BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUOC GIA HO CHi MINH |
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
HOANG THI THANH |
VAN DE DINH KIEN DAN TOC
TRONG TAC PHAM BAO IN O NUOC TA HIEN NAY |
(Khảo sát các báo: Nông thôn Ngày nay, Công an Nhân dân, Lao động, Tiền Phong năm 2010)
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYÊN THÔNG ĐẠI CHÚNG |
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS DƯƠNG XUÂN NGỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bỗ trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ
Trang 3Nguyên Giám đốc Học Viện Báo chí và Truyên truyền Hà Nội, người đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn lời cảm ơn chân
thành nhất
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các cơ quan, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Tác giả luận văn cũng xin chân thành
cảm ơn:
- TS Hoàng Xuân Lương- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
- TS Nguyễn Đức Bình- Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế- xã hội và
Môi trường (Isee)
- Viện Dân tộc- Ủy ban Dân tộc
- PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Phó Trưởng Khoa, Phụ trách Khoa Báo
chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- TS Tạ Bích Loan- Trưởng Ban VTV6- Đài Truyền hình Việt Nam - Ban Giám hiệu và Phòng đào tạo, Khoa Báo in, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Hội đồng Khoa học và các thầy cô phản biện
- Các nhà nghiên cứu đã có công trình, luận văn, sách, báo được tác giả
tham khảo
Và cuối cùng, tác giả cũng bảy tỏ tắm lòng biết ơn sâu sắc đến cá đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, chia sẻ kinh nghiệp, cám ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Trang 4Viết đầy đủ
Công an Nhân dân
Dân tộc thiểu số và Miễn núi Đại đoàn kết dân tộc
Truyền hình Việt Nam
Nông thôn Ngày nay
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VẺ DÂN TỘC THIẾU SỐ VÀ ĐỊNH KIÊN DÂN TỘC 1.1 Những nhận thức chung về Dân tộc và Dân tộc thiểu số li 1.2 Định kiến đân tộc s22 211122 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIÊN DẪN TỘC TRONG TÁC PHAM BAO IN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Khảo sát báo Nông thôn Ngày
nay; Báo Công An Nhân dân; Báo Tiền Phong; Báo Lao Động) 45
2.1 Báo chí viết về đồng bào dân tộc thiểu số ccccceticerrrrierrrr 45
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng định kiến dân tộc trong tác phẩm báo in
qua một số tờ báo - cv 22tr e 49
2.3 Ý kiến, quan điểm của một số nhà báo, người DTTS khi báo chí viết về
người DTTS 67
2.4 Nguyên hân dẫn đến định kiến dn tc .cccccccscccecsssetecsstecestecenseees 71
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHÁC PHỤC DINH KIEN DAN TOC TREN BAO CHi, GOP PHAN NANG CAO CHAT LUQNG TUYEN TRUYEN, TAO SU BINH DANG DAN TOC .90
Trang 6Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 14,27% dân số cả nước Tiến trinh đấu
tranh dựng nước và giữ nước đã tạo nên truyền thống đoản kết dân tộc Chủ
tịch Hỗ Chi Minh da khang định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Gia rai hay Ê đê, Xê đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ củng nhau, no đói giúp nhau” [39, Tr5]
Vùng dân tộc, miền núi nước ta chiếm 2/3 diện tích cả nước, có vị trí
trọng yếu đặc biệt về quốc phòng an ninh; là căn cứ địa vững chắc, chỗ dựa tin cậy của các cuộc chiến tranh giành độc lập và giữ nước vĩ đại của dân tộc, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào DTTS Đây cũng là kho tảng tài nguyên thiên nhiên phong pk1, đa dạng, chứa đựng nhiễu tiềm năng phát triển; là nơi khởi nguôn của các con sông lớn, các cánh rừng bất tận, nơi giữ gìn sự cân bằng môi trường sinh thái
Vì vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định công tác dân tộc, chính
sách dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta, thực hiện tốt chính sách đân tộc là cơ sở để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quản chính sách dân tộc: bình
đăng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách quan trọng, để phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn dân tộc, miễn núi Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần X đã nêu: "vấn để dân tộc
và đoàn kết các dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng
nước ta”
Trang 7về nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc nước ta hiện nay Hai là, tập
trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược công tác dân tộc ở nước ta hiện nay Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán
bộ là người dân tộc thiểu số Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện
tượng tiêu cực, các tệ nạn vùng đồng bào dân tộc
Cụ thể hóa chiến lược về vấn đề dân tộc, Đảng ta khẳng định bốn
nguyên tắc cơ bản trong chính sách đân tộc:
Thực hiện bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, chống sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc
Phát triển kinh tế - văn hoá, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc,
từng bước xoá bỏ sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển do lịch
sử để lại
Tôn trọng, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hoá tốt đẹp của mỗi dân
tộc Tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Các dân tộc có quyển
dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
Coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số
Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á đưa vẫn đề chính sách dân
tộc và quyển của các dân tộc vào Hiến Pháp Tại Điều 5, Hiến pháp Nước
Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Ngày 15 Tháng 04 năm 1992) phi rõ:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà
nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước
Việt Nam; Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dan tộc, nghiêm cảm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc; Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,
giữ gìn bản sắc dan tộc và phát huy những phong tục, tập quán,
Trang 8Trong quá trinh đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng va bảo vệ Tổ quốc, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, phát triển sản xuất, hỗ trợ
cải thiện nhà ở, đất ở và đất sản xuất, nước sinh hoạt, cấp không thu tiền một
số loại báo, phương tiện báo chí tuyên truyền
Tuy nhiên, không chỉ trong thời kỳ chiến tranh mà ngay trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc ngày nay, miễn núi, và
vùng DTTS vẫn luôn là vùng khó khăn nhất Cuộc sống của các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, phan lớn tỷ lệ hộ đói nghèo đền nằm ở những vùng đồng
bào DTTS, vùng miễn núi, vùng sâu, xa Nơi ăn, chỗn ở, trường học, cơ sở y
tế, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, thiểu thốn
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan: điểm xuất phát thấp; địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nền sản xuất hàng hóa dang trong quá trình
hình thành, người dân vẫn quen với lỗi sản xuất tự cung, tự cấp, dựa và2 thiên
nhiên, một trong những nguyên nhân chủ quan đã “kìm hãm” sự phát triển của vùng đồng bảo dân tộc đó chính là nhận thức chưa đúng, chưa chính xác,
còn phiến diện, một chiều, thậm chí là lệch lạc về miễn núi, dân tộc Đây
chính là nguyên nhân cơ bản đang kìm hãm sự phát triển của vùng này
Kha nhiễu quan niệm phiến điện, định kiến, nhưng đã trở thành cô hữu, trở thành như những lẽ phải thông thường: ở miền núi, đất đai rộng lớn,
nhưng do người dân chưa biết cách làm ăn, thậm chí do lười nhác nên đời
sống đói khổ Nói đến miễn núi là nghĩ ngay đến sinh đẻ nhiễu, là nghiện ngập, rượu chè, tập quán lạc hậu, y lai , ngôi chờ sự hỗ trợ của nhà
nước v.v do đó khi xây dựng và thực hiện chính sách thường áp đặt “hỗ
