I. MỞ ĐẦU.
Sự ra đời và tồn tại củabáo chí đã khẳng định một cách khách quan vị trí, vai trò và
tác dụng củabáo chí trong đời sống xã hội. Trong Trong thế kỷ 21, báo chí ngày càng
có vai trò và vị trí quan trọng. Báo chí có trách nhiệm chuyển tải một cách nhanh
chóng những sự thay đổi, biến chuyển trên thế giới trên cơ sở sử dụng những thiết bị
công nghệ hiện đại để đưa những thông tin đa dạng, trong đó có cả những vấn đề về
kinh tế.
Báo chí kinhtế đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong làng báo. Làm
báo đã khó, làm báokinhtế lại càng khó hơn vì đây là lĩnh vực vốn khô khan và phức
tạp, chuyên sâu. Nó đòi hỏi nhàbáo không chỉ có kiến thức hiểu biết về các chuyên
ngành kinh tế, mà còn cần có nghệ thuật viết sao cho công chúng hiểu được, ứng
dụng được.
Trên thực tế, chúng ta đã có những tờ báokinh tế, những nhàbáo viết về kinhtế có
đẳng cấp, tác phẩmbáo chí của họ có sức mạnh sánh vai với những chuyên gia kinh
tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những nhàbáo viết về kinhtế nhưng
không hiểu vấn đề mà mình viết, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho cả xã hội và
cho chính bản thân nhà báo.
Do vậy, nghiên cứu về những phẩmchất cần thiết của một nhàbáokinhtế là một
việc làm cần thiết. Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, khi báokinhtế ngày càng phải thể
hiện vai thông tin và định hướng của mình trong thời kỳ khủng hoảng kinhtế toàn
cầu, và khi chưa có một tài liệu chính thức nào nghiên cứu về vấn đề phẩmchất cần
thiết củanhàbáokinh tế.
II. NỘI DUNG
Nghề báo là một nghề vinh quang nhưng cũng đầy nhọc nhằn, rủi ro và nguy hiểm.
Không chỉ có phóng viên chiến tranh tác nghiệp nơi có tiếng bom, tiếng súng, mà
ngay cả lúc hoà bình này, những nhàbáo dũng cảm viết về những phi vụ làm ăn,
những vụ tham ô, tham nhũng lớn trong địa hạt kinhtế cũng dễ dàng bị nguy hại
hoặc tự bị nguy hại đến tính mạng, nêu không có bản lĩnh và nghiệp vụ điều tra, khai
thác, xử lý thông tin.
Trong thời đại toàn cầu hoá, các quốc gia có sự phụ thuộc vào nhau và các vấn đề về
lao động và về nguồn vốn… có sự luân chuyển trên thế giới rất nhanh chóng đòi hỏi
các cá nhân, các công ty, các chính phủ cần thích nghi kịp thời. Do vậy, bên cạnh
những cơ hội thuận lợi cũng có không ít những nguy cơ, thách thức. Trong hoàn cảnh
đó, chính nhàbáo là những người cập nhật thông tin, giúp tạo ra những phản ứng
trách nhiệm, tạo ra những quyết định chính xác, thông minh của mỗi người và cho
toàn xã hội…
1
Dưới đây là một số phẩmchất cần thiết mà nhàbáo cần có khi viết về lĩnh vực kinh
tế.
1. Phải có kiến thức nền về kinhtế và kiến thức sâu về lĩnh vực mình đang
viết.
Nghề báo là sự đan xen của nhiều nghề. Nghề nghiệp của người làm báobao gồm
mọi chuyện, gồm toàn bộ cuộc sống. Chính vì thế, các nhàbáo và đặc biệt là
những nhàbáo viết về kinhtế trước hết phải trang bị cho mình một hành trang với
tri thức và vốn sống phong phú. Ngoài ra, phóng viên kinhtế cũng cần phải có kiến
thức nền tảng về Kinhtế và kiến thức chuyên sâu một mặt, một khía cạnh nào đó
mà mình đang viết. Hay nói một cách nôm na dễ hiểu, nhàbáokinhtế phải là
người “Biết một cái gì đó về tất cả và biết tất cả về một cái gì đó.
