1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng mô hình nghiên cứu định lượng về hiện tượng tội phạm để phân tích về một loại tội phạm cụ thể ở nước ta hiện nay

9 696 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

Tội phạm về ma túy không chỉ là hiện tượng tiêu cực trong xã hội của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành một hiện tượng tiêu cực phổ biến toàn cầu. Ở Việt Nam, tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy cũng là một hiểm họa lớn cho toàn xã hội. Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về ma túy nói riêng chính là một phạm trù cơ bản của tội phạm học. Tình hình tội phạm về ma túy gồm tất cả các dấu hiệu của tình hình tội phạm này với tính cách là một hiện tượng xã hội có sự thống nhất biện chứng. Do đó em lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình nghiên cứu định lượng về hiện tượng tội phạm để phân tích về một loại tội phạm cụ thể ở nước ta hiện nay” để qua đó phân tích loại tội phạm về ma túy được rõ ràng và cụ thể hơn.

MỞ ĐẦU Tội phạm về ma túy không chỉ là hiện tượng tiêu cực trong xã hội của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành một hiện tượng tiêu cực phổ biến toàn cầu Ở Việt Nam, tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy cũng là một hiểm họa lớn cho toàn xã hội Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về ma túy nói riêng chính là một phạm trù cơ bản của tội phạm học Tình hình tội phạm về ma túy gồm tất cả các dấu hiệu của tình hình tội phạm này với tính cách là một hiện tượng xã hội có sự thống nhất biện chứng Do đó em lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình nghiên cứu định lượng về hiện tượng tội phạm để phân tích về một loại tội phạm cụ thể ở nước ta hiện nay” để qua đó phân tích loại tội phạm về ma túy được rõ ràng và cụ thể hơn NỘI DUNG 1 Mô hình nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng là việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu Nghiên cứu định lượng giúp thu thập các số liệu cụ thể Phương pháp để thu thập dữ liệu định lượng thường có cấu trúc hơn so với thu thập dữ liệu định tính bao gồm nhiều hình thức khảo sát khác nhau như khảo sát trực tuyến, khảo sát trên giấy, khảo sát di động, khảo sát qua thư hoặc email,… Nghiên cứu định lượng thường được gắn liền với việc dựa vào các lý thuyết, suy luận để lượng hóa, đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm tra mối tương quan giữa các biến dưới dạng số đo và thống kê Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng Sử dụng kỹ thuật thống kê để tóm tắt dữ liệu, mô tả các mẫu, mối quan hệ và kết nối các biến số với nhau, từ đó hình thành báo cáo với các thông tin hữu ích, dễ xem giúp đưa ra quyết định chính xác hơn Có hai loại gồm: - Thống kê mô tả (Descriptive statistics) Gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu - Thống kê suy luận (Inferential statistics) Gồm các phương pháp ước lượng, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng: - Ưu điểm: Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được xem là phương pháp khoa học và hợp lý Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu Phân tích nhanh chóng: Các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác Hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu Nhược điểm Nghiên cứu định lượng không làm rõ được hiện tượng về con người (nghiên cứu hành vi) Yếu tố chủ quan của người khảo sát: Nhà nghiên cứu có thể bỏ lỡ các chi tiết giá trị của cuộc khảo sát nếu quá tập trung vào việc kiểm định các giả thiết đặt ra Sự khác nhau trong cách hiểu các câu hỏi: Xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ Đối với nghiên cứu định lượng, phần lớn các hình thức nghiên cứu người phỏng vấn không có khả năng can thiệp, giải thích hay làm rõ các câu hỏi cho người trả lời Những sai số do ngữ cảnh có thể ảnh hưởng đến nội dung cuộc khảo sát Phương pháp nghiên cứu định lượng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào những ngữ cảnh khác nhau Nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phức tạp hơn định tính vì thế sẽ tốn nhiều thời gian hơn để thiết kế quy trình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu định lượng cho phép chia ra mức độ, tình trạng thực tế của hiện tượng tội phạm về tổng số tội phạm về ma túy, những đối tượng phạm