Trang 9nghiệp quản lý, quá trình tích tụ đất đai ở miền núi đang điễn ra nhanh chóng hơn miễn xuôi, tỷ lệ đất sản xuất trên đầu người ở các tỉnh Tây Bắc thấp nhất
so với các vùng miễn cả nước, người dân ở đây đang thiếu đất sản xuất
nghiêm trọng, hàng chục ngàn hộ gia đình ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai,
Điện Biên chỉ có đủ 30-50m” đất làm nền nhà, không có đất sản xuất, hoàn
toàn phụ thuộc vào chính sách bảo vệ rừng của Nhà nước Ngay cả đồng bào
DTTS ở vùng ATK, những nơi mà đồng bảo đã từng hy sinh, gian khổ, cưu mang, che chở cho cách mạng những năm tháng đâu tranh giảnh và giữ chính
quyên, bây giờ cuộc sống vẫn còn rất nghèo
Không chỉ thực tế cho thấy nhận thức về đồng bào dân tộc miền núi
đang có những phiến diện, một chiều, thậm chí lệch lạc mà mới đây một số
báo cáo nghiên cứu về dân tộc, miễn núi ở Việt Nam, như: “Phân tích xã hội
quốc gia - Dân tộc và phát triển ở Việt Nam” đã chỉ ra rằng đang có sự kì thị và định kiến đối với người DTTS từ nhiều phía: chính quyền địa phương, từ cộng đồng dân tộc đa số và tất nhiên trong đó có cả giới báo chí, truyền thông
thông qua cách thể hiện các tác phẩm báo chí, truyền thông
Trước thực tế nói trên cho thấy, đã đến lúc chúng ta phải nghièm túc thực hiện một cách triệt để cương lĩnh của Đảng về công tác dân tộc, đưa ra những nghiên cứu căn cơ, bai bản về vấn để định kiến đân tộc, trong đó có
báo chí về vần đề này Những người làm báo nói chung, những người làm báo
cho đồng bào DTTS nói riêng phải có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn, nghiêm túc, trách nhiệm khi phản ánh, tuyên truyền về vùng dân tộc, miễn
núi Trước hết, để làm được điều đó, những người làm báo, làm truyền thông
Trang 10Do vậy, để góp phần giải quyết tình trạng kì thị và định kiến đối với người DTTS thông qua các tác phẩm báo chí, truyền thông, qua đó đem đến cái nhìn tích cực, toàn điện về người DTTS, vùng dân tộc miễn núi, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Vấn đề định kiến dân tộc trong tác phẩm báo in ở nước ta
hiện nay” cho luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng của mình, qua đó đưa
ra những minh chứng và những bài học, kinh nghiệm tuyên truyền có hiệu quả nhất về vùng đồng bào DTTS và miễn núi
2 Lịch eử nghiên cứu đề tài:
Vấn đề đân tộc thiểu số nói chung, định kiến về dân tộc thiểu số nói riêng, từ lâu đã trở thành vẫn để “nóng” được giới khoa học, các nhà báo quan
tâm nghiên cứu, khảo sát ở nhiều góc độ khác nhau Trên lĩnh vực báo chí
truyền thông, đáng chú ý có các công trình sau:
- Năm 2011, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Xuân An Việt về "Thông
tin về đân tộc miễn núi trên VTVI- Đài Truyền hình Việt Nam" tại Học viện
Báo chí và Tuyen truyền Luận văn này đã khảo sát chương trình về đề tài dân tộc miễn núi của Đài Truyền hình Việt Nam trong 3 năm 1999 - 2001 Qua khảo sát, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chương trình, nhằm tăng cường hiệu quả thông tin về vấn dé dân tộc miền núi
của Đài THVN
- Cũng trong năm 2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã xuất ban
cuỗn “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thể kỷ XXY” Cuỗn sách này gồm nhiều
bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về sự phát triển các đân
tộc thiểu số; chính sách dân tộc; xây dựng phát triển kinh tế, đời sống văn hoá - xã hội, bảo vệ tô quốc của đẳng bảo các dân tộc thiêu số Trong đó có bài
"Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số" của ông Hồ Anh
Trang 11- Năm 2001, tại Hội thảo tông kết "Tăng cường và đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miễn núi" do Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức Hội thảo này cũng dé cập nhiều về yêu cầu đổi mới công
tác thông tin phục vụ đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi, Tuy nhiên, các
tham luận đều nặng về việc trình bày các báo cáo, tổng kết của đại diện các cơ
quan báo chí chứ chưa đi sâu bản bạc, kiếm tìm giải pháp tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng của đơn vị mình
- Đến năm 2005, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thạc sỹ Phạm Ngọc Bách đã bảo vệ luận văn thạc sỹ của mình với tiêu để "Chương trình Dân tộc và Miễn núi trên sóng VTVI1- Đài Truyền hình Việt Nam" Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát các chương trình dân tộc và miền núi từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005, đng thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
- Năm 2007, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức sơ kết đánh giá tiến độ thực
hiện Quyết định 975/QÐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số báo, tạp chí cho đồng bào dân tộc thiêu số Tuy nhiên, hội nghị mới chỉ dừng
lại ở việc đánh giá mặt tốt, còn mặt hạn chế về nội dung và hình thức tuyên truyền, công tác phát hành đến đồng bào các dân tộc thiểu số lại chưa được
các đại biểu nêu ra cụ thể
- Năm 2009, Ngân hàng thế giới (WB) đã đề câp đến vấn để kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số và tác động của chúng tới việc xây dựng chính sách, cách thức thực hiện các chương trình, kinh kế và văn hoá của người dân tộc thiểu số Tuy nhiên, những vấn đề được nêu ra cũng chỉ
dừng lại ở mức sơ bộ, khái quát trong báo cáo đói nghèo về Dân tộc thiểu số
năm 2009
Trang 12chí hiện nay Kết quả này dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2011, đầu
2012
Tóm lại: Những kì thị và định kiến thường không đễ mô ta và trong
nhiều trường hợp là không chủ ý Trước thực trạng đó, đã có một số nhà
nghiên cứu viết về những định kiến đối với đồng bào DTTS Tuy nhiên,
những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những bài viết có tính nêu vấn đề, chưa đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn và những tác động của
chúng tới việc xây dựng chính sách, cách thức thực hiện các chương trình,
kinh kế và văn hoá của người DTTS Đối với giới báo chí, truyền thông- người định hướng dư luận xã hội cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa
học nào nói về vấn dé định kiến dân tộc Do vậy, để giải quyết tình trạng kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số thì cần thiết phải thực hiện
nghiên cứu về vấn để này nhằm đưa ra những bằng chứng và giải pháp giúp chính phủ cũng như các tô chức phát triển
Kế thừa những kết quả của các những người nhà nghiên cứu trước đây, tác giả quyết địh lựa chon dé tài “Vấn đề định kiến Dân tộc trong tác phẩm báo in ở nước ta hiện nay” Qua để tài này, tác giả sẽ đi sâu phân tích, nghiên cứu những vấn để cơ bản của định kiến dân tộc thông qua các tác phẩm báo chí phục vụ đồng bảo dân tộc thiểu số và miễn núi trong những năm vừa qua Trên cơ sở đó, đưa ra cái nhìn tổng quát về các tác phẩm nói về vùng đồng bào
dân tộc, miễn núi, qua đó làm rõ những ưu điểm và nhược điểm; đề xuất những
giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thông tin phục vụ đồng bào
Trang 13kiến dân tộc trong các tác phẩm báo in, luận văn sẽ dé xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tinh trang định kiến dân tộc trên các tác phầm báo chí, góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí và tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
3.2 Nhiệm vụ nghiÊn cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn dẫn đến những định kiến dân tộc
trên báo chí
- Khảo sát, đánh giá thực trạng định kiến dân tộc trên một số tờ báo in
tiêu biểu
- Để xuất một số giải pháp khắc phục tỉnh trạng định kiến dân tộc trên các tác phẩm báo in nhằm góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí và tạo sự bình đăng giữa các dân tộc, củng cố phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn đân tộc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Những định kiến về DTTS trong các tác phẩm báo in
