1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên đại học thái nguyên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

111 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 11,83 MB

Nội dung

Trang 1

| BO GIAO DUC VA DAO TAO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH|

QUOC GIA HO CHi MINH

HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

TRAN CONG DUONG

XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ _ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẺ HIỆN NAY

Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 60 31 20

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC CHINH TRI

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự

hướng dẫn của TS Phạm Minh Sơn — Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo

chí và Tuyên truyền Các số liệu và kết quả được công bố trong luận văn là trung thực, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình

khoa học nào trước đó Nêu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011 Tác giả luận văn

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TE 8

1.1 Một sô khái niệm cơ bản . - - c5 S221 S221 S2 vn ng vnrrec 8

1.2 Tam quan trong của việc xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên trong

thời kỳ hội nhập quốc tẾ ¿- (5252 SE E1 EEE12112111111111111111.1311 1 27

1.3 Các yếu tố tác động đến văn hóa chính trị của sinh viên 31

Chuong 2: THUC TRANG VAN HOA CHINH TRI CUA SINH VIEN DAI HOC THAI NGUYEN HIEN NAY ooo cccecccccscssecsseccsecsecseeeeseresneeseen 41

2.1 Những mặt tích cực trong văn hóa chính trị của sinh viên đại học Thái

=8) 011 ˆ°ˆ ”^.Ầ 41 2.2 Những hạn chế trong văn hóa chính trị của sinh viên đại học Thái Nguyên52 2.3 Nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra đối với văn hóa chính trị của sinh viên Đại học Thái NguyÊn - L1 1121221101162 1 0112 192111 cv 58

Chuong 3: QUAN DIEM VA MOT SO GIAI PHAP CO BAN NHAM XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI

NGUYÊN HIỆN NAY - re 65

3.1 Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về thanh niên và

văn hóa chính trị của thanh niên, sinh viên -.- 2+2 xe se ssEsEvrsrrvree, 65

3.2 Phương hướng xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên trong thời kỳ

10851501: 177 73

3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay 255222 crteczrreerrrre 77

KẾT LUẬN - 5c E221 7121211117 EE.Eerrerre 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢIU 55-5 SecccxereErerkerred 91

Trang 4

Trong chính trị học, vấn đề văn hoá chính trị chiếm một vị trí quan

trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chính trị Nhận thấy vị trí và

vai trò quan trọng của văn hoá chính trị, Đảng ta đã chủ trương tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với sự phát triển của kinh tế, làm

cho văn hoá thâm thấu sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực chính trị tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đang bước đầu gặt hái những thành công, cùng với chủ trương của Đáng vẻ vấn đề văn hoá, đã

tạo bước đà thuận lợi cho việc phát triển một nên văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngay cả trong văn hoá chính trị Nhưng còn một thực

tế đang đặt ra đối với vấn đề văn hoá chính trị trong sinh viên Việt Nam

Quá trình mở cửa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nó là quá trình hội nhập quốc tế, một mặt đã tạo ra những thuận

lợi cho quá trình đi tắt đón đầu, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước Hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội để phát triển khoa học công nghệ, xây

dựng và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân tài, đặc biệt nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đây

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo động lực để hiện đại hoá văn hoá dân

tộc Hiện đại nền văn hoá dân tộc trước hết phải thực hiện trong hệ thống giáo

dục và trong nhà trường, tạo ra môi trường lành mạnh trong quá trình xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 5

Mặt khác, cũng có thê thấy một số vấn đề nổi nên trong hội nhập quốc

tế ảnh hưởng đến văn hoá nói chung, văn hoá chính trị nói riêng Đó là, sự tụt

hậu vẻ văn hoá Sự ảnh hưởng của một số văn hoá chính trị trên thế giới làm

mất đi tính độc lập tự chủ trong văn hoá chính trị Việt Nam đã được hun đúc qua ngàn đời Nó biểu hiện ra đó là thái độ thờ ơ với chính trị, ý thức chính tri

non kém và niềm tin chính trị giảm sút

Đặc biệt, nó xây ra rất nhiều có xu hướng trở thành phổ biến trong một

bộ phận sinh viên Việt Nam Một bộ phận của đội ngũ trí thức ở Việt Nam,

ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển đất nước, đến con đường Đảng và

nhân dân chúng ta đã lựa chọn

Sinh viên đại học Thái Nguyên là một phận của sinh viên Việt Nam,

một bộ phận của đội ngũ trí thức Việt Nam, cũng không năm ngoài tác động của quá trình hội nhập quốc tế

Nhằm phát huy lại những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, trong đó có văn hoá chính trị, phát huy hơn nữa truyền thống của đội ngũ trí

thức, khơi dậy và nâng cao ý thức, thái độ và niềm tin chính trị cho bộ phận

của đội ngũ trí thức này, xứng đáng là “Thủ đô gió ngàn” của dân tộc trong

cuộc kháng chiến thần thánh chống lại thực dân xâm lược Tác giả chọn đề tài “Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên đại học Thái Nguyên trong thời

kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành

khoa học chính trị, chuyên ngành chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Vấn đề về văn hoá chính trị nói chung và văn hoá chính trị trong sinh

Trang 6

chính trị trong xã hội phương Đông, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

trong văn hoá chính trị

“ăn hoá Việt Nam trước xu thế tồn câu hố, thời cơ và thách thức”

của Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Thành Duy Công trình này tác giả đã đề cập đến một

số ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với văn hoá chính trị Việt Nam hiện đại

“Văn hoá chỉnh trị và việc bôi dưỡng đội ngũ lãnh đạo ở nước ta hiện

nay” do Giáo Sư, Tiến Sĩ Ngọc Quang chủ nhiệm, các tác giả của công trình này đã trình bày ba nội dung lớn: văn hoá chính trị một số nét về lịch sử phát

triển của nó trong hiện thực chính trị, văn hoá chính trị và một số việc nâng

cao chất lượng lãnh đạo chính trị và hình thành đội ngũ cán bộ chính trị ở

nước ta hiện nay, thực trạng văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay và phương

hướng cơ bản để nâng cao văn hoá chính trị của cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu

đối mới vì chủ nghĩa xã hội

Đặng Xuân Kỳ chủ biên “7 tưởng Hô Chí Minh về phát triển văn hoá con người ” Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 Tác giả đã nêu lên

tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa con người, đây là một trong những tư tưởng nhân văn đặc sắc, góp phần to lớn vào việc đào tạo những con

người ưu tú cho dân tộc Việt Nam, đưa đất nước ta vượt qua cơn phong ba

bão tổ của thời đại

Trang 7

chinh tri” cua tiễn sĩ Nguyễn Văn Minh, thông tin chính trị số 4/ 2003

Trong thời gian gần đây có rất nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ

chuyên ngành chính trị học nói về văn hoá chính trị và sinh viên như: Luận án tiến sĩ “Văn hoá thâm mỹ” của tác giả XI Lửa Bum Khăm, luận văn thạc sĩ “Văn hoá chính trị và những giá trị tiêu biểu của văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống” của tác gia Lam Quốc Tuần, luận văn thạc sĩ “Văn hoá chính trị

của đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thủy, Luận

văn thạc sĩ “Văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, tỉnh

Kon Tum hiện nay thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Minh

Đức và còn nhiều công trình khác

Những tài liệu trên là nguồn tham khảo quý báu đối với tác giả để định hướng nghiên cứu cho để tài của mình Ở đại học Thái Nguyên, hiện việc

nghiên cứu xây dựng văn hoá chính trị trong sinh viên là rất cần thiết nhưng chưa có môt công trình nào đề cập đến vấn đề xây dựng văn hoá chính trị cho sinh viên Vì vậy tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn

đóng góp một phần vào việc luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang

đặt ra, thông qua đó đề ra một số giải pháp góp phần vào việc xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên Đại học Thái Nguyên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.I.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng văn hoá chính trị của sinh

viên Đại học Thái Nguyên, luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên Đại học Thái

Trang 8

- Chi ra tam quan trọng của việc xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế

- Làm rõ những yếu tố tác động đến văn hoá chính trị của sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế

- Nêu lên quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về

thanh niên, sinh viên và văn hoá chính tri cua thanh niên, sinh viên

- Làm rõ thực trạng văn hoá chính trị của sinh viên Đại học Thái

Nguyên hiện nay

-_ Đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhăm xây dựng

văn hoá chính trị của sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: văn hoá chính trị của sinh viên Đại học Thái Nguyên

