1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Tìm hiểu một số ý kiến về phẩm chất của người lãnh đạo- quản lý pdf

9 3,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

TÌM HIỂU MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO – QUẢNPhạm Phúc Tuy Khoa Sư phạm - Trường ĐH Thủ Dầu Một Quản lý, lãnh đạo là một hoạt động mang tính khoa học, tính nghệ thuật, mặt khác nó cũng hàm chứa tính khó khăn, phức tạp. Muốn thành công trong công việc quản lý, lãnh đạo người lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất này xuất phát từ đặc điểm lao động quản lý; từ vai trò vị trí của người lãnh đạo; từ đặc điểm, tính chất của lĩnh vực, đối tượng quản cụ thể…Vì thế khó có thể xác định được yêu cầu cụ thể về phẩm chất nhân cách của từng người lãnh đạo. Tuy nhiện đa số các nhà khoa học quản đều cho rằng có thể nêu lên nội dung những yêu cầu về những phẩm chất chung cần thiết cho người cán bộ quản lý, lãnh đạo. Mỗi người lãnh đạo cần xây dựng cho bản thân một tính cách lãnh đạo phù hợp với yêu cầu đặc điểm công tác của mình, sao cho tập trung phần lớn những nét tính cách tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những nét tiêu cực. Xây và chống là hai mặt của một qúa trình hoàn thiện tính cách của người lãnh đạo. Trong tài liệu này, chúng tôi tập hợp một số ý kiến của những nhà nghiên cứu về khoa học quản lý, một số danh nhân về phẩm chất của người quản lý. + Trong những bài nói chuyện và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, những người đạt các tiêu chuẩn dưới đây thì có có thể cử làm cán bộ lãnh đạo: 1/ Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh. 2/ Những người liên hệ mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng,luôn luôn chú đến lợi ích của dân chúng… 3/ Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang,khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết thì kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn. 4/ Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật. Về tính cách của những người lãnh đạo, ngay từ năm 1925, khi huấn luyện những người cán bộ cách mạng đầu tiên cho Đảng ta, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “ Tư cách một người cách mệnh “ là: “ Tự mình phải: - Cần kiệm - Hòa mà không tư - Cả quyết sửa lỗi mình - Cẩn thận mà không nhút nhát - Hay hỏi - Nhẫn nại ( chịu khó ) - Hay nghiên cứu, xem xét - Vị công vô tư - Không hiếu danh, không kiêu ngạo - Nói thì phải làm 1 - Giữ chủ nghĩa cho vững - Hy sinh - Ít lòng tham muốn về vật chất - Bí mật Đối với người phải: - Với từng người thì khoan thứ - Với đoàn thể thì phài nghiêm - Có lòng bày vẽ cho người - Trực mà không táo bạo - Hay xem xét người Làm việc phải: - Xem xét hoàn cảnh kỹ càng - Quyết đoán - Dũng cảm - Phục tùng đoàn thể “. + Theo quan điểm của J.Criblin, người quản lãnh đạo cần có 16 phẩm chất cần thiết: 1/ Phải là tấm gương tốt cho mọi người xung quanh. 