ứng giữa quốc gia và côngdân Nghĩa là các quyền của công dân là nghĩa vụ của quốc gia và ngược lại Như vậy, ở đâykhi công dân phát sinh nhu cầu bảo hộ ở nước ngoài thì nhà nước phải có nghĩa vụ bảo hộ
cho công dân mang quốc tịch của mình => nghĩa vụ
- Phát sinh nhu cầu bảo hộ
- Công dân không thể tự mình khắc phục được hoặc đã sử dụng mọi biện pháp của QG sở tại.Còn theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân là hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà Nhà nước dànhcho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vinào xâm hại tới công dân nước này Theo nghĩa rộng, thì việc bảo hộ này có thể phát sinhtheo ý muốn của quốc gia đó, không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ Vì vậy, bảo hộcông dân cũng được coi là quyền của quốc gia đối với công dân mình
=> Quyền: khi phát sinh quan hệ quốc tịch, bên cạnh việc Nhà nước phải có nghĩa vụ vớicông dân thì Nhà nước cũng có quyền đối với những người mang quốc tịch của quốc giamình Cho dù công dân có ở nước ngoài thì liên kết quốc tịch này cũng sẽ không biến mất,Nhà nước vẫn có quyền sử dụng pháp luật để điều chỉnh cho công dân của mình ở nướcngoài Vì vậy, trong trường hợp này, Nhà nước vẫn có quyền liên kết quốc tịch Khi công dâncủa mình phát sinh những vấn đề cần bảo hộ thì nó sẽ tạo ra quyền được bảo hộ của Nhà
nước => quyền sử dụng pháp luật để bảo hộ công dân khi phát sinh nhu cầu.
Tình trạng một người có nhiều quốc tịch có làm phát sinh sự xung đột về chủ quyền giữa các quốc gia hữu quan đối với cùng một cá nhân không ạ? Em thấy trong giáo trình nói rằng: 'Tình trạng hai quốc tịch trái với tính chất duy nhất của chủ quyền quốc gia."
Có xung đột chủ quyền về mặt lý thuyết - pháp luật, tuy nhiên trong thực tế, nếu k có hànhđộng, nhu cầu bảo hộ trực tiếp dẫn đến xung đột của các quốc gia thì không
Tước quốc tịch là chế tài hành chính.
Một quốc tịch chủ đạo = Một quốc tịch mềm dẻo
Dân cư và QT về nguyên tắc thuộc chủ quyền riêng biệt và tuyệt đối của quốc gia nhưng phải tuân thủ các quy định cần (quy định khung) vd: 7 nguyên tắc cơ bản, quyền con người… các chủ thể khác LQT không được can thiệp vào việc quy định của quốc gia nhưng
quốc gia phải tự điều chỉnh các quy định cho phù hợp nguyên tắc cơ bản, LQT về quyền conngười…
Nhập quốc tịch nước ngoài không nhất thiết thôi quốc tịch VN (có một số ngoại lệ tại Điều 27 Luật Quốc tịch VN 2008) lý thuyết: Điều 4 => phải thôi, thực tiễn: không bắt buộc.
I Nhận định
1 Vấn đề dân cư và quốc tịch thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia.
Sai (câu này bữa dạy chương 3 lý thuyết thầy có sửa rồi nè, thấy nói đúng á)
Đối với các vấn đề về dân cư thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia.Nhưng đối với vấn đề quốc tịch thì chưa chắc vì đối với những người nhiều quốc tịch, ngườikhông quốc tịch hay người có quốc tịch nước ngoài thì quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế.khi và chỉ khi có quan hệ quốc tịch thì quốc gia mới có quyền và nghĩa vụ bảo hộ công dân
Trang 8 QG có quyền tự quy định chế độ pháp lý cho từng bộ phận dân cư trong phạm vi lãnhthổ của mình.