tội về ma túy ở nước ta hiện nay Nghiên cứu định lượng về hiện tượng tội phạm đòi hỏi phải xác định và khảo sát các chỉ báo sau đây: Chỉ báo về mối tương quan giữa số lượng các tội phạm đã được khai báo bởi người bị hại với các cơ quan chức năng (được ghi trong sổ thụ lý của cơ quan công an và số lượng các tội phạm được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện (bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra) Chỉ số này được gọi là tội phạm rõ, việc xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không phải là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế) và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của hiện tượng tội phạm Thực tế cho thấy, số vụ án hình sự xảy ra so với số vụ án hình sự đã tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử có độ vênh khá lớn Con số vụ án hình sự tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với con số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế Như vậy, nếu dựa vào số liệu của cơ quan cảnh sát thì việc đánh giá sẽ chính xác hơn (tuy chỉ là tương đối) vì cho dù chưa đưa vụ án ra xét xử do không bắt được tội phạm nhưng cơ quan cảnh sát vẫn có được số liệu về vụ phạm tội xảy ra Mặc dù số liệu xét xử của Tòa án có hạn chế nhất định, nhưng khi đánh giá về thực trạng của tình hình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự lênh lệch về số vụ án xảy ra trên thực tế và số vụ án được đưa ra xét xử hình sự Từ đó, cơ quan chức năng sẽ đánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có những cải cách cần thiết thúc đẩy công tác phát hiện tội phạm cũng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả Chỉ báo về số lượng các tội phạm đã xảy ra trong thực tế nhưng không được người bị hại khai báo với cơ quan chức năng hoặc không được các cơ quan chức năng phát hiện đây được gọi là tội phạm ẩn giấu Có thể định nghĩa tội phạm ấn là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xứ, chưa có thống kê hình sự chính thức Chỉ báo về số lượng các tội phạm đã xảy ra so với số lượng dân cư trên địa bàn nhất định Cần lưu ý là chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn với một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ báo này cho phép đánh giá về tình hình, diễn biến của tội phạm, về tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả Chỉ báo về tỉ trọng giữa tội phạm ít nghiêm trọng so với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Sẽ là vấn đề hết sức đáng lo ngại trên địa bàn hay khu dân cư nếu năư số lượng tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng luôn chiếm tỉ lệ cao so với tội phạm ít nghiêm trọng 2 Vận dụng mô hình nghiên cứu định lượng về hiện tượng tội phạm để phân tích loại tội phạm về ma túy Theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm pháp luật về ma túy, số đối tượng bị phát hiện bắt giữ tăng 9,46% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đầu năm 2020, cùng với những diễn biến nguy hiểm của dịch COVID-19, tình hình tội phạm ma túy có xu hướng tăng Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa khẩn trương ứng phó với dịch bệnh COVID-19 vừa triển khai nhiều đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công, trấn áp tội phạm ma túy và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện 11.215 vụ, bắt giữ 15.775 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 235 kg heroin, gần 1,6 tấn và 850.000 viên ma túy tổng hợp, 113 kg cần sa So với cùng kỳ năm 2019, số lượng ma túy thu giữ có giảm 1 Tuy nhiên, do chịu tác động trực tiếp từ tình hình tội phạm ma túy thế giới và khu vực, tình hình tội phạm ma túy ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, nguồn ma túy chủ yếu từ nước ngoài được mua bán, vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ hoặc tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba qua các tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không Tuyến biên giới Việt Nam - Lào, tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép ma túy tăng mạnh do đây là tuyến chịu tác động trực tiếp của tình hình sản xuất, mua bán trái phép ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” vào trong nước Trên tuyến Việt Nam - Trung Quốc, ma túy chủ yếu là heroin được mua bán, vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam rồi tiếp tục