2/ Là hạt nhân đoàn kết và khéo léo, biết phối hợp lao động trong tập thể. 3/ Tạo nên được tinh thần lao động tốt trong các thành viên: gắn bó với tập thể,tự giác thừa nhận mục tiêu của tập thể, tự giác cống hiến hết khả năng, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao. 4/ Phải bảo vệ cho cấp dưới, đấu tranh chống những sai lầm của họ, bảo vệ sự đúng đắn của họ, hiểu, tin tưởng và tôn trọng họ. 5/ Phải khiêm tốn. 6/ Biết trao quyền lực đầy đủ cho cấp dưới. 7/ Hiểu rõ mỗi người và biết sử dụng họ. 8/ Không thiên vị, trù dập. 9/ Phải bình tĩnh, tự chủ cả trong lúc hiểm nghèo 10/ Có hiểu biết rộng và năng lực thành thạo. 11/ Trước hết phải tự hiểu bản thân. 12/ Phải nhạy cảm với cái mới. 13/ Luôn luôn hành động có hệ thống, có nguyên tắc, có kế hoạch, có tổ chức và sự quản chặt chẽ. 14/ Có tính kiên trì nhẫn nại. 15/ Có tư tưởng vững vàng. 16/ Phải ý thức được rằng tổ chức xí nghiệp, cơ quanmột thể thống nhất. + G.A. Lessetlis nêu 17 phẩm chất quan trọng cần có ở người quản lý: 1/ Sự thông cảm 2/ Khả năng suy luận. 3/ Khả năng am hiểu người khác. 4/ Làm chủ được tình cảm 5/ Không coi thường cấp dưới 6/ Sẵn sàng nghe ý kiến người khác. 2 7/ Nghệ thuật kịp thời khen thưởng 8/ Nhanh chóng phát hiện những mặt tốt, mặt xấu của người cộng sự 9/ Thái độ cư xử phù hợp với đối tượng 10/ Không đa nghi 11/ Có lòng tin và tự tin 12/ Có tính mềm dẻo, linh hoạt 13/ Xử sự cởi mở với mọi người 14/ Thừa nhận những quan điểm khác nhau 15/ Có tính hài hước 16/ Không có định kiến, thành kiến với ai. 17/ Có khả năng tự đánh giá đúng đắn bản thân. + Theo P.L. Kiecgienxep, một chuyên gia về công tác tổ chức, ở Mỹ người ta đưa ra những yêu cầu chủ yếu về phẩm chất của người lãnh đạo các xí nghiệp công nghiệp như sau: 1/ Phải là người điềm đạm công bằng. 2/ Phải có óc sáng tạo và tỉnh táo. Người lãnh đạo giỏi phải biết xây dựng phương án cho tương lai, nhưng họ phải là nhà tưởng thực dụng, họ không chỉ biết mơ tưởng về những con đường sáng tạo mới, mà còn có khả năng thực sự thực hiện được những cái mới. Họ phải nghĩ và sống cho tương lai. 3/ Phải có khả năng “ phán đoán lành mạnh “. Họ phải biết ý đồ của họ có khả năng hiện thực hay không.Khi xây dựng kế hoạch cho tương lai, họ không chỉ tưởng tượng mà còn phải nhìn thấy mục tiêu lành mạnh nữa. 4/ Phải có lòng dũng cảm, phải cương quyết, kiên trì theo quan điểm của mình, chống lại sức và định kiến thông thường. 5/ Tính khôi hài là một đức tính quan trọng của cán bộ lãnh đạo. Họ phải hiểu rằng,nhiều tình huống gay cấn có thể được cải thiện nhanh chóng bằng tiếng cười hơn là bằng nước mắt. 6/ Phải có khả năng hiểu biết về những người dưới quyền. Phải có khả năng đặt mình ở vị trí người dưới quyền để thông cảm với họ trong các tình huống. Từ đó, tìm được cách cư xử và cách giải quyết vấn đề thích hợp và công bằng. 7/ Phải có năng lực tiếp thu thông tin, nhất là những vấn đề có liên quan tới công việc mình phụ trách. 8/ Phải có khả năng hợp tác với người cộng sự, người dưới quyền. 9/ Phải có năng lực tổ chức 10/ Phải lịch thiệp 11/ Phải có những kiến thức kỹ thuật cần thiết thuộc lĩnh vực công tác của mình + Theo L.V. Ratsenco, người lãnh đạo còn có những phẩm chất quan trọng sau đây: 1/ Biết điều 2/ Điềm đạm, biết điều khiển bản thân 3/ Hết lòng vì công việc 4/ Trung thực 5/ Công bằng 6/ Mực thước, lịch sự 3 7/ Mềm dẻo 8/ Biết sắp đặt các mối quan hệ 9/ Biết suy nghĩ một cách logic 10/ Biết trình bày miệng và viết ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩ của mình 11/ Hiểu người và sử dụng đúng chỗ 12/ Biết sử dụng đúng mức quyền hạn 13/ Ham học, có khả năng thường xuyên mở rộng vốn kiến thức về văn hóa và chuyên môn của mình 14/ Biết tiếp nhận, tích lũy kinh nghiệm ngay cả trong những thất bại 15/ Có nghị lực, cương quyết