- “Biết một cái gì đó về tất cả”: Viết về kinhtế không có nghĩa là chỉ tìm hiểu về
kinh tế. Tất cả các mặt, các lĩnh vực đời sống xã hội đều có liên quan mật thiết đến
nhau. Nhàbáokinhtế phải tích lũy kiến thức của nhiều nghề nghiệp, nhiều chuyên
môn, nhiều lĩnh vực. Ví dụ bài viết về “hàng giả, hàng nhái”, tác giả cũng cần có
những kiến thức về thương nghiệp, luật pháp Nói về một sự kiện nhưng lại động
chạm đén nhiều mặt xã hội. Chính vì thế mà nhàbáokinhtế cần tích lũy cho mình
vốn kiến thực rộng rãi. Nhàbáo Hữu Thọ từng nói: “Vấn đề nào bây giờ thì cũng là
sự tổng hợp nhiều kiến thức của nhiều vấn đề. Biết nhiều thì nghiên cứu vấn đề mới
sâu sắc và viết bài thêm hay. Người ta thường nói áo dài dễ mua là như vậy. Có kiến
thức rộng thì xoay xở thế nào cũng được”
- “Biết tất cả về một cái gì đó”: Nhàbáokinhtế tất nhiên phải hiểu về kinhtế và
nắm bắt sâu sắc hơn về một mặt nào đó mà mình đang viết. Kinhtế là một lĩnh vực
bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động nào, mặt nào cũng phức tạp và có
nhiều kiến thức cần phải nắm chắc thì mới có thể viết về chúng được.
Nhược điểm phổ biến nhất của một bài viết tồi là phóng viên không hiểu rõ lắm
những gì mình đang đưa tin. Việc nắm bắt được những kiến thức kinhtế từ cơ bản
đến đào sâu sẽ giúp cho các phóng viên kinhtế nhạy bén với thông tin, đề tài, sự
kiện, vấn đề kinh tế, từ đó bài viết sẽ trở nên sâu sắc hơn, chi tiết và cụ thể hơn, hấp
dẫn và thuyết phục hơn.
Kinhtế là một lĩnh vực rất rộng, nên đối với các cơ quan báo chí kinhtế lại đòi hỏi
phóng viên phải có kiến thức kinhtế chuyên ngành. Chẳng hạn, phóng viên viết cho
Đầu tư chứng khoán phải có kiến thức sâu về tài chính – chứng khoán – ngân hàng;
phóng viên viết cho tờ Đầu tư đòi hỏi phải có kiến thức kinhtế vĩ mô và các chuyên
ngành kinhtế như đầu tư, công nghiệp, xây dựng, thương mại…
Nếu hiểu vấn đề, nhàbáo sẽ không chỉ viết với trách nhiệm mà còn viết với niềm
đam mê. Chính vì thế, bồi đắp thêm kiến thức cũng chính là nhàbáo đang tăng thêm
2
niềm đam mê để có những bài viết đầy nhiệt huyết. Viết về kinhtế không được hời
hợt mà phải rõ ràng, dễ hiểu. Những điều này chỉ có thể có khi người viết ra những
bài báo đó nắm được các quy luật kinhtế cơ bản, những kiến thức kinhtế chung nhất
và hiểu sâu sắc về vấn đề mình đang viết.
Đối tượng củabáo chí nói chung và báokinhtế nói riêng rất rộng rãi, bên cạnh
những chuyên gia và tầng lớp có trình độ, học vấn cao thì còn có cả những người dân
lao động bình thường. Nhàbáokinhtế phải nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức
chuyên sâu mình đang viết để có những tác phẩm hay, chất lượng mà tất cả mọi đối
tượng đều có thể hiểu.