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Khảo sát một số tờ báo in: Báo Nông thôn Ngày nay; Báo Công An Nhân dân; Báo Lao động; Báo Tiền phong
Về thời gian: Trong năm 2010
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:Luận văn dựa trên cơ sở của lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vẫn đề dân tộc và miễn núi; quan điểm của Đảng về vai trò của
Trang 145.2 Phuong phdp nghiên cứu: Định kiến tộc người là một van đề nhạy cảm, động và đa diện Chính vì thế, luận văn sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực tế, khảo sát một số báo in như đã đề cập ở trên có các bài ~iết về dân tộc và miễn miễn núi
Phương pháp điểu tra xã hội học: phương pháp này thực hiện đối với các đối tượng: người làm báo chuyên và không chuyên; một số nhà báo làm công tác quản lý báo chí ở trung ương và địa phương; đại diện một số đồng bào dân tộc thiểu
số ở các tỉnh thuộc vùng dân tộc và miễn núi
Phương pháp thông kê, phân loại nhằm tổng hợp, phân tích vẫn đề một
cách cụ thể, khách quan Qua đó, tìm ra những điểm nỗi bật về nội dung, hình
thức, thế mạnh của các tờ báo phục vụ đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi
Phương pháp phỏng vấn sáu những chuyên gia, những nhà khoa học về công tác dân tộc, vấn đề din tộc, những nhà quản lý báo chí, nhà báo, phóng
viên, biên tập viên và một số độc giả là người dân tộc thiểu số
Phương pháp đối chiếu, so sảnh: đê rút ra những ưu nhược điểm của tờ
báo so với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới Từ đó, xác định rõ vai trò, đặc điểm của thông tin phục vụ đồng bảo DTTS trong hệ thống báo chí
6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài:
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn dẫn đến tinh trạng định kiến dân tộc trên một số tác phẩm bao in
- Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những định kiến
dân tộc trên báo chí, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, tạo sự bình
đẳng giữa các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết tồn dân tộc
- Thơng qua luận văn góp phần giúp cho những người làm công tác quản lý báo chí, những nhà hoạch địch chính sách, những người làm báo,
Trang 15công tác tuyên truyền về vùng dân tộc và miễn núi Qua đó, thông qua các
kênh báo chí sẽ làm thay đổi những định kiến, những cách hiểu, những quan điểm lệch lạc, chưa phù hợp về dân tộc, miền núi từ trước đến nay
7 Ý nghĩa Lý luận và thực tiễn
~ 7.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn hoàn thành sẽ góp phần vào việc tổng kết thực tiễn và lý luận về thông tin phục vụ đồng bảo đân tộc thiểu số và miễn núi, nhất là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin phục vụ đồng bào Đặc biệt, thông qua những vẫn đề được đưa ra trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích và chứng minh, luận văn sẽ có ý nghĩa về thay đổi
nhận thức đối với đồng bao dan tộc Kinh về cuộc sống, văn hóa của đồng bảo dân tộc thiểu số
- 72 Ý nghĩa thực tiến:: Luận văn cũng có thể là tài liệu để cán bộ,
phóng viên trực tiếp làm công tác thông tin về lĩnh vực này tham khảo, vận dụng Luận văn còn có thể là tài liệu cho các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục - đào tạo và những ai quan tâm tham khảo đến vân để dân tộc và miễn núi
nói chung, van để tuyên truyền đề tài này trên báo chí, truyền thơng
§ Kết cầu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết câu thành 3 chương, 115 trang chính
luận
Chương 1: Những nhận thức chung về Dân tộc thiểu số và Định kiến
dân tộc
Chương 2: Thực trạng định kiến dân tộc trong tác phẩm báo in ở nước ta hiện nay (Kảo sát báo Nông thôn Ngày nay, Công an Nhân dân; Lao
động; Tiển Phong)
Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục định kiến dân tộc trên
Trang 16CHƯƠNG I
NHUNG NHAN THUC CHUNG VE DAN TOC THIEU SO VA ĐỊNH KIEN DAN TOC
1.1 Những nhận thức chung về Dân tộc và Dân tộc thiểu số 1.1.1 Khái niệm về dân tộc và dân tộc thiểu số
* Khái niệm về dân tộc
Hiện nay, khái niệm “đân tộc” còn có nhiều ý kiến khác nhau Điều đó
một phân là do vẫn đề dân tộc được xem xét từ nhiễu quan điểm, lập trường
và giác độ khác nhau; phần khác là do hiện thực phong phú, phức tạp của các loại hình dân tộc đang tổn tại ở các quốc gia, khu vực trên thế giới Sự phong
phú, phức tạp đó làm cho nhiều định nghĩa được nêu ra, cho đến nay chưa diễn đạt được đầy đủ, trọn vẹn các thuộc tính của các loại hình dân tộc đã xuất hiện trên thế giới Việc tìm kiếm một định nghĩa chuẩn xác về dân tộc
đang là đòi hỏi cấp bách của lý luận và thực tiễn, cần được quan tâm Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau:
- Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội
được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của
nhiều cộng đồng mang tính người (ethnie) của bộ phận tộc người Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau
~Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người
Cộng đồng này có thê là bộ phận chủ thê hay thiểu số của một dân tộc (nation)
sinh sống ở nhiễu quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc [36, tr 655]
- Từ điển Tiếng Việt nêu định nghĩa dân tộc như sau:
Trang 17- Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc
- Dân tộc là cộng đồng người ôn định làm thành nhân dân một nước, có
ý thức về sự thông nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung [38, tr 255]
Giáo trình triết học Mác - Lênin, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
soạn giáo trình quốc gia các bộ sách khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xuất bản, nói về khái niệm dân tộc như sau:
- Khái niệm dân tộc thông thường được dùng để chỉ hầu như tất cả các
hình thức cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, dân tộc) Cần phân biệt "dân tộc"
theo nghĩa rộng trên đây với "dân tộc" theo nghĩa khoa học: đó là hình thức
công đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kể cả bộ tộc
- Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước và các thể chế chính trị Dân tộc có
thể từ một bộ tộc phát triển lên, song, đa số trường hợp được hình thành
trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người hợp nhất lại Từ hình thức cộng đồng
trước dân tộc phát triển lên dân tộc là một quá trình vừa có tính liên tục
vừa là bước nhảy vọt lớn [15, tr 475-476]
Từ những nội dung trên có thể khái quát khái niệm về dân tộc như sau:
dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính: hoặc để chỉ
cộng đồng dân cư của một quốc gia, hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một
tộc người Sự liên kết cộng đồng dân tộc được tạo nên từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ va biéu hiện thành ý thức tự giác tộc người Xét
Trang 18Ngoài ra, nhiều ý kiến còn nhân mạnh, dù hiểu theo nghĩa nào thi dan
tộc cũng vừa là một cộng đồng người, vừa là một cộng đồng chính trị- xã hội- tộc người
Có thể định nghĩa khái quát: dân tộc là một cộng đồng chính trị-xã hội-
tộc người Quan niệm nảy tạo nên một ranh giới rõ rệt để phân biệt khái niệm
dân tộc với sắc tộc, bởi vì khái niệm sắc tộc thường dùng để chỉ các tộc người
da màu Quan niệm này cũng cho phép phân biệt khái niệm dân tộc với khái
niệm chủng tộc, vì khái niệm chủng tộc thường dùng để chỉ sự khác nhau về cấu tạo tự nhiên của con người
* Khái niệm Dán tộc thiểu số
Trong bài viết “Quan niệm vẻ “Dân tộc thiểu số và cán bộ dân tộc thiểu
số hiện nay”, đăng trên trang điện tử của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(http:/www.mattran.org.vn), Ths.Lô Quốc Toản Học viện Chính trị khu vực I,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm
“Dân tộc thiểu số”:
“Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng
phổ biến trên thế giới hiện nay Các học giả phương Tây quan
niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) ding dé chỉ những dân tộc có dân số ít Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số”
với “đân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát
triéi:”, “dan tộc chậm phát triển” Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chỉ phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thông trị trong mỗi quốc gia
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đảng
Trang 19vị, trình độ phát triển của các dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chỉ phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng
trên 80 triệu người Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh)
chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 đân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là
trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người” Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”, nhưng cách goi “dan
tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung
Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng đề chỉ những dân tộc có số
dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong
một quốc gia đa dân tộc Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa
biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia đân tộc trên phạm vi
khu vực và thế giới Một đân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia
này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác Chẳng hạn người
Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là
“dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của
Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa sÉ” ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ
1⁄53 dân tộc thiểu số của Việt Nam) Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những
vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong
Trang 20phân tích 6 phan trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta
mà trong cả giới nghiên cứu đân tộc học trên thế giới
Tiến sĩ Bế Trường Thành, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBDT cũng nói về khái niệm dân tộc thiếu số qua bài viết “Dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người” trong cuốn “Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc” như sau: “ Ở Việt Nam chúng ta không có thê dan, dân bản xứ (dân bản địa) vì các dan tộc Việt Nam đều là những cư dân- chủ nhân của đất nước Việt Nam (tất cả mọi
người cùng sinh sống trên đất nước, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt
nguồn gốc) Như vậy, cộng đồng các dân tộc Việt Nam là bao gồm: dân tộc
đa số và dân tộc thiểu số:
Dân tộc đa số là đân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng, tức là dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số là những người có số người ít hơn so với dân tộc đa số, trong đó bao gồm cả dân tộc Hoa (người Hoa không có quốc dịch Việt Nam là Hoa Kiều)
Khái niệm dân tộc thiểu số không đồng nghĩa với dân tộc lạc hậu, dân tộc
chậm phát triển và cũng không đồng nhất với khái niệm dân tộc ít người Trên
thé giới có một -ố nước tương đối đồng nhất về dân tộc (một dân tộc chiếm trên
90% dân số như ở Nhật Bản, Ixraen ), nhưng cũng có những quốc gia dân tộc
đa số chỉ chiếm khoảng 50% hoặc có dân tộc thiểu số ở nước này nhưng lại là
đa số ở một số nước khác Xét về số lượng, dân tộc thiểu số ở nước ta không
phải là ít người, nếu so sánh với số dân của một số dân tộc ở nhiều nước trên thế
giới (hơn 70 nước có dân số đưới 1 triệu người) Như thể, đổi với các dân tộc
như Tày, Thái, Mường thì mỗi dân tộc ở nước ta có số dân nhiéu hon dan sé
của mỗi quốc gia nói trên Bởi lẽ đó, chúng ta dùng khái niệm các DTTS chứ
không dùng nói dân tộc ít người [39, tr.185]
Vậy có thể khái quát khái niệm DTTS như sau: Dân tộc thiểu số là dân
Trang 211.1.2 Một số đặc điễm về dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Cộng đồng văn hóa Việt Nam rất đa dạng, bao gồm 54 dân tộc và bảy hệ ngôn ngữ chính tìm thấy từ Tây Á tới khu vực Thái Bình Dương Nhiều
nhóm dân tộc đã tổn tại rất lâu đời và thậm chí trước khi người Việt tới định
cư, một số khác thì mới nhập cư gần đây Dân tộc thiểu số đông nhất là người
Tay, với gần 1,5 triệu người, trong khi nhóm DTTS rất ít người là: Rơmăm, Ở
Du, Brau, PuPéo với con số vừa vài trăm người
Về cơ *ản đặc điểm chung của các DTTS & MN đó là, 75% người DTTS ở Việt Nam sống ở hai vùng: miền núi phía Bắc giáp với Trung Quốc
và vùng Tây Nguyên giáp Lào va Cam-Pu-Chia Hau hết các dân tộc thiểu số
đều sống ở vùng nông thôn Các vùng khác cũng có người dân tộc thiểu số sinh sống, ví dụ như: người Khmer, người Hoa và người Chăm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Các tỉnh miễn núi phía Bắc và Tây Nguyên nhìn chung là những tỉnh
nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn Theo báo cáo tổng kết năm 2011 của Uỷ ban Dân tộc, số hộ nghèo
ở vùng núi và trung du phía Bắc là 48,5% và ở Tây Nguyên hơn 48,4% Các tỉnh này cũng là nơi tập trung chủ yếu đồng bào DTTS sinh sống
Bên cạnh những đặc điểm chung, nói trên, cộng đồng các DTTS cũng
có những điểm khác nhau về nhiều mặt, như: sự đồng hoá, cấp độ thành công
về kinh tê, phong tục tập quán, lỗi sống, ngôn ngữ
Những đặc điểm khác biệt này vừa la sự đa dạng trong đời sống của
người DTTS va MN, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng đói nghèo, lạc hậu ở hầu hết các vùng DTTS và miễn núi nước
ta đó là về địa hình, vị trí địa ly; về năng lực và ngôn ngữ
Đặc điểm về địa hình, vị trí địa lý: Đồng bào DTTS thường sinh sống ở
Trang 22bão Trong khi đó, phần lớn đồng bào dân tộc đa số lại sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, nơi có những vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu buôn
bán, đi lại Sự khác biệt này, ít nhiều đã trở thành vật cản trở xu thế phát
triển chung của vùng miễn núi, vùng dân tộc thiểu số ở nước ta
Đặc điểm về năng lực: Đó chính là giáo dục Các DTTS và miền núi
được tiếp cận ít hơn tới giáo dục có chất lượng Do vậy, kết quả học tập của họ cũng thấp hơn Tỷ lệ học sinh bô học vẫn còn cao trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và miền núi Kết quả là tỷ lệ mù chữ và không thông thạo tiếng
Việt ở người dân tộc thiểu số cao, từ đó cản trở khả năng tương tác của họ
Nhiều người DTTS, không biết đọc biết viết, thậm chí không biết nói tiếng Việt Điều này đã làm hạn chế khả năng tiếp cận và chia sẻ thông tin; đồng thời là trở ngại nghiêm trọng tới năng lực của họ trong suốt cuộc đời
Các DTTS và miễn núi ít di chuyển hơn so với dan tộc đa số, cụ thể ở
đây là người Kinh Điều đó hạn chế khả năng quan sát, học hỏi các ý tưởng và công nghệ mới của họ
Khả năng hành động cũng có thể bị hạn chế bởi yếu tô văn hóa Nhiều người DTTS cho biết, họ có nhiều khác biệt về văn hóa giữa người Kinh và người DTTS, thể hiện trong các hoạt động giao dịch mua bán ở chợ, ở xường
học hay ở các hoạt động khác
Đặc điểm về ngôn ngữ: giữa các DTTS cũng dẫn đến những bất đồng trong giao tiếp, trở thành rào cản lớn trong quá trình để các đân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hội nhập, phát triển Thông thường, đồng bảo dân tộc thiểu số không biết nói thông, viết thạo tiếng phổ thông, trong khi tiếng
phổ thông được sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp chuẩn của xã hội Việt Nam
1.1.3 Về vấn đề dân tậc
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dựa trên những quan
Trang 23Đảng ta đã coi trọng và làm tốt chính sách dân tộc và đại đoàn kết đân tộc,
góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng ‘