Tuy nhiên có một số hạn chế về các vấn đề: quyền con người, các quy định đã ký kếtĐƯ
2 Dân cư của quốc gia là những người mang quốc tịch của quốc gia đó.
Sai
Dân cư của quốc gia bao gồm : (1) công dân là người mang quốc tịch của quốc gia sởtại; (2) người có quốc tịch nước ngoài là người mang quốc tịch ít nhất của một quốcgia nhưng không có quốc tịch của quốc gia sở tại và (3) người không quốc tịch làngười không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào Vì vậy là dân cư của quốc giakhông bắt buộc phải mang quốc tịch của quốc gia đó
3 Người mang quốc tịch nước ngoài là người nước ngoài.
Đúng (câu này thầy nói sai nè, hình như nếu hai quốc tịch có quốc tịch VN hay sao á)Người mang quốc tịch nước ngoài là người nước ngoài Nhưng, người nước ngoàichưa chắc là người mang quốc tịch nước ngoài vì họ có thể là người không quốc tịch.Chủ quyền quốc gia thể hiện qua việc thiết lập chế độ pháp lý dành cho người nướcngoài, cư trú chính trị, tị nạn nhân đạo,
4 Địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư khác nhau là khác nhau.
Sai (em đọc trong giáo trình tr.416 câu này đúng nè mà thầy sửa sai.)
Câu này ba phải nên giải thích sao cũng được
Địa lý pháp lý của dân cư phụ thuộc vào chế độ kinh tế - xã hội và trình độ phát triểnchung của từng quốc gia Vì vậy, mỗi nhà nước đều có quy chế pháp lý riêng về dân
cư, trong đó, địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư không hoàn toàn giống nhau
5 Công dân Việt Nam chỉ được phép mang một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Sai
Việt Nam có theo nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo: về nguyên tắc quốc gia chỉ chophép công dân mang một quốc tịch của quốc gia đó nhưng trong những trường hợpđặc biệt thì vẫn cho phép công dân mang thêm một quốc tịch nước ngoài
VD: trường hợp có bố hoặc mẹ là người nước ngoài người còn lại là người mang quốctịch Việt Nam học tập, sinh sống và làm việc tại Việt Nam Hay trường hợp con sinh
ra tại Mỹ nhưng có cha mẹ là người Việt Nam, vì Mỹ có quy định sinh ra trên đất Mỹthì mang quốc tịch Mỹ
6 Việt Nam thừa nhận nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh trong xác định quốc tịch.
Đúng
Luật quốc tịch Việt Nam 2008
Đối với nguyên tắc huyết thống thì chia thành hai kiểu là huyết thống tuyệt đối vàhuyết thống tương đối đối với nguyên tắc nơi sinh thì chỉ áp dụng trong một sốtrường hợp mà không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ
Luật Quốc tịch Việt Nam chỉ áp dụng nguyên tắc này trong một số trường hợp (Điều17):
"1 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là ngườikhông quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam
2 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốctịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịchViệt Nam."
Theo đó, trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là ngườikhông quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc có mẹ là người khôngquốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốctịch Việt Nam Nguyên tắc huyết thống không được áp dụng trong trường hợp này do
Trang 9không thể xác định được quốc tịch của cha, mẹ đứa trẻ, do đó chỉ có thể sử dụngnguyên tắc nơi sinh để xác định quốc tịch của trẻ em.
7 Công dân Việt Nam được cơ quan chức năng xác định là có hành vi xâm hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc thì bị tước quốc tịch.
Sai
Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
Khi Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu
có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam và Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 củaLuật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốctịch Việt Nam nếu có hành vi như trên
8 Mối liên hệ giữa nhà nước và công dân sẽ chấm dứt khi công dân thường trú hoàn toàn tại nước ngoài.
Sai
Khi công dân thường trú hoàn toàn ở nước ngoài nhưng họ vẫn mang quốc tịch củaquốc gia đó và họ vẫn được bảo hộ công dân khi ở nước ngoài nên mối liên hệ giữanhà nước và công dân trong trường hợp này không chấm dứt Các cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia cử người đại diện tại nước nhận đại diệnhoặc thông qua các phái đoàn thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế, pháiđoàn lâm thời như phái đoàn viếng thăm nước ngoài, phái đoàn ký kết các điều ướcquốc tế, tham dự các hội nghị quốc tế sẽ có thẩm quyền bảo hộ công dân khi ở nướcngoài (đặc điểm Không gian - Thời gian của quốc tịch)
9 Quan hệ quốc tịch là quan hệ biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cá nhân và quốc gia nhất định được pháp luật quốc tế quy định và đảm bảo thực hiện.