vận chuyển sang Trung Quốc Thời gian gần đây, do lực lượng chức năng của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường phối hợp tấn công, trấn áp mạnh nên hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp từ Trung Quốc về Việt Nam có giảm so với trước nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp Đáng chú ý, thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng tội phạm ma túy lợi dụng không gian mạng để mua bán trái phép chất ma túy Thủ đoạn của các đối tượng là đưa các chất ma túy vào bánh kẹo rồi rao bán trên mạng Nghiên cứu về tội phạm học cho thấy khi coi hệ số của tình hình tội phạm là một trong những chỉ số về lượng đặc trưng cho thực trạng của nó, cần phải tránh sự tuyệt đối hóa nó Trong tội phạm học, khi phân tích thực trạng của tình hình tội phạm, người ta sử dụng cả hệ số của tình hình tội phạm, nghĩa là mối tương quan của số lượng các tội phạm đã thực hiện với số lượng dân cư trên 10.000 hoặc 100.000 người Nói cách khác, đó chính là tổng số người phạm tội cùng toàn bộ số tội phạm thực hiện trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định, giữ vai trò là căn cứ để tính cơ số tội phạm, tức là số tội phạm hoặc số người phạm tội được tính trên mười nghìn dân hoặc một trăm nghìn dân Chính vì vậy, cần thiết phải sử dụng phương pháp so sánh này để phân tích chính xác 1 http://baochinhphu.vn/Phap-luat/6-thang-dau-nam-doi-tuong-toi-pham-ma-tuy-bi-bat-giu-tang-gan10/398266.vgp hằng năm, một địa bàn xác định có bao nhiêu “hành vi” phạm tội về ma túy đã xảy ra, đây cũng chính là cơ sở để đánh giá mức độ, hiệu quả của công tác phòng ngừa Phân tích mối tương quan của số lượng các tội phạm đã thực hiện với số lượng dân cư, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn số dân cư đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trở lên (trên cơ sở Điều 12 BLHS năm 2015 và quy định tại 13 điều luật của Chương XX - BLHS năm 2015 Từ Điều 247 đến Điều 258 quy định chủ thể của các tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; riêng Điều 259 quy định rõ chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, giám định sản xuất, xuất khẩu thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác Theo đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên đều có thể là chủ thể tội phạm quy định tại các Điều 248, Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252 Các tội còn lại (Điều 247 và các Điều từ 253 đến 258) quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên Hệ số của tình hình tội phạm về ma túy được lựa chọn cách tính bằng số bị cáo đã xét xử trên số lượng dân cư là 100.000 người Qua phân tích số liệu thống kê hình sự liên ngành đối với các tội phạm về ma túy và số liệu thống kê dân số (đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) trên một địa bàn trong khoảng thời gian xác định (có thể phân tích theo từng năm, lấy năm đầu của giai đoạn nghiên cứu là năm định gốc), sẽ thấy cơ số tình hình tội phạm về ma túy Những chỉ số khái quát được phân tích theo cách này có giá trị so sánh nhằm xác định mức độ tương đối của tình hình tội phạm về ma túy trên một địa bàn và đây chính là cơ số của tình hình tội phạm này Sự biến động về cơ số của tình hình tội phạm về ma túy sẽ được phản ánh rõ nét qua số liệu và Biểu đồ với hướng nghiên cứu như trên Qua phân tích số liệu thống kê hình sự liên ngành và số liệu thống kê dân số trên toàn quốc (theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009), nhận thấy cơ số tình hình tội phạm về ma túy trên toàn quốc là 198,4 Chỉ số khái quát nêu trên có giá trị nhằm xác định mức độ tương đối của tình hình tội phạm về ma túy trên toàn quốc (2010-2020) chính là cơ số của tình hình tội phạm này Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể đánh giá sự biến động về cơ số của tình hình tội phạm về ma túy theo từng năm dựa trên số liệu thống kê dân số quốc gia hằng năm Khi phân tích số liệu thống kê hình sự ở góc độ khác, chúng tôi thực hiện so sánh số vụ án, bị cáo giữa các năm liền kề để thấy rõ hơn mức độ tăng giảm của số vụ, số bị cáo Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010, giai đoạn này, Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010 cũng bắt đầu được thực hiện; sau đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2011 và giai đoạn từ năm 2012-2015 