1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế ở công ty Tranco trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO”

72 33 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 567,5 KB

Nội dung

Tính tất yếu của đề tài Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay,việc phát triển các ngành dịch vụ ở cả trong nước và quốc tế là rất cần thiết đốivới một doan

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay,việc phát triển các ngành dịch vụ ở cả trong nước và quốc tế là rất cần thiết đốivới một doanh nghiệp, và nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chínhthức của tổ chức thương mại thế giới WTO Là một quốc ia có tiềm năng vềphát triển kinh tế, nước ta đang tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực vàthế giới nhanh chóng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết Khi gia nhập vào WTO cácdoanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội, thách thức mới vì vậy để thích nghiđược với sự thay đổi môi trường, phạm vi và mức độ cạnh tranh khốc liệt trongkinh doanh các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển về tài chính, uy tíncũng như các hoạt động kinh doanh đang có và các hoạt động tiềm năng

Kinh doanh dịch vụ quốc tế là một hoạt động gắn liền với các doanhnghiệp Việt Nam khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụquốc tế ngày càng đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp

mà còn đối với cả nền kinh tế một quốc gia, khu vực và trên thế giới Công tyTranco là một công ty nhà nước trực thuộc bộ giao thông vận tải, công ty luôn

cố gắng phấn đấu để đạt các mục tiêu đề ra, phát triển và nâng cao vị thế củacông ty Với nguồn lực tài chính và nhân lực hiện tại công ty đang cố gắngkhông ngừng để thích ứng với những điều kiện khi Việt Nam gia nhập WTO vàtừng bước phát triển thêm các ngành kinh doanh mới phù hợp với xu hướng pháttriển của đất nước

Trong những năm vừa qua công ty Tranco đang phát triển hoạt động dịch

vụ quốc tế mạnh mẽ và đem lại những kết quả đáng khích lệ Nhận thức đượctầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ quốc tế, trong thời gian thực tập tại

công ty Tranco em mong muốn tìm hiểu vấn đề: “phát triển các loại hình dịch

vụ quốc tế ở công ty Tranco trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu thực trạng kinh doanhdịch vụ quốc tế của công ty Tranco trong những năm vừa qua và đề xuất các giảipháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế ở công ty Tranco trong điều kiệnViệt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu: phát triển các loại dịch vụ quốc tế trên phạm

vi vĩ mô

- Công ty Tranco – doanh nghiệp trực thuộc Bộ giao thông vận tải

- Thời gian từ năm 2004 – 2007 và các năm tiếp theo

4 Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảngbiểu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, phụ lục, chuyên đề thực tập tốtnghiệp được trình bày trong 3 chương:

Phần I: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ quốc tế và sự cần thiết phát triển dịch vụ quốc tế tại các doanh nghiệp trong điều kiện VN là thành viên của WTO

Phần II: Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco

Phần III: Phương hướng và giải pháp phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA CHÍNH THỨC CỦA

WTO 1.1 Những vấn đề chung về dịch vụ quốc tế và các loại hình dịch vụ quốc tế

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ quốc tế.

- Khái niệm về Dịch vụ

Trong nền kinh tế ngày nay không chỉ đơn thuần có các sản phẩm vật chất

cụ thể hay gọi là hàng hóa mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ Cảhàng hóa dịch vụ đều là sản phẩm của quá trình lao động, sản xuất của conngười Chúng cũng có giá trị và giá trị sử dụng song hàng hóa là sản phẩm hữuhình còn dịch vụ lại là sản phẩm vô hình

Khái niệm dịch được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau do sự đadạng về chủng loại và tính vô hình của nó Chính vì vậy, cho tới nay vẫn chưa

có một khái niệm thật sự thống nhất về dịch vụ:

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì thường định nghĩa dịch vụgắn liền với quá trình sản xuất, C.Mác cho rằng: “ Dịch vụ là con đẻ của nềnkinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏimột sự lưu thông trôi trảy, thông suốt và liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càngcao của con người thì dịch vụ pját triển Qua định nghĩa này, C.Mác đã chỉ rađược nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ

Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, nền kinh tế thị trường tại các nước tưbản chủ nghĩa đã phát triển mạnh khiến cho dịch vụ phát triển khá nhanh và đãtrở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế các quốc gia là đối tượngnghiên cứu của nhiều ngành kinh tế - xã hội như: kinh tế học, xã hội học, khoahọc quản lý, luật học… Lúc này, khái niệm dịch vụ cũng được hiểu theo cácnghĩa rộng, hẹp khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, phươngpháp luận kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng như phương

Trang 4

pháp luận, đối tượng và mục đích nghiên cứu của các ngành kinh tế, văn hóa, xãhội khác nhau Đồng thời cách hiểu về nghĩa rộng, nghĩa hẹp cũng khác nhau.

Cụ thể là:

Cách hiểu thứ nhất:

Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là một ngành kinh tế thứ 3 ngoài côngnghiệp và nông nghiệp Có nghĩa là những lĩnh vực, hoạt động nằm ngoài haingành công nghiệp và nông nghiệp như hàng không, thông tin… đều được coi làdịch vụ

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho kháchhàng trước, trong và sau khi bán

Cách hiểu thứ hai:

Theo nghĩa rộng, khái niệm dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quảcủa nó không tồn tại dưới dạng vật thể Điều này có nghĩa là hoạt động dịch vụbao trùm lên tất cả các lĩnh vực, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế -

xã hội, môi trường của từng quốc gia, từng khu vực cũng như toàn cầu Ngàynay, dịch vụ không chỉ bao gồm các lĩnh vực truyền thống như: Vận tải, giaonhận, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm… mà còn bao gồm những lĩnh vựcmới khác như: dịch vụ văn hóa, dịch vụ hành chính, dịch vụ tư vấn pháp luật, tưvấn hôn nhân…

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là một công việc đáp ứng một nhu cầu nào đócho con người hoặc cho xã hội như vận chuyển, cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡngcác máy móc thiết bị, công trình Một cách tiếp cận khác thì: dịch vụ là một sảnphẩm hay lợi ích cung ứng qua trao đổi chủ yếu là vô hình nhằm thỏa mãn nhucầu của con người, và không dẫn đến quyền chuyển quyền sở hữu Việc thựchiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất, chẳnghạn đi khám bệnh, đi du lịch bằng máy bay, xin tư vấn pháp luật… đều được coi

là dịch vụ

Mặc dù định nghĩa về dịch vụ quốc tế chưa đạt được tính thống nhấtchung nhưng tựu chung lại dịch vụ là sản phẩm của quá trình lao động của con

Trang 5

người này nhằm thỏa mãn nhu cầu của những con người khác, nó không tồn tạidưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu như cácsản phẩm hữu hình.

- Khái niệm về Dịch vụ quốc tế

Có thể hiểu dịch vụ quốc tế theo nhiều cách Cách đơn giản là: Dịch vụquốc tế là những sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật thể, được cung cấp rangoài phạm vi một quốc gia hoặc cung cấp cho những khách hàng nước ngoàiđang sinh sống và làm việc ở trong nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của kháchhàng quốc tế

Tuy nhiên những trường hợp dưới đây, các dịch vụ được cung cấp cũngđược gọi là dịch vụ quốc tế bao gồm:

- Những sản phẩm dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một quốc gianày sang lãnh thổ của một quốc gia khác

- Người sử dụng dịch vụ của một nước khác không phải là đất nước của

họ thì dịch vụ đó cũng được coi là dịch vụ quốc tế: Ví dụ người Pháp đi du lịchtại Việt Nam và sử dụng các dịch vụ của Việt Nam

- Người cung cấp dịch vụ thành lập pháp nhân hoặc thể nhân để cung cấpdịch vụ tại một nước khác

1.1.2 Vai trò của dịch vụ quốc tế

1.1.2.1 Dịch vụ quốc tế góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa trong nước cũng như quốc tế phát triển

Dịch vụ chính là cầu nối giữa yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của quá trìnhsản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế Bởi vìkhác các hoạt động kinh doanh trong nước, kinh doanh quốc tế còn chịu ảnhhưởng rất nhiều bởi khoảng cách địa lý, văn hóa, phong tục tập quán, luậtpháp… Các dịch vụ quốc tế ra đời đã góp phần khắc phục được phần lớn nhữngcản trở đó, khiến cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa ranước ngoài được thuận lợi hơn Ví dụ như: Dịch vụ vận tải đường biển, đường