Ngay từ trước đổi mới, tại Đại hội IV- Đại hội đầu tiên khi đất nước thống nhất sau 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc với sự huy động sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó đồng bào các DTTS đã có những đóng góp hết sức to lớn cho cách mạng và kháng chiến, Đảng ta đã khẳng định “việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ
có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam” Theo đó, Chính sách đân
tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch vẻ trình độ kinh tế, văn hóa giữa dân tộc ít người và dân tộc đông người, làm cho tất cả
các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt,
đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đến Đại hội VI của Đảng, về vấn để dân tộc, Đại hội khẳng định,
“chính sách dân tộc luôn luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội” Đồng thời, Đại hội nhắn mạnh rằng, sự phát triển mọi mặt của từng dan tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đông các dân tộc trên đất nước ta Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy
luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc Tình cảm dân tộc,
tâm lý dân tộc sẽ còn tôn tại lâu dài và là một lĩnh vực nhạy cảm Treng khi xử lý các mỗi quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối với những gì
liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “đân tộc lớn” và những biểu hiện
của tư tưởng dân tộc hẹp hòi
Sau Đại hội VI, trước những yêu cầu đòi hỏi của thực tế vùng dân tộc
Trang 24số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miễn núi đã góp phần
thúc đây phát triển một bước quan trọng kinh tế - xã hội miễn núi và các vùng đồng bảo dân tộc thiểu số
Đến Đại hội lần thứ VII của Đảng, lần đầu tiên, chính sách bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc đã được Đảng ta đưa vào trong Cương lĩnh của Đảng với tên gọi: Cương lĩnh xây đựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh ghi rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường van minh tiễn bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” Đại hội cũng khẳng định chính sách đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ám no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; khẳng định việc phải có chính sách phát triển kinh tế hang hoa & cdc ving DTTS phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, bảo đám cho
đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu
cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Trên cơ sở các quan điểm cơ bản của Đảng về vấn để dân tộc, Hiến pháp 1992, một lần nữa, khẳng định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta
Tiếp đó, đến Đại Đảng lần thứ VIH, về vấn dé dân tộc đã được nhắn
mạnh: “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn” Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, Đại hội cũng đã thằng thắn chỉ ra n'.ững khó khăn của đồng bảo các DTTS, miễn núi, vùng sâu, vùng cao, đó là: “điều kiện sông và dịch vụ, hạ tầng cực kỳ khó khăn, đất nông nghiệp thiếu, chưa
đủ điều kiện tiến lên sản xuất hàng hóa; GDP bình quân đầu người năm 1994 chỉ bằng 31% mức trung bình cả nước Mật độ đường giao thông chỉ có
Trang 25Trước thực tế đó, Đại hội đã để ra chương trình phát triển kinh tế - xã hội miễn núi và vùng đồng bảo dan tộc với mục tiêu khai thác mọi nguồn lực ở địa
phương và huy động sức của cả nước để tạo bước tiến nhanh hơn về kinh tế - xã hội, én định đời sống, cải thiện môi trường, môi sinh Phần đấu tăng trưởng kinh
tế với tốc độ bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của cả nước
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lan thir IX cha Dang da đặc biệt chú
trọng đến vấn để dân tộc và cụ thể hóa nhiều nội dung mới, cụ thể: nếu như Đại hội VIII coi vấn đề đân tộc là “vấn để có vị trí chiến lược lớn” thì Đại hội IX khẳng định thêm: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” Rằng, Đảng ta phải thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát
triển; xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dan tri,
giữ gìn, làm giảu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miễn xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến; chống kỳ thị, chia rẽ đân tộc; chống tư tường dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự tỉ, mặc cảm
dân tộc
Cụ thể hóa tư tưởng chiến lược được nêu trong Nghị quyết Đại hội IX và nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành về công tác dân tộc,
Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành
Nghị quyết về công tác dân tộc Điều này, một mặt, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bảo các DTTS, mặt khác cho thấy việc giải quyết vẫn để dân tộc đang là sự đòi hỏi cấp thiết và cần phải có những chỉ đạo
kịp thời Nghị quyết khẳng định 05 quan điểm cơ bản trong việc thực hiện
Trang 26- Vấn để dân tộc và đoàn kết dân tộc là vẫn đề chiến lược cơ bản, lâu
dài, đồng thời cũng là vấn để cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam;
- Các đân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng,
giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phân đâu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đầu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh -
quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miễn núi; gắn tăng trường kinh tế
với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm
phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiêu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống
các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc
Việt Nam thống nhất;
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền
núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói,
giảm nghẻo; khai thác có hiệu qua tiém nang, thé mạnh của từng vùng, đi đôi
với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tỉnh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước;
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dan, toản quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống
chính trị
Vấn để dân tộc tiếp tục được Đại hội XI của Đảng quan tâm Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta” Các dân tộc trong đại gia đình
Trang 27bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhân mạnh: “Thực hiện chính sách bình đẳng,
đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các
dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng dang dan tộc Việt Nam Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ,
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dan
tộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và
các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số” Hiện nay, Nghị quyết của Đại hội
XI trong đó có vấn dé dân tộc đang được các cấp, các ngành liên quan triển khai trong thực tế, đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Như vậy, xuyên suốt trong các nghị quyết của Đảng là tư tưởng khẳng
định sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta, chống mọi
sự kỳ thị, chia rẽ dân tộc Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, với những
chương trình đầu tư đồng bộ và có trọng điểm, miễn núi và vùng đồng bào dân tộc đã có những đổi thay mạnh mẽ, vươn lên cùng với sự phát triển chung của đất nước
Tuy nhiên, nếu như ở các Đại hội IX, X, Đảng ta khẳng định vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vẫn đề cơ bản mang tính chiến lược của cách mạng Việt Nam thì ở Đại hội XI, Đảng ta coi đoàn kết các dân tộc có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta
1.1.4 Báo chí đối với đồng bào các dân tộc thiểu sé ở nước ta
Trong nk ‘éu nam qua, báo chí nước ta đã góp phan tích cực vào nhiệm vụ nâng cao trình độ dân trí, nhận thức và phô biến kiến thức cho đẳng bào
vùng dân tộc miễn núi Hiện nay, đồng bảo các dân tộc ở miễn núi rất coi