Giới hạn phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu văn hoá chính trị

của sinh viên trong giai đoạn hội nhập quốc tế (cụ thể từ năm 2006 đến

nay) Đây là thời điểm mà chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế

(WTO), đánh dấu bước hội nhập sâu rộng và toàn điện của Việt Nam vào

cộng đồng quốc tế

Luận văn tiến hành khảo sát sinh viên, học sinh các hệ dai hoc, cao

đăng của Đại học Thái Nguyên đang học tập trong năm 2011 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về văn hoá nói chung, văn hoá chính trị nói riêng

Trang 9

hiểu tình hình về văn hoá chính trị trong sinh viên Trong đó tìm hiểu về tình

hình đạo đức, lối sống trong sinh viên và công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay

Đối với phương pháp điều tra xã hội học, tác giả luận văn tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên trong các trường của Đại học Thái Nguyên để

khảo sát, trong đó loại hình đối tượng được khảo sát là sinh viên hệ đại học,

hệ cao đẳng trong Đại học Thái Nguyên 6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về văn hoá chính

trị trong sinh viên đại học Thái Nguyên, nó vừa mang tình lý luận vừa mang tính tổng kết thực tiễn

Cái mới của luận văn là luận văn góp phần xây dựng và nâng cao văn hoá chính trị cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, với những phương hướng và giải pháp cụ thể của mình được trình bày trong đề tài

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thê trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với những độc giả và những người quan tâm nghiên cứu vấn đề này |

7 Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa lý luận, đề tài góp phần sâu sắc hơn vẻ lý luận xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên và là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên Đại học Thái Nguyên

Ý nghĩa thực tiễn, để tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác giáo dục tư tưởng, công tác truyên truyền, công tác giáo

Trang 11

CUA SINH VIEN TRONG THOI KY HOI NHAP QUOC TE

1.1 Một sô khái niệm cơ bản 1.1.1 Khai niém văn hoá chính trị

Khải niệm văn hoá

Văn hoá chính trị là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hoá xã hội có

giai cấp Trong tiến trình phát triển của lịch sử, các giai cấp cầm quyển đã thay nhau sử dụng thứ quyền lực này để duy trì và thống trị sự phát triển của

xã hội |

Ngày nay hơn bao giờ hết, sự xâm nhập càng sâu rộng của văn hoá vào đời sống chính tri, làm cho văn hoá chính trị ngày càng giữ vai trò chủ đạo, là

động lực to lớn của sự phát triển và tiễn bộ xã hội Việc nghiên cứu thấu đáo,

vận dụng hợp lý và sáng tạo những giá trị vào cuộc sống, sẽ có ý nghĩa phản ánh quy luật tiến hoá của lịch sử và khát vọng của con người

Văn hoá chính trị là một bộ phận của văn hoá nói chung cho nên chỉ có

thê xác định khái niệm văn hoá chính trị trên cơ sở văn hoá

Văn hoá là một khái niệm rộng, đa nghĩa Khái niệm về văn hoá có rất

nhiều tổ chức và các cá nhân khác cũng bàn về khái niệm về văn hoá Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới cũng đưa ra một định nghĩa văn hoá

Khái niệm văn hóa đã được đặt ra từ rất lâu trong sự phát triển của tư

duy nhân loại Đã có nhiều định nghĩa về văn hoá với những cách tiếp cận khác nhau để giải thích về văn hoá

Ngay từ thời xa xưa từ văn hoá đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ của

Trang 12

văn hoá như trong sách “Thuyết Uyến” bài “Chi Vũ” Lưu Hương đã viết “bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức sau mới dùng vũ lực”

Nói về thuật ngữ văn hoá mà chúng ta đang dùng, bắt nguồn từ tiếng La tỉnh “Cultura” nghĩa là khai hoang, canh tác, vun trồng cây lương thực Sau

đó cùng với sự phát triển của nhận thức, nó được mở rộng thành khái niệm chỉ sự chăm nom, giáo dục và đào tạo con người về giáo dục và mọi mặt

Ngày nay khái niệm văn hoá đã có rất nhiều những khái niệm khác nhau như: trong cuốn “Từ điển chính trị rút gọn của Liên Xô”, tập thể tác giả quan

niệm rằng, văn hoá là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội, là sức

sáng tạo và khả năng của con người biểu hiện trong các phương thức tổ chức

đời sống và hoạt động sáng tạo của con người, cũng như trong các giá trị vật chat và tỉnh thần do con người sáng tạo nên Theo quan điểm này ta thấy và có thể hiểu, văn hoá là một phạm trù dùng để chỉ độ phát triển của con người,

trong điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, thê hiện trên ba nội dung chính

- Trình độ phát triển, năng lực bản chất (sức sáng tạo và khả năng) của

con người trong điều kiện lịch sử tương ứng

- Trình độ đạt được của phương thức tổ chức và hoạt động của con người

- Toàn bộ giá trị vật chat, tinh thần do con người sáng tạo nên

Năm 1942, Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hoá, “vì lẽ sinh tồn cũng

như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra, ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những

công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” [44.tr 431] Xuất

phát từ thực tiễn phát triển của nhân dân, của dân tộc, trong Hội nghị Trung

Trang 13

định: “văn hoá Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động, sáng tạo và chiến đầu kiên cường, dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả tiếp thu những tỉnh hoa và giao lưu văn hoá của nhân loại,

của nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình Văn hoá Việt

Nam hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử

vẻ vang của dân tộc, là nên tảng tỉnh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội” Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc, bao gồm tám lĩnh vực chủ yếu: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục và khoa học, văn học, nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với các nước ngoài, thê chế văn hoá Trong đó tư tưởng, đạo đức, lỗi

sống là những lĩnh vực then chốt của văn hoá

Với những định nghĩa điển hình về văn hoá ta có thể hiểu về văn hoá

theo các góc độ sau:

Theo nghĩa rộng, văn hoá là trình độ phát triển lịch sử nhất định của

một xã hội, sức sáng tạo và năng lực của con người trong xã hội Ấy biểu hiện

trong các kiểu, các hình thức tổ chức đời sống và hoạt động, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu theo lĩnh vực đời sống tỉnh thần của con người, bao gồm trình độ học vấn, tư tưởng, nghệ thuật, lối sống, tín

ngưỡng, tôn giáo

Chỉ riêng cách hiểu về văn hoá ta thấy nó là một phạm trù rộng của

nhận thức luận và là một phạm trù có nội hàm rất sâu sắc và phức tạp Chính

vì thế nó đã trả lời tại sao có nhiều định nghĩa về văn hoá

Tổng hợp các khái niệm khác nhau ta có thể đi tới định nghĩa khái niệm văn hoá như sau: Văn hoá là một phạm trù chỉ toàn bộ mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, ở đó thể hiện trình độ phái

Trang 14

khả năng sáng tạo của con người cũng như các giá trị vật chất, tỉnh thần do COH người sáng tao nén

Như vậy, ta có thể hiểu văn hoá biểu hiện trình độ phát triển của con

người thông qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Ngày nay, cùng với sự phát

triển của xã hội và nhận thức của con người, văn hoá đã chia ra thành nhiều

loại như: văn hoá đạo đức, văn hoá lao động, văn hoá tư duy, văn hoá giao

tiếp, văn hố mơi trường nhưng có một điều rất rễ nhận thấy đó trong xã

hội có giai cấp, có một nhân tố rất quan trọng để cấu thành nên văn hoá đó là

văn hoá chính trị

Nói tới văn hoá tức là ta nói tới các yếu tố Chân, Thiện, Mỹ, chỉ khi các

giá trị này tơng hồ với nhau thì mới tạo ra văn hoá Chính vì vậy, trong chính

trị, văn hoá cũng có vai trò quan trọng Mọi hoạt động chính trị mà không đi tới cái Chân, Thiện, Mỹ, tức là phản văn hoá Vì vậy, cần phải phát huy vai trò của văn hoá trong chính trị hay nói cách khác là văn hoá chính trị

Khải niệm chính trị

Chính trị xuất hiện từ khi xã hội có giai cấp và xã hội phân chia thành

giai cấp Đồng thời, khi mà giai cấp ra đời thì nhà nước cũng ra đời, nhà nước

chính là biểu hiện cao nhất, tập trung nhất về chính trị

Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị đã từng là hoạt động là

công cụ đặc quyền của những nhóm xã hội thống trị, để buộc những người bị

trị phục tùng họ, thực hiện những việc đảm bảo cho lợi ích của họ Chính trị

Trang 15

Với tính nhạy cảm, đa dạng và phức tạp nên ngay từ đầu chính trị đã được các nhà tư tưởng rất quan tâm, giải nghĩa Chính trị: thuật ngữ là (Politica) theo nguyên nghĩa tiến Hy Lạp có nghĩa là “thành bang” (polis),