Báo chí không chỉ thông tin mà còn phải làm nhiệm vụ định hướng. Với một bài
viết trên lĩnh vực báo chí, thông tin đưa ra còn phải dự đoán được xu hướng phát
triển của vấn đề trong tương lai (gần hoặc xa) và phải định hướng phát triển phù hợp
cho các đơn vị kinh tế. Nếu nhàbáo không nắm bắt được những vấn đề kinhtế cơ
bản và không có óc nhanh nhạy thì không thể nào làm tốt chức năng này.
Ví dụ thông tin về chất tạo nạc trong thịt lợn hơn một tháng qua đã khiến toàn
ngành chăn nuôi nghẹt thở, người tiêu dùng e dè, nông dân lỗ nặng vì lợn mất giá,
khó bán. Chính việc nhàbáo không tìm hiểu kĩ vấn đề mà đã đưa ra những thông tin
thiếu kiểm chứng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này. Vì vậy, các nhàbáo viết về
kinh tế cần phải thường xuyên trang bị kiến thức và hiểu biết, tránh trường hợp viết
bài trong trạng thái mơ hồ, thiếu hiểu biết, thiếu kiểm chứng. Một sự sai lệch trong
thông tin đưa ra có thể làm thiệt hại đến quyền lợi của nhiều người, mà đôi khi là làm
rối loạn cả xã hội.
- Nhàbáokinhtế cũng cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin kinh tế
trong nước và quốc tế. Hàng ngày, hàng giờ luôn có những sự kiện diễn ra mà nếu
như nhàbáo không kịp thời cập nhật thì sẽ tạo ra những lỗ hổng trong kiến thức.
Hiểu biết nhiều thì viết bài sẽ sâu rộng hơn.
Tri thức, vốn sống là yếu tố nền móng tạo nên sức mạnh cho nhà báo, đặc biệt là
phóng viên kinh tế. Nó chính là chỗ dựa để nhàbáo phát huy khả năng sáng tạo nghề
nghiệp một cách có chất lượng và hiệu quả.
2. Có lương tâm nghề nghiệp.
- Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội và đưa sự kiện, con
người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làm báo có trách nhiệm rất nặng
nề đối với xã hội và con người.
Thực tế cho thấy, một bài báo viết về một cá nhân với dụng ý không trong sáng, cố
tình phản ảnh sai lệch thực tế hay thiên sẻ có ảnh hưởng ghê gớm đối với tư tưởng,
3
tình cảm, danh dự, nhân phẩm, giá trị của họ. Một bài báo viết về một doanh nghiệp
kinh tế với động cơ xấu, tìm mọi cách “bới lông tìm vết”, “bé xé ra to”, “ít suýt ra
nhiều” có thể làm cho doanh nghiệp lao đao trên thị trường, uy tín và thương hiệu của
họ bị giảm sút. Những năm gần đây, trên một số tờ báo thỉnh thoảng xuất hiện những
thông tin “sốt” như: Ăn vải thiều Lục Ngạn bị ngộ độc; ăn bưởi Năm Roi bị ung thư
vú; rau xà lách “siêu tăng trưởng” vô cùng nguy hại; “công nghệ” tẩy trứng gà Trung
Quốc thành trứng gà ta đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, tiêu thụ
sản phẩmcủa người nông dân và tâm lý của người tiêu dùng.
Như vậy, cũng những nhàbáo viết về các lĩnh vực khác thì nhàbáokinhtế cũng
phải có lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức của một người hoạt động báo chí. Có khi,
sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, sự nhận xét vội vàng, những định kiến và suy diễn chủ
quan củanhàbáo lại là thứ thuốc độc làm hại chính nhân vật trong bài viết.
- Kinhtế là một lĩnh vực có nhiều điều tế nhị nếu như không muốn nói là nhiều cám
dỗ. Nhàbáo khi hoạt động trong lính vực này luôn luôn phải tỉnh táo nhìn nhận vấn
đề, luôn vững vàng lập trường, giữ thái độ khách quan và công tâm trong quá trình
thu thập, xử lý thông tin. Nhàbáokinhtế không được vì lợi nhuận hoặc vì những
mục đích cá nhân nào đó mà chỉ chú ý đến việc khai thác những thông tin để tô hồng
hay bôi đen vấn đề. Nhà báokinhtế cũng cần biết cách khai thác như thế nào và
dừng lại ở đâu, cần phải cân nhắc giữa cái mình thích với cái xã hội cần, cái mình
muốn với cái mình không nên làm và không được làm.