Trang 6

bộ, đường không giúp được nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùngquốc gia và lãnh thổ; dịch vụ bảo hiểm quốc tế làm cho hoạt động thương mạiquốc tế an toàn, ít rủi ro và ít tổn thất hơn; Các dịch vụ ngân hàng – tài chínhkhiến khâu thanh toán trong xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng , hiệu quả hơn.Bên cạnh đó còn rất nhiều loại dịch vụ quốc tế khác là dịch vụ viễn thông, dịch

vụ môi giới, đại lý, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ hôn nhân… Nói cách khác,các dịch vụ quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại nói chung

và thương mại quốc tế nói riêng

1.1.2.2 Dịch vụ quốc tế thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy chuyên môn hóa

Dịch vụ nói chung và dịch vụ quốc tế nói riêng hình thành và phát triểngắn liền với phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là tiền đề chophân công lao động trở nên sâu rộng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.Các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế nhờ quy mô bằng cách chỉ tập trungchuyên môn hóa trong một lĩnh vực sản xuất và sử dụng một cách hiệu quả cácdịch vụ bên ngoài Như vậy, dịch vụ phát triển vừa tạo điều kiện để tăng năngsuất lao động trong sản xuất, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển vừađáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp, thương nhân

1.1.2.3 Là cầu nối giữa các vùng trong nước, nền kinh tế trong nước với nước ngoài.

Tạo cầu nối giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thậm chí giữa cácvùng quốc gia ít hay nhiều luôn tồn tại những khác biệt về văn hóa, phong tục,tập quán, pháp luật, những cản trở về mặt địa lý… do đó gây ra hạn chế khảnăng giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế Các dịch vụ quốc tế được cung cấpmột cách chuyên nghiệp đã khắc phục được những trở ngại này, tạo điều kiệnđưa các nước xích lại gần nhau hơn để tham gia vào quá trình hội nhập, hợp tác

và phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ

1.1.3 Các loại hình dịch vụ quốc tế chủ yếu trong nền kinh tế thế giới

Trang 7

Có rất nhiều cách phân loại dịch vụ quốc tế tùy thuộc vào những cáchphân loại khác nhau

1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất thương mại của dịch vụ

Chia thành hai loại:

- Dịch vụ mang tính chất thương mại: là những dịch vụ được thực hiện,cung cấp nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận Ví dụ: dịch vụquảng cáo, dịch vụ tiếp thị, môi giới

- Dịch vụ không mang tính chất thương mại ( dịch vụ phi thương mại):

là những dịch vụ được cung cấp không nhằm mục đích kinh doanh đểthu lợi nhuận như các dịch vụ công cộng ( dịch vụ y tế cộng đồng, giáodục, chăm sóc người già…) thường do các đoàn thể, tổ chức xã hội philợi nhuận hoặc chính phủ cung

1.1.3.2 Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ

- Dịch vụ phân phối: vận tải, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, môi giới

- Dịch vụ sản xuất: ngân hang, tài chính, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán

- Dịch vụ xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục, bưu điện, viễnthông…

- Dịch vụ cá nhân: dịch vụ sửa chữa, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giảitrí, văn hóa, du lịch…

1.1.3.3 Căn cứ vào quá trình mua bán hàng hóa

- Dịch vụ phân phối và dịch vụ sản xuất còn được gọi là “dịch vụ vềhang hóa” nghĩa là các hoạt động này luôn gắn chặt với việc sản xuất,trao đổi, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho việc cung cấpđầu vào sản xuất, phân phối tiêu thụ sản phẩm Nhóm dịch vụ này còn

có tên gọi khác là dịch vụ trung

- Dịch vụ xã hội và dịch vụ cá nhân được gọi là “dịch vụ tiêu dùng” là

các dịch vụ được tiêu dùng trực tiếp bởi các tổ chức, cá nhân thườngkhông liên quan đến thương mại hàng hóa nhưng vẫn mang tính chất

Trang 8

dịch vụ thương mại Các dịch vụ này còn được gọi là dịch vụ cuốicùng.

1.1.3.4 Phân loại dịch vụ theo WTO

Về cơ bản cách phân loại dịch vụ của WTO dựa trên nguồn gốc ngànhkinh tế Toàn bộ khu lĩnh vực thương mại dịch vụ được WTO chia ra 12 ngành,mỗi ngành lại chia ra các phân ngành với các hoạt động dịch vụ cụ thể So vớicác cách phân loại khác, cách phân loại của WTO rất thích hợp cho việc xúc tiếnđàm phán về mở cửa thị trường quốc tế Tổ chức thương mại thế giới đã quyđịnh các phương thức cung ứng dịch vụ và phân loại bao gồm các ngành và cácphân ngành như sau:

+ Dịch vụ nghiên cứu và triển khai: về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội

và nhân văn, đa ngành học luật

- Nhóm ngành dịch vụ về truyền thông

+ Dịch vụ bưu điện

+ Dịch vụ văn thư, đưa thư

+ Dịch vụ viễn thông: dịch vụ điện thoại, telex, thư tín dụng

Trang 9

+ Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác

- Nhóm ngành dịch vụ về văn hóa, giải trí

+ Dịch vụ về giải trí ( nhà hát, ban nhạc…)

+ Dịch vụ thư viện, lưu trữ, bảo tang, dịch vụ văn hóa

1.1.4 Đặc điểm của dịch vụ quốc tế so với hàng hóa hữu hình

1.1.4.1 Dịch vụ quốc tế là sản phẩm vô hình, khó xác định

Khác với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chấthay vật phẩm cụ thể, người ta không thể nhìn thấy hay sờ mó thấy dịch vụ trướckhi tiêu dùng Chính vì vậy trong công tác lượng hóa, thống kê, đánh giá chấtlượng và quy mô dịch vụ trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với hàng hóa Bêncạnh đó, vì không tồn tại duới dạng vật thể nên sẽ không xác lập được quyền sởhữu trên dịch vụ Bởi vậy, trong quan hệ mua bán như quan hệ mua bán hànghóa Chủ thể quan hệ dịch vụ có một số khác biệt so với quan hệ hàng hóa thôngthường Đó là quan hệ dịch vụ, chủ thể không quan tâm đến lợi ích sở hữu dịch

vụ, không định đoạt dịch vụ mà chỉ quan tâm tới quyền sử dụng và chất lượngdịch vụ

1.1.4.2 Dịch vụ quốc tế có tính đồng nhất, khó tiêu chuẩn hóa

Các chủ thể tham gia quan hệ mua bán thỏa thuận với nhau để thực hiệnmột công việc nào đó, ví dụ như sửa chữa điện thoại, nhà cửa… Bên cung ứngdịch vụ thực hiện công việc và nhận tiền công Thước đo để đánh giá công việcphụ thuộc vào mức độ “hài lòng” của bên yêu cầu dịch vụ và quá trình thực hiệncông việc của bên cung ứng dịch vụ Các nhà cung cấp dịch vụ không thể tạo rađược những dịch vụ như nhau trong cùng một thời gian làm việc khác nhau Bêncạnh đó, khách hàng lại đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ trong thờigian khác nhau, sự cảm nhận của khách hàng là khác nhau và những khách hàngkhác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau Bởi vậy, chất lượng dịch vụ daođộng trong khoảng rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ và do đó cótính đồng nhất và khó tiêu chuẩn hóa

Trang 10

1.1.4.3 Dịch vụ quốc tế không tách rời quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng

Xét dưới góc độ kinh tế, tính cách không tách rời được hiểu là việc sảnxuất, cung ứng, lưu thong, phân phối, tiêu dùng dịch vụ là một quá trình liênhoàn, không có độ trễ về mặt thời gian giữa các công đoạn, hay nói cách khác,quá trình sản xuất dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời Ví dụ, trongdịch vụ tư vấn pháp luận, khi chuyên gia cung cấp dịch vụ tư vấn thì đồng thờingười sử dụng cũng tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ tư vấn đó Với đặcđiểm này, dịch vụ khách hàng khác hàng hóa ở chỗ sản xuất hàng hóa tách rờivới quá trình lưu thông và tiêu dùng nên khi được sản xuất ra, hàng hóa có thểlưu kho bãi và không nhất thiết phải tham gia ngay vào quá trình lưu thong, tiêudùng Sau quá trình tiêu dùng, các giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ đượcchuyển tải vào các giá trị vật chất khác, còn bản thân dịch vụ không tồn tại