Nhà nước cô đại Hy Lạp Theo đó chính trị là công việc của Nhà nước

Platôn, nhà Triết học cô đại Hy Lạp, trong tác phâm “Chính trị”, xem chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp các chuẩn mực của

người anh hùng, sự thông minh Liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tỉnh thần hữu ái Cũng theo ông, chính trị là nghệ thuật cai

trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài, còn cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị

Nhà Xã hội học người Đức Max Weber quan niệm chính trị là khát vọng

tham gia quyền lực hay ảnh hướng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc

gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia Nghĩa là chính trị là những mong muốn và những tương tác khách quan của cộng đồng người đối với quyền lực, không phải là hoạt động theo đuổi quyền lực

Ở phương Đông, người Trung Quốc cô đại coi chính trị là sự tác động,

điều tiết xã hội để phát triển đúng đắn, là sắp đặt, quản lý xã hội có kỷ cương

nề nẾp, ồn định

Đến thời cận đại, Tôn Trung Sơn định nghĩa chính trị: Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý, quản ly việc của dân chúng là chính trị, lực

lượng quản lý việc của dân chúng là chính quyền

Các nghiên cứu của các nhà tư tưởng Nhật Bản cho rằng, chính trị là tìm kiếm khả năng áp đặt quyền lực chính trị

Ở các quan niệm trên ta thấy có một số yếu tố đúng đắn nhưng chưa nêu

ra được nội dung cơ bán nhất của phạm trù chính trị Đó là: chính trị là một

thực thể tổn tại trong đời sông với những cấp độ khác nhau (cá nhân, cộng

Trang 16

Với phương pháp luận biện chứng, các nhà kinh điểm chủ nghĩa Mác -

Lênin đã đưa ra các cách hiểu đúng đắn về chính trị, đã khắc phục được những hạn chế của các quan niệm trên về chính trị Nhưng phải nhìn nhận là,

các ông cũng chưa đưa ra được một khái niệm, định nghĩa chính trị một cách

hoàn chỉnh, trả lời cho câu hỏi chính trị là gì Song trong những tình huống cụ thể các ông lại đưa ra được những ý kiến có giá trị định hướng cho việc xác định đúng đắn về chính trị Ví dụ: Theo C Mác: “giai cấp nào muốn nắm

quyền thống trị, ngay cả khi người thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ, và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp của giai cấp vô sản, thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyên, để đến lượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu” [41, tr.48]

Ta thấy ở đây, chính trị song hành cùng với giai cấp, giai cấp muốn đạt được mục đích của mình thì phải có chính quyền Các Mác viết: “Tuyệt đối từ

bỏ chính trị là không thể được, tất cả các tờ báo chủ trương từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị Vấn đề là làm chính trị như thế nào và làm chính trị

loại gì? Phải chăng đối với chúng ta không thê từ bỏ chính trị Đảng công

nhân với tư cách là chính Đảng đã tồn tại trong phần lớn các nước Chúng ta

không được phá hoại nó bằng cổ vũ từ bỏ chính trị Thực tiễn của cuộc sống

hiện đại, sự áp bức chính trị của chính phủ hiện tồn tại đối với giai cấp công

nhân nhằm mục đích chính trị cũng như xã hội đều buộc giáo dục công nhân

dù muốn hay không muốn cũng phải làm chính trị Cổ vũ họ từ bỏ chính trị là đầy họ vào vong tay của chính trị tư sản Từ bỏ chính trị là việc làm không thể

được, đặc biệt là sau Công Xã Pari đã đưa hoạt động chính trị của giai cấp công nhân vào chương trình nghị sự [40, tr.5Š1-552|

Ở đây Mác đã khẳng định với chúng ta chính trị mang tính giai cấp, nếu

Trang 17

giai cấp, giai cấp công nhân muốn giành được quyên lợi thì phải giành được

chính trị về tay mình, từ đó chính trị sẽ là công cụ bé sung hỗ trợ cho nhau

nếu thiếu cái này cái kia không tổn tại Ông đã nêu rõ không được từ bỏ chính

trị thì sẽ huỷ bỏ luôn mục đích và mục tiêu của mình và lại chuyển sang cho

một lực lượng khác ở đây chính là giai cấp tư sản

Theo Lênin “chính trị có tính lôpic khách quan của nó, nó không phụ thuộc vào dự tính của cá nhân này hay cá nhân khác, của đảng này hay đáng khác” [ 39 ,tr, 246] Đây là quan niệm khăng định chính trị không phải phụ

thuộc vào cá nhân hay tổ chức nào đó, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh khách

quan đưa lại

Lênin nêu “ chính trị là sự tham gia những công việc Nhà nước, là vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức nhiệm vụ, nội dung,

hoạt động của Nhà nước” [ 34, tr 404] Lênin cũng khẳng định “cần hiểu chính trị như thế nào? Chính trị là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, chính trị

là thái độ của giai cấp vô sản đang đấu tranh tự phát, tự giải phóng mình

chống giai cấp tư sản toàn thế giới chính trị của chúng ta lúc này là xây

dựng Nhà nước về kinh tế ” [35, tr.482-483] Lênin cũng khăn định “chính

trị là quan hệ giữa cac giai cấp, là cái quyết định vận mệnh của nước cộng

hoà Bộ máy là một công cụ bổ trợ, nó càng vững mạnh chừng nào thì càng tốt và càng có ích hơn cho những sự biến đổi Nhưng nếu không có năng lực

tranh chấp sứ mệnh đó thì chăng có tác dụng gì nữa” [36, tr.87- 88]

Như vậy ở đây Lênin đã chỉ rõ năng lực tranh chấp, nếu không có năng

lực tranh chấp để hoàn thành sứ mệnh của mình thì cũng không có tác dụng gì Năng lực này nó không chỉ phụ thuộc vào giai cấp mà còn phụ thuộc vào ý chí nguyện vọng của nhân dân, mà điều này nó lại phụ thuộc hoàn toàn vào

Trang 18

Vi vay, Lénin khang dinh “mot ngudi khéng biét chit 1a ngudi dimg ngoai chính trị, trước hết phải dạy a,b,c,d cho họ đã Không thé, không thể có chính trị Không thể, thì chỉ có những tin đồn đại, những chuyện nhảm nhí, những

chuyện hoang đường, những thiên kiến, chứ không phải là chính trị” [37, tr.218]

Đây chính là cách hữu hiệu nhất để thi hành chính trị trong dân chúng,

để cho chính trị nó được đi đúng với nội dung, bản chất, cách thức, phương

thức của nó Nếu không làm như vậy chỉ có thé là tin đồn đại, những chuyện

nhảm nhí, những chuyện hoang đường mà thôi

Mặc dù chưa đưa ra được định nghĩa về chính trị nhưng với những ý kiến mang tính định hướng ta cũng có thể hiều chính trị như sau:

Phải khăng định chính trị là một phạm trù rộng, nó không chỉ là những

hoạt động chính trị hiện hữu bình thường mà hàng ngày chúng ta nhìn thay

trong bộ máy của nhà nước, các tổ chức chính trị, các thể chế khác nhau, mà

là một phạm trù rộng lớn thê hiện các nội dung

- Chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp, trước hết là

đấu tranh giai cấp

- Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền Nhà nước, là sự tham gia công việc Nhà nước, là định hướng cho Nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước

- Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựng Nhà

nước về kinh tế Đồng thời chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so

với kinh tế

Chính trị là lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến hàng triệu con người, vì

Vậy giải quyết vấn đề chính trị phải vừa khoa học vừa là nghệ thuật

Trang 19

“xua kia chinh tri bi dan ap, nền văn hoá của ta vì thế không thê nảy sinh được Nay nước ta đã độc lập, tính thần được giải phóng, cần phải có một nền

văn hoá hợp với khoa học, hợp với nguyện vọng của dân ” [3,tr.10]

Vì thế, Hồ Chí Minh nói rằng, “văn hố khơng đứng ngồi mà ở trong kinh tế với chính trị” Khái niệm “ở trong” theo người là mối quan hệ toàn

điện và hữu cơ của văn hoá với chính trị, chính trị với văn hoá Hoạt động văn hoá nào cũng mang tính chất văn hoá với chính trị, và mọi hoạt động chính trị