Có nhiều nhàbáo vì đồng tiền mà đã đi trái lại lương tâm, vi phạm luật pháp và đạo
đức nghề nghiệp. Chúng ta đã từng biết đến những vụ việc lợi dụng danh nghĩa của
nhà báo để tống tiền như hồi tháng 6/2009, hai nhàbáocủaBáokinhtế Hợp tác Việt
đã chủ động tìm gặp Giám đốc Công ty, đòi chi 500 triệu đồng thì sẽ không phản ánh
những sai phạmcủa công ty. Những hành vi sai trái này đã bị phát hiện và xử lý,
nhưng nó đã báo động cho tình trạng suy thoái đạo đức nghề nghiệp trong một bộ
phận lớn các nhà báo, nhất là những nhàbáo viết về kinh tế.
Nghề báo là một trong những nghề được nhiều người trong xã hội quý trọng, vị nể.
Nhưng sự quý trọng, vị nể đó chỉ dành cho những người làm việc với động cơ lành
mạnh, thái độ nghiêm túc, tấm lòng trong sáng, không vụ lợi hay đòi hỏi người khác
và công chúng phải “phục vụ” mình chu đáo, cầu toàn. Nói như Nhàbáo Tạ Ngọc
Tấn: “ Bất cứ một sai lầm nào của một nhàbáo đều có thể ảnh hưởng đến uy tín,
danh dự nghề nghiệp của chính mình, cũng như của cả giới báo chí. Vì thế, hành
nghề một cách có lương tâm, giữ gìn danh dự và bản lĩnh nghề nghiệp là yêu cầu lớn
nhất về đạo đức với người làm báo”. Hơn ai hết, nhưng nhàbáo viết về lĩnh vực kinh
tế cần ý thức rõ điều này để hoạt động đúng với lương tâm nghề nghiệp của mình.
4
3. Có đam mê và bản lĩnh.
Nghề báo là vinh quang những cũng là “chiến tranh” khốc liệt và đầy cám dỗ. Bởi
vậy, nghề báo, ở một góc độ nào đấy chẳng khác gì một cái lò lửa rèn luyện bản lĩnh,
trí tuệ con người. Sống trong lò lửa ấy và không bị lò lửa ấy thiêu cháy mình – đó là
khát vọng mà bất cứ nhàbáo chân chính nào cũng hướng tới, và cũng quyết thực hiện
bằng mọi giá. Muốn thực hiện những điều đó, trước hết, các nhà báokinhtế cần phải
có niềm đam mê nghề nghiệp.
Niềm đam mê ấy được thể hiện qua nhưng mặt sau: Tâm huyết, đam mê với nghề
nghiệp. Chịu khó, đam mê học hỏi để nâng cao kiến thức về kinhtế và kinhtế chuyên
ngành. Thường xuyên tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện kiến thức kinhtế qua từng bài
viết sau khi được biên tập viên, lãnh đạo Ban và lãnh đạo Ban Biên tập chỉnh sửa các
bài viết của mình. Học đồng nghiệp trong cùng Tòa soạn và đồng nghiệp ở các báo
khác từ việc phát hiện đề tài đến việc thu thập, xử lý thông tin kinh tế. Ngoài kiến
thức kinhtế phải tự trang bị kiến thức pháp luật về kinhtế để có thể phán xét vấn đề
đúng sai dựa trên cơ sở quy định của pháp luật.
Nhàbáo Nguyễn Thiêm, báo ANTG chia sẻ: “Đã chọn con đường chông gai thì
chấp nhận đau thương là chuyện thường tình. Điều quan trọng là trong bất kỳ tình
huống nào thì bản thân người viết cũng phải giữ được bản lĩnh của mình, đừng để
những tác động xung quanh làm ảnh hưởng đến tinh thần và nhụt chí. Đôi lúc sức
ép, sự vất vả, va chạm… lại trở thành chất xúc tác để bản thân người viết điều tra
rèn luyện và nâng cao bản lĩnh của mình!”.