1.1.4.4 Dịch vụ quốc tế không thể cất trữ và lưu kho bãi

Do quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên khôngthể sản xuất dịch vụ hàng loạt và cất trữ, lưu kho bãi rồi mới mang ra tiêu dùngđược Vì vậy, dịch vụ là sản phẩm không lưu trữ được và không tồn tại kháiniệm tồn kho hay dự trữ sản phẩm trong hoạt động cung ứng dịch vụ

Trên đây là những những đặc trưng cở bản của dịch vu nói chung và dịch

vụ quốc tế nói riêng so với hàng hóa hữu hình, tuy nhiên chúng không mang tínhtuyệt đối mà vẫn có những ngoại lệ Ví dụ, một số loại hình dịch vụ khi kết thúcquá trình cung ứng sẽ tạo ra sản phẩm có hình thái vật chất như bản photocopytrong dịch vụ photocopy Hay hệ thống dịch vụ trả lời điện thoại tự động xét trênkhía cạnh nào đó coi là loại dịch vụ lưu trữ được Như vậy có thể thấy, sự phânbiệt giữa hàng hóa và dịch vụ chỉ mang tính chất tương đối

1.2 Doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến việc phát triển các loại hình dịch vụ trong doanh nghiệp

1.2.1 Doanh nghiệp và các loại hình dịch vụ quốc tế của doanh nghiệp

Trang 11

- Kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế: như chúng ta đã biết vận tải là hoạt

động kinh tế có mục đích của con người nhằm di chuyển hàng hóa từ vị trí nàyđến vị trí khác Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là một hoạt độngmang lại cho doanh nghiệp tham gia, đây là một động kinh doanh nhằm mụcđích kiếm lời Hoạt động ở đây rất đa dạng, có thể là mua đi bán lại, bán sảnphẩm cao hơn với gia thành đã mua, giao nhận, kho bãi…

Sự phát triển của hoạt động kinh doanh giao nhận không những mang lạinhững lợi ích to lớn cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia mà còn có vai trò quantrọng với các doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vậntải quốc tế, sự phát triển của hoạt động này mang lại những hợp đồng mới, giátrị cao, thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng; với các doanhnghiệp khác thì vận tải quốc tế giúp họ mở rộng thị trường xuất khẩu, phân tánrủi ro khi tham gia kinh doanh quốc tế, giảm bớt được gánh nặng trong việc vậnchuyển hàng hóa, tìm kiếm thị trường và nâng cao chất lượng hàng hóa

- Tài chính quốc tế: các doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh dịch vụ tài

chính chủ yếu thường là các ngân hàng, các công ty, tập đoàn đầu tư tài chính.Các hoạt động kinh doanh chủ yếu là: Thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế vàkinh doanh ngoại hối

Trong hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm các phương thức thanh toánsau: chuyển tiền, phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ(L/C) Phương thứctín dụng chứng từ thường được sử dụng phổ biến trong các giao dịch, hợp đồngmua bán ngoại thương vì phương thức này có tình rủi ro thấp nhất cho cả haibên

Hoạt động tín dụng quốc tế bao gồm các dịch vụ Tài trợ ngoại thương,bao thanh toán… Trong thời điểm hiện tại hai loại dịch vụ này đang ngày càngphát triển tại các nước phát triển Bao thanh toán là một nghiệp vụ đơn giản,nhưng điều kiện để nó thực sự đơn giản là được sự hỗ trợ bởi một hành langpháp lý minh bạch, đầy đủ Chính vì điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 12

không đáp ứng những yêu cầu trên nên nghiệp vụ bao thanh toán mãi vẫn chưađược triển khai.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối được thực hiện bởi nhiều đối tượng, cóthể là cá nhân, doanh nghiệp và các ngân hàng Trong hoạt động này các ngânhàng đóng vai trò rất quan trọng

- Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm quốc tế: trong hoạt động thương mại quốc tế

phát triển như ngày nay, bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa, phương tiện và conngười là không thể thiếu Kinh doanh bảo hiểm thực chất chính là kinh doanh rủi

ro, trong hoạt động thương mại không thể tránh được những rủi ro thường trựcnhư: động đất, sóng thần, chiến tranh, đình công… Những người tham gia bảohiểm đóng một số tiền nhất định cho người cung cấp dịch vụ bảo hiểm và ngườinày sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người tham gia bảo hiểm những tổn thất

do những rủi ro gây ra phù hợp với những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm

- Các dịch vụ khác: ngoài các loại hình dịch vụ quốc tế phổ biến trên còn có

một số loại hình dịch vụ khác như: đào tạo, xuất khẩu lao động quốc tế; hoạtđộng tư vấn mang yếu tố quốc tế…

1.2.2 Các nội dung của việc phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế của doanh nghiệp

1.2.2.1 Phát triển thêm các loại hình dịch vụ quốc tế mới

Bất kỳ doanh nghiệp nào, đều mong muốn phát triển không ngừng Mộttrong những con đường đó là phát triển thêm loại hình dịch vụ cho doanhnghiệp Khi kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hộithu được lợi nhuận từ nhiều hoạt động, bên cạnh đó các hoạt động này cũng cóthể hỗ trợ lẫn nhau Các tập đoàn tài chính lớn ở Việt Nam như Vilacera, HòaPhát đều thực hiện nội dung này Ngoài hoạt động chính là cung cấp hàng hóa,dịch vụ từ những sản phẩm truyền thống họ không ngừng phát triển thêm nhữnglĩnh vực mới như kinh doanh chứng khoán, dịch vụ môi giới, sàn giao dịch bấtđộng sản Thực sự đây là những ngành kinh doanh rất mới mẻ và hứa hẹn đemlại rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp đó

Trang 13

Nhưng có một thực tế đặt ra là, trong số các tập đoàn lớn của khu vựcĐông Nam Á thì những cái tên của Việt Nam lại không được biết đến, phảichăng là việc mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau đãkhiến các tập đoàn của Việt Nam phân tán về nhân lực, tài chính… chỉ tập trungvào những lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài có phải làphương án kinh doanh tối ưu với các doanh nghiệp hay không?

1.2.2.2 Tập trung vào các loại hình dịch vụ hiện tại

Ngược lại với nội dung thứ nhất của việc phát triển các loại hình dịch vụ,các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các dịch vụ quốc tế mà mình đang có Mộtdoanh nghiệp tham gia vào kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế không dùngnhững đồng vốn của mình đầu tư vào tài chính hoặc bảo hiểm Họ sẽ đầu tư đểnâng cấp về cơ sở vật chất, phương tiện vận tải, nâng cấp kho bãi và nâng cao

uy tín bằng các hoạt động Marketing… Dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hứahẹn thành công, về mức độ hài lòng của khách hàng, thuận tiện trong giao dịch,

và chất lượng đảm bảo Đây là bí quyết thành công của những doanh nghiệp lớn,không tập trung vào quá nhiều mục tiêu, nhiều dịch vụ khác nhau mà tìm cách

để cho dịch vụ cung cấp là tốt nhất và thu tối đa lợi nhuận Ở Mỹ và Nga ta đãbiết đến những ông vua trong lĩnh vực Dầu mỏ, thép… và những tỷ phú trongcông nghệ thong tin và phần mềm máy tình

Lựa chọn nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ nào là vấn đề đặt ra vớicác doanh nghiệp Phương án thích hợp nhất là phương án đem lại sự phát triểntoàn diện cho doanh nghiệp cả về quy mô, nhân lực, cơ sỏ vật chất và lợi nhuậnkinh doanh

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ quốc tế của doanh nghiệp

1.2.3.1 Chất lượng dịch vụ

Để đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế thìchất lượng dịch vụ là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng được xét tới Sau khi lựachọn nội dung phát triển, chất lượng dịch vụ có được cải thiện không? Với dịch

