Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ đảng viên.

Một phần của tài liệu giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên xã Pả Vi- huyện Mèo Vạc- tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 40)

- TỈNH HÀ GIANG 2.1 Đặc điểm về tự nhiên kinh tế xã hội.

3.2.2. Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ đảng viên.

ngũ đảng viên.

Công tác chính trị tư tưởng là một bộ phận đặc biệt trong hoạt động lãnh đạo của Đảng các cấp, là công tác đối với con người, tác động trực tiếp đến con người trên lĩnh vực tình cảm, tư tưởng nhằm xác lập ở họ bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, tuân thủ pháp luật, giác ngộ lí tưởng và lòng hăng say với nhiệm vụ được phân công.

Để nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng, cấp ủy cơ sơ phải nắm vững và vận dụng tổng hợp các nguyên tắc và phương châm công tác chính trị- tư tưởng.

Trước hết cần tập trung xây dựng Đảng bộ cơ sở vững mạnh toàn diện. Với vai trò là hạt nhân chính trị, chủ thể lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng ở cơ sở, sự vững mạnh của Đảng bộ là nhân tố quyết định trực tiếp và cuối cùng đến chất lượng hiệu quả công tác chính trị- tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng. Chi bộ, chi ủy, đảng ủy có vững mạnh mới có thể tác động tích cực đến nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng bộ cơ sở phải là tấm gương thực sự tiêu biểu về thực hành dân chủ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương. Thực sự là khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, mới có thể đoàn kết được đông đảo dân cư ở cơ sở, mới phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương trong địa phương, đơn vị, cấp ủy, chi bộ phải thực sự là những tập thể có bản lĩnh, nhạy bén, sang suốt về chính trị, nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm chắc tình hình thực tế ở cơ sở, nhất là những diễn biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Chủ động sáng tạo xây dựng chủ trương, kế hoạch, lựa chọn những biện pháp tối ưu để đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăm sóc đời sống nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Phải phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể và phối kết hợp chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác giáo dục chính trị- tư tưởng. Cấp ủy lãnh đạo phải phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hóa văn nghệ, kịp thời biểu dương những hoạt động lành mạnh và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hoạt động xấu tới nhận thức, tư tưởng của quần chúng. Đồng thời phải lãnh đạo chính quyền cơ sở thực hiện chế độ công khai trước dân, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chính quyền phải giải quyết kịp thời, dứt điểm những yêu cầu về sản xuất, đời sống của dân, kịp thời giải đáp những thắc mắc của dân, không để ứ đọng, xảy ra điểm nóng.

Phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên và thường xuyên kiện toàn, bồi dưỡng lực lượng tuyên truyền viên ở cơ sở. Hàng ngày trực tiếp hoạt động ở cơ sở, người cán bộ, đảng viên có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, cuốn hút quần chúng tin và đi theo Đảng. Do đó, cùng với việc nâng cao trình độ trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức cho đảng viên và các tuyên truyền viên năng lực vận động quần chúng, làm việc với con người, thuyết phục giáo dục, cảm hóa con người. Lực lượng tuyên truyền viên ở cơ sở có thể là cán bộ đương chức, người nghỉ hưu, người trong Đảng. Người tuyên truyền viên ở cơ sở phải thực sự tiêu biểu về sự thống nhất giữa lời nói và việc làm. Trên cơ sở đó, cần thường xuyên cập nhập thông tin mới và bồi dưỡng các kiến thức cần thiết khác cho họ.

Cấp ủy cơ sở cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các kênh thông tin để giáo dục chính trị tư tưởng. Để đáp ứng được yêu cầu trên, các cấp ủy cơ sở phải hết sức coi trọng nâng cao tính giáo dục trong sinh hoạt của các tổ chức, các hội quần chúng, các cuộc họp của nhân dân, các buổi tiếp xúc, đối thoại với dân. Phải nâng cao tính giáo dục trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, phát huy tác dụng của thư viện, nhà văn hóa, các câu lạc bộ, quản lý việc sử dụng báo chí, truyền thanh. Qua đó để nhân dân hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, các luật, nghị định của Nhà nước, quyết định của các cấp chính quyền địa phương, để dân biết những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia có hiệu quả vào việc quản lý kinh tế xã hội ở địa phương, đơn vị, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền đoàn thể và mọi cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Đổi mới hình thức biện pháp theo hướng phát huy dân chủ, công khai, trung thực trong công tác chính trị- tư tưởng, thực hiện yêu cầu này, cấp ủy cơ sở vừa phải phát huy dân chủ trong sinh hoạt, hoạt động của tổ chức đảng, vừa lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ

ở cơ sở, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của quần chúng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền tham gia quản lý mọi công việc ở địa phương, đơn vị. Đó là con đường đem lại hiệu quả nhiều mặt trong công tác chính trị- tư tưởng.

Tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên. Chất lượng công tác chính trị- tư tưởng ở cơ sở phụ thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên, nhất là cấp ủy và cơ quan cấp trên trực tiếp. Vì vậy, cùng với việc phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cấp trên trực tiếp của cơ sở, phải tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống. Cấp ủy cấp trên cùng các cơ quan chức năng cần thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời cho cơ sở những thông tin về thời sự, chính sách, làm cơ sở để giải đáp những thắc mắc về tư tưởng trong nhân dâm. Với những cơ sở yếu kém, cần tăng cường bồi dưỡng chuyen môn cho cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, có thể bố trí lại cán bộ chủ chốt nếu cần.

Một phần của tài liệu giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên xã Pả Vi- huyện Mèo Vạc- tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w