Không ít bài báokinhtế chống tiêu cực của các nhàbáo sau khi lên báo đã nhận
hàng chục cuộc điện thoạivới những lời lẽ xúc phạm, đe dọa…. Với những vụ việc
phức tạp, dính líu đến các đối tượng xã hội đen thì càng khó khăn và nguy hiểm vô
cùng thì chuyện bị dọa dẫm, hành hung, truy đuổi nhà báo…không phải là hiếm. Để
vượt qua những điều đó, nhàbáo chuyên nghiệp cần rèn luyện, tôi luyện cho mình
một bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, bản lĩnh đó là kết tinh của lòng yêu nghề, trách
nhiệm xã hội, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Nếu không có lòng say mê, tâm huyết
với nghề, tự hào với ngòi bút của mình và không có đủ bản lĩnh thì có lẽ sẽ có không
ít nhà báokinhtế “gác bút” đổi nghề để mong có được sự nhàn hạ.
4. Có những tỗ chất và kĩ năng quan trọng của một nhàbáo hiện đại.
Với bất cứ một nhàbáo nào, muốn hoạt động tốt trong xã hội hiện đại thì cũng cần
có những tố chấtcủa một nhàbáo chuyên nghiệp. Ngoài những phẩmchất đã nêu
trên, nhàbáo viết về kinhtế còn phải đáp ứng những tố chất sau:
- Có năng khiếu phát hiện thông tin và truyền tin:
5
Trước hết, năng khiếu này thể hiện ở việc nhàbáo quan tâm tới các sự kiện kinh tế
luôn mới mẻ dù ở những góc quen thuộc nhất. Và sau đó nhanh nhạy và tháo vác hơn
mọi người trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Nhàbáo phải kinhtế phải có khả
năng nhìn thấy thông tin ở khắp nơi trong đời sống xã hội, nhận ra “vấn đề” ngay
trong những cái bình thường mà mọi người dễ bỏ qua Nhàbáo là người nằm trong
dòng chảy thông tin vận động không ngừng, nên buộc phải thông hiểu mọi lĩnh vực
để có thể phát hiện cái mới và thông tin tới công chúng.
Nhàbáo còn phải quyết định thông tin đó có nên đưa tới công chúng không, và đưa
tới ở mức độ nào. Năng khiếu truyền tin là biết cách chọn lọc thông tin, chi tiết, biết
cách khiến nó trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và thực sự cần thiết với công
chúng.
- Nhà báokinhtế phải là người tự tin về trình độ ngoại ngữ và tin học của mình.
Trong môi trường giao lưu quốc tế rộng rãi hiện nay, ngoại ngữ và tin học cần cho
tất cả các ngành nghề trong xã hội. Với nghề báo, đặc biệt là báo chí viết về kinh tế
thì yếu tố yếu tố này càng quan trọng. Ngoại ngữ và tin học là những công cụ quan
trọng để giúp cho các nhà báokinhtế có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, dễ dàng tìm
kiếm tài liệu và dễ dàng hành nghề.
Trong môi trường kinhtế Toàn cầu hóa thì việc sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng
Anh để làm tên gọi cho các khái niệm kinhtế đang dần trở nên phổ biến. Mặt khác,
có rất nhiều tài liệu, bài báo nước ngoài chứa nhứng nội dung quan trọng mà nhà báo
kinh tế có thể thông qua đó mà xây dựng những tác phẩmchất lượng. Nếu trình độ
ngoại ngữ kém thì không thể làm được điều này. Cùng với xu thế khu vực hóa mạnh
mẽ, ngoài những ngoại ngữ thông dụng Anh, tiếng Pháp, các thứ tiếng khác trong
khu vực cũng sẽ là một lợi thế rất lớn cho nhàbáo khi tác nghiệp.