Trang 14

vụ ngân hàng thì đó chính là tốc độ, sự thuận tiện trong các giao dịch thanh toán.Chất lượng của nhân lực cũng được xét tới: trình độ, mức độ thành thạo trongcông việc Một dịch vụ có chất lượng tốt không chỉ được đánh giá từ phía cácnhà cung cấp dịch vụ, mà còn dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế Ví dụ, tại nước

ta có tiêu chuẩn về hàng Việt Nam chất lượng cao, các tiêu chuẩn về ISO 2000,ISO 2001… Các doanh nghiệp thường đưa những tiêu chuẩn áp dụng với sảnphẩm dịch vụ của mình để tạo được uy tín trên thị trường, xây dựng thương hiệu

và đem lại sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Dịch vụ có đặc trưng là khi sử dụng dịch vụ thì khách hàng mới cảm nhậnđược chất lượng của nó, sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng thông quachất lượng mà dịch vụ cung cấp cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá sự pháttriển

1.2.3.2 Quy mô của hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế

Số lượng dịch vụ có tăng hay không, dịch vụ có phát triển ở những thìtrường mới không, quy mô kinh doanh tăng như thế nào? Đó là những câu hỏi

mà doanh nghiệp phải trả lời sau khi đã thực hiện phát triển dịch vụ quốc tế Saumột chu kỳ phát triển, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã mở rộng ra nhiềuthị trường khác nhau, các giao dịch ngoại tệ, tín dụng không chỉ giới hạn tại một

số thị trường nhất định như trước đây Ngoài ra, trên một số quốc gia đã có thêmnhững chi nhánh của ngân hàng, ngân hàng không chỉ đơn thuần thực hiện cáchình thức bảo lãnh mà còn phát triển thêm hoạt động Bao thanh toán, trongtrường hợp này thì việc đánh giá nhờ quy mô rất rõ ràng Hoạt động phát triểndịch vụ quốc tế của ngân hàng trên rất tốt, mở rộng quy mô ra các thị trườngkhách nhau, có thêm chi nhanh, thêm các dich vụ kinh doanh mới

Trang 15

1.2.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Tài chính: là yếu tố tiên quyết cho quyết định phát triển dịch vụ quốc tếcủa doanh nghiệp Muốn phát triển thì phải đầu tư, đầu tư có liên quan chặt chẽđến tài chính doanh nghiệp Nguồn vốn, lợi nhuận của doanh nghiệp dồi dào thìcác quyết định đầu tư sẽ được cân nhắc và thông qua để nhanh chóng đầu tư chonhững dự án mới, đem lại lợi nhuận cao Ngược lại trong điều kiện một công tykhó khăn về nguồn vốn, lợi nhuận ròng là ít thì việc duy trì những hoạt độnghiện tại đã khó khăn chứ chưa nói tới việc đầu tư theo chiều sâu hoặc phát triểnnhững dự án mới

- Nguồn nhân lực: yếu tố thứ hai bên trong doanh nghiệp cần xét tới là vềnguồn nhân lực và đội ngũ lao động Khi tiến hành lập phương án phát triển hoạtđộng dịch vụ quốc tế, những người hoạch định phải tính đến tình hình nhân lựctại doanh nghiệp: số lao động có đáp ứng đủ nhu cầu hay không? Trình độ laođộng…trong trương hợp nguồn lao động thiếu sẽ có những kế hoạch tuyển dụngcho phù hợp với phương hướng phát triển của các ngành dịch vụ

- Công nghệ và thiết bị: Công nghệ và thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đếncác doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế và dịch vụ ngân hàng

- Hoạt động sản xuất

- Hoạt động Marketing, bán hàng

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Khung khổ pháp lý: bao gồm hệ thống pháp luật và cở chế chính sáchcho việc phát triển thị trường dịch vụ nói chung và cho hoạt động kinh doanhdịch vụ quốc tế nói riêng Khung khổ pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việckhuyến khích hay hạn chế ra đời, phát triển và rút khỏi thị trường của các nhàcung ứng dịch vụ và các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời chi phốiquan hệ cung cầu dịch vụ trên thị trường Yêu cầu chung của hệ thống phát luật

là cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, bình đẳng để tạo ra môi trường thuận

Trang 16

lợi cho sự ra đời, phát triển, cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụquốc tế

- Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của nền kinh tế: được hình thành từ nguồnđầu tư của nhà nước và xã hội vào các kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ côngphục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục nói chung và phục vụ sảnxuất kinh doanh nói riêng Đối với kinh doanh dịch vụ quốc tế thì cở sở về côngnghệ thông tin, viễn thông… có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho sự pháttriển của dịch vụ

- Môi trường kinh tế quốc gia bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởngkinh tế, tỷ lệ lạm pháp, tỷ lệ thất nghiệp, nguồn ngân sách, các chính sách và hỗtrợ của chính phủ Đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế cầnnghiên cứu rõ các đặc điểm này trước khi thưc hiện Một môi trường kinh tếquốc gia khác biệt với nhiều rủi ro và hỗ trợ của chính phủ là không nên đầu tưvào Khi đầu tư vào một quốc gia có môi trường kinh tế ổn định: tốc độ tăngtrưởng nhanh, lạm pháp ở mức thấp và không chịu hạn ngạnh hay sự hỗ trợ củachính phủ sở tại là điều kiện lý tưởng để thực hiện dự án

- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: đây là yếu tố ảnh hưởng đến việccung cấp các dịch vụ quốc tế Khi có nhiều nhà cung ứng dịch vụ như nhau trêncùng một thị trường, mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại có năng lực khác nhau, chấtlượng dịch vụ mà họ cung ứng cũng vậy Để đánh giá năng lực của đối thủ cạnhtranh cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tài chính, nhân sự, thị trường…

Với sự chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc thì các loại hình dịch vụ quốc tế ngàycàng phong phú và đa dạng, vì vậy doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn dịch vụ phùhợp cho hoạt động kinh doanh của mình

1.3 Sự cần thiết của việc phát triển các loại hình dịch vụ ở các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

1.3.1 Những lợi ích của việc phát triển dịch vụ quốc tế tại các doanh nghiệp

1.3.1.1 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh

Trang 17

Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp kinh doanh quốc

tế cần có các hoạt động bổ trợ khác như thông tin, vận tải, tài chính, đối thủ cạnhtranh… nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi Để giải quyếtnhững nhu cầu này, các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện hoặc thuê dịch

vụ bên ngoài Không phải tất cả các doanh nghiệp đều có khả năng tự thực hiệncác hoạt động này hoặc nếu có thực hiện có thể không đảm bảo chất lượng, hiệuquả không cao hoặc gây tốn kém về thời gian tiền bạc Một số dịch vụ như vậntải, thanh toán, quảng cáo… nhưng với dịch vụ kiểm toán thì đòi hỏi phải sửdụng lao động có chuyên môn cao, lập các bộ phận tài chính, kế toán riêng đểphụ trợ, việc này yêu cầu chi phí cao và tốn thời gian Vì vậy, các doanh nghiệp

có xu hướng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ từ các nhà cung ứng chuyên nghiệp.Khi đó, họ sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian để tập trung vào nhiệm vụchính của mình là tổ chức sản xuất – kinh doanh, nâng cao năng lực và hiệu quảcạnh tranh

1.3.1.2 Dịch vụ quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

Dịch vụ và dịch vụ quốc tế hình thành và phát triển gắn với phân công laođộng xã hội Phân công lao động xã hội là tiền đề cho sự ra đời và phát triển củadịch vụ, ngược lại sự phát triển của dịch vụ lại khiến cho phân công lao động trởnên sâu rộng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại Các doanh nghiệp tậndụng lợi thế nhờ quy mô bằng cách chỉ tập trung chuyên môn hóa trong một lĩnhvực sản xuất và sử dụng một cách hiệu quả các dịch vụ bên ngoài Như vậy, dịch

vụ phát triển vừa tạo điều kiện để tăng năng suất lao động trong sản xuất, thúcđẩy ngành sản xuất khác phát triển vừa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng

đa dạng của doanh nghiệp, thương nhân

1.3.2 Tính tất yếu của việc phát triển dịch vụ quốc tế

1.3.2.1 Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của đất nước ta.Nhận rõ lợi thế và thách thức để chủ động hội nhập là điều hết sức cần thiết Có

Trang 18

vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng hơn, trình độcao hơn… nhìn chung kinh tế Việt Nam đã hội nhập từ lâu nhưng vẫn ở trình độthấp, sơ khai Hiện nay, tuy kinh tế Việt Nam tham gia vào AFTA, ASEAN,WTO nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy

mô, khối lượng Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,chúng ta không thể không đẩy nhanh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế.Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX và X đều khẳng định phải

“đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, với quy mô rộnghơn và trình độ cao hơn

Chỉ hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả thì chúng ta mới có chỗ đứng trênthì trường quốc tế, hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO đây là một điều kiện rấtthích hợp cho hội nhập kinh tế quốc tế cả chiều sau và chiều rộng Khi hội nhậpkinh tế quốc tế chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiêntiến để đáp ứng với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hội nhập kinh tếquốc tế, nuớc ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm Mở cửa hội nhập do đó, không chỉ là đểcác doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vàosản xuất và kinh doanh ở nước ta Hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinhcủa bản thân nền kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắtbuộc Chúng ta đã có đủ các yếu tố cần thiết đã hội nhập, đây là yêu cầu nội sinhxuất phát từ bên trong của các doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế,không còn sự lựa chọn ưu việt nào hơn

Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển

mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mấttruyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xãhội lành mạnh và phát triển

Trang 19

1.3.2.2 Đảm bảo sự sống còn, phát triển của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cần để các doanh nghiệp tham giavào hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế Khi quan hệ quốc tế được mở rộng,hạn ngạnh và các hỗ trợ của chính phủ các nước được xóa bỏ nhất là khi ViệtNam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì sẽ được hưởngnhững nguyên tắc: tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngỗ quốc gia Việc kinhdoanh dịch vụ trên thị trường quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, tùy thuộcvào tiềm lực của doanh nghiệp, sẽ có những chiến lược phù hợp Hội nhập kinh

tế quốc tế cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện làm quen,tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao cũng như các phương thức, tácphong công nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ,

EU, Nhật Bản Nhờ đó mà các doanh nghiệp của chúng ta có thể nâng cao năngsuất lao động, tiết kiệm các chi phí về nhân công, rút ngắn chu kỳ sản xuất củasản phẩm, đồng thời cũng đã tạo ra được những sản phẩm mới đáp ứng được cácyêu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã từ các nhà nhập khẩu, góp phần nângcao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam Về vấn đềnhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cơ hội nâng cao tay nghề chongười lao động và trau dồi kiến thức, nâng cao kinh nghiệm quản lý cho ngườiđiều hành quá trình sản xuất Kết quả là các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) đã vào Việt Nam ngày một tăng trong hơn 10 năm trở lại đây

1.3.3 WTO và các yêu cầu phát triển và cam kết các loại hình dịch vụ phù hợp

Việc phải thực hiện những cam kết sẽ làm cho hoạt động đầu tư nướcngoài vào Việt Nam thuận lợi, hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanhnghiệp trong nước cũng được khuyến khích qua đó góp phần đổi mới, phát triểnnền kinh tế đất nước:

- Cam kết không phân biệt đối xử và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng: đượcthể hiện qua hai quy chế tối Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc tế, đây là

Trang 20

những nguyên tắc nền tảng của WTO cũng như các tổ chức, thể chế kinh tếquốc tế Trong những năm vừa đã thực hiện nhiều biện pháp cần thiết nhằm đảmbảo thực hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng trong thương mại quốc tế và quan hệđầu tư mà nước ta đã hoặc sẽ cam kết với các nước trong các khuôn khổ hợp tácsong phương và đa phương Chính phủ đã từng bước giảm và tiến tới sẽ huỷ bỏcác quy định có tính phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước

ta với nước ngoài

- Cam kết về thương mại hàng hóa, về thuế quan các nước tham gia vàoWTO đều phải cam kết không tăng thuế ở mức nhất định đối với các mặt hàng ởtrong biểu thuế nhập khẩu, mức cam kết trong một số trường hợp có thể ít hơnmức thuế đang áp dụng, vì thế khi gia nhập vào WTO các quốc gia đều phải cắtgiảm thuế ở một số mặt hàng Ngoài ra, trong WTO còn có các mô hình cắtgiảm thuế mạnh mẽ như “ cắt giảm thuế quan theo ngành” và hài hòa thuế quan.Các ngành chủ yếu là công nghệ thông tin, hóa chất, xây dựng…

- Cam kết về tự do thương mại dịch vụ: khi gia nhập WTO, Việt Namphải cam kết đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được đầu tư vàhoạt động ở những lĩnh vực dịch vụ nhất định Mức độ cam kết sẽ phụ thuộc vàoquá trình đàm phán Cạnh tranh trong nhiều ngành dịch vụ quan trọng như viễnthông, ngân hàng, bảo hiểm, v.v đã tăng đáng kể khi Việt Nam gia nhập WTOTại Bản chào 4, Việt Nam đã chào tới 92/155 phân ngành thuộc 10/11 ngànhdịch vụ, đó là: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ tài chính (cả ngânhàng); dịch vụ phân phối; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ cóliên quan; dịch vụ văn hoá và giải trí; dịch vụ vận tải; dịch vụ giáo dục Như vậy

là nước ta đã cam kết mở cửa hầu hết các ngành dịch vụ (trừ dịch vụ môi trường,nhưng không có nghĩa là sẽ không phải mở) và đa số các phân ngành dịch vụ.Cam kết về tự do thương mại dịch vụ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trongnước nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia đầu tư ra nước ngoài với những lợithế của một thành viên chính thức của WTO Quá trình cạnh tranh với các nhàkinh doanh dịch vụ nước ngoài là vô cũng khốc liệt, nếu không có những kế

Trang 21

hoạch phát triển, nguồn tài chính vững vàng thì doanh nghiệp có thể đi tới phásản.

- Cam kết về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại:tuân thủ các cam kết liên quan đến hiệp định TRIMs, cam kết xóa bỏ các rào cản

về đầu tư giữa các nước trong tổ chức WTO với mục đích tăng cường sự minhbạch, hấp dẫn của thị trường đầu tư giữa các nước

1.3.4 Cơ hội phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

- Tăng cường xuất khẩu thông qua việc tiếp cận các thị trường của các

thành viên WTO, khi thị trường và các hạn ngạnh không bị hạn chế thì cácdoanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng Việcphát triển các ngành xuất khẩu hàng hóa cũng đi liền với nhu cầu về các dịchgiao nhận vận tải, bảo hiểm và ngân hàng Đây là một cơ hội rất lớn của cácdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ quốc tế: tăng doanh thu, pháttriển thêm các loại hình dịch vụ mới phù hợp

- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ về tàichính, tín dụng và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài Việc thựchiện các cam kết sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư vào các ngành kinh tế quantrọng của đất nước

- Khi Việt Nam tham gia vào WTO các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực dịch vụ quốc tế được tiếp xúc với công nghệ hiện đại tiên tiến

Tóm lại, qua chương một ta đã tìm hiểu được những vấn đề lý luận cơ

bản chung liên quan đến dịch vụ quốc tế và các loại hình của nó Doanh nghiệp

và các nhân tố liên quan, có tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tếtrên tầm vĩ mô và vi mô Tính tất yếu khách quan của các doanh nghiệp ViệtNam hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta đã là thành viên chính thức của tổchức WTO, trong điều kiện hội nhập đó, các doanh nghiệp nước ta đã có những

cơ hội và thách thức như thế nào?