tiếp tục được thực hiện Phân tích số liệu cho thấy tình hình tội phạm về ma túy giảm đáng kể trong giai đoạn 2014-2015, trong đó, giảm mạnh vào năm 2015; gia tăng trở lại ở giai đoạn 2016-2017 Trong cả giai đoạn, có 2 năm giảm giữa các năm về số vụ (năm 2014 là 12%, năm 2015 là 13%); có 8 năm tăng về số vụ (năm 2008 là 16%, năm 2009 là 6%, năm 2010 là 3%, năm 2011 là 23%, năm 2012 là 6%, năm 2013 là 1%, năm 2016 là 42%, năm 2017 là 6%); có 2 năm giảm về số bị cáo (năm 2014 là 9%, năm 2015 là 16%); có 8 năm tăng về số bị cáo (năm 2008 là 14%, năm 2009 là 5%, năm 2010 là 1%, năm 2011 là 22%, năm 2012 là 7%, năm 2013 là 2%, năm 2016 là 39%, năm 2017 là 5%).2 Tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp Nguồn ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam chưa giảm, tập trung trên các tuyến biên giới, phần lớn là các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý (chiếm 71%); tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý chiếm 12% Thành phần người phạm tội ma tuý cũng rất phức tạp: Thanh thiếu niên học sinh, sinh viên, đảng viên, công nhân viên chức, người nước ngoài, nông dân, phụ nữ, thậm chí có cả trẻ em phạm tội Tỷ lệ người nghiện ma tuý phạm tội ngày càng cao, đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu niên Hiện nay cả nước có khoảng 170000 người nghiện ma tuý, đây là số liệu người nghiện có hồ sơ quản lý, còn số người nghiện thực tế lớn hơn nhiều Thời gian gần đây xuất hiện một số tổ chức tội phạm tàng trữ, 2 https://www.vksndtc.gov.vn/thong-tin/phong-chong-ma-tuy mua-ban-nguoi/mot-so-van-de-ve-tinh-hinh-toipham-ma-tuy-tren-to-d14-t7697.html vận chuyển, buôn bán trái phép các chất ma tuý với số lượng lớn, phạm tội nhiều lần, liên quan đến cả đối tượng là người nước ngoài tham gia Thí dụ vụ buôn ma tuý ở Quảng Trị phát hiện 185 bánh Heroin, vụ buôn lậu ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh có các các đối tượng người Campuchia, người Úc gốc Việt Nam Tình trạng sử dụng trái phép các chất ma tuý, đặc biệt là ma tuý tổng hợp diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, một số tụ điểm hoạt động trong thời gian dài, công khai, trắng trợn, có sự bảo kê của một số cán bộ cơ sở Đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên (85% trong lứa tuổi 16-25, cá biệt có đối tượng 14 tuổi), có vụ hàng trăm KẾT LUẬN Mức độ của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện các tội phạm đó ở một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định Mức độ của tình hình tội phạm không chỉ được đánh giá theo số lượng chung của các tội phạm đã được thực hiện mà còn theo số lượng các tội phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội, theo tỷ trọng của chúng trong tổng số các tội phạm nói chung Mức độ tổng quan cho thấy khái quát những thông số về lượng của tình hình tội phạm về ma túy Việc xác định và đưa ra số liệu dựa trên thống kê hình sự liên ngành, cụ thể ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, em nghiên cứu, đánh giá tổng thể mức độ nhằm khái quát bức tranh toàn cảnh tình hình tội phạm về ma túy hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/su-kien/thuc-trang-nguyen-nhan-tinh-trang-sudung-ma-tuy-toi-pham-ma-tuy-va-mot-so-kien-nghi 2 http://baochinhphu.vn/Phap-luat/6-thang-dau-nam-doi-tuong-toi-pham-ma- tuy-bi-bat-giu-tang-gan-10/398266.vgp 3 http://baohungyen.vn/an-ninh-quoc-phong/202006/tinh-hinh-toi-pham-te-nanma-tuy-tiem-an-nhieu-phuc-tap-bc61743/ 4 https://www.vksndtc.gov.vn/thong-tin/phong-chong-ma-tuy mua-ban- nguoi/mot-so-van-de-ve-tinh-hinh-toi-pham-ma-tuy-tren-to-d14-t7697.html ... chiếm tỉ lệ cao so với tội phạm nghiêm trọng Vận dụng mơ hình nghiên cứu định lượng tượng tội phạm để phân tích loại tội phạm ma túy Theo số liệu Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy cho biết... tượng tội phạm tổng số tội phạm ma túy, đối tượng phạm tội ma túy nước ta Nghiên cứu định lượng tượng tội phạm đòi hỏi phải xác định khảo sát báo sau đây: Chỉ báo mối tương quan số lượng tội phạm. .. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp nghiên cứu phức tạp định tính tốn nhiều thời gian để thiết kế quy trình nghiên cứu Mơ hình nghiên cứu định lượng cho phép chia mức độ, tình trạng thực tế tượng

Ngày đăng: 29/03/2021, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w