Có hiểu biết về tin học và Internet sẽ giúp nhàbáo dễ dàng tìm kiếm các nguồn
thông tin từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt, sự kết hợp giữa kiến thức tin
học với ngoại ngữ sẽ giúp các nhàbáo có kiến thức sâu rộng và toàn diện về một vấn
đề, từ đó mà có các bài viết hay hơn, chất lượng và hấp dẫn hơn.
- Có mối quan hệ rộng rãi.
Nhà báokinhtế phải có kĩ năng giao tiếp tốt và có khả năng giữ liên lạc tốt. Bởi lẽ,
viết về kinhtế là tiếp xúc với những vấn đề khó khăn và phức tạp, tiếp xúc với nhiều
người ở nhiều ngành nghề kinhtế khác nhau, tiếp xúc với nhứng nhân vật quan trọng,
“tầm cỡ”. Sau những lần tiếp xúc, gặp mặt đó, nhàbáo phải làm tốt công tác “ngoại
giao”. Giữ liên lạc với tất cả những người từng gặp, nhất là với những nhân vật quan
trọng , thậm chí là kết thân với những “đại gia” sẽ giúp nhàbáo tiết kiệm thời gian
liên hệ và tìm hiểu thông tin cho nhưng lần sau Mặt khác, nhàbáokinhtế cũng phải
giữ mỗi quan hệ tốt với những nhân vật, đối tượng trong bài viết của mình. Quần
6
chúng nhân dân chính là nguồn thông tin phong phú nhất cung cấp đề tài cho nhà
báo.
- Bên cạnh nhưng tố chất trên, nhàbáokinhtế còn phải có sức khỏe, sự kiên nhẫn
và có kĩ năng nghề nghiệp tốt…Tất cả những điều đó sẽ giúp họ có những bài báo
viết về kinhtế hay, hấp dẫn mà không khô cằn như mọi người vẫn thường nghĩ.
III. KẾT LUẬN
Nghề báo là một nghề đặc biệt, có thể gọi là “làm dâu trăm họ”, cũng có khi là
Người ta vẫn nói nhàbáo là người có thể “đổi trắng thay đen” bởi lẽ những thông
tin họ đưa ra sẽ ảnh hưởng đến thái độ, quan điểm của hàng trăm ngàn, thậm chí
hàng triệu người. Từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra đến ngoài nước, đội ngũ nghề
báo trải rộng khắp mọi miền. Dù là trời mưa bão, sóng gió hay động đất, sóng
thần… những người làm báo luôn đương đầu với những thách thức và với những
hiểm nguy.
Nghề báo được công chúng yêu thương và trân trọng. Dù có khó khăn nào, những
tình nguyện viên của nghề báo vẫn xung phong đi đầu và muôn trùng những hiểm
nguy, gian khổ thì tinh thần của đội ngũ anh em nghề báo lại càng mạnh mẽ và
nghị lực hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, những người cầm bút, mà ở đây muốn nói về những nhàbáokinh tế
cần tu dưỡng, rèn luyện và không ngừng bồi đắp cho mình những phẩmchất cần
thiết. Có như vậy thì những tác phẩmbáo chí về lĩnh vực kinhtế mới hay và hấp
dẫn và mang tính định hướng cao.
Tiểu luận trên đây chỉ nêu và phân tích khái quát về những phẩmchất cần có của
một nhàbáo khi viết về kinh tế. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm những kiến
thức cần thiết và phần nào giúp những người đọc nó, đặc biệt là với những nhà báo
tương lai sẽ hiểu hơn vấn đề và chuẩn bị tốt những kĩ năng, kiến thức cần thiết để
bước vào môi trường hoạt động báo chí.
7
. tế, chúng ta đã có những tờ báo kinh tế, những nhà báo viết về kinh tế có
đẳng cấp, tác phẩm báo chí của họ có sức mạnh sánh vai với những chuyên gia kinh
tế. . cả những vấn đề về
kinh tế.
Báo chí kinh tế đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong làng báo. Làm
báo đã khó, làm báo kinh tế lại càng khó hơn