đều gắn với văn hoá, văn hoá trở thành động lực và mục tiêu của chính trị

Từ đó có thê rút ra: chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa

các giai cấp, giữa các dân tộc và quốc gia, trong van dé, giành, giữ thực thi quyên lực Nhà nước, là sự tham gia của nhân dân vào công việc Nhà nước và

xã hội, là hoạt động của các giai cấp, các đảng phải chính trị, các Nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và mục tiêu đã đề ra Đây là quan niệm tiếp cận chính trị từ hai quan niệm cơ bản Chính trị với tư cách

là quan hệ đặc biệt của các chủ thể chính trị liên quan đến các vấn để quyền

lực chính trị, và chính trị với tư cách là hoạt động xã hội đặc thù của các chủ

thể chính trị có liên quan tới vẫn đề Nhà nước

Cùng với sự phát triển của đời sống chính trị, những kinh nghiệm chính trị được tích luỹ ngày càng phong phú Một trong những động lực thúc đây sự

phát triển của xã hội là văn hoá Văn hoá là động lực sự phát triển xã hội cũng

như sự phát triển hiện thực chính trị Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động

chính trị đã khái quát hoá kinh nghiệm chính trị thành lý luận chính trị, từ đó tạo điều kiện cho sự tìm tòi, tiếp cận đúng về văn hoá chính trị

Khải niệm văn hoá chính trị

Từ cách tiếp cận khác nhau về văn hoá và chính trị như trên, ta thay chính trị một bộ phận, một phương diện của văn hoá Nó biểu hiện khả năng,

Trang 20

trong việc tổ chức, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực, nhằm thực hiện

hoá lợi ích giai cấp hay lợi ích của dân tộc, của nhân dân phù hợp với mục tiêu chính trị và tiến bộ xã hội Chính trị là một thành quả của văn hoá, lại vừa

là yếu tơ tạo nên văn hố nói chung Chỉ có thể định nghĩa văn hoá chính trị trên cơ sở gắn kết chính trị với văn hoá

Văn hoá chính trị là một khái niệm chính trị học hiện đại, mới ra đời

đang được làm phong phú thêm trong quá trình phát triển môn chính trị học ở

các nước khác nhau Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất

Nhìn chung, văn hoá chính trị là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa

truyền thống xã hội (thường được gọi là văn hoá), đối với các hành vi tham

gia chính trị của con người, tức là giữa văn hoá và sự vận hành thể chính trị

Văn hoá gắn liền với dân tộc, phản ánh bản sắc độc đáo của dân tộc Mỗi dân

tộc đều có nền văn hoá riêng Trong thực tế, cùng một chế độ nhưng ở các

nước khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau, bởi vì người dân (nhất là những người lãnh đạo nhà nước) tham gia hoạt động chính trị ở từng nước thì

chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống văn hoá dân tộc mình, vì vậy hoạt động

chính trị của họ có sắc thái riêng phản ánh nền văn hoá đó Mỗi dân tộc có

truyền thống văn hoá chính trị riêng, nó tác động to lớn đến sự phát triển

chính trị của dân tộc đó | |

Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và những cách tiếp cận khác nhau, mà có thể đưa ra định nghĩa văn hóa chính trị Tập thể tác giả của cuốn: Tử

điển chính trị rút gọn của Liên Xô cũ cho răng : “văn hoá chính trị là trình độ và tính chất của những hiểu biết chính trị, những nhận định, hành vi của công

dân cũng như nội dung chất lượng của những giá trị xã hội, những chuẩn mực

xã hội và sự hoàn thiện của hệ thống tổ chức quyền lực, phù hợp với phát

triển và tiến bộ xã hội, góp phần điều chỉnh những hành vi và quan hệ xã

Trang 21

Trong cuốn sách văn hoá chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo

nước ta hiện nay, tác giả Phạm Ngọc Quang định nghĩa “văn hoá chính trị là

một phương diện văn hoá, nó nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên sự nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực

cùng những thiết chế chính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị

cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển của lịch sử

Văn hoá chính trị nói nên phẩm chất và hình thức hoạt động chính trị của con

người cùng với những thiết chế chính mà họ lập ra để thực hiện lợi ích giai

cấp cơ bản của chủ thê tương ứng ” [ 51, tr.19]

Cuốn sách “Chính trị học đại cương” lại cho rằng “ văn hoá chính trị là

một lĩnh vực, một biểu hiện đặc biệt của văn hoá loài người trong xã hội có giai cấp, văn hoá chính trị được hiểu là trình độ phát triển của con người, thê

hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức hệ thống quyền lực theo

một chuẩn mực xã hội nhất định nhằm điều hoà các quan hệ lợi ích giữa các

giai cấp và bảo vệ lợi ích giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển xã hoi” [22,tr.29]

Theo “Tap bai giang chinh tri hoc” cua Vién khoa hoc chinh tri, Hoc vién

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “văn hoá chính trị là tổng hợp những giá trị vật

chat va tinh thần được hinh thanh trong thực tiễn chính trị Nó là cái góp phần chỉ phối hoạt động của các cá nhân, của các nhà chính trị, góp phần định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị để phục vụ lợi ích

căn bản của một giai cấp nhất định Văn hoá chính trị là một trong những cơ sơ hình thành định hướng cho các tô chức chính trị, đặc biệt là Đảng và Nhà nước,

cho các phong trào chính trị trong một xã hội nhất định ” [67,tr.279]

Tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau về văn hoá chính trị, chúng ta

thấy rằng văn hoá chính trị là một phạm trù, nó biếu hiện sự hiểu biết về

Trang 22

độ chính trị, niềm tin chính trị, lý tưởng chính trị và năng lực chính trị, năng lực tổ chức hoat động xã hội của con người

1.1.2 Khái niệm hội nhập quốc tễ

Đến nay chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào nói về khái niệm hội

nhập quốc tế, nhưng các khái niệm liên quan thì rất nhiều ví dụ như hội nhập

kinh tế quốc tế, tồn cầu hố Ngày nay, thế giới đang phát triển với xu thế toàn cầu hoá, xu thế hợp tác kinh tế quốc tế, những xu thế này nó tác động đến mọi khía cạnh của đời sống quốc tế, nên khi tìm hiểu về hội nhập quốc tế ta không thể bỏ qua hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hố

Thuật ngữ hội nhập có nguồn gốc tiếng Anh là: in.teg.rate (động từ); in.teg.rated (tính từ); integration (danh từ)

Thuật ngữ intepration xuất hiện từ những năm 1950 Trong những năm 1960 — 1970, có nhiều công trình nghiên cứu về integrstion Tuy nhiên, cho

đến nay, hầu như không có định nghĩa nào về integration được thừa nhận

tuyệt đối Nhìn chung, các quan niệm về integrstion chủ yếu gắn với trường

phái lý thuyết chức năng (hay còn gọi là trường phái thể chế) và thiên về định

nghĩa khái niệm này như là một quá trình hướng tới và là sản phẩm cuối cùng của sự thống nhất về chính trị giữa các quốc gia riêng rẽ

Theo một số nhà phân tích, có ba cách tiếp cận về integration:

Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về phái tư tưởng liên bang Quan niệm về integration là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình Sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang như kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ, những người theo trường phái này chủ yếu quan tâm đến khía cạnh luật

định và thể chế

Trang 23

ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ; và loại cộng đồng an ninh đa nguyên kểu châu Âu và Bắc Mỹ, cách tiếp cận này cho rằng integration là một quá trình thé hiện tiến triển các luồng giao lưu, đồng thời là

sản phẩm cuối cùng (thê hiện sự ra đời của cộng đồng an ninh)

Cách tiếp cận thứ ba, thuộc về những người theo phái Tân chức năng Cũng giống như cách tiếp cận thứ hai quan niệm về integration vừa là quá trình, vừa là sản phẩm cuối cùng Song cách tiếp cận thứ hai, để đánh giá quá trình liên kết, những người theo phái Tân chức năng chú trọng phân tích quá trình hợp tác trong việc hoạch định chính sách và thái độ của tầng lớp tỉnh túy

Nhu vay, Integration bao ham y nghia: liên kết, nhất thể hóa, hợp nhất,

hòa nhập, hội nhập Sự khác nhau là do cách dùng và cấu tạo từ, với hàm

nghĩa chính trị, kinh tế trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau

Ở Việt Nam thuật ngữ hội nhập xuất hiện trong bối cảnh chúng ta xúc

tiến mạnh mẽ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc té

Thuật ngữ “hội nhập” được Đảng ta sử dụng lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII (1996) của Đảng “Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội

nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu”, thuật ngữ này được nhắn mạnh va được sử dụng phổ biến ở đại hội IX (2001) của Đảng và trong các Văn kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta

Theo quan niệm của Bộ ngoại giao Việt Nam: Hội nhập quốc tế là quá

trình chủ động gắn của từng nước với khu vực và trên thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương Quan niệm này, phản ánh hội nhập là một quá trình mang tính chủ động của các quốc gia tham gia vào quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa và

Trang 24

Hội nhập quốc tế hiện nay được hiểu là một việc quốc gia thực hiện

chính sách mở, tham gia các định chế quốc tế, thực hiện tự do và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư Nhưng nhấn mạnh việc hội nhập theo chính sách,

hoạt động và biện pháp kinh tế, bao hàm việc hội nhập song phương, đơn

phương và đa phương

Việc khái quát bản chất của hội nhập quốc tế trong một xã hội rộng lớn,

phức tạp là điều khó làm Do đó, cần vạch ra những đặc điểm phản ánh những

dấu hiệu và những thuộc tính cơ bản bao hàm các nhân tố tương tác thúc đây

quá trình hội nhập quốc tế là điều cần thiết

Hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan do sự phát triển lực lượng

sản xuất làm tăng lên những mỗi liên hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ

thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia dân tộc trên thế gidi

Ngày nay, khi nói tới hội nhập quốc tế thì người ta hay hiếu nó giống toàn cầu

hóa, toàn cầu hóa kinh tế hầu hết người ta đều thừa nhận: Toàn cầu hóa là một

xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia Song nhận thức

và lý giải toàn cầu hóa quả là vấn đề rộng lớn, phức tạp, nó bắt đầu từ kinh tế,

nhưng không dừng lại ở kinh tế Nó tác động trực tiếp tới mọi vấn đề kinh tế,

chính trị, văn hóa —- xã hội Toàn cầu hóa tác động và ảnh hưởng tới mọi lợi

ích không chỉ ở phạm vi quốc gia, dân tộc, giai cấp, mà cả nhân loại nên có thể hiểu gần như toàn cầu hoá là hội nhập quốc tế

Các đặc điểm của hội nhập quốc tế là:

Thứ nhất, hội nhập quốc tế là một quá trình Bởi vì, nó trải qua các giai

đoạn thể hiện sự vận động theo thời gian có sự khởi điểm sự phát triển liên

tục bắt đầu gắn với sự phát triển của xã hội và phát triển nhanh chóng và thời chủ nghĩa tư bản ở thế ký XVI, đây là giai đoạn ra đời, xác lập mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, được gọi là quá trình

Trang 25

giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính

chất thế giới Quá trình quốc tế hóa diễn ra từng lĩnh vực, ban đầu là sự giao

lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thị trường khu vực và quy mô mậu

dịch phát triển hình thành thị trường toàn thế giới Sự phát triển tiếp tục của

quốc tế hóa gắn liền với những mốc lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản với những đặc trưng của nó trong từng giai đoạn Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền thì dấu hiệu nảy sinh

quốc tế hóa tư bản tài chính trên phạm vi toàn cầu; sau đó là quốc tế hóa sản

xuất; từ thập niên 80 của thế ký XX, khi quốc tế hóa tài chính và sản xuất

phát triển trên phạm vi toàn thế giới thì quốc tế hóa có tên gọi mới là toàn cầu

hóa kinh tế

Thứ hai, hội nhập quốc là một xu thế khách quan, vừa là kết quả vừa là

yêu cầu của sự phát triển lực lượng sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản

xuất xã hội trên cơ sở cách mạng kỹ thuật và cách mạng khoa học —- công nghệ thúc đây quá trình quốc tế hóa Như vậy, tính khách quan của hội nhập quốc tế là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội cao đòi hỏi một quan hệ sản xuất với quy mô quốc tế hóa thích ứng với nó

Thứ ba, quá trình hội nhập quốc tế ngày nay bao gồm nhiều mặt nhưng

hội nhập kinh té quốc tế và toàn cầu hoá có vai trò chủ dao, con cac mat khac

chỉ là biểu hiện phát sinh từ hội nhập quốc tế và do hội nhập quốc tế quy định

Như: sự chu chuyển liên tục tăng lên của các luồng hàng hóa, dịch vụ, von, khoa học — công nghệ, các yếu tố sản xuất và các lĩnh vực quan hệ tài chính, tiền tệ, sự glao lưu, hình thành các quan hệ khác về mặt văn hóa, tinh than

Trang 26

WTO, cùng với các công ty xuyên quốc gia nắm vai trò chỉ phối quá trình hội

nhập đem lại lợi thế kinh tế cho chủ nghĩa tư bản

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng điều này không phải là bất biến, nhất

định sẽ thay đổi Vì chính quá trình hội nhập càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng thì lực lượng sản xuất càng phát triển Do đó, nó càng phủ định tận gốc

quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Hơn nữa, các nước đang phát triển và các

nước xã hội chủ nghĩa đang chủ động hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu khai thác cái lợi từ toàn cầu hóa, tranh thủ cơ hội để phát triển, đồng thời không

ngừng đấu tranh hạn chế ảnh hướng xấu của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các công ty xuyên quốc gia của chúng

Thứ năm, hội nhập quốc tế là quá trình phức tap, day mau thuẫn, có

tác động cả tích cực và tiễu cực đến mọi quốc gia dân lộc Và nguyên lý, hội

nhập quốc tế mở ra cho các nước sự bình đẳng về cơ hội, nhưng các nước lại không bình đăng về điều kiện để nắm bắt cơ hội đó Ta lay thí dụ một vài mặt

của hội nhập quốc tế như toàn cầu hóa kinh tế không mang tính giai cấp nhưng việc phân phối do toàn cầu hóa đem lại thì mang tính giai cấp; cũng như bản thân khoa học và công nghệ không mang tính giai cấp nhưng việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ dé phục vụ ai lại mang tính giai cấp Đặc điểm này do quan hệ sản xuất tư bản chỉ phối làm nảy sinh tính phức tạp, mâu thuẫn trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Trang 27

vai trò ngày càng tăng của các chính phủ trong các chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại, đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giao lưu và

phát triển văn hoá Đây là ba nhân tô cơ bản thường xuyên thúc đây hội nhập

quốc tế qua các thời kỳ Song ở mỗi giai đoạn của hội nhập quôc tế sẽ có thêm những nhân tố cụ thể khác góp phần thúc đây hội nhập quốc tế đồng thời tạo nên những đặc trưng mới với các tên gọi khác nhau

Từ những đặc điểm như trên ta có thể định nghĩa khái niệm về hội nhập

quốc tế: Hội nhập quốc tế là quá trình các quốc gia và các dân tộc xâm nhập vào nhau, kế thừa những tỉnh hoa của sự phát triển, củng cô thêm bản sắc

của các dân tộc; thúc day sự tiễn triển các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa

— xã hội, phù hợp với sự vận động khách quan 1.1.3 Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh là student, có nghĩa là những người làm việc nhiệt tình, tìm hiểu và khai thác tri thức một

cách tự giác

Theo từ điển tiếng Việt: “sinh viên là những người học ở bậc học đại

học, cao đẳng”

Theo L.X.Kôn thì giới sinh viên một mặt là một bộ phận của thanh niên, mặt khác là một bộ phận của giới trí thức Còn theo ý kiến của một số

nhà nghiên cứu thì sinh viên là nhóm nhân khẩu xã hội được xác định trong

độ tuổi thanh niên và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên

phạm vi cả nước

Ở Việt Nam, sinh viên là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn

qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng

Họ là lớp người được đào tạo để có trình độ học vấn cao, trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn giỏi sớm tiếp nhận các tri thức khoa học và công nghệ

Trang 28

tưởng hoá về cuộc sống cao đẹp Sinh viên sẽ là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, nhiều người trong số học sẽ trở thành những cán bộ chủ chốt trong các ngành kinh tế - xã hội

Sinh viên có hệ thống nhu cầu và định hướng giá trị phát triển phong phú đa dạng, là lực lượng tiêu biểu cho những tiến bộ xã hội và đang đòi hỏi

vươn lên khăng định chỗ đứng của mình, tham gia vào đời sống chính trị và kinh tế của xã hội mới, văn minh và hiện đại