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ TẠI

CÔNG TY TRANCO 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Tranco

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TRanco

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Công ty vận tải và xây dựng công trình giao thông là một doanh nghiệpnhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Công ty tiền than của Liên Hiệp cácCông ty vận tải ô tô Theo Nghị định sô 338 về việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chứcdoanh nghiệp nhà nước, ngày 04/12/1991, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải raquyết định số 2450/QĐ-TCCBLĐ thành lập “ Công ty khai thác Xuất nhập khẩuthiết bị ô tô” Ngày 05/04/1993 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 67/QĐ-TCCLĐ đổi tên công ty thành “ Công ty Vật tư kỹ thuật vận tải ô tô”

Trong quá trình hình thành, để phù hợp với các ngành nghề kinh doanh

mà công ty đã và đang khai thác, ngày 06/08/1996, Bộ trưởng Bộ giao thông vậntải ra quyết định đổi tên công ty thành “ Công ty vật tư xây dựng công trình giaothông”

Ngày 14/05/2007 Bộ giao thông vận tải quyết định đổi tên và bổ sungngành nghề kinh doanh cho công ty vật tư xây dựng công trình giao thông: Đổi

tên công ty thành: Công ty Vận tải và Xây dựng Tên giao dịch quốc tế viết tắt

là TRANCO; Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty vận tải và xây dựng:Hoạt động xử lý rác thải rắn và xử lý rác thải lỏng

Tên giao dịch: TRANSPORT MATERIAL AND CONTRUCTION COMPANY

Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 83A phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội

Điện thoại: (84)04.5574529 Fax: (84)04.5574530Email: trancoatc@hn.vnn.vn

Số chứng nhận đăng ký kinh doanh: 111639

Tài khoản tiền VNĐ: 710-00410 tại ngân hành Công thương Việt Nam

Trang 23

Tài khoản ngoại tệ: 362111.711.120 tại ngân hành Vietcombank

Vốn: 3.234.067.296 VN Đồng

Trong đó: Vốn cố định là 1.147.000.000 VN Đồng

Vốn lưu động là 2.087.067.296 VN Đồng

 Người đại diện theo pháp luật của công ty nhà nước

Chức danh: tổng giám đôc

Họ tên: Nguyễn Quốc Khôi Giới tính: NamSN: 13/06/1957 Dân tộc: Kinh QT: Việt Nam

2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty

Quá trình phát triển của công ty TRANCO từ khi thành lập đến nay đượcchia làm 3 giai đoạn: !991-1996, 1997-2004, 2005-Nay

Giai đoạn 1997-2004:

Qua quá trình phát triển của công ty thì đến năm 1996 công ty được bổsung thếm nhiệm vụ xây lắp và một số ngành nghề kinh doanh khác:

- Kinh doanh vận tải và đại lý vận tải

- Sản xuất cơ khí, sửa chữa và dịch vụ kỹ thuật ô tô

- Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ, giao nhận hành hóa, vận chuyển container

Tiếp nhận thêm một số đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành giaothông vận tải và phát triển thêm lực lượng

- Công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình

Trang 24

- Công ty trách nhiệm hữu hạn môi trường xanh

- Một số chi nhánh: CN phía Nam, Hải phòng

Giai đoạn 2005 đến nay:

Trong giai đoạn này, công ty tập trung chủ yếu vào việc tiến hành sắp xếplại cơ cấu tổ chức và mở rộng thêm một số ngành nghề kinh doanh như: xuấtkhẩu lao động, thương mại liên hợp v.v

- Về việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, công ty thay phòng thị trường bằngphòng Đầu tư, bổ sung thêm ngành nghề đào tạo bằng việc mở thêm trườngTrung Cấp bách nghệ Hà Nội

Đánh giá chung về quá trình phát triển của công ty: trong quá trình phát triển

của mình, công ty đã vừa phát triển lĩnh vực kinh doanh, hoàn thiện cơ chế quản

lý Gồm có 13 đơn vị trực thuộc là các chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm, công tyhoạch toán phụ thuộc có con dấu riêng, tài khoản riêng, hoạt động theo ủy quyền

và phân cấp của tổng giám đốc công ty, ngoài ra còn có một số thành viên liênkết do công ty góp vốn đầu tư là cá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,công ty cổ phần

Ví dụ: Công ty Liên doanh khách sạn Gowman

Công ty vận tải và xây dựng công trình

Trường Trung Cấp Bách Nghệ HN

2.2.2 Mô hình tổ chức sản xuất, bộ máy quản trị

Để phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty đã thực hiện chế độ hoạch toánkinh tế độc lập, thực hiện tinh giảm biên chế bộ máy quản lý, rút gọn số lượngcác phòng ban Đào tạo lại đội ngũ các bộ công nhân viên trong công ty Năm

2005, công ty có 1366 cán bộ công nhân viên trong đó:

+ Cán bộ quản lý doanh nghiệp là: 766 người chiếm 5,49%

+ Công nhân trực tiếp sản xuất là: 766 người chiếm 65,07%

+ Nhân viên gián tiếp: 525 người chime 38,43%

Sau đây là sơ đồ mô tả chi tiết bộ máy tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị củacông ty TRANCO:

Trang 25

PHÒNG ĐẦU TƯ

PHÒNG TC-HC

PHÒNG TC-KT

PTGĐ

VẬN TẢI

PTGD

XÂY DỰNG

PTGĐ KINH DOANH

VẬN TẢI XÂY DỰNG CHI LIÊN KẾT

NHÁNH

ĐÀO TẠO THƯƠNG

MẠI

- XN VT VÀ ĐẠI LÝ

- XN VT VÀ DỊCH VỤ

- XN XDCTGT

- XN TM&XDCT

- CT CPXD

- XN VẬT

TƯ VẬN TẢI&DV

- XN VẬT

TƯ TBCT

- ĐT VÀ XKLD

- TT ĐT KỸ THUẬT Ô TÔ

- CN HẢI PHÒNG

- CN PHÍA NAM 1&2

- LD KS GUOMAN

- CT TNHH

MT XANH

Trang 26

Công tác tổ chức bộ máy quản trị của công ty hiện nay bao gồm:

- Các đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh

+ Vận tải: Công ty vận tải

+ Xây dựng: Công ty xây dựng công trình giao thông

+ Thương mại: Công ty vật tư thiết bị công trìn

+ Đào tạo: Trung tâm đào tạo kỹ thuật ô tô, TT đào tạo xuất khẩu LĐ+ Đại diện chi nhánh: Chi nhánh công ty tại TP HCM, Hải Phòng

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Tranco

- Chức năng của công ty Tranco

Ngay từ khi thành lập công ty, Bộ giao thông vận tải đã giao cho công tynhiệm vụ và xác định cho công ty thực hiện các chức năng:

+ Tổ chức vận tải ô tô: vận tải hàng hóa, khách hàng, hàng siêu trường, siêutrọng, vận tải quá cảnh và liên vận quốc tế, container Đại lý vận tải ô tô, kinhdoanh kho bãi, dịch vụ xếp dỡ

+ Xây dựng giao thông: xây dựng các công trình giao thông, công trình dândụng, nâng cấp, mở rộng bến bãi, xây dựng công trình thủy lơi, xây dựng côngtrình nông thông, tư vấn và đầu tư xây dựng

Trang 27

+ Đào tạo: đào tạo nghề dân dụng ngắn và dìa hạn, đào tạo cấp bằng ô tô, mô tôcác hạng Đào tạo thợ sửa chữa hướng dẫn bảo hành phương tiện vận tải và máyxây dựng.

+ Dịch vụ: Dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch và tổ chức du lịch lữ hànhtrong nước và quốc tế Hợp tác xuất khẩu lao động, chuyển giao kỹ thuật ô tô, tưvấn việc làm và làm sạch công trình dân dụng, kinh doanh kho bãi, kho ngoạiquan Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng như phương tiện vận tải, thiết bịxây dựng, thiết bị tổng hành, phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng và các thiết bị kỹthuật khác

- Nhiệm vụ của công ty Tranco

Trong điều kiện kinh tế thị trường, công ty TRANCO là một doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông vận tải, công ty hoạt động theo luậtdoanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ như sau:

Về kinh tế:

+ Thực hiện các chính sách kinh tế về hoạch toán độc lập, chấp hành các chính

sách kinh tế vĩ mô và vi mô của nhà nước, luật doanh nghiệp nhà nước trongkinh tế thị trường

+ Thực hiện các chính sách, chế độ kế toán tài chính thống nhất của nhà nướcnhư: đóng thuế và nộp ngân sách đầy đủ, nộp tiền sử dụng vốn, bảo toàn và pháttriển công ty

+ Liên kết giữa các đơn vị, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để xâydựng và phát triển sản xuất kinh doanh đúng mục đích, hạn chế những lãng phí

Trang 28

+ Bảo vệ môi trường sống, môi trường sinh thái, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Về mặt chính trị

+ Thực hiện và hoàn thành kế hoạch cấp trên giao

+ Đảm bảo về các hoạt động an ninh xã hội

+ Thực hiện các nhiệm vụ chính trị đối với nhà nước về đối nội, đối ngoại vàxây dựng các công trình chiến lược