đạt mục đích 16/ Làm việc đúng nguyên tắc 17/ Dũng cảm trong mọi trường hợp 18/ Tự chủ 19/ Không nản lòng khi thất bại 20/ Có trình độ văn hóa cao 21/ Có tinh thần tự phê 22/ Biết yêu cầu cao đối với bản thân và cấp dưới 23/ Có khả năng tổ chức 24/ Biết xác định và đề ra một cách rõ ràng những mục tiêu chính trong hoạt động của đơn vị ở mỗi giai đoạn nhất định 25/ Xác định những nhân tố, những điều kiện, những kết quả trung gian để hành động phù hợp, đạt mục tiêu. + G.Xuvôrôp - một danh tướng nước Nga đã khuyên các sĩ quan của ông: 1/ R ất m ạnh dạn, nhưng không nổi nóng 2/ Nhanh nhẹn, nhưng không hấp tấp vội vàng. 3/ Tích cực, nhưng không nôn nóng 4/ Dễ bảo, nhưng không tự hạ 5/ Làm người phụ trách, nhưng không kiêu ngạo 6/ Tự trọng, nhưng không tự đắc 7/ Cứng rắn, nhưng không bướng bỉnh 8/ Thận trọng, nhưng không giả vờ 9/ Nhã nhặn, nhưng không giả dối 10/Tự tin, nhưng không mù quáng 11/ Tháo vát, nhưng không xảo quyệt 12/ Nhanh trí, nhưng không giảo hoạt 13/ Chân thành, nhưng không quá thẳng thắn 14/ Niềm nở, nhưng không bóng gió 15/ Sẵn sàng giúp đỡ, nhưng không trục lợi 16/ Kiên quyết, nhưng tránh tình trạng không được thông tin đầy đủ. + Kết quả của nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu do Lê-bê-đép và các cộng sự của ông đã tiến hành cho thấy: Những đặc điểm của người lãnh đạo được cấp dưới ưa thích: 1/ Giỏi về chuyên môn 2/ Có quan hệ bình đẳng với công nhân, tin tưởng các thuộc cấp 4 3/ Luôn sẵn sàng góp ý , khuyên bảo người dưới quyền một cách chân tình 4/ Có năng lực tổ chức 5/ Công bằng, hợp lý 6/ Luôn luôn đòi hỏi cấp dưới 7/ Bình tĩnh 8/ Lịch sự 9/ Có khả năng bảo vệ quyền lợi của tập thể trước ban lãnh đạo cấp trên 10/ Biết kiềm chế 11/ Có óc hài hước, vui nhộn 12/ Chịu phê bình Những đặc điểm của lãnh đạo không được cấp dưới ưa thích: 1/ Sự thô bạo 2/ Lên giọng mệnh lệnh 3/ Nóng nảy 4/ Không coi trọng ý kiến tập thể 5/ Cảm tình cá nhân 6/ Có tính phô trương 7/ Ra mệnh lệnh không đúng nguyên tắc nghiệp vụ + Trong “ Winning your way with people “ của Ingram do Nguyễn Hiến Lê dịch nhan đề “ Cách xử thế của người nay “ thì người lãnh đạo cần có những đức tính sau: 1/ Tự tin 2/ Bình tĩnh 3/ Biết trào phúng 4/ Giọng nói điềm tĩnh, sáng sủa 5/ Kiên nhẫn, hiểu tâm lý 6/ Nói năng hoạt bát 7/ Biết ra quyết định 8/ Lương thiện, trung thực 9/ Có thiện cảm với người khác 10/ Tế nhị trong giao tiếp với người khác 11/ Tự chủ 12/ Thành thực chú ý tới mọi người 13/ Tin người 14/ Có óc tưởng tượng ( sáng kiến ) 15/ Biết tổ chức, kiểm tra, giám sát 16/ Thân mật, niềm nở 17/ Có khả năng về nghiệp vụ Về những bí quyết chỉ huy: 1/ Phải có khả năng và tư cách 2/ Biết thỏa hiệp, tùy người mà giao việc 3/ Phải lương thiện và tôn trọng nhân cách người khác 4/ Khéo thưởng, dám phạt 5/ Cương quyết mà đừng độc tài, nhất là đừng ra vẻ ông chủ hách dịch 6/ Khen mà tránh nịnh, sửa mà không rầy 7/ Đừng vội hứa, hứa rồi phải giữ. 5 + Trong tác phẩm “ Những phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng những người lãnh đạo sản xuất “ theo F.F. Aunapu trong một vài trường hợp có thể tiến hành một cuộc nghiên cứu xã hội học để xác định thái độ đối với người được đề bạt vào một chức vụ nào đó thông qua những câu hỏi: Nếu yêu cầu cấp dưới trả lời thì có thể có những câu hỏi sau đây: 1/ Bạn có cho người đó là một người lãnh đạo tốt không? 