trọng thông tin báo chí trên các tờ báo, tạp chí; các chương trình phát thanh,
Trang 28Chính vì vậy, lãnh đạo các cơ quan báo chí đã định hướng tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, phô bién kiến thức phổ thông góp phân thay đổi mặt bằng đân trí, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền núi và đồng bằng
Con em đồng bảo được đến trường; tỷ lệ người đọc thông viết thạo tiếng phổ
thông ngày cảng cao; tỷ lệ mù chữ của đồng bào đã giảm hẳn Sự thay đổi đã hiện rõ trong cuộc sống đời thường của bà con, như: nằm ngủ phải mắc màn, biết cách phòng và chống các bệnh đơn giản, có hiểu biết về sinh sản và dinh dưỡng; các kiết thức chăn nuôi, trồng trọt được bà con tiếp thu và áp dụng
vào thực tế
Những thành công của công tác thông tin tuyên truyền báo chí đã góp
phan én định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc miễn núi
Các vẫn đề dân tộc, tôn giáo, xung đột sắc tộc đã được giải quyết và tự giải
quyết Đặc biệt, những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thủ địch, chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa được ngăn chặn từ gốc
Cùng với việc tăng thời lượng, chương trình, mở rộng phạm vỉ phát sóng,
mỡ rộng phạm vi phát hành báo chí nhằm đưa thông tin kịp thời phục vụ đồng bao
các DTTS; các cơ quan báo chí đã quan tâm đến hình thức thể hiện chương trình, nội đung và chất lượng thông tin Các tin, bài, phóng sự đã hướng tới nhóm độc giả đặc thù Do đó, báo chí đã góp phần vào sự thay đổi diện mạo của vùng đân tộc miễn núi Từ đó khẳng định sự đúng đắn và thành công của quan điểm, chủ
trương, đường lối, chính sách của Dang va Nhả nước ta
Nhờ được tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông, trong đó có
vai trò to lớn của báo ín, đồng bào DTTS và MN đã nắm bắt kịp thời các chủ
trương, chính sách của Đảng - Nhà nước; thực hiện đúng pháp luật và biết cách
làm kinh tế, vượt đói nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho chính gia đình họ
Với đồng bảo các DTTS, báo chí nói chung, báo in nói riêng như một món ăn tỉnh thần không thể thiếu, nhất là báo chí nằm trong hệ thống được
Trang 291.2 Định kiến dân tộc 1.2.1 Khái niệm định kiến
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam:
“Định kiến là xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực đối với một
nhóm xã hội, một cá nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có tính chất định hình, khó thay đổi bằng những thông tin,
nhận thức duy lí Có các loại định kiến về chính trị, triết học, tôn giáo, văn hoá, xã hội, quan hệ cá nhân, vv Nguồn gốc định kiến
rất phức tạp nhưng thường hình thành trong một hoàn cảnh xã
hội lịch sử cụ thế nào đó (ảnh hưởng của gia đình, của nhóm xã hộ', kinh nghiệm bản thân, sách vở, vv.), được củng cố, định hình dần và được biện minh 1a "hợp lí" trong nội tâm Những
người đễ có định là những người hay lo âu, dao động, bảo thủ, vv Định kiến thường gây ra những trở lực lớn trong giao tiếp xã hội, quan hệ giữa người với người, nhiều khi dẫn đến những mâu thuẫn xung khắc vô cớ” [36]
Có thể thấy, định nghĩa trên tiếp cận vấn đề định kiến ở tầm khái quát, và mang ý nghĩa chung, chưa đề cập đến một dạng định kiến cụ thể nào
Công trình “Định kiến, những ghi chủ về việc vận hành của những đặc tính bị xói mòn” của Goffman (1963)- một nhà Xã hội học người Canada,
được coi như là sự khởi nguồn cho hàng loạt những nghiên cứu sau này về
ban chat, căn nguyên và hệ quả của định kién Theo Goffman, định kiến là
những nhận thức sai lệch về mặt xã hội về một nhóm cộng đồng cụ thể nào
đó, là “thuộc tính làm tốn hại một cách sâu sắc đến công đồng chịu định kiến,
khiển họ bị chuyển dịch từ một nhóm bình thường sang nhóm kém vị thể và ít
đáng tin hơn” [43]
Cũng theo học giả này, có 3 loại định kiến:
Trang 30- Dinh kiến về những người có đặc điểm không bình thường vẻ tỉnh thần
- Định kiến về chủng tộc, dân tộc và tôn giáo
Sự tổn tại của định kiến, theo Goffman có thể đem lại những lợi ích nhất
định cho chủ thê mang định kiến, bởi lẽ nó có tác dụng tạo dựng một bức màn
bảo vệ sự lan tỏa, ảnh hưởng những thuộc tính từ cộng động bị định kiến Còn theo Gordon Allport (1954)- cho ring định kiến được hiểu là sự khái quát hóa không đúng đắn, cứng nhắc một vài đặc tính cụ thể của một hay vài
cá nhân cho cả cộng đồng của cá nhân đó Định kiến có thể biểu hiện rõ ra bên ngoài, hoặc có thể cảm nhận được
Stafforf và Scott (1986) cho rằng, định kiến “là một đặc điểm của những
người vốn mang những giá trị mâu thuẫn với một hệ chuẩn mực của một
nhóm xã hội ” [43] Theo Crocker và cộng sự (1998) “những cá nhân bị định
kiến bởi họ mang trong mình vài đặc điểm, hoặc thuộc tính không được cơi là
có giá trị trong xã hội”
Nghiên cứu đáng chú ý gần đây về định kiến là lí thuyết về định kiến xã
hội của Link và Phelan (2001) Theo hai học giả này, định kiến xã hội là quá trình phân biệt đối xử thiếu công bằng, dẫn đến chống lại và bài trừ của một nhóm xã hội đối với những người sở hữu những thuộc tính không giống với họ Quá trình kì thị này nhìn chung trải qua 5 giai đoạn: (1) Dán nhãn; (2) Mặc định nhóm bị định kiến với một hệ giá trị; (3) Cộng đồng hóa bằng việc
tạo ra một đường danh giới riêng biệt giữa “chúng ta” và “họ”; (4) Phân biệt
đổi xử và phân chia vị thế xã hội; rồi tiến tới (5) tạo ra cán cân quyên lực không công bằng
- Định kiến được hình thành dưới góc độ văn hóa, là mỗi quan hệ và
mang tính bối cảnh Các nên văn hóa khác nhau có cơ chế định kiến hóa
những thuộc tính, trải nghiệm và thế ứng xử khác nhau
~ Cỡ sở cho việc hình thành định kiến là sự khác biệt về quyền lực kinh
tế, chính trị và xã hội Chính vi thé, nghiên cứu về định kiến cần phải tập trung
Trang 31- Mục đích của định kiến là sử dụng ưu thế về quyển lực để định xiến một cách tiêu cực đối với một nhóm xã hội cụ thể, tiến tới hạn chế khả năng
tiếp cận của họ đến các lĩnh vực căn bản của đời sống như giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe
- Định kiến luôn tổn tại giữa các nhóm xã hội, khó triệt tiêu nhưng có thể tác động để thay đôi
- Quá trình can thiệp, giảm thiểu định kiến chỉ có thể thành công nếu ít
nhất một trong hai điều kiện sau được tiến hành:
- Thay đổi căn bản nhận thức, niềm tin và hành vi của nhóm mang định kiến - Thay đổi quan hệ quyền lực giữa nhóm mang định kiến và nhóm bị dịnh kiến theo xu hướng bình đẳng hơn về quyền lực
Khung lí thuyết này đã được áp dụng khá rộng rãi ở Mĩ và Úc, trong các nghiên cứu về định kiến giữa các nhóm xã hội như: đồng tính (LGBT), HIV-
AIDS, bệnh tâm thần Trên cơ sở những quan niệm nêu trên, tác giả có thể khái quát khái niệm định kiến như sau:
Định kiến là xu thế tâm lý (tâm thể) tiêu cực đối với một nhóm xã hội, một cá nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có tính chất định hình, khó thay đổi bằng những thông tín, nhận thức duy lý Định kiến xã hội là quá
trình phân biệt, đối xử thiểu công bằng dẫn đến chống lại và bài trừ của một nhóm xã hội đối với những người sở hữu những thuộc tính không giống họ Quá trình định kiến, kỳ thị này trải qua 5 giai đoạn:
- Dán nhãn;
- Mặc định nhóm bị định kiến với một hệ giá trị;
- Cộng đồng hóa bằng việc tạo ra một đường danh giới riêng biệt giữa “chúng ta” và “họ”;
- Phan biệt đối xử và phân chia vị thế xã hội;
Trang 321.2.2 Khái niệm định kiến dân tộc
Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu về kì thị đối với người đồng tính do
Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSee) tiến hành, khung H thuyết về định kiến xã hội của Link và Phelan cũng được lựa chọn làm khung
nghiên cứu và quyết định tiếp tục áp dụng khung lí thuyết của Link và Phelan vào trong nghiên cứu định kiến dân tộc