Với tư cách là trí thức trẻ, sinh viên có nhu cầu, nguyện vọng phong phú và khát vọng vươn lên Họ cũng là lớp người tiếp nhận và xử lý nhanh

thông tin mới, sớm định hướng về các giá trị nhân văn, có xu hướng nhập cuộc và khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội, có ý thức tự tin, tự chủ và tính tích cực, chủ động trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, công nghệ và hoạt động sáng tạo Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thích ứng

nhu cầu phát triển của sinh viên, là cơ hội để sinh viên khẳng định khả năng

của mình trong xã hội

Yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đặt sinh viên vào vị trí

quan trọng hàng đầu và trách nhiệm của họ với sự nghiệp này là rất lớn Sinh viên nếu được đào tạo và rèn luyện tốt, sẽ là lực lượng xung kích trong quá

trình chuyển đôi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, quản lý trên toàn xã hội Nói cách khác, sự thành công của quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tuỳ thuộc rất lớn vào chất lượng đào tạo (cả bản lĩnh, phẩm chất và năng lực) của sinh viên

Trên thực tế, sinh viên hiện nay là một lực lượng rất tích cực tham gia

vào công cuộc đổi mới đất nước Họ ủng hộ đường lối đổi mới xã hội của

Đảng, sẵn sàng đi vào cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, chấp nhận chính sách mở cửa để đưa đất nước hoà nhập khu vực và cộng đồng quốc tế,

Trang 29

mạnh, xã hội công băng, dân chủ và văn minh”, coi đó là sự định hướng lý

tưởng của tuổi trẻ và là cương lĩnh hành động của sinh viên hiện nay

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ lịch sử,

hết sức to lớn và mới mẻ, đòi hỏi nhân dân ta và tuổi trẻ chúng ta phải nỗ lực

phấn đấu vượt qua Tiến trình cơng nghiệp hố và hiện đại hoá yêu cầu phải

có đội ngũ nhân lực xã hội đạt năng suất lao động xã hội, hiệu quả sản xuất

kinh doanh cao gấp nhiều lần so với hiện nay, về cơ bản là dựa vào sự thay

thế lao động thủ công băng sử dụng máy móc, lao động sử dụng các thành tựu

khoa học công nghệ hiện đại mà kết quả tổng hợp và trực tiếp nhất là giữ vững tốc độ cao về tăng trưởng kinh tế của đất nước Yêu cầu đặt ra là: Đội ngũ công nhân phải lành nghề, tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên tiến,

trực tiếp sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ đạt chất lượng cao theo chuẩn

mực quốc tế Đội ngũ trí thức phải thành thạo về chuyên môn, nghề nghiệp,

có năng lực tiếp thu chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, những tinh hoa của văn hoá, văn minh thế giới vào thực tiễn Việt Nam, đồng thời có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như

thực hành, để giải quyết những vấn đề trước mắt và lâu dài của đất nước Đội

ngũ này phải thực hiện có hiệu quả những chức năng: nghiên cứu, thiết kế,

tham mưu và sáng tạo, thực hành, ứng dụng và triển khai; giáo dục, đào tạo,

bồi dưỡng và huấn luyện, lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo trong các lĩnh vực kinh

tế - xã hội khác nhau

Từ cách tiếp cận trên có thể đưa ra khái niệm sinh viên như sau: Si viên là lớp người, mà khi nhắc tới nó gợi cho chúng ta cái gì trong sáng tốt đẹp, là người quá sớm để coi là từng trải nhưng cũng quá muộn nếu coi là ngây thơ Họ là những người học tập và rèn luyện trong các trường đại học cao đẳng để trau rồi kỹ năng nghiệp cũng như tu dưỡng bản thân để tự hoàn

Trang 30

1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế

1.2.1 Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên góp phan phat trién con người toàn diện

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội

phải có con người xã hội chủ nghĩa Đức, tài là hai mặt nhân cách của con

người, là nội dung không thể thiếu trong giáo dục con người toàn diện Mục

đính là tạo ra những con người đáp ứng nhu cầu xã hội, và người cũng chú trọng trong các vấn để xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí

Minh, trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đến các mặt, đạo đức

cách mạng, giác ngộ chủ nghĩa, văn hoá kỹ thuật lao động sản xuất, do vậy ở đây ta thấy xây dựng văn hoá chính trị cũng là một khâu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện Bởi, ngoài kiến thức chuyên môn thì người sinh

viên còn phải được trau rồi những tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lòng

yêu nước, yêu quê hương, cộng đồng, gia đình làng xóm, làm cho sinh viên không chỉ là người có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng được đào tạo một cách chuyên nghiệp bài bản, chắc chắn, mà còn phải có lối sống, phân chất của một con người xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện qua văn hoá người sinh viên

trong cuộc sống hiện tại và sau này, văn hoá chính trị là phan không thể thiếu

Không những thế trong thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại

hoá hiện nay, con người càng can phải có những phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sáng tạo và luôn cập nhật

tri thức mới, có khả năng vận dụng những tri thức mang lại hiệu quả cao trong

mọi hoạt động những tư chất đó bẩm sinh thì ít vậy làm thế nào để có được

Trang 31

Hơn nữa xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên sẽ trang bị thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận biện chứng cho sinh viên, sẽ góp phần đào tạo sinh viên trở thành những con người toàn diện Bởi xây dựng văn hoá chính trị sẽ nâng cao nhận thức về các quy luật chính trị - xã hội, giúp sinh viên có cái nhìn khách quan, chân thực về thế giới, với những mâu thuẫn khách quan vốn có của nó và cách thức giải quyết Hiểu được các vẫn đề có tính quy luật sinh viên ngày càng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội, vào sự nghiệp cách mạng của chúng ta Trên cơ sở đó hướng họ phan đấu rèn luyện, và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng, làm cho họ ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị sống có đạo đức có lý tưởng

Tóm lại, xây dựng văn hoá chính trị sẽ định hướng thực tiễn nhân văn

cho sinh viên, xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên làm cho sinh viên thấm nhuan chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo nên những sinh viên hăng hái đi đầu

trên nhiều lĩnh vực,có thái độ nhận thức chính tri tốt, phát huy truyền thống

xung kích của những thế hệ thanh niên đi trước, làm giàu cho bản thân cho xã

hội thông qua các phong trào đoàn thể

1.2.2 Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức và đây mạnh hội nhập quốc tế |

Sinh viên là những thanh niên trí thức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển quốc gia vì đây là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, phát huy vai trò của thanh niên nói chung sinh viên nói riêng trong công cuộc đổi mới là rất quan trọng Muốn phát huy vai trò của lực lượng này cần nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho họ, tập

Trang 32

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên sẽ giúp họ nâng cao trình độ tư duy lý luận khoa học, giúp sinh viên khẳng định bản thân và hội nhập vào xã hội hiện đại, góp phần phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ, đây mạnh sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá và kinh tế tri thức trong thời kỳ hội nhập Xây dựng văn hoá

chính trị của sinh viên qua việc trang bị phương pháp luận khoa học giúp sinh

viên nâng cao khả năng thích ứng với xu thế đây mạnh hội nhập và giao lưu hợp tác quan hệ quốc tế Trong môi trường hội nhập và giao lưu hợp tác quốc

tế, sinh viên có điều kiện thuận lợi thể tiếp thu văn minh nhân loại, học tập và

ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, họ sẽ trở lên tự tin hơn tham gia ngày càng nhiều vào sự phát triển của đất nước

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên thông qua việc trang bị thế giới quan duy vật biện chứng, giúp sinh viên biết yêu lao động, thường xuyên

tham gia học tập một cách nghiên túc đem lại hiệu quả cao Từ đó, họ có khả

năng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ tiến tiến, để xứng đáng với vị trí,

vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

1.2.3 Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên góp phần đào tạo thể

hệ cán bộ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng

Trong sự nghiệp cách mạng cũng như trong giai đoạn hiện nay Đảng luôn đánh giá cao về vai trò của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng Bởi sinh viên là những người có phẩm chất quý báu như trẻ khoẻ, có học

thức, ham học, năng động, dám nghĩ, dám làm theo cái mới Họ đại diện cho sức sông của thanh niên, sức mạnh của dân tộc Tuy nhiên, trong xã hội hiện