2.3.4 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tranco

Trang 29

2.2 Các nhân tố tác động đến việc phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco

2.2.1 Những nhân tố khách quan

2.2.1.1 Tình hình thị trường trong nước, thị trường quốc tế

- Tình hình thị trường trong nước: tình hình thị trường trong nước là nhân

tố ảnh hưởng trưc tiếp đến doanh nghiệp Là một doanh nghiệp Việt Nam, có trụ

sở ở trong nước và kinh doanh trên sự phát triển của các ngành trong nước Tìnhhình thị trường ổn định, không có nhiều đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽkhông phải nỗ lực tìm kiếm những đoạn thì trường mới, họ có thể tập trung kinhdoanh tại thị trường trong nước Không có nghĩa ở trong nước là tính quốc tếcủa các loại hình dịch vụ bị mất đi Đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính thìtất cả các dịch vụ mà họ cung cấp đều ít nhiều mang tính chất quốc tế, phạm vikhông bị giới hạn bởi không gian mà tùy thuộc vào các đặc trưng dịch vụ Hiệnnay, có rất nhiều tổng công ty, doanh nghiệp cùng kinh doanh trên lĩnh vực dịch

vụ tương tụ với công ty Tranco vì vậy áp lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường làrất lớn

2.2.1.2 Tình hình về vốn của nhà nước

Là một công ty nhà nước công ty Tranco nguồn lợi nhuận của công tyTranco được phân bổ cho các khoản nợ ngắn hạn, sau đó là sẽ chuyển vào ngânsách nhà nước Nhưng trên thực tế vì tình hình kinh doanh ngày càng khó khănnên hàng năm nguồn vốn nhà nước sẽ được cung cấp thêm để phát triển hoạtđộng kinh doanh

Qua biểu đồ cơ cấu vốn của công ty Tranco những năm qua, ta thấy: Nguồn vốncủa công ty còn nhỏ, việc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa được đápứng, tỉ lệ vốn vốn lưu động trên tổng vốn và vốn chủ sở hữu còn rất nhỏ, nguồnvốn vay ngân hàng bị hạn chế, do các ngân hàng quản lý chặt chẽ hơn việc chovay vốn đối với các công ty nhà nước

Trang 30

86.671 50.875

138.651

91.7

46.876

139.681 104.885

33.876 139.866

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính

Hình 2.2: Cơ cấu vốn qua các năm

Qua biểu đồ cơ cấu vốn của công ty Tranco những năm qua, ta thấy:Nguồn vốn của công ty còn nhỏ, việc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưađược đáp ứng, tỉ lệ vốn vốn lưu động trên tổng vốn và vốn chủ sở hữu còn rấtnhỏ, nguồn vốn vay ngân hàng bị hạn chế, do các ngân hàng quản lý chặt chẽhơn việc cho vay vốn đối với các công ty nhà nước Vốn đầu tư xây dựng cơ bảncủa nhà nước qua các năm tuy có được giải ngân một phần để giải quyết nợnhưng tổng lượng đầu tư không tăng, vốn nợ đọng của công ty qua các năm cònnhiều Các ngân hàng chủ nợ của công ty tăng cường tận thu và siết chặt điềukiện vay vốn Các quan hệ với ngân hàng trong những năm qua không được tốt.Chỉ có ở một số chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Năm 2005 tỉ lệ vốn vay trên tổng vốn của công ty là 36,6%, tỉ lệ này trongnăm 2006 là 33,1% và trong năm 2007 vừa qua giảm xuống còn 23,3% Tỉ lệvốn vay ngân hàng qua các năm có giảm làm giảm chi phí vốn vay của công ty.Qua bảng cơ cấu vốn qua các năm 2003 – 2007 ta cũng thấy được rằng tổng vốncủa công ty tăng rất ít, vốn vay ngân hàng giảm tỉ lệ với số lượng vốn chủ sởhữu tăng Tỉ lệ tăng trưởng tổng vốn từ năm 2005 – 2007 lần lượt là 0,72%,0.12% Năm 2006 và năm 2007 gần như không thay đổi

Trang 31

2.2.1.3 Hoạt động trong môi trường mới, môi trường cạnh tranh của WTO

Hoạt động trong môi trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hìnhdịch vụ quốc tế

2.2.2 Những nhân tố chủ quan

2.2.2.1 Hoạt động của các lĩnh vực khác thuộc công ty Tranco

Hoạt động ở các lĩnh vực khác ngoài dịch vụ quốc tế bao gồm: hoạt độngxây lắp, vận tải nội địa… Những hoạt động này nếu phát triển và có hiệu quả sẽ

có tác dụng thúc đẩy các ngành khác Khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, hầuhết các doanh nghiệp kinh doanh đều phải tiếp cận các yếu tố mang tính quốc tế,khi thị trường trong nước bão hòa họ phải kinh doanh quốc tế, khi mà sức cạnhtranh trong nước quá lớn họ cũng phải vươn ra nước ngoài tìm thị trường hoặckhách hàng mới Hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bổ sung và hỗ trợ khicần thiết giữa các ngành đang là một kiểu xây dựng bộ máy doanh nghiệp phổbiến hiện nay

Ví dụ: ngân hàng VPBank vừa là ngân hàng, vừa là một công ty chứngkhoán có sàn giao dịch riêng Họ nhận thức được rằng giữa hoạt động ngân hàng

và chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và khi phát triển cả hai loạidịch vụ này VP Bank sẽ có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều nếu chỉ làmkinh doanh trên một lĩnh vực

Công ty Tranco cũng không phải là một ngoại lệ Khi hoạt động xâydựng, xây lắp phát triển ngành vận tải cũng sẽ được phát huy, công ty có thểdùng những nguồn lực của chính mình để tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu Khihai hoạt động này có hiệu quả, cơ hội cho ngành thương mại quốc tế và dịch vụlao động cũng có cơ hội Đối với thương mại, công ty sẽ có thêm các nguồn vốn

để nhập khẩu công nghệ thiết bị hiện đai, có vốn để xuất khẩu các mặt hàng mới.Dịch vụ lao động quốc tế có chi phí mở thêm các khóa đào tạo, tham gia vào tìmhiểu thị trường nước ngoài Một công ty hoạt động tốt nghĩa là tất cả các bộphận hoạt động tốt, mang lại hiệu quả kinh doanh và tương tác tích cực lẫn nhau

Trang 32

Đây là một yếu tố rất quan trọng khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng bêntrong doanh nghiệp

2.2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nguồn nhân lực

Sau đây là biểu đồ về cơ cấu lao động theo trình độ, tính của công tyTranco tính đến thời điểm hết năm 2007

Công nhân kỹ thuật

Nguồn phòng Tài chính – Kế toán

Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy được rằng nguồn nhân lực chủ yếu củacông ty thuộc trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật ( 75%) còn lại là (25%)thuộc trình độ trên đại học và đại học Hiệu quả hoạt động của bất kỳ doanh tổchức, doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ lao động của nó

Để tuyển được những nhân nhân viên mới phù hợp với công việc, thay thếnhững người làm việc không có hiệu quả một công ty phải tốn khá nhiều chi phí

về tiền, thời gian Ví dụ: công ty muốn tuyển nhân viên ở vị trí kế toán vănphòng, họ phải đăng tin tìm người trên báo, vietnamworks hay trên truyền hình.Chi phí cho hoạt động này hiện nay không phải là nhỏ Sau khi nhận được hồ sơứng viên bộ phận nhân sự sẽ tổ chức thi tuyển, phỏng vấn và thử việc Thườngthì để tuyển được cũng mất khoảng thời gian vài ba tháng

Trang 33

Đội ngũ nhân lực trong hoạt động dịch vụ quốc tế là 85 người chiếm22,07% đội ngũ nhân lực toàn công ty ( 381 người) Trong đó, cán bộ quản lý là

15 người Hoạt động dịch vụ chịu ảnh hưởng từ đội ngũ lao động rất lớn, vì liênquan đến yếu tố nước ngoài nên trình độ, mối quan hệ của họ được đặt lên hàngđầu Trong những năm tiếp theo, công ty Tranco mở thêm các dịch vụ liên quanđến xuất nhập khẩu thì vấn đề nâng cao nghiệp vụ của cán bộ xuất nhập khẩu, sựhiểu biết của họ về các vấn đề liên quan như: chứng từ hàng hóa, giao hàng, hợpđồng… là rất cần thiết Chỉ có như vậy, hoạt động của công ty mới có hiệu quả

và cạnh tranh được với các công ty giao nhận khác tại Việt Nam Mặt khác, khiđược bổ sung thêm các công nghệ, phương tiện phục vụ cho hoạt động giaonhận, các công nhân kỹ thuật phải sử dụng máy móc, trang thiết bị thành thạo.Các cán bộ quản lý về kho vận, máy móc