Sử dụng khung lí thuyết nảy vào nghiên cứu định kiến dân tộc trong tác phẩm báo chí trên báo in, tác giả cũng đồng thời muốn kiểm chứng tính đúng đắn của nó khi áp dụng trong bối cảnh là quan hệ giữa các dân tộc, xem xét những yếu tố cần phải bổ xung (nếu có) khi áp dụng trong một phạm trù định
kiến cụ thê
Ngoài một số tư liệu do Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSee) tiễn hành, trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu cho luận văn của
mình, tác giả nhận thấy, từ trước đến nay, tại Việt Nam hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nảo mang tính hệ thống về định kiến dân tộc Mặc dù
thấp thoáng trong một số công trình nghiên cứu có đề cập đến tình trạng này,
song mới chỉ đừng ở mức mô tả, tường thuật Chính vì thế, việc lựa chọn
khung lí thuyết nghiên cứu cho luận văn của mình là thách thức không nhỏ Tuy nhiên, trong quá trình tong quan tài liệu cho luận văn, tác giả tiếp cận với những tải liệu đã được các nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSee) thực hiện trên cơ sở Lý thuyết về định kiến xã hội
của Bruce G Link và Jo C Phelan (Đại học Columbia)
Với những cơ sở lý thuyết nói trên, để đưa ra một khái niệm rõ ràng là việc làm cần thiết trong bất kì mỗi nghiên cứu nào Khái niệm mà tác giả đưa
ra dưới đây không nhất thiết phải coi là một định nghĩa mang tính hoàn ckinh,
Trang 33Định kiến tộc người là những nhận thức, hành vi, thế ứng
xử sai lệch đối với các đặc điểm văn hóa, nhân trắc của một tộc
người cụ thế đối với một hay một nhóm tộc người khác Quá trình
này được hình thành dựa trên cảm nhận chủ quan, hay khái quát hóa giản đơn từ một vài biểu hiện mang tính cá nhân cho cả một
cộng đồng tộc người Những nhận thức, hành vi này có thể mang tính vô thức hoặc có ý thức, mang tính khách quan, hoặc chủ quan, mang tính phóng đại, hoặc mang tính miệt thị, mang tính trực tiếp
hoặc dán tiếp, Định kiến đân tộc là thái độ có sẵn mang tính tiêu cực của thành viên một nhóm dân tộc này đối với một nhóm dân
tộc khác, chủ yếu đựa vào nguồn gốc dân tộc của họ
Định kiến dân tộc là thái độ có sẵn mang tính tiêu cực của thành
viên một nhóm đân tộc này đối với một nhóm dân tộc khác, chủ yếu
dựa vào nguồn gốc dân tộc của họ
Theo như khái niệm này, có một số vấn đề mà chúng ta cần làm rõ như sau:
- VỀ mặt tình cảm: nó liên quan đến cảm xúc âm tính, những tỉnh cảm mà cá nhân mang định kiến trải nghiệm hay nhìn thấy hoặc là khi nghĩ đến thành
viên của dân tộc ấy
- Về mặt nhận thức: người ta nói nhiều đến niềm tin, sự mong đợi đối với
các thành viên sủa dân tộc bị định kiến Nó thiếu tính khoa học và thiếu tính
lôgíc Nó dựa trên một sự khái quát hố cao, thơng qua đặc trưng, phổ biến
thành một cái gì đó điển hình, hay là dựa trên kinh nghiệm hoặc là những kiến thức cũ để đánh giá, nhìn nhận về một dân tộc dù các tính cách này không còn
đúng ở hiện tại nữa
Terry Rambo và một số cộng sự (1997, 2001) khi để cập đến một số thách thức cho quá trình phát triển ở vùng miễn núi phía Bắc, có để cập đến
một yếu tố: nhận thức sai của người miễn xuôi đối với khu vực này, coi khu
Trang 34thiểu số cư trú Theo các học gia này, đây là nguyên nhân cân trở sự hội nhập
của các cộng đồng ở đây vào quá trình phát triển ở Việt Nam Việc nhận thức
sai của người miền xuôi (tức là người Kinh), đối với khu vực miền núi phía Bắc chính là một đạng định kiến
- Về hành vi: bao gồm những xu hướng hành vi tiêu cực với dân tộc bị
định kiến Nếu đi quá xa, hành động đó sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử, sự thù
địch giữa các dân tộc
+ Phân biệt đối xử: là những hành động tiêu cực mang tính hệ thống với những cá nhân khác, dân tộc khác Nó chính là một kiểu định kiến trá hình + Phân biệt đối xử tôn tại phố biến dưới hai dạng: thứ nhất là phân biệt theo chủ nghĩa 5iểu trưng và phân biệt đối xử nghịch chiều
Theo như cách định nghĩa này, có một số vẫn để cần làm rõ về mặt khái
niệm như sau:
Định kiến tộc người, vượt qua ngoài phạm vi cá nhân phản ánh (hể giới
quan, nhận thức và thể ứng xử của cả một tộc người Dẫu rằng giữa các cá
nhân, mức độ, biểu hiện của định kiến có thể khác nhau, bị chỉ phối bởi các
điều kiện khách/chủ quan khác nhau, vẫn luôn tổn tại một hệ giá trị chung về
tộc người bị định kiến từ phía tộc người mang định kiến
Định kiến tộc người biểu hiện dưới nhiều dạng thức: nhận thức, động cơ
hay hành vi Tuy nhiên, mỗi quan hệ giữa những biểu hiện này không nhất
thiết phải là mối quan hệ nhân quả, kế tục, tất yếu
Định kiến tộc người mang tính xã hội, được chia sẻ, tin tưởng bởi đa số
các thành viên trong một tộc người Tuy nhiên, cần phải làm rõ, khi tộc người A mang định kiến về tộc người B hay về một nhóm tộc người nào đó, không nhất thiết mọi thành viên trong tộc người A đều cùng mang định kiến đó Trong nhiều trường hợp, có thể có một bộ phận nhỏ của tôc người A có rất it,
Trang 35thành viên còn lại trong tộc người họ Điều này bị chỉ phối bởi các điều kiện:
địa bàn cư trú, giao lưu văn hóa, trình độ nhận thức
Định kiến tộc người có thể bị thay đổi dù quá trình này điễn ra chậm Nó thay đôi khi các điều kiện khách quan (giao thông, liên lạc, giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa, hôn nhân hỗn hợp, chính sách của nhà nước cầm quyền) hay chủ quan (trình độ nhận thức, nghề nghiệp, vị trí xã hội ) mới tác động đến Chính vì lẽ đó, khi nói về định kiến tộc người, cần phải gắn nó với một giai đoạn cụ thé, Va khong thé đánh đồng nội hàm của hiện tượng này ở nhiều giai
đoạn khác nhau
Định kiến tộc người là sản phẩm của lịch sử, chịu sự tác động bởi các
yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lí, tôn giáo, giáo dục Định xiến
tộc người vì thế nên được nhìn nhận như một sản phẩm khó tránh khỏi trong một xã hội đa tộc người (đù sẽ không đúng khi khẳng định là tất yếu)
Định kiến tộc người mang tính đa chiều Có nhiều khác biệt căn bản so
với các hình thức định kiến khác Trong khi kì thị chủng tộc, định kiến đối với
người đồng tính, người mang HIV, giới tính, nghề nghiệp thường biểu hiện
dưới một chiều (kẻ mạnh/đa số kì thị, định kiến kẻ yếu/thiểu số) thì ở định
kiến tộc người, mối quan hệ này không phải là đơn tuyến Bản thân tộc người đa số/mạnh hơn/nắm quyền cai trị cũng có thể bị các tộc người thiểu s6/yéu
thế hơn/thuộc nhóm bị cai trị định kiến lại
Đối với tộc người chịu định kiến, không phải mọi thành viên trong cộng
đồng đó trải nguiệm mức độ, bản chất, hay biểu hiện định kiến giống nhau Trái
lai, mức độ, bản chất, biểu hiện định kiến da dang theo giới, tuôi, nghề nghiệp
Ở một khía cạnh nào đó, định kiến tộc người đóng vai trò như một công
cu tw bdo vệ của một cộng đồng, bởi lẽ nó tạo ra một ranh giới vô hình, ngăn
Trang 361.2.3 Một số biểu hiện của định kiến dân tộc
Biểu hiện của định kiến ở mỗi cá nhân trong một tộc người có thể khác
nhau về mức độ, tính chất, phạm vi và động cơ Sự khác biệt này bị quy định
bởi trình độ nhận thức, môi trường sống, giáo dục, nghề nghiệp, tôn giáo cùng
vô vàn các yếu tố khác Những biểu hiện về định kiến có thể biểu hiên một
cách trực tiếp h2äc gián tiếp, qua các biểu hiện sau
Nhận thức: Sự tồn tại của định kiến ở dạng thức này là kết quả của quá
trình trao truyền văn hóa, nó có thể có ý thức hoặc vô thức, Một cá nhân từ
khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong cộng đồng mình luôn được chia sẻ,
đồng thời chịu ảnh hưởng những thê giới quan, giá trị được cho là chuẩn mực, thể ứng xử với công đồng xung quanh từ chính cộng động mình
Động cơ: Định kiến khi tồn tại ở dạng nhận thức thường không nhát thiết gây ra tác động tiêu cực trực tiếp Tuy nhiên, khi ở dạng động cơ, vì tính mưu cầu lợi ích cho chủ thể mang định kiến, nó có thể có tác động tiêu cực đối với cộng đồng bị định kiến