Đúng
Quốc tịch là cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa nhà nước và côngdân Khi quan hệ quốc tịch được xác lập, quan hệ pháp lý đối ứng giữ quốc gia vàcông dân đồng thời hình thành Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia,ngược lại quốc gia cũng có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với công dân
10 Khi một đứa trẻ ra đời thì quan hệ quốc tịch ngay lập tức được thiết lập với quốc gia nơi nó sinh ra
Đúng (sai nè Điều 16 Luật Quốc tịch, Vd: câu 12 ở dưới nè)
Quốc tịch có tính ổn định về mặt không gian và thời gian thời gian là khi quan hệquốc thông thường sẽ tồn tại ổn định khi người đó sinh ra và khi người đó chết đi, trừnhững trường hợp đặc biệt làm mất đi quan hệ quốc tịch Vì vậy khi một đứa trẻ rađời thì quan hệ quốc tịch sẽ tồn tại ổn định từ đó, được thiết lập ngay lập tức
11 Việt Nam là quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch tuyệt đối.
Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 4, Khoản 5 Điều 23, Khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch sửa đổi 2014Việt Nam là quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo Trong trường hợp được Chủtịch nước cho phép, họ vẫn có thể giữ quốc tịch Việt Nam đồng thời với quốc tịch nước ngoàikhi nhập quốc tịch Việt Nam hay trở lại quốc tịch Việt Nam Hay trẻ em là công dân ViệtNam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam theo Khoản 1Điều 37 Luật quốc tịch sửa đổi 2014
12 Mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam
Sai
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch sửa đổi 2014
Trang 10Không phải mọi trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam Trong trườnghợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nếu cha mẹ thỏa thuận được việc chọn quốc tịchcho con thì trẻ em đó có quốc tịch theo sự lựa chọn của cha mẹ.
Ví dụ: bố mang quốc tịch New Zealand khi con sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ có thể thỏa thuậnlựa chọn quốc tịch cho con mang QT Việt Nam hoặc QT New Zealand
13 Mọi trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Sai
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch sửa đổi 2014
Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài nếu có
sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con thì trẻ khôngđương nhiên có quốc tịch Việt Nam mà phụ thuộc vào sự lựa chọn của cha mẹ
14 Trẻ em sinh ra hoặc tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật Quốc tịch sửa đổi 2014
Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch ViệtNam Tuy nhiên trẻ em quy định theo Khoản 1 Điều 18 chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốctịch Việt Nam trong hai trường hợp sau:
Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài
15 Khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch thì quốc tịch con cái cũng mặc nhiên thay đổi theo.
Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 36 Luật Quốc tịch sửa đổi 2014
Khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch thì quốc tịch con cái không mặc nhiên thay đổi theo.Trong trường hợp một trong hai người bị tước quốc tịch thì quốc tịch con cái (chưa thànhniên) không thay đổi (Đặc điểm: tính cá nhân của quốc tịch.)
16 Theo pháp luật Việt Nam, khi người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài thì mất quốc tịch Việt Nam.
Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Quốc tịch sửa đổi 2014
Khi người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài thì không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam.(Đặc điểm: tính cá nhân của quốc tịch.)
17 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà muốn giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực.
Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 27 Nghị định 16/2020
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà muốn giữ quốc tịch Việt Nam thì đăng ký với Cơquan đại diện, nơi cư trú để được xác định có quốc tịch Việt Nam trong trường hợp ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trướcngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quyđịnh tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam, không cần điều kiện trong thời hạn 5 năm kể
từ ngày Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực
18 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 15, 16, 17 Luật Quốc tịch sửa đổi 2014