2/ Người đó có đủ kiến thức luận không? 3/ Người đó có đủ kiến thức thực tiễn không? 4/ Người đó có năng lực tổ chức giỏi không? 5/ Người đó có thể mau chóng đưa ra những quyết định đúng đắn không? 6/ Người đó có biết thực hiện những quyết định đã thông qua không? 7/ Người đó có lắng nghe những lời góp của cấp dưới không? 8/ Người đó có tạo điều kiện để cấp dưới phát huy sáng kiến không? 9/ Người đó có biết giữ kỷ luật không? 10/ Bản thân người đó có thức kỷ luật không? 11/ Người đó có trân trọng tài sản xã hội không? 12/ Người đó có tận tụy thực hiện những chức năng của mình không? 13/ Người đó có thể là một tấm gương tốt không ? 14/ Người đó có công bằng trong đối xử với cấp dưới không ? 15/ Người đó có lịch thiệp trong giao tiếp không? 16/ Người đó có bình tĩnh và tự chủ không? 17/ Người đó có phản ứng đúng đối với ý kiến phê bình không? 18/ Người đó có quan tâm đến cấp dưới không? 19/ Người đó có lạm dụng những hình thức kỷ luật không? 20/ Người đó có sử dụng những hình thức khen thưởng tinh thần không? 21/ Người đó có uy tín với cấp dưới không? 22/ Người đó có giữ lời hứa không? 23/ Bạn có tín nhiệm người đó không? 24/ Bạn có thể thành thật biểu lộ những vui buồn của cá nhân mình với người đó không? 25/ Người đó có khiêm tốn không? Nếu người trả lời là những người đồng nghiệp ngang cấp với người đó hoặc là thủ trưởng trực tiếp,thủ trưởng cấp trên của người đó thì có thể hỏi những câu hỏi như: 1/ Người đó có đủ trưởng thành về chính trị không? 2/ Người đó có ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm không? 3/ Người đó có đủ chủ động khi giải quyết những vấn đề không? 4/ Người đó có đủ kiên quyết khi giải quyết những vấn đề không? 5/ Người đó có đủ kiên tâm khi thực hiện các quyết định không? 6/ Người đó có biết thiết lập các mối quan hệ qua lại bình thường với những cán bộ lãnh đạo các bộ phận khác hay không? 7/ Người đó có đủ tinh thần độc lập khi lãnh đạo khu vực công tác được giao không ? 8/ Người đó có đủ trình độ văn hóa và tầm hiểu biết chung không? 9/ Người đó có hiểu rõ những vấn đề đang đặt ra trước tập thể không? 10/ Người đó có trau giồi kiến thức của mình không? 6 11/ Người đó có đáng được đề bạt không? 12/ Người đó có biết diễn đạt những tư tưởng của mình bằng miệng không? 13/ Người đó có biết trao đổi thư từ về công việc hay không? 14/ Người đó có biết tổ chức lao động của mình hay không? 15/ Người đó có biết giao các chức năng và trách nhiệm cho các cấp dưới không? 16/ Người đó có biết nghiên cứu những vấn đề triển vọng không? 17/ Người đó có biết thúc đẩy cấp dưới quan tâm thực hiện tốt hơn công việc hay không? 18/ Người đó có uy tín đối với các cán bộ lãnh đạo các bộ phận khác không? + Theo L. Umanxki và A.Lutoxkin , những phẩm chất chung của người tổ chức bao gồm: 1/ Sự nhanh trí – “ tính tháo vát thực tiễn “, năng lực áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống, vào những tình huống như thế này hay thế khác. 2/ Tính ưa giao tiếp- “ cởi mở “ với mọi người, sẵn sàng, thường xuyên tiếp xúc với mọi người. 