đại, để những tiềm năng đó trở thành hiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong sự phát triển của đất nước, họ

cần được định hướng đúng đắn trên cơ sở trang bị kiến thức một cách toàn

diện, trong đó nhận thức đầy đủ về hệ tư tưởng vô sản, đặc biệt tạo niềm tin

Trang 33

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên củng cố niềm tin của sinh

viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hôi chủ nghĩa, và thực hiện

ngày càng tốt đẹp hơn công cuộc đổi mới đất nước Khi họ có niềm tin vững

chắc thì sẽ quyết định khuynh hướng mục đích và hiệu quả hoạt động của mình, và hoạt động hăng say, tích cực trong học tập, công tác, đóng góp thiết

thực cho đất nước, xã hội

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên là giáo dục lý tưởng cách

mạng cho sinh viên, lý tưởng của Đảng thê hiện ở sự ham hiểu biết, làm chủ

tri thức, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tính thần chủ nghĩa

xã Lý tưởng là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách đặc biệt trong ý thức của con người dưới dạng hình tượng, kiểu mẫu hay chuẩn mực, mà con

người cần phấn đấu đạt tới Người có lý tưởng cao đẹp không những có yêu

cầu cao với bản thân mình mà còn thẻ hiện tinh thần trách nhiệm công việc

với người khác Quá trình thực hiện hoá lý tưởng bắt đầu bằng việc củng cố

giá trị niềm tin, rồi sau đó niềm tin trở thành động lực quan trọng đối với hoạt

động của con người

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên sẽ tạo cho sinh viên niềm tin

và lý tưởng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào con đường chủ nghĩa xã hội vào lý tưởng của Đảng Cộng sản Để rồi nó quay lại tác động trở thành động

lực cho sinh viên ham học hỏi hiểu biết trở thành người cán bộ có đủ đức đủ

tài đáp ứng nhu cầu thời kỳ đối mới, thời hội nhập quốc tế

1.2.4 Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên góp phần tích cực vào cuôc đầu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên là giáo dục đạo đức, lý tưởng

cách mạng, lỗi sống, niềm tin, tạo nên một con người có niềm tin sâu sắc với

Đảng, có lập trường vững vàng trước mọi thử thách Điều đó, góp phần cho

Trang 34

chế độ xã hôi chủ nghĩa, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc

có sức để kháng với “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù với hình thức ngày thâm

độc và tĩnh vi

Trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đối, hội nhập quốc tế

đang đưa lại những thời cơ và thách thức lớn Đặc biệt các thế lực thù địch

cũng lợi dụng tình hình đang âm mưu diễn biến hoà bình Đối tượng nhạy

cảm chúng hướng tới ở đây là thanh niên, trong đó sinh viên chiến vai trò

quan trọng Để thực hiện chúng âm mưu lôi kéo họ, kích động sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, làm băng hoại đạo đức, làm chệch hướng xã hội chủ

nghĩa, suy thoái về chính trị, tư tưởng, xa rời lý tưởng của Đảng và mat phương hướng chính trị Chúng lợi dụng giao lưu văn hoá, kinh tế thị trường,

chiến tranh tâm lý bằng nhiều con đường, dưới nhiều hình thức, chúng đưa

vào nước ta những thị hiếu tầm thường, những quan niệm dễ dãi về tự do, hòng dẫn đến vô chính phủ, xã hội rối ren và lật đỗ chế độ khi thời cơ đến

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên làm cho họ có nhận thức đúng, có thái độ nên án những thói hư tật xấu trong xã hội như tình trạng phi văn hoá,

xa rời văn hoá, làm cho nhiều chuẩn mực xã hội nhiễu loạn, thay đổi theo chiều

hướng xấu, tình trạng vì đồng tiền và danh vị cá nhân chà đạp lên truyền thống

đạo đức, tình nghĩa con người, quan hệ thầy trò, bạn bè suy thoái

Xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên làm cho học có được phẩm

chất lối sống lành mạnh Đây sẽ là bức tường thép bảo vệ sinh viên trước

những cám dỗ hiện nay

1.3 Các yếu tố tác động đến văn hóa chính trị của sinh viên

Văn hoá chính trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tô Có thể khái quát một

số yếu tô cơ bản sau:

1.3.1 Môi trường văn hoá của sinh viên

Mơi trường văn hố của sinh viên là điều kiện sống sinh hoạt của sinh

Trang 35

hành động, tâm lý của sinh viên, rồi qua đó tạo nên những hiện tượng văn hoá

nhất định Nhưng có thể khẳng định đây chỉ là nghĩa hẹp của mơi trường văn

hố Mà nói đến môi trường văn hoá ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá

của sinh viên tức là phải nói đến điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

của đất nước

Công cuộc đối mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đang từng bước được

thực hiện hoá Sự tăng trưởng kinh tế là một thực tế hiển nhiên, sự phát triển của đất nước là sự thực mà không ai có thể phủ nhận được Chính những

thành tựu kinh tế đang đem lại cho đất nước đổi thay, mà không chỉ sinh viên, thanh niên và tầng lớp nhân dân khác thấy được sự đúng đắn của đường lối

đối mới, do vậy đã ý thức hơn mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội, thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ cơng nghiệp

hố, hiện đại hố đất nước Đây chính là điều kiện khách quan xây dựng văn

hoá chính trỊ của sinh viên

Sự tác động của kinh tế thị trường kích thích tính tự giác học tập của sinh

viên, ở sinh viên bớt đi tính thụ động, ý lại, trông chờ vào Nhà nước, vào gia

đình, tính năng động sáng tạo tăng nên Nhưng mặt khác kinh tế thị trường tuân theo quy luật giá trị, động lực của nó là lợi nhuận Như vậy ở đây bản chất giáo dục chủ nghĩa là không thống nhất với định hướng giá trị của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường tác động làm thay đôi các giá trị về lối sống, đạo đức, niềm tin

của sinh viên như vậy nó đã trực tiếp tác động đến đời sống của sinh viên

Văn hoá là một mảng không thê thiếu của con người, văn hoá của con người được hình thành trong môi trường sống của họ, nó không phải một lúc

một lát là hình thành ngay mà cả một quá trình, như vậy chỉ một mặt trong

môi trường sống cũng đã tác động đến con người Sinh viên là một một bộ

phận, tác động đến quá trình hình thành văn hoá của họ, vậy văn hoá chính trị

Trang 36

Nói đến môi trường sống của sinh viên không chỉ nói tới lĩnh vực kinh

tế mà còn phải nói đến cả chính trị và văn hoá nữa Chính điều này cũng tác

động rất lớn tới sự hình thành văn chính trị của sinh viên

Về chính trị, với đường lối đối mới của Đảng, đất nước ta thu nhiều

thành tựu to lớn, điều này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh Dat nước không những vượt qua những chấn động lớn về chính trị trong khu vực và trên thế giới, mà lòng tin của nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào con đường xã hội chủ nghĩa, chính điều này ảnh hưởng sâu sắc tới niềm tin lý tưởng của sinh viên Một trong những yếu tố chính cầu

thành nên văn hoá chính trỊ

Cùng với Đảng, bộ máy Nhà nước với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất của quốc gia, ngày càng tỏ ra có hiệu lực Bộ máy ấy đã ban hành

nhiều văn bản thống nhất quản lý xã hội, tạo điều kiện cho việc ổn định và

phát triển xã hội là trong đó phát triển văn hoá, văn hoá chính trị nói riêng trong quần chúng, trong thanh niên và trong sình viên Những điều này có tác dụng ảnh hưởng tích cực tới văn hoá của sinh viên nói riêng thanh niên và quân chúng nhân dân, trong đó có văn hoá chính trị

Song bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó của chính trị theo nghĩa | hẹp thì vẫn còn nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh viên nói riêng, tới việc hình thành văn hoá chính trị đó là: hiệu quả quản lý điều hành của Nhà

nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hôi, chưa đáp ứng kịp

thời đòi hỏi của xã hội Bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể chưa được tỉnh gọn, chưa sát với tình hình còn nhiều biểu hiện quan liêu, chủ nghĩa kinh

nghiệm chủ quan duy ý chí vi phạm nghiêm trọng tới quyền làm chủ của

nhân đân, làm cho chuẩn mực văn hoá nói chung văn hoá chính trị nói riêng

bị biến dạng Nếu không có nhận thức đúng đắn sẽ sa vào sự tuyên truyền của

Trang 37

tưởng khác với giá trị của dân tộc Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới văn hoá nói chung và văn hoá chính trị của sinh viên nói riêng Việc giải quyết được những tiêu cực là thách thức lớn đòi hỏi phải kiên trì bền bí, phát huy đúng bản chất cách mạng của người cộng sản |