2.2.2.3 Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là công việc của các nhà quản trị cấp cao, để ra kếhoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình đó Kế hoạch chiến lượcđưa ra các mục tiêu lớn, mục tiêu tổng thể cho sự phát triển của các hoạt độngcủa công ty Công ty Tranco có kế hoạch chiến lược trong thời gian 2008 – 2010

là tiếp tục phát triển hơn nữa các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải quốc tế

và xuất khẩu lao động Điều này có ảnh hưởng đến hoạt động của dịch vụ quốc

tế, các mảng sẽ phải thiết lập ra những kế hoạch ở cấp thấp hơn, đó là kế hoạchtác nghiệp để thực thi kế hoạch chiến lược mà ban lãnh đạo đã đề ra Chiến lượckinh doanh như là kim chỉ nam cho cá hoạt động của doanh nghiệp hướng tới.Khi mục tiêu của công ty là phát triển mạnh vận tải, giao nhận quốc tế thì sẽphải tăng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động này: về phương tiện, thuê kho bãi,tuyển dụng lao động Các kế hoạch này sẽ được nhà quản trị cấp dưới thực thibằng các phương án nhập khẩu phương tiện, phương án tìm và thuê địa điểm,phương án tuyển dụng lao động Trong quá trình thực hiện kế hoạch, phảithường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát để cho việc thực hiện kế hoạch đúngtiến độ

Trang 34

2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco

Phần này sẽ nghiên cứu về thực trạng hoạt động dịch vụ quốc tế tại công

ty Tranco qua tình hình thực hiện các chỉ tiêu và doanh thu của các hoạt độngnày

2.3.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cùa dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco

Các chỉ tiêu này bao gồm: chất lượng dịch vụ cung cấp, quy mô của hoạtđộng kinh doanh dịch vụ quốc tế và một số chỉ tiêu khác

Thứ nhất về chất lượng dịch vụ cung cấp: chất lượng dịch vụ đã và đangđáp ứng được nhu cầu của khách hàng Thực tế cho thấy, số lượng khách hàngtruyền thống của công ty tăng, một số khách hàng thời vụ cũng thường xuyên sửdụng dịch vụ Hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đã tạo được uy tín thịtrường Malaysia, Nhật Bản vì vậy có một số đối tác của Bruney đã đề nghị đượchợp tác dài hạn với công ty

Thứ hai là quy mô của hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế Hoạt độngkinh doanh dịch vụ của công ty quy mô còn nhỏ, phát triển chủ yếu trên một vàiđoạn thị trường nhất định Qua các năm không có sự thay đổi nhiều về thịtrường mà công ty đang hoạt động kinh doanh do chưa có đầu tư vào công tácnghiên cứu thị trường

Một số chỉ tiêu khác bao gồm: doanh thu từ hoạt động dịch vụ quốc tế,doanh thu của hoạt động này tăng còn chậm, và không ổn định, bình thường làtăng khoảng 10-15%/1năm nhưng có năm tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 5%( năm 2006)

2.3.2 Các hoạt đông của dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco những năm qua

Hoạt động dịch vụ quốc tế tại công ty Tranco bao gồm 3 lĩnh vực chủ yếu

2.3.2.1 Hoạt động đào tạo, xuất khẩu lao động

- Thị trường: một số lĩnh vực thị trường chủ yếu mà công ty Tranco tậptrung vào bao gồm: Malaisia, Nhật Bản, Brunei

Trang 35

Sau đây là bảng cơ cấu thị trường hoạt động xuất khẩu lao động trong 4năm từ 2004 – 2007

Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động

Tên thị

trường

SốLĐ(n)

Tỉlệ(%)

SốLĐ

Tỉlệ(%)

SốLĐ(n)

Tỉlệ(%)

SốLĐ(n)

Tỉlệ(%)

Nguồn: phòng Kế hoạch – Kỹ thuật

Qua bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động 4 năm từ 2004 – 2007 tathấy số lượng lao động được xuất khẩu sang nước ngoài tăng khá đều qua cácnăm Số lượng lao động cao nhất là vào năm 2007 với 90 lao động, tốc độ tăngnhanh nhất thuộc về khoảng thời gian giữa 2005 và 2006 là 26% Để đạt đượctốc độ tăng trưởng như trên công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng đàotạo lao động tại nước nhà, việc thực hiện nghiêm túc kỷ luật và có trình độ phùhợp giúp cho công ty Tranco ngày càng nhận được thêm các hợp đồng mới Thịtrường Nhật Bản trong năm 2007 đã mở rộng và đã nhập hơn 30 lao động đượcđào tạo, trong năm 2008 tới mục tiêu của hoạt dộng đào tạo, xuất khẩu là tănggấp 1,5 lần ( 40 người) được đào tạo và sang làm việc tại Nhật Bản Bên cạnh

đó, thị trường mới Bruney cũng thu hút 10 lao động trong năm 2007 vừa qua,đây là thị trường mục tiêu mà công ty đã xác định trong khoảng 4 năm tới khi

mà nhu cầu lao động của Malaysia và Nhật không lớn như hiện tại Mục tiêutrong năm 2008 là đưa trên 20 lao động sang làm việc tại quốc gia này Để thựchiện được mục tiêu, phòng đào tạo và xuất khẩu lao động đang tiến hành đàmphàn với phía đối tác về các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ bao gồm: yêucầu về chất lượng lao động, điều kiện làm việc, lượng…

Sau đây là bảng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu lao động tại công ty Tranco

Trang 36

Đơn vị: triệu đồng

132 360

0

330 432

Nguồn: phòng TC – HC

Hình 2.4 : Doanh thu hoạt động xuất khẩu lao động

Qua bảng này, ta thấy doanh thu từ thị trường Nhật Bản đã vuợt doanh thu

từ thị trường Malaysia trong năm 2007 sau 3 năm liền thấp hơn Số lượng laođộng sang Nhật tuy là ít hơn nhưng lợi nhuận của 1 lao động thu được so vớiMalaysia lại lớn hơn rất nhiều Trong hai năm đầu tiên của thời kỳ này, thịtrường Bruney đang được nghiên cứu nên chưa có doanh thu nhưng sang năm

2006 và 2007 doanh thu từ Bruney đã chiếm 13,3% năm 2006 và 17.5% trongnăm 2007 Để duy trì và tiếp tục nâng cao hiệu quả cho hoạt động này cần phảihoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo và tìm kiếm thị trường mới

2.3.2.2 Hoạt động xuất, nhập khẩu

a) Hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu chủ yếu trên một số mặt hàng thuốc lá, bột giấy, sắtthép và một số sản phẩm khác Trong năm 2007 hoạt động xuất nhập khẩukhông còn là hoạt động mang lại doanh thu chính của công ty vì những thay đổichính sách của nhà nước Các mặt hàng mà công ty xuất khẩu mạnh như thuốc

là, bột giấy bị hạn chế hoặc không còn được cho phép xuất khẩu sang TrungQuốc Thương mại quốc tế đóng góp lớn nhất vào tỷ trọng các ngành dịch vụ

Ngày đăng: 13/11/2021, 04:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Bộ giao thông vận tải: http://www.mt.gov.vn/default.asp Link
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty nhà nước số 0106000790 Khác
7. Báo cáo tổng hợp về Hoàn thành công tác hoạch định chiến lược – công ty Tranco Khác
9. PTGĐ. Nguyễn Công Thành. Quá trình hình thành và phát triển của công ty; Đặc điểm về nguồn vốn và cơ cấu vốn Khác
10. GĐ Ngô Quang Khôi phòng xuất khẩu lao động công ty Tranco – Báo cáo tình hình xuất khẩu trong các năm 2005 – 2007 Khác
11. Báo cáo tình hình dịch vụ vận tải công ty Tranco năm 2004 - 2007 12. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2008 -2010 Khác
13. Tài liệu môn học Kinh doanh dịch vụ quốc tế - Khoa KT&KDQT năm 2006-2007 Khác
14. Sách giáo trình Kinh doanh quốc tế - PGS.TS. Nguyễn Thị Hường -2002 Khác
15. Báo dân trí điện tử: www.dantri.com.vn Khác
16. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu - LV Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp tài chính A12-K5 Khác
17. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thoan - Lớp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w