Hanh vi: Dinh kiến đưới biểu hiện này có thể quan sát, lượng hóa được Biểu hiện qua giao tiếp, trao đổi, tiếp xúc ở nhiều cấp độ và qua nhiều hình thức, hành vi định kiến thường mang tác động trực tiếp đối với người chịu
định kiến và có thê để lại dư chắn lâu dài
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bộ phận nhỏ trong 1 tộc người
có thể có những nhận thức khác xa so với đa số còn lại (ví dụ như, các nhà
Dân tộc học, Nhân học người Kinh có thể không giống với đại đa số người Kinh khi nghĩ về các tộc người thiểu số)
Ở Việt Nam dẫu rằng, về mặt pháp lí, Đảng và Nhà nước luôn để cao nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, thậm chí, ở mặt quản lí nhà nước,
nhiều chính sách ưu tiên đối với các DTTS đã và đang được triển khai Song
Trang 37trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đặc biệt là ở khu vực các DTTS
cư trú Biểu hiện của định kiến này có thể nhận thây đưới nhiều màu sắc, góc
độ khác nhau, cụ thể như:
- Dưới góc độ nhận thức dân gian (đè biu, coi thường hay quy kết trong khi thiếu những dẫn chứng cụ thé; E sợ, xa lánh; Phân chia khoảng cách, cự tuyệt quan hệ; mang tính trao truyền);
- Biểu hiện dưới cái nhìn của các nhà khoa học;
~ Biểu hiện trong cái nhìn của những người làm chính sách
* Biểu hiện định kiến dân tộc dưới góc độ nhận thức dân gian
Đã từ lâu, khi nói về các tộc người thiểu số, đa số người Kinh đủng một
khái nệm chung là “người dân tộc” Ý nghĩa của khái niệm “dân tộc” trong bối cảnh nảy khác với ý nghĩa dân tộc- quốc gia Trái lại, nó bao hàm ý “không phải là người Kinh”, là người ở miền núi, vùng cao, xa xôi, hẻo lánh Biểu hiện của định kiến ở phạm vi này thể hiện đưới nhiều dạng khác nhau:
+ Đề biu, coi thường hay quy kết trong khi thiểu những dẫn chứng cụ thể
Dưới góc độ dân gian, người Kinh đã và đang có cái nhìn chưa thệt đúng về người DTTS Có thể kể ra một số vi du sau đây: Trong một thời gian dài,
việc sử dụng tên gọi không đúng về một số dân tộc biểu hiện sắc thái không
tôn trọng: Mèo, Mán hay một biểu hiện khác là việc sử dụng một khái niệm khá phổ biến cho đến tận ngày nay: “người dân tộc”, “người Thượng”, “người
Moi” dé chi tat ca các nhóm tộc người không phải là người Kinh Cái nhìn về
miễn núi như vùng “rừng thiêng, nước độc” hay “khi ho, cò gáy”, nơi có tập
quán thờ ma xó, bùa ngải cũng đã phản ánh tâm thức này Thêm vào đó, “người dân tộc” được gắn cho nhiều “thuộc tính” mà có lẽ không ai muốn
nhận: lười, ÿ nại, ở bân, dốt nát, mông muội, đần độn, mê tín dị đoan, cổ hủ,
lạc hậu, không biết làm ăn, hoang phi
Trong tâm thức người Kinh, xã hội của người DTTS cũng là những xã
Trang 38cái có thể xưng tao với bố mẹ, có thê gọi người hơn tuổi là mày Họ cũng là
người được cho là có quan hệ tình dục bừa bãi, không nhất thiết phải gắn với
hôn nhân, gia đình Điển hình của cách hiểu này là sự hiểu sai về “chợ tình” ở
Sapa, hay một số nơi khác như Khau Vai, Hà Giang + E sợ, xa lánh
Với cái nhìn như trên, người Kinh thường vừa có cái nhìn của bể trên, vừa có tâm lí e sợ, xa lánh đối với người DTTS Điều này thê hiện khá rõ khi
người Kinh di cư từ đồng bằng lên miễn núi phía Bắc vào những năm 1960,
họ thường cư trú riêng biệt, ngại tiếp xúc và gần như không có quan hệ hôn nhân với những người DTTS Tâm lí e sợ này xuất phát từ định kiến cho “ằng các tộc người thiểu số biết làm bùa ngải, làm chai,, an ở mắt vệ sinh
+ Phân chia khoảng cách, cự tuyệt quan hệ
Dưới đây là nguyên văn một tâm sự của một nam thanh niên người Kinh khi bị gia đình nhản đối chuyện anh ta có người yêu là một cô gái Thái mà tác
giả lầy làm ví dụ điển hình cho sự biểu hiện của định kiến dân tộc theo góc độ
dân gian [45]
“ Nói thật với các bạn, nói ra chuyện này tôi cảm cũng
hơi ngại, nhưng tôi tin là sẽ có nhiều người thông cảm cho tôi
Hiện nay tôi đã tốt nghiệp Đại học và làm viêc tại nước ngoài Trong thời gian ở Việt Nam, tôi đã yêu một người con gái Em xiuh, tốt bụng; tôi thương và yêu em thật lòng Tôi luôn muốn làm những điều gì đó tốt đẹp nhất cho em Tôi hạnh phúc bên em
và em cũng vậy Để tôi nói thêm rằng em đang học đại học; với mọi người trong quan hệ cũng như cuộc sống hằng ngày đều rất
tốt, không phải phản nàn vẫn để gì cả Tôi ngỡ mình đã tìm thấy niềm hạnh phúc của mình, nhưng mà hiện nay tôi rất hoang mang Khi biết em là một cô gái dân tộc, bố mẹ và cả các anh chị
Trang 39ra trong tuần về nhà chuẩn bị cho chuyến đi nước ngồi củe tơi Đáng lẽ đó phải là ngày vui nhất vì cả làng tôi từ xưa đến nay
chưa có ai đi nước ngoài theo diện học bổng như tôi, nên bố mẹ rất tự hào Nhưng khi biết tôi yêu em, bố tôi đã không còn tôn trọng tôi nữa Ông còn nói rằng: "Mày lấy ai cũng được nhưng không phải là nó" Và tôi đã bật khóc khi bố tôi bảo: "Ngày mai tao mà thấy nó tiễn mày ra sân bay thì mày đừng trách tao.Các
chị tôi thì bảo: "Nếu em cưới nó, các chị sẽ không dự đám cưới
đâu" Tôi đã rất đau lòng vì điều này Tôi không ngờ định kiến
này lại lớn đến vậy Hiện nay chúng tôi vẫn liên lạc với nhau
thường xuyên và tôi hiểu rằng tôi và em không thê sống thiếu nhau được Nhưng nếu cưới em thì tôi sẽ chẳng biết bố mẹ và anh chị tôi như thế nào nữa Tôi thương bố mẹ không quản gian khổ để cho tôi ăn học, tôi chưa báo hiếu được gì Nhưng tinh yêu
của tôi dành cho em cũng không có gì cản nỗi Bên tình bên hiểu
tôi biết làm sao đây? Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên ” Định kiến dân tộc tôn tại trong dân gian còn mang tính trao truyền và
chịu chỉ phối bởi một số yếu tẾ sau:
6 pham vi quéc gia, người Kinh chiếm đa số về mặt nhân khẩu, đóng vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế
Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc duy trì địa vị xã hội, chuẩn mực đạo đi,
Tư tưởng lấy tộc người mình làm trung tâm, coi nhẹ, thậm chí phủ nhận những gì khác với mình
Sự xa cách về khu vực cư trú dẫn đến việc hạn chế cơ hội giao tiếp, hiểu
biết hơn về nhan
Sự khác biệt về văn hóa: từ trang phục, nhà cửa, tập quán sinh hoạt đến
các thực hành tôn giáo, nghỉ lễ cùng với những nguyên nhân trên khiến người
Trang 40* Biểu hiện định kiến dân tộc đưới cái nhìn của các nhà khoa học
Trong không ít trường hợp, màu sắc định kiến còn thể hiện cả tronz công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học Không ít học giả cho rằng người DTTS có trình độ phát triển thấp hơn so với người Kinh Xã hội của họ hầu hết ở giai đoạn tiên nhà nước, phân hóa giai cấp chưa hình thành, hoạt động kinh tế còn mang dấu ấn nguyên thủy (Đặng Nghiêm Vạn 1989; Phan Hữu Dat 1975; Bé Viết Đẳng 1984; Cầm Trọng 1978) Một xu hướng khác là đồng nhất các hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số với canh tác nương rẫy,
và khoác tắm áo “kĩ thuật lạc hậu”, “năng suất thấp”, “không thân thiện với môi trường (Phan Hữu Dật 1975; Đặng Nghiêm Vạn 1984) Phong tục, tập
quán, các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhiều tộc người thiểu số cũng
chịu cái nhìn đầy định kiến khi bị gán cho là mê tín dị đoan, lạc hậu, tốn kém (Đăng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Trần Mạnh Cát, Lê Duy Đại và Ngô Vĩnh
Binh 1981)
Điều đáng chú ý là những nhận định như trên được đưa ra mà gần như
chỉ dựa trên nhân thức cảm tính của các tác giả và hầu như không có cơ sở khoa học nào được đưa ra làm dẫn chứng
Dưới đây là một nhận định chung về người DTTS sinh sống trên địa bàn tinh Gia Lai- Kon Tum (cf)
“ điểm cuối cùng đáng lưu tâm là việc thiếu kế hoạch,
thiếu tính toán và lãng phí trong việc sử dụng các sản phẩm, nhất là lương thực và gia súc Lúc thóc lúa đầy kho, đồng bảo ăn tiêu
vô tội vạ Người và gia súc ăn thừa thãi không nghỉ đến những tháng giáp hạt Sản phẩm lương thực còn bị chỉ phí một cách lãng phí vào các hội hè, các lễ thức tôn giáo nhất là vào hai tháng
ăn chơi đầu năm ” (29, tr 39-40)
Trong báo cáo về vấn để dân tộc và phát triển ở Việt Nam của Ngân