3/ Óc suy xét sâu và sắc – Có năng lực đi sâu vào bản chất của các hiện tượng, tách bạch được nguyên nhân và hậu quả, nhìn ra cái chủ yếu. 4/ Tính tích cực hoạt động – Có kỹ năng tác động một cách kiên quyết, cương nghị. 5/ Óc sáng kiến – biểu hiện đặc biệt của tính tích cực hoạt động, mặt sáng tạo của nó, biết đề xuất các kiến, các đề nghị, có óc tháo vát. 6/ Tính kiên trì – Biểu hiện nét chí của nhân cách, có kỹ năng hoàn thành công việc đến cùng. 7/ Tính tự chủ - Năng lực biểu hiện ý chí đối với bản thân, kiểm soát được tình cảm, cách xử sự của mình. 8/ Năng lực làm việc – có kỹ năng duy trì một nhịp độ hoạt động căng thẳng, làm việc lâu dài mà không mệt mỏi. 9/ Óc quan sát – Có kỹ năng nhìn được cái chủ yếu, cái cần thiết, nhận thấy và ghi nhớ lấy nó. 10/ Tinh thần tổ chức – Có năng lực tổ chức bản thân mình vạch kế hoạch hoạt động cho bản thân, có trình tự, nền nếp… 11/ Tính tự lập – độc lập trong cách giải quyết, có kỹ năng tự mình tìm ra những con đường thực hiện nhiệm vụ. + Trong tác phẩmQuản lí là gì”, F.F.Aunapu đã tóm tắt một số điều có tính chất gợi để cán bộ lãnh đạo sản xuất tham khảo: 1/ Cán bộ lãnh đạo sản xuất không thể thỏa mãn với những thành tích đã đạt được. Cần phải luôn đặt cho mình những nhiệm vụ mới, phải sáng tạo và luôn nâng cao yêu cầu đối với công tác của mình. Không ngồi chờ chỉ thị của cấp trên, phải biết tìm ra nhiệm vụ và động viên tất cả những khả năng sẵn có nhằm giải quyết những nhiệm vụ đó. Nhưng cũng không nên quá tham việc làm cho các cán bộ cấp dưới luôn phải làm việc căng thẳng, quá sức.Phải bố trí công việc cho họ một cách vừa phải và duy trì nhịp độ lao động khẩn trương đúng mức một cách thường xuyên; 7 2/ Nên nhớ rằng chỉ có làm việc nhiệt tình không mệt mỏi mới đạt được thành quả.Người lãnh đạo phải làm gương cho cán bộ cấp dưới. 3/ Lãnh đạo sản xuất trước hết là quản lí con người. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo sản xuất phải xây dựng một tập thể tốt, xây dựng những quan hệ tương hỗ lành mạnh trong tập thể ấy. 4/ Người lãnh đạo phải công bằng, khách quan; phải đòi hỏi ở mỗi người như nhau và đánh giá họ trước hết là theo kết quả công tác. 5/ Cố gắng xây dựng và duy trì ý thức quan tâm ( về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần ) của mọi người lao động đến quả lao động của mình. 6/ Kịp thời ghi nhận mỗi thành tích và biểu hiện sáng kiến của mọi cán bộ, nhân viên.Trong nhiều trường hợp việc đó nên làm công khai trước mặt các cán bộ, nhân viên khác nhằm mục đích động viên cả họ nữa làm việc tốt hơn. 7/ Luôn quan tâm đến sản xuất, nhưng trước hết là đến con người. 8/ Người lãnh đạo nên nhớ rằng được tiếng tốt trong tập thể cán bộ cấp dưới là một biểu hiện đáng mừng đối với các cán bộ lãnh đạo. 9/ Không nên hứa những điều không chắc chắn đã thực hiện được. 10/ Cần phải đòi hỏi cao ở mọi người, nhưng việc đó phải làm một cách tế nhị. 11/ Không nên quá lạm dụng những hình thức kỷ luật và khiển trách. Nếu chưa có chứng cớ rõ ràng thì tốt hơn hết là chưa nên trừng phạt vội. 12/ Khi giao nhiệm vụ phải giải thích rõ mục đích, nghĩa của công việc; tự mình phải tin và sau đó làm cho những người thừa hành tin rằng nhất định nhiệm vụ sẽ hoàn thành.Không bao giờ nên giao những nhiệm vụ không có khả năng hiện thực. 13/ Nhiệm vụ và chỉ thị nên truyền đạt cho cấp dưới dưới dạng yêu cầu, giao phó;phải truyền đạt một cách nhã nhặn, rõ ràng, xác định, quán triệt và có sức thuyết phục. 14/ Nên kiểm tra việc thực hiện của từng chỉ thị. 15/ Người nào muốn ra lệnh thì phải biết lắng nghe. Chỉ như vậy mới học tập quản lí sản xuất được. 16/ Chỉ có cán bộ lãnh đạo biết tôn trọng kỷ luật mới