Có thể nói, trong môi trường của sinh viên còn một yếu tố gần như

quan trọng nhất tác động đến văn hoá chính trị của sinh viên đó chính là lĩnh

vực văn hoá

Từ khi đất nước đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

ngày càng được nâng lên Trong đó, văn hoá tư tưởng đang có những bước

phát triển mới ngày ngày người dân càng có điều kiện tiếp xúc với lĩnh vực

văn hoá nhiều hơn trên tất cả các phương diện của nó Như báo chí, sách, văn học, nghệ thuật, truyền hình, Internet Phải nói với sự tiếp xúc về văn hoá đó

khẳng định đời sống văn hoá đang trở thành một phần không thẻ thiếu trong xã hội Song nhìn lại và nhìn sâu hơn ta sẽ thấy có một thực tế đang nảy sinh trong lĩnh vực văn hoá

Đó là, với việc đời sống văn hoá lên cao, các ấn phẩm văn hoá ngày

càng nhiều, nhu cầu về văn hoá ngày càng tăng cao trong xã hội làm cho văn

hoá phát triển, nhưng chính văn hoá cũng tác động lại xã hội nếu nhìn vào mặt

tích cực sẽ thấy Nếu văn hoá có giá trị nó sẽ định hướng được tư tưởng, truyền thống văn hoá sẽ ngày càng được khôi phục, làm cho con người có đời sống

phong phú, lành mạnh, họ yêu đất nước, yêu quê hương, yêu dân tộc, quyết tâm, gắng sức xây dựng quê hương ngày càng phôn thịnh đó là tác động tích

cực của văn hoá đối với xã hội, và có thể nói thêm đối tượng nhạy cảm ở đây

để tác động sẽ là thanh niên, sinh viên Do vậy, ít nhiều nó cũng hình thành nên

văn hoá chính trỊ của sinh viên, một mảng không thể tách rời của văn hoá

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là ảnh hưởng tiêu cực của nó Bởi

Trang 38

trong đó diễn ra sự giao lưu văn hoá của các vùng miền, các quốc gia, các dân

tộc và của thế giới Nhưng sự giao lưu này đang bị các thế lực thù địch lợi dụng Chúng tuyên truyền những giá trị văn hoá có tính chất độc hại, mục

đích làm băng hoại giá trị đạo đức, chuẩn mực của dân tộc, nó tác động tới

việc hình thành văn hoá trong mỗi con người trong đó sinh viên là lực lượng nhạy cảm dễ bị tác động với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của mình

Như vậy, ở đây ta thấy mơi trường văn hố có tác động rất lớn tới việc xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên, những tác động đó luôn có tính hai mặt Nên yêu cầu trong xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên cần thực hiện là phát huy mặt tích cực, có như vậy mới xây dựng được văn hoá chính trị của sinh viên đúng nội dung của nó, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước

1.3.2 Trình độ nhận thức của sinh viên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Sinh viên là người có hoài bão ước mơ lý tưởng hoá về cuộc sống cá

nhân, có xu hướng tự khẳng định vị trí của mình, cho nên khi xác định được ý

thức, lý tưởng họ sẵn sàng xả thân cho lý tưởng của mình Lịch sử kháng chiến

của dân tộc đã khẳng định điều đó khi rất nhiều sinh viên xếp bút nghiên lên

đường đi kháng chiến, họ sẵn sàng xả thân vì lý tưởng, phấn đấu với niềm lạc

quan, sức sống mạnh mẽ của tuổi thanh xuân cháy bỏng Với sự cống hiến đó

họ ham hiểu biết, ham học hỏi, luôn tìm tòi học hỏi cái mới, nhạy cảm với cái

mới để bổ sung, tổng hồ vào ngn tri thức của mình Bên cạnh đó sự phát triển về ý thức ngày càng thể hiện rõ phẩm chất, nhân cách của họ, họ tham gia

vào mọi mặt của đời sống xã hội với một sự tìm tòi học hỏi, dé tu nang cao nhận thức của mình Đặc biệt là các vẫn đề về chính trị xã hội, cũng qua đó dần

hình thành văn hoá xã hội nói chung, văn hoá chính trị nói riêng

Tuy nhiên, phải khẳng định ở lứa tuổi của mình có những hạn chế cũng tác động đến quá trình hình thành văn hoá chính trị của họ Đó chính là đặc

Trang 39

nớt, sinh viên là người vẫn chưa có kinh nghiệm sống, chưa va vấp trong môi trường chính trị nhiều, sự trải nghiệm của họ gần như chỉ là những bài thực tập trong phòng thí nghiệm, nhất hoạt động trong đời sống chính trị còn thiếu,

lại để ngả nghiêng, dao động Chính vì vậy, trong điều kiện mới hiện nay, đất nước đang bước vào thời cơ mới hội nhập quốc tế, một mặt đem lại những

thuận lợi to lớn cho sự phát triển nhưng đằng sau nó là cả một hệ luy kéo dai, nó tác động đến tâm lý của sinh viên, và phần nào đó nó dẫn đến việc hình thành văn hoá chính trị trong họ

Nếu như đặc điểm tâm lý lứa tuổi tác động đến việc xây dựng văn hoá

chính trị của sinh viên thì không thể không nhắc tới một yếu tố nữa ở đây là

nhận thức của họ và gần như là quan trọng nhất bởi nó liên quan tới việc hình thành thé giới quan nhân sinh quan của sinh viên

Nói đến nhận thức là nói tới một phạm trù rộng lớn, người ta rất khó

định lượng nó một các chính xác, mà chỉ có thể định lượng một cách tương

đối Có thể sinh viên là những người có nhận thức rất tốt bởi họ là những

người có trình độ, lại được đào tạo một cách khá bài bản nên nhận thức của

họ hoàn thiện hơn, bằng chứng trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, kể cả những vấn đề chính trị, họ có thể đánh giá đúng đắn sự kiện, chỉ rõ

nguyên nhân, bản chất của vẫn đề Nhưng cũng có vẫn đề đặt ra ở đây đó là

những vấn đề đó phải có trong những tri thức của họ đã thu lượm được

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu và giao thoa giữa

các vùng miễn trong đất nước, trong khu vực, trên thế giới đang diễn ra với

tốc độ chóng mặt, vậy trong sự giao thoa ấy có những luồng văn hoá tư tưởng xấu thì họ sẽ nhận thức ra sao nó có ảnh hưởng gì tới việc hình thành văn hoá chính trị khi mà lượng tri thức của họ cóp nhặt chưa đủ phân tích van dé nay Đây sẽ là một câu hỏi lớn Để trả lời câu hỏi này cần một bảng thống kê,

nhưng ta có thê chắc chắn nó có ảnh hưởng tới việc hình thành văn hoá chính

Trang 40

1.3.3 Ảnh hưởng của hội nhập quốc tẾ và sự giao lưu các luéng van

hod cho thé hé tré dac biệt là sinh viên

Phai khang dinh rằng, nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế đối

việc xây dựng văn hoá chính trị của sinh viên là việc làm hết sức bức thiết

hiện nay

Trong những năm gần đây khi mở rộng hội nhập quốc tế, đã mở ra cho

chúng ta nhiều cơ hội, có thể kể đến đó là sự mở rộng sản xuất, đáp ứng yêu

cầu của nhân dân Người dân có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại,

trình độ học vấn và tay nghề được nâng cao Điều này tạo những nhân tố mới

trong đời sống xã hội

Trong xu thế hội nhập với động lực là sự phát triển của khoa học và

công nghệ, đã tạo nên những nhân tố mới kích thích tính năng động sáng tạo

ở mỗi con người và toàn xã hội Có thể nói chưa bao giờ nhu cầu học tập và

hiểu biết của nhân dân lại được tăng cao như ngày hôm nay Một phong trào

học tập đã xuật hiện người ta học chính trị, kinh tế, ngoại ngữ, chuyên môn, tin học, bảo vệ môi trường, dinh dưỡng V.V

Các hoạt động giáo dục đào tạo thông tin báo chí, phát thanh truyền

hình đều trở nên sôi động, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Nhiều loại hình trường lớp ra đời, nhiều chương trình phát thanh được xây dựng Báo,

tạp chí đều tăng số trang, ra nhiều kỳ có nhiều chuyên mục công nghệ hiện

đại, đã bước đầu sử dụng trong công tác giáo dục đào tạo, và ở đây đối tượng đặc biệt là sinh viên, ít nhiều ảnh hướng đến tâm tư tình cảm lối sống của họ

Trên đây là những mặt thuận lợi, nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi

không thê không kê đến những khó khăn nhất định trong xã hội phát triển, các hoạt động giáo duc đào tạo các phương tiện thông tin đại chúng, đang ra sức giải quyết các nhu cầu của nhân dân Trong quá trình giải quyết các mối quan

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w