xây dựng được kỷ luật trong tập thể của mình. 17/ Phải xây dựng và duy trì một nền nếp làm việc hợp lí mới tiết kiệm được thời gian và lao động. 18/ Có vẻ bên ngoài chững chạc và cẩn thận là yêu cầu số một đối với một người lãnh đạo. 19/ Không một cán bộ lãnh đạo nào có khả năng giải quyết mọi vấn đề. Cần phải biết giao bớt việc một cách thích hợp cho các chuyên gia về các ngành chuyên môn khác nhau. 20/ Cán bộ lãnh đạo không thể làm thay cho mọi người. Phải biết tổ chức tốt công việc cho các cán bộ cấp dưới.Giao trách nhiệm và kiểm tra công việc của họ. 21/ Phải biết cách bố trí cán bộ để tận dụng khả năng của từng người vào việc nâng cao hiệu suất sản xuất. 22/ Không nên sợ trách nhiệm,nhưng cũng cần thiết phải giao một phần trách nhiệm cho các cấp dưới để có thể giành thời gian suy nghĩ những vấn đề “ chiến lược “, tạo điều kiện cho các cán bộ cấp dưới có khả năng độc lập công tác. 23/ Không nên sợ khuyết điểm để rồi không dám hoạt động gì nữa,chỉ cần sửa chữa khuyết điểm và không tái phạm. 8 24/ Biết tập trung vào các việc chính, nhưng không bỏ bê các việc khác làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xí nghiệp 25/ Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là điều quan trọng đối với sản xuất. Vì vậy người lãnh đạo phải luôn xuất phát từ quyền lợi chung của toàn xí nghiệp. 26/ Phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng thậm chí cả các ý kiến trái ngược với quan điểm của mình. 27/ Trong bất kỳ hoàn cảnh bất lợi nào người lãnh đạo cũng không nên mất tinh thần. Ngược lại càng gặp khó khăn càng phải tỏ ra có nghị lực. 28/ Người lãnh đạo phải biết tổ chức công việc của mình, phải dành thời gian để suy nghĩ về các vấn đề triển vọng của sản xuất và nâng trình độ chuyên môn của bản thân. Chúng tôi thiết nghĩ những lời khuyên trên đây vẫn còn giá trị đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lí trong giai đoạn hiện tại.Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của lĩnh vực, đối tượng quản lí cụ thể mà người lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách phù hợp.Bên cạnh đó cũng cần bổ sung những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa trên nhiều mặt của đời sống xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1/ X.Y.Z. Sửa đổi lề lối làm việc.Ban tuyên huấn thành ủy thành phố Hồ Chí Minh - 1975. 2/ TS.Nguyễn Văn Đáng & Vũ Xuân Hương.Văn hóa và nguyên lí quản trị.NXB Thống kê – 1996. 3/ Nguyễn Đức Minh ( chủ biên ), Nguyễn Hải Khoát.Cơ sở tâm lí học của công tác quản lí trong trường học.NXB Giáo dục – 1981. 4/ PTS. Bùi Ngọc Oánh.Tâm lí học trong xã hội và quản lí.NXB Thống kê – 1995. 5/ L.Umanxki & A.Lutoxkin.Tâm lí học về công tác của Bí thư chi đoàn.NXB Thanh niên – 1984. 6/ V.I.Mi-khe-ep.Những vấn đề xã hội tâm lí trong quản lí. Lề lối và phương pháp làm việc của người lãnh đạo.NXB Lao động – 1979. 7/ F.F.Aunapu.Qưản lí là gì.NXBB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội – 1976. 9 . TÌM HIỂU MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ Phạm Phúc Tuy Khoa Sư phạm - Trường ĐH Thủ Dầu Một Quản lý, lãnh đạo là một hoạt. việc quản lý, lãnh đạo người lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất này xuất phát từ đặc điểm lao động quản lý; từ vai trò vị trí của

Ngày đăng: 20/01/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w